Trang 1/2 12 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 8 trên 13

Ðề tài: *Đọc Lại Luật Thơ (để có một bài thơ hay)*

  1. #1
    V.I.P Babylove_83's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Trái Tim
    Bài gởi
    192

    Exclamation *Đọc Lại Luật Thơ (để có một bài thơ hay)*

    *Thơ Luật *
    Lượm về cho các bạn tham khảo

    Sự phối trí thanh và âm

    Loại thanh ________________ Tên các thanh __________ Dấu chỉ thanh
    Bằng _________________ phù bình thanh
    _________________ trầm thượng thanh ________ không có dấu dấu huyền
    Trắc _________________ phù thương thanh _____ ngã (~)
    _________________ trầm thương thanh ________ hỏi (?)
    _________________ phù khứ thanh ___________ sắc (')
    _________________ trầm khứ thanh ___________ nặng (.)
    _________________ phù nhập thanh __________ sắc (')
    _________________ Trầm nhập thanh __________ nặng (.)


    Bình là bằng phẳng, đều đều, bình thường; trắc là nghiêng lệch. Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh).

    Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.

    1. Vần có 2 thứ:

    a. bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — hai, hài

    b. trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — hải, hãi, hái, hại

    Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải.

    Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
    Thấy xanh xanh nhữngmấy ngàn dâu
    Ngàn dâu xanh ngắt một màu
    Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?

    Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự, cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau.

    2. Vần thể giàu hay nghèo:

    a. vần giàu: những tiếng có cùng âm và thanh
    Phương, sương, cường, trường — vần trắc giàu
    Thánh, cảnh, lãnh, ánh — vần bằng giàu

    b. vần nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự
    Minh, khanh, huỳnh, hoành — vần bằng nghèo
    Mến, lẽn, quyện, hển — vần trắc nghèo

    3. Trong thơ Việt, có 2 cách gieo vần

    a. Gieo vần ở giữa câu:
    Tiếng cuối của câu trên vần với một tiếng nằm bên trong câu dưới. Như trong thể thơ lục bát, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát theo sau.

    Người đâu gặp gỡ làm chi
    Trăm năm biết có duyên gì hay không.

    Nguyễn Du

    b. Gieo vần ở cuối câu:
    Các tiếng cuối câu vần với nhau.

    Vần tiếp: các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau

    Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
    Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
    Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
    Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
    Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
    Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
    Mây theo chim về dãy núi xa xanh
    Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
    Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.

    Xuân Diệu

    Vần tréo: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 3 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 4.

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua

    Vũ Ðình Liên

    Nhiều khi chỉ cần tiếng cuối câu 2 vần với câu 4 thôi.

    Xa quá rồi em người mỗi ngả
    Bên này đất nước nhớ thương nhau
    Em đi áo mỏng buông hờn tủi
    Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

    Quang Dũng

    Vần ôm: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 4 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 3. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại.

    Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
    Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông
    Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

    Nguyên Sa

    Vần ba tiếng: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1, 2 và 4 vần với nhau. Câu 3 khác vần.

    Đưa người ta không đưa qua sông
    Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
    Bóng chiều không thắm không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

    Thâm Tâm

    ST
    Các loại thơ khác
    Thơ bốn chữ

    Nếu tiếng thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng.

    2 4
    trắc bằng
    2 4
    bằng trắc

    Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó.

    Cách gieo vần

    1. Vần tiếp (ít dùng)

    Lính đóng ven rừng
    Giữa mùa nóng nực
    Uống cạn hố nước
    Thấy toàn đầu lâu
    Thịt rữa đi đâu
    Còn xương trắng nhỡn

    Trần Đức Uyển

    2. Vần tréo

    Tôi làm con gái
    Buồn như lá cây
    Chút hồn thơ dại
    Xanh xao tháng ngày

    Nhã Ca

    Người từ trăm năm
    Về ngang sông rộng
    Ta ngoắc mòn tay
    Trùng trùng gió lộng

    Nguyễn Tất Nhiên

    3. Vần ôm

    Em tan trường về
    Ðường mưa nho nhỏ
    Chim non giấu mỏ
    Dưới cội hoa vàng

    Phạm Thiên Thư

    4. Vần ba tiếng (ít dùng)

    Sao biếc đầy trời
    Sầu trông viễn khơi
    Ðêm mờ im lặng
    Nhìn hạt sương rơi

    Khổng Dương

    Em là ánh trăng
    Vừa biếc vừa xanh
    Em là giấc mộng
    Ðêm xuân của anh

    Huyền Kiêu

    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dạy
    Ta có thêm ngày để yêu thương

  2. #2
    V.I.P Babylove_83's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Trái Tim
    Bài gởi
    192

    Default

    Thơ năm chữ

    Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng, hay ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy.
    Hôm nay đi chùa Hương
    Hoa cỏ mờ hơi sương
    Cùng thầy me em dậy
    Em vấn đầu soi gương

    Nguyễn Nhược Pháp

    Cách gieo vần

    1. Vần tréo

    Hôm nọ em biếng học
    Khiến cho anh bất bình,
    Khẽ đánh em cái thước
    Vào bàn tay xinh xinh

    Nguyễn Xuân Huy

    Trước sân anh thơ thẩn
    Đăm đăm trông nhạn về
    Mây chiều còn phiêu bạt
    Lang thang trên đồi quê

    Hàn Mặc Tử

    2. Vần ôm

    Em không nghe rừng thu,
    Lá thu kêu xào xạc,
    Con nai vàng ngơ ngác
    Đạp trên lá vàng khô?

    Lưu Trọng Lư

    3. Vần ba tiếng bằng

    Tuyết rơi mong manh buồn
    Ga Lyon đèn vàng
    Cầm tay em muốn khóc
    Nói chi cũng muộn màng.

    Cung Trầm Tưởng

    Đưa em về dưới mưa
    Nói năng chi cũng thừa
    Phất phơ đời sương gió
    Hồn mình gần nhau chưa?

    Nguyễn Tất Nhiên
    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dạy
    Ta có thêm ngày để yêu thương

  3. #3
    V.I.P Babylove_83's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Trái Tim
    Bài gởi
    192

    Default

    Thơ sáu chữ

    Cách gieo vần
    1. Vần tréo

    Quê hương là gì hở mẹ
    Mà cô giáo dạy phải yêu
    Quê hương là gì hở mẹ
    Ai đi xa cũng nhớ nhiều

    Đỗ Trung Quân

    2. Vần ôm

    Xuân hồng có chàng tới hỏi:
    -- Em thơ, chị đẹp em đâu?
    -- Chị tôi tóc xõa ngang đầu
    Đi bắt bướm vàng ngoài nội

    Huyền Kiêu


    Nếu bước chân ngà có mỏi
    Xin em tựa sát lòng anh
    Ta đi vào tận rừng xanh
    Vớt cánh vông vàng bên suối

    Đinh Hùng
    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dạy
    Ta có thêm ngày để yêu thương

  4. #4
    V.I.P Babylove_83's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Trái Tim
    Bài gởi
    192

    Default

    Thơ tám chữ

    Thể thơ này không có quy luật nhất định, có nghĩa là vần điệu tự do hơn. Thường thì trong câu ở cuối có tiếng trắc thì tiếng 3 trắc, tiếng 5 và 6 bằng; ở cuối có tiếng bằng thì tiếng 3 bằng, tiếng 5 và 6 trắc. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.
    Cách gieo vần

    1. Vần tiếp

    Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
    Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ;
    Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
    Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
    Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
    Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
    Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...

    Hồ Dzếnh

    2. Vần tréo

    Hai đứa kéo nhau chạy vào mộng mị
    Giờ tắt thở nằm trên bãi hư vô
    Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó bão
    Gió đưa trăng lăn vào đá tiếng ru

    Tô Thùy Yên

    Em sẽ chết với mảnh hồn trống đó
    Chúa đứng đón em ở cửa thiên đường
    Con trả chúa trái tim hồng lãng mạn
    Dưới thế gian con dại dột cho chàng

    Trần Mộng Tú

    3. Vần ôm

    Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
    Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
    Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
    Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.

    Nguyên Sa

    Không có em, chắc ngày mai anh chết
    Anh sẽ buồn, sẽ kết tội trần gian
    Nắng sẽ phôi pha, hoa sẽ úa tàn
    Cây thành phố hai hàng giăng nước mắt

    Vũ Thành

    Muốn cho thơ tám tiếng thêm âm điệu, một số nhà thơ thường vần tiếng 8 câu trên với tiếng 5 hay 6 câu dưới:

    Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
    Những hào hùng, uất hận gối lên nhau

    Cao Tần
    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dạy
    Ta có thêm ngày để yêu thương

  5. #5
    V.I.P Babylove_83's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Trái Tim
    Bài gởi
    192

    Default

    * Thơ lục bát *
    Thơ lục bát
    Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau:

    2 4 6
    bằng trắc bằng
    2 4 6 8
    bằng trắc bằng bằng

    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.

    Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông
    Một người chín nhớ mười mong một người
    Gió mưa là bệnh của trời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

    Nguyễn Bính


    Bỗng dưng buồn bã không gian
    Mây bay lũng thấp giăng màn âm u
    Nai cao gót lẫn trong mù
    Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.

    Huy Cận

    Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:

    1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.

    Người nách thước, kẻ tay đao
    Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.

    Nguyễn Du

    2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:

    Đêm nằm gối gấm không êm
    Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dạy
    Ta có thêm ngày để yêu thương

  6. #6
    V.I.P Babylove_83's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Trái Tim
    Bài gởi
    192

    Default

    Thơ song thất lục bát

    Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình. Hai câu lục bát thì theo luật thường lệ.
    Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình. Do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng.


    3 5 7
    trắc/bằng bằng trắc
    3 5 7
    bằng trắc bằng

    Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
    Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
    Thành liền mong tiến bệ rồng,
    Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
    Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
    Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
    Giã nhà đeo bức chiến bào,
    Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.

    Đặng Trần Côn
    ST
    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dạy
    Ta có thêm ngày để yêu thương

  7. #7
    Lost.
    Khách

    Default

    Cách gieo vần trong thơ bẩy chữ

    1. Cách thứ nhất :Trong khổ thơ gồm 4 câu, gieo vần ở cuối câu 1,2, 4
    Ví dụ :

    Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
    Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
    Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
    Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người

    Chú ý : theo cách gieo vần này, chữ cuối câu 1,2,4 là vần bằng và chữ cuối câu 3 là vần trắc .

    2. Cách thứ hai : Gieo vần ôm - Chữ cuối câu 1 vần với câu 4, chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 3
    Ví dụ :

    Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
    Qua những sân cung rộng hải hồ
    Có phải A Phòng hay Cô ?
    Lá liễu dài như một nét mi


    3. Cách thứ ba : Gieo vần chéo

    Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

    Ví dụ :

    Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
    Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
    Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
    Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

  8. #8
    Bé đi nhà trẻ Phù_Du's Avatar
    Tham gia ngày
    Apr 2005
    Nơi Cư Ngụ
    biển chết
    Bài gởi
    21

    Smile Bổ Sung Lại Cụ Thể Luật Thơ ( STLB )


    Phù Du xin được bổ sung lại hoàn chỉnh Luật cho thể thơ STLB
    Tác giả bài viết : Viễn Phương
    Song Thất Lục Bát cũng như Lục Bát là loại thơ riêng của Việt Nam ta , luật thơ nầy không có liên quan hay dính líu gì với thơ của Trung Hoa, như thơ Đường Luật .

    Cấu Trúc Thơ Song Thất Lục Bát

    Mỗi đoạn trong bài STLB có 4 câu ( 7,7,6,8 ). Không hạn chế số đoạn
    x x x x B x T (v)
    x x B x T (v) x B (v)
    x B x T x B (v)
    x B x T x B (v) T B (v)

    (v) = vần
    B = bằng
    T = trắc
    x = là chữ không tính ( bằng hay trắc cũng được )

    Luật bằng trắc của thơ Lục Bát được hoàn toàn áp dụng cho hai câu 6 và 8 . Vần của mỗi đoạn 4 câu là

    Câu 1 chữ thứ 7 (T) => câu 2 chữ thứ 5 (T)
    Câu 2 chữ thứ 7 (B) => câu 3 chữ thứ 6 (B) => câu 4 chữ thứ 6 (B)

    Giải thích

    Chữ thứ 7 (trắc) câu 1 vần với chữ thứ 5 (trắc) câu 2
    Chữ thứ 7 (bằng) câu 2 vần với chữ thứ sáu (bằng) câu 3
    Chữ thứ 6 (bằng) câu 3 vần với chữ thứ 6 (bằng) câu 4
    Sau đoạn thứ nhất , để nối tiếp với đoạn hai thì có thêm luật như sau

    Câu 4 chữ thứ 8 (B) => câu 1 đoạn 2 chữ thứ 5 (B)
    Hoặc có thể ..

    Câu 4 chữ thứ 8 (B) => câu 1 đoạn 2 chữ thứ 3 (B) cài này là " trường hợp ngoại lệ "

    Nghĩa là chữ cuối của câu 4 phải vần với chữ thứ 5 ( hay 3 ) của câu đầu đoạn kế tiếp , nếu không theo đúng điều nầy thì các đoạn thơ trong bài sẻ bị rời rạc không kết thành một chuổi dài cho bài thơ .

    Qua đó ta nhìn thấy loại thơ nầy rất là đặc sắc nhưng lại ít có người làm , có lẻ vì có quá nhiều sự kết hợp của vần luật cho nên người ta ít làm thơ STLB , từ xưa đến nay chỉ có tác phẩm ( Chinh Phụ Ngâm Khúc ) được nổi tiếng và chưa có tác phẩm nào khác có thể sánh được

    Viễn Phương xin lấy bài thơ Dư Âm Ngày Tháng Hạ để làm thí dụ

    Những chữ được viết HOA ( Tô Đậm ) là vần với nhau , chữ có dấu ( * ) vần nối hai đoạn

    Dư Âm Ngày Tháng Hạ

    Mùa hè đến sân trường rộn
    Phượng đỏ màu nắng Hạ vàng Hong
    Ve sầu vang tiếng kêu Trông
    Tạ từ ba tháng nghe Lòng nhớ Mong (*)

    Hạ đi , đến , chất Chồng (*) tuổi Dại
    Kỹ niệm rồi bỏ Lại sau Lưng
    Bao mùa hạ mãi nhớ Nhung
    Bạn bè một thuở cùng Chung mái Trường (*)

    Mùa Hạ cuối tình Vương (*) , lưu Luyến
    Nhìn bạn hiền xao Xuyến tâm
    Lắng nghe từng tiếng giã Từ
    Cõi hồn man mác , lòng Như (*)

    Dòng lệ ứa đôi Bờ (*) mắt Biếc
    Tay trong tay nuối Tiếc ngày Qua
    Giọt sầu từng giọt tuôn Sa
    Cho dòng lưu bút thấm Nhòa mực Xanh (*)

    Thầy cô đó tình Thân (*) muôn Thủa
    Bạn bè đây đâu Nở chia Xa
    Mái trường năm tháng che Ta
    Một thời thơ dại bước Qua cuộc Đời (*)

    Từ độ ấy !- Trao Lời (*) tiễn Biệt
    Bước phong trần ai Biết ra Sao
    Dặm trường ước vọng bay Cao
    Buồn tim ray rức thuở Nào cho Nguôi (*)

    Người quê mẹ ngược Xuôi (*) vất Vả
    Kẻ tha hương trăm Ngả buồn Thương
    Bao mùa hạ đến sầu Vương
    Nhớ hàng phượng đỏ mái Trường xanh rêu ../..

    Mến chào & chúc các bạn mọi điều an lành
    Mến
    Viễn Phương


    Tạc dạ tinh thần tạc dạ phong
    Họa lâu tây bàn hủy đường đông
    Thân vô thái phụng song tuy dịch
    Tâm hữu linh tây nhất điểm thông


Trang 1/2 12 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •