Trang 1/2 12 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 8 trên 13

Ðề tài: Lễ cưới của các dân tộc thiểu số

  1. #1
    kem dâu mút
    Khách

    Default Lễ cưới của các dân tộc thiểu số

    Đối với nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong hệ thống lễ nghi vòng đời người, lễ cưới là lễ hội quan trọng nhất. Nếu lễ cưới của người Kinh thường diễn ra vào mùa đông thì lễ cưới của các dân tộc thiểu số được chọn vào lúc thu hoạch xong mùa múa rẫy. Mùa ấy cũng đồng thời diễn ra nhiều lễ hội khác như lễ mừng mùa, lễ chúc phúc, lễ tạ ơn thần linh... cho nên người ta gọi là mùa “ăn năm uống tháng”.

    Lễ cưới tuy diễn ra trong khuôn khổ hai gia đình nhưng có sự đóng góp to lớn của cả cộng đồng. Lễ cưới các dân tộc thiểu số chứa đựng nhiều giá trị văn hoá truyền thống nổi bật, nhất là nghi lễ, tập tục hay, lạ, các hình thức sinh hoạt văn nghệ, vui chơi và đặc biệt là trang phục, trang sức của cô dâu trong lễ cưới.

    Một tập tục khá phổ biến của nhiều tộc người miền núi là tục trùm chăn trong lễ cưới. Người ta chọn tấm thổ cẩm có nhiều hoa văn đẹp, mới dệt, trùm lên đầu cô dâu chú rể để chúc phúc, như lễ Pà Dùm của người Cơtu. Lễ trùm chăn là nghi thức thiêng liêng, đánh dấu sự bắt đầu cuộc sống lứa đôi. Đôi trai gái cùng uống ché rượu cưới, ăn miếng bánh lá, bôi huyết con vật hiến tế lên trán... như là lời thề hẹn thủy chung trước sự chứng kiến của thần linh và dân làng. Người M'nông trùm chăn để thử tài xử trí và sự nhanh nhạy của đôi trai gái. Khi tấm chăn vừa phủ lên đầu cô dâu chú rể, theo quan niệm của đồng bào ai là người nhanh tay dỡ tấm chăn ra trước thì người ấy có vai trò định đoạt cuộc sống gia đình, hạnh phúc sau này.

    Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, dân tộc Dao đỏ còn giữ nhiều tập tục đẹp trong lễ cưới, nhất là trang phục cho cô dâu. Lễ đưa dâu về nhà chồng thực sự là một cuộc “diễu hành” biểu dương cái đẹp nghệ thuật và trang phục. Nét độc đáo nhất là cô dâu - nhân vật chính của buổi lễ - trên đường về nhà chồng luôn giấu mặt trong tấm thổ cẩm lớn màu đỏ chói. Dẫn đầu đoàn đưa dâu là các nghệ nhân thổi kèn, đánh trống, bên cạnh là cô gái trẻ cầm vạt váy áo cô dâu dắt đi; phía sau có người che dù và đoàn người đi theo cổ vũ, đưa tiễn cô dâu trong không khí rộn ràng, vui nhộn. Về đến nhà chồng, làm lễ xong cô dâu mới được phép gỡ tấm vải che mặt ra để mọi người ngắm nhìn gương mặt hạnh phúc của cô trong ngày cưới, nên duyên vợ chồng.

    Từ xa xưa, con trai, con gái Mông chỉ nghe theo tiếng gọi của trái tim, người Mông không lấy vợ lấy chồng theo kiểu “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Con gái Mông đã yêu thì mãnh liệt vô cùng, nếu thích ai thì bỏ nhà bỏ cửa đi theo, mà không thích thì trâu béo, bạc nén cũng chẳng cần. Tình yêu khiến họ vượt trăm sông ngàn suối để đến với nhau. Tình yêu thành lời hát, tiếng khèn tha thiết ở những phiên chợ tình tìm bạn, trên các sườn non vách núi. Các chàng trai dùng tiếng khèn điệu hát thay cho lời tỏ tình. Người Mông có hình thức “kéo vợ” (mà ta hay gọi là cướp vợ), không giống với bất kỳ dân tộc nào. Cho dù cô gái ưng thuận, nhưng khi chàng trai “bắt”, cô vẫn cố tình giằng co để chứng tỏ danh giá của mình. Cái lý của người Mông là “để mai này sống với nhau có điều gì khúc mắc, chàng trai không được nói là “cô tự theo tôi về...”; và cô gái cũng có cớ để dỗi rằng “do anh kéo tôi về đấy chứ!”.

    Trang phục, trang sức lễ cưới cũng là nét đẹp nổi bật của văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Hầu như dân tộc nào cũng có những bộ trang phục đẹp nhất và trang sức quý giá nhất để làm đẹp cho cô dâu trong ngày cưới. Nhìn vào váy áo, trang sức người ta cũng biết được ít nhiều về đời sống kinh tế gia đình và sự giỏi giang của chính cô dâu. Bởi vì một cô gái siêng năng, biết dệt thổ cẩm, thêu thùa hoa văn, luôn tay kéo bông... thì đương nhiên cũng phải biết tạo ra cho mình bộ trang phục truyền thống thật đẹp. Đó cũng là một tiêu chuẩn mà các chàng trai làng chọn vợ. Cô dâu không chỉ biết tạo ra váy áo đẹp cho mình mà còn làm nhiều sản phẩm khác như khăn piêu, chăn nệm bông lau, thắt lưng, tấm choàng, tấm địu con... để mang tặng bà con nhà chồng và làm tài sản ra riêng. Đối với các dân tộc Tây Bắc, đồ dẫn cưới không thể thiếu là các loại trang sức bằng bạc như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai có giá trị và được ưa thích. Còn đối với các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, vòng đồng và các loại trang sức bằng cườm mã não là hiện vật không thể thiếu trong nghi lễ hôn nhân. Trong lễ hội nói chung, trong lễ cưới nói riêng, trên cổ các cô gái luôn đeo đầy những xâu cườm mã não, biểu thị sự giàu có và sang trọng.

    Lễ cưới các dân tộc thiểu số chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống rất cần được nâng niu, gìn giữ. Và đáng mừng là thời gian qua, nhiều địa phương trong nước đã sưu tầm, nghiên cứu và ghi hình về lễ cưới, các lễ hội dân gian cổ truyền, góp phần bảo tồn, phát huy vốn văn hóa phi vật thể đặc sắc của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt.

    (Nguồn báo Quảng Nam)




    Trong kho tàng những huyền thoại Việt Nam, câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh hay chuyện tình Ngọc Hoa đã trở thành quen thuộc với nhiều người, nhiều thế hệ.

    Ở đó chẳng những phần nào thấy được thiên nhiên, buổi hồng hoang trong lịch sử dân tộc với lụt lội, ác thú, núi cao rừng rậm, chiến tranh, giặc dã…và sức mạnh phi thường của nhân dân chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, trị thuỷ bảo vệ mùa màng, cuộc sống; mà ở đó ta còn thấy được cả tục lệ hôn lễ trong thời đại Hùng Vương.

    Trải qua bao đời nay, hình ảnh đám cưới của Sơn tinh và Công chúa Ngọc Hoa vẫn còn giữ được trong ký ức của nhân dân. Qua thế hệ này đến thế hệ khác, dưới hình thức hội làng và cúng tế thần linh người ta đã truyền tục và phản ánh hình ảnh của ký ức đó. Trước khi làm lễ cầu hôn, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh phải làm lễ ra mắt, rồi trổ hết tài năng của mình cho Vua Hùng với tư cách là cha của Ngọc hoa cùng dân làng xem xét. Sơn Tinh khi thắng cuộc thì được đón Ngọc Hoa về làm vợ, Thuỷ Tinh thua cuộc thì uất hận đến ngàn đời quyết tâm dâng cao nước gây lụt lội, nhưng có tài rồi vẫn chưa đủ mà Sơn Tinh và Thuỷ Tinh còn phải có đủ đồ thách cưới như: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, 100 bánh chưng, 100 bánh dầy”…”Ai đem đến trước mới được mời vào trao duyên cùng công chúa”, khi được chấp nhận rồi đám cưới mới được tổ chức. Cũng đón dâu và múa hát cùng nhiều trò vui nhộn.

    Khảo sát thực tế lễ hội mùa xuân của một số vùng xung quanh Đền Hùng, chúng ta sẽ có dịp được thấy một số diễn xướng dân gian khá sinh động. Đó là lễ hội làng He với trọng tâm là lễ hội rước Chúa Gái. Đó còn là trò diễn bách nghệ khôi hài của dân làng Vi - Trẹo. Chuyện xưa kể rằng hàng năm vào tháng Chạp, các cụ già của 2 làng Vi - Trẹo tụ họp tại đình Cả để bàn việc tổ chớc lễ hội mùa xuân và bàn việc rước Chúa Gái. Chúa Gái được chọn lựa kỹ càng trong đám thanh nữ vừa độ tuổi trăng tròn (15 – 16 tuổi). Đó là một cô gái chưa chồng xinh đẹp, thuỳ mị, nết na, nghĩa là nếu theo quan niệm phong kiến phải có đủ cả công, dung, ngôn, hạnh. Con nhà phong quang không có tang chế, bố là người có chức sắc, dẫu không là quan trong làng thì cũng phải là người sang trong họ. Trước ngày rước một tuần dân làng phải đến trang trí nhà Chúa Gái cho thật đẹp đẽ, sang trọng, chăng đèn, kết hoa trong nhà ngoài sân lộng lẫy. Mọi sinh hoạt của Chúa Gái được khép kín trong phòng. Tất cả các cô gái khác cùng trong độ tuổi phải phục vụ. Ngày rước Chúa Gái cũng chính là ngày lễ hội làng He (làng He ngày xưa gồm 2 thôn Vi - trẹo, 2 thôn này thuộc 2 xã Chu Hoá và Hy Cương và hội làng He chính là hội Đền Hùng ngày nay).

    Ngày xưa đã có câu:

    “Sơn Tây vui nhất hội chùa Thầy
    Vui thì vui thật chẳng tày hội He”

    Vì vậy, trong ngày hội rước Chúa Gái, dân làng tổ chức nhiều trò vui như: Săn lơn, chạy địch, chạy Tùng dí và diễn trò bách nghệ khôi hài…

    Hội làng He được được tổ chức thành 2 phần riêng biệt, phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành trọng thể tại ngôi đình làng. Đó là sự biểu đạt phần đời thường của con dân trước các thiên thần và các nhân thần đã có công dựng nước và bảo vệ xã tắc. Phần hội được tổ chức vui tươi lành mạnh đó là sự biểu đạt nhu cẩu thưởng ngoạn của cuộc đời mỗi con người. Tất cả các trò vui được diễn trong hội làng He chỉ nhằm mục đích sao cho Chúa Gái vui tươi. Vì theo quan niệm của dân làng nếu Chúa Gái vui cười thật nhiều thì năm ấy cả làng sẽ làm ăn thuận lợi hơn.

    Theo các cụ già trong làng kể lại thì, thực chất cuộc rước Chúa Gái trong hội làng He được mô phỏng theo tích Tản Viên đón vợ. Vì sau khi Ngọc Hoa đã kết hôn cùng Sơn Tinh, nàng đã trở về với bố đẻ mà không về ở với chồng, nên Sơn Tinh dã phải đem lễ lại mặt đến đón vợ về. Vì thương cha nhớ mẹ nên sắp ra khỏi cổng làng, Công chúa Ngọc Hoa không đi nữa, dân làng phải làm đủ mọi trò vui, trò bách nghệ khôi hài để nàng vui lòng lên kiệu về với chồng bên quê hương Núi Tản – sông Đà (Ba Vì – Hà Tây). Ngày nay, khi tìm hiểu toàn bộ diễn trình của các lễ hội dân gian trong làng xã quanh đất cổ Phong Châu, khảo sát câu chuyện tình sử giữa công chúa Ngọc Hoa và Tản Viên Sơn Thánh, ta sẽ ghi nhận được dung diên phong tục hôn nhân thời cổ đại khi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Đó là tục hôn nhân một vợ một chồng, và việc kén chọn để “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ..”, đó cũng là tục thách cưới, tục cưới xin có tổ chức trò vui và tục đón dâu, lại mặt…

    Qua tất cả các phong tục hôn nhân thời ấy đã phản ánh rõ nét đời sống, xã hội thời Hùng Vương là một xã hội phát triển khá cao. Chuyện tình công chúa Ngọc Hoa đã phản ánh chế độ hôn nhân trong xã hội có gia đình ở giai đoạn phụ quyền, nghĩa là “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Sự lựa chọn chàng rể và tục thách cưới dường như là phong túc được bảo lưu ở rất nhiều địa phương thuộc tỉnh Phú Thọ cho đến ngày nay.

    "Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen



    Người Thái có nhiều nhóm: Thái đen, Thái trắng, Man Thanh, Tày Mười, Tày Thanh... với dân số hơn 1 triệu người phân bố ở nhiều vùng đất nhưng nhiều nhất vẫn là ở vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An). Dân tộc Thái có vốn văn học cổ truyền quý báu với kho tàng thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… có nhiều điệu múa (khắp) độc đáo: xoè Thái, múa sạp. Văn hoá của người Thái rất phong phú thể hiện ở nhiều nghi lễ khác nhau như: cúng trời đất, cúng bản mường, nghi lễ cầu mùa, đám ma được gọi là lễ tiễn người chết về "mường trời", người dân tộc Thái ở nhà sàn, riêng người Thái đen làm nhà có hình mai rùa và được trang trí theo phong tục xưa. Nhưng tục búi tóc (tăng cẩu) lại chỉ phổ biến ở nhóm người Thái đen. Hôn nhân của người Thái đen là hôn nhân theo kiểu phụ hệ, nhưng từ trước tới nay, tập người này vẫn duy trì tục ở rể, gửi rể.

    Khi chàng trai người Thái đen đến tuổi lấy vợ (trước đây là 13-14 tuổi), nay mười tám, đôi mươi sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý hoặc do bố mẹ "nhắm cho". Tiếp đến, nhà trai nhờ một ông Mối (tiếng Thái gọi là Phòlam) đến nhà cô gái để làm mối. Nếu được gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể.

    Chọn ngày lành, tháng tốt, nhà trai chuẩn bị cho con trai một số sính lễ để đến ở rể. Lễ vật gồm: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái "Tôống bai" là cái đựng vía (khoắn) được làm bằng một sợ dây mây một đầu được cuộn xoắn lại (theo như lời người Thái đen cho biết thì vật này để cho vía chú rể trú ngụ ở đó). Ông Mối sẽ là người trực tiếp đưa chàng trai đến nhà cô gái. Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái để mọi thứ lên bàn thờ để báo cho tổ tiên biết nhà đã có chàng rể. Trong thời gian ở rể chàng trai được đối xử như một thành viên mới của gia đình.

    Nhưng do phải có thời gian thử thách nên anh ta phải chăm chỉ, lao động cật lực, cùng ăn với cả gia đình vợ, chỉ có điều anh ta chưa được ngủ cùng cô gái, mà phải ngủ ở vị trí dành cho khách (người Thái gọi là khơi). Trong ngôi nhà sàn của người Thái, ngoài các buồng thông thường, ở hai phía đầu hồi còn có hai phần được sử dụng với từng mục đích khác nhau, một đầu là khan dùng để làm công việc bếp núc. Đây là phần đầu hồi ở phía sau, để nước và làm bếp, nơi này thường là chỗ sinh hoạt của phụ nữ. Khơi (trong tiếng Thái, khơi là rể, lục khơi là con rể) là phần đầu hồi nhà ở phía trước, phía cầu thang chính lên nhà. Đây là phần dùng để tiếp khách và nếu gia đình nào có chàng rể đang trong giai đoạn thử thách thì sẽ ngủ ở đây...

    Sau thời gian ở rể có thể chỉ 3 tháng hoặc kéo dài cho đến khi chàng rể được nhà cô gái chấp nhận. Để đôi uyên ương được ngủ chung với nhau thì hai gia đình phải tiến hành làm lễ "tăng cẩu" (búi tóc), chính thức công nhận họ là vợ chồng. Búi tóc của người phụ nữ Thái đen từ thời điểm này được coi như là một dấu hiệu thông tin cho mọi người biết họ đã có chồng. Để làm lễ này, nhà trai lại phải mang tới nhà gái một số lễ vật. Theo tục lệ, lễ "Tăng cẩu" được thực hiện ở gian gần bếp, người ta chuẩn bị một chậu nước lá thơm. Đại diện phía nhà trai gội đầu, chải tóc và búi tóc cho cô dâu. Tóc được búi lên, cuộn lại bằng một dây xà tích bằng bạc và cài một chiếc trâm bạc giữ cho tóc không bị xổ ra. Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống rượu và hát đối đáp "khắp toóc". Nội dung của các bài khắp nói lên hoàn cảnh của mỗi nhà và những lời dặn dò đôi trai gái.

    Sau lễ tăng cẩu, chàng trai và cô gái được ngủ chung với nhau, cũng từ đó cô gái phải luôn búi tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết họ đã có chồng. Về nguyên tắc, lễ cưới có thể được tổ chức bất kỳ lúc nào mà hai gia đình muốn, sau lễ "tăng cẩu".

  2. #2
    My Gia Bảo *:Ngây_Thơ:*'s Avatar
    Tham gia ngày
    Oct 2006
    Nơi Cư Ngụ
    ♥♥♥♥♥♥
    Bài gởi
    7,301

    Default

    khÁC VớI Lễ CưỚI Của mìNh nhi???????

    Bâng khuâng khoé mắt hai hàng lệ
    Ngơ ngẩn bờ môi một nét cười

  3. #3
    :.Dễ_Thương.: ♥:Bím_Tóc:♥'s Avatar
    Tham gia ngày
    Nov 2006
    Nơi Cư Ngụ
    •tHiên đƯờNg•
    Bài gởi
    367

    Default

    bạn bít nhìu vậy............................................. ...............
    Chán :meo:

  4. #4
    Sinh viên đại học khangminh's Avatar
    Tham gia ngày
    Jul 2006
    Nơi Cư Ngụ
    ⋘⋙
    Bài gởi
    1,145

    Default

    mỗi vùng mỗi phong tục, nhưng lại mang đậm truyền thống trong đó nhỉ
    Even though today is another painful day.
    Even though I still carry the pain from the yesterday.
    If I can open my heart that i want to believe in.
    I can never be born again But I can always change myfself
    .

  5. #5
    kem dâu mút
    Khách

    Default

    không phải là biết mà là tìm thôi. Văn hóa nước mình có nhiều nét đặc sắc lắm mà mình chưa tìm hiểu hết, nói chi đi tìm hiểu văn hóa nước bạn. Vậy nên, cái phong tục cưới hỏi cũng là một chuyện đáng để xem, để bàn lắm nhỉ!

  6. #6

    Default

    hì dân TNX có khách, khi nào Fiu vào Nam nhờ Kem giúp Fiu tìm hiểu nét văn hóa ở trong đó với nghe :)
    Ko tin 1 sớm mai bình yên....

  7. #7
    kem dâu mút
    Khách

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Fiu_dzu View Post
    hì dân TNX có khách, khi nào Fiu vào Nam nhờ Kem giúp Fiu tìm hiểu nét văn hóa ở trong đó với nghe :)
    Hơ, Fiu đó hử mấy bữa nay trốn đi chơi miết nghen, để cái nhà trống trơn, thiếu điều ăn trộm muốn vác đi hết mấy cái topic
    Thêm nữa, chỉ có TNV hoặc TN MHX thui há, ko có TNX đâu
    Vào Sì Gòn đi rùi Kem cho tìm hiểu nét văn hóa của gậy gộc :rang:


    Dù có theo lối nào thì hôn nhân cổ truyền của người Việt Nam thường tiến hành qua 3 lễ cơ bản gồm: lễ vấn danh, lễ hỏi và lễ nghinh hôn.
    + Lễ vấn danh: hay còn gọi là lễ giạm do bên nhà trai đến làm quen bên gia đình nhà gái để hỏi tên, tuổi cô dâu tương lai. Nếu thích hợp thì hai gia đình phát triển mối quan hệ thông gia.
    + Lễ hỏi: hay còn gọi là lễ nạp tệ, là nhà trai nộp sính lễ cho nhà gái để khẳng định việc gả con cho nhau.
    + Lễ nghinh hôn: hay đám cưới, rước dâu. Đây là lễ rất quan trọng và khá phức tạp đối với cả hai gia đình. Trước hết phải coi ngày, tháng, năm thích hợp với đôi tân hôn. Sau đó tùy hoàn cảnh và sự thỏa thuận của hai gia đình có thể tiến hành tiểu lễ, trung lễ hay đại lễ. Dù tiến hành ở cấp độ nào đều phải có mâm cau trầu (buồng cau, liểng trầu, cặp rượu) .

  8. #8
    Moderator †º°¨ђm_q§¨°º†'s Avatar
    Tham gia ngày
    Oct 2005
    Nơi Cư Ngụ
    heaven of sweet dreams
    Bài gởi
    5,173

    Default

    uhmmmmmmmm nghe cũng đặc biết lắm
    .
    .
    .
    .


    Dream A Better DREAM


    *¯`4EvEr0oo0bAbY l CHẢNH BANG¯`*

Trang 1/2 12 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Thành Viên đã ghé thăm: 0

There are no members to list at the moment.

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •