Trang 7/7 đầuđầu 1234567
kết quả từ 49 tới 54 trên 54

Ðề tài: Chuyện lạ đó đây !

  1. #49
    Tình Nồng 50830's Avatar
    Tham gia ngày
    May 2006
    Bài gởi
    341

    Default

    Bé sơ sinh nặng 7 kg

    Bé trai dài 60 cm và nặng 7 kg chào đời hôm 8/5 tại một bệnh viện ở Trú Mã Điếm, Hà Nam, Trung Quốc, trở thành bé sơ sinh nặng nhất nước này.


    Em bé nặng 7 kg, gấp đôi các bé sơ sinh bình thường. Ảnh: Dahe Daily.

    Mẹ bé, chị Tang Xinxiang, 39 tuổi, đã phải trải qua ca phẫu thuật kéo dài 70 phút. Theo Dahe Daily, chị từng bị sẩy thai 6 lần và cơ thể đồ sộ 105 kg cùng căn bệnh đái đường khiến cuộc mổ đẻ của chị khó khăn hơn.

    Khoảng 15h hôm đó, chị Tang được đưa tới phòng đẻ và được bác sĩ giàu kinh nghiệm nhất phẫu thuật. Sau hơn một tiếng, cả mẹ và em đều an toàn. Vị bác sĩ này nói rằng, sản phụ và em bé sẽ ở lại bệnh viện để theo dõi tình trạng sức khỏe trong hai tuần.

    Hoài Vũ



    * Hãy chọn con đường dài nhất để bước đi bên cạnh nhau khi chúng ta không thể biết yêu thương kia tan vỡ vào lúc nào!


  2. #50
    Thạc sỹ :)'s Avatar
    Tham gia ngày
    May 2009
    Bài gởi
    3,693

    Default

    Lối sang đường độc đáo dành cho người đi bộ

    Một lối sang đường độc đáo dành cho người đi bộ tại Trùng Khánh, Trung Quốc với điểm nhấn là hai hình trái tim và mang thông điệp “I Love You” bên trong đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các đôi bạn trẻ.

    Lối sang đường tình yêu được khai trương hôm 11/5 tại cổng công viên Binjiang ở quận Nan'an của thành phố Trùng Khánh. Lối đi được vẽ với phông nền màu đỏ và kẻ sọc trắng, hai hình trái tim dính vào nhau và ở giữa có dòng chữ “I Love You”.

    Theo cảnh sát giao thông Wu Hong, đoạn đường dành cho người đi bộ dài 18m và rộng 9m. Nó được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế mới. Loại sơn đỏ làm nền được nhẩp khẩu từ nước ngoài và là loại sơn chống trơn trượt. Hai trái tim dài 5m và rộng 4,5m.

    Lối sang đường tình yêu khiến các cặp đôi mới cưới rất thích thú và nhiều cặp tới đây để chụp ảnh lưu niệm. Tuy nhiên, cũng xuất hiện những lo ngại rằng nó sẽ gây ra một điểm tắc nghẽn giao thông mới.

    Liên quan tới vấn đề này, cảnh sát Wu cho hay họ đã nắm chắc thông tin về lưu lượng giao thông tại đoạn đường nên chủ động được tình hình. Các cặp đôi mới cưới thường tập trung đông vào lúc khoảng 10 giờ sáng, khi giao thông trên đường thưa thớt.

    Cũng theo ông Wu, các cặp đôi muốn chụp ảnh tại lối sang đường cần đăng ký với đồn cảnh sát gần công viên Binjiang. Cảnh sát sẽ điều chỉnh đèn tín hiệu hoặc trực tiếp điều khiển giao thông để cho phép các cặp đôi chụp ảnh.

    Ảnh lối sang đường tình yêu nổi bật ở Trùng Khánh:


















    Ninh Nhi
    Theo IC





  3. #51
    Dễ thương nhất ♥H2T♥ - 10 ~*ẢO ẢNH*~'s Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2010
    Bài gởi
    6,262

    Default

    Đúng là thế giới còn nhiều điều kỳ lạ. Khoái nhất quả trứng gà

  4. #52
    Bé còn quấn tã soi_nha's Avatar
    Tham gia ngày
    Feb 2011
    Bài gởi
    2

    Default

    50 bác sĩ “hợp sức” cứu sống
    cháu bé mắc bệnh hiếm gặp
    (Dân trí) - Lần đầu tiên tại bệnh
    viện Chợ Rẫy, một ca phẫu thuật
    phức tạp chưa từng có với sự
    “hợp sức” của 50 bác sĩ đã
    cứu sống bé gái 10 tuổi mắc
    phải chứng bệnh hiếm gặp loạn
    sản sợi xương hàm trên và liệt
    tiểu cầu kéo dài sinh ra kháng
    thể.
    Bệnh nhi được may mắn cứu sống là
    cháu H.T.Q.T (SN 2001, ngụ tại quận
    Thủ Đức). Từ khi mới được 3 tháng
    tuổi, bé Q. đã bị xuất huyết tiêu hóa
    hai lần. Bên cạnh đó, bé thường
    xuyên bị chảy máu mũi và chân
    răng. Trong một kết quả xét nghiệm
    tại bệnh viện Nhi Đồng 1, bác sĩ
    phát hiện cháu mắc phải chứng
    bệnh liệt tiểu cầu. Từ đó cháu đã
    phải liên tục truyền tiểu cầu để duy
    trì sự sống.
    Khi lên 5 tuổi, thấy bé Q. sốt cao
    chân răng chảy máu liên tục gia
    đình đưa cháu đến bệnh viện khám
    thì phát hiện khối u chân răng hàm
    trên bên phải. Kết quả kiểm tra tại
    bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ cho
    thấy khối u của cháu là u lành. Tuy
    nhiên khối u ấy ngày một lớn che
    hết phần mặt, vòm miệng, đường ăn
    và đường thở của cháu gần như bị
    bít lại.
    BS Trần Minh Trường đến thăm
    thăm sức khỏe cháu Q.T
    Dù đã trải qua nhiều lần chẩn đoán
    nhưng do chứng bệnh liệt tiểu cầu
    sinh ra kháng thể tại Việt Nam chưa
    có thuốc điều trị nên các bác sĩ của
    bệnh viện Nhi Đồng 1 và bệnh viện
    Răng Hàm Mặt không thể tiến hành
    phẫu thuật cho bé. Khối u phát triển
    ngày một lớn khiến mắt phải của bé
    bị lồi ra, nếu không được phẫu thuật
    bệnh nhân sẽ tử vong, bệnh viện Nhi
    Đồng 1 đã chuyển cháu đến bệnh
    viện Chợ Rẫy.
    Là bệnh viện điều trị cho người lớn
    nhưng ngày 5/1/2011 Chợ Rẫy phải
    “bất đắc dĩ” tiếp nhận trường hợp
    của bệnh nhi Q.T. Xác định đây là
    căn bệnh lạ chưa từng gặp nhưng
    không chịu đầu hàng, Ban giám đốc
    bệnh viện Chợ Rẫy đứng đầu là BS
    Nguyễn Trường Sơn đã rốt ráo chỉ
    đạo các bác sĩ của bệnh viện khẩn
    trương tìm phương thuốc và biện
    pháp điều trị.
    Sau một thời gian tìm hiểu trong Y
    văn thế giới, bác sĩ tại Chợ Rẫy ghi
    nhận đã có một số nước sử dụng
    thuốc Novoseven để điều trị kháng
    thể của bệnh liệt tiểu cầu ở bệnh
    nhân máu khó đông giúp cầm máu
    khi phẫu thuật, trong đó có Thái Lan
    từng điều trị thành công. Tuy nhiên,
    tại Việt Nam loại thuốc này không
    có hơn nữa giá thành quá đắt (26
    triệu đồng/1 lọ thể tích 1,2mg) gia
    đình bệnh nhân không đủ sức để
    mua nổi một lọ.
    Với phương châm “cứu người là
    trên hết”, sau khi trao đổi tiếp thu
    kinh nghiệm từ các bác sĩ của nước
    bạn, bệnh viện Chợ Rẫy đã xin một
    quota của Bộ Y tế khẩn trương
    nhập về 100 lọ Novoseven với giá
    2,6 tỷ đồng phục vụ cho ca phẫu
    thuật của bệnh nhân Q.T.
    Điều trị thành công cho Q.T đã mở
    ra một hướng mới cho nền Y học
    nước nhà
    Ngày 20/2, ca phẫu thuật phức tạp
    chưa từng có này phải cần đến 50
    bác sĩ từ các bệnh viện Chợ Rẫy,
    Răng Hàm Mặt, Nhi Đồng “hợp
    sức”. BS Trần Minh Trường, Phó
    giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy làm
    phẫu thuật viên chính. Ê kíp phẫu
    thuật có nhiệm vụ mở khí quản, cắt
    bỏ xương hàm trên của 1/2 khuôn
    mặt bên phải cùng với khối u.
    “Sự căng thẳng đẩy lên đến đỉnh
    điểm bởi chúng tôi chưa kịp xử lý thì
    máu đã tuôn xối xả từ vết mổ. Nếu
    máu tràn vào phổi, bệnh nhân có thể
    tử vong bất kỳ lúc nào. Mồ hôi ướt
    đẫm khuôn mặt BS Trường nhưng
    sau hơn 2 giờ khẩn trương phẫu, 50
    bác sĩ chúng tôi đã hoàn thành
    nhiệm vụ.” BS Thanh Thanh, bệnh
    viện Chợ Rẫy trực tiếp tham gia ca
    mổ hứng khởi kể lại.
    Tổng lượng máu truyền là 14 đơn vị
    hồng cầu và khoảng 40 khối các
    chế phẩm từ máu cùng với 98 lọ
    thuốc đặc trị, tổng kinh phí cho ca
    mổ lên tới 2,6 tỷ đồng. Hiện bệnh nhi
    không còn chảy máu đã được rút
    ống nuôi ăn, sức khỏe dần ổn định.
    Sắp tới bệnh viện Răng Hàm Mặt sẽ
    tiến hành phẫu thuật chỉnh hình và
    làm răng giả cho bé Q.T.
    Trong niềm vui lâng lâng BS Trần
    Minh Trường chia sẻ: “Chúng tôi
    cảm thấy hạnh phúc vì bệnh nhân
    được cứu sống. Nhưng ca mổ đã
    mang lại tin vui lớn lớn cho nền y
    học nước nhà, bởi chúng ta đã tìm
    ra một hướng mới để điều trị cho
    những bệnh nhân bị máu khó đông,
    những người gặp tai nạn có nguy cơ
    tử vong cần cầm máu gấp”.

  5. #53
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Dec 2010
    Bài gởi
    9

    Default

    Cưới vợ về chỉ để đi bê nước

    Tại Ấn Độ có những vùng quê hạn hán tới mức, đàn ông ở đây lấy vợ hai, thậm chí vợ ba chỉ nhằm mục đích duy nhất là có người đi lấy nước cho cả gia đình.


    Những người vợ sẽ đi bộ một đoạn đường rất dài để mang nước từ nguồn xa về làng, hầu hết đựng trong các chum vại nhôm được họ đội trên đầu.

    Cuộc sống thật khắc nghiệt trên những vùng quê khô cằn như Denganmal, cách Mumbai 150 km. Những ông chồng ở đây luôn bận rộn với việc làm nông và chăn gia súc, trong khi các bà vợ làm việc nhà và nuôi dạy các con. Thế nhưng, vẫn cần có người đi mang nước từ các nguồn cách xa làng vài kilomet, để dành dùng cho khoảng 8 tháng trong năm, khi trời hạn hán không có nổi giọt mưa nào.

    Đấy là lý do đàn ông ở đây thường có 2, thậm chí là 3 vợ. Họ sẽ chỉ có con với vợ cả, trong khi các bà vợ khác có một nhiệm vụ duy nhất là mang nước về cho cả gia đình, đổi lấy việc được có danh "là vợ" trong xã hội. Họ được gọi là các "paaniwaali bais" - những bà vợ nước.

    Tìm được một người vợ chấp nhận gánh nặng mang nước về cho cả gia đình không phải chuyện dễ, bởi cũng chẳng cha mẹ nào muốn gả con gái cho người đàn ông sống ở vùng hạn hán. Cho nên một người đàn ông ở làng quê khô hạn này sẽ chỉ lấy được một cô vợ ở làng quê hạn hán khác hoặc lấy người cùng làng, bởi họ hiểu rõ sự khắc nghiệt của hạn hán và sẵn sàng làm bất cứ gì cần thiết để cấp nước cho gia đình.

    "Các bà vợ nước" nhìn chung sẽ là những phụ nữ bị chồng bỏ hay góa bụa trong khi bà vợ cả chắc chắn phải là người chưa từng kết hôn và "môn đăng hộ đối" với nhà chồng.

    Bên cạnh nhiệm vụ chính là cõng nước, các bà vợ lẽ cũng phải đồng ý với việc sẽ phục tùng mệnh lệnh của vợ cả - người có vai trò chăm sóc con cái, vắt sữa bò và nấu ăn. Họ cũng phải chấp nhận việc không được chia tài sản, đất đai của gia đình, không được ngủ trên chiếc giường của người chồng khi bà vợ cả còn sống.

    Mỗi ngày, "bà vợ nước" ở Denganmal sẽ phải đội hơn 100 lít nước từ nguồn cách nhà 3 km về, đi vài lần trong ngày, thậm chí đi cả vào ban đêm nếu trời quá nóng.

    Cảnh một nhóm phụ nữ đi bộ hàng dặm dưới cái nóng trên 40 độ C, với cái vại nhôm lớn trên đầu không còn là xa lạ. Đã có những bà vợ nước trở nên hói đầu, còi cọc, thậm chí không còn khả năng sinh nở.

    Những bà vợ nước trẻ sẽ làm việc năng suất hơn, nên nhiều đàn ông ở đây tiếp tục lấy vợ thứ ba sau khi nhận ra người vợ nước thứ nhất không còn mang được nhiều nước về nhà nữa.

    Ở Denganmal, cứ 5 ngày một lần sẽ có một bể nước 1000 lít được đưa đên, và cảnh mọi người xếp hàng quanh đó thường không được đẹp mắt chút nào. Các bà vợ nước biết rõ lấy thêm được vài lít nước đồng nghĩa với việc họ đỡ phải đi xa, cõng nặng hơn, do đó họ cố xếp hàng để lấy nước càng nhiều càng tốt, dù có phải tranh cướp, giật tóc, thậm chí đánh nhau mỗi lần bể nước được đưa đến.

    Người dân Denganmal hy vọng ít ra con gái họ sau này sẽ được sống dễ dàng hơn, nếu chính quyền có thể đặt đường ống dẫn nước về con đập gần làng. "Chúng tôi không thể làm thế này hơn được nữa", một bà vợ nước đại diện cho phụ nữ đồng cảnh ngộ ở Denganmal cho biết, "chúng tôi đã quá mệt mỏi vì phải đội nước rồi".

  6. #54
    Miss You Baby Kienfa's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2005
    Bài gởi
    14,420
    Blog Đã Viết
    95

    Question Người May Mắn



    Tổng Thống Andrew Jackson


    "Năm 1835 một người thợ sơn nhà thất nghiệp tên Richard Lawrence muốn ám sát tổng thống nước Mỹ lúc đó là ông Andrew Jackson. Ông ta rút khẩu súng ngắn bắn ngay ông Jackson nhưng khầu súng không nổ. Cuộc ẩu đả đã xãy ra, tổng thống Andrew Jackson lúc đó 67 tuổi dùng cây gậy của mình để đánh tên sát thủ Richard Lawrence. Hắn ta rút khẩu súng thứ nhì ra bắn vào ông lần nữa nhưng lần này khẩu súng vẫn không nổ và những người đúng gần đó đã vật hắn ta xuống. Người ta đã thử bắn lại hai khẩu súng sau đó và hai khẩu súng đều nổ ngay phát đạn đầu tiên."

    Qua sự việc trên chúng ta có thể thấy người chưa tới số làm sao cũng không chết được!


    Trích Dịch

Trang 7/7 đầuđầu 1234567

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Từ "khóa" cho đề tài này

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •