Ý NGHĨA CỦA SỰ TĨNH LẶNG




Truyền thuyết kể rằng Đức Phật đã có bài thuyết Pháp trong sự tĩnh lặng, ngài chỉ dùng cử chỉ để diễn đạt cho các nhà sư hành Đạo thời bấy giờ. Khi Phật ra hiệu trong tĩnh lặng, có người đệ tử của Ngài là Ma Ha Ca Diếp đã nở nụ cười trên môi, Phật biết rằng người đó đã hiểu được ý của Người; Phật khen nhà sư đó trước toàn thể các đệ tử. Bài thuyết Pháp trong tĩnh lặng đó đã trở thành triết lý cho phái Thiền tông (Meditaiton) của Đạo Phật trong suốt chiều dài lịch sử. Trong lịch sử Phật Giáo cũng có câu chuyện kể rằng một đệ tử của Người đã tới hỏi rất nhiều điều và Phật đều trả lời được nhưng khi nhà sư đó hỏi tiếp thì Đức Phật bảo rằng đừng hỏi thêm nữa vì cứ tiếp tục hỏi và trả lời thì cuộc nói chuyện cũng chẳng đi tới đâu cả; Phật bảo nhà sư đó hãy chuyên tâm vào Thiền định tới khi đạt tới sự giác ngộ như Người thì sẽ tự trả lời được tất cả các câu hỏi trong vũ trụ bao la này.






Có câu danh ngôn nói rằng: “Những người bạn tốt nhất lắng nghe cả những điều bạn không nói” – “Best friends listen to what you don’’t say”. Khi đã thật sự hiểu nhau thì tiếng nói của sự tĩnh lặng, của nội tâm con người mới là điều đáng trân trọng. Những người bạn hiểu nhau nhất thì thấu hiểu được suy nghĩ của nhau mà không thể có sự hiểu lầm của lời nói bên ngoài. Thật vậy, những người nghiên cứu triết học cho rằng Đạo Phật ngoài ý nghĩa tôn giáo còn có ý nghĩa về khoa học, đó là khoa học về nội tâm của con người hay toàn thể vũ trụ nói chung. Lời nói mang ý nghĩa của thế giới nhị nguyên và sự phiến diện nhưng nội tâm con người nếu được trau dồi thì sẽ đạt tới sự vĩnh hằng hay là trạng thái giác ngộ mà Đức Phật mong các đệ tử sẽ được như Người.






Trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính hình thành trong bão táp