Trang 1/2 12 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 8 trên 14

Ðề tài: Lời Của Gió - Trần Thị Bảo Châu

  1. #1
    Đang học vỡ lòng Misalove_baby's Avatar
    Tham gia ngày
    Jun 2008
    Bài gởi
    193

    Default Lời Của Gió - Trần Thị Bảo Châu

    Chương 1

    Mở rộng cánh cửa sổ nhỏ trên căn gac xép ở tầng trên cùng của ngôi biệt thự rêu phong, Hải Biên lặng người khi thấy chú chim sẻ dạn dĩ đậu dưới mái che va hồn nhiên ríu rít. Chắc chắn trong đám se sẻ này không có chú chim ngày nào anh và Phượng Duy đã chăm sóc rồi thả nó về với trời xanh.

    Dẫu biết thế, Biên vẫn không sao thôi xúc động khi nhớ về mùa hè ngây dại của tuổi hai mươi...

    Nhắm mắt lại, Biên tưởng tượng ra trên khung cửa sổ, chiếc phong linh treo lơ lửng với những âm thanh leng keng như vọng đến từ ngàn xưa. Hồi ức của anh tràn về mạnh mẽ, ào ạt và cũng hết sức lẻ loi, đơn độc. Chao ôi! Ngày đó mới đây mà đã đi đâu rồi?

    Bên ngoài cửa sổ, gió vi vu trên những ngọn cay, gió muôn đời không ngừng nghỉ, gí thổi hoài như xuyên suốt một kiếp người.

    Biên chồm người ra khỏi vòm cửa . Anh cố tìm nhưng không còn chút gì sót lại của ngày xưa . Cái ngày xưa thơ dại với mối tình trong sáng, với nụ hôn đầu, với tiếng ve râm ran thật gần cũng thật xa ấy đã bị chôn vùi dưới những giấc mơ tro tàn rồi...

    Giọng Lan Khuê vang lên thật khẽ, nhưng vẫn đủ sức kéo anh về thực tai.

    - Sau khi anh đi, căn gác này còn nhiều khác trọ nữa, nhưng phải nói những kỷ niệm về anh, không bao giờ phôi pha torng tâm trí em, một con bé mười bảy tuổi.

    Môi Biên nhếch lên thành một nụ cười kiêu bạc. Anh khoanh tay ngao. nghễ nhìn cô gái đứng trước mặt mình.

    So với hồi đó, Lan Khuê bây giờ thật sự hấp dẫn. Ngày xưa, Khuê cố tình liếc mắt, trề môi, sửa dáng để làm người lớn, bây giờ cô lại vờ vịt ngây thơ quay trở lại thờ trẻ con.

    Hơi nheo mắt, Biên hỏi :

    - Anh muốn trọ lại căn gác này được không?

    Mắt Khuê sáng hẳn lên :

    - Chăn chắn phải được rồi . Có điều cần sửa lại nhiều cho phù hợp với người đã quen tiện nghi như anh

    Biên nói :

    - Nếu bác Thảo đồng ý cho anh trọ, anh sẽ sửa nó lại theo đúng sở thích của mình, kinh phí sẽ do anh trang trải

    Lan Khuê ngập ngừng:

    - Em muốn biết tại sao anh thích ở căn gác xếp này hơn ở một căn nhà sang trọng nào đó?

    Biên trầm giọng:

    - Anh muốn tìm lại chính anh nơi đây . Hồi đó, trên căn gác như tổ chim câu này, chúng ta từng có bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, em nhớ không?

    Lan Khuê chớp mắt, người nóng bừng vì cái nhìn da diết của Biên. Cô làm sao quên được khi chính nơi đây Khuê đã biết thế nào là hương vị của nụ hôn. Có thể nó không như một người mơ mộng hay tưởng tượng như cô từng nghĩ, dầu sao đó cũng là nụ hôn đầu . Cho dù Biên không yêu và đã rời xa căn gác để đi biệt cả hơn nữa vòng trái đất, Lan Khuê vẫn luôn hy vọng sẽ gặp lại anh, hy vọng đó đã theo cô suốt một thời gian dài.

    Sau này dù đã có những mối tình khác dữ dội hơn Khuê vẫn không quên kẻ đã khứa vào tim cô một vết thương. Bây giờ Biên đã trở về. Anh tha thiết được ở lại nơi ngày xưa từng ở. Điều đo nói lên rằng Biên vẫn nghĩ tới Lan Khuê . Vậy mà hồi đó, cô đã trách anh ác với mình.

    Giọng xúc động, Khuê thì thầm:

    - Nhớ. Em chưa bao giờ quên những kỷ niệm với anh.

    Biên tủm tỉm cười:

    - Anh... với em thế nào?

    Lan Khuê phụng phịu liếc Biên, cô bước tới ô cửa và nghiêng người ra ngoài. Biên kéo tay cô lại.

    Khuê dài giọng:

    - Em không rơi xuống đâu mà anh lo.

    Bien lại cười . Anh nhìn ra bầu trời anh non dại và có cảm giác mình đã đi hết một vòng đời và đang quay lại khởi đầu.

    Biên bâng khuâng hỏi:

    - Họ đâu hết cả rồi hả Khuê?

    Đang thả hồn theo mây, Lan Khuê ngơ ngác :

    - Anh hỏi ai cơ ?

    Biên hơi ngập ngừng:

    - Bạn của em và... và... Phượng Duy?

    Lan Khuê trả lời

    - Họ vẫn tói đây chơi như ngày nào, riêng Phượng Duy thì em không biết. Nó biến đâu mất, khoảng hai năm nay ở nhà mất liên lạc hẳn với nó.

    Biên buột miệng:

    - Biến đâu mất nghĩa là sao?

    Lan Khuê chép miệng:

    - Nói về Phượng Duy tới mai vẫn chưa hết. Em chỉ tóm lại rằng, Duy bây giờ hư hỏng lắm. Hình như nó có một đứa con. Nhưng cha đứa bé la ai chả ai biết. Phượng Duy luôn là đứa thích nổi loạn nhất trong giòng họ em. Chính vì nó mà bà nội em tức đến chết.

    Biên hoang mang nhìn Lan Khuệ Từ xưa, Duy và Lan Khuê đã là khắc tinh của nhau . Anh từng chứng kiến thói đỏng đảnh dễ ghét của cả hai, lẽ nào Phượng Duy lại đúng như những gì Lan Khuê vừa nói.

    Biên chống tay im lặng. Một nỗi im lặng rấtsâu, rất mênh mông bao phủ chung quanh. Anh đã vượt vạn dặm trở vễ vì em. Vậy mà..

    Biên đớn đau nhếch môi . Gió từ đâu lại thổi tới . Anh thấy như trên khung cửa sổ chiếc phong linh đang rung len. Những âm thanh trầm bổng ngân vang, văng vẳng, xôn xao lạ kỳ. Những âm thanh ấy đang kéo Biên về những ngày xưa đã từ lâu ngủ yên trong ký ức...

    Chưa bao giờ Lan Khuê nén nổi những ý nghĩ ghen ghét trong lòng khi thấy Phượng Duy cười giòn tan giữa đám con trai lối xóm. Mẹ Khuê vẫn bĩu môi bảo:

    - Con quỷ ấy lẳng lơ giống mẹ nó.

    Và lần nào nghe mẹ nói thế, Khuê cũng thấy hả hệ Hừ. Mẹ con Phượng Duy đúng là như vậy. Chỉ tiếc một điều bọn con trai không hiểu sao có mắt như mù, lúc nào cũng vây quanh Duy, bất chấp các bà mẹ hầm hừ cấm đoán.

    Hôm nay cũng thế, bọn chúng đang vây quanh Duy trên cái ghế đá dưới gốc khế già rụng đầy hoa tím li tị Chẳng hiều thằng Hoàng đang nói gì mà cả lũ cười như nắc nẻ. Chắc nó kể chuyện tiếu lâm. Hừ. Thằng mặt chuột ấy giỏi nhất là nói bậy. Nó toàn sưu tầm những chuyện tiếu lâm đen, mỗi lần nó mở mồm bọn con gái đứng lên đi một nước. Vậy mà Phượng Duy lì mặt ngồi nghe rồi cười thâm ý nữa. Đúng là dơ dẳng dai hình. Con gái trơ trẽn đến thế là cùng.

    Lan Khuê cố tập trung học tiếp bài sinh, nhưng tiếng cười của Duy như xoáy vào đầu, câu không sao nhớ được chữ nào.

    Bực tức, cô chạy ra balcon nói vọng xuống

    - Làm ơn cười nhỏ một tí để người ta học bài.

    Hoàng hất mặt lên :

    - Học không chơi, giết mòn tuổi trẻ, xuống đây Khuệ Bọn này có chuyện vui lắm.

    Khuê bĩu môi:

    - Ai thèm nghe chuyện vui của ông. Vừa rẻ tiền, vừa dơ dáy.

    Dứt lời, cô hậm hực trờ vào bàn. Hoàng cay cú ré lên:

    - Đồ chảnh.

    Phượng Duy lắc đầu:

    - Không nên nói thế. Tiểu thư nào cũng khó tính. Hoàng phải dùng từ "kiêu kỳ" mới phù hợp với Lan Khuê.

    Hoàng cười hề hề :

    - Hổng ngờ Duy còn tếu hơn Hoàng nữa nhạ Nhỏ Khuê mà kiêu kỳ hả? Hổng dám đâu. Nó..

    Duy gạt ngang

    - không được nói xấu chị tui nghe.

    Hoàng xịu mặt, khiến Ân tủm tỉm cười. Trung thì sốt ruột:

    - Sao nữa? Kể tiếp đi mày.

    Hoàng khoanh tay:

    - Con nhỏ.. kiêu kỳ ấy làm tao hết hứng rồi, không kể nữa, dù đang tới hồi hấp dẫn.

    Ân nhún vai buông một câu:

    - Đồ chảnh.

    Hoàng khựng lại:

    - Cái gì?

    Ân thản nhiên lặp lại:

    - Đồ chảnh. Là mày đó, nghe rõ chưa?

    Duy và Trung phá ra cười. Đang cười, Duy phải mím môi khi nghe giọng bà Thảo vang lên:

    - Con Duy đâu? Vào đây tao bảo?

    Phượng Duy vội chạy vào bếp. Cô khép nép thưa:

    - Bác gọi con ạ.

    Bà Thảo lừ mắt:

    - Mày làm trò quỷ ngoài vườn hả? Có ngại gì cứ theo bọn con trai, đến lúc vác trống ra thì tha hồ đẹp mắt.

    Phượng Duy ấm ức :

    - Tụi con học chung lớp...

    Bà Thảo nạt:

    - Thì đã sao? Chung lớp, chung xóm rồi... mấy hồi.

    Mặt Duy đỏ ran, cô làm thinh nhưng trong bụng căm tức vô cùng. Bao giờ rầy Duy, bà Thảo cũng sử dụng những từ vô cùng độc địa. Bà luôn cố tình hạ thấp Duy để nâng cao Lan Khuệ Thường thì Duy luôn nhịn nhục, nhưng hôm nay bà nói nặng quá, cô không dằn lớn được.

    Phượng Duy đanh giọng:

    - Tụi con rất trong sáng, bác nói vậy là không đúng.

    Bà Thảo chống nạnh:

    - Tao sai chỗ nào? Hừ. Trong với sáng. Có ngu mới tin vào mày. Rảnh rỗi không học hành mà lại túm năm túm bảy đùa giỡn, trông thật chướng mắt.

    Phượng Duy bướng bỉnh:

    - Con đã học xong cả rồi.

    Bà Thảo quát:

    - Thì làm việc nhà. Nội ngày nay phải dọn cho sạch căn gác xếp sát mái nhà. Sẽ có người tới đó ở vào ngày kia. Mày dọn không sạch sẽ biết tay tao.

    Tưởng tượng tới màng nhện, bụi đồ đạc cứ nằm đầy trên cái kho mà bà Thảo bảo là căn gác xếp, Phượng Duy kêu lên:

    - Một mình con làm sao dọn nổi.

    Đôi mắt bà Thảo trợn lên thao láo:

    - Chớ trong nhà còn ai rảnh để phụ mày hả?

    Phượng Duy dại dột:

    - Còn chị Khuê.

    Bà Thảo cười nhạt:

    - Nó bận học chớ không chơi dài như mày. Để cho con bé được yên. Rõ chưa?

    Phượng Duy lầu bầu:

    - Không ai phụ, con không dọn.

    Bà Thảo khoát tay:

    - Vào mà nói với bà nội. Tao phân việc rồi, làm hay không tùy mày.

    Rồi không để Duy kịp năn nỉ thêm lời nào, bà Thảo te te ra cổng.

    Phượng Duy ngồi phịch xuống bậc tam cấp ngay bếp, trong bụng tức anh ách vì bị xử ép. Ngoài vườn, lũ con trai đã biến cả rồi. Bọn chúng nghe giọng bác Thảo là co giò chạy ngaỵ Chúng chạy là phải, bác Thảo giữ Lan Khuê rất kỹ, nó chẳng khi nào được nhập bọn với Duy để đùa vui, cười nói hoa thuệ Lúc nào Khuê cũng ru rú trong phòng riêng và cắm đầu vào việc học. Nó hầu như không có bạn bè. Thằng con trai nào tới đây cũng bị bác Thảo tra hỏi:

    - Tìm ai? Có việc chỉ Nhà ở đâu? Cha mẹ đang làm gì? Khuê bận học. Về đi.

    Nên rốt cuộc lỡ có thích Khuê, chúng cũng.. co vội. Trái lại, mẹ Duy rất ư thoải mái. Cô vô tư có bạn, vô tư đùa với con trai mà mẹ chẳng hề rầy. Bà chỉ nhắc nhở, dạy bảo Duy cách giao tiếp thế nào cho đúng mực. Điều này khiến bà Thảo trê nhún, bà chỉ trích lối sống của mẹ con Phượng Duy rất dữ. Nhưng cũng chẳng ăn thua gì vì bà và mẹ Duy là chị em bạn dâu, tuy cùng chung mái nhà, nhưng mọi người môt cách sống, một cách dạy dỗ con riêng, chả ai nói ai nghe.

    Là con dâu trưởng, bà Thảo không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để tạo thanh thế cho mình và hạ uy tín mẹ Duỵ Tuy nhiên phải nói bà nội cô rất công bằng. Bà thưởng phạt công minh, không hà khắc kiểu mẹ chồng nàng dâu, nên bà Thảo và mẹ Duy đều nể sợ.

    Hôm nay, Duy có nên vào mách bà chuyện bị phân công dọn cái kho trên tầng cao ấy không? Sao lại không, khi đây chả liên quan gì đến gia đình cô hết. Căn gác ấy năm trong ngôi nhà lớn mà gia đình bác Thân ở cùng bà nội và cô Trầm. Suy ra, bác Thảo và Lan Khuê dọn nơi đó mới đúng,chớ Duy thì dính dáng gì. Khi mẹ con cô ở căn nhà nhỏ xíu kế cái bếp này.

    Rõ rằng bác Thảo ép người, Duy không tâm phục, khẩu phục tí nào. Chút nhỏ nhen con gái bùng lên khi nghĩ mình phải làm việc còn Khuê thì không, khiến Phượng Duy tức anh ách.

    Chẳnng cần biết đúng hay sai Duy bước vội vào nhà lớn băng qua lối bếp. Tới phòng khách cô thấy thấy bà Nhu đang ngồi xem TV.

    Phượng Duy dấm dẳn:

    - Nội.

    Bà Nhu nhướng đôi mắt còn khá sắc sảo:

    - Chuyện gì?

    Duy ậm ự:

    - Con phải dọn cái kho trên lầu ạ.

    Bà Nhu cau mày:

    - Để nội cho người ta thuệ Nội cần tiền lo cho cô Trầm. Con không biết sao?

    Phương Duy xìu xuống khi nghe nội nhắc đến cô Trầm. Lo cho cô Trầm là tất cả bổn phận của mọi người trong nhà, dĩ nhiên cô không thể chối bỏ, nhưng cô vẫn... nhỏ mọn:

    - Một mình con dọn hỏng nổi đâu nội.

    Bà Nhu vô tâm:

    - Nhà đâu còn ai nữa.

    - Còn chị Khuê đấy ạ.

    Bà Nhu chép miệng:

    - Nó như cọng bún thiu. Đụng tới bụi là nó hắt hơi cả ngày trời. Mệt lắm!

    Nặng nề đứng dậy, bà Nhu bảo:

    - Để nội phụ con vậy.

    Duy nhăn nhó:

    - Thôi nội ơi.

    Im lặng mấy giây cô nói:

    - Con sẽ nhờ mấy đứa bạn.

    - Có phiền lắm không? tụi nó cũng phải học hành chớ rảnh rang gì.

    Duy tự tin:

    - Con nhờ thì phải được, chỉ sợ bác Thảo không thích.

    - Ối dào, không thích thì cứ làm lấy. Cứ để nội nói, nếu bác ấy khó chịu.

    Phượng Duy cười toe:

    - Con sẽ bắt tay vào việc ngay.

    Vừa đi, Duy vừa huýt gió. Cô tưởng tựơng ra những trò vui nhộn khi dọn dẹp căn gác. Hà! thế nào cô cũng quậy sao cho nhỏ Lan Khuê ở tầng dưới không học hành được à cũng không nói gì cô được nới thôi.

    Ra tới cổng Duy ngóng về phía cuối hẻm và thấy Ân đang đứng bên mấy bội gà đá của Trung. Không cần tốn công đi tới chỗ bọn chúng đứng. Duy hơi khom người cho tay lên miệng mút chuột thật to.

    Nghe âm thanh chóe lên điếc tai đó, ca hai thằng nhóc liền quay đầu về phía nhà Duỵ Thấy co toe toét cười hai thằng nhìn nhau rồi đi tới.

    Ân nháy mắt:

    - Má vợ thằng Hoàng đâu?

    Duy cười khì, cô biết Ân ám chỉ ai nên trả lời:

    - Bác Thảo đi rồi, mấy ông vào nhà tui chơi.

    Trung xoa cằm:

    - Chơi trò gì?

    Phượng Duy gãi đầu:

    - Trò... thỏ dọn nhà.

    Ân nhíu mày:

    - Nhà ai Lan Khuê hay Phượng Duy?

    - Bác Thảo phân công Duy dọn sạch cái kho trên tầng chót hết. Lên trên đó một mình Duy hơi... bị sợ nên... nên...

    Trung hùng hồn:

    - Hiểu rồi bọn này sẽ phụ Duy, thế bao giờ thì dọn?

    Phượng Duy nhanh miệng:

    - Ngay bây giờ là nhanh nhất.

    Ân phủi tay:

    - Chuyện nhỏ, nhưng để mình kêu thằng Hoàng đã, nó phải có trách nhiêm với gia đình... vợ chứ. Đây là cơ hội đế nó dập cái thói chảnh của nhỏ Lan Khuê và thẳng tiến vào tim nó đấy.

    Trung đế vào:

    - Và cũng là cơ hội mày lấy điểm với Phượng Duy.

    Ân tỉnh queo:

    - Với Duy tao lúc nào cũng điểm mười.

    Phượng Duy khoác loát:

    - Ai giỏi, Duy ũng chấm điểm mười hết.

    Trung cau có:

    - Trung ứ cần điểm mười của Duy.

    Dứt lời, nó bước vào sân và tớ ngồi ở gốc khế, trong lúc Ân chạy đi gọi Hoàng. Cả ba đứa đều học chung lớp với Duy và Khuê, đã vậy còn ở chung xóm, nên một ngày gặp nhau không biết bao nhiêu lần mà kể.

    Trung rất thích ngôi nhà Duy và Khuê đang ở. Đó là một ngôi biệt thự pháp đã cũ kỷ, nhưng rộng rải thoáng mát. Cả ngôi nhà được bao quanh bởi một khu vườn râm mát với nhiều cây ăn trái. Nghe nói ông nội của Duy xưa kia rất giàu. Thời đổi thay, đám con cháu giờ đều suy sụp. Họ phải bán dần của cải để sống, nhưng ngôi biệt thự đáng giá này vẫn còn được gìn giữ chu đáo.

    Mà sao trung lại quan tâm đến chuyện riêng tư cuảa gia đình Duy nhỉ?

    Nhún vai, nó thả hồn lên ngọn khế, nơi có những chú se sẻ non đang tập chuyền cành. Chúng nhẩy nhót qua lại làm rụng bao nhiêu là hoa nhỏ li ti.

    Thấy Duy ngồi xuống ghế đá, Trung hỏi ngay:

    - Dọn cái gác ép ấy làm gì nhỉ?

    Phượng Duy chống tay nhìn lên vòm cửa sổ tít trên cao:

    - Nội mình sẽ cho thuê căn gác ấy.

    Trung tò mò:

    - Ai thuê vậy? Ông hay bà?

    Duy lắc đầu:

    - Mình không biết.

    Trung nhịp chân:

    - Phải dọn phòng cho một kẻ chẳng biết là ai ở cũng thú vị đấy chứ.

    Phượng Duy liếc nó một cái thật dài:

    - Trung không thích giúp Duy thì về đi, nói nhiều quá.

    Trung nhấn mạnh:

    - Trung không thích người sắp tới ở trên cái chuồng cu ấy vì chắc chắn sẽ là một gã con trai. Mà ở đây con trai thừa rồi.

    Duy cãi:

    - Thừa đâu mà thừa. Nhà Duy chỉ ó mình bác Thân, mà bác ấy là ông già chớ không phải thanh niên.

    Trung cướp lời Duy:

    - Cho nên Duy mới sai bảo bọn này đúng không?

    Phượng Duy hất mặt lên:

    - Người ta nhờ chứ đâu dám sai bảo.

    Rồi cô bĩu môi:

    - Vậy mà Trung nói sẽ làm bất cứ chuyện gì cho Duỵ Dóc tổ!

    Trung ngẩn ngơ nhì đôi môi của Phượng uy, Lúc nào đôi môi ấy ũng đỏ, giờ đôi môi ấy đang phụng phịu mới chết người chứ.

    Vội bàng Trung bảo:

    - Thì Trung vẫn như đã nói. Duy muốn Trung làm gì nữa sao khi dọn xong gác?

    Phượng Duy khoái chí. Co thích thú trước quyền lực của mình. Cô biết mình là thủ lãnh của bọn con trai, bởi vậy Duy luôn luôn biết tận dụng quyền lực đó.

    Cô lấp la lấp lửng:

    - Cái đám bài tập toán mới nhức đầu làm sao ! Duy không thể giải nổi chúng.

    Giọng Trung nhẹ tênh:

    - Để Trung giải bài giấy rồi mang sang cho Duy chép vào vở.

    Rồi nó lại ngập ngừng:

    - Hay hai đứa làm chung, nếu không Duy sẽ mất căn bản toán đấy.

    Duy xìu mặt:

    - Chậc, Trung lại vẽ chuyện, Duy đâu có thời gian ngồi ngồi làm chung bài với Trung. Cứ để Duy ăn trứng ngỗng vậy.

    Trung nhăn nhó:

    - Lại dỗi... Duy biết là... là Trung không...

    Hoàng lừ lừ bước vào với Ân, khiến Trung không thể nói tiếp, đã vậy nó còn bị Hoàng bắt chẹt:

    - Tại sao mặt mày nhăn như khỉ thế. Không thích làm phu khuân vát thì xéo về nhà làm mọt sách đi cho rồi.

    Trung làm thinh, nhưng Duy biết nó đang tức nên cô vội nói:

    - Hoàng này kỵ Trung nhăn vì chờ hai ông đấy. Nào! chúng ta bắt đầu lên lầu.

    Ba thằng con trai hăm hở bước theo Duỵ Cô cố tình dậm mạnh chân khi đi ngang qua phòng của Lan Khuê, và biết chắc con bé sẽ không học được vì mình.

    Chương 2

    Lan Khuê nhăn nhó uống hết ly sữa trong khi mẹ cô đang càu nhàu chì chiết ba cộ Khuê có cảm tưởng mẹ không chấm được ở ông bất cứ điểm nào, nhưng chẳng hiểu sao lại chịu làm vợ Ông. Nghe bà ra rả nói ông Khuê không còn nhận ra đó là ba mình mà là một người đàn ông tồi tệ.

    Dằn cái ly xuống bàn, Khuê mím môi:

    - Mẹ nói đủ rồi đấy. Chê cho lắm vào, thiên hạ nghe người ta cười cho con thì không học hành gì nổi.

    Giọng bà Thảo dịu xuống:

    - Mẹ có nói gì đâu nào.

    Khuê lầm bầm:

    - Lúc nào cũng điệp khúc "có nói gì đâu nào" nghe phát chán, nhà này có một người điên rồi, mẹ muốn có thêm con phải không?

    Bà Thảo la lên:

    - Trời ơi sao lại gở mồm thế con, chẳng cha mẹ nào muốn thế. Thôi, con họ đi, học đi.

    Vừa nói bà vừa vói tay mang cái ly không đi rửa. Lan Khuê khinh khỉnh giở sách, mà không phải sách học mà là một tuyển tập truyện ngắn. Cô muốn rút vào cõi riêng của mình bằng cách thả hồn vào những câu văn viết về tuổi mới lớn, cho những mơ mộng đầu đời.

    Khuê đang tập tành làm thơ viết truyện và đã gởi các báo. Cô làm việc này trong bí mật rồi âm thầm chờ đợi. Nếu ngày nào đó bài cô đươc đăng trên Mực Tím thì còn gì hãnh diện bằng.

    Xếp sách lại Khuê cầm bút lên . Ý tưởng ngập ngừng trên đầu bút mãi nhưng không tuông thành chữ thành câu. Giận dỗi cô gạch ngang gạch dọc trên giấy. Ra balcon Khuê nhìn xuống vườn và thấy cô Trầm đang thẩn thờ đi tới đi lui bên dưới. Khuê chép miệng chán chường. Đang tìm thi hứng mà gặp cảnh này... thiệt tình thành nhà thơ không nổi.

    Lan Khuê ngao ngán quay trở vào, bước uống nhà dưới, cô quạu quọ bảo mẹ:

    - Lại để bà Trầm lang thang ngoài vườn, quần áo xốc xếch, đầu tóc rối bù trông ghê quá. Mẹ ra kéo bà vào rồi nhốt vô phòng địTrông thấy bà con học không được.

    Đang rửa rau bà Thảo đứng dậy mặt hầm hầm, vừa đi vừa lầm bầm lẩm bẩm:

    - Đúng là của nợ.

    Bước ra vườn bà xăm xăm đi lại chỗ cô gái đang đứng ăn một trái khế non ngon lành.

    Giật trái khế vứt thật xa, bà rít lên:

    - Gớm! Thứ gì cũng tọng vào mồm, làm như sắp chết đói không bằng. Vào nhà mau.

    Vừa nói bà vừa kéo mạnh, cô gái chúi nhủi vì cái kéo của bà. Mặt ngơ ngơ cô ta theo bà Thảo vào nhà. Đẩy cửa một căn phòng rộng, bên trong chẳng có vật dụng gì, ngoài một cái giường. Bà Thảo xô cô gái té sấp lên trên ấy rồi trở ra khóa trái cửa lại.

    Bà Thảo đay nghiến:

    - Con không lo, lo đi chùa. Hừ! bà nội mày có cúng ba vạn sáu trăm ngôi chùa, cô Út nhà mày điên vẫn hoàn điên. Khổ là tao phải lãnh cái con điên ấy.

    Lan Khuê nói:

    - Ai bắt mẹ lảnh làm chi rồi cằn nhằn với con. Cứ giao cô Trầm cho mẹ con Duy thì đã sao. Tự nhiên mẹ nhận cực vào thân.

    Bà Thảo giẩy nẩy:

    - Í đâu có được, không chăm con Trầm sau này ba mày không được hưởng căn nhà.

    Khuê dài giọng:

    - Nhà của nhà nước chứ còn của bà Nội đâu mà ba được hưởng. Mẹ khéo nghĩ xa xôi đến mức hoang tưởng.

    Bà Thảo lừ mắt:

    - Ranh con, không biết thì đừng nói. Mẹ chưa bao giờ làm việc gì mà không nghĩ tới mục đích. Hừ khi đâu vào đó cả rồi, mẹ sẽ tống cổ những thứ gọi là cặn bã ra khỏi đây ngay.

    Lan Khuê chép miệng:

    - Con không thể đợi tới "khi đâu vào đó" của mẹ nói. Con muốn được điều đó ngay bây giờ.

    Rồi cô lầu bầu:

    - Hừ ! tống ai đi chẳng biết, chỉ biết sắp có thêm người về ở chung. Miết rồi căn nhà này như cái quán trọ. Ra vào toàn đụng mặt kẻ lạ. Hình như nội định cho thuê tất cả phòng trống trong nhà. Chỉ tưởng tượng con đã phát sợ. Không biết họ có đàng hoàng tử tế không? Lở sống chung với sói thì chết cả giuộc.

    Bà thảo ngập ngừng:

    - Nghe đâu chỗ này quen với bà nội, là sinh viên bách khoa, mẹ đã gặp nó rồi. Nó định thuê phòng trả tiền trước cả năm, chắc con nhà giầu. Lẽ ra nó đã tới ở rồi, chả hiểu sao...

    Lan Khuê nhếch môi:

    - Hay hắn biết ở chung với người điên nên rút lui rồi.

    Bà Thảo hoang mang:

    - Nó chưa gặp con Trầm làm sao biết được.

    Lan Khuê so vai:

    - Con không muốn có người lạ vào. Họ sẽ phá vỡ cõi riêng tư của con.

    Bà Thảo ngỡ ngàng nhìn con gái:

    - Cõi riêng tư nào hở ?

    Lan Khuê dậm chân:

    - Mẹ chả hiểu gì hết. Chán!

    Bước rầm rầm lên cầu thang Khuê trở về phòng. Bên dưới, ở phía căn nhà nhỏ cuối vườn sát bếp, giọng Phượng Duy vang lên giòn giã như giọng con trai. Nó đang hát. Gớm! hát như thế cũng hát. Xét cho cùng nó không có điểm nào hơn Khuê hết. Thế nhưng bọn con trai...

    Khuê gõ nhẹ vào trán, không được nghĩ tới bọn con trai nữa. Trong lớp chẳng có đứa nào đáng để Khuê quan tâm. Chúng nó rặt nít ranh.

    Nhìn vào lịch, Khuê sực nhớ sắp tới phiên mình trực lớp. Đó là việc cô ghét nhất trong cuộc đời đi học.

    Ở nhà Khuê không phải động tới móng tay, nhặt một cọng rau, rửa một cái ly (như ly sữa cô vừ uống chẳng hạn), hay bất cứ chuyện lớn bé nào, Khuê đều được miễn vì lý do bận học. Ấy vậy mà vào lớp cô phải làm công việc của một lao công. Nghĩ tức thật, mà tức nhất người phân Khuê những việc quá sức ấy lại là Phượng Duỵ Nó ỷ là tổ trưởng, ỷ cùng phe cùng cánh với thăng Trung lớp trưởng, nên tha hồ đì Khuệ Nó không hề nghĩ tới chuyện "một giọt máu đào hơn ao nước lã" nên thẳng tay với Khuệ Nó thừa biết cô dị ứng với bụi, vậy mà vẫn bắt cô quét lớp để nó khoái trá cười khi thấy cô hắt hơi liên tục từng tràng trông thật xấu xí.

    Lần này Khuê sẽ không ngu dại làm tôi tớ cho cả lớp đâu. Tội vạ gì cơ chứ. Lớp có bị trừ điểm vì vệ sinh kém thì cũng cả lớp chịu, nhưng hắt hơi sổ mũi thì chỉ mình Khuê lãnh thôi, thế thì bất công lắm.

    Lan Khuê vận dụng tất cả vốn liếng chữ nghĩa đế biện minh cho việc từ chối trực nhật của mình.

    Rồi khoan khoái sang nhà Phượng Duy, cô sẽ hết sức ngọt ngào, dịu dàng, khôn khéo, để buộc triệt nó, con bé sẽ không thể bắt cô làm những gì cô ghét.

    Bàn học của Phượng Duy kê ngay cửa sổ. Nó đang ngồi ở đó nên Lan Khuê không phải vào nhà mà ngừng ngay cửa sổ, hỏi:

    - Em đang làm gì vậy?

    Nhịp tay trên bàn, Phượng Duy nói:

    - Đang phân công trực nhật. Tuần sau tổ mình rồi, chị muốn quét lớp ngày thứ mấy?

    Lan Khuê khục khặc ho khiến Duy cau mày. Cô thừa hiểu ý nghĩa cái... sự ho ủa Khuê, nhưng vẩn tĩnh bơ nhịp taỵ Những ngón tay lúc nào cũng rã rời mỏi của Duy được nhịp theo thói quen của một người chuyên sử dụng máy đánh chữ, kiến Khuê thấy khó chịu, nhưng cô vẫn thản nhiên nói như là trách:

    - Chị bị ho vì hít phải bụi phấn hôm em và bọn thằng Trung dọn căn gác. Giờ mà phải quét lớp, hít bụi phấn nữa hắc chị lao phổi mất.

    Ngón tay Duy vẫn không ngưng gõ nhịp:

    - Vậy chị muốn như thế nào? Em ưu tiên cho người trong nhà đấy. Lau bảng nha?

    Lan Khuê ngực rũ rượi:

    - Chị sợ nhất bụi phấn cơ mà.

    - Vậy giặt khăn lau bảng mỗi giờ chơi nhá?

    - Vào nhà vệ sinh gớm lắm, chị không thích. Thôi để chị chịu cực lảnh nhiêm vụ kiểm tra sổ đầu bài mỗi tiết vậy. Chị thấy việc này hợp với mình.

    Phượng Duy dặn dò:

    - Sổ đầu bài và phấn. Mỗi giờ chơi phải kiểm tra xem thầy cô đã ký tên chưa.

    Lan Khuê gật đầu:

    - Chị biết mà.

    Phượng Duy nhấn mạnh:

    - Nhận là phải làm cho tròn nghe. Làm ba mứa rồi bỏ ngang tụi nó... chửi chị ráng chịu à.

    Lan Khuê cau mày:

    - Đứa nào dám chửi chị?

    - Thằng Trung chứ đứa nào. Lần trước chị không quét lớp, lớp bị trừ điểm thi đuạ Nó chửi chị quá trời.

    - Chị có nghe đâu. Cho nó chửi tha hồ.

    Phượng Duy liền nói:

    - Nhưng em nghe. Nó nhè em mà chửi chị mới tức chứ. Nó bảo em là tố trưởng, nhưng không khiến được tổ viên, nó bảo em bao che cho người nhà.

    Lan Khuê hất mặt lên:

    - Vậy thì đừng chơi với nó nữa.

    Phượng Duy gân cổ lên:

    - Nó nói đúng chớ bộ.

    Khuê cười cười:

    - Đùa vậy thôi, chị biết em đâu thể nghỉ chơi với nó được. Hơn nửa lớp trưởng nói gì lại không đúng. Nó chửi là chửi... yêu đó mà.

    Phượng Duy nhếch mép, cô thừa hiểu Khuê nghĩ gì khi nói thế, nó giống bác Thảo ở chỗ luôn cho rằng Duy và bọn con trai có mối quan hệ không lành mạnh. Trong khi Duy luôn bênh vực Khuê thì nó lại bỏ mặc mỗi khi cô gặp chuyện.

    Hừ giá như Duy và nó không phải chị em nhỉ, nếu như vậy chắc chắn cô đã chơi Khuê nhiều cú ra trò, chứ không phải dừng lại ở mức trêu nhè nhẹ đâu.

    Giọng Lan Khuê lại vang lên:

    - Chị hỏi thật nhé. Trong lớp em thích đứa nào nhất?

    Duy liếm môi:

    - Thế chị thích đứa nào nhất?

    Lan Khuê nhún vai:

    - Chả thích đứa nào hết.

    Phượng Duy lại nhịp tay theo quán tính:

    - Vậy thì tốt. Em có thích đứa nào cũng không sợ trùng với chị, em có quyền giữ bí mật tên gã trong mộng của mình và nói tên đứa đang si chị cho chị biết nhé?

    Cong đôi môi kênh kiệu lên, Lan Khuê ra vẻ con nhà:

    - Đừng có vớ vẩn, lỡ nội nghe được thì chết chị đấy.

    - Em nói nhỏ xíu, làm sao nội nghe được. Với lại bữa nay, nội đâu có ở nhà.

    Khịt mũi Duy lơ lửng:

    - Quên nữa. Nghiêm trang đàng hoàng như chị đâu thích mấy chuyện này, chỉ tội nghiệp thằng... thằng ấy. Nó yêu mà không dám nói.

    Lan Khuê nuốt nghẹn xuống cùng với tiếng rủa thầm. Con quỷ này thật đáng chết.. treo. Nó úp úp mở mở khiến cô tức tối mà không mở miệng được.

    Phượng Duy nói: "thằng ấy" nào nhỉ? Khuê căng đầu lùng sục nhưng không ra. Mà thật sự có thằng ngốc nghếch nào yêu cô song không dám nói không?

    Đang ấm ức hất mặt ra cổng, Khuê bỗng thấy phía sau những chân song có một người. Đó là một tên mày râu, hắn đứng nhìn vào nhà cô với vẻ chờ đợi. Trông hắn rất lạ, chắc chắn không phải tìm Khuê rồi.

    Lan Khuê gọi khẽ:

    - Nè có người tìm em kìa.

    Phượng Duy nhổm người nhìn qua cửa sổ. Cô nheo mắt rồi bảo:

    - Em không quen thằng cha này.

    - Thì cũng phải ra hỏi xem hắn muốn gì chứ.

    Duy lười biếng:

    - Chị ra nhanh hơn em đấy.

    Lan Khuê vuốt tóc:

    - không phải việc của chị.

    Rồi mặc kệ Phượng Duy hậm hự, Khuê lại khoan thai vào nhà. Bên ngoài, tên lạ mặt bắt đầu gõ cum cum vào cổng sắc.

    Duy lầm bầm:

    - Đồ bất lịch sự.

    Mặc cái áo thun thùng thình và cái quần jean short, Phượng Duy bỏ chân không bước ra ngoài.

    Tới cổng, cô đứng trong hất mặt ra với tất cả bực tức Lan Khuê dành cho mình.

    - Kiếm ai?

    Và bắt gặp một ánh mắt nâu lì lợm với cái duôi dài. Ánh mắt ấy chỉ nhìn phớt qua, nhưng lại kiến Duy xốn sang. Cô bỗng rơi vão thế thủ đầy khó chịu. Duy càng khó chịu hơn khi gã lạ mặt mỉm cười thân thiện.

    Gã cất giọng thật trầm:

    - Xin lỗi, tôi muốn tìm bà cụ Nhu.

    Phượng Duy khoanh tay:

    - Nội tui không có ở nhà.

    Gã lại tủm tỉm:

    - Vì vậy mà cô bé không mở cửa để đón khách của bà nội?

    Phượng Duy trợn muốn tét mí mắt. Mém chút nữa cô mắng gã xấc xược này rồi. Hừ khách của bà nội. Thằng cha này đúng là.. là...

    Giọng bà Thảo vang lên cắt ngang suy nghĩ của Duy:

    - Con bé ngốc này. Sao còn chưa mở cửa hả?

    Phượng Duy xụ mặt. Chưa gì đã bị mắng trước người lạ. Đúng là quê !

    Duy nhấn mạnh:

    - Con không quen không biết anh ta, nên không dám mở cổng. Nhỡ gặp người xấu rồi sao?

    Bà Thảo đẩy Duy sang một bên, vừ te te mở cái cổng sắt đã rỉ sét nhiều chỗ, bà vừa mắng át:

    - Anh Biên đây sẽ ở chung nhà với chúng tạ không biết thì phải vào gọi bác ngaỵ Ai lại để anh ấy đứng bên ngoài. Con đúng là vừa ù lì, chậm chạp, lại vừa ngốc. May nhờ có Lan Khuê, nó nhanh miệng gọi bác, nếu không thì... thì... chậc! Đừng buồn nhé Biên.

    Phượng Duy đứng trân mình chịu trận những lời của bà Thảo trong khi cái gã "anh Biên" trời đánh lại ngọt như đường.

    - Dạ có gì đâu ạ, cô bé đây kỹ lưởng như thế là đúng. Thời buổi bây giờ người xấu đầy rẫy ra. Đa nghi một chút mà yên tâm.

    Bà Thảo vẩn chưa chịu chuyển đề tài:

    - Nhưng nó đã biết cháu xắp tới ở nay mai. Hừ ngốc đến thế là cùng. Lớn xác thế khi chẳng nhẽ không phân biệt được người tốt người xấu.

    Rồi bà lên giọng quyền hành:

    - Còn đứng đực ra đó hả? Mau khiêng phụ đồ đạt trên xích lô xuống.

    Biên vội vàng:

    - không cần đâu ạ, cháu tự làm được rồi.

    Bà Thảo nói không liền miệng:

    - Cháu đừng ngại con nhỏ này khỏe như... trâu . Nó chuyên môn làm việc nặng trong nhà mà. Nào, khiêng phụ đi chớ, đừng thấy người ta lịch sự nói thế rồi phớt lờ nghen.

    Đến nước này thì Phượng Duy hết chịu nổi rồi, cô ngúng nguẩy:

    - Cháu không phớt lờ, nhưng đây không phải là việc của cháu.

    Mặc kệ bà Thảo... xanh mặt ngó theo mình, Phượng Duy đi chân không ra ngoài ngõ. Vừa đi, cô vừa nghiến răng trèo trẹo. Sao cô ghét bà Thảo đến thế. Hôm nay ngoài bà, cô còn ghét thêm thằng cha Biên gì đó nữa. Hừ! mới vác mặt tới nhà người ta đã cà chớn. Mai mốt ở chung đi ra đi vào đụng nhau làm sao chịu được đây.

    Phượng Duy xuýt xoa đau khi bàn chân giẫm phải mấy hòn sỏi xanh sắc cạnh. Mà cô đi đâu thế này? Lỡ ra khỏi cổng, trở vào ngay thì kỳ, Duy tới nhà Trung, đứng bên ngoài cô í ới gọi nó.

    Bác Sương, mẹ Trung ra cho biết nó đi học thêm chưa về. Thế là Duy lủi thủi quay đi. Cô cố bước thật nhẹ thật chậm nhưng lòng chân vẩn ê ẩm đau.

    Nếu lúc nãy đừng vội đến mức bỏ dép, bây giờ Duy đâu đau như vầy. Tất cả cũng tại thằng cha Biên. Cô thề sẽ không đội trời chung với gã cà chớn ấy.
    Chương 3

    Mắt nhướng lên Phượng Duy cố đọc cho ra hàng chử viết hết sức cẩ thả trên trang giấy manh bôi xoa lung tung, trong khi đôi tay vẫn gõ liên tục trên phím chử.

    Duy đang đánh máy bản thảo. Đó là công việc cô phụ mẹ rất nhiều năm nay và sẽ còn tiếp tục nữa, nếu người ta tiếp tục thuê.

    Duy không nhớ trong đời mình đã đọc va đánh máy bao nhiêu bản thảo rồi. Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, rồi chuyện dịch tới luận văn tốt nghiệp đại học vào bậc khó nhai, khó hiểu đều từng qua tay cộ Duy đánh máy thuộc loại giỏ. Nhanh nhưng it sai sót, cô luôn hoàn thành tốt công việc được giao và ít sai sót, cô luôn hoàn thành tốt công việc được giao và rất yêu thích việc mình làm vì Duy vốn mê đọc. Chính sự mê say ấy khiến cô không ngán khi ngồi trước những chồng bản thảo dày, bôi xoá tùm lum. Cũng chính sự say mê ấy, khiến Duy cảm thụ được từng ý, từng lời, từng câu của tác giả nên đánh máy ít khi sai, dù họ có viết dối đến đâu.

    Đã có nhiều lúc Phượng Duy mơ mình sẽ là nhà văn, mơ được thả trí tưởng tượng của mình trên những trang giấy với các nhân vật đẹp như công chúa, hiên ngang như hoàng tử, cùng những cuộc tình thật làng mạn, nhưng chỉ để mơ thôi. Cô luôn đói thời gian. Một ngày sau khi họ Ở trường, học ở nhà,vật lộn với cái máy đánh chử xong. Duy nằm xuống là ngủ. Ngũ rất say vì mệt. Cô không thể thành nhà văn được. Nghe đâu những nhà văn luôn mất ngũ vì bận trăn trở với đứa con tinh thần. Phượng Duy chưa bao giờ phải trăn trở, cô ăn ngon, ngũ dễ và thích chơi ngang hàng bình đẳng với tụi con trai. Người tầm thường như cô sao là nhà văn được. Bà nội bảo Duy thiếu nử tính lại bặm trợn. Cô không biết dịu dàng, e ấp, mộng mơ, lãng mạn là gì. Lời phê bình thẳng thắn đó ủa bà làm Duy vở mộng văn chương. Duy nghĩ ô không thể là nhà văn vì cô không biết tưởng tượng, suy tự Thôi thì làm độc giả sướng hơn. Thế là cô thoải mái đọc, tâm trí chẳng vướng bận chuyện viết lách, dù rất nhiều lần vừa đọc vừ đánh máy bản thảo Phương Duy vẩn chắc lưởi tiếc sao tác giả không viết thế này mà lại viết thế kia. Nếu là Duy, cô đã giải quyết vấn đề theo cách của mình và chắc cách đó là hay nhất.

    Nghe tiếng huýt gió ngoài cổng, Duy vương vai đứng dậy. Chẳng hiểu thằng Trung kiếm cô làm chị Vừa bước đi, cô vừ co duổi mười ngón tay đang mỏi nhừ

    Thấy Duy còn ngồi trên xe, Duy mở cổng:

    - Vào đi

    Nó lắc đầu:

    - Mình phải về liền nhà không ó ai hết

    Đưa cho Duy mảnh giấy gấp tư, Trung nói:

    -Học thêm, thầy Cư cho biết sẽ kiểm tra những phần này. Duy chịu khó họ đi.

    Rồi nó ngập ngừng:

    - Đừng bật mí với Lan Khuê đó.

    Duy hất hàm

    - Sao vậy?

    - Minh không thích nó

    Duy khinh khỉnh:

    - Nho mọn như dàn bà. Trả lại ông nè.

    Vừa nói Duy vừ dúi tờ giấy vào tay Trung:

    - O6ng phảinhớ Lan Khuê là chị tui, tụi tui chung một mái nhà mà.

    Trung kêu lên:

    - Ai không biết thế, nhưng Lan Khuê được học thêm nhiều món, nó thừa thời gian để ôn bài còn Duy thì không

    Duy nheo mắt:

    - Nhưng khuê đâu có học thêm thầy Cư để được biết trước như Trung. Tui thích một cuộc chơi công bằng giửa hai chị em. Cám ơn ông đã tốt với tui. Gía như ông cùng tốt với Lan Khuê thì hay biết mấy.

    Mặt Trung chảy dài ra. Nó không ngờ mình làm ơn lại bị chê "nhỏ mọn như đàn bà". Phượng Duy đúng là ác khẩu. Nó đã mắng đứa nào xem như đứa đó ngó đầu hết nổi. Đường đường lớp trưởng như Trung mà bị nó nẹt, quê thật. Giá như Phượng Duy là đứa khác chắc Trung đã.. đã...

    Nuốt nghẹn xuống trung đấu dịu:

    - Duy muốn đưa cho Lan Khuê thì đưa nhưng đừng nói là của mình đó.

    Phượng Duy chộp lại tờ giấy:

    - Nói thế còn ra dáng đại trượng phu một chút. Cuối năm Lan Khuê mà được "học sinh giỏi" nó sè đời đời nhớ ơn ông.

    Trung càu nhàu:

    - Xì, mình chả muốn giúp nó chút nào, Duy đừng mỉa mai nửa.

    Duy bóp bả vai mỏi nhừ vì ngồi làm việc:

    - Sao Trung không vào nhà nhi?

    - Chuyện gì nói phứt cho rồi.

    Duy tựa lưng vào cửa:

    - Định nhờ Duy đọc bản thảo cho mình đánh. Người ta đòi phải giao gấp mình sợ không kịp.

    Trung ngần ngừ, Phượng Duy xua tay:

    - Thôi về đi. Lợi dụng lòng tốt của bạn bè là tồi. Mình sẽ cố gồng suốt đêm nay vậy,

    - Còn bài vở thì sao?

    Duy hấp háy mắt:

    - Thì liếc Trung chớ sao. Nhớ viết chử to đó.

    Trung ngao ngán lắc đầu:

    - Năm thi đấy Duy đừng ỷ y

    Phượng Duy vuốt nếp gấp tờ giấy:

    - Mình phải phụ mẹ kiếm cơm, mình chỉ cần điểm năm mổi lần kiểm tra thôi. Nè! sáng mai ghé ngang chở mình nghen.

    Trung gật đầu nhưng mặt vẩn một đống. Duy lại xua:

    - Thôi biến đi cho tôi còn làm việc.

    ĐÓng cổng lại Duy phe phẩy tờ giấy. Nhìn lên ô cửa sổ tò vò cô thấy Biên. Gã cười giơ tay lên chào cô.

    Duy bĩu môi, tiện chân đá trái khế dưới gốc vào ngay gốc của nó. Hư! Duy cố chấp lắm, đã ghét ai, cô khó mà ưa trở lại. Gã ở trên tổ tò vò đó thuộc hạng cô ghét. Dầu gã có ngày ngày cười, tháng tháng cười với Duy, cô vẩn ghét như đã ghét ngay phút đầu đụng mặt.

    Vàonhà Duy nấu một tô mì gói để bồi dưỡng, trước khi típ tục sự nghiệp văn chương của người khác.

    Chưa kịp ăn Duy đã thấy cô Trầm, chà! cô Trầm lại sổng nửa rồi. Nghĩ mà tội từ ngày có thằng cha Biên ở đây, cô Trầm bị nhốt suốt. Trong căn phòng tăm tối thiếu khoảng trời trong xanh, thiếu cỏ cây hoa lá của khu vường, chắc cô Trầm càng điên hơn.

    Lòng đầy bất nhẩn Duy dắt cô Trầm vào nhà mịnh Như một đứa bé lên ba Trầm hồn nhiên bứớc theo Duy.

    Kéo ghế, ấn Trầm ngồi xuống Duy bảo:

    - Cô ăn mì với con nha.

    Sớt mì ra chén, dùng muổng dầm đứt những cọtng mì ra cho ngắn, Duy đưa cho Trầm.

    - Ngon lắm đó cô phải thổi cho nguội mới ăn.

    Trầm chẳng nói tiếng nào. Cô lọng cọng múc từng muổng đưa lên miệng.

    Duy cười hỏi:

    - Ngon không cô?

    - Ngon

    Hai cô cháu cùng cười toét miệng. Khuôn mặt trắng xanh của Trầm lem luốt thấy mà thương. Phượng Duy xì xụp húp nước mì rồi xuống bếp mang một cái khăn ướt lên.

    Cô tẩn mẩn tỉ mỉ lau mặt cho Trầm, lau xong, cô chải đầu cho cô Út của mình một cách trìu mến. Nghiêng đầu ngắm, Duy khen:

    - Cô Trầm đẹp ghê !

    Trầm mân mê cái lượt trên tay, Duy hào phóng:

    - Con tặng cô đó nhớ cất nghen.

    Trầm tươi nét mặt:

    - Cám ơn

    Phượng Duy tròn mắt:

    - Cô Trầm lịch sự hết sẩy. Cô ngồi đó chơi cho con làm việc.

    Trầm ngoan ngoãn ngồi kế bên, cô nhìn không chán những con chử nhịp nhàng đưa lên gỏ xuống theo những ngón tay của Duỵ Gía như cô Trầm có thể đọc hộ cô nhỉ? tội nghiệp cô xinh đẹp nhưng lại không bình thường.

    Bà nội kể, hồi nhỏ, cô rất thông minh, nhanh nhẹ, nhưng sau một trận viêm não, cô đã trở nên như bây giờ:ngớ ngẩn thích lang thang, đến khi lên cơn cũng xé quần xé áo rồi la hét. Bởi vậy nhà Duy luôn kính cổng cao tường. Ai ra ngoài mà quên khoá trái cổng là sẽ bị mắng te tuạ Đã một một lần cô Trầm đi lạc, cả nhà hồn vía lên mây đi tìm mất hai ngày sau mới gặp cô ở một cái chợ cách nhà mười mấy cây số.

    Lần đó, ba Thảo đã lơ lửng chép miệng:

    - May là nó không sao.

    Đành rằng cô Trầm không sao nhưng cho tới bây giờ, Duy vẩn chưa hiểu ý bà Thảo muốn gởi điều gi trong cái chép miệng đó.

    - Trầm ơi, Trầm!

    Nghe bà Nhu thảng thốt gọi mình, Trầm đứng lên. Tay cầm cái lược cô đi về nhà. Duy lại một mình với thế giớ văn chương mà có lần Lan Khuê đã đọc thoáng qua rồi quệt mũi chê.

    - Đồ ba xu

    Hừ! cái con chị khinh người ấy cần được dại dổ nhiều thứ. Nhưng ai sẽ cho Khuê những bài học để đời Duy chưa tìm thấy.

    Lại có tiếng huýt gió. Phượng Duy nhìn ra. Cái nón kết màu cam của đội tuyển Hoà Lan chỉ thằng Ân mới dám đội vì nó là fan của David bốn mắt. May quá Duy sẽ nhờ nó đọc bản thảo giùm. Thằnng cốt đột này cũng khoái văn vẻ lắm.

    Hớn hở cô chạy ùa ra cổng:

    - Ông vào đây tôi có chuy^.n nhờ

    - Đọc bản thảo chứ gì !

    Duy ngạc nhiên:

    - Sao ông biết?

    An tỉnh queo:

    - Thần giao cách cảm. Duy cần gì Ân cũng biết hết, vì lúc nào Ân cũng nghĩ tới Duy.

    Phượng Duy khịt mũi:

    - Vừa xạo vừa sến.

    Ân vừa cười, vừa lách cái xe leo núi vào khoảng cửa, Duy mới hé mơ?

    Nó xa xôi:

    - Đôi khi người ta hạnh phúc nhờ ba cái sến đó em.

    Phương Duy xoa cầm:

    - Hình như câu này tui đọc ở đâu rồi.

    Ân nheo nheo mắt:

    - Trong những bản thảo Duy từng đánh máy chớ đâu. Trong đó ức tỷ câu very good.

    - Vậy ông ráng nhớ để ứng dụng vào việc cua đào.

    -Không cần nhớ như học bài, câu nào hay tự nhiên mình nhậm tâm hà.

    Phượng Duy lắc đầu, mắt tình cờ hướng về cửa sổ tò vò. Biên đang chống cầm và đang cười với cộ Sao lúc nào hắn cũng ở đó để cười nhỉ? "Đọc ngang nào viết trên đầu có ai". Duy quơ tay lấy cái nón cơn lốc màu da cam của Ân chúp lên đầu mình. Vào tới nhà rồi, cô vẫn không hiểu tại sao mình làm thế.

    Thằng Ân hí hửng:

    - Mình còn một cái y chang cái này. Duy giử lấy đội cho hai đứa giống nhau.

    Duy vứt phịchcái nón lên bàn:

    - Hổng dám giống Ân đâu. Nào Bắt đầu làm việc.

    Ân cười nhắm híp mắt Nó tằng hắng giọng và đọc rỏ từng chử. Duy gõ lia gõ lịa trên bàn phím, những đầu nón tay cô đã tê buốt, nhưng cô không thể nghĩ khi chưa xong việc.

    Giọng Ân chợt hạ thấp xuống:

    -"Anh vuốt mái tóc con trai của cô bé. Đôi môi ngây thơ biết buồn. Đôi mắt hồn nhiên đã biết khóc và bảo: Anh yêu em"...

    Phượng Duy đánh xong rồi mà vấn chưa nghe Ân đọc tiếp. Cô hối nó:

    - Tiếp đi!

    - Anh yêu em. Yêu thiệt đó

    Phượng DUy đưa tay lên định gõ tiếp, nhưng sao cô nghe gịong thằng Ân kỳ kỳ. Duy quay sang nhìn và bắt gặp ánh mắt rực sáng của Ân. Phượng Duy ngỡ ngàng khi nó lập lại:

    - Anh yêu em. Thiệt mà Duy

    Lấy lại vẻ tự nhiên thật nhanh, Duy khô khan bảo:

    - Câu này không có trong bản thảo. Chắc Ân mệt rồi nên đọc sai. Thôi mình nghĩ.

    Dứt lời cô đẩy ghế bước nhanh ra sân và đưa tay lên xoa gương mặt nóng bừng. Thằng quỷ này hôm nay đùa dai thật. Đã vậy, còn ngồi ly không chịu vê nữa chứ.

    Duuy cắn môi, nói vọng vào:

    - Ngày mai kiểm trạ Ân về học bài đi.

    - Duy vẩn chưa đánh máy xong mà.

    - Tối nay me, mình sẽ đánh tiếp. GIờ mình oải quá rồi

    Dứt lời, Duy đi ra phía cổng. Mở khoá cô lầm lì khoanh tay chờ tống tiển

    Ân lúng túng dắt xe ra:

    - Đừn giện nghẹn

    Mặt Duy tỉnh như ruồi:

    - Mình cám ơn ông không hết sao lại giận, cho dù Ân cố tình đọc sai để được về.

    Ân gan cùng mình:

    - Anh cố tình nói thế để Duy hiểu là... anh yêu em.

    Phượng Duy nổi khùng lên:

    - Cái gì? Ông tin tui tui... bụp ông không? Đừng có mà bậy bạ. Hừm! Anh cái con khi?

    Bỏ mặt Ân đứng như cột đèn, Duy đùng trở vào. Ngồi phịch xuống ghế rồi, nhưng tim cô vẩn đa6.p thình thịch.

    - Cái thằng trời đánh.

    Duy tức tối rủa thành lời. Cô không ngờ Ân trở chứng dám biến tình bạn vô tư thành tình yêu đôi lứa với cộ Nó có tửng không nhỉ?

    Lâu nay Ân luôn là đứa nghe lời cô nhất. Thằng Trung đôi khi còn trái ý cô chớ Ân thì không. Nó rất chiều Duy và cô rất khoái được chiều. Nhưng đâu phải vậy rồi nó có quền tỉnh tò với cô.

    Ối giời ơi! nhớ tới đôi mắt của Ân lúc này, Duy gai cả người. Nó vừa rực cháy vừa khờ dại thế nào ấy. Duy không thể diển tả được. Chỉ biết cái nhìn của thăng Ân không hề làm cô xúc động, trái lại nó khiến Duy bị xúc phạm.

    Cái thằng quỷ ấy đã phá vở tình bạn trong sáng của hai đứa suốt mấy năm ròng thời đi hạc. Sao nó không cứ như thằng Trung hay thằng Hòang cho khoẻ khoắn cuộc đời nhỉ.

    Ối trời! Sao Duy buồn thế này. Cô gục đầu vào đôi tay đang rả rời và nghe giọng bà Thảo oang oác:

    - Đứa nào lại không khoá cổng? Con Duy đâu rồi? Nó chứ không ai vào đây. Đồ con gái đoảng !

    Nhổm dậy Duy bỏ chân không chạy ra đóng cổng. Như một thói quen, mắt Duy lại nhìn về ô cửa tò vò. Biên không có đó. Nhún vai, cô ngồi xuống cái ghế đá dưới gốc khế già.

    Dầu chẳnng muốn nhgĩ tới, như sự việc nóng hổi vừa xẩy ra vẩn quay mòng mòng trong tâm trí Duỵ Sao nó dám nói thế chớ? Đã bao giờ cô lẳng lơ ởm ờ với nó đâu? và cũng có ai ghép Duy với nó như từng ghép thằng Hoàng với Lan Khuê, thằng Trung với Kim Tú đâu. Sao thằng Ân lại lộn xộn thế nhỉ? và sao duy ghét nó thế.

    Giận dỗi mà cũng chẳng biết giận dỗi ai. Phượng Duy leo tuốt lên tót lên cây khế. Hái một trái, cô há môm cắn một miếng thật to và chảy nước mắt vì chua.

    Bỗng dưng trong đầu Duy ngân nga hai cau thơ:

    "Hãy là hoa xin hãy khoan là trái

    Hoa nồng hương mà trái lắm khi chua"

    Bà nội bảo dù chua cỡ nào, khế cũng không làm người ta ê răng. Vậy thì Duy phải xơi hêt trái này như đế phi tang lời lỏ tình non èo của thằng Ân mới được.

    Mắt mũi bận nhăn nhó, nhắm híp vì chua nên Duy không thấy một con thằn Lăn đen xì đang phóng về phía mình.

    vốn rất sợ loại máu lạnh này, nên Duy hét lên kinh hoàng. Quên mình đang trên cây, cô vừa phủi vừa nhẩy... và rơi đánh ầm xuống đất, chân trúng ngay con thằn lằn khiến nó mình bò một nơi, đuôi lại năm giẩy tê tê sát bên Duy, trông thật kinh dị.

    Người đau điếng như cô vẩn cố sức đứng dậy, mắt không rời cái đuôi thằn lằn. Ngay lúc đó cô nghe giọng Biên:

    - Ơn Chúa em vẩn không sao.

    Vừa quê vừa cáu, Duy hất hàm:

    - Anh thích người khác có sao lắm à?

    Biên từ tốn:

    - Tôi đâu có ác dử vậy. Này! tay em trầy hết cả rồi kìa.

    Phượng Duy nhìn cùi chỏ nó bị rướm máu một khoảng khá lớn, nước vàng chảy ra, cô bắt đầu rát. Không nói với Biên thêm lời nào, Duy khập khểnh bước về nhà. Hư! chân cô không trầy xước nhưng no lại nhức khi đi. Cầu trời nó đừng bị trặc trẹo gì.

    NHón taylấy chai alcool trên đầu tủ, Duy la trời khi chai thì còn nhưng alcool đã bốc hơi khô queo.

    Họa vô đơn chí là thế đấy. Không khéo Duy bị nhiểm trùng máu mà chết vì vết thương nầy lắm. Chỉ tượng thượng thôi mà cô đã run. Nhiễm trùng máu đâu phải chuyện đơn giản, mà cô thì không muốn chết một chút nào.

    Dù Biết thế nào cũng bị bà Thảo chì chiết, Duy cũng phải lên nhà lớn nhờ tủ thuốc ở đó cứu mạng.

    Nhưng mới bước khỏi cửa cô đã thấy Biên. Chắc anh ta vừa chạy lên gác xép rồi chạy xuống ngay nên mặt mày xanh mét.

    Biên nói trong tiếng thở:

    - Em sát trùng vết thương rồi bôi thuốc đi. trong đây có oxy gì, dầu mù u và băng cá nhân.

    Duy chớp mắt, cô không ngờ Biên lại quan tâm đến mình. Nhớ tới những lời vừa nói lúc nẩy Duy thấy ngượng.

    Cô cầm cái bịch nilông anh đưa va ấp úng cám ơn.

    Biên cười. Cái miệng rộng đàn ông mới quến rủ làm sao. Phượng Duy ngở ngàng với nhận xét của mình. Một con bé nhiều nam tính như cô mà cũng biết xử dụng từ quyến rủ nửa sao? chắc Duy lâm tiểu thuyết rồi.

    Gịong Biên vang lên đế tôi giúp em.

    Duy từ chối giọng dịu dàng hơn:

    _ Tụi tự làm được. Cám ơn anh

    Biên dặn dò:

    - Em rửa vết thương bằng oxy già. Chắc là sẽ rát đấy. Sau đó, bôi dầu mù u vào, vết thương sẽ rất mau lành.

    Đợi Biên... khuất dạng. Duy mới bắt đầu làmthao lời anh tạ Cô mím chặt môi để không phải xuýt xoa kêu đau. Hữ! nổi đau này do thăng Ân gây ra. Ngày mai vào lớp nhất đinh Duy sẽ mắng nó một trận ra hồn.

    Nhưng mà mắng nó tội gì đây? Phượng Duy khựng lại, ánh mắt Ân cùng những lời quỷ quái của nó làm Duy rối trí. Đã thế, cô sẽ nghĩ nó ra luôn cho khỏi phiền phức.

    Cầm mảnh giấy để kiểm tra của Trung lúc nảu Duy vào nhà lớn, leo cầu thang với đôi chân còn ê ẩm tới phòng Lan Khuê và gõ cửa.

    Con nhỏ Khuê thò đầu ra:

    - Nhờ vả gì đây?

    Duy... sôi máu vì giọng điệu xách mé của nó. Nhưng cô đang làm ơn chớ đâu có nhờ vả gì nó đâu. Đã làm ơn thì phải dịu dàng một chút.

    Xoè tờ giấy ra, Duy bảo:

    - Chị đọc thử xem làm được nhu8~ng câu này không?

    Trán hơi nhíu lại, khuê lướt mắt trên tờ giấy. Đọc xong nó không trả lời mà hỏi:

    - Những câu này là gì vậy?

    Phượng Duy từ tốn nói:

    - Đề kiểm tra ngày mai đó

    Lan Khuê vẩn không rời mắt khỏi tờ giấy:

    - Ở đâu ra thế này?

    Duy gãi đầu:

    - Thằng nhải thầm yêu chị nhờ em đưa đấy. Nó muốn chị được điểm mười.

    Lan Khuê liếc Duy một cái thật bén:

    - Vớ vẩn!

    Duy liền nói:

    - Em đùa. Nhưng đây là đề kiểm tra thật đấy.

    Khuê nhúng vai:

    - Cám ơn. Chị đã học hết rồi.

    - Cả những câu này sao?

    - Dĩ nhiên. Chị thừa sức đạt điểm mười nên đâu cần cái đề của thằng mắc dịch nào đó.

    Phượng Duy cút hứng. Lẽ ra cô phải tính tới việc bị rơi vào tình thế này chứ. Lan Khuê đúng là tự cao. Cô đã lo cho nó một cách vô ích đế bị nghe những lời phách lối dể ghét.

    Lấy lại tờ giấy Duy mệt mõi bước xuống lầu. Về nhà Duy ngáng ngẩm ngồi vào bàn và thèmđược ngủ hơn bao giờ hết.

    Trên ô cửa tò vò cao tít, Duy nghe có tiếng nhạc. Cô thả hồn mơ mộng và quên bẳng cảm giác đau rát ở tay.

    Ngoài kia, chiều bắt đầu xuống. Chiều xuống dần theo những nốt nhạc ngân vang từ chiếc chuông gió treo trên ô cửa sổ.

    Sáu giờ sáng Duy khá tha thướt trong bộ áo dài trắng. Cô đi ra đi vào trứớc nhà miệng không ngớt nguyền rủa

    - Cái thằng quỷ này ngủ quên hay sao mà tới giờ vẩn không thấy bóng dáng đâu hết. Hừ! mai nốt không thèm đi chung với nó nửa.

    Nhìn vẻ nóng nảy của con gái ba Hiệp nói:

    - Ngồi một chổ chờ vẩn hơn đi tới đi lui với cái chân cà nhắc. Nhìn con, mẹ chóng mặt quá.

    Duy nhăn nhó:

    - Ngồi chờ con không chịu nổi.

    Bà Hiệp bổng nói:

    - Cái nón màu cam của đứa nào? Mang vào lớp trả nó

    Nghe nhắc tới cái nón, Duy nổi nóng:

    - Đem vứt luôn chớ con không tra?

    - Sao lại thế? Con gái gì mở miệng cứ như thằng lưu manh.

    Phượng Duy di di đầu mũi giày trên mặt sân, giọng hơi dổi:

    - Ai biểu mẹ không sinh con là con trai làm chi, rồi bây giờ cứ mắng con giống thằng lưu manh.

    Bà Hiệp cao giọng:

    - Chớ không phải sao? mẹ chỉ con được một nửa dịu dàng, thùy mị của Lan Khuê thôi là đủ mừng rồi.

    - Dịu dàng, thùy mị kiểu giả dối như nó con ứ thèm. Thà cứ là một thằng nghịch quậy nhưng tâm hồn thanh thản, bạn bè quý mến.

    - Bạn bè nào ngoài mấy thằng đực rựa hay tới đây. Nhưng cái nón của đứa nào, sao con lại muốn vứt?

    Phượng Duy nói:

    - Của thằng Ân ạ. Nó còn một cái y chang như vậy, cái này nó đưa con để đội cho giống nó... Xí ai mà thèm... giống nó.

    Ngay lúc đó, có tiếng kèn xe ngoài cổng. Duy vội chào mẹ rồi ào ào ôm cặp bước ra

    Giọng Duy hầm hừ:

    - Làm gì tới trể dử vậy.. lớp trưởng?

    Vẩn thái độ trầm tỉnh ung dung của lảnh đạo lớp, Trung từ tốn:

    - Trể đâu mà trể tại mấy người ham đi học sớm, nên mới thấy trể. Mà Duy đa h.c xong những câu hôm qua chưa?

    Duy tỉnh bơ:

    - Chưa, đã bảo trăm sự nhờ Trung rồi mà... học làm chi nữa.

    Trung kêu lên:

    - Đành rằng vệy, nhưng ít ra Duy phải học sơ sơ Trung mới nhắc được chứ.

    Phượng Duy thở dài:

    - Ngày hôm qua, Duy đánh máy suốt. Tới bây giờ hai vai còn ê ẩm. Đã vậy còn bị té nửa chứ.

    Trung nhíu mày:

    - Sao lại té? té ở đâu?

    Duy khựng lại rồi nói dối:

    - Làm việc tối tăm mặt mũi, vấp té ở bậc thềm cửa chứ ở đâu nửa.

    - Hôm qua Ân không tới đọc bản thảo cho Duy sao?

    - À thì ra trung bảo nó tới. Vậy mà...

    Trung tò mò:

    - Vậy mà thế nào?

    Phượng DUy phẩy tay:

    - Không nhắc tới nó nửa.

    Trung càng tò mò hỏi:

    - Nhưng sao kỳ vậy? Nó nói gì làm Duy giận?

    Phượng Duy ậm ự:

    - không

    Rồi cô trớ đi:

    - Sợ Ân không học kíp bài vì... vì mình

    - Duy không phải lọ Nó cùng lò thầy Cư với trung cơ mà

    Vào lớp, Duy vội lấy tập ra dò bài chớ không huyên thuyên với bọn con trai như thường ngày.

    Lơ"p Duy vỏn vẹn co chín... mống con trai, còn bao nhiêu là gái hết, nhưng chỉ vài đứa chơi được, khổ là trong số chơi được ấy không có bà chị Lan Khuê, nên dù muốn Duy vẩn chơi thân với chín thằng đực rựa hơn. Ngoài chúng ra Phương DUy chỉ còn thân được với Tú Nhi, con bé quê tận Quảnng Bình vừa chuyển vào học năm vừa rồi.

  2. #2
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Dec 2007
    Bài gởi
    11

    Default

    troài ơi seo không post tiếp vậy????????????????

  3. #3
    Đang học vỡ lòng Misalove_baby's Avatar
    Tham gia ngày
    Jun 2008
    Bài gởi
    193

    Default

    Bọn con gái xảnh xe. của lớp chê Tú Nhi quê mùa, nói tiếng trọ trẹ khó nghe, nên không thèm chơi, thế là Duy chơi với nó vì cô vốn hào hiệp mà.

    Mẹ vẩn nói:

    - Đời người ta bạn bè thì nhiều, nhưng tri âm tri kỷ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

    Điều ấy quá không sai. Chẳng hiểu thằng Ân có phải là tri âm tri kỷ cúa Duy không? Sao bẩng dưng nóo trở chứng như thế?

    Lớp bổng ồn ào hẳn lên. Bọn con gái vây Lan khuê đòi khao náo nhiệt cả một dãi bàn. Mà chúng đòi khao về chuyện gì nhỉ?

    Tò mò nhìn, Duy thấy Hải My, Hà Giang, Thu Mai rồi thằng Hoàng, thằng Ân đang giành giựt nhau tờ mực tím mới còn Lan khuê đang cười tít mắt gần đó.

    Khuê vổ tay như để thuyết lập trật tự rồi hùng hồn tuyên bố:

    - Các bạn đừng giành nhau nữa. Ngày mai mình sẽ mua tặng mỗi bạn một quyển mực tím kèm theo chư ky của mình hẳn hoi.

    Cả lớp trừ Duy vỗ tay rầm rầm. Nghiêng đầu về phía Tú Nhi, cô hỏi:

    - Có gì hay mà tụi nó giành nhau thế?

    Tú Nhi lơ lửng:

    - Không những hay mà cònđặc biệt nữa.

    Rồi nó thắc mắc:

    - Răng mị lại hỏi tau? mi là em con khuê răng mi chẳng biết mô tê chi rứa?

    Phượng Duy nổi cáu vì cái giọng nặng trịch của Tú Nhi:

    - Mà chuyện gì mày nói đại đi. Mô tê răng rứa hoài tao mệt quá.

    - Nhỏ khuê có bài đăng báo. Một truyện ngắn và lời giới thiệu của trưởng nhóm Me Xanh đàng hoàng.

    Duy buột miệng:

    - Lạ à nghe. Đúng là tao chả biết mô tê gì thiệt.

    Tú Nhi trầm trồ:

    - Lan Khuê đẹp, lại có tài văn chương bọn con trai chết mệt với hắn mi hè.

    Phượng Duy làm thinh:

    Chuông vào hoc. Giờ kiểmtra đã tới, cả lớp im phăng phắc khi thầy bước vào.

    Chắp tay sau lưng, thầy đảo mắt nhìn cả lớp rồi đưa tay chỉ:

    - Em, em, em, em... Đổi chô?

    TIm DUy muốn rớt ra khi Trung đứng dậy lên tận bàn nhất. Tàn đời rôi ! phen này chắc xoi trứng.

    Người nôg`i xuống chổ của Trung la Ân. CHẳnng biết Duy nên mừng hay nên tiếp tục giận nó nữa đây.

    Giọng Ân thì thầm:

    - Có mình Duy không phải lo l

    CÔ nuốt nghẹn xuống. Hữ! Nó biết Duy đang lo, giỏi lắm...

    Thầy cho hai đề khác nhau, mỗi đứa làm một đề, khỏi đứa nào dòm liếc hoặc làm chung với đứa nào.

    Duy đổ mồ hôi hột. Cô gằm đầu vẽ đủ thứ hoa trên giấy nháp. Thầy đi tới đi lui như duyệt binh. Sao hôm nay thầy làm găng thế nhỉ? đã đổi chổ, cho hai đề lại còn gát cho thật chăm nửa. Chắc Duy tiêu rồi.

    Ân cắm cúi viết. Thầy vừa quay lưng là nó đẩy qua cho Duy tờ giấy ngay.

    Nhớ tới trò "tỉnh tò" hôm qua của nó Duy thấy bực nên đẩy ngược trở lại với vẻ ta đây không cần.

    Thằng Ân lại đùa tờ giấy quạ Thầy quay xuống bắt gặp liền quát:

    - Hừ ! mổi đứa một đề mà còn trao đổi. Hai em đứng lên xem.

    Người DUy nóng bừng vì mấy chục cặp mắt đang hướng về phía mình.

    Thằng Ân lên tiếng:

    - Lổi tại em em hỏi bài bạn ấy.

    Thầy cầm tờ giấy bằng chứng lên:

    - Anh hùng cứu mỹ nhân! ai hỏi bài ai tôi biết mà. Nhưng em muốn làm anh hùng, tôi sẽ cho hai con zero chia ra cho mỗi em một con làm kỷ niệm. Cứ đứng đó... chơi, khỏi làm bài tiếp.

    Phượng Duy rầu rỉ nhìn bàn tay mình. Nó chai ở những đầu ngón. Người ta bảo đánh máy dể bị đau tim, hôm nay cô thấy đúng như vậy. Cô đang đau tim, lẩn đau khổ vì công việc đánh máy để kiếm sống của mình. Vì nó, cô không thuộc bài, vì nó mà Duy và Ân phải đứng suốt tiết học, khi cả lớp cậm cụi làm bài kiểm trả.

    Liếc Ân Duy thấy mặt nó chảy dài chắc không thua gì cộ Hùm! dù chẳng muốn hai đứa cũng rơi vào hoàng cảnh giống nhau rồi.

    Duy nghe thằng Ân thì thào:

    - Đúng là ý trời. Có họa cùng chia...

    Phượng Duy muốn cãi lại... ý trời... đánh của nó, nhưng sợ thầy mắng nên đành làm thinh.

    Hết giờ, Trung trở về chổ. Nó chép miệng:

    - Duy đúng là xui. Cả thằng Ân cũng vậy. Lẽ ra hai đứng nên thận trọng một chút.

    Bỗng dưng Duy giận dỗi:

    - Lổi tại tui. Ông khỏi lên lớp nữa.

    Rồi Lặng lẽ khoanh tay nhìn Lan Khuê đang khua môi múa mép với lũ con gái thường ngày hay nói sau lưng nhưng hôm nay lại xum xoe tưng bốc nó.

    Duy cũng không ngờ Khuê lại viết truyện và lại được đăng báo. Nó đúng là một tiểu thư đáng được ái mộ chứ không phải như Duy.

    CÓ chút gì tủi thân chận ngang cổ Duy, cô muốn bỏ ra hành lang cho đở ngột ngạt một chút, nhưng cô không nhất nổIichân, thôi thì ngồi đây vậy.

    Tú Nhi quan tâm tới cô:

    - Mi mần răng trông nhợt nhạt rứa Duỷ Chuyện qua rồi đừng thèm buồn nửa.

    Duy gượng gạo:

    - Tao có chuyện gì đâu, chỉ có cái hơi mệt.

    Nhi gật gù:

    - Mi chắc đánh máy suốt đêm qua hỉ?

    - Ờ ! sao mày biết

    - Tau nghe Ân nói, hắn nói mi cực lắm, không có thời gian học bài.

    Duy chớp mắt. Tú Nhi lại trọ trẹ:

    - Nhìn mi và Lan khuê khó ai biết rằng tụi bây là chị em. Đứa sướng như tiên, đứa cực như ở đợ, lạ thiệt đó.

    Nó bũi môi:

    - Lan Khuê rảnh rổi tới mức thừa thời gian mơ mộng, thừa thời gian tưởng tượng để viết truyện. Ní chắc chắn là đứa chưa bao giờ biết cực khổ là chị Bởi rứa tao dám cá truyện ủa nó dở ẹc

    Duy lại bênh Lan Khuê như một thói quen:

    - Sao mày lại nghĩ vậy, khi Khuê có tài mà.

    Tú Nhi tài khôn:

    - Nà vănn phải chịu nhiều đau khổ mới rức ruột cho ra tác phẩm. Sướng như Khuê mần răng viết hay được.

    Duy ngập ngừng:

    - Khuê có thể đau bằng sự cảm thông nổi đau của người khác.

    Tú Nhi gân cổ lên:

    - Xì! mi nói đứa mô tao còn tin chớ con Khuê ấy hỉ? còn lâu! Nó khinh người tực cao răng mà viế thông cảm với ai. Trong lớp ni được mấy đứa thích nó. Tụi đó giả vờ khen, nó hỉnh to mũi tưởng thiệt. Nghĩ mà tội ! mà không nghĩ mà đáng đời.

    Chuông vào học. Trung là đứa vô lớp với vẻ thắc thỏm:

    - Thầy phê tiết C trong sổ, đã vậy còn nêu đích danh Duy và Ân nữa. Thế nào cô chủ nhiệm cũng mời phụ huynh vào.

    Nghe Trung nói thế Duy nẩu cả người. Mấy tiết học còn lại Duy chả típ thu được chử nào. Cô vuồn chán chưa từng thấy.

    Cũng một này Lan Khuê lên chín từng mây của sự tán dương, còn cô rơi xuống chín từng địa ngục của chê trách. Mà cô đáng trách thật chứ bộ. Phải như hôm qua cô chịu khó học thuộc cái đề Trung đưa thì đở khổ rồi.Thầy đổi chổ, cho hai đề, nhưng thật ra là cái đề đó thầy cắt làm hai. Ôi thầy ơi là thầy! Con sợ thầy thật rồi.

    Ra về, Duy lầm lũi ôm căp ra sau chót. Cô tưởng tượng cảnh mẹ giận dữ thế nào khi nhận được giấy mời của cô chủ nhiệm mà rầu. Rồi bà Nội nữa. Lan Khuê ở cùng bà dể gì nó không méc... moi cho bà lên máu vì tức.

    Từ nhỏ Lan Khuê đã là người mang vinh quan về cho giòng họ. Nó được cữ đi thi văn giỏi cấp thành, cấp quốc gia và lần nào cũng mang giải về. (Giờ Duy mới nhớ ra giỏi văn như Khuê, viết truyện đăng báo là đúng sở trường rồi)

    Duy không bao giờ quên năm vào lớp mười, Lan Khuê được giải nhì giỏi văn toàn quốc (mà trong lớp bọn nhiều chuyện bảo là giải giỏi văn toàn nước). Truyền hình đã cử phóng viên tới làm một phóng sự về "con ngoan trò giỏi Lê Lâm Lan Khuê"

    Lần đó, Lan Khuê đã diển xuất sắc vai con ngoan, cháu hiếu thảo của minh. Nó đã cầm chổi quét hết cái sân rộng, ngồi nhặt rau muốn, rửa chén, nấu cơm và nhổ tóc sâu, đấm lưng cho bà nội. Ai nhìn cũng phải cảm động. Nếu lần đó nó chịu khó nhúng khăn lau mặt, chải táo cho cô Trầm chắc vai diển của nó càng thuyết phục hơn, nhưng vì nội không muốn nên vai ngoan của nó chỉ ở mức độ đó.

    Còn vai "trò giỏi" thì công phu hơn. Người ta vào tận lớp quay cảnh nó quét lớp (cảnh này hơi bị lập lại cảnh nó quét hết cái sân rộng ở nhà). Cảnh nó giơ tay phát biểu ý kiến liên tục. Rồi cuối cùng đoàn làm phim cũng trở về với gốc học tập của nó.

    Lan Khuê trình bày phương pháp học của minh, trình bày cách giúp các bạn yếu kém trong lớp tiến bộ hơn, và đứa ngu dốt được nó giúp học tốt lạichính là Duy.

    Giờ nhớ lại, Phượng DUy vẫn còn tức sao mình lại chịu nhập vai học dốt. Có lẽ lúc ấy cô muốn giúp đàon làm phim quay cho nhanh cảnh này, chớ cô không nghĩ xa xôi. Đến khi ngồi vào bàn nghe Khuê lép nhép hướng dấn cách dãi một bài toán, Duy mới thấy mình ngu vì Khuê đang dạy trật lất, nhưng cô vẫn phải vờ gật đầu ra vẻ hiểu rất hiểu

    Phóng sự ấy đã làm nội vui mấy năm luôn. Bao giờ có khách tới nhà, bà cũng lôi Khuê ra khoẹ Cũng may lúc chiếu lên TV khuôn mặt Duy chỉ thoáng qua nên chả ai để ý tới cộ Dù vậy Duy vẩn không thế nào quên, và lúc này, cảm giác khó chịu ấy cứ lớn dần, lớn dần trong cô vi bây giờ cô đúng là một học trò dốt cần được giúp đở để tiến bộ hơn.

    Giọng Trung vang lên khi nghe Duy thở dài:

    - Duy đừng lo, nếu cô chủ nhiệm gởi giấy mời, Trung sẽ nhờ mẹ vào thay bác Hiệp. Cô chủ nhiệm chưa gặp mẹ Trung lần nào.

    Phượng Duy lắc đầu:

    - Vào là để cô mắng vốn, Duy không muốn phiền bác gái. Với lại, thế nào mẹ cũng biết.

    Trung gật gù khen:

    - Duy... chì lắm. Chỉ có tội thằng Ân, ba nó cực kỳ khó. Nó bảo sẽ nhờ ông xe ôm nào phong độ một chút đóng vai ba nó.

    Duy kêu lên:

    - Trời đất ! nó dám à? Va Trung ăn cắp ý tưởng của nó để định giúp Duy, đúng không?

    Trung ấp úng:

    - Nhưng Trung... Trung nhò mẹ ruột của mình chớ đâu nhờ ông xe ôm.

    Phượng Duy chớp mắt:

    - Hai bạn tốt với mình quá, làm mình ngại.

    Trung lập lạimột câu cũ rích:

    - Có gì đâu. Tụi mình là bạn thân mà.

    Trung nập ngừng:

    - Duy nên dành thời gian học một chút.

    Phượng Duy nói:

    - Biết rồi. Hết đợt bản thảo này, công việc không dồn dập nữa. Duy sẽ học.

    Trung hớn hở:

    - Vậy thì tốt rồi.

    Nó bổng ngập ngừng:

    - Ân và Duy không có gì chứ?

    Duy cáu kỉnh:

    - Có gì là có gì?

    Trung nói nhanh:

    - Mình thấy hai bạn sao sao ấy. Tú Nhi nói tại hai bạn đùn qua đẩy lại tờ giấy nháp nên thầy mới trông thấy.

    Duy thảng nhiên:

    - Mình không thích xem bài của no.

    - Lý do?

    Duy lấp liếm:

    - Tại mình không chuẩn bị tinh thần.

    Trung bật cười:

    - Trời! Đúng là cãi chày cãi chối, Duy không thành thật thì thôi, mình sẽ hỏi Ân nó chắc đang cần người tâm sư.

    Duy chuyển tông hình sự:

    - Tui cấm ông hỏi nó những gì có liên quan tới tui.

    - Kể cả chuyện thầy cho đôi uyên ương trứng để chia sầu cho hai người à?

    - Ông giỏi nói bậy lắm.

    - Trung đùa một chút mà. Sao bửa nay Duy quạu thế?

    -Trước những chuyện vừa xẩy ra, được mấy người không quạu chứ?

    Trung xua tay:

    -Thôi bỏ qua đi. Ngày mai cóo thể kiểm tra mười lăm phút môn anh văn. Duy nhớ xem bài nha.

    - Ừ

    Trung ngừng xe trước cổng. Duy luồn tay vào trong nhấn chuông. Người ra mở cửa cho cô là Biên.

    Anh mỉm cười:

    - Chào Duy

    Cô chớp mi:

    - Cám ơn anh đã mở hộ cửa

    Biên bước song song với Duy:

    - Vết thương thế nào rồi?

    Duy nhúng vai:

    - Chỉ là vết trầy thôi. Anh gọi đó là vết thương nghe buồn cười quá.

    Biên lơ lững:

    - Hình như lúc nào Duy cũng đi học về trể hơn Khuê, dù đi một mình hay hai mình.

    Phượng Duy nói:

    - Tại tôi thích lêu lỏng, la cà chớ không ngoan hiền, tan học là về nhà ngay như chị Khuê.

    Biên nheo nheo mắt:

    - Trông Duy không giống một người lêu lỏng, la cà tí nào.

    Duy cười khấy:

    - Tại anh chưa biết về tôi đó thôi. Tôi và chị Khuê là hai thái cực. Nếu chị Khuê là thiên thần thì tôi trái lại.

    Ngay lúc đó Khuê xuất hiện ở hàng hiên nhà lớn. Với gương mặt rạng rở sáng như trăng. Khuê nghiêng người điệu hạnh gọi:

    - Mời anh Biên vào xơi cơm ạ.

    Phượng Duy bước nhanh:

    - Chúc anh ngon miệng

    Biên nhìn theo vẻ vội vàng như biến chạy của cô rồi bước vào nhà lớn.

    LanKhuê nghiêm giọng:

    - Mai mốt anh đừng mở cổng cho Duy nửa.

    - Tại sao vậy?

    - Đó không phảilà việc của anh. Anh là khách kia mà. Nội mà thấy sẽ rầy bọn em đấy.

    Biên lắc đầu:

    - Đừng nghĩ như vậy tôi luôn mong được Khuê và mọi người xem là người nhà.

    Khuê vui vẻ:

    - Vâng, xin mời người nhà vào xơi cợm

    Biên ngạc nhiên vì thái độ hơi khác thường của Khuê.

    Mới ở đây khoảng nửa tháng nhưng Biên cũng nhận ra hai cô gái ở trong ngôi nhà này, cô nào cũng rất có cá tính và đẹp. Nếu bàn về sắc thì Lan Khuê đẹp hơn, song khiến người khác muốn chinh phục thì chính là Phượng Duy, một cái tên là lạ. Cô bé này trông bướng bỉnh gai góc hơn cô chị họ với điểm mạnh là lúa nào ũng có con trai vây quanh. Trái lại, Lan Khuê thì kính cổng cao tường, suốt ngày rút rong phòng, cô bé mơ mộng lắm thì phải. Đã đôi ba lân Biên bắt gặp Khuê chống cằm xa vắng ở balcon tầng một thật lâu. Với quyển sổ màu đỏ trên tay Khuê hý hoáy viết rồi hý hoáy bôi xoá. Chắc cô nàng làm thợ Không biết ai là nhân vật chính trong thơ của Khuê đây? Dù là ai Biên tin mình có cơ hội là nhân vật mới của Khuệ Anh tin như vậy.

    Vào bàn ăn Biên lịch sự mời một dọc từ ba Nhu, ông thân, bà Thảo Lan Khuê rồi mới cầm đủa.

    Bà THảo gắp cho Biên miếng thịt gà rôti:

    - Con trai phải ăn mạnh bạo vào. Bác thấy ngại nếu cháu cứ khách khí mãi.

    Biên nói:

    - Cháu không làm khách đâu ạ.

    Ông Thân bổng nói:

    - Trưa nay con Duy ăn cơm một mình à?

    Bà Thảo thản nhiên:

    - Hầu như trưa nào nó cũng một mình. Dạo này thiếm Hiệp ở lại cơ quan buổi trưa.

    Ông Thân càu nhàu:

    - Lạ thật! từ chổ đó về nhà có xa xôi gì. Sao lại bỏ con nhỏ một mình như vậy chứ. Ngày mai bà gọi nó lên đây ăn cùng cho vui.

    Lan Khuê lể phép:

    - Dạ con đã gọi rồi, như Duy không chịu nó bảo..bảo...

    THấy Khuê ngập ngưng bà Nhu hỏi:

    -Nó bảo sao?

    - Duy không thích ăn chung với người lạ ạ.

    Bà Nhu ngừng đủa:

    - Con nhỏ buồn cười thật. Trước lạ sao quen chớ có gì đâu. Đây không giống tánh của nó chút nào.

    Lan Khuê thoáng bối rối một chút, nhưng bà Thảo đã kịp dãi vây cho cô:

    - Ối dào ! cái con mưa nắng ấy thì nói làm gì. Suốt ngày toàn chơi với con trai. Đã không có bố mẹ nó lại bỏ bê không quản lý, rồi chả biết đi tớ đâu.

    Bà Thảo định bêu rếu tiếp nhưng thấy chồng lừ mắt, nên thôi.

    Lan Khuê lên tiếng phá bầu không khí coo phần nặng nề:

    - Bửa nay ở lớp con vui lắm

    Bà Thảo hỏi ngay:

    - Được điểm mười hả?

    Khuê thủng thà thủng thỉnh:

    - Dạ chưa, nhưng con làm bài kiểm tra rất tốt, chắc sẽ được điểm mười. Con vui chuyện khác kìa.

    Bà Nhu tò mò:

    - Chuyện gì vậy?

    Lan Khuê liếc về phía Biên:

    - Báo mực tím giới thiệu về con...

    Bà Nhu buông đủa:

    - Thật à? họ vẩn còn nhớ con là "con ngoan trò giỏi" sao?

    Lan Khuê khoe:

    - Con viết truyện ngắn, gởi cho họ xem coi thế nào. Không ngờ được đăng kèm theo lời giới thiệu.

    Ông Thận cũng cười tít mắt:

    - On gái tôi thành nhà văn cơ đấy.

    Biên cũng cười:

    - Chúc mừng em, phiến lá mới.

    Khuê hảnh diện:

    - Anh cũng biết từ phiến lá mới nữa sao?

    Biên nói:

    - ANh cũng thường đọc Mực Tím. Nhưng số mới này anh chưa mua.

    Lan Khuê cao giọng:

    - Em sẽ tặng anh một quển.

    Biên đẩy đưa:

    - Kèm với chử ky đấy.

    Khuê hỉnh mũi:

    - Đương nhiên

    Bà Thảo phấn khởi ra mặt:

    - Bạn con có đòi khao không?

    - Dạ có chứ. Con ứa sẽ tặng mỗi đứa một quyển. Tụi nó vổ tay quá trời.

    Ông Thân gật gù:

    - Phải tặng chứ. Ba cũng cần vài quyển tặng bạn bè nửa.

    Lan Khuê bổng thở dài:

    - NIềm vui của con sẽ thật trọn vẹn nếu Phượng Duy không bị thầy phạt.

    Nà Nhu nhíu mày:

    - Sao cở Nó bị phạt vì chuyện gì?

    Khuê buồn hiu:

    - Quay cóp trong giờ kiểm tra ạ.

    Bà Thảo chép miệng:

    - Ữ hự! đúng là nhục.

    Lan Khuê nhỏ nhẹ:

    - Cũng tội nghiệp, hôm qua nó bận đánh máy suốt. Ý là con đã đoán trước phần thầy cho, chép sẳn vào giấy bảo nó học, nhưng nó vẩn không học nổi, đến khi làm kiểm tra, nó giật bài của thằng Ân, khiến thằng nhỏ cũng bị thầy bắt đưng hết giờ vì tưởng hai đứa trao đổi. Lớp bị phê tiết C, hai đứa bị ghi tên vào sổ đầu bài. Thế nào cô chủ nhiệm cũng gởi giấy mời phụ huynh.

    Bà Nhu nói như than:

    - Con không cha là thế đó.

    Ông Thân vổ bàn:

    - Không cha vẩn còn bác mà...

    Bà Thảo bỉu môi:

    - Thím Hiệp bênh con chầm chập. Anh đừng đụng vào con gái vàng gái ngọc của người tạ Tâm trí để lo cho con Lan Khuê kìa.

    Ông Thân xìu xuống:

    - Lan Khuê đâu có gì đâu để lo

    - Sao lại không? Ông... Ông...

    Lan Khuê kêu lên:

    - Me...

    Bà Thảo kịp nín lại. Ngượng ngập nhìn Biên bà giả lả:

    - Chuyện nhà bác chắc làm cháu ăn mất ngon?

    Biên nói:

    - Gia đình nào cũng có chuyện vui lẩn với những chuyện không vừ ý mình nhưng được như gia đình... chúng ta đây là quý lắm rồi ạ. Nếu phải ở nhà trọ đơn thuần của sinh viên hoặc ở ký túc xá, cháu sẽ rất lẻ loi, cô độc, chớ đâu được ấm áp tình cảm gia đình như thế này.

    Giằng lấy cái chén trên tay Biên, Khuê nói:

    - Vậy anh phải ăn thêm chén nửa.

    Biên mĩm cười:

    - Anh đâu dám từ chối.

    Cơm xong, Biên không rút lên căn gác của mình mà lang thang quanh vườn râm ran tiếng gió. Anh lắng nghe cái phong linh trên của sổ lanh canh reo vui vvà thấy chổ trọ này quá lý tưởng. Bước gần tới căn nhà nhỏ của Phượng Duy, chân anh bổng ngại ngần. Biên không tin lắm về nhung gì Khuê nói lúc nẩy, nhưng lòng anh vẩn có một nổi buồn. Nổi buồn ấy rất mơ hồ, song Biên vẩn biết anh buồn vì nghĩ tới Phượng Duy.

    Biên vẩn nghe bạn bè ngâm nga:

    Trăm năm Kiều vẩn là Kiều

    Họ trò quay cóp là điều hiển nhiên

    Đó là lời nguỵ biện khi sợ rớt nên phải làm liều. Đó cũng nói lên rằng quay cóp là chuyện phổ biến trong giới còn đi học. Nhưng giật bài của người khác thì là hành động quá ư... xấu Đáng sợ hơn người có hành động đó lại là một cô gái như Phượng Duy.



    Biên ngồi dưới gốc khế và nghe tím ngắt một màu thất vọng.
    Chương 4

    Biên nhìn đồn ghồ đã quá giờ hẹn 15 phút nhưng vẩn không thấy ai. Ly cà phê cạn rồi, có lẽ anh về thôi.

    Định gọi tính tiền, Biên chợt nghe có người gọi mình. Đó là một người đàn ông trạc ngòai ba mươi có gương mặt dế gần gũi, mà Biên từng gặp ở những lần hẹn trước.

    Anh ta mĩm cười:

    - Cậu biên định về à?

    Biên im lặng như đang đánh giá người gọi đúng tên mình, xem anh ta muốn gì.

    Anh ta tự nhiên ngồi đối diện với Nhiên:

    - Ông chủ bận họp đột xuất, nên không tới gặp cậu được. Ông ấy nhờ tôi đưa cho câu.

    Đặt xuống bàn một phong bì, ông ta nói:

    - Cần nhắn gì cậu cứ nói với tôi.

    Biên lầm lì:

    - Tôi chẳng có gì để nhắn hết. Cám ơn ông đã đến đây thay ông ấy.

    Người đàn ông bắt tay anh:

    - Vậy tôi về

    Ngồi lại một mình, Biên mở phong bì ra. Bên trong có hai trăm đô la và một tờ giấy gấp đôi. Ông ta không thèmgặp anh thì thôi còn thư từ làm gì chứ.

    Cất tiền xong, Biên ngần ngừ định xé tờ giấy, nhưng không hiểu sao anh lại cho nó vào túi rồi đứng lên.

    Giờ này, chắc mọi người đã ăn cơm. Đay là lần đâu Biên về nhà muộn như vậy, anh chợt thấy ngại khi tưởng tượng đến đôi mắt trách móc của Lan Khuê.

    Cô nàng kiêu ky, kiểu cách ấy đang ở trên chín từng mây vì những lời ngợi ca có phần quá đáng của gia đình và có lẻ cả Biên nửa. Lan Khuê đang sống với ảo tưởng mình là người rất nổi tiếng.

    Trong những bửa cơm, Khuê huyên thuyên khoe có nhiều cái đuôi bám theo cô về tận cổng, sau khi Khuê trở thành phiến lá mới của vòm me xanh. Những cái đuôi ấy làm cô bực bội mà chưa biết cắt đuôi bằng cách nào. Khuê bảo cô muốn chuyên tâm học hành, chớ không muốn nghĩ tới chuyện bồ bịch yêu đương.

    Cô làm Biên hơi bị ngại một chút. Anh không muốn có tên trong đám... đuôi ấy, bởi vậy dạo này Biên tỏ vẻ dửng dưng với Khuệ Anh muốn giửa hai người có một ranh giới rạch ròi. Nếu không, với sự tưởng tượng phong [hú của mình, Lanh Khuê lại cho rằng Hải Biên cũng là một cây si thì piền phức lắm.

    Tới cổng, Biên thấy Duy mặc áo dài, ôm cặp đứng vơi một thằng nhóc. Anh nhận ra đây là đứa vẩn thường tới chở con bé đi học mỗi ngày. Đã về tới nhà rồi, sao không vào mà đứng đây thế kia.

    BIên mĩm cười thay câu chào. Phượng Duy ngượng ngạo chào đáp lể, dù mắt con bé đỏ hoe như đang khóc.

    Trung vội lên tiếng trước:

    - May quá ! anh gọi Lan Khuê mở cổng cho Duy vào luôn thể. Nãy giờ bọn em bấm chul^ng ê cả tay mà nó làm như không.

    Biên buột miệng:

    - Sao lại thế?

    Trung nhún vai:

    - Nó quy định giờ giấc mở cổng cho DUy, về trể thì khỏi vào nhà. Hồi nãy xe em xì bánh thế là đứng đường.

    Biên chép miệng:

    - Chà! Anh cũng về trể, không biết Khuê chịu mở cửa cho anh không đây.

    Duy làm thinh, trung lại nói tiếp:

    - Khuê không dám như thế với anh đâu.

    Biên ngần ngừ vài giây rồi nhấn chuông. Hai ba lần, anh mới thấy KHuê xuất hiện ở balcon, rồi gần năm phút sau nó mới nhởn nhơ ra mở cổng.

    Biên lịch sự:

    - Chắc đã làm lở giấc ngủ trưa của em.

    Khêu giằng mạnh ổ khoa:

    - Mở cửaa cho anh thì em nao có ngại gì. Ngặt nổi, nội đã quy định giờ giấc cho Phượng Duy và cả em nửa. Đứa nào về trế là bị nhốt.

    Trung lên tiếng:

    - Cũng phải tìm hiêu vì sao Duy về trể chứ. Trung thấy Khuê...

    Duy đá nhẹ vào chân Trung làm nó stop:

    - Mình vào đây Trung về đi để bác trông.

    Rồi không nói thêm tiếng nào, cô ôm cặp đi một mạch. Biên cũng dắt chiếc citi củ của mình vào.

    Vừa đi, anh vưa nghe Khuê phân bua:

    - Khổ ghê! em đâu muốn thế nhưng Trung cứ nghĩ em cố tình để Duy đứng đường. Tất cả cũng tại nhỏ Duy đi đứng không giờ giấc, nội giận nó nên mơ"i ra quy định đó.

    Rồi Khuê tò mò:

    - Anh bận chuyện gì à?

    Biên gật đầu:

    - Vâng chắc cả nhà đã dùng cờm rồi?

    Khuê nói:

    - Có mình em ở nhà thôi.

    Biên nhiú mày:

    - Thế à? cô Út Trầm cũng đi vắng sao?

    Lan Khuê bật cười:

    - Dạ không. Nhưng cô Trầm thì kể làm gì.

    Biên nhếch môi:

    - Không phải cô Ut là nhân vật của em sao?

    Lan Khuê im lặng. Một lúc sao cô mới nói:

    - Cô Út đang là nhân vật của em, nhưng cũng không hẳn thế. Điều em muốn nhấn mạnh đâu phải là cô Út.

    Biên cười nhẹ:

    - Anh hiểu mà

    Rồi Biên lãng sang chuyện khác:

    - Anh muốn làm thêm một chìa khoá cổng để khỏi phiền mổi khi đi, về phải có người mở cửa cho mình.

    Lan Khuê nói:

    - Chẳng biết Duy có phiền không, chớ em thì không sao cả. Chạy ra chạy vào một ti như tập thể dục vậy mà. À Anh ăn cơm đi.

    Biện gật đầu. Ngồi vào bàn anh xơi một loáng là xong. Biên dọn bàn, rửa chén một cách chu đáo, thần thục. Từ trên lầu bước xuống Lan Khuê phải kêu lên:

    - Trời ơi! anh động tay động chân làm gì. Để đó mẹ em sẽ làm. Việc này không phải của anh.

    Biên nháy mắt:

    - Có sao đâu. Cứ như tập thể dục vậy mà.

    Khuê phụng phịu:

    - Lại trêu người tạ Rửa chén và tập thể dục khác nhau xa lắc.

    Ngay lúc đó, Duy bước vào, cô hơi khựng lại khi thấy Biên và Khuê trong bếp.

    Thấy Duy bưng tô cơm, Khuê nhíu mày, cô chưa kịp lên tiếng, Phượng DUy đã nói:

    - Em mang cơm cho cô Út, chắc cô Út chưa được ăn.

    Khuê khó chịu:

    - Ai bảo với em bà ấy chưa ăn?

    Duy dõng dạc:

    - Em biết chắc như vậy.

    Dứt lời, cô tới căn phòng sát chân cầu thang mỡ chốt bước vào. Biên tò mò nhìn theo, nhưng Duy đã đóng cửa lai.

    Giọng Lan Khuê lạnh tạnh:

    - Ba trợn nhu nó mới hiểu cô Út, và khác thường như cô Út mới hiểu nó.

    Biên hỏi với một chút mỉa mai:

    - Em nghĩ vậy à?

    Lan Khuê khinh khỉnh:

    - Rồi anh xem. Lát nửa hai cô cháu sẽ hát vang trời Cái âm điệu của người điên nghe gai cả người. Lần nào mẹ và nội đi vắng, Phượng Duy cũng dạy cô Út hát. Cứ nghe em muốn điên theo.

    Biên tò mò:

    - Ở nhà không chữa trị cho co Trầm sao?

    Khuê trả lời:

    - Có chứ. Trước kia, nội cho cổ đi học ở trường dành cho người chậm phát triển, nhưng có thấy khôn ra chút nào đâu đành thôi.

    Biên ngở ngàng trước cách nói của khuệ Nó hoàng toàn khác hẳng với c'ach viết cúa cộ Người ta bảo văn là người. Nếu đúng thế thì Khuê ở đâu trong cái truyện ngắn khiến cô nổi đình nổi đám?

    Mựơn cớ minh cần học, Biên rút lên gác. Bên dưới bắt đầu vang lên những bài hái, anh dể dàng nhận ra giọng cứng như con trai của Duy, và gịong gượng ngiu. đớt đát của cô Trầm. Cả hai cùng hát nhạc Trịnh Công Sơn mới... ghê chứ.

    Nhìn lên trần nhà, Biên nhịp chân theo bài hát có ngồ ngô.

    "tôi đi bằng nhịp điệu

    một hai ba bốn năm

    Em đi bằng nhịp điệu

    Sáu bảy tám chín mười

    Nhịp điệu khong giống nhau

    Nhịp điệu sao khác mau.."

    Cứ thế hai người hát đi hát lại rồi cười. Đưa tay lên túi ao, anh lấy hai tờ trăm dollar ra. Đó là tiền ăn học của anh trong một tháng, quá thoải mái va dư dã cho một người không ham chơi bời lêu lỏng. Anh thưa tiền để khao bạn ca phê một tháng mười lần. Trong lớp bọn hắn trêu anh là con trai phú ông, hoặc ông từ hai lúa vì chúng cho rằng gia đình anh thuộc hạng giàu có nhất nhì miền Tây, với những vườn trái cây dọc cù lao Tân Thới, những vuông tôm, bè cá, rồi ruộng lúa bạc ngàn.

    Mặc kệ chún đóan mò, đóan trạng, Biên thảng nhiên xài tiền, thảng nhiện nhận mỗi tháng như một lẽ đương phải có.

    Anh đã đổi chổ ở dăm ba lần cho vừa ý ông tạ Chẳn hiểu sao lần này ông ta lại bảo Biên ở chổ này.

    Chung nhà với chủ là điều anh rất ghét, Bởi vậy thay vì dọn tới đúng hẹn, Biên đã ngần ngừng khéo dài đến một tuần sau mơ"i đến ở.

    Hẳn nhiên ông ta có lý do và lý đó chỉ xoay quanh một vấn đề.

    Biên lấy tờ giấy ra đọc:

    Biên con,

    Ba không thể đến gặp con vì nhiều lý lẻ. Mong con hiểu và đừng giận ba, ráng ăn uống và giử gìn sức khoẻ cho tốt. Ba đã dăn bác Thân phải có chế độ ăn uống, bồi dưởng cho riêng con. Hãy cố gắng cho tương lai sao này, ba sẽ...

    Bặm môi Biên vo tròn tờ giấy cho liệng giỏ rác ngay lúc giọng Lan Khuê cất lên hết sức quyền hành:

    - Nè làm ơn ngừng hát dùm. Hùm! mấy người định tra tấn người ta đấy à?

    Phượng Duy đáp lại:

    - Thì lâu lâu chị cũng phải để cho cô Út đùa vui, hát hò một chút chứ. Suốt ngày bị giam lỏng trong phào làm sao chịu nổi.

    Khuê gắt gỏng:

    - Vẽ chuyện, bả điên, biết gì cơ chứ?

    - Không biết em mới tập cho cô Út biết.

    - Đủ rồi. Em không phải bác sĩ tâm lý, luyện tập bậy bạ, cổ lên cơn thì chết.

    Phương Duy nói:

    - không hát thì em dẩn cô Út ra vườn chơi.

    - THôi suốt ngày bả lang thang ngoài vườn chớ đâu. Giờ này có anh Biên ở nhà thả bả ra hay ho gì.

    Duy... chua lét:

    - Có thằng cha Biên thì đã sao? cô Út có nhát ma thằng chả đâu mà chị sợ. Thuê nhà tít trên cao thì cứ yên thân mà ở trển, xuóng đây thì ráng chịu hà.

    Lan Khuê giận dử:

    - Trời ơi ăn nói như phường mất dạiy, vậy mà cũng nói. Chị sẽ mách nội cho mà coi.

    Duy ngang ngược:

    - Em đã bị mang tiếng du côn từ kiếp nào rồi, giờ thêm tội mất dáy cũng chả sao.

    Biên khẻ lắc đầu vì những câu đối đáp vưa nghe. Anh ra cửa sổ đậ nhẹ vào cái phong linh. Nó kêu leng khen như đáp lại anh.

    Dưới vườn Duy đang đi với cô Trầm, chẳng biết con bé đang huyên thuyên gì mà cô Út ngô nghê cười. Nhìn cô ấy BIên lại nhớ tới truyện ngắn của Lan Khuệ Cái truệyn có tựa khá kêu "cõi tâm linh". Nhân vật chánh làm một cô gái trẻ bị điên vì thất tình. Không biết cô Út Trầm có điên vì thất tình không nửa, như qua nét tả, biên thấy nhân vật ấy có nhiều nét giống cô Trầm, đang được thi vị hoá cho lãng mạng hơn.

    Dưới sân Duy đã dụ được cô Trầm ngồi trên ghế đá, con bé chạy vội vào nhà mang ra khéo lược.

    Vẩn giọng dụ dổ trẻ con, Duy nói:

    - Cô Út ngồi yên con cắt tóc cho đẹp.

    Trầm lim dim mắt để mặc Duy... múa kéo trên đầu mình. Cô cắt tóc khá thuầm thục, có lẽ Duy đã làm việc này nhiều lần va làm với tất cả yêu mến. Xem ra Duy đúng là cô em trong truyện cõ tâm linh của Lan Khuệ Cô gái rất thương người chị điên của mình chỉ có thế là Phượng Duỵ Trước đây, anh chưa nhận ra điều đó nhưng bây giờ thì rỏ rồi.

    Tự nhiên Biên có cái nhìn khác về con bé lắm thói hư của Duỵ Dường như tồn tại trong Phượng DUy là hai nhân cách.

    Một, đểnh đoảng hư hỏng như bà Thảo vẩn mắng kể cả những khi có mặt Duy.

    Hai, hồn nhiên trầm lắng và nhân hậu như hiện giờ Biên đang nhìn thấy.

    Thật ra Phượng Duy là người thế nào nhỉ? BỔng nhiên trong anh nhức nhối nổi tò mò.

    Lan Khuê đỏng đảnh chấp tay sau lưng đi ra. Nghiêng đầu nhìn Trầm cô noi:

    - Theo chị nên cạo trọc đầu bả cho tiện.

    Đang lim dim như ngồi thiền. Trầm bổng ré lên:

    - Hong chịu, hong chịu

    Khuê cười đanh ác:

    - ĐIên mà cũng điệu nửa.

    Phượng Duy nói:

    - Cô Út chậm phát triển chớ không ph?i điên vì thất tình như nhân vật của chi.

    Khuê bỉu môi:

    - Cũng vậy thôi. Nhưng nhân vật của chị xịn hơn bả nhiều.

    Duy nhún vai:

    - Đó chỉ là nhân vật ảo, chị muốn tô lục chuốc hồng kiểu nào ma không được. Nhưng tôi cấm chị nói với bạn bè, chị viết truyện ngắn cõi tâm linh là vì xúc cảm từ số phận của cô Út Trầm.

    Lan Khuê khinh khỉnh:

    - chuyện đó chă>ng có liên quan gì tới em hết. Chẳng qua hcị muốn bạn bè có một cái nhìn đẹpo về bà Trầm. ĐIên vì tình, lãng mạn cực kỳ.

    Phượng Duy lầu bầu:

    - Tui nói không lại nhà văn rồi

    Khuê huênh hoang:

    - Điều đó chứng tỏ chị đúng. Nhà văn có quyền hư cấu cơ mà. Nhờ chị cô Trầm nổi tiếng đấy.

    Duy phủi tóc dính trên vai Trầm:

    - Vào tắm nghen Út.

    Rồi bỏ mặc Khuê ở lại, cô dắt Trầm đi. Biên nhún vai, anh không hứng thú nhìn Khuê lang thang tìm thi ứng dưới sân.

    Mở mái vi tính, anh dáng mắt vào màn hình. Anh phải làm một lập trình viên xuất sắc, và anh phải đạt được mơ ước đó. Mục đích Biên đang vươn tới là đi du học. Ông ta đã hứa sẽ làm tất cả để nah thế hiện được ước mợ Nhưng mọi cái vẩn còn là lằi hứa. Bất giác BIên thở dài.

    Tiếng máy đánh chử lách cách vang lên đều đặn nghe êm êm như tiếng mưa rì rà trên mái ngói. Phượng DUy cũng đang ngồi vaào ban như anh, nhưng con bé không được học mà phải làm việc. Tự dưng Biên không có tâm lý muốn học. Anh ngọ ngoạy tay điều khiển con chuột không chút hứng thú. CUối cùng anh bỏ xuống vườn.

    Tới khung của sổ nơi Duy đang ngồi, Biên nho nhẹ bắt đầu chuyện làm quen, dù hai người đã quen rồi.

    - Hy vọng là không làm phiền em.

    Đang gõ phím Phượng Duy ngước lên với một ngở ngàng:

    - Cũngkhông... không phiền, nếu anh nhờ ytôiđ'ng hoặc mở hộ cổng.

    Biên cười cầu tài:

    - Chẳng lẽ chúng ta không có gì đế trò chuyện với nhau sao?

    Duy so vai:

    - Tôi nghĩ là co, nhưng anh thấy đấy, tôi đang làm việc, mà công việc này cần phải tập trung...

    Biên dụ dổ:

    - CỨ thư dãn một chút rồi hãy làm tiếp. Tôi sẽ giúp em.

    Phượng Duy thẳng thắn:

    - Cụ thể là anh cần gì?

    Biên nhìn trả l.ai ánh mắt cố làm nhgiêm của Duy:

    - Ở chung một nhà nhưng chúng ta chưa có sự hiểu biết về nhau. TÔi muốn chúng ta là bạn. Điều đó đâu phải xấu đúng không?

    Phượng Duy nhát gừng:

    - Có thể với anh là tốt, nhưng với tôi thì ngược lại. Anh làm bạn với chị Khuê là đủ rồi, không nên thêm tôi làm chi cho thừa. Hơn nửa tôi biết chắc bà nội tôi, bác Thảo sẽ không thích.

    - Đó là suy đóan của Duy và chắc rằng suy đóan ấy sai.

    Duy nhếch môi:

    - Tôi biết những người thân của tôi hơn anh.

    Biên châm chọc:

    - Người mạnh mẻ như Duy muốn dết bạn với ai phải thông qua sở thích của bà nội, ông bác sao?

    Phượng Duy lắc đầu:

    - Không,như đó là lý do tế nhị để tôi từ chối, thay vì nói thăng tôi không thích.

    Biên bật cười, con bé này khá lắm. Đanh hua và kêu ngạo, nhưng anh đâu có ngán. Anh thích trêu con gái dử hơn ngọt ngào với các tiểu thư ngoan hiền. Từ hồi tới đây ở tới nay, Biên chỉ nói chuyện vớ Lan Khuê, con nhỏ đó thích kiểu cách, đẩy đưa mãi với Khuê cũng chán. Anh nhất định phải khám phá Duy xem thật thật chất cô bé là người thế nào, điêu đó có thể khó vì với Biên, Phương Duy luôn dửng dưng và khép kín.

    Mặc kê Biên đứng bên ngoài, Duy tiếp tục gỏ máy chử.

    Anh buông một câu dại dột:

    - Nếu sửdụng máy tính em sẽ đở cực hơn sử dụng máy đánh chứ cổ lổ này.

    Liếc anh mật cái đầy căm ghét, Phượng Duy cộc lốc:

    - Tui biết, thưa anh. Nhưng tui chỉ có cái máy đánh chử cổ lổ này thôi.

    Biết nuốt xuống:

    - Đành vậy nhưng tương lai người ta sẽ không cần máy cử nửa.

    Rồi anh huyên thuyên giải thích những ưu điểm của máy tính. Phượng Duy kiên nhẩn nghe mà trong bụng ghét cay ghét đắng Biên. Cô ghét Biên vì nhiều lẻ. Trong đó có lý do tiên đoán của anh là đúng. khoảng thời gian gần đây số người thuê Duy đánh máy giảm xuống rõ. Nếu có họ luôn hối cô phải cực kỳ nhanh. Bởi vậy khi nhận việc Duy phải làm trối chết.

    Người ta xa xôi bảo rằn họ sẽ không nhờ Duy nửa, Họ muốn bản thảo lưu vào đĩa, in ra bằn máy vi tính, vân vân và vân vân.

    Phượng Duy đang lo sẽ mất thu nhập, giờ Biên lại khuấy nỗi lo ấy cho no loạn hơn nửa mới ghét chứ.

    Mo6>t máy vi tính du đời củ xi chỉ phục vụ việc nhập tin thôi cũng là một giấc mơ Phượng Duy không dám mơ tới.

    Nếu công việc yêu cầu, Duy sẽ đi học vi tính, đi thuê máy để làm theo yêu cầu của khách. Nhưng như thế thì rỏ bỏ công ra như lời không bao nhiêu vì tiền thuê máy đã hết rồi.

    GIọng Biên khá chân thành:

    - Tôi có thể hướng dẫn Duy cách xử dụng máy tính, cách xử dụng một số chương trình thông dụng bằng cái máy bụi đời tôi tự ráp.

    Phượng Duy kêu lên:

    - Anh tự ráp thiệlt hả?

    Biên gật đầu với một chút tự đắc:

    - Cũng dể thôi mà

    Duy tò mò:

    - Sao gọi là dể chứ

    Biên giải thích:

    - Ví dụ tôi muốn mua một hciếc xe đạp. Nếu nhiều tiền tôi sẽ mua xe Nhật, xe Pháp, xe Mỹ, xe Đức chẳng hạn. Nói tóm lại, tôi sẽ có một chiếc xe xịn nếu tôi có tiền.

    Phương Duy gật gù:

    - Một chiếc xe chất lượng cao, nhưng nó đâu liên quan gì tới máy tính?

    Biên phật ý:

    - Tôi chưa ói hết mà.

    Duy phẩy tay:

    - Nói tiếp đi.

    BIên liếc xéo con nhỏ:

    - Không tốn thời gian vàng bạc của DUy chớ

    Phượng Duy vênh mặt lên:

    - Tốn, nhưng đôi khi cũng phải phung phí một chút vàng bạc để có được một cái gì đó.

    Biên tằn hắng:

    - Tôi sẽ nói tiếp về xe đạp. Một chiếc xe đạp nhà nghèo được ráp bởi ba thứ phụ tùnh hổn lộn vừ mua, vừ xin, thậm chí chôm chỉa miển sao ráp vào chạy được thì thôi. Hiểu không?

    Phượng Duy lắc đầu:

    - Hoàn toàn không hiểu.

    - Vậy thì nghe tiếp đây. Nếu có tiền, ta sẽ ra tiệm bê về nhà một máy tính đời mới nhất.

    Duy ngắt ngang:

    - Nói chuyện không tiền đi cho dể ước mơ hơn.

    Biên dõi mắt xa xôi:

    - Nếu có trong tay một món tiền nhỏ, ta sẽ dạo chợ trờ mua tưng món, à không, một món phụ tùng của máy về nhà cất, lần sau có món tiền nhỏ nửa, ta se mua món khác, món khác, rồi món khác... khác nưa..

    Phượng Duy lại ăn cơm hớt:

    - Kiểu kiến tha lâu đầy tổ. Giờ tui hiểu rồi. máy vi tính giống hciếc xe đạp, ta có thể mua nguyên chiếc của Nhật, pháp, My sản xúất nếu ta nhiều tiền. Nếu không tiền thì cứ mua hoặc xin từng món phụ tùng rồi từ từ ráp lại. Người ta thường noi; " nghèo còn mắc cái eo". Chỉ sợ để dành cả đời vẩn chưa đủ phụ tùng để ráp thành máy tính ấy chứ.

    Biên hùng hồn:

    - Không đến nổi... bi quan vậy đâu.

    Duy nói:

    - Một cái máy tính nhà cực nghèo khoảng bao nhiêu tiền?

    Biên lấp lửng:

    - Không bao nhiêu đâu

    Phượng Duy nhún vai, Biên lại nói tiếp:

    - Bọn tôi vẩn kiếm tiền để trang trải chi phí ăn học bằng việc ráp máy tính. Rồi tôi sẽ ráp cho Duy một cái với gía cực mềm.

    Phượng Duy vội vàng:

    - Cám ơn, nhưng tôi chưa có nhu cầu.

    Thấy mặt Biên xìu xuống:

    - Thật ra, tôi không có quền quết định chuyện này. Tôi hiuểu dù mềm cở nào cũng ngoài khả năng của mẹ tôi. Tôi không muốn tạo áp lực cho mẹ tôi.

    Biên lắc đầu:

    - Tôi lại nghĩ bất cứ làm việc gì, ta cùng phải đầu tự Sớm muộn gì cái máy đ'anh chữ của em cũng bị xếp sọ Dù khó khăn, ẹm em cũng phải tìm cách. À tôi có thể cho em trả chậm.

    Phượng Duy hơi mĩa mai:

    - Tốt đến thế sao? Hơi bị lạ nghen.

    Biên thoáng đỏ mặt, anh giận mình đã hấp tấp để con nhỏ độc mồm này nghi ngờ lòng tốt của mình.

    Anh tự ái:

    - Em chưa có nhu cầu thì thôi. Đừng nghi tôiđang tiếp thị sản phẩm đế kiếm lời nhé. Không làm phiền Duy nửa.

    Nhìn vẻ mặt giận dổi của Biên khi anh ta bước đi, Phượng DUy hơi bất nhẩn, nhưng suy cho cùng cô chả có lổi gì ngoài tật đa nghi.

    Tự nhiên Biên tốt đến mức lân la trò chuyện đề nghị ráp máy tính trả góp cho Duy, bảo sao cô không nghi nhờ được. Thường ngày Biên chỉ nói chuyện với Lan Khuệ Hai đứa nó có vẻ tâm đầu ý hợp, sang hôm nay lại chuyển hệ sang cô vậy.

    Nhún vai, Duy gõ mạnh con chữ và nghe một nổi gì mơ hoề dội ngược vào tim.

  4. #4
    Đang học vỡ lòng Misalove_baby's Avatar
    Tham gia ngày
    Jun 2008
    Bài gởi
    193

    Default

    Chương 5

    Bà Hiệp uể oải mở lồng bàn ra. Trên mâmlà một đĩa rau muống luộc, bát canh nước rau pha chanh va một miếng trứng rán. Bữa cơm trưa của bà là thế. Phượng Duy chắc cũng ăn như bà. Tội ghiệp con bé đang sức lớn và đang thèm ăn biết bao thứ quà vặt, nhưng bà lại không đủ điều kiện đế đáp ứng những điều tưởng chừng rất đơn giản đó.

    Xí nghiệp bà làm đang trên đà phá sản, họ sa thải nhiềunhân viên, trong số đó có bà. Cả nửa tháng nay sáng bà cắp ô đi, chiều cắp ô về nư một công chức gương mẩu nhưng thật ra, bà đi lang thang tìm việc, đi để cho ở nhà mọi người tưởng bà vẩn còn đi làm đó thôi.

    Phượng Duy cũng chưa biết bà đang thất nghiệp, bà không muốn con bé phải lo lắng hơnnửa. Khi dạo này, viếc đánh máy để kiếm thêm của nó cũng gặp nhiều khó khăn.

    Bay giờ mọi bản thảo, tài liệu, căn hoá giấy tờ người ta đều thích làm bằng vi tính. Nghề đánh máy chử đang lụng bại. Những ngừơi khách quen với bà cũng đã từ chối giao bản thảo cho Duỵ Bà biết họ đã chuyển sang đánh bằng vi tính. Gía như mẹ con bà sắm được máy vi tính thì hay quá. Dạo còn đi làm bà chưa dám mơ tới nó, huống hồ chi hiện giờ.

    Ngồi vào mâm bà Hiệp cố ăn cho đủ khẩu phần. Ngoài sân, Duy và mấy thằng con traingồi chụm đầu tán dóc. Nếu so với Lan Khuê, Duy chịu thiệt thòi hơn nhiều.Đúng là con không cha như nhà không nóc, cơ khố trăm bề. Bà đâu thế đế con bà khổ hơn nứa, bởi vậy có lẽ bà sẽ nhận giúp việc nhà cho người tạ Có một gia đình cần chăm sóc người be6.nh. CÔng việc này rất nhọc nhằn, nhưng vì con bà sẽ nhận làm. Khổ nổi, nếu nhận việc, bà phải ở luôn tại nhà chủ, mà bà thì chưa biết nói dối thế nào khi đi làm và không về nhà. Thở dài bà dọn dẹp mọi thứ rồi dắt xe đạp ra. Người ta hẹn bà trưa nay đến thử việc, và bà đã hết cách lựa chọn rồi.

    Thăng Trung là đứa đứng dậy chao bà Hiệp trước tiên. Sau đó ới thằng Hoàng, đứa nào cũng lế phép đến tức cười.

    Duy vừa mở cổng vừa cằn nhằn:

    - Trời nắng như đổ lửa thế này mà mẹ cứ đạp đi đạp về. Mẹ Ở lại chổ làm buổi trưa như trước kia có đở khô hơn không.

    Bà lừ mắt:

    - Thì cũng phải về để trông chừn con chứ. Hừ! thích mẹ vắng nhà để làm quỷ lắm a?

    Phượng DUy cười, cô quay vào với lũ bạn. Thằnng Hoàng chót chét:

    - Tui nghe đồn xí nghiệp của bác Hiệp đang giảm biến chế dử dội lắm. Duy co nghe bác Hiệp nói gì không?

    Duy hơi khựng lại:

    - Xạo! người ta quảng cáo trên tivi rần rần thế kia mà ông nghe đồn này đồn nọ. Họ cạnh tranh nên đồn ác thế đó.

    Hoàng trợn mắt:

    - Mợ Út tôi bị sa thải rồi đây nè.

    Duy nói đại:

    - Đôi khi người ta phải giảm biến chế để... để bộ máy... gọn nhẹ, thì mới đẩy mạnh sản xuất.

    Hoàng bỉu môi:

    - Duy nói mà tui tưởng nhà kinh tế học nào không hà. Biết thì thưa thì thốt. Không biết dựa cột mà nghe. Hiểu chưa... thím Ân?

    Phượng Duy đỏ mặt:

    - Tui hổng có đùa đâu nghen. Ghép đôi bậy bạ là không được à.

    Hoàng cười hì hì:

    - Ghép cây còn phải lựa, huống hồ chi ghép người. Tui với Trung thấy Ân xứng với Duy nhất. Thầy đã không nói, anh hùng cưu mỹ nhân là gì? Công nhận nó anh hùng thật đó.

    Duy liếc thằng Hoàng muốn tét mí mắt, cô nghiến răng:

    - Hai ông xéo ngay cho tui nhờ.

    Hoàng bẻm mép:

    - Cây ngây đâu sợ chết đứng, Duy làm gì dử vậy?

    Duy hầm hầm đứng dậy:

    - Về đi.

    Trung ấm ức:

    - Nảy giờ mình chả nói tiếng nào. tự nhiên bị đuổi.

    Duy kết tội:

    - Im lặng là đồng loả. Lúc nãy Trung làm thinh, nhưng trước đây cũng từng chọc. Mình không thích hừm! càng lúc mình càng ghét thằng Ân.

    Hoàng bạo mồm:

    - Tại nó dám can đả>m nói... iêu Duy chớ gì? cái thằng liều mạng gớm, vậy mà mình tưởng nó... nó không hạ Ai dè...

    Phương Duy nuốt nghẹn xuống:

    - Thằng Ân nó nổ... với ông?

    Hoàng vờ ngơ ngác:

    - NÓ chewiggum chớ nổ gì?

    Duy quắt mắt:

    - Về...

    Hoàng xoa tay vào nhau:

    - Mình vào tìm Lan Khuê một tí

    Rồi không đợi Duy kịp nói thêm câu nào, nó phóng vèo tới tamcấp bước vào nhà lớn.

    Tung ngập ngừng:

    - Mình thấy Ân rất tốt với Duy sao lạighét nó?

    Duy cáu lên:

    - Muốn ghét là ghét à. Cái kiểu tốt của Ân không phải như Trung, nó làm mình khó chịu.

    Trung chép miệng:

    - Khó tính quá, se không còn bạn bè nào chơi.

    Phượng DUy giận dổi:

    - Tui là vậy đó. Trung nhgì chơi tui ra cho rồi.

    Nhún vai, Trung đứng lên:

    - Chán! rốt cuộc cũng lòi cái đuôi con gái ra. Hở một cái là làm eo làm sách, làm tình làm tội người ta.

    Hai đứa đứng dựa hai gốc cây, chả đứa nào thèm nói với đứa nào câu nào.

    Một lát sau, Duy mới nói:

    - Tới giờ học hoá rồi kìa, không gọi thăng Hoang đi cùng cho người ta còn khoá cổng.

    Mặt Trung tươi tỉnh trở lại. Nó hạ giọng:

    - Mình có mang phần bài tập học thêm hoá tới. Duy học cách giải đi, thế nào thầy cũng cho DUy làm bài lại để gở con không hôm kiểm tra.

    Phượng Duy gật đầu:

    - Mình sẽ học! dạo này dẹp nghề đánh máy rồi. Thật không ngờ lần đánh máy dồn dập ấy lại là lần sau chót. Mình bây giờ thưa thời gian học.

    Cô chép miệng:

    - "Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trể" người xưa nói phải. Mình bị thất nghiệp rồi.

    Bổng dưng cô lại lo lắng khi nhớ những lời thăng Hoàng nói lúc nảy.

    - Không biết xí nghiệp của mẹ Duy có sa thảy công nhân thiệt không, hay thăng Hoàng nổ bậy?

    Trung trấn an cô:

    - Rõ ràng bác Hiệp vẫn còn đi làm đó thôi. Duy lo học vẩn hơn lo chuyện bao đồng.

    Duy cãi:

    - Duy lo chuyện sống chết của hai mẹ con chớ không phải chuyện bao đồng. Mà thôi. Chắc Trung không hiểu đâu. Đi gọi thằng Hoàng đi.

    Trung lẳng lặng tuân lện. Nó đóan rằng giữ Duya va Ân đã xảy ra chuyện gì đó khá trầm trọng nên dạo này Duy... cấm cửa thằng Ân và tỏ thái độ bực dọc khi nghe nhắc tới nó.

    Chẳng lẻ Ân dám nói... yêu nhỏ DUy và bị con nhỏ nhĩ chơi vì lý do đó? Nếu đúng vậy, thằng Ân quá là gan hơn Trung nhiều.

    Thăng Hoàng bước ra với Lan KHuệ Trước khia nhỏ Khuê ghét thằng Hoàng ra mặt, nhưng kể từ hôm nó có truyện đăng báo tới nay, thằng Hoàng chẳng hiểu đã uốn ba tất lưởi, tán dương, ca tụng con nhỏ thế nào mà Lan Khuê đã đổi thái độ với nó. Con nhỏ hết chê thằng Hoàng vừa rẻ tiền vừa dơ dáy rồi. Cũng đúng vì một đứa vừa rẻ tiền vừa dơ làm sao biết thưởng thức văn chương tuyệt tác của nó được. Cái gì cũng co thể đổi thay để hợp ý con người hết.

    Giọng Lan Khuê vưa ngọt vừa nhão:

    - Hoàng nhớ giúp Khuê nhanh nhanh nghe.

    Thăng Hoàng hí hửng gật đầu:

    - KHuê yên tâm, mai vào lớp Hoàng sẽ đưa lại cho Khuê sạch đẹp không sai dù một dấu chấm OK?

    Nhỏ Khuê ra chiều bí mật:

    - Cấm không được cho ai xem đấy.

    Hoàng cười:

    - Đương nhiên.

    Dứt lời, nó hiên ngang ra cổng nơi Trung đang ngồi chờ trên xe.

    Duy đóng cổng, khoảng sân lại im vắng như chưa hề có ai làm ồn ở đây.

    Duy ôm vở ra gốc khế học bài. Sau vụ xấy ra trong giờ kiểm tra, cô hết dám thờ ờ với chuyện học. Lần đó mai mà cô chủ nhiệm không mời phụ huynh vào lớp, nhưng Duy biết chỉ cần mình có một sai phạm khác, cô chủ nhiêm sẽ triệu mẹ vào ngay.

    Không còn bao lâu nữa là tới ngày thi tốt nghiệp, cô nhất định phải đậu để sau đó tìm một việc làm hầu đở đần cho mẹ, chớ không hy vọng mình sẽ vào đại học như Lan Khuê.

    Tiếng chân người bước nhẹ trên lá, khiên DUy gnhe tim đập nhanh khi đóan được đó là ai.

    Biên mỉm cười thay câu chào:

    - Khu vườn này quả là một nơi học bài lý tưởng.

    Duy cũng cười đáp lể, nhưng nụ cười của cô đầy vẻ cảnh giác. Với Biên, cô vẩn lạnh lùng khép kín dù cô khám phá ra một điều hết sức dể ghét là cô lỡ có thó quen quan tâm đến những sinh hoạt trên từng cao của hắn ta.

    Một ngày Biên có thời khoá biểu làm việc khá nghiêm túc. Sáng dậy sớm hắn ra sân chạy,nhẩy dây, tập tạ (cái tạ bé bằng nắm tay) ăn sáng rồi đến lớp khoảng cùng thời gian với Duy.

    Đã mấy lân Lan Khuê nhờ biên sang đưa đến lớp, trưa đón về nhà. Bọn con gái thắc mắc "bồ hả" Khuê cười không trả lời trả vốn gì hết. Duy ghét cái thói lấp lửng của nó, và ghét cả Biên mà không biết tại sao.

    Ghét, nhưng đế ý đến người ta rồi bỉu môi là tật của bọn con gái cơ mà.

    uổi tối, sau khi ăn cơm xong, Biên hay lấy harmonica ra thổi. Những lúc ấy, cả khu vườn như chìm vào torng tiếng nhạc buồn và quến rủ kỳ lạ của Biên.

    Cô thích nhất bài:

    "Tội nghiệp thằng bé lở yêu cô em rồi... gàin thiên lý đã xa, xa mù khơi... "

    Nghe mà buồn cho "thằng bé" và "cô em" nào đó trong bài hát

    Vườn nhà cô không có giàn thiên lý, nhưng có mấy cây ngọc lan cao tọ Tối gió đưa hương thơm của chúng bay tới tận nhà thằng Trung va len nhẹ vào tưng giấc mơ của Duy, Những giấc mơ ấy đã dó mặt Biên. ANh ta cũng dể ghét như ngoài đời, nhu đang bây giờ.

    Biên tự nhiên ngồi xuống kế Duy:

    - Sao không thấy em đi học thêm như Khuê?

    Phượng Duy lật lật những trang vở:

    - Mỗi người có một điều kiện khác nhau. Tôi không htế như chị Khuê được.

    - Chính vì vậy nên em không thích thi đại học?

    Duy thảng thốt:

    - Sao anh biết?

    - VÌ tôi sống chung với gia đình em.

    - Gia đình chị Khuê chớ không phải gia đình tôi.

    Biên nhẹ nhàng:

    - Em phân biệt quá đấy. THeo tôi nghĩ thì đây là một đại gia đình đúng không?

    Duy nhún vai:

    - Không tranh luận với anh nửa.

    Biên tò mò:

    - Em sẽ làm gì khi thi xong tốt nghiệp?

    Duy ngần ngừ rồi quuyết định nói thật:

    - Có lẽ tôi tìm một việc làm.

    Biên gật gù:

    - Tôi cũng đóan thế.

    Phượng Duy liếc xéo anh:

    - Chớ không phải anh nghe chị Khuê nói?

    Biên lắc đầu:

    - Không,khuê không đề cập tới chuyện đó.

    Phượng Duy gặng:

    - Thế chị ấy đề cập tới chuyện gì của tôi?

    Biên tủm tỉm cười:

    - Tôi không dể bi... dắt đâu cô bé

    Phương Duy hơi quê nhưng cô vẩn gân cổ lên:

    - Xì! ai thèm..dắt anh. tôi thừa biết anh và chị Khuê cùng phe mà.

    Biên tỉnh táo:

    - Em còn... biết gì nữa, nói luôn đi?

    Phượng Duy nghêng mặt:

    - Không thèm.

    Biên cười. Cái nụ cười mà Duy ghét cay ghét đắng ấy, trưa nay trông cũng không đến nổi nào.

    Anh bổng hỏi:

    - Em địnhlàm việc gì?

    Duy bối rối:

    - Tôi chưa biết

    - Dạo này em hết nhận đánh máy rồi à?

    Duy rầu rỉ:

    - Người ta không thuê nữA.

    - Phải chi em biết xử dụng máy tính, tôi có thể giới thiêu cho em nhiều việc làm.

    - Đã bảo tôi không điều kiện học mà

    Biên trầm giọng:

    - Nếu em không chê, tôi có thể giúp emnhữn g phần cơ bản nhất của tin học.

    Phượng DUy tròn mắt nhìn anh rồi ấp úng:

    - Tôi... tôi sợ là phiền anh

    Biên mỉm cười:

    - không sao đâu. Quan trọng là em có thích học không kìa. chà có gì khó ha?

    Duy nghe gịong mình lạ hoắc:

    - Tôi thích chứ.

    Biên bào đề luôn:

    - Vậy em thi xong, chúng ta sẽ bắt đầu.

    Phượng Duy lưởng lự:

    - Tôi còn phải hỏi ý mẹ nữa

    Biên nheo nheo mắt:

    - Lúc này trông em không giống gì một thằng quậy, như em từng vổ ngưc xưng tên hết.

    Duy trấn tỉnh trái tim minh:

    - Tôi lúc nao cũng là tôi, quậy chánh hiệu đấu. Có điều chất du côn đang lặn xuống.

    Biên nheo mắt:

    - Và tôi thích chất quậy đó dù nó lặn hay trội. Sao chúng ta không là bạn nhỉ?

    Phượng Duy thủng thỉnh:

    - Làm bạn với tôi được ít mất nhiều và chả hay ho gì

    BIên bật cười:

    - Eo ơi đáng sợ thật.

    Ngay lúc ấy Lan Khuê dẩn chiếc Astrea vào. Thấy Biên ngồi cạnh Duy, mặt nó xụ xuống.

    Giọng cộc lóc, khuê gằn:

    - Mở cửa !

    Phượng Duy chưa kịp đứng lên, Biên đã nhanh nhẹn bước ra cổng. Lấy chìa khoá từ trong túi anh mở khoá và kéo rộng cánh cửa trước sự ngạc nhiên của Duy.

    Lan Khuê gắt gỏng:

    - Duy ngồi đó mà để anh Biên làm việc của mình mà thấy được à. Miết rồi chả ra thể thống gì hết. Chị méc nội cho xem.

    Phượng Duy làm thinh, cô muốn nghe xem Biên nói thế nào, khi anh ta muốn là bạn của cô.

    Biên nói bằng giọng đườngphèn pha mật:

    - Anh tình nguyện làm việc này mà khuệ Em đi học đi kẻo trể bé ạ.

    Lan Khuê nủng nịu:

    - Vì anh tình nguyện nên em bỏ qua.

    Nhìn nó, Duy nhớ lúc nảy với Hoàng cặp mắt nó cũng chớp tắt như thế. Đúng là yêu nữ đội lớp thiên thần. Rồi Biên nữa cái kiểu anh tình nguyện của hắn nghe lơ lơ lững lửng sao đấy. Hắn tình nguyện vì ai? vì khuê chớ có phảI vì Duy đâu.

    Bổng dưng Phượng Duy giận dổi. Cô đứng dậy đi một nước vào nhà. Tốt nhất không nên có một gả bạn nguy hiểm như Biên. Làm bạn với hắn Duy mới là người được ít mất nhiều Và chả hay ho gì. Trước mắt chút tình cảm chị em vốn mong manh giửa Duy và Khuê như càng mong manh hơn nửa rồi vì hắn.

    Biên biết Duy giận mới vỏ vào nhà, nhưng hắn có thèm đi theo như bọn thằng Trung, thằng Ân đâu. hừ! đúng là kênh kiệu, dể ghét. Hắn muốn đem Duy và Khuê ra làm thước đo sức quyến rủ của hắn à. Xì! cô ứ thèm làm bạn với hắn, chơi với Trung với Hoàng vẩn thích hơn.

    Rót một ly nước lọc, Duy từ tốn uống từng ngụm để trôi cơn nóng xuống.

    Mới uống được nửa ly, cô suýt sặt khi nghe BIên gọi mình.

    Phượng Duy quay ra và thấy Biên đứng tựa cửa, trên tay anh là một túi xốp khá to.

    Đặt cái túi lên bàn, biên nói:

    - Qùa ở quê mang lên mong Duy đừng chê.

    Lòng Duy chợt dịu xuống theo ánh mắt của Biên. Cô bối rối:

    - Sao nhiều thế anh... anh nên mời Lan Khuê mới đúng.

    Biên lắc đầu:

    - Phần này tôi dành cho Duy, học thi cần phải bồi dưỡng mới đủ sức.

    - Cám ơn anh, mà anh về quê hồi nào vậy?

    - À thằng bạn về rồi mang lên hộ tôi.

    Phượng Duy vẩn không thôi tò mò:

    - Quê anh ở đâu lận?

    - Ở Tiền GIang, nếu có dịp mời Duy và các bạn em về quê tôi một chuyến.

    - Vâng, nếu có dịp.

    Biên mĩm cười:

    - Tôi tin là sẽ có dịp...

    Đặt lên bàn một cái chìa khoá, Biên nói:

    - Duy cất để phòng khi về trể không ai mở cửa.

    Duy chớp mắt:

    - Giữ chìa khoá riêng, tôi sẽ bị mắng. Anh phải hiểu rằng tôi bị quản lý về giờ giấc, chớ không chỉ đơn giản là về trể không ai mở cửa.

    Biên nheo mắt:

    - Tôi thấy em có đi chơi đâu nào?

    Phương Duy thản nhiên:

    - Tôi đang tu tâm dưởng tánh đấy.

    Biên hóm hỉnh:

    - Cho tôi học cách tu với. Biết đâu chúng ta cùng đắc đạo.

    Duy bỉu môi:

    - Hỏng dám đâu tôi không muốn bị mang biếng rủ rê người khác.

    Biên hơi thách thức:

    - Em đủ sức rủ người khác sao?

    Phượng Duy hất mặt nhìn trả lại anh chớ không trả lời. Biên nhìn trả lạicô rồi khen:

    - Em có đôi mắt đẹp thật.

    Duy khụt khịt mũi:

    - Trước anh nhiều gã đã nói thế rồi.

    Nhưng chắc chắn họ chưa nói hết ý.

    Kiểu lấp lửng của Biên làm Duy khó chịu, co nhíu mày:

    - Còn ý gì nửa cơ chứ?

    Biên cười bí hiểm:

    - Có lẻ tôi không nên nói vào lúc này.

    Duy ấm ức:

    - Sao vậy?

    - Vì chưa tới lúc.

    Duy khoanh tay:

    - Tôi không dể bị anh... dẩn đâu.

    - Tiếc thật tôi đành hôn xuống tận đáy trái tim cái ý chưaa nên nói vào lúc này rồi. THeo tôi, đó là một câu em cần được nghe để hiểu thế nào là khổ đau hay hạnh phúc.

    Duy hoang mang nhìn Biên xem đồng hồ:

    - Tôi phải đi rồi. Ráng học bài đi bé.

    Phượng Duy phản ứng ngay:

    - Hình như anh bị lộn. Câu nói này dành riêng cho be Khuê ới đúng. Tôi không phải là bé.

    Biên tủm tỉm thật khó ưa:

    - Chắ là tôi lộn. xin lổi nhé... nhóc

    Nheo con mắt đa tình. Biên vừ bước đi vừ huýt sáo bài Duy vẫn hay hát với cô Út.

    Tôi đi bằng nhịp điệu

    Một hai ba bốn năm

    Em đi bằng nhịp điệu

    Sáu bảy tám chín mười...

    Phương Duy đứng lại một mình với muôn ngàn tức tối. Biên đã ra một câu đố và cô sẽ phải trăn trở cho đến khi có được câu trả lời. Hừ! anh ta đúng là con cáo già dể ghét nhưng nhất định Duy sẽ bẩy được con cáo ấy.
    Chương 6

    Tú Nhi đang khều Duy, làm cô đang suy nghĩ đi đâu cũng phải giật mình quay về thực tại.

    - Thằng cha ở trọ trên gác nhà mi mê con Khuê lắm hỉ?

    - Ai nói với Nhi vậy?

    Lan Khuê khoe với bọn con gái lớp minh. Nó bảo rằng thằng cha đó mê nó như điếu đổ, nhưng nó không thèm.

    Phượng Duy mỉa mai:

    - Nó là nhà văn, muốn tưởng tượng thế nào chả được.

    Tú Nhi gật gù:

    - Mi nói chí haỵ Lan Khuê đúng là giỏi tưởng tượng. Theo cách nói của nó, bọn con trai trong lớp, mười thằng hết tám thằng yêu nó rồi.

    - Lan Khuê đẹp, nó đáng được yêu ấy chớ

    Tú Nhi trề môi:

    - Tụi nó chọc chơi chứ yêu giống gì một đứa giả dối như rứa.

    - Vậy là mày lầm bọn chúng thích Lan Khuê thật đó.

    Nhìn lên ô cửa tò vò Tú Nhi hỏi:

    - Thằng cha nớ cùng rứa hi?

    Phượng Duy lắc đầu:

    - Đối với hắn tao không biết

    Tú Nhi tài lanh:

    - Mi chịu khođể ý sẽ biết chứ gìDuy keu lên:

    - Mắc mớ gì tao phải để ý chuyện người khác. Mày đừng xúi dại.

    Tú Nhi cười cười:

    - Căng thẳng dử rứa hay mi mới là đứa có vấn đề với thằng cha nớ?

    Duy lừ mắt:

    - Vớ vẩn! học bài đi ở đó mà nhiều chuyện.

    - THì cũng phải htư giản một thí chứ

    Dứt lời Tú Nhi dán mắt vào vở. Nó có tật học bài phải đọc. Cái giọng nặng trịch của nó cứ như ru Duy ngủ. Mỗi lần buồn ngũ cô lại thèm có món gì cho vào mồmnhai cho đở. Nhà cô đang có một bao các món ăn của Biên nhưng cô chả muốn đụng vào nó chút nào.

    Dạo này mẹ không ở nhà, bà đi làm tận Vũng Tàu, tự nhiên DUy như bị hụt hẩng. Cô không quen vắng mẹ, đi ra đi vào thui thủi cô đơn, trống trải. Duy buồn lắm. Cô xin phép cho Tú Nhi tới học bài với mình, thỉnh thoảng mẹ con bé cho nó ngủ lại nên cô cùng đở quạnh quẻ.

    Giọng bà Tám của Tú Nhi lại vang lên:

    - Tau thấy Biên hay đấy chứ?

    Phượng DUy cộc lốc:

    - Hay điểm nào? sao tao không thấy nhỉ?

    Tú Nhi nhe răng cười:

    - Mắt mi bận ngó thằng Ân thấy mô te6 chi nửa.

    Duy bình thản:

    - Mắt mày ngó Biên, hắn ta hay ở điểm nào, nói thử coi

    Tú Nhi khen:

    - Hắn đẹp trai quá chừng. Mắt hắn có đuôi là... giông đại đa tình. Nhưng Biên lại không nhìn tau mới buồn chứ.

    Rồi Nhi phán một câu sấm sét:

    - Biên mà thèm mê con Khuệ Hắn mê mi thì có. Tau dám cá rứa đó.

    Phượng Duy ngớ người mất mấy giây, cô liếc vội lên ổ cửa tò vò:

    - Mày nói bậy, lỡ hắn nghe thì sao?

    - Thì hắn cám ơn tau nói đúng tâm trạnghắn chớ răng nửa. Không mê mà hắn chịu khó chăm sóc mị Nào là mật ong, trái cây, nho khô, mì gói, sửa tươi...

    Duy gân cổ lên:

    - Nhưng tao đâu có động vào những thứ đó.

    - Rứa mới là ngốc

    - Hừm! tao sẽ mang trả hắn.

    - Trong khi mi đói meo? Hắn sẽ không nhận vì "tình cho đi có lấy lại bao giờ"

    Phượng Duy lầu bầu:

    - Nếu ba mớ mật ong, nho khô, sửa hộp ấy là tình của Biên, tao càng phải trả cho bằng được. Hừm! tình gì mà toàn đồ ăn không

    - Hắ thực tế rứa, mi còn chệ Thật khó lòng quá.

    - Tao thích lãng mạn hơn.

    Tú Nhi cười hì hì:

    - Thì hôm nào Biên chả thối harmonica cho mi nghe. Vật chất tinh thần đầy đủ rứa, còn muốn cái chi nữa.

    Phượng Duy nói:

    - Suy đi nghĩ lại, tao thấy mình chẳng có điểm nào để Biên thích hết.

    - Răng lại tự ti rứa? Nhưng mi có thích hắn không?

    - Đương nhiên là không hề.

    Tú Nhi biũ môi:

    - Xạo, vậy mi thích ai? thằn Ân hay thằng Trung?

    Phượng Duy trầm giọng:

    - On nhà nghèo lại không ha như tao, thích ai cũng khó, tốt hơn hết là tránh xa chuyện yêu đương, để khỏi phải khổ.

    Tú Nhi kêu lên:

    - Chu choa! đúng là mệ non. Tau sợ nước lý sự cùn của mi rôi.

    Duy hất hàm:

    - SỢ thì học bài đi.

    Nhi hấp háy mắt, nó cụ khị:

    - Tau đang đói nấu cái chi ăn hhỉ?

    Duy nhăn mặt:

    - ĐỊnhlàm khó tau à? Tao sẽ trả hắn đó

    - Lẽ ra khi Biên đưa mi đừng nhận, chứ nhận rồi, mang trả l.ai khó coi lắm. Hắn sẽ bảo mi chảnh.

    - Mặc xác hắn.

    Tú Nhi chép miệng:

    - Đúng là cố chấp có những thứ mi càng cố tháo nó cang buộc chặt.

    Phương Duy ga9't:

    - Nhưng tao không thích Biên. Hay tao sẽ làm mai hắn cho mày?

    Tú Nhi cười:

    - Tao khen Biên đẹp, nhưng tau có mê hắn mô mà mi mần bà mai.

    Dứt lời, con nhỏ cầm vở lên đọc một tràng bài. Phượng Duy cũng chúi mĩu vào vở của mình.

    Trên cao lại có tiếng harmonicạ Bài "Ướt mi" cứ làm ngưo8`i ta ngẩn ngơ buồn.

    Tú Nhi huýt vào chân Duy:

    - Biên đang trao tặng mi sự lãng mạn nớ

    - Xĩ! trong nhà này đâu phải chỉ có mình tao. Biên thổi harmonica cho cả thế giớ cùng nghe đấy chứ

    Tú Nhi gấp vở lại:

    - Nhưng để thổn thức chắc chỉ một người. Thôi tau về.

    - Còn sớm mà.

    - Mạtau có công chuyện tau phải về sớm để trông chừng nhà.

    Phượng Duy cháp miệng:

    - Lại chỉ còn một mình chán.

    - Đôi khi mi cần ở một mình để thấy mình không ở một mình. Nè! tau về rồi thế nào Biên cũng xuống nhà mị Hắn nói chi nhớ kể tau nghe với đó.

    Phượng Duy bước qua bếp cửa nhà lớn. Cô lấy chì khoá treo ở góc tường ra mở cổng cho Tú Nhi về rồi cô treo lại đúng chổ củ.

    Trước đây Duy có một chìa riêng, dạo ấy cô rất ham chơi, chỉ cần rảnh một chút là Duy có mặt ở đầu hẻm, chổ bọn thằng Ân, Trung, Hoàng tề tựu để đá gà đá banh. Có một lần, Duy theo tụi nó xuống đường ủng hộ đội tuyển dành huy chương bạc Seamgames tới khuya mới về và tự ý mở cổng vào nhà. Bà nội đã đùng đùng nổi giận từ đó Duy và cả mẹ không được quyền giử riêng một chìa khoá cổng nửa. Bà nôi quy định giờ giấc đi về của Duy sau mỗi buổi học. Cô chỉ cần về trể ba mươi phút là bị mắng ngay.

    Hôm trước xe Trung hư, Lan Khuê trông thấy, nhưng nó vẩn cố tình nhốt cô ngoài đường. Nó rất thích hạ Duy trước mặt người khác để nâng mình lên. Duy rất muốn phản ứng lại cho bỏ ghét, nhưng lần nào cô cũng dằn khi nghĩ tới mẹ. Bà không muốn hcị em xích mích, bà không muốn nội buồn và Duy đành chìu ý me.

    Ngần ngừ nhìn những món Biên mua cho mình,Phượng Duy thở ra thở vào không biết phải làm sao.

    Lần trước Biên cho mật ong, cam sành và bảo quà ở nhà quệ Lần này ngoài sửa nho khô, phô mai... cũng có phần quà ở quê này nửa. Rõ ràng Biên muạ Anh khiến cô phải suy nghĩ rồi tự ái khi cho rằng mình đang... bị anh thương hại.

    Xách những túi xốp, Duy lên lầu. Cô nhất định mang trả lại Biên. Chân cô mỗi lúc một nặng nề khi tới gần căn gác của anh. Từ khi Biên ở đây đến giờ, Duy chưa ghé vào lần nào.

    CỬa phòng anh mở, Duy nghiêng đầu nhìn và ngạc nhiên khi thấy Biên đang chồm người ra ô cửa tò vò. Anhta làm gì thế nhỉ?

    Duy gỏ nhẹ cánh cửa gổ, Biên thụt vào:

    Anh ngạc nhiên:

    - Ủa Duy hả?

    Phượng Duy ấp úng:

    - Tôi vào được không?

    - Được, Được qúa đi chứ. Trời ơi mang trả cho khổ chủ đấy à? Duy làm tôi buồn quá.

    Duy nhẹ nhỏm vì khỏi phải nói lý do mình lên đây. Cô đặt tất cả lên bàn.

    - Mong anh hiểu chọ Tôi không thể nhận những món này.

    Biên có vẻ không quan tâm tới những thứ bị trả lại. Anh nhìn vật gì đó trong tay mình và nói:

    - Duy nè !

    Duy tò mò:

    - Gì thế?

    Biên mỉm cười:

    - Lại đây xem, thế nào Duy cũng thích.

    Phượng Duy bước đến gần một con sẽ non tròn trỉnh đang nằm gọntrong bàn tay có những ngón dài mạnh mẻ của anh. Nó tròn xoe mắt nhìn Duy, khiến cô không thể im lăng:

    - Ối, dể thương quá, sao anh lại bắt nó?

    Biên đáp:

    - Nó bị rơi ngay bậu cửa. Chắc là đang tập bay.

    - Tội nghiệp chưa.

    Biên đưa con sẽ cho Duy, Duy xoè tay ra. Anh giử tay cô và đặt nó vào. Hai người chụm đầu ngắm ngiá nó với hai trái tim đập thình thịch trong lồng ngưc.

    Phượng Duy lo lắng:

    - Không khéo nó sẽ bị mèo xơi mất.

    - Hay là mình nuôi nó

    - Không được nó sẽ chết vì nhớ me.

    Biên mê mãi nhìn Duỵ Cô bé vô tình chẳng biết. CÔ đang mê mãi vuốt nhẹ lớp lông tơ của con sẽ với tất cả trùi mến.

    - Phải trả nó về tổ. Anh biết tổ nó ở đâu không?

    Vừa hỏi Duy vừa ngước lên nhìn và bắt gặp ánh mắt rất gần của Biên. Nó đắm đuối đa tình va tha thiết làm sao.

    Phượng Duy chợt bàng hoàng. Rồi như sựt tỉnh cô vội vàng trả con sẽ cho Biên, mặt nóng bừng bừng.

    Biên mĩm cười:

    - Duy phụ tôi trả nó về tổ nhé?

    - Phụ bằng cách nào?

    - Lúc nảy tôi tìm và thấy tổ của nó ở trên vòm cửa sổ. Nhưng để đưa nó vào tổ thì hơi mạo hiểm vì tôi với tay không tới.

    Phượng Duy lắc đầu:

    - Vậy thì phải làm sao?

    Biên nheo nheo mắt:

    - Mình nối vòng tay lớn đi. Tôi sẽ chồm ngưo8`ira hết mức, Duy có bổn phận đứng phía sau nắm tay tôi kéo lại:

    Duy tròn xoe mắt:

    - Lở tôi kéo anh lên không nổi thì sao?

    Biên tỉnh bơ:

    - Tôi sẽ rơi xuống đất và hồn lìa khỏi xác. Bay chấp chớ như những cánh thiên di.

    PhươngDuy gật gù:

    - Một cái chết nghe thì đẹp lắm, nhưng chắc nhìn thì khủng khiếp vô cùng. Tôi không chơi trò mạohiểm này đâu.

    BIên hơi thách thức:

    - Em sợ gì?

    - Oan hồn.

    - CÓ chết tôi cũng không theo em đâu mà sợ.

    Rồi Biên ủ con sẻ trong tay:

    - Chú màh phải sống chung với ta thôi.

    Dứt lời, anh đặt nó lên bàn. Con chim bắt đầu kêu thật ai oán.

    Biên nhìn Duy:

    - Mình nuôi nó nghe... nhóc?

    Định cải: "tôi không phải nhóc", nhung Duy lại thôi. Cô nhỏ nhẹ:

    - Chỉ sợ nó chết thì tội lắm.

    Biên búng tay như dân anh chị:

    - Một là tôi hy sinh, hai là nó chết. Em lựa chọn đi.

    Môi Duy cong lên:

    - Tôi muốn nó được trả về tổ, anh làm sao thì làm.

    Biên ra điều kiện:

    - NhuUng em phải "nối vòng tay lớn" với tôi. Cũng đâu có khó gì quan trọng là em có dám cầm tay tôi không hà.

    Bị khích, Phượng Duy nóng máu:

    - Chuyện nhỏ, cứ xem như tôi nắm khúc gổ. Có sao đâu? nhưng tôi phải thấy cái tổ chim trước đã.

    Chỉ tay ra phía cửa sổ, BIên hơi nghiêng người:

    - Xin mời.

    Phượng Duy chồm người ra dòm, cái tổ chim nằm trên một cây đòn tay, chìa ra ngoài sát mái vòm cửa. Cô vói thử và biết rất khó tới.

    Giọng Biên vang lên:

    - Đừng chồm ra nghe. Tôi không... bay theo kịp Phượng Duy đâu.

    Duy quay vào:

    - Tôi thấy khó đó.

    - Quy^'t tâm cao sẽ thành công. Miển là giửa chừng Duy đừng buông tôi ra.

    Phượng Duy bỉu môi:

    - Tôi đâu có ác dự vậy.

    Biên cười toe:

    - Vậy thì mình bắt đầu. Khi tôi đếm tới ba em phải kéo vào thật mạnh. Mạnh hết sức đó nghen. Nếu không tôi rơi xuóng đất à. Nào chuẩn bị. Nắm tay... nắm

    Phượng Duy đưa tay cho Biên và nghe anh lầu bầu:

    - Tự vổ ngực xưng là nam nhi mà tay vẩn mềm như tay con gái. Liểu yếu đào tơ thế này không hiểu có đủ sức giử chặc một đại bàng sắp tung cánh không đây. Gaio mạng sống cho em đúng là uống thuốc liều.

    Giận dổi giằn tay ra, Duy nói:

    - Vậy thì thôi, anh gọi chị Khuê lên đi.

    Biên bẻp mép:

    - Kêu Khuê làm gì khi tôi chỉ trao mạng cho em thôi.

    Phượng Duy tỉnh queo:

    - Đừng nghĩ tôi tin miệng lưởi của anh mà lầm. Nào đưa tay đây.

    Biên tủm tỉm:

    - Giao bàn tay cho em nắm là giao cả cuộc đời tôi cho em đấy. Phải cẩn thận nghe.

    Phượng Duy giử cánh tay Biên bằng cả hai tay của mình. Cô hồi hộp nhìn anh nhoài người ra ô cửa nhỏ. Biên càng rướn người, Duy càng nắm chặt tay anh.

    Biên vừ đếm tới ba là Duy kéo anh hết sức bình sanh... Biên xoay trở vào, theo đà kéo của Phượng Duy, cả hai té dài trên sàn gác. Duy hồn vía lên mây người đờ ra như chạm ph?i điện. Lần đầu tiên trong đời Duy bị rơi vào tình thế chẳng đặng đừng, bất khả động... đậy quái ác như vầy.

    Cô đang bị cả thân hình hộ pháp của, cứng như đá của Biên sát vào, mặt anh ta sát mặt cô đến mức Duy hoa mắt chả thấy, chả cảm nhận được gì ngoài sự sợ hải tột cùng.

    Một giây, hai giây hay một thế kỷ vừa trôi qua Duy không biết nửa. Cô cố đấy Biên nhừng không nổi. Cả người cô dường như bị Biên khoá chặt và làm tê đi cùng thời gian.

    Duy tức tưởi:

    - Buông tui ra !

    Biên chợt bừng tỉnh. Anh ngồi dậy và đưa tay đở Duy, nhưng cô hất mạnh anh, giọng run lên vì giận:

    - Anh gạt tui... Anh... anh... thấy ghét lắm. Tui thù anh đời kiếp sau luôn.

    Nghiêng ngã đứng lên, Duy vội chạy đi. CHưa ra khỏi căn gác xép cô đã bi Biên giử lại.

    Anh ôm đại cô:

    - Anh xin lổi. Anh...

    Duy nổi máu nóng:

    - Anh im đi và buông ra nếu còn ham sống.

    Mắt quắt lên thật dử dôi, cô buông từng chử:

    - Tôi không muốn thấy anh. Không bao giờ muốn thấy anh nửa.

    Biên tuyệt vọng nhìn cô ào ào bước xuống thang. Duy không bao giờ tha thứ cho anh, cho dù vừa rồi anh không hề cố ý.

    Bước tới ô của sổ, anh đưa mặt ra đón gió. Gió đang ào ạc thổi về... Cái phong linh leng keng, leng keng..khiến anh phát cáu. Qưo tay, Biên đập thật mạnh, những âm than kim loại quấn vào nhau tắt tịt. Âm thanh cũng trốn cơn bực bội của anh. Xung quanh vẩn còn gió, gió đang xoa dịu những biến động trong anh, xoa dịu những xúc cảm bất ngờ ập tới rồi cũng bị cướp mất nay bằng cơn giận của Duy.

    Bình tâm lại, Biên sắp xếp mọi chuyện vừa xẩy ra. Theo đúng trình tự trước sau.

    Đầu tiên là con sẻ, người ta bảo chim sa cá luỵ là xui. Anh đang xui đúng kkhông? Cũng chưa hẳn là thế. Tất cả cũng tại anh bày trò. Anh định nhỏng nhẻo một chút với Duy, định thừa cơ hội được nắm tay con bé. Không ngờ mọi chuyện xảy ra hơn cả dự định của anh.

    Cái té ấy không có trong dự kiến vì BIên không ngờ... Duy mạnh đến thế

    Thú thật lúc đó hồn vía anh cũng lên mây. Nhưng bản năng đàn ông đã mau chóng khuấy động Biên. Anh bàng hoàng nhận ra một Phượng Duy đang run rẩy khác hẳn vẻ ngông nghênh thường ngày đang sát cạnh mình. Gương mặt ưng đỏ của Duy kề mặt anh Đôi môi hay bỉu ra của Duy sát đến mức chỉ cần anh thở mạnh một cái là môi anh đã chạm phải.

    Biên cứ trôi đi trong một cơn mợ Anh muốn hôn liều nhưng lại sợ giấc mơ tan. Còn Duy, cô bé nghĩ gì mà lúa đó cứ nhắm tít mắt lại thế. Có phải cô cũng đang chờ một nụ hôn không? Giá như Biên dạn dỉ hơn một tí,đàn ông hơn một tí nhỉ?

    Biên đấm mạnh vào tường. Anh chợt xấu hổ vì sự nuối tiếc hết sức tầm bậy của mình.

    Phượng DUy ghét anh, thù anh, không muốn thấy bản mặt cơ hội của anh là đúng. Anh khó lòng bào chửa cho trò tha chim về tổ của mình.

    Thở dài Biên nhìn những bao xốp trên bàn.Tất cả những gì tốt đẹp anh giành cho Duy, con bé đều trả lại. Con bé xắp thi cần được bồi dưởng. Thế là Biên lại...

    Chắc DUy rất giậnanh, rồi tâm trí đâu đế con bé học hành.Anh đúng là quá tệ. Lòng dâng lên niềm ân hận không nguôi, BIên lăn lộn trăn trở trên giường. Anh suy nghĩ cách xin lổi sao cho Duy không giận, không buồn anh nửa. Anh suy nghĩ muốn nổ tung đầu và nhận ra Phượng Duy từ lúc nào đã trở thành quan trọng với mình. Thế nhưng cô có biết điều này không?

    Lại thở dài, lại rầu rỉ, ăn năn. Biên nằm tay chân dang ra như bị đóng đinh trên cây thập tư.

    Anh nằm mãi nằm mãi cho đến khi trời tối, cho đến khi bà Thảo gọi anh xuống ăn cơm.

    Vào bàn anh uể oải cầm đủa, uể oải chào mời khiến bà Nhu thắc mắc:

    - Cháu làm sao thế? không khoẻ à?

    Biên ậm ự:

    - Cháu đang ngủ bị gọi dấy nên có hơi sật sừ, chớ đầu làm sao ạ.

    Lan Khuê chép miệng:

    - Anh Biên sướng ghê, em muốn ngủ ma nghĩ tới bài vở mà không dám. Ước gì có người học bài hộ để em được ngủ nhỉ.

    Bà THảo cười:

    - Ai bảo con cố học rồi than. Cứ như con Duy có phải sướng không. Giờ này nhà vẩn chưa bật đèn chắc nó ngủ trừ cơm.

    Biên chợt áy náy trong lòng, anh nghe bà Nhu nói:

    - Hay là nó đi đâu? chớ thường ngày nó chả bao giờ ngủ giờ này. Con khuê sang gọi nó xem.

    Khuê nhăn nhó:

    - Trời đánh tránh bửa ăn mà nội.

    Ông Thân vội đứng dậy:

    - Để đó cho ba.

    Nhìn theo dáng tất tả của chồng bà thảo tắt lưởi:

    - Đúng là số cực, mà con Duy thì có chuyện gì chứ.

    Lan Khuê càu nhàu:

    - Thím Hiệp cũng kỳ, đã biết Duy ham chơi hơn ham học mà vẩn bỏ mặt nó để đi làm xa.

    Bà Thảo lơ lửng:

    - Thím ấy muốn có cuộc sống riêng theo ý minh. Trời mới cản được.

    Bà Nhu nhíu may:

    - COn nói vậy là sao?

    Bà Thảo gấp vào chén bà Nhu miếng thịt:

    - Có gì đâu má. Con buột miệng thôi mà.

    Ông thân ngồi vào bàn ăn:

    - Con Duy ngủ quên. Tôi mớ kêu nó dậy

    Bà Nhu hỏi:

    - Sao con không bảo nó qua ă cơm luôn.

    - Dạ con có bảo nhưng nó không chịu.

    Lan Khuê liếc Biên:

    - CHắc nó ngại... Ối dào! nó chuyên môn chơi với con trai, giờ bày đặt xấu hổ gì cơ chứ.

    Bà Thảo nói:

    - Con sai rồi. Người ta có trăm ngàn lý do để xấu hổ. Duy xấu hổ... vi... vì

    Ông Thân nhẹ nhàng nhưng kiên quyết:

    - Thôi ăn đi.

    Biên cảm thấy no ngang. Anh cố ăn thêm một chén nứa rồi đúng dậy.

    Lan Khuê hải ngay:

    - Sao anh ăn ít thế?

    Biên ngượng gạo:

    - Anh no rồi.

    Khuê nheo nheo mắt:

    - Không phải no ngang vì nghe nhắc tới nhỏ Duy chử Em biết anh không thích Duy nhưng phảisống chung nhà với nó.

    Biên làm thinh anh ghét cách nói của Khuê, nhưng cũng chắng thèm phân bua làm chi.

    Bỏ ra sân, anh ngồi trên ghế đá giữa khoảng không lập loè tối. Bà Nhu bước ra ngồi kế bên.

    Giọng chân tình, bà hỏi:

    - Cháu có chuyện không vui à?

    - Dạ không a.

    Bà Nhu nhỏ nhẹ:

    - Bà gọi cháu ở đây với mục dích để cháu như được sống trongmột gia đình. Bởi vậy cháu đừng ngại nếu có chuyện buồn phiền gì đó.

    Biên lắc đầu:

    - Cháu không có thật mà.

    Bà Nhu mỉm cười nhìn anh:

    - Cháu rất giống ông nội.

    Biên ngạc nhiên:

    - Bà biết ông nội cháu à.

    Bà Nhu gật đâu:

    - Xưa kia ông nội cháu và ông nội Lan khuê là bạn thân mà. Thời cuộc thay đổi lmổi người một nơi. Ông nội Lan Khuê rốt cuộc chết ở xứ người. RIêng nôi. cháu vẩn ung dung tự tại với cơ ngơi ngày cang lớn. Phải hảnh diện có một người ông như thế.

    Biên bổng khô khan:

    - Ông ấy chẳng liên quan tới cháu. Thậm chí ông không hề biết cháu tồn tại trên đời này.

    Bà Nhu nói:

    - Điều đó không thể trách ông ấy được:

    Biên im lặng. Một lúc sau anh bảo:

    - Vâng cháu hiểu.

    - Thế cháu có hiểu vì sao ba cháu lại gởi cháu cho bà không?

    Biên khẻ lắc đầu. Bà Nhu Bổng hỏi:

    Nghe đâu Liêm đang lo thủ tục cho cháu đi du học à?

    - Dạ vâng.

    - Nếu được thế thì tốt. Bố Liêm của cháu vừa đa tình vừa hiếu thảo nên khổ. Cháu nên thông cảm cho Liêm.

    Rồi bà chuyển đề tài:

    - Phượng Duy hay phá cháu lắm phải không?

    - Dạ... đâu có

    - Sao Lan Khuê lại nói thế kìa.

    Biên vội giải thích:

    - Tại tính Khuê nghiêm nên nghĩ như vậy mỗi khi thấy Duy khoanh tay, hất mặt nói chuyện với cháu.

    Bà Nhu thở dài:

    - Phượng Duy ngang ngược như một thằng con trai khó dạy. Nó khác với Lan Khuê một trời một vực.

    Tội nghiệp con không cha mà.

    - Ba của Duy đâu hả bà?

    - Mắt bà Nhu xa xôi:

    Nó đang sống ở canada nhưng bà xem như nó đã chết rồi, vì từ hồi ba Phượng Duy đi tới nay, nó không hê thư từ về nhà. Nếu không có người quen ở bển về nói lại, gia đình đâu nghĩ rằng nó còn sống. Nó lấy vợ khác và có những đứa con khác

    Thở dài bà nói tiếp:

    - Phượng Duy ngổ nghịch cũng vì một phần nó giận ba nó. Nó luôn mặc cảm bị cha bỏ rơi.

    Biên xốn xang trong lòng khi nghĩ tới mình. Anh cũng mang mặc cảm như Duỵ Anh không biết cha mình là ai, mãi cho tới năm rồi mẹ anh bệnh nặng... khi hấp hối bà mới cho Biên gặp một người đàn ông và bảo đó là cha anh.

    Chuyện xẩy ra y như trong phim, Biên không mừng để nhào lại ôm người đàn ông xa lạ ấy. Anh đứng trơ như phỏng, nhìn rồi quay đi và khóc.

    Giọng bà Nhu vang lên:

    - Bà mong cháu hiểu hoàn cảnh của Phượng Duy để đừng trách mổi khi con bé có làm gì không vừa ý cháu.

    - Cháu hiểu rồi ạ.

    Có hai đứa cháu nội đều là con gái, đứa nào bà cũng thương như nhau. Đứa nào buồn khổ bà cũng không chiệu nổi hết.

    Biên chột dạ, anh hoang mang không hiểu bà Nhu vô tình nói thế, hay có ngụ ý gì. Anh... rà soát lại bản thân và thấy với hai cô cháu nội của bà, Biên chả làm gì sai trái. Trừ chuyện nóng hổi vừa xẩy ra chiều nay.

    Bà Nhu vào nhà rồi Biên vẩn còn thừ người trên ghế đá. Căn nhà nhỏ của Phượng Duy đã sáng đèn. Anh muốn tới bên cô để một lần nửa nói lời xin lổi, khể nổi muốn thì có muốn thật, nhưng ngay lúc này anh chưa thể.

    Thở dài, biên trở lên căn gác điều hiêu của mình và lặng lẽ nghe gió đi về.

  5. #5
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Dec 2007
    Bài gởi
    11

    Default

    úi trời lại phải đợi nữa roài

  6. #6
    Đang học vỡ lòng Misalove_baby's Avatar
    Tham gia ngày
    Jun 2008
    Bài gởi
    193

    Default

    Chương 7

    Thắng rủ rê:

    - Còn sớm ghé nhà tao chơi chứ về làm gì?

    Ngần ngừ một chút Biên gật đầu. Về làm gì giờ này khi anh biết chắc Lan Khuê lẫn Phượng DUy đều đi vắng. Anh sẽ buồn đến rả rời trong khu vườn đầy gió ấy. Biên không muốn thế...

    THắng hồ hởi:

    - Ông bố tao mới tậu giàn compact mới nghe phê lắm. Bảo đảm mày sẽ mê tít.

    Biên lại gật đầu Phượng DUy cũng rất mê nhạc. Con bé có một máy cassette củ và một mớ băng đã nhão, như Duy vẩn hay nghe. Những buổi trưa vắng, tiếng nhạc vang lên củ kỷ, buồn bả khiến người ta cứ thổn thức, nhưng vì lẽ gì thì không biết được.

    THắng phóng khoáng:

    - Dĩa mới nhiều lắm. Mày cứ lấy về nghe thoải mái.

    Biên Cười:

    - Ờ rồi tao sẽ mượn, chỉ sợ mày xót của.

    Anh có một máy dĩa chạy pin, Lan Khuê trông thấy và mượn ngay, dù con bé có một máy walkman loại xịn. Biên thật khó chịu khi trước mặt Phượng Duy, Khuê líu lo khen máy của anh tốt, nhạc anh tuyển riêng cho Khuê tuyệt haỵ Lẽ ra Khuê đã trả lại anh, nhưng anh nhiệt tình với Khuê quá, nhưng anh nhiệt tình với Khuê quá con bé chưa đành lòng trả vì sợ anh buồn.

    Khi nghe Lan Khuê huyên thuyên như vậy, Phượng Duy chỉ cười nhạt. Dạo này Khuê hay lân la xuống nhà Duy, chẳng biết hai cô nàng rù rì chuyện gì mà Khuê tươi roi rói, còn Duy đã lầm lì xa lánh, nay còn xa lánh lầm lì hơn nửa với Biên.

    Thái độ của Duy khiến anh ray rứt khôn nguôi. Cô bé vẩn chưa bỏ qua chuyện đó cho anh. CÒn ah thì cố chấp chưa ngỏ lời xin lổi thêm lần nửa.

    Dạo này Duy và Khuê đã nghĩ học Hai cô đang ráo riết ôn tập để thị Chỉ còn mười ngày nửa thôi cả hai sẽ thật sự bước qua thời trung học Đường tương lai gàinh cho Khuê thênh thang rộng mở, nhưng với DUy thì lại khác. CÔ đã chọn lối rẻ ngang ngắn nhất để bước vào đời ở độ tuổi còn quá trẻ. Cô vẩn chưa được trang bị chút chuyên môn hay kinh nghiệm nào để tìm một việc làm. Biên thấy lo lắng hco Duy, nhưng co lẻ cô không hề biết và cũng không cần biết vì cô đang ghét anh ghét đến tận kiếp sau luôn.

    Xe ngừng trước nhà, Thắng hăm hở nhấn chuông. Phải hơn ba phút sau, cổng nhà nó mới mở. Biên suýt kêu lên khi thấy người mở cổng là bà Hiêp. Bà cũng trân trối nhìn anh rồi vội vả bước vào trong.

    Biên không ngăn được tò mò:

    - Ai thế Thắng?

    GIọng Thắng lơ là:

    - À bà giúp việc.

    RỒi nó kéo Biên vào phòng riêng. Hai đứa tha hồ nghe nhạc, nhưng tâm trí Biên vẩn bị chi phối bởi bà Hiệp

    Anh khều chân Thắng:

    - Bà giúp việc nhà mày tên gì vậy?

    Thắng trả lời:

    - Cả nhà gọi là dì Sáu

    - Dì ấy làm lâu chưa?

    - Chỉ độ chừng hai tháng

    - Nhà Dì Sáu ở đâu mày biết không?

    Thắng nhíu mày:

    - Dì ấy nói ở thành phố này. Sao mày quan tâm tới bả dử vậy?

    Biên ngập ngừng:

    - Tao thấy dì ấy giống người quen.

    - Nhưng người quen tốt hay người quen xấu?

    Tốt. Rất tốt nửa là khác. Nhưng tại sao bà ấy lại ở nhà mày nhỉ?

    - Để tao gọi dì ấy vào cho mày hỏi.

    BIên xua tay:

    - Không nên. Vì hoàn cảnh di Sáu mới đi ở cho gia đình mày, chớ gia đình dì ấy không biết.Trước kia dì Sáu làm cho công ty Thanh Thuỷ.

    Biên chưa kịp nói típ thì có tiếng gỏ cửa. Thắng nhanh nhẹ đẩy cánh cửa gổ ra.

    Bà Hiệp rụt rè:

    - Cho dì gặp Biên một chút.

    Biên bước ra:

    - Cháu đậy ạ.

    Bà Hiệp không rào đón:

    - Chắc cháu đả biết bác ở đây làm gì rồi?

    - Vâng a.

    Bà Hiệp thở ra:

    - Vì muốn Phượng Duy yên tâm học và không mặc cảm với bạn bè,Bác nói dối là đi làm ở Vũng Tàu, bây giờ cháu biết cả rồi mong cháu giử bí mật hộ bác.

    Biên vội nói:

    - Bác yên tâm, cháu hiểu mà.

    Bà Hiệp thắc thỏm:

    - Dạo này Duy thế nào? nó học hành ra sao? cháu biết không?

    Biên mỉm cười:

    - Phượng DUy vẫn khoẻ, dạo này cô bé thức khuya học bài chăm lắm.

    Bà Hiệp rầu rỉ:

    - Không biết nó ăn uống thế nào nữa. một mình nó rất lười ăn.

    Biên chạnh lòng trước sự lo lắng của bà Hiệp. Anh nhỏ nhẹ:

    - Đúng là Duy rất lười ăn. Cháu thấy bà nội có nhắc nhở, nhưng cũng chẳng kết quả gì. Nếu bác về được một buổi động viên cô bé thì tốt quá.

    - Bác muốn lắm chứ nhưng công việc không bỏ được.

    Biên ngập ngừng:

    - Cháu hứa sẽ chăm sóc DUy theo khả năng của mình. Chỉ ngại cô bé không thích thôi.

    Bà Hiệp nhìn Biên:

    - Phượng DUy bướng bỉnh nhưng rất chịu ngọt. Cháu khuyên nó họ bác với

    - Vâng, cháu sẽ cố gắng.

    Thắng nhày mắt ki bà Hiệp xuống bếp:

    - Chà! Được gởi gấm con gái rượu nghen. Con bé ấy chắc xinh lắm.

    - Ờ xinh.

    - Vậy tao phải gọi dì Sáu là má mới được

    Biên bật cười:

    - Không tới phiên mày đâu.

    Thắng tò mò:

    - Nhưng hoàn cảnh Dì Sáu ra sao? mày nói rỏ để gia đình tao đối xử với dì ấy đúng mực chứ.

    Biên ngần ngừ một chút rồi dể cho Thắng nghe những gì anh biết về gia đình bà Hiệp.

    Thắng noi:

    - Chăm sóc bà nội tao không phải là một ngày một bửa mà chắc phải dài lâu. Tao sẽ nói ba me cho dì Sáu nghỉ một ngày để về động viên cho con gái.

    Biên kêu lên:

    - Nếu được vậy thì không gì băng.

    - Nhìn mày mừng mà thấy thương.

    Biên ngượng ngiụ:

    - Tao tội nghiệp bác Hiệp

    - Còn con gái của bà ấy thì sao?

    - Con bé ấy khó vào lắm mày ơi.

    Thắng cười cười:

    - Mày sợ khó thì để tao.

    - Thôi đi thăng quỷ tao về đây.

    - Không mượng dĩa à?

    - Vài ba cái gì đó mày chọn dùm đi.

    THắng nhúng vai:

    - Úm ba la bóc đại. Chắc không có tâm trí nghe rồi.

    Biên phóng xe về, trong sân bạn của Duy va Khuê năm sáu đứa.

    Anh nghe giọng con gái đặt sệt:

    - Khuê ơi! cây si của mi về kìa lhu choa là đẹp trai.

    Rất bình thảng Biên dựng chống xe và bước về phía đó

    - Chào các em, bửa nay sao đông vui thế nhỉ?

    Tú Nhi lể phép:

    - Dạ thưa anh bửa nay tụi em tơi đây để Lan Khuê giới thiệu cây si của hắn cho bọn em biết mặt. Khuê ơi! mi giới thiệu được chưa? Phải anh là Biên không hỉ?

    Mặt tái xanh rôi ửng đỏ, Lan Khuê lấp ba lấp bấp:

    - Nhi nói bậy Nhi không phải bạn mình. Trêu chọc người khác cũng phải có giới hạn chứ đâu phải Nhi nghe lời Phượng DUy xúi rồi muốn nói gì thì nói.

    Dứt lời Lan Khuê chạy một mạch vào nhà, con Phượng Duy thì chết sửng vì lời buộc tội của khuê.

    Tú Nhi ngơ ngác:

    - Răng nhỏ khuê lại giận hè? Rỏ ràng là nó khoe anh ni là cổ thụ của nó mà. Nhỏ Phượng DUy không xúi chi hết.

    Mặt Biên tái xanh vì quệ Anh không ngờ bị rơi vào tình huống này. Phượng DUy dù ghét anh thế nào cũng không nên bày trò này. Với anh, đây quả là một sự sỉ nhục.

    Ném về phía DUy cái nhìn như có lửa, Biên hầm hầm bước vào nhà, anh lên gác, ngồi một đống trên giường. Ngay lúc ấy anh nghe gịng Lan Khuê tức tưởi:

    - Thật xấu hổ khi nghe người ta nói thệ Em biết anh rất giận, nhưng em không... không..

    Biên khó chiệu vì tiếng khúc khích có hơi cường điệu của Khuệ Nhưng không lẽ đế con bé đứng khóc ngay cửa? Đứng dậy anh bước tới vổ nhẹ vai Khuê:

    - Đừng khóc anh hiểu em mà.

    Không ngờ con nhỏ ngả hẳn vào lòng anh.

    - HIểu? anh hiểu thế nào về em hả?

    Biên sững người vì cái thân hình mềm mại nóng hừng hực của Khuê đang dán sát vào mình. Anh chưa biết phải xử sự ra sao, Lan Khuê đã sụt sùi nói tiếp:

    Phượng Duy dựng chuyện để anh ghét em, và anh đang rất ghét em có đúng không?

    Biên lắc đầu:

    - Không, anh không ghét em.

    Lan Khuê ngước lên, hơi thở nhồn nhột ở cổ Biên:

    - Nhưng anh ó yêu em không?

    Biên ngần ngừ:

    - Anh rất quý em.

    Mắt Khuê tối sầm thất vọng, nhưng cô vẩn không rời Biên, trái lại cô nàng úp mặt vào vai anh tức tưởi.

    Nâng cầm Khuê lên Biên noi:

    - Anh xem Khuê như em gái.

    Dứt lời anh hôn phớt lên trán cộ Sẳn đà Khuê bấu cổ Biên xuống hối hả tìm môi anh. Hành động bất ngờ và táo bạo của cô khiến Biên không phản ứng gì kịp. Anh chỉ đứng ngay người ra như một gã ngốc rồi sau đó vụng về hôn trả lại cô cho ra vẻ ta đây từng trải.

    Tiếc nối rời môi Biên, Lan Khuê hất mặt hỏi bằng cách của một kẻ nghĩ mình đã làm chủ vật mình muốn có:

    - Còn xem em như em gái nửa không?

    Biên nhếch môi:

    - Không, nhưng không có nghĩa là người yêu của anh. Chẳng qua vừ rồi anh muốn biết cảm giác của em thế nào thôi. Môi em ngọt đấy, anh có thể hôn nửa, nhưng không yêu.

    Lan Khuê đứng hcết trân, phải gần cả phút sau con nho> mới rít lên:

    - Đồ đểu ! tôi sẽ không tha thứ cho anh.

    Biên buông người lên giường, anh đúng là đểu. Lẽ ra không nên ác với Lan Khuê như vậy, nhưng chẳng hiểu sao anh lại buông những lời độc thế. Vì anh vốn kiêu ngạo à?

    Lan Khuê vẩn khoe có nhiều đuôi bám theo, BIên từng ngại khi nghĩ con bé ghi luôn tên mình vào danh sách ấy. Sự lo ngại của anh vậy mà đúng.Chắc chắn Lan Khuê đã rêu rao anh là cây si của nó với bạn bè, chứ không phải phượng Duy bày đặt như lúc nảy Biên đã nghi ngờ.

    Nếu đúng thế Lan Khuê đáng được nghe những gì anh vừa nói lắm.

    Biện luận cho minh xong, nhưng Biên vẩn thấy mình đúng là đồ đểu. Anh đã khiến hai cô gái nhà này căm ghét. Lan Khuê ghét vờ chả nhằm gì Biên, chỉ khổ Phượng DUy ghét thật mới buồn chứ.

    Nằm trăn trở mãi cũng chẳng giải quết được gì. Biên từng biết ra sân. Anh gõ cửa nhà Phượng Duy, con bé bước ra với gương mặt hết sức ngầu.

    - Nếu anh tin lời của chị Khuê, tới đây bắt bẻ tôi thì xin lổi tôi chả có gì để giải thích hết.
    Biên nhỏ nhẹ:

    - Anh tới đây vì muốn nói chuyện với Duy chớ không liên quan gì tới Lan Khuê hết

    Phương Duy chớp mắt:

    - Lúc nảy tôi thấy anh giận lắm mà.

    Biên tủm tỉm:

    - Trông anh lố bich lắm phải không?

    Duy khoanh tay:

    - Đi mà hỏi chị Khuê.

    - Anh thích hỏi em hơn

    Phượng Duy nhún vai:

    - Tôi không quan tâm tới anh nên không chú ý xem anh có lố bịch hay không

    Biên nghiêng đầu nhìn Duy:

    - Anh tin chắc em vừa nói dối.

    Duy hơi khựng lại:

    - Để làm gì cơ chứ?

    Biên không trả lời, Duy ấm ức liếc anh và đi loanh quanh trong vườn. Biên lẽo đẽo theo sau. Anh nói vừa đủ hai người nghe:

    - Con sẽ hôm trước đã bay được rồi.

    Duy hỏi:

    - Sao anh biết?

    - Anh nhìn thấy nó vẩn hay đậu trên bậu cửa sổ để chờ anh cho những vụn bánh mì. Nó dạn đến mức hôm nay đã rủ thêm một cô nàng sẻ đáp xuống cùng. Trông hai đứa ríu rít mà buồn...

    - Sao lại buồn?

    Biên đá trái khế non dưới chân:

    - Buồn vì sự lẻ loi đơn độc của minh.

    Duy khịt mũi:

    - Anh hát cải lương chắc hay lắm.

    - Anh chưa hát với ai bao giờ nên không biết.

    Duy bĩu môi:

    - Tin lời anh thì có chết.

    Biên cười. Con mắt đa tình bổng sáng rực:

    - Duy nè! đừng thù anh tới kiếp sau nửa nghe?

    Phượng Duy dài giọng:

    - Nếu có kiếp sau, tôi nhất định tiếp tục thù.

    Biên nói:

    - Chắc chắn phải có kiếp sau rồi. Bởi vậy anh tinh chúng ta có duyên.

    Phượng Duy quay gót:

    Không thèm nói chuyện với anh nửa. Cách nói của nh hợp với chị Khuyên hơn.

    Biên phật ý:

    - Sao lại vội kết luận như thế. Anh buồn lắm đấy.

    Duy thảng nhiên:

    - Rất tiếc tôi không làm anh vui được.

    Dứt lời cô bước vội vào nhà, khép cửa lại.

    Ngước lên, Biên thấy Lan Khuê đứng khoanh tay ngạo nghể trên balcon.

    Biên nhếch môi vước ra. Khu vườn đang vắng lặng bổng râm ran tiếng tiếng ve sầu. Anh lâng lâng một nổi vuồn thật sự, nhưng lẽ nào anh không phá vở được bước tường thành Duy cố bao quanh? Biên thích cô anh phải vượt qua mọi chưo8'ng ngại để đạt được mục đích chứ, sao chưa chi đã chọn thất tình làm bạn rồi.

    Buổi cơm chiều tẻ ngắt rồi cũng xong. Biên ngồi lỳ trước máy tính, nhưng không phải học mà chơi game.

    Nhìn đồn hồ đúng mười giờ. Biên xách bịch mì gói xuống gỏ cửa sổ nhà Duy.

    Đang ngồi học bài con bé ngó ra đầy cảnh giác:

    - Chuyện gì vật?

    Mặt Biên nhăn nhó thật thảm hại:

    - Anh đói bụng qúa đói muốn xỉu luôn.

    Phượng Duy chớp mắt:

    - Sao lại... ăn vạ với tôi?

    Biên hạ giọng:

    - Không phải ăn vạ. Anh định nhờ Duy nấu hộ tô mì. Giờ này xuống bếp lục đục sợ bà nội thức, phiền lắm.

    Phương Duy hất mặt:

    - Tui hỏng phiền sao?

    Biên ngọt ngào:

    - Anh không sợ phiền vì em rất nhân hậu.

    Duy mát cả ruột nhưng vẩn chảnh chẹ:

    - Dựa vào đâu anh dám nói thế?

    Biên cười:

    - Một con chim sẻ em còn... còn...

    Phượng Duy nhe răng khểnh:

    - Đừng nói chuyện chim chíc với tôi. Hừ! anh có đói vì chết cũng không liên quan tới tôi.

    Biên nhỏ nhẹ:

    - Con chim đã bay được rồi, sao em còn giận hở Duỷ Hôm đó anh không hề cố tình.

    - Xì! có điên mới tin anh.

    Biên cố tình hiểu sai ý Duy:

    - Anh đang đói bụng thiệt mà.

    Duy lạnh lùng:

    - Nhờ chị Khuê ấy.

    Biên thở dài:

    - Nhờ được Khuê, chắc anh đã ra người thiêm cổ rồi. Thà anh chết vì sự độc ác của Duy.

    Dứt lời, Biên thất thểu quay lưng. Phượng Duy mím môi:

    - Tôi cho anh mượn bếp đấy.

    Biên mừng rơn, anh đợi Duy mở rộng cửa là thă"ng đường xuống tận bếp. Đây là lần đâu anh được vào nhà Duy, mà lại vào tận bếp nới đáng kể chứ.

    Đặt bịch mì goi lên bàn, Biên đảo một vòng mắt. Bếp nhỏ nhưng thật gọn gàng, sạch sẽ, khiến anh không biết phải bắt đầu ở đâu.

    Phượng Duy khoanh tay nhìn Biên như thách thức. Biên gải đâu:

    - Bếp gọn sạch quá anh sợ làm lung tung lên ghê.

    Duy nói:

    - Không sao. Tôi sẽ dọn lại hộ anh. Nhưng hỏi thật anh biết nấu mì không?

    - Anh Biết nấu cả cơm ấy. Nhưng tối nay anh chỉ nấu mì thôi. Duy phải ăn một gói xem tài ghệ anh ra sao nhé.

    - Nấu mì gói mà cần gì tài nghê.

    Biên múa mép:

    - Cần chứ, không tin lát nửa Duy thử sẽ biết. Bây giờ Duy lên học bài đi.

    Phượng Duy ngần ngừ rồi bước lên trên. Ngồi vào bàn cô nhìn những hàng chử trong vở mà chả nhớ đưo8.c chử gì. Để một người lạ vô nhà, ở một thời điểm không còn sớm như thế này có nên không? Nếu mẹ hay nội biết, chắc chắn cô sẽ bị mắng. Bởi vậy sẽ không có lần thứ hai đâu.

    Giọng Biên vang lên:

    - Mì gói đã xong, mời cô chủ ăn thử.

    Phượng DUy xuống bếp, cô chun mũi:

    - Thơm quá.

    Biên mở nắp tô ra, Duy khen:

    - Có cả hành lá, ớt tươi nửa. Anh tài thật.

    Biên cười:

    - Anh thấy những thứ này trong rổ trên kệ bếp và nghĩ nó dành cho mình. Nào! Duy ăn đi.

    Duy bồi hồi:

    - Lâu ghê mới có người ngồi chung với tôi.

    - Vài hôm nửa thế nào bác gái cũng về

    Sao anh biế t?

    Biên đóan:

    - Anh đóan thế. Duy sắp thi bác phải về động viên em chứ.

    Phượng Duy tò mò:

    - Bao lâu anh mới về quê thăm mẹ một lần.

    Biên nói:

    - Trước đây mỗi tháng anh mỗi về.

    Duy hỏi tới:

    - Còn bây giờ?

    Biên lắc đầu, anh trộn đều tô mì lên:

    - Em ăn đi.

    Phượng Duy hơi nhõng nhẻo một chút:

    - Anh chưa trả lời người ta mà?

    Biên ậm ự:

    - Bây giờ anh không về nửa.

    - Anh không sợ mẹ mình buồn à?

    - Không, vì mẹ anh mất rồi.

    Phượng Duy thảng thốt nhìn Biên. Cô ấp úng:

    - Ôi! buồn quá! em xin lổi...

    - Anh quen rồi

    Nhỏ nhẹ ăn. Duy hỏi:

    - Anh vẩn còn gia đình dưới quê chứ?

    Biên thảng nhiên:

    - Không, anh không còn ai hết.

    - Thế bác trai?

    - Ông ấy ở saigòn với vợ và con của ổng. Có thể nói bây giờ anh mồ côi cả cha lẩn mẹ.

    Phượng Duy ái ngại trước những lời có vẻ khô khan của Biên khi anh nói về ba mình. Thì ra nah có hoàn cảnh riêng có nhiều gút mắc chớ không sung sướng như Duy từng hình dung vì thấy anh sống kiểu vô lo, thoải mái. Duy cũng không có cha, nhưng dù sao cô vẩn còn mẹ, chớ không một mình như Biên.

    Giọng anh đều đều:

    - Anh mới gặp mặt ba mình trước khi mẹ anh chết độ mấy ngày. Bởi vậy tới bây giờ đối với anh, ông vẩn là người xa lạ.

    Duy tò mò:

    - Bác không quan tâm, săn sóc anh sao?

    Biên hơi mĩa mai:

    - Có chớ. Nếu đó là sự quan tâm chăm sóc như anh nghĩ. Mỗi tháng anh mổi gởi tiền cho anh ăn học đều đặn, anh chưa bao giờ gặp khó khăn về tiền. Nó giúp anh có được nhiều thứ, nhưng không phải là tất cả.

    Phượng Duy buồn buồn:

    - Dầu gì anh cùng biết mặt ba mình. Còn tôi thì không.

    Biên gật đầu:

    - Anh có nghe bà nội nói về bác trai.

    - Sao bà nội lại nói về ba tôi với anh?

    Biên ngập ngừng:

    - Anh và nội nói rất nhiều vấn đều, câu chuyện đẩy đưa tới ba em.

    Duy nhíu mày:

    - Dường như bà nội quen với ba anh thì phải.

    - Đúng vậy, bà nội Duy quen biết với gia đình ba anh. Ông muốn gởi anh ở đây cũng vì chổ quen biết ấy.

    Thảo nào ngày đầu tay xách nách mang tới đây, anh đã vổ ngực xưng là khách của bà nội.

    Biên sáng mắt lên:

    - Duy vẩn còn nhớ à.

    Phượng Duy ngưng đủa:

    - Ghét ai chừng nào, tôi nhớ dai chừng ấy. Ây da! cay quá !

    Duy ôm mặt đứng phắt dậy. Biên vộ vàng rót nước nóng trong ấm mang tới:

    - Em sút miệng đi.

    Mặc kệ nước mắt tràn trụa, Duy nói:

    - Hỏng thèm...

    Rồi cô xuýt xoa ngồi xuống ăn tiếp. BIên tủm tỉm cưo8`i:

    - Em... chì lắm !

    Phượng DUy nhúng vai:

    - Chuyện nhỏ ! tôi không thích vờ vỉnh như các tiếu thơ để người khác phải quan tâm chú ý tới mình

    Biên ởm ờ:

    - Nhưng tạo ấn tượng còn hơn là vờ vỉnh để người khác phải quan tâm.

    - Tôi không hiểu ý của anh

    Biên nheo mắt:

    - Mì anh nấu ngon không?

    Duy liếc anh:

    - Ngon đến mức tôi phải rớt nước mắt.

    Biên hỏi với giọng tự đắc:

    - Thế có ai ngoài anh làm em khó chưa?

    Phượng DUy ngênh ngang:

    - Chưa ai làm tôi khóc hết. Rơi nước mắt không phải là khóc.

    Biên bổng trầm giọng:

    - Trong đời anh chỉ biết khóc một lần đó là khi mẹ anh mất.

    Duy tò mò nhìn Biên. Cô không tưởng tượng được khi khóc, anh sẽ như thế nào. Trong đám bạn của cô, thằng An là mít ướt nhất, Duy đã thấy nó khó mấy lần vì bị ba nó mắng. Những lúc ấy nhìn nó buồn cười hơn là tội nghiệp. Duy không có ba, cô không biết khi bị ba mắng, mình có khóc không? Từ lúc hiểu chuyện đời tới bây giờ, Duy chưa khi nào bị mẹ rầy. Người hay lớn tiếng chê bai, mắng mỏ cô chỉ là bà Thảo. Duy tức lắm, như vì mẹ, cô hoàn toàn làm thinh như mình có lổ. Mãi rồi cũng quen, Duy xem những lời của bà Thảo như nước đổ đầu vịt.

    Biên thở dài:

    - Anh yếu đuối quá phải không?

    Phượng Duy lắc đầu:

    - Mong rằng anh không bao giờ phải khóc nửa.

    Biên dịu dàng nhìn Duy:

    - Em là cô bé đặt biệt mà anh đã được gặp.

    Cô tránh ánh mắt anh:

    - Như chị Khuê mới đặc biệt chứ tôi thì...

    Biên nói ngay:

    - Đặc biệt như kiểu Lan Khuê không thích hợp với anh.

    Duy nhếch môi:

    - Không thích hợp thì đà không có chuyện xảy ra ban chiều. Chị Khuê khoe với bạn trong lớp, anh là người yêu của chỉ và tụi nó đòi oi mặt.

    Biên đứng dậy:

    - Không lẽ em cũng tin lời Lan Khêu như các bạn trong lớp?

    Phượng Duy bưng tô đi dẹp:

    - CHị Khuê có người yêu la chuyện vui, dĩ nhiên tôi nên tin chứ.

    Im lặng vài giây, Duy nghe Biên trầm giọng:

    - Đế đó anh rửa. Em học bài đi.

    - Anh không biết ý sẽ làm xáo trộn nhà bếp của tôi.

    - Anh biết ý mà, sẽ không có gì xáo trộn nếu DUy tin vào anh.

    Phượng Duy bước ra ngoài. Đêm dịu ngọt hương nguyệt quế. Lòng hoang mang cô không hiểu Biên muốn gì ở mình mà kiếm chuyện đói bụng thế này. Dầu anh muốn gì, hiện giờ Duy vẩn thấy vui hơn mọi ngày. Niềm vui ấy như nhiều hơn khi Biên khẳng định không có gì với Lan Khuê.

    Nếu Khuê nghe được những lời này, cô chị hợm hỉnh của Duy sẽ nghĩ sao nhỉ? Bất giác Duy mĩm cười thích thú.

    Biên đứng kế bên Duy:

    - Anh rất thích khu vườn có nhiều gió này, cũng như ăn bếp gọn gàng ấp cúng của em. Nó gợi cho anh nhớ tới mẹ. Hồi đó nhà anh cũng chỉ có hai mẹ con. Mẹ anh đi dạy một buổi, một buổi ở nhà, bà vun vén trong ngoài, hăm só anh từnh chút. Lúc đó anh vô tư sung sướng chớ không phải cực nhọc như em bây giờ. Khi lên Saigon họ lúc rảnh là anh về với mẹ ngay, đôi khi một tháng anh về hai va lần.
    Giọng Biên trầm uống đứt quảng:

    - Bà mất vì viêm thận cấp tính. Thật đột ngột. Anh bị sốc suốt một thời gian dài, tưởng không gượng dậy nổi.

    Phượng Duy chớp mắt:

    - Bây giờ anh đã bình tâm trở lại rồi phải không?

    Biên gật đầu:

    - Ba anh nói, anh cần một không khí gia đình, tứ mà ông không cho anh được, bởi vậy ông đã gởi anh vào gia đình em với mong muốn anh se lấy lại thăng bằng.

    Phượng Duy nói:

    - Bác trai thật chu đáo, anh có thưo8`ng gặp ông không?

    - Rất ít khị Anh ngại làm xáo trộn cuộc sống đã đâu vào đấy của ông lắm.

    - Nhưng anh ó thương ba mình không?

    Biên ngập ngừng:

    - Anh không biết.

    Duy nhìn Biên:

    - Sao lại không biết? anh đang tự dối mình kìa. Dầu ba đà bỏ mẹ con tôi, nhưng tôi ra6't muống có ông để thương quý. Không cha khổ lắm.

    - Anh biết mà.

    - Vậy anh nên siêng đi thăm bác trai hơn.

    Biên miển cưởng:

    - Anh sẽ cố. Nói thật, không dế dàng gì để chấp nhận một ông bố đà bỏ mình tư khi còn trong bụng mẹ. Dầu bây giờ ông ấy lo cho anh tất cả.

    Dhượng Duy nói:

    - Anh là người hạnh phúc đấy. Anh biết không?

    Biên khẻ gật đầu, hai người chợt rơi vào im lặng

    Duy lên tiếng trước:

    - Nay giờ thư giản đủ rồi. Tôi phải học bài tiếp.

    Biên tiếc nuối:

    - Bên em, thời gian như chấp cánh bay.

    Phượng Duy tủm tỉm:

    - Anh lại hát cải lương nửa rồi. Tôi thích nghe harmonica hơn.

    Biên tươi rói:

    - Anh sẽ thổi. Em chờ nghen.

    Roi anh vội trở về căn gác điều hiu của mình. Đêm thơm như một dòng hương baỵ Biên thả hồn vào nhạc với tất cả mê say, vì anh biết dưới nhà, cô gái đang bướng bỉnh của anh đang lắng nghe. "Mối thù" cô nàng đòi mang theo tới kiếp sau dường như đã tan biến rồi, Biên cảm thấy thế giới như dể yêu hơn bao giờ hết.

    Phượng Duy vừa cắt tóc cho Út Trầm vừa càu nhàu:

    - Sao tóc Út mau dài vậy?

    Thay câu trả lời, Út Trầm nhe răng cười. Nụ cười không hồn không vía trông ngơ ngác đến tội nghiệp.

    Duy chợt thở dài khi giọng bã THảo the thé:

    - Út Trầm đâu rồi? hừ! phá như quỷ mới đó xé nát tờ báo của người ta.

    Bà Nhu có vẻ giận:

    - Có xé thì mua tờ khác. Sao con la dử vậy? tiền đây nè.

    Bà Thảo hậm hực:

    - Vấn đề không phải con tiếc tiền nhưng thú thật một mình con dọn dẹp hết nổi rồi. Má không thấy dạo này ô Út quậy quá sao? Lâu lâu cũng phải cho cô ấy đi khám lại chứ. Lở cổ lên cơn thì khổ.

    Bà Nhu Gắt ngang:

    - Mày chhỉ giỏ độc mồm. Nó như thế mà nói lên cơn gì cơ chứ.

    Lan Khuê giậm chân đùng đùng trên lầu:

    - Ồn ào quá làm sao người ta học. Hay là con khỏi thi, ở nh` đi bán cho vừa lòng mẹ và nội.

    Tiếng nói của Khuê quả là có trọng lượng. hai bà một bà, một mẹ đã im thinh thít.Khu vườn lại leng keng tiếng chuông gió trên ô cửa gác xép. Biên vắng nhà nên vừ rồi Khuê mới bộc lộ bản chất hỗn láo của nó ra như thế.

    Duy không thi đại học nên bà nội đặt hết tất cả tin tưởng vào Lan Khuệ Con bé cho mình quyền phách lối xất xược với mọi người. Nhữung lúc có Biên ở nhà, Lan Khuê vẩn thích đóng kịch cho Biên xem. Chẳng biết anh có biết Khuê đóng kịch không mà Duy thấy anh cũng vui vẻ thân mật với nó giống như anh đối với cộ Điều đó khiến Duy khó chịu. Biên từng nói không thích hợp với Lan Khuê kia mà. Nhưng anh đâu là gì của riêng Duy để cô ghen.

    Bất giác Phượng Duy đỏ mặt khi từ ghen thoáng qua tâm trí. Sau lại ghen khi cô chả ưa Biên chút nào. Kể từ buổi tối anh tình nguyện nấu mì cho Duy ăn tới nay, tình cảm của hai người đúng là có khác trước. Biên thường xuốngnhà trò chuyện với cô hơn. Đã thi tốt nghiệp xong, Duy hoàn toàn rảnh. Cô và Biên có nhiều buổi trưa ngồi ngoài sân nói đủ thức chuyện trên trời, mặc kệ bà Thảo ra vào nguýt háy. Bà đay nghiến có vần có điệu:

    - Suốt ngày cặp với con trai, thế nào rồi cũng đẻ vài con rơi.

    Duy tức lắm, cô sợ Biên nghe thì có nước độn thổ, Nhưng bà Thảo chỉ rao lên những lúc không có Biên. Duy thừa hiểu tại sao. Hừ! Bà Thảo biết ba của anh là người giàu lại có thế lực nên muốn giành anh cho Lan Khuệ Bà thấy Duy trò chuyện với Biên thì mắng, nhưng luôn tìm đủ ly do để anh cận kề Lan Khuệ Nào là cô bé hơi yếu môn hoá nhờ anh kèm hộ để nó vửng khi thi đại học và anh vui vẻ nhận lời làm Duy ngẩn ngơ giận mà không sao nói được.

    Cô Út Trầm nghêu ngao hát:

    Ta đi bằng nhịp điệu

    một hai ba bốn măm

    Ta đi bằng nhịp điệu

    Nhhịp điệu sao khác màu...

    Duy bổng cau co:

    - Út đừng hát bài đó nửa. Chán chết.

    Mặt xụ xuống vì bị rầy, Trầm vùng vằng bước đi.

    Có lần Tú Nhi khen cô Trầm đẹp, mà cô Út đẹp thiệt, có điều cái đẹp vô hồn, trông sợ sợ làm sao. Mẹ bảo không ai cưới một người như cô Trầm, dù cô có thể sinh những đứa con khôn ngoan xinh xắn.

    Duy đã vô tâm hỏi:

    - không ai cưới làm sao cô Út sinh những đứa con xinh xắn khôn ngoan được.

    Mẹ chép miệng:

    - Biết thế rồi, nhưng đời mà, ai đóan trước được chuyện gì sẽ xẩy ra. Bổn phận của con là phải coi chừng Út Trầm cho kỹ, cô ấy như đứa trẻ, xổng ra đường là phiền phức lắm.

    Phượng DUy vô tư gật đầu. Cô Trầm như một đứa trẻ, Duy có bổn phận coi cừng cho kỹ. Vào nhà Duy lấy gói snack tôm ra đưa cho cô Út. Đây là những món quà vặt mà Biên mua để dành lúc hai đứa tán gẩu nhai cho đở buồn miệng. Anh biết tật hay ăn vặt của Duy nên vờ nói thế thôi. Và cô thấy ấm lòng khi nhận sự chăm sóc rất nhỏ của anh.

    Trên bàn của Duy chất ba bốn quyển sách tin học. Biên... bắt Duy xem, phần nào không hiểu anh sẽ giải thích. Thoạt đâu cô từ chối, nhưng trước sự nhiệt tình và tận tâm của Biên, Duy đã bị khuất phục. Để mỗi lần cầm sách lên tim cô lại rối mù. Hừm! học mà không hành cũng bằng thừa. Nhưng để lên căn gác tít trên cao ấy để vọc máy, Phượng Duy không dám. Dầu quen với con trai từ nhỏ, song cô cũng hiểu những câu nói của bậc thánh hiền. ":Nam nử thụ thụ bất thân " nghe xưa như trái đất mà đúng. Với bọn thằng Hoàng, thằng Trung, và cả thằng lắm điều Ân, có cấu véo đụng cham, PhượngDuy vẩn trơ lỳ cảm xúc. Nhưng với Biên thì hoàn toàn khác.

    Duy nhớ có lần Biên té đè lên người cô mà bủn rủn. Cái cảm giác ấy vẩn đeo đă"ng Duy tới tận bây giờ, đế mổi khi ngồi cạnh anh, tim cô cứ đập lung tung, nghĩ vớ vẩn. Ôi! đầu óc của cô tâm tối tự bao giờ vậy?

    Xoa vội gương mặt bừng bừng nóng, Duy định vào nhà nhưng chuông ngoài cổng reo vang. Cô bước từng bước dài ra mở cửa.

    Cái nón màu cam của thằng Ân đập váo mắt Duy, khiến cô xập ngay cổng lại. Nhưng nó đã nhanh miệng:

    - Ân tìm Lan Khuê.

    Duy lạnh tanh:

    - Vậy thì mời vào.

    Ân dựng chống cái cúp cà tàng của nó lên rồi lếch thếch theo cô:

    - Duy vẩn còn giận Ân à?

    Duy thẳng thắng:

    - TÔi không htích gặp Ân chớ hẳng giận hờn gì hết.

    - Trước đây mình vẫn là bạn thân mà.

    - Nhưng Ân đã phá vở tất cả.

    - Duy đừng nói thế, Ân thương Duy thật.

    Phượng Duy cáu lên:

    - Tìm chị Khuê thì vào nhà mà tìm đừng theo tui nửa.

    Hậm hực cô vào nhà mình đóng cửa lại. Lật quyển sách dạy tin học Duy đọc nhưng không vào. Hừ! cái thằng Ân thật thấy ghét. Sao nó không như thằng Hoàng hay thằng Trung có tốt hơn không.

    Mà như thằng Hoàng cũng dở nó đoe theo Lan Khuê và làm tất cả những chuyện con nhỏ nhờ vả. Từ chuyện chép toàn bộ bài thơ, truyện ngắn của Khuê, vào cuốn sổ mạ vàng rồi phải vẻ bao nhiêu hình minh hoa. (vì Hoàng rất khéo tay) vào thời điểm phải tập trung hco thi cử, đến chuyện đánh vi tínhbản thảo, rồi in ra để Khuê gởi các báo, thằng Hoàng đều răm rắp tuân lệnh.

    Duy biết Lan Khuê lợi dụng Hoàng, chớ ngưo8`i kiêu căng tự phụ như nó đời nào thích thằng nhóc cùng trang lứa. Nếu muốn cô có thể làm thế với Ân lẩn Trung, Nhưng Duy khác Lan Khuê, cô không thích sống hai mặt, dối gian trong tình cảm là độc ác. Thà từ chối ngay từ đầu để người ta còn biết mà yêu kẻ khác. Quan điểm của Duy là thế và cô sẽ triệt để với Ân.

    Lại chuông reo, Duy lười lỉnh nằnm ì trong nhà. Chắc không phải Biên vì anh đã có chìa khoá. Nhưng ai thế nhỉ ai cũng mặc kệ họ. Duy chán chuyện canh giử cái cổng ấy lắm rồi. Cô nhắm mắt vờ ngủ mải đến khi giọng bà Thảo léo nhéo bên ngoài, Duy mới nhổm dậy nhìn ra.

    Thì ra là Biên anh chở trên xe một mày vi tính và đang khệ nệ khiêng về phía nhà cô.

    Duy vội bước ra ngoài, không đợi cô thắc mắc, Biên nói ngay:

    - Máy anh ráp để bán cả tuần nay, nhưng người ta vẩn chưa ghé lấy. Anh gởi tạm nhà em vậy, rồi em sẽ có máy thực hành.

    PhượngDUy ngập ngừng:

    - Nhưng mà...

    Biên xụ mặt:

    - Anh ghét hai tiếng nhưng mà của em quá. Dọn bàn cho anh để máy đi nha.

    Thấy Biên đứng nhìn ôm màn hình, Duy đành làm theo lệnh anh.

    Nhìn anh loay hoay với bàn phím, con chuột, ổ cắm điện, lòng Duy dâng lên niềm cảm động sâu sắc. Cô biết BIên muốn tạo điều kiện cho mình. Có điều DUy rất ngại nhận giúp đở.

    Giọng Biên đầy phấn chấn:

    - Ngồi vào ghế anh dạy cho vài thao tác. Dể lắm.

    Phượng Duy ngoan ngoãn để Biên hướng dẩn. Cô chưa ki,p nhấn vào nút enter là nghe giọng Lan Khuê vang lên:

    - Anh Biên! em học với.

    Ngước lên DUy thấy cả Ân. Nó lừ lừ nhìn Biêng với cái nhìn căm ghét khiến Duy phải ớn lạnh.

    Đang lúc DUy chưa định thần Lan Khuê lại bảo:

    - Duy để chị thử máy một chút coi.

    Như một phản xạ cô đứng dậy bưóc ra ngòai trước vẻ bất ngờ của Biên. Anh miển cưởng cười với Khuê, nhưng mắt không rời Duy.

    Cô ngồi xuống ghế đá và Ân ngồi xuống kế bên ngay.

    Giọng nó dài ra:

    - Đúng là sai lầm nếu Duy mê hắn ta.

    Duy đỏ mặt:

    - Ân biết gì mà dám nói thế?

    - Sao lại không? Biên đang chơi trò bắt á, chỉ tinh ý một chút cũng nhận ra chuyện này. Hắn muốn chinh phục Lan Khuê, nhưng lại quơ quàu luôn cả Phượng Duỵ Đúng là đồ đểu.

    Tự dưng Duy mất bình tỉnh vì nhừng lời buộc tội của Ân. Cô hỏi tới:

    - Ai nói là BIên đang chinh phục Lan Khuể tôi không tin

    Ân cười láu á:

    - Duy tin hay không thì tùy nhưng đó là sự thất.

    Duy nhíu mày:

    - Ai bảo Ân là thật?

    - À, vì Lan Khuê coi bộ đã điêu đứng vì Biên. Hai người đã... Ê, Duy nhìn kìa. Ân không phải dãi thích gì thêm đâu nhá.

    Phượng Duy quay người lại đúng lúc Biên đang cuối xuống còn Lan Khuê đang ngước lên với tất cả tình tứ khiến Duy tái cả người khi tưởng hai người xắp hôn nhau.

    Gịo.ng Ân như chế dầu vào lửa:

    - Trông tình tứ ghê.

    - Chuyện của người ta, sao Ân dư hơi thế?

    Dứt lời, Duy đứng dậy bỏ đi, Ân đeo theo một bên, duy thẩn thờ đến mức không buồn duổi nó nhu cô vẩn thường nói.

    Thằng Ân giỏ giọng ngọt ngào:

    - Những lúc như thếnày Duy cần dó Ân kế bên. Có điều gì bực dọc Duy cứ nói Ân sẳng sàng nghe và chia sẻ.

    Phượng Duy phát ngấy vì Ân cứ lải nhải mãi. Cô mím môi đi loanh quanh phía bên kia vườn. Duy không muốn trông thấy Biên và Khuê thậ mật như thế.

    Mà tạisao cô không vờ với Ân để coi phản ứng của Biên thế nào nhỉ? Máu kiêu căng và háo thắng bốc cao, Duy nắm tay Ân, giọng lạ hẳn đến mức cô còn không nhận ra giong mình đang nói"

    - Duy chỉ muốn nghe Ân nói thôi. Nói gì cũng được miển là không phải những lời giả dối.

    Ân sửng sờ mất mất giây, nó như líu lưởi:

    - Anh... anh đã nói rồi, anh thương em.

    Phượng Duy chớp mi:

    - Mình còn quá rẻ con, Ân không thấy sao? nói chuyện thương yêu lở mẹ hay, nội ghe thì chết Duy đấy. Bởi vậy Duy ghét Ân là như thế.

    Ân nồng nàn:

    - Nhưng Duy chịu cho Ân thương chớ?

    Duy cong môi:

    - Hỏng biết.

    Dứt lời cô bước vội đi. Ân dạn dỉ nắm tay cô kéo lại. Duy giằng ra:

    - Duy không muốn bị trông thấy đâu.

    Rồi cô đi về phía nhà mình. Ân phấn khởiđi kế bên, mặt vui như con nít được quà.

    Lan Khuê lên tiếng khi Ân huýt gió:

    - Yêu đời quá nhỉ? Nhìn hai ngưo8`i như sam sung sướng thật.

    Ân cười toe:

    - Khuê cũng thế chớ có riêng gì tụi này.

    Khuê gật gù:

    - Công nhận Ân xử dụng khổ nhục kế hay thật. Chịu để thầy cho một cặp trứng ngổng nhưng bù lại có được Duỵ Mai mốt phải gọi Khuê là chị đang hoàng đó nghe.

    Duy giậm chân:

    - CHị Khuê nói gì em chả hiểu gì hết.

    Lan Khuê ranh mảnh:

    - Duy không hiểu,nhưng ở đây ai cũng hiểu hết. Phải không anh Biên?

    Mặt Biên thảng nhiên như không, anh nghiêm nghị nhìn Duy rồi nói:

    - Chừng nào thi đại học xong, Khuê sẽ cùng học với Duỵ Còn bây giờ thì Duy thực hành trước.

    Phượng Duy đỏng đảnh:

    - Ngay bây giờ à? tôi đang có bạn mà.

    Biên ngạo mạn:

    - Anh sẽ hướng dẩn luôn bạn của Duỵ Có sao đâu. Cả hai... đứa còn phải học nhiều điều ở anh.

    Ân vênh váo:

    - Xin lổi tôi và cả em Duy không nghĩ sẽ họ được điều gì đó ở anh. Phải không DUy?

    Duy chưa kịp trả lời, Lan Khuê đã phá ra cười:

    - Hôm nay trông Ân phong độ ra phết, chắc chắn nhỏ Duy phải "phu xướng phụ tuỳ" thôi.

    Khó chiệu vì miệng lưới ngoa ngắt của Khuê, Duy phản ứng:

    - Chị nói bậy.

    Khuê tỉnh bơ:

    - Bậy mà đúng nên vẩn có giá trị của nó.

    Biên ngọt ngào:

    - Khuê đừng trêu nhỏ Duy nửa. Em về ôn bài đi. Anh sẽ kiểm ra đấy.

    Lan Khuê lúng liếng mắt với anh:

    - Vâng a.

    Rồi cười chiến thắng với Duy:

    - Ân ở chơi nhá, Duy đang cần Ân lắm đó

    Đợi Khuê đi xong, Biên liền nói:

    - Em vào làm quen với máy đi

    Phượng Duy nhũn xuống vì anh mắt của Biên, co6 bảo Ân:

    - Ân về học bài đi, Duykhông muốn Ân thi rớt đâu.

    Thằng nhóc gật đâu. Duy tiển Ân tận cổng

    Ân nói một hơi:

    - Anh không muốn Duy học Biên. mai mốt anh sẽ học chung với Duy ở trung tâm.

    Phượng Duy thở ra:

    - Duy cần học ngay để nhận việ làm ngay, Duy không có điều kiện học ở trung tâm, cũng không thể đợi Ân được.

    Mặt thằng Ân thổn ra như trái mướp, Nó giận dổi:

    - Anh về đây.

    Duy thấy tội nghiệp. Nhưng cô chẳng nói thêm lời nào. Duy đóng cổng rồi quay vào nhà

    Biên đang ngồi trước màn hình, giọng tỉnh ruội:

    - Em chia tay bạn trai nhanh hơn anhtưởng nhiều. Thì ra em vẩn ham học hơn ham yêu. Tốt đấy nhóc.

    Duy mím môi:

    - CHúng ta bắt đầu được rồi:

    Biên lắc đầu:

    - Chưa được, vì em chưa chủân bị tinh thần học.

    Duy kêu lên:

    - Vậy tại sao anh bảo... bảo

    Biên thản nhiên:

    - Anh không thích thấy thằng nhóc ấy xum xoe bên em.

    Phượng duy bỉu môi:

    - Anh nhỏ mọn vừa thôi

    Biên nghiêm mặt:

    - Anh không nhỏ mọn.

    Duy ấm ức:

    - Vậy anh thân mật với chị Khuê thì sao? người ta cũng có ưa đâu.

    Mắt Biên tinh qúái:

    - Người ta nào?

    Phượng Duy tức điên lên:

    - Anh không biết người ta nào thì đi cho rồi chứ ở đây làm chi nửa Biên ngồi lại, Duy xuống bếp, vắt cái khăn ướt úp vào mặt. Cô muốnmình không buồn, cô muốn mình phải tỉnh táo lầm lì, bậm trợn trước Biên như những ngày đâu gặp gở. Vá ` cái khăn mát th*m xà bông đã giúp cô lấy lại cân bằng

    Vắt khăn lên dây, Duy quay l.ai và đụng Biên. Anh sát cô đến mức cô không biết phải lùi vào đâu nửa.

    Giọng Biên giểu cợt:

    - Sao lại ủ mặt trong khăn lâu thế nhóc? em muốn dấu điều gì của riêng mình à?

    Cơn giận trong Duy bổng bùng lên, cô xô mạnh anh:

    - Anh lên với chị Khuê đi.

    Biên giử chặt vai Duy:

    - Để làm gì khi anh chỉ muốn ở gần em.

    Phượng Duy dằn ra nhưng không được.

    - Anh nói dối

    - Không tin cứ nhìn vào mắt anh đi.

    - Không thèm, nhất định là anh nói dối.

    Biên kêu lên:

    - Chẳng lẻ anh đối với em thế nào em không hiểu?

    Đầu duy gục xuống. Cô không nhìn vào mắt Biên, cũng không trả lời anh, hai người đứng như thế thật lâu. Rồi không biết hồi nào tay Duy đã nằm ngoan trong tay Biên.

    ANh thì thầm:

    - Nhóc con ngang bướng, đừng làm khổ mình nửa, phải nhớ rằng với anh em rất quan trọng. Anh muốn giúp em tìm một việc làm phù hợp đế co thế tự trang trải cho chuyện học của mình. Người ta co rất nhiều cách học. Điều quang trọng là họ có thích học hay không kìa.

    Duy vội vàng:

    - Em thích học lắm chứ.

    Biên chắc chắn:

    - Rồi em sẽ học đại học như các bạn của mình. Vấn đề ở đây là thời gian và ý hí.

    Phượng DUy bổng yếu đuối:

    - Em cần một điểm tựa về tin thần,không có mẹ Ở cạnh, em thấy chông chênh hụt hẩn quá.

    BIên dịu dàng:

    - Hảy tựa vào anh, nếu em tinh tình cảm của anh là chân thật.

    Duy chớp mi, cô và Biên cùng lên nhà trên. Anh bảoDuy ngồi vào máy và hướng dẩn thật cặn kẻ cách xử dụng. Bài thực hành đầu tiên nhập tâm Duy thật dể dàng vì người hướng dẩn cô là Biên. Anh là tiếng gió lanh canh trên ô cửa sổ, là tiếng harmonica trầm bổng hàng đêm, nhưng anh phải là người yêu không? Duy chưa trả lời được, vì Biên chưa có một lời tỏ tình nào cụ thế với riêng cộ

  7. #7
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Aug 2008
    Bài gởi
    5

    Smile

    chuyện hay quá chi ơi...... :icon_birthday: :nhi:
    :winking:

    chuyện hay quá chi ơi...... :icon_birthday: :nhi:
    :winking:



    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ chữ kí ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~




    :sofa: :im: kaka

  8. #8
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Dec 2007
    Bài gởi
    11

    Default

    Úi trời!!! làm gì nhỏ giọt vậy bạn ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii??????????????

Trang 1/2 12 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •