313/ Nhà Giáo Dạy Kiều 79 - Trị Mệt Mỏi Bằng Toán - Trạng Quỳnh
Thi hào Nguyễn Du nên sáng tác thêm giai thoại về Trạng Quỳnh để phong phú hóa Truyện Kiều.
Thí dụ:
Vua thử tài triều đình:
_ Tại sao có thể trị mệt mỏi bằng toán ?
Các quan văn võ trong triều ngớ ra khi thấy Trạng Quỳnh chỉ im lặng mà được vua vỗ tay khen.
Cách giải thích qua TBL ?
Sáng tác: 313 - NC TBL 497 + HB 1,820 + DT 039 - 877 - 3-14-11
T/T: 5 đô
Ghi chú: HB sáng tác đố thơ trên như một lời chân tình tri ân nhà toán học Đinh văn Huỳnh cùng đức phu nhân Phùng bích Liên, giáo sư tiến sĩ toán Đinh văn Hải, tiến sĩ Đinh văn Hiệp và vị hảo tâm ẩn danh đã có nhã ý tài trợ và bảo trợ cho thơ Balon suốt tuần lễ qua.
Đột Xuất 20,000 USD Đêm Nay.
Thêm một lần nữa, quý ân nhân hảo tâm trên có nhã ý tặng thưởng 20,000 đô suốt 24 tiếng.
Thời hạn: tới 11:45 AM 3-15-11.
Toàn diễn đàn trân trọng cám ơn quý ân nhân hảo tâm.
Đáp Án 306/ Nhà Giáo Dạy Kiều 72 - Phật Pháp & Ngữ Pháp
Trích:
Nguyên văn bởi Hoaibao
Muốn vượt xa nguyên tác Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, thi hào Nguyễn Du nên đưa thêm giá trị ngữ pháp vào kiến thức bách khoa.
Như thế chẳng những Trung Quốc phục mà cả thế giới phải ngưỡng mộ học thuật Việt Nam.
Thí dụ:
Thấy Kiều giả bộ té để thử tài mình, khách văn nhân xuất chiêu ngay:
_ Vô ngã vô úy ngã.
Kiều biến hóa liền sang thế thứ hai:
_ Nếu đổi chủ đề "ngã" sang "tha thứ" và cũng giữ cách nói trên, làm cách nào đạt được giá trị ngữ pháp cao nhất anh nhỉ ?!
TBL ?
Sáng tác: 306 - NC TBL 490 + HB 1,813 + DT 032 - 872 - 3-7-11
T/T: 5 đô
ĐÁP ÁN
Vô (trt): không.
Ngã (dt): tôi, ta, mình.
Vô ngã: không kể gì đến mình, quên hẳn mình đi.
Úy (đt): sợ.
Ngã (đt): té.
Vô ngã vô úy ngã: quên được mình thì chẳng sợ bị té.
Nghĩa rộng: quên được mình và không chấp bất cứ điều gì thì chẳng sợ gì.
Câu trên chơi chữ "ngã".
Nay nếu đổi chủ đề "ngã" sang "tha thứ" trong câu "tha thứ thì thư thái", chúng ta cần tìm hai từ AB sao cho:
1/ AB bao hàm được cả hai nghĩa "tha thứ" và "thư thái".
2/ AB tạo được ngữ pháp bậc hai và nằm trong mô hình Z bậc một.
AB chính là "khuể khỏa" vì:
Khuể khỏa (đt): bỏ qua, tha thứ, xí xóa cho nhau (những chuyện xích mích).
Khuể khỏa (tt): khuây khỏa, vừa ý, hài lòng, thư thái.
Ngữ pháp bậc hai ở đây thuộc mô hình điệp ngữ.
Khắc (pht): từ biểu hiện tính tất yếu của quan hệ nhân quả.
Giá trị ngữ pháp cao nhất từ các luận cứ trên:
Khuể khỏa khắc khuể khỏa.
http://www.hoahoctro.com/4rum/showth...74035&page=501