PDA

Xem đầy đủ chức năng : Mùa Mưa (Nevil Shute)



songthu_245
22-03-2006, 09:17 AM
(In The Wet)

Thay Lời Tựa


Tác giả Nevil Shute đã mất năm 1960, nhưng dự báo của Ông về một nước Anh hùng cường trong Khối Thịnh Vượng Chung đã thấy rõ. Đấy cũng là nhờ sự đóng góp tích cực của Vương Triều qua hình ảnh sống động, đầy gan dạ, mưu trí và đầy lòng nhân đức của Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị và lòng trung thành của người dân Anh trong 50 năm qua, trước bao thử thách.
Câu chuyện tình lãng mạn của một phi công người Úc lai một phần tư da đen với cô thư ký của Nữ Hoàng, tuy có hơi ước lệ trong khung cảnh của Hoàng Gia, nhưng đầy kịch tính của một xã hội nền nếp, gia phong của nước Anh, cộng với sự khoáng đạt, đầy nhiệt tình của một nước Úc đang trên đà phát triển.
Chọn tác phẩm “Mùa Mưa” (In the wet) để dịch, Tôi muốn kêu gọi lòng thương yêu, đùm bọc trong Hoàng Gia Nguyễn Phước trước những thành quả lịch sử hết sức vĩ đại của Tiên Đế. Còn gì nữa mà chia năm xẻ bảy , còn gì nữa mà tranh phần , đoạt lợi, để con cháu nghìn đời mai mỉa !.
Tôi lại muốn kêu gọi sự đoàn kết tôn giáo để nhân loại tránh đi bao nỗi thống khổ, chết chóc triền miên. Còn hình ảnh nào đẹp bằng một vị Cha Xứ của Thiên Chúa Giáo La Mã và một Mục Sư Tin Lành đều được người dân Úc trọng nễ như nhau như là những vị Thừa Sai của Chúa mang đến hạnh phúc cho nhân dân.
Ngoài ra trong một xã hội dân chủ pháp trị, thì quyền bầu cử của người dân là quan trọng hơn cả, nó định đoạt tương lai và vận mạng của một dân tộc. Vậy 7 quyền bấu cử Quốc Hội của nước Úc cũng đáng cho ta học hỏi, rút kinh nghiệm để làm cho đất nước phồn vinh.
Và nếu chúng ta có được cái “Tâm Bồ Đề”, tâm Từ Vô Lượng, quả đất này sẽ không còn cảnh tranh bá đồ vương, tàn sát lẫn nhau, để cùng nhau xây dựng một “thiên đàng hạ giới”, cõi Nát Bàn ngay trong tim mình.

Chương 1


Trước đây tôi chưa bao giờ chịu khó ngồi viết những chuyện dài dòng như thế này, tuy cũng đã viết nhiều những bài giảng đạo hay những đề tài khác cho các tạp chí trong họ đạo. Nói thật tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện hay cần viết dài hay ngắn như thế này cho thích hợp, nhưng chẳng có ai ngoài tôi ra đọc truyện này nên chẳng lấy đó làm quan trọng. Tuy vậy, sự thật là tôi cũng đã băn khoăn lo nghĩ từ khi ở Blazing Downs trở về nên cũng thường xuyên bị mất ngủ và không thể làm việc hết mình cho họ đạo, tuy rằng các buổi lễ ở nhà thờ vẫn tiến hành như thường lệ và máy móc. Tôi nghĩ rằng nếu cố gắng viết ra thì tâm hồn cũng nhẹ nhõm phần nào, điều mà từ lâu tôi vẫn đè nặng trong tâm tư, hơn nữa, sau khi viết, tôi sẽ gởi cho ngài Giám mục đọc qua. Điều băn khoăn của tôi, có lẽ tôi cảm thấy mình càng ngày càng già đối với công việc của họ đạo có hơi kỳ lạ này và điều đó chứng tỏ là trường hợp này tôi phải chấp nhận bất cứ điều gì khi bề trên đã quyết định.
Viết tư liệu không phải dễ dàng gì ở nơi đây vì Landsborough là một thị trấn nhỏ. Chốc nữa tôi sẽ đi xuống cửa hàng sách Duncan để mua ít giấy viết, nhưng cửa hàng chỉ có những tập giấy mỏng để viết thư và những tập vở mà cô giáo Foster dùng cho các học sinh lớn tuổi hơn khi các em đã qua thời kỳ dùng bảng viết. Tôi mua sáu tập và hy vọng còn cần nhiều hơn nữa khi đã viết xong những điều cần nói ra, nhưng trong cửa hàng chỉ còn vỏn vẹn chín tập vở nên không muốn làm họ kẹt. Tôi đã yêu cầu họ mua thêm, và họ đã đặt hàng ở Townsville, chuyến máy bay tuần tới mới có.
Để trung thực với những ai đọc tác phẩm của tôi viết, tôi nghĩ là nên nói thật về mình, ngõ hầu sẽ được đánh giá chính xác và có được tín nhiệm về những điều tôi viết hay không. Tôi tên là Roger Hargreaves , đã được thụ phong mục sư thuộc giáo hội nước Anh bốn mươi mốt năm qua, tháng trước đây tôi đã qua tuổi sáu mươi ba. Tôi sinh năm 1890 ở Portsmouth thuộc miền Nam nước Anh và đã tôt nghiệp trường cấp ba Portsmouth. Tôi đã được thụ phong vào năm 1912 và trở thành mục sư của nhà thờ Thánh Mark, thành phố Guildford.
Năm 1914, thế chiến bùng nổ, tôi vào quân đội với chức vụ Tuyên uý. Tôi đã làm chủ lễ ở Gallipoli và ở Pháp. Trong chiến tranh tôi rất may mắn, bởi vì tuy bị một quả pháo dập ở Delville Wood trong suốt cuộc chiến Somme, tôi chỉ nằm bệnh viện vài tuần lễ và chỉ bốn tháng sau là trở ra tiền tuyến ngay.
Sau chiến tranh tôi vẫn chưa có chỗ cố định và không muốn trở về với công tác giáo xứ trong một thị trấn nước Anh. Lúc ấy tôi mới hai mươi tám tuổi, chưa có gia đình và cũng chẳng có gì phải vướng bận nhiều khiến giữ chân tôi ở lại Anh. Theo tôi trong lúc còn trẻ trung và sức lực cũng nên hiến cuộc đời mình cho việc phụng vụ đến nhiều nơi khó khăn hơn và sau khi thảo luận với cha Giám mục, tôi sang Uùc theo chương trình huynh đệ Bush ở Queensland.
Tôi đã phục vụ cho chương trình này bốn mươi năm, đi lại rất nhiều nơi từ Cloncurry đến Toowoomba, từ Birdsville đến Burdekin. Trong suốt mười bốn năm, tôi chưa có chỗ ở cố định và thường không ngủ quá hai đêm ở cùng một nơi. Chương trình huynh đệ này trả cho tôi mỗi năm năm mươi Anh kim, số tiền này cũng đủ để may mặc và chi tiêu cá nhân. Tôi cũng được cung cấp một số tiền nhỏ để chi phí cho việc đi lại nhưng tôi chưa phải dùng tới. Dân chúng ở vùng xa xôi hẻo lánh hầu hết đều có lòng tốt muốn giúp tôi đi lại từ nơi này đến nơi khác trong các lễ nghi tôn giáo, cưới hỏi hay ma chay. Họ thường lấy xe hơi chở tôi đến một địa điểm tiếp theo. Vào mùa mưa, khi ngập bùn, xe hơi không đi được, họ lại cho tôi mượn một con ngựa, khoảng chừng ba tháng để tôi có tiếp tục công việc cho hết mùa mưa.
Năm 1934 tôi bị đau ruột thừa ở một nơi tên là Goodwood gần Boulia; cách Longreach ba trăm dặm về phía tây có một bệnh viện. Vào thời ấy, chưa có bác sĩ lưu động bằng máy bay. Tôi được họ chở trên xe tải trong hai ngày. Thời tiết thì quá nóng nực, đường đi thì gập ghềnh, khó khăn lắm mới tới được bệnh viện. Đến được đấy, tôi bị viêm màng bụng và gần chết. Tôi nghĩ mình cũng sẽ chết thôi nếu không nhờ công ty xe hơi Billy Shaw ở Goodwood chở tôi chạy suốt đêm. Sau khi phẫu thuật, thằng tôi trông thật thảm thương và khó mà bình phục trở lại. Vì vậy tôi miễn cưỡng xin thôi việc chương trình huynh đệ và trở về nước Anh. Đức giám mục hết sức nhân từ và sắp xếp cho tôi một đời sống khá thoải mái ở nhà thờ Thánh Peter thuộc địa phận Godalming và tôi đã định cư ở đây, rồi kết hôn với cô Ethel. Những năm mới lập gia đình, chúng tôi sống rất hạnh phúc và tôi đã dằn lòng chứ không đã viết ra tất cả.
Ethel chết năm 1943, lúc chúng tôi chưa có con. Vào thời chiến, ở nước Anh, một mục sư có nhiều việc phải làm và tôi không cảm thấy tiếng gọi phục vụ quan trọng hơn khi chiến tranh chưa chấm dứt. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng miền Godalming cần một mục sư có gia đình hơn là một người goá vợ và còn rất nhiều miền ở Queensland cần một người đàn ông có kinh nghiệm như tôi, dầu người đó đã năm mươi sáu tuổi. Tôi đã từ bỏ giáo khu và trở lại Uùc như là một mục sư trên một chiếc tàu biển di dân, và tôi thật sự nhận ra rằng chương trình huynh đệ còn muốn nhận tôi trở lại công tác dầu tôi đã lớn tuổi.
Chẳng bao lâu sau, tôi cũng nhận ra rằng công tác ở vùng xa xôi hẻo lánh dễ hơn nhiều trước đây mười năm. Chiến tranh đã làm đường sá thay đổi và cải tiến, có một điều là các đài thu và phát vô tuyến đã được sử dụng đại trà ở các nhà ga xa xôi hẻo lánh, do đó sự liên lạc đã dễ hơn nhiều. Điều quan trọng hơn cả là đã có nhiều người sử dụng máy bay, hầu như đâu cũng có phi trường, và những dịch vụ cho khách thường xuyên đã được mở. Tất cả những sự cải tiến này đã tạo thuận lợi cho một vị mục sư muốn phục vụ hết mình cho các tín đồ hơn là trước đây. Tôi cũng nhận ra rằng nhiều nơi ở trong quận của tôi ở có thể đến thăm dễ dàng, có thị trấn cứ sáu tháng tôi có mặt một lần, khác với trước đây phải mất hai năm mới tới được một lần như lúc tôi mới đến nước Úc lần đầu.
Năm 1950 ở xứ Tân Guinea bị khan hiếm trầm trọng các nhà truyền giáo. Có một lúc người ta bỏ đi hay vì bệnh tật nên chỉ còn một mục sư của Giáo hội nước Anh ở đấy mà phải phục vụ một miền rộng một trăm tám mươi mốt ngàn dặm vuông ở Papua và lãnh thổ Ủy trị. Hình như tôi cũng đã nghĩ đến những nhu cầu quá lớn của họ so với nhu cầu ở Queensland và được sự thoa? thuận của chương trình huynh đệ, tôi đã tự nguyện đi đến đó một vài tháng để giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn. Khi tôi đi máy bay đến cảng Moresby, tôi đã năm mươi chín tuổi, đối với công việc như thế này, tôi cảm thấy mình quá già, vì chẳng có ai khác dám đi. Trong một năm, tôi đã đi đến nhiều nơi trong xứ, từ con sông Fly đến Rabaul, từ các mỏ vàng ở Wau đến các đồn điền Samarai. Bây giờ tôi mới lo là mình quá bất cẩn không mang theo Paludrine vì vào tháng chín năm 1951 tôi bị bệnh sốt rét nặng ở Saramaua và phải nằm viện đến mấy tuần lễ ở cảng Moresby, do đó cũng chấm dứt luôn công tác của tôi ở Tân Guinea.
Sở dĩ tôi nói đến chứng sốt rét bởi vì sau này tôi còn bị tái đi tái lại nhiều lần nữa, tuy có phần nhẹ hơn. Có một địa điểm mà trong các phần này tôi đã nói đến. Có người nói với tôi rằng khi chứng sốt rét đã bị một lần, vài năm sau có thể bị tái lại, trước khi dứt hẳn và lần tái phát này không mấy trầm trọng như cơn bệnh tôi đã bị lần đầu ở Salamaua. Tôi cũng biết là mình điều hành công việc tạm ổn tuy đang bệnh; nhất là vấn đề đi lại, có khi tôi cũng hoãn hành lễ trong một ngày và nằm cho mồ hôi toát ra. Tuy nhiên cơn đau đầu tiên quá nặng làm tôi yếu người hẳn đi, nên rời bỏ Tân Guinea mà chẳng mấy tiếc nuối, để trở về sống với các bạn hữu ở trên đồi Atherton Tableland phía sau Cairns thuộc miền Bắc Queensland, mong bình phục và khỏe mạnh trở lại.
Đức Giám mục vào thời ấy, vẫn đi lại đều trong Quận và Ngài đã viết thư đề nghị là sẽ đến thăm tôi và bàn bạc những chuyện mà tôi thấy chưa xứng đáng được Ngài quan tâm như thế. Tôi đi xuống Innisfail để gặp Ngài ở đấy vì tôi cảm thấy đã bình phục nhiều. Qua câu chuyện thân mật, Ngài đã đề cập đến tuổi tác của tôi và mong muốn tôi tiếp tục làm việc nhưng ít năng nổ hơn. Ngài nói là Ngài nóng lòng mở lại nhà thờ Giáo xứ Landsborough và muốn cử một Mục sư lo việc họ đạo tại địa phương. Ngài đã đề cập đến kinh nghiệm của tôi ở vùng nông thôn và hỏi nếu tôi bằng lòng sẽ cử tôi đến đấy vài năm để xây dựng lại tinh thần Giáo hội ở trong Quận ấy. Ngài cũng không mong tôi đi hết họ đạo rộng gần hai mươi tám ngàn dặm vuông, trong một vùng mà dân cư thưa thớt, vì Ngài hy vọng trong một năm thôi là có một mục sư trẻ về thay thế. Dĩ nhiên vấn đề tài chính là một vấn đề khó khăn cho nhà thờ, nhưng Ngài nói là sẽ gởi cho tôi một chiếc xe tải trong vài tháng tới, mặc dầu nó đã hơi cũ. Xe chẳng thấy tới, nhưng tôi đã điều hành tốt mà không có xe.
Landsborough là một thị trấn nằm phía trên vịnh Carpentaria, người ta thường gọi là Gulf Country. Cách đây năm mươi năm, thị trấn rộng hơn bây giờ. Thời săn vàng bùng nổ, cả thị trấn có chừng hai mươi lăm khách sạn, hầu hết là quán nhậu, nhưng bây giờ chỉ còn lại hai. Có chừng tám mươi cư dân da trắng ở đấy gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em và một số dân da đen độ hai ba trăm người trồi sụt bất thường, họ sống trong điều kiện đáng thương, trong các túp lều che bằng các tấm sắt rỉ, ở ngoại ô thành phố. Nơi ấy cách Cloncurry hai trăm dặm và cách Cairns và thị trấn Townsville về phía biển năm trăm dặm bằng đường hàng không. Ở đấy có một bệnh viện điều hành bởi hai chị em cô y tá và một nhà riêng cho bác sỹ mặc dầu từ trước tới giờ chẳng có bác sỹ nào bị lôi cuốn về thực tập ở đấy. Gặp trường hợp khẩn cấp, người ta gọi về Cloncurry và bác sỹ cứu hộ sẽ đến bằng máy bay. Trong chiến tranh người ta xây ở đấy một phi trường thật tốt và mỗi tuần một lần cũng có máy bay chở thư và đồ tiếp tế đến.
Nhà thờ ở Landsborough thuộc loại kiến trúc rất đơn giản, phía ngoài đóng bằng cây, mới được xây dựng lại cách đây ba mươi năm sau một vụ cháy rừng. Tôi thấy nhà thờ được trang bị quá sơ sài nên định bụng nếu nhận được chút ít tiền là tôi sẽ sơn trong và ngoài luôn thể. Nhà thờ chỉ có ghế dựa chứ không có ghế dài hành lễ và đây cũng có cái lợi vì cứ hai hay ba tháng một lần, chúng tôi có đoàn chiếu bóng lưu động ở Landsborough và chúng tôi có thể đem những ghế dựa này ra khỏi nhà thờ đặt trong sảnh Shire hay trước sân nhà sách Duncan vào mùa nắng. Cá nhân tôi cũng thấy tiện lợi nữa, vì trong tòa Cha sở chẳng có ghế bàn gì cả, nếu có ai đó muốn đến gặp tôi, tôi có thể đến nhà thờ mượn ghế và trả lui cho buổi lễ sau.
Cả nhà thờ và tòa Cha sở chẳng được ai ngó ngàn tới, bởi vì vị mục sư cuối cùng bị rắn cắn chết năm 1935 và từ đấy chẳng có mục sư sở tại nào ở Landsborough cho tới khi tôi tới nhận việc vào mùa thu 1952. Dĩ nhiên, nhà thờ thỉnh thoảng cũng được sử dụng để làm lễ do các Mục sư vãng lai. Còn chính bản thân tôi sử dụng nhà thờ trong rất nhiều dịp khi tôi có mặt ở trong Quận, để mong tìm hiểu những gì thuộc địa phương Landsborough. Tôi rất hoan hỉ được đi trên đó, bởi vì tùy theo những chuẩn mực của nước Anh, nhưng không còn nhiều đối với một giáo xứ. Có lẽ theo chuẩn mục của nước Anh, tôi không mấy giống một mục sư. Theo tôi đó là một nơi tôi có thể tiếp tục tiến hành công tác đã quen thuộc và cũng từ đấy tôi có thể góp nhặt một số sách mới, cũng như được sống thoải mái và tương đối tiện nghi. Dầu cho đã trình bày với đức Giám mục, tôi cũng phải nhận ra rằng, cá nhân tôi không còn là người đàn ông trước khi bị bệnh sốt rét. Tôi hy vọng cơn bệnh sẽ qua đi và thể lực sẽ được phục hồi. Tôi hy vọng như thế vì có quá nhiều việc để làm mà quỹ thời gian chẳng còn bao năm nữa.
Đức Giám mục, khi tôi gặp Ngài ở Innisfail, đã cấm tôi không được tiếp tục cuộc sống ở Landsborough cho đến tháng Tư khi mùa mưa đã dứt ở vùng Gulf Country. Lúc ấy tôi cũng hơi bực mình nhưng nghĩ lại tôi thấy Ngài đã hành động khôn ngoan khi thấy vẻ suy nhược của cơ thể tôi và tình trạng của tòa Cha sở. Trong mười bảy năm qua kể từ khi cái chết của vị mục sư cuối cùng, cũng đã có lúc có chút ít tiền để sửa chữa khi thì nhà thờ, khi thì tòa Cha sở. Về phía nhà thờ, cũng đã chi tiêu một số tiền để giữ cho mái nhà khỏi bị bọn mối phá hoại. Về phía toà Cha sở, những năm ấy chẳng tu sửa gì nhiều, hầu hết mái nhà lợp tôn đã bị rỉ sét, các cửa sổ chỉ còn một ít kính thôi. Tuy vậy tôi đã mua tôn mới ở Atherton và đem theo về trên xe thơ khi tôi đi Landsborough vào tháng tư. Qúa tốn kém nên tôi nghĩ tốt hơn là để cửa sổ trống như vậy, hơn nữa vùng nhiệt đới đâu cần bỏ kính vào cửa sổ.
Phải mất năm ngày, xe thư báo đi từ Cairns đến Landsborough vì chúng tôi đã phải dừng lại ở rất nhiều nơi. Hơn nữa, vào tháng Tư, đang là đầu mùa nên đường xá chưa được khô ráo, một ngày chúng tôi bị sa lầy ba lần gần sông Gilbert. Đối với tôi, thật qúa dài ngày vì tôi mong muốn trở về chổ ở để bắt đầu công việc của họ đạo. Cuối cùng chúng tôi cũng lái xe về được Landsborough và bỏ túi xách tay các tấm tôn trước mặt nhà thờ. Lúc ấy tôi mới nhận ra rằng toà Cha sở không còn lành lặn như tôi nghĩ. Phía trước có hai phòng và một bao lơn nhưng mối đã đục hư bao lơn của một phòng. Tuy nhiên phòng kia vẫn còn tốt và tôi chỉ cần có thế. Tôi bỏ tấm lợp lên và đóng đinh trên kèo mái nhà và nhờ sự giúp sức của cảnh sát viên Jim Phillips và một người da đen, một trong những cộng tác viên của anh cảnh sát, tên là Sammy Ba, để phân biệt với các anh Sammy khác. Họ đều là những người lương thiện và đã mang đến cho tôi những hộp đựng đồ và những két bia phế thải, vì trong tòa Cha sở chẳng có một vật dụng nào. Chỉ trong vài giờ, tôi đã được trang bị khá tiện nghi, chiếc giường bố được mở ra, túi xách tay bỏ trên đầu giường có mùng phủ lên. Một ghế dựa mượn từ nhà thờ, một thùng đựng đồ dùng làm bàn viết có cây đèn bão trên ấy và một kệ sách làm bằng thùng bia có độ nửa tá sách tôi thường đem theo và cái rương bằng thiết tôi đựng áo quần.
Họ đạo của tôi rất lớn. Nó chạy về hướng Nam một trăm sáu mươi dặm, về hướng Tây gần địa giới Northern Territory một trăm hai mươi dặm, về hướng Đông theo hướng Normanton độ năm mươi dặm. Cũng có thêm hai nhà thờ nữa là nhà thờ thánh Mary ở Leichardt Crossing và nhà thờ Thánh Du đà ở Godstow. Nhà thờ Thánh Mary được sửa sang tươm tất vì nhỏ và chỉ đủ chỗ cho hơn mười lăm con chiên, nhà thờ ở trong trại nuôi gia súc Horizon, nên ông quản đốc, ông Kim Bell, thấy cần phải giữ cho tươm tất. Còn nhà thờ Thánh Du đà, chẳng khác gì một đống đổ nát, nhưng tôi cố tình tạo thêm một địa điểm hành lễ một năm hai lần và tôi cũng hy vọng trong vài tháng tới có thể kiếm ra một số tôn lợp mái.
Những tháng tạnh ráo trong năm từ tháng Tư cho đến cuối tháng Mười một, tôi có thể đi đây đi đó trong họ đạo một cách dễ dàng. Dĩ nhiên là những con đường chưa được rải đá, bên Anh người ta gọi đó là dường dành cho xe bò, nhưng trong xe tải trung bình mười lăm cây số giờ nên họ đạo của tôi nằm dài khoản hai ngày đường mới đến toà Cha sở. Tuy nhiên, vào mùa mưa, việc di chuyển thật là khó khăn. Trong ba tháng lượng mưa lên đến năm mươi hay sáu mươi phân. Những con sông khô cạn vào cuối năm trở thành những thác nước mênh mông và phần lớn miền quê chìm trong nước lũ. Vào mùa mưa chẳng có xe có động cơ nào có thể di chuyển một trăm mét ra ngoài thị trấn mà không bị sa lầy cho nên ở miền quê này sự di chuyển cũng ít thôi. Vào tháng Mười một , các quản lí trại chăn nuôi gia súc đã mua ở cửa hàng những thứ cần dùng trong bốn tháng, nên họ ít khi có mặt ở Landsborough trước đầu tháng Tư. Chỉ có ngựa là phương cách duy nhất để đi lại trong xứ vào lúc ấy nếu cần phải đi, nhưng cá sấu cũng là mối nguy hiểm đáng kể trong cơn lũ và cơn mưa dai dẳng làm cho người trong họ đạo bực bội hơn.
Cũng giống như tất cả các giáo xứ trên thế giới, giáo xứ Thánh Peter, Landsborough, có những vấn đề hết sức đặc biệt. Ơû Landsborough, chỉ có mười chín gia đình da trắng, trong đó có bảy gia đình theo đạo Thiên Chúa La Mã, cho nên phần lớn công việc của họ đạo địa phương chỉ xoay quanh trường học, bệnh viện và văn phòng bảo vệ thổ dân Úc. Tuy nhiên, thị trấn là trung tâm giao dịch của một số trại chăn nuôi gia súc toàn vùng gộp lại. Trại nhỏ nhất cũng rộng tám trăm dặm vuông, và lớn nhất cũng trên ba ngàn. Các quản lí và các trại chăn nuôi gia súc này tổng cộng phỏng chừng một trăm người Âu và gấp đôi số người này là người lai và thổ dân những người này giúp việc ở các trại chăn nuôi rất giỏi. Do công việc làm ăn nên những người da trắng làm việc tại các trại chăn nuôi, thường xuyên ở thị trấn và họ Ở lại ban đêm trong khách sạn. Còn tất cả những người ở vùng quê chỉ đến thị trấn một năm hai lần vào mùa khô trong các cuộc họp mặt để xem các cuộc tranh tài.
Mỗi cuộc họp kéo dài trong bốn ngày và thị trấn đầy đàn ông ngủ khắp mọi nơi, trên giường ngủ, ngoài bao lơn, trong phòng chứa đồ hay trên đất bãi cỏ ngựa, quấn mình trong túi xách tay, say xỉn hay tỉnh rượu, nhưng thường là say xỉn.
Một Mục sư đến sống trong trị trấn như thế này, Mục sư đầu tiên đã mười bảy năm qua, ắt phải hành động rất thận trọng. Vấn đề nhậu nhẹt của các thị trấn xa xôi như Landsborough không phải là dễ giải quyết. Đúng thì không hẳn đúng mà sai thì không hoàn toàn sai trong những cộng đồng như thế này. Landsborough nằm ở mười bảy độ tính từ xích đạo, thật sự rất nóng vào những khoảng thời gian nhất định trong năm. Những nơi như thế này cơ thể đòi hỏi một lượng nước bốn lít mỗi ngày để thay thế cho sự thiếu hụt vì bốc hơi. Vào mùa viêm nhiệt, có vài loại thức uống ngon hơn và đã khát hơn loại bia nhẹ và lạnh của Uùc. Hai quán rượu trong thị trấn là nơi gặp gỡ thường xuyên của đàn ông từ các trại nuôi gia súc này. Thật ra đây cũng là nơi độc nhất ở Landsborough mà bọn đàn ông thường lui tới gặp nhau và hàn huyên về công ăn việc làm. Nếu một người làm công cho các trại ấy ở xa trong miệt rừng về thị trấn để gặp bạn bè nghe ngóng có tin gì mới, anh ta có thể la cà suốt ngày trong quán rượu, vì cũng chẳng có chổ nào khác mà đi. Và rồi, sau khi tâm trí khát khao tin tức và sự kết bạn đã được thỏa mãn, sau khi nhậu say, anh ta nằm phía sau xe tải, đánh một giấc ngon lành, thử hỏi vị mục sư có lấy lời rao giảng mà phản đối quyết liệt hay không? Tôi không biết phải nên làm hay không. Tôi chỉ biết rằng tôi chưa bao giờ hành động như thế.
Tôi đã bắt đầu một cách từ tốn và khá thận trọng ở Landsborough. Trong tuần lễ đầu, tôi đã thăm viếng từng gia đình da trắng trong họ đạo của tôi và dành một ngày Chủ Nhật cho các em học sinh. Tất cả đều tốt đẹp và hiện tại tôi có vài gia đình đến cầu kinh vào buổi sáng. Tôi nhận ra rằng cũng như tôi đã kinh nghiệm ở những nơi khác, một nửa người lai da đen và da trắng mộ đạo hơn những người trắng thuần chủng. Hiện tại tôi đã bắt đầu các buổi lễ ngắn cho các em học sinh, mỗi buổi sáng, năm phút trước khi đến trường, gồm một bài hát lễ, một đoạn ngắn kinh thánh. Nhiều học sinh đến dự vì nhà thờ nằm trên đường đến trường. Mỗi buổi sáng tôi thường đến bệnh viện và những túp lều sắt rỉ của người da đen vào buổi chiều và cũng bỏ ra nhiều công sức đáng kể để liên lạc thư từ, cố gắng xin cho được một máy chiếu phim cũ cho thị trấn ngõ hầu làm cho họ xao lãng với các quán rượu.
Những điều trên cũng tạm thành công nhưng chưa có hiệu quả mấy trong việc đánh động các vấn đề xã hội chính trong Quận liên quan tới phái nam. Tôi có mặt ở Landsborough chưa đến sáu tuần lễ thì cuộc tụ tập đầu tiên để xem những cuộc tranh tài đã đem tất cả những người làm công cho trại chăn nuôi gia súc về thị trấn cùng một lúc. Vào lúc ấy, tôi đang dùng bữa tại khách sạn bưu điện, khách sạn lớn nhất trong hai cái, do Bill Roberts và vợ điều hành. Nấu ăn cũng không mấy thuận tiện trong toà Cha sở. Buổi sáng tôi có thể dùng cái bếp Primus để nấu ấm nước sôi pha cà phê, chứ bữa trưa và tối thường đến khách sạn, thay đổi từ khách sạn này sang khách sạn kia hằng tuần để tránh bực mình.
Trong bốn ngày liên tiếp khách sạn sống trong cảnh hỗn loạn ồn ào. Thường thường trong mười phòng ngủ thì chỉ có một hay hai phòng là có khách, nhưng đây là tuần đua ngựa nên ông Bill Roberts xếp thêm mười bảy giường ngủ ở bao lơn và khách sạn kia cũng nhiều khách như thế. Trò đu quay cho trẻ em được đưa từ Cloncurry đến dựng tại trục lộ chính, ở đấy tiếng om sòm của loa phóng thanh làm át tiếng nhạc của buổi khiêu vũ “ cá hộp” hằng đêm cho mãi đến một giờ sáng và tiếng loa vọng đến cánh rừng cách đấy cả mười dặm. Hai người bán hàng rong xe tải đến và mở thành hai cửa hàng và để tạo cho khung cảnh rạng rỡ thêm, chiếc xe chiếu bóng lưu động cũng đến, đó là một trong những cuộc thăm viếng bất thường, trình chiếu những phim mà tôi đã xem mười năm trước ở Godalming xa xôi, về phía bên kia của địa cầu. Cô giáo Foster cũng đóng cửa trường và tất cả thị trấn đều đi xem các giải đua ngựa.
Cuộc tập trung đua ngựa ở Landsborough có một hay hai nét đặc biệt khác với cuộc đua ngựa ở Ascot. Tất cả ngựa đua phải được nuôi ở trong Quận đến trực tiếp từ các trại chăn nuôi gia súc, và dĩ nhiên không được chải lông, và đôi khi chúng lăn bùn cũng để dơ như vậy. Nài ngựa từ các trại chăn nuôi súc vật được tổ điểm bằng những màu sắc cho cuộc đua thêm rực rỡ, mỗi người cởi một con ngựa do mình chọn ra từ hai hay ba trăm con từ bãi giữ ngựa của trại chăn nuôi và tin tưởng lạc quan con ngựa ấy sẽ thắng giải Melbourne Cup. Đường đua chỉ được phát dọn sơ sài ở trong rừng, các cột trụ và hàng rào để tự nhiên, các cây con chẳng tỉa xén gì cả, chỉ cắt cụt đọt hàng trăm thước. Trung tâm đường đua là sân bay và chiếc máy bay cứu hộ đậu ở đấy phòng trường hợp tai nạn, và còn có một lý do trần tục khác nữa, phi hành đoàn đang bận sát phạt nhau để trả tiền xâu cho chiếc máy bay. Chẳng có bục cho khán giả đứng xem, nhưng trên vạch khởi hành và rào cản có mái che thô sơ bằng cành cây bạch đàn để tạo ra ít bóng mát. Ngựa đến trong ngày cuối của cuộc đua được buộc vào bãi giữ ngựa. Cái nắng gắt gao cứ ào ào đổ xuống, bia cứ ào ào chảy và bụi vẫn bốc lên ngùn ngụt.
Tôi đến thăm cuộc đua ngựa cùng bà Roberts và người tớ gái da màu, một cô gái mười bảy tuổi tên là Coty. Chúng tôi đến có hơi muộn vì hai người ấy phải phục vụ hơn sáu mươi thực khách phải ăn nóng, nấu trên kiểu bếp xưa trong mái che và ngoài sân còn hơn cả trăm thực khách nữa đang đợi. Thành thật mà nói cũng nên ở lại giúp họ rửa bát đĩa, cho nên hơn ba giờ chiều chúng tôi mới đến trường đua. Tôi cũng quen biết khá đông quản lý và nhân viên trại chăn nuôi thời ấy nên đã vui vẻ ở lại với họ suốt cả buổi chiều, cụng ly bia với cứ ba người một và theo lời khuyên của họ, mỗi cuộc đua lại bỏ ra hai ngàn vào máy tính tiền.
Vào cuối cuộc đua cuối cùng, tôi gặp Stevie lần đầu tiên trong đời, tôi đang đứng với nhóm Jim Maclaren, quản lý trại Beverly, thì thấy một ông già rách rưới khật khưởng đi về phía tôi. Ông ta mặc áo sơ mi bẩn thỉu không có cổ, áo không cài cúc để lộ bộ ngực xương xẩu và cái quần dài bằng vải thô khá bẩn buộc lại bởi một sợi thắt lưng bằng da có kẻ hở để dắt dao nhọn và một túi da để đựng hộp quẹt bằng thiết. Đầu không đội nón, nước da sạm nắng, người gầy, bộ mặt khó ưa, chân đi đôi giày cỡi ngựa hai má bên bằng cao su đã mòn nhẵn. Râu ria chẳng cạo lại nhậu hơi nhiều. Thật ra, dường như ông ta chỉ xỉn vào những lúc có lễ lược gì quan trọng.
Ông ta đi về phía chúng tôi, dừng lại nhưng thân hình vẫn còn chao đảo và nói:
- Cha là Mục sư mới?
Phải :
Tôi trả lời và chìa tay về phía ông ta :
- Tôi tên là Roger Hargreaves.
Ông ta nắm bàn tay tôi và cứ lắc hoài mà không thả.
Roger Hargreaves,
Ông ta trịnh trọng nói. Ông ta dừng lại một chút như để suy ngẫm điều gì :
- Đúng là tên của cha rồi!
Vâng tên của tôi đấy! :
Tôi trả lời :
Tôi biết mọi người quanh tôi cũng mỉm cười xem sự thể một mục sư mới đang phản ứng với một ông già say rượu.
Dừng được một lúc ông ta nói tiếp.
Tôi biết rõ rồi đấy, thưa cha Roger Hargreaves. Họ gọi cha như thế mà !.
Đúng đấy :
Tôi nhấn mạnh thêm :
- Tên tôi đấy !
Ông ta đứng bất động, còn nắm bàn tay tôi, trong lúc ý nghĩ của ông ta đã thay đổi Con có nghe nói về cha, một người gốc Anh, chắc cũng ghê gớm lắm!
Ê, im cái miệng anh lại
- Jim Maclaren đứng cạnh tôi nói :
Cha Hargreaves đã ở Queensland hai mươi năm rồi. Stevie, anh biến đi cho và cần nhậu thêm bia thì cứ việc! Tôi đã gọi cho anh rồi!
Cha Hargreaves :
Ông già càu nhàu, vẫn còn cầm tay tôi :
- Nếu cha nói đúng, tại sao anh không gọi bằng tên mà gọi bằng họ?
Thì cha nói đúng chứ sao! :
- Jim trả lời :
Tôi gọi cha Hargreaves vì cha là một mục sư. Anh biến mà đi nhậu bia cho người ta nhờ!. Nói với Albert là tôi đã gọi bia cho anh đấy. Một phút nữa tôi sẽ đến.
Tôi quay sang phía Jim:
- Ông ta cũng đúng thôi! :
- Rồi quay về phía ông già tôi hỏi :
- Tên anh là gì?
Stevie, Ông ta trả lời.
Stevie gì?
Stevie :
Ông ta lập lại :
- Tôi la Stevie còn cha là Roger. Để bia đó cho tau, thằng bạn chí cốt.
Ông ta lắc mạnh tay tôi, nhìn chòng chọc vào mặt tôi, mùi bia nồng nực phả vào mũi tôi Bạn bè cả mà, phải không cha?
Đúng vậy,
- Tôi trả lời :
- Anh là Stevie và chúng ta là bạn.
Cuối cùng ông ta thả tay tôi ra và vẫn còn lảo đảo trước mặt chúng tôi. Ông ta quay về phía Jim.
Cha nói đúng cho dầu cha có là gốc Anh đi nữa! :
Ông ta quay về phía tôi đầy thiện chí :
- Cha cá cược con ngựa nào?
Tôi mỉm cười:
- Tôi là mục sư, hai lần hai ngàn là quá lắm rồi!. Tôi nghĩ Frenzy sẽ thắng.
Đừng đánh con đó :
Ông ta phản đối :
- Cha đánh con Ô Lạc đi cha, đánh con Ô Lạc là trúng chắc!
Anh điên rồi sao Stevie? :
- Fred Hanson nói :
- Này lại đằng kia, tôi kêu cho lon bia!
Anh ta xách bổng cánh tay ông già lôi về quán rượu.
Tôi nhìn Jim Maclaren, cả hai chúng tôi cùng cười. Tôi hỏi:
- Ai vậy?
Stevie? À, anh ta luôn luôn thế. Anh ta sống với một người Hoa cách đây mười dặm. Giờ chẳng còn làm được vì quá già. Ngày trước, một thời cũng là tay tháo vát, người ta bảo thế. Nghe nói cách đây lâu lắm có làm quản lý cho trại Wonamboola :
Anh ta nhìn tôi ngần ngại nói tiếp :
- Thỉnh thoảng cũng gây phiền hà một chút.
Tôi quay lại nhìn bảng tổng kết tiền sau lưng chúng tôi. Vào lúc ấy chỉ có một người đánh cá con Ô Lạc.
Đánh con Ô Lạc có được không? :
- Tôi hỏi Anh ta đùa đấy! :
- Jim trả lời :
- Cha cứ yên tâm với con Frenzy đi!
Tôi bỏ đi trước khi cuộc đua bắt đầu để xem cho biết những con ngựa chạy nước kiệu đến điểm xuất phát. Frenzy là con ngựa độc nhất với giống rất lạ. Ô Lạc thì gầy nhom, có vẻ đói khát với cái đầu to tướng và mông nhỏ. Tôi đi về phía bảng tổng kết tiền cá cược, vẫn chỉ có một người ủng hộ cho ý kiến của Stevie, trong lúc hơn bốn chục người khác đánh cá cho con Frenzy. Bài toán chia, chắc chắn tỉ lệ thắng rất mong manh. Tôi nghĩ đến ông già Stevie mà tôi chắc chắn rằng ông ta sẽ hỏi tôi đánh con nào và y như rằng hai lần tôi phải cá cho được con Ô Lạc. Đôi khi tôi cũng nghĩ rằng địa điểm đua ngựa Ascot còn thiếu một điều gì đó nên không thể thành công như Landsborough. Anh Tommy Ford đang cưỡi con Frenzy và anh quyết định phải thắng cho được cuộc đua này. Mỗi lần xuất phát, anh quất ngựa vụt nhanh về phía trước nên đã làm hỏng đến sáu lần, phải xuất phát lại, vì tiến qúa đà. Mỗi lần như thế, các con ngựa đều nhảy chồm lên và đứng trên hai chân sau làm cho người nài ngựa mất thăng bằng, nên người ban lệnh xuất phát thủ sẵn một hòn đá trong tay. Lần xuất phát thứ bảy, anh ta vụt mạnh hòn đá vào anh Tommy để kiểm tra còn xuất phát sớm thì lãnh đủ nhưng hòn đá nặng gần một kí chỉ đi sớt qua tai trong gang tất, nhưng một con ngựa khác lại làm hỏng cuộc xuất phát. Vào lần xuất phát thứ tám, Tommy lại lướt đi nhanh một lần nữa và người ra lệnh lại ném một hòn đá khác, lần này nó xẹt qua đầu Frenzy ở giữa cự ly hai lỗ tai và trúng ngay ngực của Tommy. Frenzy giật mìnnh vì cú ném hụt, miệng bị giật mạnh, chạy thẳng vào bụi cây bên đường. Cuộc xuất phát lần này thành công nhưng Frenzy lạc đường chạy, đến năm mươi mét và đâm phải con Daisy Bell ngã xuống, trên chân con Coral Sea, đang do dự thì con Frenzy nhảy qua dãy hàng rào thấp làm bằng cây bạch đàn. Tommy đứng thẳng trên bàn đạp, vừa quất roi, vừa chửi đổng. Còn lại một mình con Ô Lạc đua tài với một con ngựa cái nhỏ bé tội nghiệp tên là Cleopatra và cuối cùng Ô Lạc đã thắng vì dài đòn hơn. Tôi thu được cả thảy hơn trăm ngàn.
Tôi nhìn quanh tìm kiếm Stevie, nhưng chẳng thấy ông già đâu cả. Tôi cũng mừng thầm, vì nếu gặp ông ta, tôi không thể tránh khỏi mời một chầu bia, mà ông già thì đã say khướt. Sau đó Jim nói cho tôi biết, ông ta đã ngủ say trong một chuồng ngựa, trong một hốc tối. Hầu hết ngựa trong chuồng đều đi tham dự cuộc đua có các công nhân của trại giám sát qua đêm. Khi Stevie thức dậy, trời còn tối và đầy sao, đó là một đêm tuyệt vời ở Queensland, trời hơi se lạnh, nhưng rất dễ chịu. Khi sao đã lặn về phía chân trời, đó là lúc ngủ thích thú nhất trên đất lạnh. Mấy cậu nhóc da đen nhóm một bếp lửa và nói chuyện khào. Chúng mang lại cho Stevie cốc cà phê nóng nấu bên lửa và một đĩa thịt. Ăn xong Stevie bỏ đi về phía thị trấn để đến quán rượu.
Đêm ấy tôi không còn gặp Stevie nữa. Uống cà phê ở khách sạn xong, tôi giúp họ rửa bát đĩa. Sau đấy tôi trở về toà Cha sở, nhưng khi đi qua quán rượu, Jim Maclaren thấy tôi, thế là tôi buộc phải vào uống với họ, và trả một xuất vì tôi thắng cá ngựa. Tôi vỡ lẽ là cuộc cá ngựa của tôi là đề tài cho họ tranh cãi tối hôm ấy, không chỉ một trận đua cuối làm cho họ vui say giải trí mà là tất cả những ai đang la cà ở quán rượu, trong đó có Tommy Ford. Nhưng họ thật sự bày tỏ niềm vui một cách vô tư vì biết một vị mục sư đã mất công theo dõi một cuộc đua ngựa từ đầu chí cuối mà chỉ trúng có một trăm ngàn bạc. Miền Bắc Queensland là nơi thưởng nhiều nếu chịu khó cá cược.
Tôi cố gắng tìm hiểu thêm về Stevie, trong thời gian gần nửa giờ, tôi có mặt ở quầy rượu, trước khi tôi trở về lại giáo phận, để khỏi phải ân hận, nhưng vẫn không tìm được gì khác hơn. Ông ta là người lớn tuổi nhất trong số đàn ông có mặt ở đây và ông ta cũng đã cư ngụ tại Gulf Country từ thuở nào đến giờ mà cũng không ai nhớ ra. Chỉ có một truyền thống vẫn còn giữ đối với người phi công lái máy bay cứu hộ mà Stevie đã phục vụ Ở không lực Hoàng gia trong thế chiến 14 :
- 18 và ông ta đã là sĩ quan hoa tiêu. Người ta còn cho biết là ông đã từng làm quản lí cho trại chăn nuôi gia súc Wonamboola trong những năm 1920, có lẽ là sau chiến tranh, nhưng chẳng có cá nhân nào già đến như thế để kể lại mọi chuyện. Rồi sau đó ông ta bỏ núi xuống đồng bằng, khi thì làm nghề đóng yên cương, khi thì nấu bếp cho các trại nuôi gia súc khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Chẳng ai trong quán rượu biết được họ của ông ta và cũng chẳng có người nào biết được bà con thân thuộc của ông ta cả. Ông bây giờ là người thất nghiệp, nhưng cũng có chút lương hưu, lâu lâu lại đến bưu điện lấy ra.Ông ta sống với một ông già Tàu tên là Liên Chi, làm chủ một vườn rau cách thị trấn mười đến mười hai dặm. Ông già Stevie giúp bạn làm vườn để tự nuôi sống. Hai người đều độc thân. Stevie không bao giờ có tiền trong túi, vì có thói quen là, mỗi lần đi bưu điện, là thẳng đến quán rượu, để uống cho hết số tiền hưu, trước khi về nhà, nhưng khi áo quần ông già quá tàn tệ, Trung sỹ Donovan, thuộc lực lượng cảnh sát mã vận đã đợi sẵn ở ngoài bưu điện, đưa ông đến cửa hàng bách hoá, mua cho ông một cái quần dài mới trước khi để ông đi vào quán rượu.
Tôi cũng hiểu một chút ít về ông già Liên Chi bởi vì ông chính là nguồn rau cải tươi sống của Landsborough. Vào thời ấy, tôi chưa được thấy căn nhà của họ nhưng sau này tôi đã đến thăm rất nhiều bận. Nhà của ông Liên Chi ở giữa hai hồ nước dài cách trại chăn nuôi Dorset Downs cũng khá xa và cách các nhà vườn khác độ mười lăm dặm. Hai hồ nước này thật ra là một phần của con sông chảy vào mùa mưa và nối với hạ lưu của sông Dorset. Vào mùa khô, vùng đất giữa hai hồ nước rất phì nhiêu vì nó tiếp cận với nước khi cần làm thuỷ lợi. Ở đây ông Liên Chi trồng được hai ba sào gì đó, đủ các loại rau cải. Ông ta có cối xay gió bằng sắt đã cũ để bơm nước, và ông làm việc từ rạng đông cho tới tối mịt.Ông cũng có dựng một căn nhà trên một nỗng đất gần đấy, cao hơn mức nước lụt. tuần hai lần thứ Tư và thứ Năm, ông tự mình đánh chiếc xe bò hai bánh do con ngựa già kéo, về thị trấn bán rau cải và rồi đi thẳng về nhà chẳng ghé lại quán rượu vì ông không uống.
Sáng hôm sau tôi đã gặp ông già Stevie trên đường khi tôi đến Bệnh viện. Quán rượu đến mười giờ mới mở cửa nên trông ông ta có vẻ thê thảm, mắt thì đỏ ngầu, tóc thì dính bết lại, bàn tay run run. Chắc chắn là ông ta vừa ngủ dậy đâu đó vì áo quần bết bẩn cả đất và bên vai trái còn dính ít phân gà.
Tôi dừng lại bên cạnh ông ta và nói:
- Tôi đánh trúng con Ô Lạc. Nhờ anh đấy.
Ông ta liếm môi nói:
- Cha may thật!. Họ kháo nhau đêm qua trong khách sạn. Phải cha Roger đó không?
Tôi đây mà! :
Tôi trả lời :
- Roger đây, còn anh là Stevie?
Về chỗ cha làm một chầu đi cha.
Không được đâu :
Tôi trả lời :
- Tôi chẳng để rượu ở toà Cha sơ.û Tôi ngừng lại một lúc để nói vì nhìn thấy vẻ mặt buồn bã của ông ta.
Quán rượu mở cửa mười giờ mà!
Còn lâu :
Ông ta trả lời :
- Thằng chủ trước còn khá hơn thằng cù lần này. Giờ nào hắn cũng bán cho mình uống. Thằng này quá sợ cảnh sát!
Tôi có câu chuyện muốn nói với anh. Hãy đến chỗ tôi đã, căn nhà đầu tiên phía bên này của nhà thờ. Anh cứ tắm rửa và giặt giũ áo quần cho sạch sẽ. Thế nào cũng khô trước mười giờ. Mau thôi mà! Tôi có việc phải vào bệnh viện và về giờ đó, tôi sẽ khao anh một chầu về con Ô Lạc.
Như vậy cũng nhanh thôi :
Ông ta nói :
- Phía nhà thờ hả cha?
Đúng đấy :
Tôi trả lời :
- Có cả xà phòng và mọi thứ ở đấy. Cả dao cạo nữa nếu anh muốn. Tôi sẽ trở về trước mười giờ và rồi chúng ta sẽ trở lại đây cùng uống bia.
Tôi đi về phía bệnh viện, không nhớ ra là để làm gì và bệnh nhân là ai nữa. Tôi không mất công chờ trong khoa, tôi gọi khoa cho vẻ lịch sự, chứ thật ra không quá ba phòng, trong mỗi phòng chỉ có hai giường. Khi tôi sắp rời khỏi khoa, xơ Finlay mời tôi nán lại dùng cốc trà nóng. Họ thường mời tôi trà sáng khi tôi đến bệnh viện.
Tôi đi vào phòng khách thì đã thấy cô Y tá Templeton đang rót trà ra tách. Chỉ vỏn vẹn có hai người điều hành nơi đây.
Tôi nói:
- Tôi không nán lại ở đây được đâu. Stevie đang đợi tôi ở nhà.
Lạy Chúa! :
Xơ Finlay nói :
- Ông ta làm gì ở nơi cha vậy?
Tắm :
Tôi trả lời.
Y tá Templeton nhìn lên cười khúc khích nói:
- Ông ta cũng thường đến đây tắm luôn cha ạ!
Thế hai cô thường gặp ông ấy không? :
Tôi hỏi Có lẽ là không :
Xơ Finlay trả lời, vừa thở dài :
- Ông già ấy ghê gớm lắm! Khi thì say bí tỉ, khi thì uýnh lộn, có khi bị té ngựa, bị thương cùng mình. Rồi ông ta tới đây và bọn con đã vá víu, băng bó cho ông ta. Vừa rồi ông già đến ngủ sau trại Jeff Cumming bị chó của ông Jeff cắn vào cánh tay.
Mời Cha dùng trà :
- Y tá Templeton nói tiếp :
- Nếu ông ta không bảy mùi hôi thối như thế thì Xơ Finlay cũng không muốn trêu tức ông ta làm gì!
Xơ Finlay lại nói tiếp:
- Con bảo ông ta đi tắm cho sạch , con mới băng cánh tay cho. Còn chị Templeton lại lo giặt áo quần cho ông ấy. Mặc vào trông ông ta bảnh như một chú lính mới tò te! Nhưng ông ta lại không muốn đàng hoàng như vậy.Ông ta cũng quậy phá chút ít phải không?
Xơ lại gật đầu:
- Khi không uống rượu, ông ta cũng đàng hoàng ra phết. Hình như ông ta cũng không phải là xấu xa cho lắm. Nhưng rượu đã làm cho ông ta biến thành người như thế và ông ta cứ phải tiếp tục uống. Chỉ có rượu, chứ có thứ gì khác nữa đâu!
Xơ lại nói:
- Ông ta sống tận trong rừng với một người Hoa, sống bằng nghề trồng rau cải, ở đâu gần Dorset Downs.
Cha có nghe nói, cũng định bữa nào đi thăm hai người ấy.
Xơ liếc nhìn tôi rồi ngần ngại nói:
- Con không chắc hai người ấy là tín hữu của mình, thưa cha :
Rồi Xơ nói tiếp :
- Nếu cha định đi thăm họ, Cha nên cân nhắc điều này. Riêng Stevie thì con không biết, nhưng Linh Chi là người theo đạo Aán độ hay Phật giáo gì đó vì có tượng thờ trên tường. Chuyện này không phải của con, nhưng con không muốn Cha bị bỡ ngỡ.
Tôi cười:
- Cám ơn Xơ đã nhắc nhở. Thế thì Stevie cũng là Phật tử nữa sao?
Xơ cũng cười:
- À ông ta à! Con không nghĩ ông ta theo đạo gì ngoài đạo bia :
Dừng một chốc, Xơ lại nói tiếp :
- Có một ngày Trung sĩ Donovan đã đưa con đến đấy với nhóm nhân viên của ông, để săn bắn vịt trời ở hồ nước sâu ấy. Chúng con có đến thăm hai người ấy. Stevie lúc ấy tỉnh táo lắm, trông rất chững chạc và đáng kính. Trung sĩ Donovan nói chỉ khi nào ông ta có chút ít tiền để đi về phố, ông ta mới bảnh như thế. Ông ta cũng sống hòa thuận với ông Liên Chi ở trại rau.
Tôi rời khỏi bệnh viện sau đó trở về toà Cha sở. Stevie đã tắm rửa xong, đang định cạo râu nhưng bị đứt tay nên không cạo nữa. Giờ này ông ta đang ngồi trên bậc cấp dưới mái hiên bị mục nát, quanh bụng đang quàng chiếc khăn tắm trong khi áo quần đã giặt xong đang phơi trên hàng rào. Vào mùa nắng, ở miền Bắc Queensland, chỉ cần mười phút thôi là áo quần khô ngay. Ông ta nói:
- Tôi vừa mới tắm. À, mà hôm nay tôi hơi bệnh :
Ông ta liếm môi nói tiếp :
- Cha có rượu, không Cha?
Không có đâu :
Tôi trả lời :
- Tôi chẳng có thứ gì ở đây cả. Mười phút nữa khách sạn sẽ mở cửa. Chúng ta đi trường đua nữa chứ?
Thì cũng muốn thế :
Ông ta miễn cưỡng trả lời :
- Tiền cũng đã hết, làm sao mà cá cược!
Ông ta với tay lấy áo sơ mi và quần dài và bắt đầu mặc vào để che tấm thân xương xẩu đầy sẹo.
Cơ may anh đã đem đến cho tôi ngày hôm qua ấy :
Tôi nhắc nhở :
- Điều gì làm anh nghĩ là con Ô Lạc lại có thể đua với con Frenzy?
À, thì có cái gì đó liên hệ đến cuộc đua cuối cùng :
Ông ta nói tiếp :
- Không có gì là không xãy ra cho đến phút ấy và nó đã xãy ra rồi! Nằm ngoài rừng tôi đã nghĩ ra điều ấy cách đây ba hôm. Tôi biết trước điều gì sẽ xãy đến, mà thật vậy, Cha ạ!
Ông ta rê đôi chân khẳng khiu cho đến khi xỏ được vào đôi giày.
Pisspot Stevie :
Giọng nói của ông có vẻ tức tối :
- Họ gọi tôi như thế đấy, Cha ạ! Nhưng tôi hiểu biết hơn họ. Ngày nào đó tôi sẽ nó cho họ là tôi hiểu nhiều hơn họ. Cha cứ tin tôi đi.
Dĩ nhiên là tôi tin anh :
Tôi nói :
- Thôi chúng ta hãy đi về khách sạn, tôi sẽ mời anh một chầu bia, anh sẽ tỉnh táo ra thôi Giờ này thì trông ông ta có vẻ chững chạc. Vừa đi vừa gài quần ông ta nói:
- Tiền tôi làm ra thì tôi xài. Tôi đợi xem có thằng đểu nào chỏ miệng vào không?
Người ta nói cho tôi biết anh đã ở trong không lực quân vào thế chiến thứ nhất. Như vậy có đúng không?
Quân đoàn pháo binh và không đoàn Hoàng gia :
Ông ta trả lời :
- Đấy là những đơn vị tôi đã phục vụ. Sĩ quan hoa tiêu, có áo và cánh máy bay trên túi áo đàng hoàng, đồng thời cũng là sỹ quan đề lô của lực lượng pháo binh. Những địa danh Armentears, St.Omer, Bethune, tôi biết rất rõ vì đã thấy từ trên không. Thật ra bọn họ có biết gì đâu , thưa Cha. Thằng Stevie xỉn kia mà!
Ông ta đi bộ về phía khách sạn. Tôi nói:
- Đãi xong anh chầu bia là tôi đi ngay. Nếu anh chịu nghe tôi anh cũng nên đi đi.
Ông ta không trả lời và khi tôi đã rời quán rượu, ông ta vẫn còn sa đà trong các chầu bia dài dài và càng uống càng hăng.
Ngày hôm ấy tôi không gặp ông ta ở các cuộc đua ngựa. Vào giờ uống trà, ông ta vẫn còn la cà trong các quán rượu, đã say khướt. Tôi thì cố tránh không vào quán rượu đêm ấy. Sau đấy tôi đến dự buổi khiêu vũ cho có mặt trong khoảng nửa tiếng. Các bà trong hội phụ nữ đã cố trang hoàng cái sảnh Shire hôi hám thành một nơi rực rỡ và đã tạo được một ban nhạc hòa tấu dưới quyền điều khiển của bà Fraser, dương cầm; cô Brian; vĩ cầm, ông Peter Cornet, kèn đồng. Mọi người tỏ ra hả hê và tôi ở lại đấy cho đến mười một giờ khi cuộc ẩu đả xãy ra.
Chuyện xãy ra ở hàng hiên phía ngoài quán rượu của khách sạn Bưu điện. Khi nghe được tin, tôi hối hả chạy ra đường để quyết ngăn lại, nhưng mọi chuyện đã xong. Cảnh sát ập tới và đưa Ted Lawson đi liền và nhốt ngay vào nhà tù đêm hôm ấy, mỗi người mỗi bên, xốc nách kéo đi, không cho nói gì. Còn Stevie máu me đầy người được đám đông đưa lên một chiếc xe ngựa chở tới bệnh viện. Chuyện xãy ra có lẽ vì Ted đã đối xử với Stevie quá hỗn láo, đã chửi Stevie là thằng xỉn truyền kiếp; Stevie lúc ấy cũng say khướt, đấm đại vào mặt Ted, nào ngờ cú đấm hụt và lãnh cú đấm của Ted mà đo ván. Ted mới kkhoản hai mươi lăm tuổi, nài ngựa của trại chăn nuôi Helena Waters, dư sức hạ đo ván ông già lúc nào mà chả được. Tuy nhiên, họ đánh nhau trên hàng hiên và ngay cú đấm đầu tiên Ted đã hạ gục Stevie. Khi ngã xuống, lỗ tai của Stevie đụng vào chiếc cột của hàng hiên nên bị rách làm đôi, như vậy là có việc cho Xơ Finlay rồi! Đối với một mục sư thì chẳng làm được việc gì cho tới sáng mai, nên tôi đã trở về toà Cha sở và cầu nguyện trước khi đi ngủ cho những người lang thang vất vưởng, tội nghiệp như thế!
Sáng hôm sau, khi tôi đến bệnh viện thì Stevie đã đi đến quán rượu. Xơ Finlay đã may hai mũi và băng lại và giờ đây ông ta mang một lô băng trắng trên đầu. Ông ta không nói gì nhiều với tôi và thất thểu đi về phía thị trấn theo con đường đất đỏ bụi bặm, càng ngày càng xa hơn. Xơ Finlay nói:
- Giá mà có chiếc xe tải chở ông ấy về Dorset Downs, chỗ ông ấy ở, thì tiện hơn! Ơû dưới đó, ông ta sẽ mau bình phục.
Tôi trả lời:
- Việc này thì Cha làm được, nếu Cha nhờ thì cũng có người chở ông ấy đi.
Xơ lại nói:
- Ngày Chủ nhật, con còn phải cắt chỉ cho ông ấy nữa. Chẳng bao lâu nữa cuộc đua này rồi sẽ chấm dứt và ông ta cũng phải tự lo mà sống.
Sáng hôm sau, cảnh sát đã thả Ted ra khỏi chỗ giam sau khi đã bị mạt sát thậm tệ vì tội đánh người già cả. Ted trở lại cuộc sống bình thường cũng cảm thấy mình hơi quá đáng. Thật ra Ted chỉ là kẻ hậu bối, nên muốn chuộc lỗi với ông già Stevie, anh ta quyết tìm cho ra và mời ông ta ly rượu giải hoà, chuyện qua rồi cho qua luôn. Cũng nhờ việc đã qua cho qua luôn mà hai người từ hôm đó trong trại chăn nuôi gia súc đã trở thành đôi bạn keo sơn và trong lúc thù tạc vãng lai cái tên xỉn Stevie vẫn được trao đổi giữa hai người một cách thân tình mà chẳng mảy may phật lòng.
Cũng nhằm vào ngày cuối cuộc đua, nên người ta có tổ chức một buổi dạ vũ hoá trang trong sảnh Shire và tôi phải giúp vào việc chấm trang phục và trao giải thưởng. Một số ít đàn ông thì cố thực hiện cho được một dạ hội hóa trang thật sự, còn các cô gái mới thử lần đầu nên chỉ lấy đó làm vui thôi, có hai vai nữ tu trong dòng Carmen và bốn vai hề kịch câm nữ. Cuộc trao giải thưởng cũng bắt đầu vào nửa đêm và khi buổi lễ xong, tôi bị Jim Maclaren lùa vào khách sạn giải khát như là để tưởng thưởng công lao của tôi.
Ted và Stevie vẫn còn ở đấy, cũng đang cụng ly, đang biểu dương tình bạn thắm thiết nhất và Stevie đang cất cao giọng bài hát“ Căn nhà bé nhỏ của tôi ở miền Tây” để giúp vui thêm cho việc kết nghĩa. Tiếng hát đôi lúc bị ngắt quãng vì quên đi một số từ, tuy tay kia vẫn đánh nhịp đều. Tôi đứng ở cuối quầy rượu, vừa uống vừa nói chuyện phiếm với mấy người đàn ông, trong lòng cầu mong hết ly bia là tìm đường rút lui. Ngay khi ấy Stevie thấy tôi và loạng choạng tiến đến, tay vịn chặt quầy rượu để giữ bước đi cho khỏi ngã.
Ông ta dừng lại trước mặt tôi và nói:
- Cha Roger?
Đúng,
Tôi trả lời :
- Còn anh là Stevie?
Ông ta chìa tay ra:
- Bắt tay đi cha!
Tôi và ông ta bắt tay nhưng ông ta giữ tay tôi lại và nói với những người chung quanh Đây là Mục sư Roger.
Tôi rút tay lại:
- Đúng đấy, anh Stevie :
Giọng của Jim phát ra hơi trầm :
Cha Roger ở đây ai cũng biết, anh đã nhớ ra chưa?
Ông già tuy người hơi chao đảo, nhưng tay vẫn nắm chắc quầy rượu, cái đầu to ra vì có cuộn băng trắng. Tự nhiên tôi sực nhớ là ông già đang ngủ gật bị đánh thức thình lình. Ông ta nói:
- Dầu là mục sư, Cha vẫn là người bạn chí cốt, phải không Cha?
Chỉ có Jim kiên nhẫn trả lời:
- Đúng rồi, Cha là người bạn tâm đắc và Cha là mục sư. Xin anh biến đi cho và để cho Cha yên. Chúng tôi đang bận công chuyện.
Nghĩ một lúc lâu Stevie lại nói tiếp:
- Cha là người bạn chí cốt, nhưng bị đặt sai việc rồi!
Im cái mồm anh lại Stevie.
Cha tưởng rằng ai cũng lên thiên đàng sau khi chết :
- Stevie lại nói tiếp, quay về phía tôi :
- Phải không cha?
Đúng vậy,
Tôi trả lời :
- Jack Picton đứng bên cạnh tôi nói :
- Anh sẽ không lên thiên đàng sau khi anh chết, Stevie ạ; nếu như anh còn quấy rầy cha Hargreaves tôi sẽ đập cho anh gãy một lỗ tai nữa.
Tôi để một bàn tay lên cánh tay anh chàng tên Jack.
Ông ta nói đúng, ông ta chẳng hại ai bao giờ! :
Quay về phía Stevie, tôi nói :
- Cha chẳng biết anh có lên được thiên đàng hay không nhưng Cha biết rõ giờ này là giờ anh đi ngủ rồi và với lỗ tai đau như thế lại càng phải ngủ sớm hơn. Anh ngủ ở đâu thế anh Stevie?
Không có tiếng trả lời. Một trong mấy người đàn ông nói:
- Ông ta chẳng có chỗ ngủ nhất định đâu Cha ạ! Ông ta bậy đâu ngủ đó thôi. Tôi quay về phía ông Roberts, chủ khách sạn, đang đứng sau quầy rượu.
Anh Bill, còn giường trống nào không? Bị thương như thế, đêm nay anh nên giúp cho ông ta một chỗ ngủ đi nhé!
Vâng ạ,
Người chủ khách sạn nói :
- Còn một giường trống ở bao lơn phía sau. Ông ta có thể ngủ ở đấy.
Quay về phía những người đàn ông tôi nói:
- Nhờ các anh đưa ông ta tới đó cho tôi nhé!
Jim và Jack Picton mỗi người một bên xách nách dìu ông ta đi ra phía sau. Tôi đi theo bọn họ. Họ dừng lại một lúc để làm việc gì đấy dưới ánh trăng lặng lẽ và rồi đưa ông ấy lên cầu thang ngoài ra đến bao lơn phía sau và đặt ông ta nằm trên chiếc giường trống. Jim Maclaren nói:
- Này ông già, Cha đã xin cho anh được chiếc giường này,ưu tiên rồi đấy, ráng mà ngủ đi. Đêm nay tôi mà thấy anh lạng quạng dưới nhà, tôi đập cho gãy cổ.
Tôi nói:
- Làm ơn cởi giày ông ấy ra!
Chúng tôi cởi giày ông ấy ra để cạnh giường, đặt ông nằm xuống đâu vào đấy. Jim nói:
- Anh Stevie cần mền không? À, mà nên có, này cầm lấy.
Anh ta ném cho ông già một cái Này, giờ thì nằm yên đấy. Chẳng ai gọi bia cho anh đêm nay nữa đâu. Nếu gặp anh dưới nhà, tôi đập cho gãy cổ. Nói thật chứ không phải dọa đâu.
Ông già miệng lẩm bẩm:
- Lên thiên đàng rồi! Nói gì được nữa mà nói!
Jim cười:
- Đi xuống, cha ơi! Thế là thằng chả yên rồi!
Từ chổ tranh tối tranh sáng của chiếc giường, Stevie nói vọng ra:
- Con có thể kể cho cha nghe nhiều chuyện ly kỳ hơn thế nữa nhưng chỉ sợ Cha không tin :
Ngừng một lúc rồi ông tiếp :
- Thằng xỉn truyền kiếp, ai mà tin lời mày nói, thằng xỉn Stevie ơi!
Tôi nói vào tai Jim Maclaren:
- Tôi ngồi đây đợi ông ấy ngủ say đã. Chắc không lâu đâu. Chốc nữa tôi sẽ gặp anh ở dưới nhà.
Dĩ nhiên, đây chỉ là mẹo lừa vì tôi không muốn gặp lại Jim trong quán rượu.
Được thôi, thưa Cha.
Anh ta bỏ đi xuống dưới lầu với mấy người bạn, vừa đi vừa cười nói, tiếng của họ xa dần và mất hút sau quầy rượu. Trên bao lơn bây giờ đã yên lặng trở lại sau khi bọn họ bỏ đi. Một nửa bao lơn sáng lên dưới ánh trăng bạc, một nửa chìm trong bóng tối đen, che khuất cả mấy chiếc giường. Dưới bầu trời trong xanh, lâu lâu có vài con dơi bay lặng lẽ quanh khách sạn trong ánh trăng.
Trong bóng tối tiếng khàn khàn phát ra từ cửa miệng của ông già Stevie:
- Con có thể kể cho cha nghe nhiều sự việc, Cha cứ nghĩ là con chỉ nói về con Ô Lạc mà thôi,nhưng cái ấy có nghĩa lý gì! Con muốn nói về chuyện khác cơ!
Thế anh muốn nói với tôi những gì nào :
Tôi hỏi vặn lại.
Kiếp sau :
Giọng ông khàn khàn ngái ngủ :
Tất cả những gì Cha nghĩ là thiên đàng, nhưng Liên Chi là một Phật tử, anh ta là người hiểu biết. Anh ta đã giải thích cho con rõ tất cả. Ông ta có tìm hiểu.
Có điều gì đó hơi nguy hại, nhưng đêm thinh lặng và tôi muốn khám phá chiều sâu của ông già này. Tôi hỏi:
- Thế ông Liên Chi biết những gì nào?
Ông ta thì thào:
- Về kiếp sau, về việc tái sinh. Con người đầu thai vào kiếp khác để hoán cải mình mỗi kiếp cho được chân thiện mỹ. Tôi đã có được những cơn mơ tuyệt đẹp và càng ngày tôi càng chín chắn hơn. Như vậy tôi phải sống kiếp sau khá hơn kiếp này. Đấy là điều bí mật.
Tiếng nói đã ngưng thật lâu, tôi cứ tưởng ông ta đã ngủ, nhưng rồi ông ta lại nói tiếp:
- Một sự bí mật. Ông Liên Chi nói thế mà đúng. Con người không bao giờ chết, chỉ chuyển qua kiếp khác, như đi vào một cơn mơ.
Chuyện ấy không phải dễ hiểu và người ta mong muốn xãy ra như thế. Nhưng Stevie đang say khướt. Tôi hỏi vì tò mò.
Thế anh mơ thấy gì nào?
Cha cần phải có xe điếu mới được :
Một giọng ngái ngủ phát ra :
- Cha hãy nằm xuống với xe điếu, cơn mơ sẽ đến. Nào là Hoàng hậu, nào là Hoàng tử, và cứ thế, Cha cảm thấy bay bổng và dạt dào tình thương. Đi suốt cuộc đời, từ quá khứ đến tương lai, tư tương lai đến quá khứ, theo suốt cuộc đời và chở theo cả Nữ hoàng.
Tôi đứng dựa vào hàng rào sắt ở bao lơn trong yên lặng, thắc mắc về sự lộn xộn của các từ ngữ được phát ra từ một đầu óc bị rượu đầu độc và rối rắm. Bay bổng là vì cách đây lâu lắm, người đàn ông này là phi công mặc dầu chuyện ấy giờ đây không thể tin được. Dạt dào tình thương
Vâng, ở một vài người đàn ông chuyện ấy kéo dài cho đến ngày tàn. Nữ hoàng và Hoàng tử :
Có lẽ hình ảnh trên bộ bài tây. Xe điếu và tư thế nằm :
Có phải chăng là hút thuốc phiện? Ít ra cũng có thể đúng, đối với một người ở chung nhà với một người Hoa. Một câu nói của xơ Finlay lại hiện ra trong trí tôi, phải chăng Xơ muốn ám chỉ đến điều này?
Tôi đứng đấy, bất động dưới ánh trăng sáng, suy nghĩ tất cả những điều trên cho đến khi nhịp thở đều từ trong bóng tối vọng lại báo cho tôi biết ông già Stevie đã ngủ say. Sau đấy, nhẹ nhàng bước từ thang gác gỗ xuống sân và lẻn đi khỏi khách sạn để trở về toà Cha sở và đi ngủ.
Sau đấy tôi chẳng còn gặp Stevie nhiều nữa. Cuộc đua ngựa cũng đã chất dứt và sáng hôm nay, rất nhiều người rời thị trấn sớm để trở về trại chăn nuôi gia súc. Stevie còn nấn ná đôi ngày, dáng điệu ủ rũ và cáu gắt vì đã hết tiền và chẳng còn ai ở lại thị trấn để chịu đãi một chầu rượu, trừ hai người kỹ sư làm việc cho sở bưu điện và hãng Reg Mc Auliffe, phụ trách bán bảo hiểm nhân thọ cho dân địa phương. Cuối cùng xơ Finlay cũng cắt chỉ ở vết khâu lỗ tai ông già Stevie, thay băng sạch sẽ và để cho ông trở lại nhà. Có người đi Dorset Downs đã cho ông quá giang trên xe tải và như vậy chuyện của ông già cũng tạm ổn. Mọi người trong thị trấn, thấy ông đi khỏi, ai cũng vui.
Tôi lại trở về với công việc họ đạo quen thuộc. Cô giáo Foster, người rất hiền, đã phụ trách hát lễ hàng ngày cho các em học sinh và bỏ ra một ngày đi đến Godstow để xem thử có thể làm được gì cho nhà thờ thánh Giuđà. Tôi thường đi trên xe chở thư và trên đường đi tôi dừng lại từng nhà hoặc từng trang trại chăn nuôi, có lẽ cứ mỗi đoạn độ hai mươi lăm cây số. Trời rất nóng và bụi bặm, tôi phải mặc áo sơ mi kaki và quần sọt nhưng tôi luôn mang vali theo, trong đó có áo tế và ly rước lễ, và tôi đã rửa tội cho ba em bé vào ngày thứ nhất, làm chủ lễ cho hai buổi kỷ niệm. Người tài xế xe thư rất biết điều, anh ta đợi tôi trong suốt các buổi lễ, và như thế anh ta phải lái xe chạy đêm mới kịp giờ giấc.
Trung sĩ Donovan cũng ngồi cùng xe với chúng tôi vì ông ấy có công tác cũng ở hướng này. Chúng tôi ở lại Beverly đêm đầu tiên với vợ chồng Maclaren. Còn một hai chuyện liên quan đến ông già Stevie còn vướng mắc trong đầu tôi, và trong lúc uống trà, lẽ đâu tôi lại đưa vấn đề thuốc phiện ra bàn. Tôi nói:
- Anh Jim này, có một điều trong khách sạn đêm ấy, ông già Stevie đã nói, khi anh đã xuống dưới sân, là ông ta mơ nhiều giấc mộng đẹp.
Có thật mà Cha!
Vẫn biết thế nhưng ông ta nói khi mơ là phải có xe điếu. Vậy thì ông ta hút thuốc phiện, chứ gì? Ông ta ở với một ông già người Hoa mà!
Trung sỹ Donavan vặn lại:
- Nói thế là không có lý. Ông ta có thể hút thuốc lá cũng được, chứ sao?
Tôi cũng nghĩ như thế.
Trong giọng nói của anh ta có gì làm tôi ngừng nói và có điều gì khác thường hơn là tôi nghĩ. Tôi không nói tiếp và đến chiều tối, khi không có ai, Jim Maclaren mới nói riêng với tôi:
- Về ông già Stevie và ông già Liên Chi, tôi không dám nói vấn đề thuốc phiện trước mặt Trung sỹ Donovan, trừ khi Cha có lý do xác đáng.
Thế anh nghĩ là họ hút chứ?
Dĩ nhiên rồi! Liên Chi hút thuốc phiện. Có gì mà người Hoa không dám? Cũng chẳng nguy hiểm gì đâu, còn thua hút thuốc lá. Ông già Liên Chi trồng cây anh túc trong vườn ở Dorset Downs với các loại rau cải khác. Donovan biết rõ về điều đó.
Tôi nói:
- Nhưng như thế là phạm pháp. Nếu như Donovan biết tất cả, tại sao lại để như vậy?
Anh ta cười khì:
- Vì Donovan thích ăn rau tươi.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Ý anh muốn nói, nếu Liên Chi bị truy tố, ông ta sẽ bỏ đi ngay.
Phải thế thôi. Ông ta sẽ dọn đi nơi khác để trồng rau cải và anh túc và lúc ấy Landsborough chẳng còn gì ngoài các loại đậu đóng hộp. Donovan cũng đã tính kỹ, điều quan trọng cho một thị trấn là cần có rau quả tươi, hơn là anh ta tính sai nước cờ đi truy tố một ông già Tàu, suốt đời làm lụng vất vả mà chẳng làm thiệt hại gì đến anh ta :
Dừng một lúc Jim lại nói tiếp :
Chỉ có điều nếu thiên hạ bàn tán mãi chuyện này khiến anh ta phải ra tay, nếu không thì mất việc.
Đúng thì không hoàn toàn đúng, mà sai thì không hẳn là sai ở Gulf Country. Tôi không đề cập đến vấn đề thuốc phiện nữa.
Và như thế tôi đã loại Stevie ra khỏi tâm trí tôi. Tôi còn nhiều việc quan trọng cần suy nghĩ, bởi vì mùa khô đã đến gần và tôi phải quyết định, trước khi mưa đến vào tháng Chạp làm ngưng việc đi lại, tôi phải đi thăm từng gia đình trong giáo phận khá rộng lớn này và làm chủ lễ cho từng trại chăn nuôi gia súc. Thật ra, đấy không phải là một chương trình quá tham lam trong thời gian năm tháng, bởi vì cũng chỉ có một trăm mười gia đình cộng chung, nhưng điều đáng nói là phải đi nhiều thôi. Tôi không quan tâm phải rời Landsborough lâu hơn một tuần lễ. Tôi đang cố dẫn dắt dân chúng có thói quen đi nhà thờ trong giáo phận và tôi cảm nhận việc này rất quan trọng, nếu như tôi có mặt ở đấy vào những ngày Chủ nhật như khả năng của con người có thể làm được. Tôi không có phương tiện riêng mà phải nhờ vào xe thư hay xin quá giang bất cứ xe nào chạy qua vùng ấy và như thế thì ít khi trùng hợp với ý muốn của tôi là được trở về Landsborough vào mỗi Chủ nhật.
Năm ấy tôi phải làm việc suốt mùa nắng và tôi đã thành công trong việc tìm hiểu hết các tín hữu trong họ đạo. Tôi nghĩ họ cũng thành tâm tán dương việc ấy, vì càng về sau, tôi càng nhận được nhiều thư từ, thường xuyên hỏi thăm tôi có thể trở lại một số gia đình để an ủi một bà cụ sắp mất, hay hướng dẫn việc tang ma ở một huyệt mộ mới đào vội vàng, hay rửa tội cho một cháu bé. Dĩ nhiên, những sự mời gọi như thế làm đình trệ thời khoá biểu của tôi, nhưng tôi cũng có thể đến tham dự tất cả với họ, đến được những nơi cần thiết trong vòng hai hay ba ngày.
Vào tháng Chín, cũng vẫn có một cuộc đua ngựa ở Landsborough, nhưng tôi không tham dự. Một mục sư chẳng làm được gì nhiều trong trong một thị trấn đang hưởng thú vui đua ngựa. Cơ hội phụng vụ chỉ đến với những thời gian yên tĩnh hơn. Đối với tôi, hình như tốt hơn nên dùng thì giờ vào việc thăm viếng những miền xa xôi hẻo lánh ở giáo khu, và tôi không bận tâm phải trở về từ Landsborough trước thứ Bảy. Vì lúc ấy, cuộc đua đã xong rồi và mọi người đã trở về các trại chăn nuôi, nhưng quá nửa chục chủ trại và quản lí cùng vợ con họ còn ở lại trong thị trấn để đến nhà thờ dự lễ vào ngày Chủ nhật, và đó là niềm khích lệ lớn lao đối với tôi.
Tôi yêu cầu Xơ Finlay nếu có thể đưa Stevie đến được bệnh viện. Xơ nói:
- Lúc này không được đâu Cha! Ông ta về thị tấn tham dự các cuộc đua rồi, chỉ có ông Liên Chi chở rau cải đến đây vào ngày thứ Sáu và thế nào ông Stevie cũng trở về với ông ta. Trông ông Stevie không được khỏe lắm.
Tôi cười:
- Thì cha có ngạc nhiên đâu!
Suy nghĩ một lúc Xơ nói:
- Không đâu cha. Con nghĩ là ông ta có vấn đề đấy! Đêm qua con đã trình bày cho bác sỹ Mitchison. Ông Stevie bị một loại da tái nhợt :
Dừng một chốc Xơ nói tiếp :
- Bác sỹ Curtis đến đây trong đội bay cấp cứu và con đã nhờ bác sỹ, nếu rảnh, xem qua bệnh tình cho ông Stevie, nhưng có điện thoại khẩn bảo họ phải bay đến Forest Range, vào ngày thứ Hai, để chở một nhân viên của trại Abo, đến Bệnh viện Curry, vì bị gãy xương sườn. Có lẽ, ông ta cũng khó lòng gặp được ông Stevie.
Thế còn bác sỹ nào đến đây nữa không?
Cũng không chắc :
- Xơ trả lời :
- Con không thể quên được, nhưng cũng khó khăn đấy Cha ạ, vì ông ấy ở tận trong rừng. Con không nghĩ là ông ta có thể đến cho bác sỹ thăm bệnh; có lẽ bác sỹ đã đi rồi, ông ta mới nhận được giấy thông báo. Lần này, gặp lại được ông già, chỉ là điều tưởng tượng thôi! Có lẽ đấy chỉ là dư âm của ngày trước.
Tôi cứ đinh ninh trong óc là thế nào tôi cũng đến nhà vườn ở Dorset Downs trước mùa mưa để thăm ông Liên Chi và Stevie tại nhà. Nhưng cuộc viếng thăm như thế lại nằm cuối danh sách ưu tiên. Tôi không hy vọng làm được gì nhiều cho họ về phần đạo và căn nhà của họ đã cách biệt với lối đi quen thuộc và cũng khó khăn cho tôi nếu đến được đấy nếu không có xe tải của riêng tôi. Tôi luôn luôn tự nhủ thầm là sẽ đến đấy trước mùa mưa nhưng rồi tôi chẳng bao giờ đến.
Những tuần cuối đã làm cho tôi quá mệt mỏi. Tháng Mười một ở miền Bắc Queensland thường rất nóng, đặc biệt năm ấy là một thử thách. Hơn nữa tôi vội vã thi đua với thời gian để đến thăm các nơi trong giáo xứ trong lúc việc đi lại còn dễ dàng và tôi cũng thực hiện được khá nhiều, tự cá nhân tôi. Tôi cũng biết khi mùa mưa đến vào dịp Giáng sinh, tôi có dư thời giờ nghỉ ngơi trong toà Cha sở vì lúc ấy không thể di chuyển ra khỏi Landsborough cho mãi đến tháng Ba hoặc tháng Tư. Chính tôi cũng thấy khó khăn trong việc lái xe những tuần cuối này, vì sức trẻ đã cạn kiệt và tôi cũng thú nhận là tôi thật sự quá mệt mỏi.
Vào đầu tháng Chạp cũng có vài trận mưa giông ngắn và như thường lệ, những trận mưa này làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn, vì chúng đã không giảm được cái nóng bức mà còn làm cho sự ẩm ướt tăng cao. Bất cứ sinh hoạt nào cũng làm cho người ta đổ mồ hôi nhễ nhại, và một lần áo quần đã bị ướt thì khó mà khô trở lại. Tôi bị cái nóng làm ngứa ngáy, đó là điều tôi ít khi bị khổ sở như thế và rồi cơn ngứa cứ kéo dài làm tôi khó ngủ. Mọi người bắt đầu cảm thấy bực bội và trở nên cáu gắt, khó tính. Hằng ngày ai cũng mong mưa đến chấm dứt ngay cái mùa độc hại này.
Cuối cùng rồi mùa mưa cũng đến, chỉ vài ngày trước Giáng sinh. Mưa liên tiếp ba ngày, xối xả không ngừng. Những con đường bụi bặm, biến thành những vũng bùn lầy, các xe có động cơ lúc này, ngưng hoạt động. Landsborough rút lui về cứ điểm mùa đông, người ta bảo nhau như thế. Gần suốt ba ngày, tôi nằm trên giường thoải mái thụ hưởng sự nhu hoà cũng như sự ấm áp tuy vẫn thiếu vắng mặt trời và đọc hết cuốn thứ tư về hồi ký chiến tranh của ông Winston Churchill mà một người bạn cũ đã gửi cho tôi từ Godalming.
Dĩ nhiên mùa mưa cũng có vấn đề. Mỗi ngày tôi phải đến khách sạn hai lần để dùng bữa và trời vẫn còn quá nóng nực nên mặc áo mưa hầu như không chịu nổi. Nếu đi bộ mà mặc áo choàng, mồ hôi đổ ra ướt như không mặc áo choàng vậy. Nếu mưa nhỏ , tôi chẳng cần áo choàng, bởi vì áo quần ướt chẳng có gì khó khăn cả ở vùng nhiệt đới. Dĩ nhiên, việc khó khăn là kiếm cho ra áo quần khô mà mặc, toà Cha sở của tôi không có lò sưởi và giờ thì đâu có trời nắng mà phơi áo quần. Bà Roberts có lòng tốt đã cho tôi sấy đồ mới giặt ở lửa nhà bếp nhưng cái khó khăn là đang mùa mưa thật sự và tôi thường phải mặc áo quần ướt suốt ngày và ngủ trên giường cũng ướt.
Giáng sinh đến rồi đi. Chúng tôi đã cùng hát lễ có các bài hát Giáng sinh trong nhà thờ “Vua Wencesclaus nhân từ” và “ Hãy nhìn vào giữa tuyết mùa đông” và cô giáo Foster đã bỏ thời giờ, gắng sức giảng cho các em học sinh biết tuyết là thế nào, bài giảng càng khó hơn vì thực tế cô chưa bao giờ thấy tuyết. Có một nhóm học sinh phụ trách trang trí cây Noel ở sảnh Shire, có tuyết giả trên cây, còn tôi đóng vai ông già Noel và đi phát quà. Máy bay từ Cloncurry đã đem đến cho chúng tôi chuyên viên chiếu bóng với máy móc và ba vở kịch cùng cô Bạch Tuyết. Các em nhỏ chưa bao giờ được xem phim như thế nên tất cả chúng tôi đều vui vẻ thoải mái.
Sau những ngày rộn rã xao động, mọi việc bây giờ đã lắng xuống ở Landsborough, và mưa vẫn rơi đều. Trong những điều kiện như thế này cho dù tôi đã uống nhiều thuốc, tôi vẫn ngã bệnh với chứng sốt rét cũ. Tuy cũng không có gì trầm trọng như lần đầu tôi bị Ở Salamaua và giờ đây tôi biết phải làm gì khi bị như thế. Tôi nằm trên giường, mồ hôi vã ra, khi mê khi tỉnh, trong một ngày, nhưng tôi vẫn uống thuốc đều. Bà Roberts rất tử tế, đã mang một vài thứ cần thiết đến tận nhà Cha sở. Bà và cô Coty, hai người thay nhau, cứ hai giờ lại pha cho tôi một tách trà. Ngày thứ Hai , Xơ Finlay được tin, cũng đến xem thử tôi bệnh ra sao, thay áo quần tươm tất cho tôi, đắp chăn ấm và chở tôi đến Bệnh viện bằng xe ngựa của nhà sách Duncan nhưng xe bị sa lầy cách bệnh viện một trăm mét, do đó tôi phải ra khỏi xe và đi bộ đoạn đường còn lại. Xơ Finlay và cô y tá Templeton đưa tôi lên giường liền và tôi nhìn quanh, cái gì tôi cũng có đủ, hơn cả ngày thường ở toà Cha sở. Tôi đã ở bệnh viện một tuần sau đấy. Cơn sốt làm tiêu hao sinh lực trong những ngày đầu. Tôi cũng đã biết như thế. Cho nên họ chỉ cho phép tôi ngồi dậy để ăn trưa, ăn tối, ngồi dậy với áo choàng ngoài để viết bài cho họ đạo và rồi uống trà trước khi đi ngủ. Vào lúc ấy thân nhiệt của tôi cũng bình thường, mặc dầu buổi chiều có tăng lên chút ít, nhưng như thế cũng không sao. Vào buổi chiều ngày tám tháng Giêng, lúc tôi đang ngồi trong phòng khách viết bài. Tôi nhớ rất rõ ngày này vì mới qua lễ Ba Vua được hai ngày. Ngày trước đó, tôi không thể rao giảng cho nhà thờ, ngày Chủ nhật đầu tiên sau lễ Ba Vua, nên tôi muốn viết những gì tôi nói với các tín hữu trong tờ báo họ đạo. Đúng là ngày tám tháng Giêng, lúc tôi đang ngồi viết khoảng ba giờ chiều, thì nghe thấy tiếng ngựa và bánh xe. Tôi đứng dậy và thấy ông Liên Chi đang tiến gần đến phía trước bệnh viện với xe rau cải.
Tôi rất ngạc nhiên gặp lại ông ta, vì từ sau lễ Giáng sinh chúng tôi đã không được cung cấp rau quả tươi và chúng tôi cứ nghĩ là qua mùa mưa khi các con đường đã đỡ lầy lội, họa chăng mới có được. Xơ Finlay và cô Templeton đang nằm nghỉ, tôi vào đánh thức họ dậy và trở ra bao lơn. Trời còn mưa nhỏ, ông Liên Chi bước xuống xe hai bánh và buộc dây cương vào hàng rào. Ông ta mặc một tấm áo mưa quân đội cũ có buộc dây qua vai làm áo khoác ngoài, ở trong là áo sơ mi và quần dài lao động, có hơi bẩn và ướt sũng, đầu đội một cái nón nỉ để tránh mưa.
Tôi nói:
- Vào đây đụt mưa đã, ông Liên Chi. Mừng được gặp ông.
Ông ta bước vào hàng hiên nói:
- Chào Xơ, Xơ cũng có mặt ở đây?
Tôi trả lời:
- Xơ vừa mới đến, chúng tôi khó gặp lại ông quá! Ông mang đến cho chúng tôi thứ gì nào?
Không có rau cải gì đâu?,
Ông ta trả lời :
- Vườn bị ngập nước tất cả. tôi đến gặp Xơ, ông Stevie bị bệnh bao tử.
Đau dạ dày à? :
Tôi hỏi :
- Đau thế nào ông Liên Chi?
Ông ta đưa tay sờ vào bụng dưới:
- Ông ta đau ở đây, đau ghê gớm, đã ba ngày rồi?
Giờ còn đau lắm không?
Ông ta gật đầu:
- Còn đau lắm, nhờ Xơ đến thăm một chút, không thì, ông ta chết mất!

Chương 2


Xơ Finlay bước ra phía hàng hiên, đứng sau tôi, tôi quay lại nói với Xơ là Stevie bệnh. Xơ gật đầu và biết trước chuyện ấy cũng đến thôi. Xơ hỏi:
- Bác Liên Chi này, ông ấy bị bệnh ở đâu? Bác làm ơn chỉ dùm chổ đau của ông ấy.
Ông ta để tay lên bụng và xoa một vùng khá rộng Ông ấy đau ở đây.
Tôi hỏi:
- Xơ có đoán ra bệnh gì không?
Xơ lắc đầu:
- Cũng khó mà đoán cho chính xác :
Rồi quay sang ông Liên Chi, Xơ hỏi:
- Có làm gì cho ông ấy đỡ đau không?
Ngần ngại một lúc ông ấy mới trả lời:
- Vải nhúng nước nóng. Tôi đã đắp vải nước nóng trên bụng. Nước rất nóng, Xơ ạ!
Thế chẳng đỡ gì sao?
Chẳng thấy gì, Xơ ạ!
Sao không chở ông ta tới đây luôn?
Ông Liên trả lời:
- Ông ta không chịu hiểu lại còn làm ngơ trước lời khuyên của tôi. Lại không thể dựng ông ta bỏ lên xe. Tôi chẳng biết làm thế nào nên đến đây cầu cứu.
Xơ suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Thế nào thì chúng ta cũng đưa ông ấy đến đây, không thể nuôi bệnh ở đấy được.
Ông ta bệnh nặng lắm :
Ông Liên nói :
- Nếu có được băng ca, bỏ băng ca lên xe, chắc được.
Tôi hỏi:
- Đường xá thế nào, từ chỗ ông đến đây có trở ngại lắm không?
Được thôi :
Ông ta trả lời :
- Nước cách nhà độ một hai dặm đường :
Ông ta ra dấu khoảng một hai gang tay và nói :
Sâu thế này này và đường cũng tốt thôi.
Một dặm hay hơn với nước cạn như thế chưa hẳn thuận lợi, nhưng con ngựa già kéo một xe ngựa hai bánh nhẹ nhàng hơn xe có động cơ mà chạy không được.
Xơ Finlay nói:
- Được thôi bác Liên ạ. Tôi sẽ về cùng bác. Liệu ta đến nơi có trước trời tối chăng?
Ông ta gật đầu:
- Chúng ta đi ngay thôi , Xơ ạ!
Tôi quay lại hỏi ông ta:
- Từ nhà ông đến đây mất bao lâu ông Liên?
Tôi không có đồng hồ :
Ông ta trả lời :
Có lẽ hai tiếng đồng hồ.
Đã gần ba giờ chiều và bầu trời u ám như thế này, có lẽ trời tối trước sáu giờ. Tôi chưa bao giờ đến nhà của ông Liên Chi nhưng nghe người ta nói cách đây mười dặm. Phải tính trường hợp con ngựa già không thể chạy nhanh được. Tôi quay sang nói với Xơ Finlay:
- Chúng ta nên lên đường ngay càng sớm càng tốt. Tôi sẽ đi cùng với Xơ.
Xơ hơi ngần ngại một chút:
- Tốt hơn Cha nên ở đây. Con sẽ nhờ Trung sỹ Donovan đi cùng. Con sợ Cha sẽ bị bệnh trở lại.
Cha phải đi thôi :
Tôi nói :
Nếu nhỡ ông già qua đời, Cha sẽ có mặt bên ông ta.
Xơ lại nói:
- Trước khi con đem ông ta về viện, ông ta chưa chết đâu, con có đem theo một ít thuốc giảm đau. Điều con cần có ai đó giúp con đưa ông ta lên xe và đưa xuống. Cha cứ ở lại đây. Trên đường đến đấy con sẽ đón Trung sỹ Donovan.
Tôi chỉ cần đi một hai ngày thôi nên nói như linh tính:
- Cha sẽ nói cho Xơ biết cha phải làm gì. Trong lúc Xơ chuẩn bị, cha sẽ đến báo tin cho Trung sỹ Donovan, như thế anh ta sẽ sẵn sàng khi Xơ và ông Liên Chi đi qua. Ơû Landsborough không có điện thoại.
Nếu cha giúp cho thì tốt quá. Mười lăm phút nữa con sẽ xong.
Tôi vội vã mặc quần dài vào, choàng áo khoát và đi giày và bắt đầu đi xuống con đường dẫn tới nhà người Trung sỹ cảnh sát. Bà Donovan bước ra hàng hiên gặp tôi.
Con chào Cha. Nghe nói Cha bị bệnh mà! Chắc là Cha đã khỏi. Chồng con đã đi Millangarra rồi Cha ạ! Anh cỡi ngựa đi từ sáng sớm.
Khi nào thì anh ấy về?
Anh ấy ở lại ăn trưa và về trước khi trời tối. Có chuyện gì quan trọng không, Cha?
Tôi báo cho chị ấy biết mọi chuyện rồi bảo:
- Thế anh Jim Phillips còn đi phép hả chị?
Có lẽ thế, thưa Cha. Con không biết phải đề nghị với Cha như thế nào, hay Cha cứ đem một thằng nhỏ da đen theo, như Dicky chẳng hạn. Hắn đi được đấy!
Tôi lắc đầu:
- Chính tôi phải đi thôi. Khi anh Donovan về, chị nhớ nói lại là chúng tôi đi đâu, nghe chị! Nếu chúng tôi không về kịp mười giờ sáng mai, nhờ anh ấy cỡi ngựa tìm chúng tôi theo con đường ấy. Tôi chỉ sợ trời mưa đều như thế này, nước sẽ dâng cao thôi!
Chị ấy nói:
- Con cũng nghĩ thế, ông Liên Chi đến được bình an cũng may đấy!
Thật may mắn! Chị nhớ nói lại như vậy khi anh về nhé!
Khi tôi về đến Bệnh viện thì gặp ông Liên Chi và Xơ đang chạy xe về phía tôi. Tôi nói:
- Anh Donovan đi vắng rồi! Anh ấy đi Millangarra và tôi có nhắn lại với chị ấy.
Tôi đu lên xe và nói:
- Cha đi với Xơ nhé!
Cha đi như thế con chẳng thích chút nào. Phải có ai đó đi thay Cha mới được Cha đi cũng thế thôi! :
Tôi trả lời :
- Nếu cứ mất thời giờ tìm kiếm, Xơ sẽ không đến đấy kịp trong ngày đâu.
Xơ giữ im lặng và cũng biết rằng cái nguy hiểm nhất là đi lang thang lụt lội trong rừng Queensland trong đêm tối. Như một sự bắt buộc tuyệt đối là chuyến đi phải được hoàn tất vào ban ngày. Chúng tôi dừng lại ở toà Cha sở một hai phút để tôi lấy vali nhỏ đựng đồ hành lễ và cây đèn bấm rồi đi ngay đến Dorset Downs. Trời vẫn mưa đều.
Một trong những nét đặc trưng của phần đất miền Bắc Queensland là hoàn toàn không có vẻ gì đặc biệt cả. Đó là một miền quê bằng phẳng chẳng có đồi núi nào cả, bao phủ bởi rừng thưa, lâu lâu lại có những dòng sông cắt ngang. Cảnh quang thì nhìn đâu cũng giống nhau thôi và vào thời gian này trong năm, mặt trời cũng có soi lối đôi chút vào giờ ngọ, vì nó ở ngay trên đỉnh đầu. Đây cũng là nơi rất dễ lạc vào rừng, ý niệm phương hướng rất dễ bị lẫn lộn, và khi điều này xãy ra, phương cách an toàn nhất là cắm trại đợi chiều đến, khi mặt trời lặn sẽ chỉ cho ta hướng Tây.
Chiều hôm ấy chẳng có mặt trời nào cả. Chúng tôi lê bước trong mưa, con ngựa già thỉnh thoảng cũng chạy nước kiệu trên những đoạn đường cứng, nhưng phần lớn là đi chậm rãi và kéo lê đôi càng xe trên miền đất sũng ướt. Chạy được nửa giờ thì tôi không còn nhận ra phương hướng nữa, chẳng biết đông hay tây, nam hay bắc. Tuy vậy, ông Liên Chi thuộc đường, thỉnh thoảng ông cũng chỉ cho chúng tôi những cây gãy hoặc những lối đi bị cây rừng che khuất, đó là những dấu chỉ đường quen thuộc của ông ta trên đường mà ông đã quen đi lại.
Dĩ nhiên, tất cả chúng tôi, chưa bao lâu, đã bị ướt mèm, nhưng nhiệt độ đang còn là hai mươi tám độ chưa là vấn đề. Tuy cũng hơi lạnh, nhưng trời chẳng có gió, nên cũng liều. Chúng tôi ngồi một hàng trên ghế băng, dựa vào thành xe, không dám cử động trừ khi bánh xe vấp phải đá hay lắc mạnh trên đường gập ghềnh. Chẳng ai nói chuyện, chỉ thấy vẻ mặt đăm chiêu. Khung cảnh trầm buồn, một màu tái xám và cơn mưa bốc hơi nồng nực. Có lẽ một cảm giác vô tích sự đối với sứ mạng của chúng tôi là làm dịu đi cơn đau của ông già nát rượu, tất cả những điều này xãy ra cùng lúc đã cướp đi chúng tôi cảm giác muốn nói chuyện, hàn huyên. Đối với riêng tôi, mặc dầu đó là trách nhiệm phải đi đến, để an ủi tinh thần, đối với bất cứ người nào sắp chết, tôi đi còn để hiểu rằng sự tự nguyện của tôi đối với Stevie chắc chắn có thể bị Ông ta hiểu lầm và tôi không thể không nghĩ đến những căn phòng ấm áp sơn màu xanh của Bệnh viện mà tôi phải rời bỏ, để gặp một chuyện vặt vãnh chẳng ra làm sao cả!
Giờ này, chúng tôi đã gặp những vũng nước đọng trên đường và rồi liên tiếp từ vũng này đến vũng khác, rồi xe chúng tôi đi qua vũng nước sâu cả gang tay, con ngựa già mỗi lần bước đi là làm bắn tung toé nước. Tôi tự trấn an mình bằng cách hỏi ông Liên Chi:
- Sáng nay ông đi, ông có thấy nước lên nhiều như thế này không?
Ông ta trả lời:
- Sáng nay đâu có nước như bây giờ.
Ông nghĩ sao, liệu chúng tôi có đến kịp nhà ông không?
Được thôi. Tới nhà thì được thôi.
Ông tiếp tục đánh xe đi, dầu lúc này chúng tôi ít khi thấy dấu đường, nhưng rõ ràng ông ấy đi rất đúng hướng vì tuy xe lăn bánh trong nước nhưng vẫn cảm thấy đất cứng ở dưới bánh xe. Chiều xuống dần nên ánh sáng cũng không còn nữa; cũng có thể là mây kéo về càng ngày càng dày đặc. Tôi hỏi ông Liên Chi:
- Còn bao xa nữa. Còn bao lâu nữa chúng ta về đến nhà?
Ông ta nhún vai:
- Hai ba dặm gì đó.
Có thể đến nhà trước trời tối không ông?
Ông ta trả lời:
- Được. Chúng ta sẽ đến trước trời tối.
Giờ đây, chúng tôi đến một vùng đất có hơi nhấp nhô, nên có những gò đất khô ráo hiện ra trong vùng nước và chúng tôi lại càng phải đi cẩn trọng hơn, vì chúng tôi đang tiến đến một vùng bị tách rời bởi những phụ lưu của con sông Dorset. Chúng tôi vượt qua được một hai con lạch, đây là nơi mà ông Liên Chi đã rõ địa thế nên rất cẩn thận và nước ở đây cũng gần ngập nửa bánh xe. Cũng chính lúc này, khi cẩn thận cho xe qua các con lạch ấy, chúng tôi thấy một khung cảnh rất tiêu điều.
Trên mảnh đất khô ráo gần xe chúng tôi đi qua có ba bốn con bò cái Hereford thuộc trại chăn nuôi Dorset Downs. Một trong những con bò cái đứng bên bờ nước có một con bê chạy theo bên, mới sinh hai ba ngày. Khi xe chúng tôi chạy ào qua, con bò ngẩng đầu lên nhìn và chậm rải tiến gần kề chúng tôi và gần mép nước. Con bê cũng tiến theo đến gần mép nước.
Ngẫu nhiên tôi nhìn chúng, và thấy toàn bộ sự việc xảy ra. Cái mõm dài của con cá sấu lao nhẹ lên khỏi mặt nước, hai hàm răng khép lại, ngậm cái chân trước của con bê. Một sự vũng vẫy và vật lộn trong nước, khi con vật thô bạo dìm con bê xuống sâu. Cuộc vùng vẫy và vật lộn kéo dài trong được một lúc, rồi mọi vật trở lại im lìm. Con bò cái chẳng làm gì được, chỉ đứng nhìn ngơ ngác.
Xơ Finlay nói:
- Lẽ ra, chúng ta nên mang theo một khẩu súng trường.
Cha lại không nghĩ ra :
Tôi nói :
Chứ mượn một khẩu của bà Donovan cũng được thôi.
Sau đấy chúng tôi lại tiếp tục im lặng, mỗi người đang miên man theo ý nghĩ của riêng mình. Giờ thì nước đã sâu hơn hai gang tay và ánh sáng hoàn toàn tắt hẳn. Ông Liên Chi cầm chiếc roi ngựa chỉ về nổng đất khô ráo đàng trước, qua mặt nước cách độ một dặm. Ông ta nói:
- Nhà đấy. Cái nhà trên nổng đất ấy.
Tôi lại hỏi:
- Nhà của ông đấy phải không? Thế chúng ta đến đấy chứ?
Ông ta gật đầu. Vào lúc ấy, xe chúng tôi bị sụm hố. Dĩ nhiên, làm sao thấy được đường phía trước. Có lẽ cũng do tôi làm ông Liên Chi bị phân tâm đôi chút, nên đi trật đường. Dù lý do nào đi nữa, có lúc được đi trên đất cứng, có lúc con ngựa già lại lội bì bõm và hai càng xe trong nước làm cho con ngựa muốn tuột ra.
Ông Liên Chi thả dây cương đứng lên, nhảy qua một bên và đến trước đầu ngựa. Chắc hẳn ông thuộc đường nhưng ông lội một cách khó khăn vì nước đã lên tới bụng. Tôi do dự một chút, rồi sợ mắc cỡ với ông già người Hoa, tôi nhảy xuống, đi bên cạnh con ngựa để khỏi làm nặng càng xe. Tôi không ngờ nước sâu đến thế, và tôi lội về phía đầu con ngựa, trong ý nghĩ cứ tưởng chừng con cá sấu nào đuổi theo mà kinh hồn! Chân tôi đụng đất cùng lúc với chân con ngựa. Ông Liên Chi và tôi, hai người đứng hai đầu con ngựa, khi nó đang mệt mỏi vật vã để trèo lên cái bờ lạch đã chìm dưới nước và đôi càng xe chìm trong nước lên trên ấy luôn. Xơ Finlay cũng đứng lên, chưa biết nên ra khỏi xe hay nên lội nước. Tôi phải gào to bắt Xơ phải ngồi yên chỗ cũ.
Sau những lần căng thẳng và lắc lư, con ngựa già cũng kéo được đôi càng xe lên bờ lạch, tuy nó vẫn dầm chân trong nước sâu trong ba tấc, run run vì sợ sệt. Tôi cũng run không kém, ngay cả ông Liên Chi cũng thế, vì cả hai chúng tôi đã kịp trở về trên đôi càng xe chỉ trong phút chốc để tránh bọn cá sấu.
À thế này cũng yên tâm rồi! :
Tôi nói như máy, vì khi quá sợ, người ta nói để quên :
- Chắc ở đấy có cái hố thật :
Tôi nhìn quanh và nói :
- Mọi chuyện đã yên chưa nào?
Nhưng rồi mọi chuyện vẫn chưa yên. Cái bửng phía sau bị rớt đâu mất. Vali của Xơ Finlay và hộp đồ lễ của tôi cũng không còn trong xe nữa. Chúng rơi mất, khi người đánh xe ngựa mải mê cho xe qua con lạch và giờ đây tìm đâu cũng không thấy.
Dừng lại cho một chút. Chúng tôi bị mất vali :
Tôi nói với ông Liên Chi, đồng thời nhìn xuống dưới chỗ ngồi, nhưng chẳng thấy đâu. Đêm xuống nhanh, nhìn lại phía sau, nước khá sâu, một màu xám kịt hãi hùng, có thể có cá sấu dưới đó. Có lẽ, muốn tìm ra vali của tôi cũng phải đợi đến mùa tạnh nắng. Trong lúc khẩn thiết, tôi có thể dùng chén trà làm ly lễ vì đã thường làm như thế, nhưng cái vali của Xơ thì quá quan trọng. Không có thuốc men và dụng cụ y tế, Xơ cũng chỉ làm giảm nhẹ cơn đau của bệnh nhân được chút ít thôi Đợi một chút, tôi sẽ tìm ra chúng :
Tôi nói xong, trườn xuống nước ngay, dầu tôi sợ chết khiếp.
Xơ Finlay nói:
- Trèo lên đi Cha!
Nhưng tôi vẫn chậm rãi bước lui, lấy chân quờ quạng trong nước để tìm hai cái vali, sợ cũng vẫn phải làm! Khi nước sắp sửa tới bụng ở bờ lạch mới vượt qua, chân tôi đụng phải một trong hai cái vali và tôi cúi khom người để vớt lên, thì chính là vali của tôi, vali chứa đồ lễ. Tôi reo lên:
- Được một cái rồi! Cái kia chắc cũng gần đây thôi.
Và tôi lội lui bỏ nó lên xe. Ông Liên Chi và Xơ Finlay đều phản đối tôi, tuy vậy vì quá sợ tôi không trả lời được và xăm xăm đi trở lại cái vụng kia để tìm nốt cái còn lại. Lúc này tôi không thể dùng chân mà tìm vì mực nước đã lên đến vai, tôi lặn xuống, tìm trong nước với đôi bàn tay giữa cỏ và bùn. Khi tôi nổi lên, cả ông Liên Chi và Xơ Finlay cùng nhảy ào xuống nước, xốc nách đỡ tôi lên và đưa lên càng xe. Tôi nói:
- Một chút nữa thôi là tôi tìm ra ngay, để tôi thử một bận nữa.
Xơ Finlay vội la lên:
- Cha điên rồi sao! Chỗ này cá sấu nhiều lắm. Đêm nay con sẽ cố gắng làm cho được, chẳng cần cái vali ấy đâu!
Nhưng thuốc men là ở trong ấy cơ mà :
Tôi nói.
Xơ thật sự nổi nóng:
- Cha lên xe ngay đi. Con không hiểu tại sao Cha lại có thể điên đến thế!
Dĩ nhiên là tất cả chúng tôi đều sợ chết điếng, nhưng không nói ra, chứ Xơ đâu được phép nói với tôi như vậy.
Khi chúng tôi đã ngồi yên trong xe, ông Liên Chi mới quất roi cho ngựa chạy. Giờ thì trời đã tối hẳn, chúng tôi còn thấy được cái bóng mờ mờ của nổng đất ở trước mặt, nhưng tôi chẳng thấy bóng dáng của ngôi nhà đâu cả. Sau đấy tôi mới hiểu rằng cái nhà nằm trên nổng đất cách đấy một dặm là điểm cao nhất giữa hai con lạch, nước lụt chưa bao giờ chạm tới. Căn nhà một phần ở cuối nổng đất, còn phần kia, chúng tôi đang tiến đến.
Xe chúng tôi lội bì bõm trong nước dưới trời đêm. Nước càng ngày càng cạn, con ngựa già chạy càng nhanh hơn và giờ đây, trong ánh sáng mờ mờ, đường đi xuất hiện trước mắt chúng tôi quanh co xuyên qua những hàng cây bạch đàn và rồi đất khô xuất hiện. Sau đấy chúng tôi thấy một cảnh quang hết sức lỳ lạ. Đất ở dưới gốc cây, như thường lệ được trồng một lớp đất mỏng các loại cây nhỏ chậm phát triển, cây dương xỉ diều hâu và cỏ. Trong bụi rậm có các loại gia súc, hàng trăm loại. Nào là bò cái Hereford, bò đực Bramah, chuột túi loại nhỏ, vô số heo rừng da đen với cái mõm dài ngoằn và răng nanh hung ác. Cũng có đủ loại chó, chó Dingo, loại này giữ cừu, thả đi hoang và tạo giống trong rừng. Có cả loại gà tây, đà điểu nhỏ, kỳ đà, rắn mối và các loại rắn bò ngổn ngang trước mặt chúng tôi.
Tôi nói với ông Liên Chi:
- Ông đem tất cả những con vật này về đây mỗi năm vào mùa mưa phải không?
Ông ta gật đầu:
- Hằng năm. Tôi là Phật tử, tôi không ăn thịt chúng.
Chúng tôi đi qua những hàng cây và giờ đây tôi mong cho chóng đến. Chúng tôi đã ngồi trên càng xe hàng giờ và bắt đầu thấy mệt mỏi. Trong lúc này, thân nhiệt của tôi lại tăng lên mỗi buổi chiều, tôi cảm thấy hơi sốt trong người nên mắt không nhìn được rõ và kém suy nghĩ. Tôi hết sức buồn khi nghe cơn sốt có thể trở lại, dầu sao tôi cũng phải chịu đựng cho tới khi trở về Landsborough vào ngày mai. Tôi cứ nghĩ, giá mà xuống được khỏi xe, uống một hơi dài đá lạnh, ngồi yên trong một cái ghế thoải mái một lúc tôi sẽ khoẻ lại ngay; lúc ấy lại có sức làm một việc gì khác trong đêm mà chẳng để cho Xơ Finlay nhận ra là tôi bị bệnh.
Cuối cùng tôi cũng thật cảm động thấy được căn nhà trong ánh sáng cuối cùng của ngày. Đó là một nơi nhỏ hẹp, tội nghiệp, với hai căn phòng xây bằng ván, lợp mái tôn. Không biết loại sơn gì đã một lần phếch lên, nay loan lỗ và tróc đi, mưa gió đã để lại một màu bạc phếch trên gỗ cũ. Căn nhà được xây trên những trụ cây, giống như các nhà ở thôn quê, có một số bậc cấp bước lên, một hàng hiên rệu rã. Có một hàng rào đã đổ bao quanh nhà, chạy dài vào bóng tối.Trong nhà chẳng có đèn đóm gì cả.
Ông Liên Chi bước xuống xe, buộc dây cương vào hàng rào và bước lên bậc cấp. Chúng tôi theo sau. Trong nhà tối thui, chúng tôi nghe tiếng bật quẹt, ánh lửa bùng lên và tiếng nói của ông Liên Chi phát ra. Sau đấy ông ta thắp một cây đèn cầy cắm trong một cái đĩa trà để trên bàn. Ngọn đèn sáng dần và chúng tôi mới thấy được toàn bộ khung cảnh.
Trong phòng có một chiếc giường có mắc màng sẵn, mùng vắc lên phía sau, để lộ mảnh khăn trải giường và chiếc gối nhàu nát dơ bẩn. Ông già Stevie nằm trên giường, có mặc áo sơ mi và quần dài nhưng chân không mang vớ, chỉ có khuy trên của chiếc quần là có cài. Trên chiếc ghế dựa đặt bên cạnh giường có cây đèn cồn nhỏ, một cái xe điếu bằng kim loại và một cái chén mắt trâu, lại có thêm một đĩa trà có chất gì nâu nâu ở trong đó. Một mùi cay cay khó chịu bay lên trong phòng. Trên nền nhà cạnh giường, một cây đèn dầu lạc rẻ tiền thường máng trên tường, giờ nằm ngã một bên, dầu trong đèn chảy ra đọng thành vũng trên sàn gỗ. Còn Stevie đang mê man.
Ông Liên Chi đi đến nhặt cây đèn lên, dẹp bàn đèn nhưng chúng tôi đã thấy cả rồi. Xơ Finlay đi thẳng tới giường Chào bác Stevie :
- Xơ nói :
- Tôi là Xơ Finlay ở bệnh viện đến. Bác bệnh sao?
Không có tiếng trả lời. Ông già sau khi đẩy được tẩy uếõ, không hiểu vì say thuốc phiện hay bệnh tình trầm trọng thêm mà không nói được. Xơ Finlay cởi áo khoát, cầm tay Stevie để xem mạch, mắt đăm đăm nhìn vào đồng hồ tay Cha có thể cho đèn sáng hơn một chút được không Cha? :
- Xơ yêu cầu :
- Con cần thấy cho rõ hơn.
Tôi nhặt cây đèn ở sàn nhà lên và nhìn kỹ, bóng đèn đã vỡ. Tôi hỏi ông Liên Chi:
- Ông cất dầu lửa ở đâu?
Ông ta không trả lời tôi mà bắt đầu lục lọi trong căn phòng bừa bãi và cuối cùng tìm ra được một đoạn đèn cầy. Tôi nói:
- Tôi có đèn bấm đây.
Và mở cái vali sũng nước ra. Cây đèn nằm bên áo lễ lỏng bỏng nước, tuy vậy nó vẫn sáng. Ông Liên Chi cười và hướng dẫn tôi đi xuống dưới nhà, nhà nằm trên các cột chống như những nhà ở thôn quê vậy. Dầu lửa để ở đây, nhìn quanh, tất cả chỉ có thùng dầu lửa mà thôi. Ai đó, chỉ có thể là Stevie, đã để cho vòi dầu chảy, tràn ra cả mặt nền nhà, thấm ướt và chảy xuống nước. Tôi không biết chắc vì sao ông ta làm thế, nhưng tôi nghĩ ắt hẳn ông đã đi xuống dưới này để lấy dầu châm thêm đèn và rồi cơn đau thắt ngang lưng ập đến và điều ông chỉ có thể làm là cố gắng lết cho được về tới giường nằm. Dầu sao thì thùng dầu cũng sắp cạn.
Ông Liên Chi cầm một cái lon và nhờ tôi cầm, còn ông thì dốc ngược thùng dầu đổ từ từ vào lon, nhưng chỉ được đầy một muỗng Chừng đó thôi sao, ông Liên Chi? :
Tôi hỏi :
- Ông còn thùng dầu nào nữa không? Chừng này dầu lửa thôi sao?
Ông ta lắc đầu:
- Hết rồi!
Thật là xui xẻo nhưng biết làm gì hơn được. Ông ta cầm cái phểu và tôi rót hết số dầu còn lại vào đèn, cũng được một phần tư. Chúng tôi trở lại nhà và giải thích cho Xơ Finlay rõ mọi chuyện. Tôi nói:
- Xin lỗi Xơ. Nhưng dầu lửa chỉ còn chừng ấy thôi. Tôi không nghĩ là đủ thắp trong đêm nay. Khi Xơ làm xong, ta nên vặn lu một chút là đủ Tôi giúp Xơ cởi quần dài cho ông Stevie để Xơ dễ khám bệnh. Chúng tôi để ông nằm ngửa, ông vẫn chưa tỉnh. Sau đấy tôi cầm đèn trong lúc Xơ khám phần bụng của ông ta. Bụng có sưng lên rõ rệt vì khi Xơ lấy tay nhẹ nhàng ấn xuống, ông ta cựa quậy và rên lên mặc dù đang ngủ say. Giờ đây, Xơ đã kéo dra lên đắp ngang bụng ông già, trầm ngâm đứng nhìn ông ta. Cuối cùng Xơ nói:
- Có lẽ bị viêm màng bụng. Chúng ta cũng khó mà làm gì được vì ông ta đã dùng nhiều chất ma túy quá!
Xơ xoay về phía ông Liên Chi:
- Bác làm ơn cho tôi biết những vật trên bàn kia :
- Xơ vẫn dùng lời lẽ ôn tồn :
- Xe điếu và thuốc phiện.
Ông ta lẳng lặng đem bàn đèn ra cho Xơ coi.
Xơ hỏi:
- Ông ấy hút có nhiều không?
Ba lần :
Ông ấy trả lời :
- Hút xong ba lần. Trời tối là đi ngủ. Ngon mấy cũng không hút nữa.
Bác cũng hút chứ bác Liên Chi?.
Ông ta gật đầu Xơ Finlay lại hỏi tiếp:
- Hút ba điếu mà ngủ say như thế cơ à?
Ông ta lắc đầu:
- Hôm qua ông ấy hút nhiều, cả hôm nay nữa. Hút cho đỡ đau!
Theo bác, hôm nay ông ta hút bao nhiêu điếu?
Ông ta nhặt cái đĩa lên, nhìn vào chất còn sót lại, đó là một chất nhựa có màu nâu đọng dưới đáy đĩa.
Mười :
À, mười một :
Ông ta nói :
Tôi cũng không chắc. Có lẽ ông ta thức dậy thấy đau, hút một hai điếu gì đó rồi đi ngủ lại, ông ấy ngủ cũng một hai tiếng rồi!
Xơ cúi mình trên người nạn nhân, cẩn thận đưa tay vạch mí mắt của ông ta. Tôi cầm đèn trong lúc Xơ nhìn vào mắt ông ấy. Sau đấy Xơ đứng dậy và nói:
- Dầu sao chưa đến nỗi nặng lắm. Làm thế nào cũng phải đưa ông ấy đến phi trường vào ngày mai và nhờ máy bay cứu hộ chở ông ta đến Curry. Ơû đấy mới phẫu thuật được. Nếu không bị mất vali, chắc tôi cũng cho ông ấy uống một liều giảm đau, nhưng giờ này ông đã tự làm giảm đau rồi. Đôi lúc, trong vài trường hợp, có thể đấy là sự may mắn.
Tôi gật đầu và hỏi:
- Thuốc phiện là thứ gì?
Là chất mót phin :
- Xơ nói :
- Con không biết trong đó có chất gì khác nữa , nhưng mót phin là thành phần chính trong đó. Đó là chất mà con phải chích cho ông ta khi cần thiết, cũng giống như một chất thuốc mê.
Chẳng còn việc gì để làm, tôi mỏi mệt ngồi trên một vali áo quần bên cạnh một cái bàn, trên đó rất bừa bãi một vài thức ăn xong mà chưa dọn. Đầu tôi cứ quay quay và nóng lên. Tôi mơ hồ nghe tiếng Xơ Finlay nói:
- Chúng ta phải canh chừng ông ta đêm nay và hy vọng ngày mai, thế nào ngày mai cũng đưa ông ấy ra khỏi nơi này.
Tôi cố gắng lắm mới nghe rõ câu nói của Xơ. Tôi nói:
- Mưa thế này, sợ nước lên cao quá.
Con cũng đang lo như vậy.
Dừng một lát, Xơ lại nói tiếp:
- Cha thấy trong người thế nào?
Vẫn khỏe :
Tôi trả lời.
Tôi cảm thấy như có tay Xơ đang cầm tay tôi xem mạch và giọng Xơ vang lên:
- Cha có khoẻ đâu, cha đang bị sốt mà!
Không hề gì đâu! Cha cần nước uống :
Tôi nói Tôi mơ màng nghe tiếng Xơ nói với ông Liên Chi và tiếng khẩn khoản gì đó, nhưng tôi chẳng hiểu gì. Sau đó Xơ đưa cho tôi một ly nước, có mùi như nước lụt, tôi uống xong thấy khoẻ ra và hơi tỉnh táo.
Giờ đây tôi thấy ông Liên Chi ở phòng bên kia, có cái bếp nấu bằng củi và bắt đầu dọn thức ăn ra bàn. Ông dọn ra ba cái bát lớn bằng gỗ, ba cái muỗng gỗ và bánh mì tự làm lấy nên hình thù trông xấu xí. Cuối cùng, ông ta mang vào một cái xoong bằng đồng, đầy súp, còn bốc khói, trộn với nhiều loại rau cải. Đây là bữa ăn tối của chúng tôi. Chúng tôi ăn rất ngon miệng, tôi ăn những hai chén và còn muốn ăn nữa. Aên xong uống nước trà đen, không đường.
Trong lúc chúng tôi đang nhâm nhi nước trà ở bàn ăn thì trời tạnh mưa. Tiếng mưa rây đều đều trên mái tôn như một âm thanh không bao giờ dứt, giờ đây đã dịu đi và ngừng hẳn. Tôi ngẩng nhìn Xơ Finlay và Xơ nhìn lại tôi.
Thế này thì dễ chịu hơn :
Tôi nói :
- Cha bắt đầu lo là không biết làm thế nào để đưa ông ấy đi ngày mai.
Con cũng đang lo như Cha vậy :
- Xơ nói :
- Nếu nước lụt sâu hơn, làm sao mà tìm được một con thuyền.
Ơû Dorset Downs thì có thuyền :
Tôi nói :
- Donovan biết chúng ta ở đây. Thế nào ông ấy cũng sắp xếp cho chúng ta vào sáng mai.
Tôi quay sang ông Liên Chi:
- Từ đây đến Dorset Downs bao xa vậy ông?
Độ mươi, mười lăm dặm, không xa đâu :
Ông ta trả lời Giờ đây chẳng có việc gì nhiều cho Xơ Finlay và cả tôi. Stevie thì hôn mê, dầu cũng chỉ một hai lần nhúc nhích. Tôi liền trở dậy và đi ra hàng hiên, ở đây mát hơn, tiếng gió nhẹ vi vút đâu đây làm cho cơn sốt của tôi hạ xuống. Mây tan đi, vầng trăng rằm thỉnh thoảng lại xuất hiện, chiếu ánh sáng bạc xuống vạn vật trong đó có căn nhà chúng tôi đang ở và cánh rừng bạch đàn xa xa.
Tôi vẫn đứng đấy để mặc cho gió nhẹ thổi lộng vào áo quần trong lúc mắt tôi dần dần quen với cảnh vật trong đêm. Và rồi tôi thấy một quang cảnh hết sức lạ lùng.
Những con vật còn đấy, đứng có, nằm có, ở vùng cỏ đã dọn sạch, tập hợp lộn xộn thành nửa vòng tròn quanh ngôi nhà. Đầu của chúng nó quay về hướng chúng tôi và chăm chú nhìn. Không những gia súc, chó rừng, chó dingo, heo rừng, chuột túi nhỏ, cũng tập hợp cách hàng hiên chưa đầy một trăm mét. Chúng không có vẻ gì đang gặm cỏ hay đi lui đi tới ồn ào, mặc dầu chúng không phải là bất động, một hai con chó đang cào đất và mấy con bò thì đổi chỗ đứng. Nhưng chúng vẫn đứng hoặc nằm nửa vòng tròn quanh nhà và nhìn vào chúng tôi Tôi đi vào phòng và nói với Xơ Finlay:
- Xơ ra đây mà xem!
Xơ đưa mắt ra hàng hiên và khi mắt Xơ đã quen với ánh trăng, Xơ cũng thấy bầy súc vật Có lẽ là ngọn đèn
Tôi nói :
- Tôi nghĩ là ngọn đèn đã lôi cuốn chúng.
Đàng sau chúng tôi, ông Liên Chi đang nói lầm thầm gì trong miệng và ông ta im ngay, tôi không biết ông ta đã có mặt ở đấy, Xơ quay về phía ông ấy và hỏi:
- Ông thường tập hợp chúng như thế sao?
Ông nói câu gì đó mà chúng tôi không hiểu và rồi ông ta trở vào nhà. Chúng tôi đứng ngoài hàng hiên một lúc nhìn bầy súc vật, và vì không có ông Liên Chi nên tôi có thể hỏi Xơ tự do:
- Tình trạng ông Stevie hiện tại như thế nào, Xơ? Xơ có nghĩ rằng ông ta qua được không?
Xơ nói:
- Con cũng lo lắm, thưa Cha. Con cũng chưa chắc ông ta bệnh gì. Có thể là viêm màng bụng và như thế thì phải đi đến Cloncurry. Cũng có thể, ông ta chết đêm nay.
Tôi gật đầu đồng ý:
- Tôi xin lỗi về cái vali thuốc của Xơ. Nếu trời tạnh ráo, tôi phải tìm mới được.
Chẳng quan trọng đâu Cha :
- Xơ trả lời :
- Con chẳng xài được gì mấy những thứ trong vali ấy!
Chúng tôi đứng ngoài hàng hiên một lúc nữa. Tôi còn đang sốt nhưng ngoài trời thoáng mát. Giờ đây tôi lại cảm thấy lạnh và bắt đầu run. Tôi xin lỗi và đi vào phòng. Ông Liên Chi không có mặt ở đấy nhưng giờ đây trong phòng có mùi hương thoảng thoảng. Tôi đi tìm ở phòng khác xem thử có gì.
Căn phòng được chiếu sáng bởi một cây đèn cầy, giờ đây chỉ còn leo lét. Trong góc phòng có một bàn thờ nhỏ loè loẹt có phủ rèm, ở trong có một tượng Phật làm bằng thạch cao sơn đỏ, đã bị ám khói. Trước tượng có một cây nhang đang cháy đỏ. Ông Liên Chi đang quỳ trước bàn thờ, yên lặng cầu nguyện. Tôi lặng lẽ rút lui.
Tôi nói nhỏ với Xơ:
- Ông ta đang cầu nguyện trong đó, trước một ông bụt.
Xơ ngạc nhiên nhưng chúng tôi chẳng thể làm gì với việc ấy cả, đấy không phải là địa hạt của chúng tôi. Chúng tôi vặn nhỏ ngọn đèn để tiết kiệm ngọn đèn và yên tâm ngồi đợi chuyện gì sẽ xãy đến. Tôi ngồi ngủ gà gật trên ghế, vừa lên cơn sốt. Aùo quần của tôi lúc ấy khô nhưng tôi vẫn thấy khó chịu. Chốc chốc, tỉnh dậy, tôi lại uống một ly nước lụt, rồi trở về chỗ ngồi.
Tôi không biết lúc ấy là mấy giờ thì ông Stevie tỉnh lại, có lẽ mười hay mười hai giờ gì đó. Chúng tôi đến đây cũng được vài giờ. Tôi ngủ thiếp đi và thức dậy, đã thấy Xơ Finlay đi đến bên giường, tôi đứng dậy đi theo. Xơ đang bắt mạch cho ông ta, lúc này ông ấy không nằm yên. Hai hay ba lần mắt ông ấy mở ra, nhắm lại. Ông ấy co đầu gối lên ép vào dạ dày, chứng tỏ là đang đau lắm.
Ông ta lên cơn rồi đấy! :
- Xơ thì thầm nói :
- Đã đến lúc chúng ta phải làm việc rồi Cha ạ! Gía mà có cái vali của con!
Tôi bước tới gần bàn, vặn sáng đèn lên, rồi trở về giường. Ông Liên Chi có lẽ bị đánh thức vì tiếng động của chúng tôi bước ra từ phòng bên cạnh. Ông ta đứng yên lặng với chúng tôi một lúc, nhìn bệnh nhân từ từ tỉnh lại và đau đớn. Rồi ông ta nhẹ nhàng ra hàng hiên và đứng nhìn ra ngoài trời.
Tôi chẳng làm gì được nên theo chân ông ta ra đứng đấy trong lúc mắt bắt đầu quen với bóng đêm. Aùnh trăng bị gián đoạn và bóng đêm bị bao phủ khi những đám mây dày trôi qua che lấp mặt trăng. Mây trôi đi, ánh bạc chiếu xuống, tôi thấy những bầy súc vật còn nhìn chúng tôi, còn nhiều hơn trước đây. Tôi hỏi ông Liên Chi:
- Súc vật thường đến đây vào mùa mưa phải không ông?
Ông ấy trả lời:
- Ông Stevie sẽ chết đêm nay.
Không đâu :
Tôi nói :
- Chúng tôi sẽ đưa ông ta vào bệnh viện vào ngày mai.
Ông ta lắc đầu:
- Súc vật đến đây. Tôi nghĩ ông ấy sẽ chết.
Tôi nhìn ông ngạc nhiên :
- Ông nghĩ rằng súc vật biết?
Ông ta gật đầu:
- Súc vật có linh tính.
Tôi không thể hiểu tại sao cái chết của một ông già phóng đãng, nát rượu lại làm động lòng thế giới loài vật đến như vậy, nhưng chẳng ích lợi gì đi tranh cãi với ông Liên Chi vấn đề này, nếu thật sự những vấn đề ngôn ngữ cho phép thảo luận. Tôi còn đứng thêm với ông ta vài phút nữa và sau đó trở vào phòng cùng Xơ Finlay và bệnh nhân của Xơ.
Stevie bây giờ đã tỉnh táo hẳn và rõ ràng là ông ta đau nhiều. Ông có rên nho nhỏ, thỉnh thoảng bộ mặt ông biến dạng khi cơn co thắt hành hạ Ông, và điều này gây ấn tượng với tôi nhiều hơn tiếng rên ông ta phát ra.
Khi ông ta thấy tôi, ông ta hỏi Xơ Finlay:
- Vị mục sư người Anh làm gì ở đây?
Tôi nghĩ rằng ông ta nói đến vị mục sư như bao vị mục sư khác, nhưng Xơ Finlay nghĩ rằng có ý xấu, nên Xơ hỏi ông ta có ý gì khi nói đến một mục sư người Anh. Là gì đi nữa thì tôi cũng chẳng quan tâm. Tôi đến bên giường và hỏi:
- Tôi đi cùng Xơ Finlay đến đây khi được tin anh bệnh. Đáng ra Trung sỹ Donovan đã đưa Xơ đến đây, nhưng vì ông ấy phải đi Millangarra, nên tôi đi thay. Anh thấy trong người thế nào anh bạn?
Ông ta thì thào :
- Tôi đau lắm, đã ba ngày nay rồi. Cha có đem theo huýt ki không?
Không anh ạ! :
Tôi nói :
Tôi chẳng mang theo. Dầu sao cũng chẳng có lợi cho anh đâu!
Ông nhìn tôi một lúc rồi nói:
- Tên Cha là Roger phải không?
Đúng rồi. Tôi là Roger, còn anh là Stevie.
Tôi biết :
Ông ta nói :
- Thiên đàng , địa ngục, quanh quẩn chỉ có thế!
Tôi cũng nhận ra Xơ Finlay đang giận run lên. Phải nói rằng, chẳng có vẻ gì tỏ ra là Stevie thích những lời an ủi thiêng liêng của tôi. Tôi nói:
- Anh hãy cố cho mau khỏe, ít hôm nữa, chúng ta lại có thể thảo luận với nhau. Chúng tôi sẽ đưa anh đến Landsborough ngày mai và rồâi máy bay cứu hộ sẽ đưa anh đến Cloncurry Tôi còn bay xa hơn thế :
Ông ta thì thầm :
- Lên rồi xuống, lên rồi xuống, khắp cả thế giới, có chở cả Nữ hoàng. Ottawa, Keeling Cocos, Nanyuki, Ratmalana. Tôi biết tất cả những nơi này. Tôi đã đến Seventh Vote. Cha đã đến đấy chưa? Cha có biết rằng tôi đã đến đó không?
Tôi liếc nhìn Xơ, thấy Xơ hơi nhăn mày. Dĩ nhiên, ông ta đang vận dụng trí nhớ. Có lẽ điều gì làm động não thì cơn đau cũng quên đi. Và như vậy cũng có ích thôi vì khỏi chích thuốc giảm đau. Tôi trả lời:
- Tôi chưa bao giờ nghe đến tên đó. Làm sao anh đến đó được?
Cơn đau lại đến giày vò ông ta và bộ mặt của ông ta biến dạng theo cơn co thắt. Dòng tư tưởng bị phá vỡ, ông nói chẳng suy nghĩ:
- Tôi bệnh đã ba ngày nay. Cha có witky không Cha?
Rất tiếc tôi không mang theo :
Tôi kiên nhẫn trả lời, Xơ Finlay nói:
- Nằm xuống đi, cố gắng ngủ đi một chút bác Stevie. Bây giờ đến sáng mai không còn lâu nữa đâu. Chúng tôi sẽ đưa bác đến bệnh viện.
Tôi tự động rút lui khỏi nơi ấy. Một phần tôi chẳng biết cách chữa trị mà giúp Xơ một tay, một phần vì tôi lại lên cơn sốt và vã mồ hôi, cái đầu thì muốn xoay vòng vòng nhưng tôi lại không muốn cho Xơ biết tình trạng của tôi. Aûo giác về ông già cứ chạy quanh quanh trong đầu óc mệt mỏi của tôi nào là the Seventh Vote, Ottawa, Keeling Cocos, máy bay chở Nữ hoàng. Tôi hình như nhớ ra rằng ông ta đã nói chuyện với tôi như thế. Tất cả những chuyện này từ đâu đến, những kỷ niệm lang thang nào đã cùng nhau đến để được diễn tả bằng những từ như thế? Những bản sao chép của các tạp chí du lịch về Ottawa và Keeling Cocos? Một bài báo nào trong tuần san phụ nữ của Uùc về Nữ hoàng? Và rồi chủ đề bây giờ lại được nói một lần nữa. Nhưng tất cả đều dễ, bởi vì khi người đàn ông đã một lần làm sĩ quan hoa tiêu lái một máy bay thì kỷ niệm in sâu trong óc anh ta và anh ta không bao giờ có thể quên được.
Tôi ngồi đấy, trong người nóng ran khó chịu, trong lúc sự khủng hoảng lại xãy ra ở trên giường. Từ đàng xa, tôi nhìn thấy rõ những cơn co giật và thấy Xơ Finlay đã cố gắng hết mình để giúp đỡ nạn nhân, nhưng sức người có hạn. Từ phòng bên, ông Liên Chi đem đến vải nhúng nước nóng, còn bốc hơi và đặt trên chiếc bụng xương xẩu, cứng đơ. Giờ này, khi cơn sốt đã hạ, tôi thấy trong người hơi nhẹ nhõm, tôi nghe được tiếng ông già ấy nói:
- Có ông Liên Chi đấy không?
Ông ta ở phòng bên
- Xơ Finlay trả lời :
Bác muốn nói chuyện với ông ấy sao?
Stevie gật đầu và Xơ gọi ông Liên Chi đến bên giường. Ông Liên Chi hỏi:
- Anh cần gì, Stevie?
Tôi cần hút, anh bạn ạ! :
Ông già trả lời Ông già người Hoa nhìn Xơ, Xơ lắc đầu, ông đành lặng lẽ rút lui khỏi phòng, để mặc cho Xơ đối phó với người bệnh.
Xơ nói:
- Giờ này thì không được. Hôm nay bác đã hút đủ rồi. Hút thêm nữa, có hại đấy. Chịu khó đi, tôi sẽõ đắp khăn nóng cho bác đỡ đau Không nghe tiếng đáp lại, một lúc sau, tôi nghe ông ấy giọng rất yếu:
- Cho tôi uống witky, đi Xơ. Tôi là thằng quỉ tha ma bắt.
Rất buồn lòng nhưng Xơ cũng gắng gượng nói:
- Tôi không có witky đâu , bác Stevie ạ! Và như vậy cũng tốt cho bác thôi. Nằm yên đi và cố gắng mà nghỉ ngơi.
Cơn co giật lại đến với ông ta. Tôi thấy Xơ dùng cả hai tay ấn vai ông ấy xuống. Ông Liên Chi ắt hẳn cũng có mặt ở đâu đấy ở đàng sau mà theo dõi và ông ta lâu lâu phải trợ giúp Xơ. Cả hai người phải vật lộn với ông Stevie cho đến khi cơn co giật chấm dứt. Tôi cảm thấy mắc cỡ vì bản thân tôi không giúp được Xơ gì cả. Tôi phải đầu hàng vì sự yếu đuối của tôi sao? Tôi quyết đứng dậy và đi về phía bàn.
Tôi ngờ nghệch hỏi:
- Tôi giúp được gì chăng?
Bệnh nhân đã nằm yên tạm thời, chờ đợi cơn giật kế tiếp chưa biết đến lúc nào. Xơ quay lại phía tôi, mồ hôi nhễ nhại sau cuộc phấn đấu, một mái tóc đổ xuống phủ lấy đôi mắt, tuy vậy Xơ vẫn hỏi:
- Cha thấy trong người thế nào?
Cũng bình thường :
Tôi trả lời :
- Hồi nãy hơi khó chịu nhưng bây giờ đã khá rồi!
Xơ vừa tự chải tóc lật ra phía sau vừa nói:
- Mời Cha ra ngoài hàng hiên cho mát.
Chúng tôi đi ra khỏi phòng, mặt trăng còn soi sáng đầy đặn trên khoảng đất trống giữa cánh rừng, và các bầy súc vật vẫn còn đứng nhìn chúng tôi. Xơ quay sang nói với tôi, giọng nhỏ hơn:
- Con biết Cha đang sốt. Cha có hiểu con nói gì không, Cha?
Tôi trả lời:
- Dĩ nhiên, Cha rất thông cảm với con.
Xơ gật đầu:
- Con không nghĩ rằng ông ấy gặp may :
Tiếng Xơ nhỏ dần. Xơ nhìn đồng hồ và nói thêm :
- Từ khi ông ấy tỉnh, đã được một giờ mười phút, và thì giờ ông ta yếu hơn lúc nãy. Con sợ Ông ấy chết trước khi trời sáng, thưa Cha.
Tôi gật đầu tán đồng:
- Cha cũng nghĩ như vậy. Chúng ta không làm gì được sao?
Không làm được gì đâu, Cha ạ! Điều độc nhất có thể làm được là phẫu thuật ngay, mà con không làm được điều đó. Cho dù con không mất vali y tế, con cũng không làm được gì cho ông ấy, trừ chích cho ông ta một liều giảm đau. Hiện trạng là ông ta đang đau ghê gớm.
Tôi trả lời:
- Cha cũng biết như vậy. Xơ lại nói tiếp:
- Con nghĩ công việc của chúng ta hiện nay là làm thế nào cho ông ta dễ chịu. Con không nghĩ là cho ông ấy hút thêm vài điếu thuốc phiện là gây nguy hại cho ông ta, và như thế thì tình trạng có gì thay đổi đâu! Cha có nghĩ rằng đó là điều quá tệ hại?
Tôi lắc đầu:
- Không, Cha nghĩ đó là điều tốt nhất mà con có thể làm được.
Xơ nói nho nhỏ:
- Cái ấy trong nghề nghiệp không có. Con cũng không rõ… Nếu ông ta bớt đau, thì có thể giữ được sức khoẻ.
Tôi nói:
- Cha sẽ để cho ông ấy hút.
Xơ gật đầu:
- Thì cũng phải thế thôi.
Rồi quay về phía tôi Xơ nói:
- Con không nghĩ thuốc phiện làm ông ấy chết nhưng nếu ông ấy hút đủ để ngất đi, có thể ông ấy chết trước khi tỉnh lại. Con muốn Cha hiểu tình trạng như thế đấy, thưa Cha Tôi nói:
- Tuy vậy, Cha nghĩ là Xơ nên cho ông ấy hút :
Suy nghĩ chốc lát, tôi lại nói tiếp :
- Nếu được Cha sẽ ngồi nói chuyện với ông ta trong lúc ông ta từ từ đi vào giấc ngủ.
Sau lưng chúng tôi, màn đêm đã buông xuống từ lâu. Xơ nói:
- Dĩ nhiên là con chưa bao giờ thấy tác dụng của thứ thuốc này và cũng không biết phải mất bao lâu. Nếu nó giống như các loại thuốc khác, sẽ có một giai đoạn ngủ thiếp đi và khi ấy đâu biết đau là gì, trước khi ngủ hẳn. Ông ta cũng có thể tỉnh táo nói chuyện trong vài phút.
Đàng sau chúng tôi, bóng tôi bò ra khỏi phòng, và đang bủa vây chúng tôi. Xa xa ngoài khoảng đất trống, bầy gia súc vẫn còn tập trung chờ đợi. Xơ hơi rùng mình Những con vật kia….
Nói xong Xơ nhìn ông già nằm đấy Lạy chúa tôi.
Chuyện gì the,á Xơ? :
Hỏi xong tôi hiểu ngay.
Căn phòng sau lưng chúng tôi hoàn toàn tối hẳn, vì dầu trong cây đèn đã cạn, giờ đây chỉ còn lại leo loét một đốm lửa xanh.
Đừng lo :
Tôi nói :
- Đang còn đèn cầy mà!
Tôi đi vào phòng bên và gọi:
- Bác Liên Chi.
Ông ta đi ra ngay, tay cầm cây đèn dầu lên, lắc nhẹ nhưng chẳng còn giọt dầu nào. Tôi đi đến chiếc vali, mở ra, lấy cây đèn bấm.
Đây rồi!
Aùnh đèn vàng chiếu trên nền gạch. Tôi hỏi:
- Ông có tìm được cây đèn cầy nào nữa không ông, Liên Chi?
Đèn cầy nhỏ thì cũng có, nhưng ít thôi.
Ông ta trả lời và đi qua phòng kế bên, khi ông ta trở về đã có cây đèn cầy ngắn ba phân cắm trên chiếc đĩa trà.
Tôi hỏi:
- Chừng đó thôi sao?
Ông ta gật đầu:
- Hết đèn cầy rồi sao?
Ông ta lắc đầu:
- Hết dầu lửa? Không còn gì để thắp đèn?
Ông ta lại lắc đầu:
- Tôi quay về phía Xơ:
- Cha sợ chúng ta ngồi trong tối trước khi trời sáng. Cây đèn cầy ấy chẳng bao lâu nữa sẽ tắt và đèn bấm thì sắp hết pin.
Xơ mỉm cười:
- Chuyện này rồi đến chuyện khác xãy ra đêm nay, thưa Cha. Nếu ông ta đi vào giấc ngủ rồi, thì cũng chẳng quan trọng gì. Chúng ta có bổn phận phải canh chừng ông ta, nhưng khi ông ta đã ngủ thiếp đi, tốt hơn nên tắt đèn vì còn đề phòng sau này mà dùng nữa. Ông ta co ùthể tỉnh lại, chưa biết chừng.
Cha cũng nghĩ đó là phương cách tốt nhất ta cần làm.
Xơ quay về phía ông Liên Chi:
- Bác cứ đưa cho ông ta cái xe điếu, tùy ông ta muốn hút thì hút.
Một điếu thôi? :
Ông ta hỏi Ông ta cầm đèn bấm của tôi và bước nhanh sang phòng kế bên. Ông trở về ngay với xe điếu, cây đèn dầu lạc và cái chất màu nâu trên đĩa trà mà ngay khi mới vào phòng, chúng tôi đã thấy trên ghế dựa cạnh giường.
Xơ Finlay nói:
- Ông Liên Chi đã mang xe điếu đến cho bác, bác có muốn hút không, bác Stevie. Hút ngay bây giờ một điếu đi!
Ông ta không nói gì, đang ở tư thế nằm ngửa, ông muốn trở mình nằm nghiêng sang bên phải. Xem ra, ông không thể di chuyển phần dưới của cơ thể. Ông Liên Chi tiến tới cùng Xơ Finlay giúp ông ta nằm thoải mái về một bên. Sau đấy ông Liên Chi thắp ngọn đèn dầu lạc lên, lấy cái xiên nhỏ nhúng vào chất nhựa màu nâu, lấy ra một miếng bằng hạt đậu, nướng trên ngọn lửa xanh cháy xèo xèo. Xong ông ta vo tròn cục nhựa nhét vào lỗ nhỏ ở bộ phận xe điếu, đưa bộ phận ấy lên lửa, ngậm vào cuối xe điếu rít từ từ, cục nhựa cháy lên, ông ta hít hơi vào. Xong đưa đưa điếu cho ông Stevie. Ông già cầm xe điếu đưa lên miệng, bắt đầu hít thật sâu, giữ trong phổi vài giây rồi phì khói ra bằng mũi, mùi khói khét lẹt, khó chịu. Ông ta hít như thế ba bốn lần. Xem ra, ông ta hầu như thoải mái tức thì vì chỉ trong một hai phút ông ta nằm yên thư giãn, những đường nét mệt mỏi đau đớn đã dịu đi trên khuôn mặt của ông ta. Xe điếu hầu như đã chấm dứt nhiệm vụ sau những lần hít như thế vì ông ta đã trao nó lại cho ông Liên Chi.
Ông già Hoa hỏi:
- Điếu nữa nhé?
Ông già Stevie gật đầu. Ông Liên Chi đang chuẩn bị tẩu cho điếu thứ hai. Tôi tiến tới và ngồi xuống trên mép giường.
Bác Stevie này. Tôi là Roger Hargreaves. Chắc bác biết tôi, tôi là mục sư của Landsborough. Bác nhớ không?
Tôi biết. Cha đã thắng cá ngựa con Ô Lạc.
Đúng rồi! Chúng ta đã quen thân. Giờ đây bác bệnh. Bác sẽ ngủ thôi, sau khi đã hút những cử thuốc này. Trong lúc bác ngủ, chúng tôi sẽ đưa bác đến bệnh viện để phẫu thuật. Tôi nghĩ rằng, cuộc phẫu thuật sẽ thành công, bác sẽ khỏe mạnh trở lại, nhưng bất cứ một cuộc phẫu thuật nào cũng có sự may rủi.
Rồi đây, tôi cũng sẽ chết, ông Liên Chi và Xơ Finlay cũng thế thôi. Chúng ta phải đối diện với cái chết đúng lúc, bác Stevie! Bác có thể từ giã cõi đời đêm nay. Bác có muốn tôi cầu nguyện cho bác không, trước khi bác đi ngủ không?
Địa ngục, thiên đàng
Ông ta thì thầm
- Tôi cũng chẳng cần lắm đâu.
Tôi biết bác không cần
Tôi nói
- Thế đức tin của bác là gì khi bác đã rửa tội, bác Stevie nhỉ? Thế bác đã đi nhà thờ nào khi bác còn trẻ?
•Tôi chẳng đi đến nhà thờ nào ca?
Ông ta nói
- Tôi đã trút bỏ tất cả khi ở trại chăn nuôi súc vật.
Thế khi bác ở quân đội trên thẻ bài của bác ghi chữ gì? Tin lành (C.of.E.) hay Thiên Chúa giáo La Mã (R.C) hay gì nữa?
Tin lành (giáo hội Anh Cát Lợi), họ gọi tôi thế
Ông ta trả lời Thế bác là tín hữu của tôi rồi!
Tôi nói tiếp
- Bác Stevie ơi, tôi chỉ cầu nguyện cho bác hai điều nhỏ thôi, rồi bác hãy trả lời tôi một hay hai câu hỏi, rất đơn giản. Hãy lắng nghe nhé!
Và tôi đã làm được điều tôi phải làm và ông ta đã ngoan ngoãn nghe theo và tôi đã cho ông ta được miễn xá. Sau đó ông Liên Chi chuẩn bị điếu thứ hai. Ông ta cầm lấy và hút, lúc này có vẻ dễ dàng hơn nhiều và cơn đau cũng thuyên giảm.
Ông ta trả lui ống điếu cho ông Liên Chi Thêm nữa không?
Ông Liên Chi hỏi và ông già Stevie gật đầu. Liếc nhìn Xơ Finlay, thấy ban đầu thì Xơ nhún vai và sau đấy thì gật đầu.
Stevie nói:
- Tôi sắp chết, phải không?
Tôi trả lời:
- Không đâu. Nếu phải thì chẳng có gì đáng sợ.
Tôi là thằng quỷ tha ma bắt
Ông ta nói nho?
- Xơ không cho tôi hút ba cử, trừ phi tôi là thằng quỉ tha ma bắt ác ôn. Tôi không sợ chết. Tôi sẽ đi chở Nữ hoàng.
Những ám ảnh đã trở về và phải chăng đó là thuốc phiện? Có lẽ ký ức phai nhòa đã bị đầu độc hay vì chất thuốc kỳ dị kia mà ra.
Bác yên tâm
Tôi bình tĩnh nói
- Chúa lòng lành không nỡ phán xử bác đâu!
Cha chẳng biết được gì đâu
Giọng nói yếu ớt của ông già khàn khàn phát ra
- Con có thể kể cho Cha nhiều chuyện lắm. Ông già Liên Chi mới lập luận sắc bén, chứ con nói chẳng hay đâu, con biết như thế. Con sẽ đầu thai làm kiếp khác, nhưng chẳng hề gì, vì mọi người cũng như thế cả. Tuy nhiên nếu được đầu thai ở hạng dưới cùng, sẽ yên tâm hơn.
Hình như ông ta bị thuyết phục bởi sự đầu thai theo một hình thức nào đó, nhưng ông ta quá bệnh hoạn nên tôi không thể thảo luận với ông. Nhưng ngay cả tôi cũng bệnh hoạn không kém, cơn sốt đã đến với tôi một lần nữa làm tôi vật vã và toát mồ hôi.
Tôi nói:
- Bác hãy yên tâm. Chúa sẽ thương xót đến bác.
Một khoảng yên lặng kéo dài, trong lúc ông Liên Chi đang sửa soạn xe điếu cho lần hút tiếp theo, có tiếng nói khàn khàn phát ra:
- Tôi không sợ chết. Chết chẳng là gì cả. Như ông Liên Chi đã hướng dẫn. Chỉ là ngủ quên mà thôi và đi vào một thế giới khác như đi vào một giấc mơ. Tôi cho rằng thà ở nơi ấy hơn ở đây.
Cơn sốt kéo đến làm cho người tôi say say nên không nói với ông ta được gì cả. Ông Liên Chi đốt cháy cục thuốc phiện nơi xe điếu và đưa cho ông Stevie. Sau khi hít mạnh vào bốn năm lần, ông ta trả xe điếu lại cho ông Liên Chi Thêm lần nữa nhé?
Ông già Stevie lắc đầu từ chối và dựa đầu lên gối nằm nghỉ. Ông Liên Chi thu dọn bàn đèn và bước qua phòng bên. Tôi tiến đến ngồi xuống ghế cạnh giường. Xơ Finlay cúi khom người, xem mạch ông già một lần nữa và đứng lên.
Xơ nói vừa đủ nghe:
- Chúng ta đi ra thôi!
Tôi gật đầu nói:
- Cha ngồi với ông ta một chút nữa
Khi nhìn cây đèn cầy leo loét cháy, tôi nói thêm
- Nếu muốn tiết kiệm, Xơ có thể tắt đèn cầy đi cũng được. Rồi đây, chúng ta còn cần nữa. Cha đã có đèn bấm rồi!
Xơ tiến đến bên bàn và thổi tắt ngọn đèn cầy. Tôi bật đèn bấm lên một chút. Bàn tay ông Stevie để trên tấm dra, tôi cầm lên để vào tay tôi, bàn tay giá lạnh. Do đó tôi mới nhận ra rằng nhiệt độ cao trong người tôi cũng có hậu quả phần nào. Tôi bật đèn bấm và vẫn cầm tay ông ta. Ánh sáng nhợt nhạt hắt vào phòng từ khoảng rừng trống càng lúc càng mờ, và khi tôi ngồi ở đây, mưa lại rả rích trên mái tôn, một lúc sau đã trở thành một điệu gõ đều đều.
Tôi sực nhớ ra, có vài điều tôi định hỏi ông Stevie mà tôi quên. Tôi vẫn ngồi đấy, trong bóng tối, tay vẫn cầm bàn tay giá lạnh của ông ta, cơn sốt làm tôi ngây ngất, không còn định tỉnh gì nữa, cố nhớ lại những điều cần làm mà không nhớ ra. Tiếng mưa râm ran trên mái càng làm cho đầu óc tôi lộn xộn, đờ đẫn, tôi như cảm thấy bị rớt vào một cơn mê sản và cố vùng vẫy để thoát ra. Tôi cần phải hỏi ông ta cái gì đây?
Và rồi câu trả lời đã đến, đó là câu hỏi về thân nhân của ông ta. Tôi đã quên không hỏi về vợ hay con cái hay thân nhân bà con của ông ta ở đâu đó, nếu trường hợp ông ấy lìa đời phải thông báo cho ai. Điều đáng ân hận là không ai ở Landsborough biết về đời tư của ông ấy. Ông Liên Chi cũng biết rất ít những quan hệ ấy. Còn riêng tôi, ngay cả tên ông ta, tôi cũng không biết rõ.
Tôi bóp mạnh bàn tay ông ta, băn khoăn là để sự việc xảy ra quá muộn Bác Stevie, bác có hiểu lời tôi nói không? Tôi là Cha Roger đây. Hãy nói cho tôi biết, trước khi đi ngủ, tên của bác, họ của bác đầy đủ.
Tôi cảm thấy bàn tay tôi đang nắm có hơi động đậy, tuy đầu óc ngây ngây, tôi vẫn cố tập trung để nghe ông ấy trả lời Anderson
Ông ta thì thào
- David Anderson. Nhưng các bạn thân thường gọi là Nigger.

songthu_245
06-04-2006, 08:21 AM
Chương 3


Đối với tôi chẳng lạ chút nào khi gặp người đàn ông có hai tên và tôi có thể nhớ lại một cảm giác nổi bật là hắn ta còn có thể nói được, bởi vì đó là điều quan trọng để khám phá bất kỳ một người con cháu nào của hắn ta. Các quận miền quê của Queensland đầy dẫy những người đàn ông như Stevie. Tôi đã quen rất nhiều thuỷ thủ rời bỏ thuyền mình và đến làm việc nhiều năm cho các trại chăn nuôi súc vật dưới những tên khác. Trong đó có một hai người chồng bỏ trốn khỏi những cuộc hôn nhân không thể chịu đựng nổi từ một đô thị nào đó. Công an cũng biết những người đàn ông này cùng những tình huống của họ nhưng đã làm ngơ, vì lao động da trắng trong các trại chăn nuôi càng ngày càng hiếm. Cũng như ông Liên Chi với rau cải và hoa anh túc, họ chẳng có gì phải truy tố một người lao động giỏi như thế, trừ phi có gì bắt buộc họ phải thi hành mà thôi.
Tôi buộc miệng hỏi:
- Anh David Aderson, anh có gia đình chưa?
Rồi ạ!
Ông ta thì thào Mấy con?
Hai.
Trong cơn sốt và mệt mỏi, tôi bỗng cảm thấy thư thái lạ vì đã có thời gian đặt thẳng vấn đề Khi anh vào Bệnh viện, tôi sẽ viết thư cho vợ anh, và tin cho chị ấy biết tin tức về anh. Vậy chị ấy ở đâu?
Letchworth.
Ở đâu vậy?
Ngoại ô Canberra.
Tên nhà và tên đường?
Three Ways ở đường Yarrow.
Cơn sốt bệnh hành hạ tôi nên chẳng có gì là phi lý cả Tôi sẽ viết thư cho chị ấy ngay khi chở anh đến bệnh viện.
Này người Úc gốc Anh ơi!
Ông ta nói lí nhí, có lẽ muốn nói là mục sư người Anh ơi. Sau đấy, ông ta nói tiếp
- Cô ấy cũng đến từ nước Anh Thế cô ta là người Anh rồi! người miền nào?
Oxford
Ông ta trả lời
- Cha mẹ cô ấy ở Oxford, thuộc miền Boars Hill. Nhưng chúng tôi lại ở Buck House Ngay cả khi tôi mệt mỏi, tôi cũng hiểu rằng chuyện ấy là vô nghĩa. Chẳng có gì quan trọng trong việc ông già kể cho tôi nghe. Ông ta cũng chẳng lập gia đình, kể cả người vợ Anh ở Oxford, và ông ta cũng không có nhà ở Canberra. Đấy chỉ là những ảo giác, được thêu dệt từ thế giới mộng mơ mà ông ta đã chìm đắm vào do thuốc mạnh hay rượu làm lung lạc. Ngán ngẩm vì đã khám phá ra việc này, tôi tự bắt buộc phải tập trung vào vấn đề và cố gắng giải quyết. Tôi bảo với ông ta:
- Hãy cố gắng nói sự thật đi!
Ông ta không trả lời, nhưng bàn tay của ông ta ngọ nguậy trong tay tôi và lúc sau ông mới hỏi:
- Con đang ở đâu đây Cha?
Anh đang ở nhà của ông Liên Chi ở Dorset Downs
Tôi trả lời :
- Chúng tôi phải giữ anh ở đây, nhưng sẽ đưa anh đến Bệnh viện vào sáng mai. Trên đường còn ngập nhiều nước quá nên không thể đi đêm nay.
Có khi ông thều thào chẳng đâu vào đâu:
- Hồn bướm bay ra khỏi ta, lang thang khắp nẻo trong lúc ta đang ngủ. Ông Liên Chi bảo với tôi như thế. Điều đó thật là huyền hoặc.
Có lẽ vì hút hay vì bệnh mà ông ta đi quá đà, điều đó cũng không mấy hay. Giờ đây mắt tôi đã quen với ánh sáng mờ nên tôi thấy được Xơ Finlay đang làm gì. Xơ đang ngồi cạnh bàn, một cánh tay đang đặt trên ấy và đầu Xơ đang tựa trên cánh tay, hình như Xơ đang ngủ say. Tôi cũng thấy vui trong lòng vì Xơ đã trải qua một ngày nhọc mệt và giờ đây không lí do gì cả hai chúng tôi lại thức cùng một lúc. Cứ để cho Xơ nghỉ ngơi và lấy lại sức khi cần Tôi cũng không thấy ông Liên Chi đâu cả, có lẽ ở phòng bên. Mùi nhang cháy nhàn nhạt đang lan toa? quanh tôi trong lúc tôi ngồi trong bóng tối và tôi nghĩ có lẽ ông ta đang thắp mấy cây nhang mới trước tượng Phật. Mưa vẫn còn rây trên mái tôn nhưng mây không còn dày đặc như trước, và với đôi mắt đã quen với bóng đêm của tôi, tôi có thể thấy được con đường nhỏ dẫn tới bãi đất trống cạnh rừng, từ chỗ tôi ngồi xuyên qua cửa lớn. Các bầy thú vẫn còn ở đấy, chúng đứng sát vào nhau, con ngồi con đứng, ở khoảng cách còn thấy rõ. Có lẽ trong đêm tối chúng đã tiến gần hơn để được nhìn rõ căn nhà mặc dầu đèn đóm đã tắt hết cả.
Stevie đang ngồi ở giường, thình lình nói:
- Nơi này là vùng đất Dorset Downs?
Đúng vậy! :
Tôi trả lời :
- Từ nhà đến con sông Dorset chỉ cách mười lăm dặm thôi, đấy là nơi anh đang ở với ông Liên Chi Ông ta lại thì thầm, chẳng ăn nhập vào đâu Tôi sinh ra ở đây. Cha tôi là một người lái trâu.
Kể cũng kỳ thật, bao nhiêu sự kiện và ảo giác lẫn lộn trong đầu ông ta. Có thể tin được chăng khi cha ông ta là một nhân viên phụ trách ở trại chăn nuôi hay có thể là một người lái trâu bò trong khi chính ông ta lại kết hôn với một cô gái ở Oxford? Tôi cũng đã nhớ lại cái địa chỉ ở Canberra mà ông ấy đã nói cho tôi biết, nhưng chẳng giống gì với người vợ và gia đình đã sống ở đấy. Thật ra sau đấy tôi nghĩ chẳng có gì quan trọng. Tôi có thể đến bưu điện là tìm ra tông tích của ông ta ngay, vì hằng tháng ông vẫn lãnh lương hưu ở đấy. Một vài bưu điện nhà nước cũng lưu trữ những chi tiết về đời sống của ông ta. Thật ra, Trung sỹ Donovan có lẽ cũng biết được khá nhiều về ông ta. Tôi chỉ việc hỏi Trung sỹ ấy.
Tôi bệnh, phải không? :
Ông ta hỏi :
- Ở Dorset Downs, phía trên của Gulf Country?
Đúng vậy? :
Tôi trả lời :
- Chúng tôi sẽ đưa anh đến bệnh viện vào ngày mai.
Nhờ Cha giúp cho một việc :
Ông ta nói thều thào. Tôi phải cúi xuống thật sát mới nghe rõ :
- Nhờ Cha đánh điện cho Rosemary ở Letchworth. Tư lệnh phó không quân Watkins. Được không, Cha? Tư lệnh phó không quân Watkins. Nhớ nói là gặp cho được tư lệnh phó không quân Watkins không lực Hoàng gia Uùc. Nhớ đưa Nữ hoàng về Invergarry bằng máy bay không lực hay bằng trực thăng cũng được.
Dĩ nhiên đây chỉ là những ảo giác, một mớ hỗn độn của kí ức chiến tranh. Invergarry là một địa điểm thật sự. Đấy là sân bay của oanh tạc cơ đậu trong thế chiến thứ hai, từ đấy những pháo đài bay Liberafors cất cánh thả bom quân Nhật ở Timor và Tân Guinea. Tôi biết hai sân bay này vì có hai phi đạo rất lớn rải hắc ín dấu trong rừng, sân bay mãi mãi vẫn còn tốt. Từ năm 1946, máy bay không đáp xuống đây nữa, trừ máy bay cấp cứu đến để chở những người bị thương trong trại chăn nuôi đi. Ơû đấy chẳng có nhà, chẳng có cơ sở, chẳng có người, chẳng có gì ngoài heo rừng và chuột túi.
Sáng mai Cha sẽ lo liệu
Tôi nói :
Bây giờ cố mà ngủ đi!
Hình như tôi thấy ông ta trăn trở luôn luôn trong đêm tối.
Con phải liên lạc cho được với Rosemary :
Ông ta thì thầm, đôi khi có tiếng nức nở :
- Phải gặp cho được nàng. Chuyện vô lí. Nàng phải đem tôi ra khỏi đây.
Tôi chẳng làm gì được cho ông ta. Tôi cầm tay của ông ta và lắng nghe tiếng nức nở trong đêm trường. Cái chết đôi khi có thể đến trong trạng thái buồn khổ nhất. Sau một lúc tôi hỏi ông ta:
- Nếu anh không ngủ được, để tôi nhờ bác Liên Chi tiêm cho anh vài điếu?
Tôi biết Xơ Finlay sẽ cho phép nếu thuốc phiện giúp ông ta ngủ yên Tôi đâu cần hút :
Ông ta nói nho nhỏ :
- Đừng làm thế. Tôi cần gặp Rosemary.
Ông ta lăn lộn trên giường trong cơn mê sảng, còn hơn cả người bị chứng bại liệt. Tôi thì cơn khát đang hành hạ, nửa tỉnh, nửa mê tôi đứng dậy đi đến bên bàn, uống một hơi dài nước lụt. Khi tôi di chuyển qua căn phòng, tôi cảm thấy như lướt đi trên không, tôi chẳng còn cảm giác đôi chân chạm đất và nghe tiếng bước chân. Khi cầm cái ly lên, tôi không biết nó nằm trong tay mình. Cơn sốt đã hành hạ tôi và cơ thể tôi mồ hôi đổ ra như tắm. Aùo quần tôi ướt sũng và dính lại mỗi lần tôi di chuyển. Tôi chẳng nghĩ ra được điều gì cả. Sau khi uống nước xong, tôi lang thang trong phòng tìm cho ra cây đèn bấm vì tôi muốn bật lên để nhìn ông Stevie trên giường. Nhưng tôi vẫn không tìm thấy cây đèn bấm đâu và rồi hình như chẳng có gì quan trọng nữa, tôi đi trở về ngồi xuống ghế và tiếp tục nắm lấy bàn tay lạnh giá của ông ta.
Ông ta vẫn trăn trở, thì thào những điều khó hiểu. Dầu tôi cúi sát, để lỗ tai vào miệng ông ta, nhưng vẫn không thểå hiểu được gì, trừ cái tên Rosemary được lập lại nhiều lần. Tôi ngồi thẳng lên, băn khoăn buồn bã, không biết xử trí như thế nào. Sự khẳng định của ông ta về cái tên làm tôi cảm thấy âu lo. Rất có thể một phần trong những chuyện viễn vông kia là đúng sự thật và thật sự Ông ta đã có vợ tên Rosemary đã sinh trưởng tại nước Anh. Dầu đã uống nhiều nước , nhưng môi tôi vẫn thấy khô, khô đến nỗi không mở miệng ra được.
Làm cách nào anh gặp được cô ấy?
Tiếng mưa rơi đều trên mái tôn làm át tiếng nói của ông ta nên tôi không nghe rõ. Một lúc sau, có tiếng của ông ta trả lời:
- Sau chiến tranh tôi được thuyên chuyển về Boscombe Down và sau đấy lại được đổi về White Waltham. Tôi gặp nàng ở Hoàng cung.
Trong cơn mê sảng tôi hỏi ông ta:
- Cung nào?
Hoàng cung Buckingham. Nữ hoàng ở đấy, thưa Cha.
Dĩ nhiên theo sự hiểu biết của tôi, chuyện ấy chẳng nghĩa lý gì cả. Ông ta mê sảng thì tôi cũng chẳng hơn gì! Tôi nghĩ rằng tất cả đều là nhảm nhí nhưng tôi quá mê sảng và hoang mang nên không thể suy nghĩ chính xác tại sao như thế. Tôi ngồi đấy, cầm bàn tay của ông ta và suy nghĩ rằng, giá như giờ này Xơ Finlay còn thức, nghe được những gì ông ta nói, ắt hẳn Xơ đã hành động một phần nào làm cho tôi đỡ khó khăn hơn. Trong lúc này, tôi có thể mê đi vì cơn sốt, nên giữa hai chúng tôi chỉ là nói chuyện vẩn vơ, chứ không phải là một cuộc đối thoại, như thế dễ hơn.
Tôi hỏi:
- Boscombe Down ở đâu?
Ơû Anh, tây Luân Đôn :
Ông ta trả lời, đấy là nơi thử nghiệm máy bay của không lực Hoàng gia. Tuy ở trạng thái mê sảng, tôi đã cố nhớ ra ông ta đã từng là phi công tham chiến ở Pháp hồi đệ nhất thế chiến, nên cũng có thể ông ta đã đến nơi ấy. Ông ta nói đấy là một nơi rất lớn ở một phi trường, bộ chỉ huy gồm nhiều kỹ sư và các nhà khoa học, thử nghiệm những loại máy bay này. Phi công là một tập thể gồm nhiều quốc tịch trong Liên hiệp Anh vì mỗi quốc gia chọn một số phi công xuất sắc nhất để gởi đến Boscombe Down, nên có rất nhiều phi công Anh, Canada, Uùc, Aán độ, Rhodesie và nhiều quốc tịch khác nữa, cùng làm việc, cùng bay thử nghiệm những máy bay này và cùng sống chung trong cư xá sĩ quan.
Tôi ngồi đấy, đầu váng vất và hỗn độn, lắng nghe những ý nghĩ kì quặc của ông ta, trong lúc mưa vẫn rơi đều trên mái làm át các âm thanh khác. Ông ta nói rằng đã từng có mặt ở đấy trong sáu tuần để bay thử nghiệm hằng ngày và lần đầu tiên đã gặp được không đoàn trưởng Cox. Trước đó từ sáng sớm, ông ta bay thử nghiệm lên đến độ cao tám mươi ngàn bộ trong chiếc máy bay chiến đấu và phóng xuống ở độ cao thấp hơn, nhưng hệ thống lạnh không được hoàn hảo nên ông ta đã đổi hướng bay và giảm vận tốc còn lại bốn mươi ngàn bộ vì nhiệt độ Ở trong buồng lái không thể chịu nổi. Ông ta bay lên và thử lại lần nữa và cố giữ đường phóng xuống cho tới độ cao ba mươi hai ngàn bộ. Ông ta hạ cánh sau một giờ mười phút bay và cảm thấy rất mệt mỏi. Những dòng chữ tường trình ấy, giờ đây những chi tiết còn rõ nét trong trí nhớ của ông, sau đấy ông đã trở về cư xá sĩ quan tắm rửa và thay áo quần. Và rồi ông đến phòng ăn tập thể để ăn trưa.
Cùng bay với ông lúc ấy có hai phi công khác:
Một từ Hải quân và một từ không lực Hoàng gia như ông. Từ phòng ngoài đã thấy hai người bạn đứng với vị sĩ quan chỉ huy và một vị không đoàn trưởng mà ông chưa biết tên. Vị sĩ quan gọi ông lại và giới thiệu ông với ông Cox Đây là phi đội trưởng Anderson.
Không đoàn trưởng thật sự là người Anh, một sĩ quan thuộc loại già dặn, hơi gầy nhưng chắc chắn và đẹp trai với cung cách lịch thiệp. Ông ta nói:
- Chào anh, tôi có tên trong điện thoại niên giám. Anh uống gì nào?
Stevie trả lời:
- Nước cà chua, thưa Đại tá.
Có bay chiều nay chăng?
Stevie lắc đầu:
- Tôi đáp để chếch lại hệ thống lạnh. Phải đưa máy bay vào xưởng gấp, chắc không kịp bay ngày mai.
Uống thêm nước sêri nhé!
Dạ, xin cảm ơn, tôi không quen.
Ông ta nhận ra rằng không đoàn trưởng đặc biệt chú ý công tác vừa rồi ông đã thực hiện trên chiếc đấu cơ và muốn biết rõ hơn nữa về sự việc đã xảy ra. Mở đầu câu chuyện, David Anderson luôn luôn cảnh giác tránh né một câu hỏi trực tiếp bằng cách pha trò rất khôn khéo khiến chỉ huy trưởng và không đoàn trưởng đều cười. Chỉ huy trưởng nói:
- Thôi, được rồi Anderson. Anh có thể nói chuyện với Đại tá Nói hết ư, chỉ huy trưởng?
Ưø, thì nói hết. Chúng ta sợ gì mà không nói hết!
Họ cùng ăn cơm trong phòng ăn sĩ quan. Qua câu chuyện, David càng thấy rõ, sự lưu tâm chính của không đoàn trưởng là đặt vào những chuyến bay thí nghiệm của chiếc máy bay mới chế tạo Havilland 316, sau này còn được gọi là De Havilland Ceres. Đây cũng là sự lưu tâm của nước Uùc nữa. Trước khi rời khỏi Laverton để đến nước Anh để theo học khoá này, David đã được phỏng vấn ở Canberra do bộ trưởng hàng không Uùc. Vị bộ trưởng này đã nói cho David biết về loại máy bay chở thư tín này và sau đó bắt đầu những cuộc bay thử nghiệm ở Anh, và chính vị bộ trưởng đã tin cho ông biết hãng hàng không Uùc, Quatas, đã đặt mua sáu chiếc máy bay mới ra lò để bắt đầu cho dịch vụ chuyển thư tín bằng máy bay từ nước Anh. Cũng vì đơn đặt hàng ấy và cũng vì loại máy bay này hấp dẫn đối với không lực hoàng gia Uùc cho mục đích khác nữa, ông bộ trưởng đã viết thư cho Bộ hàng không ở Luân Đôn và yêu cầu cho phi đội trưởng Anderson được tham gia càng nhiều càng tốt trong các cuộc bay thử nghiệm ở Boscombe Down. Cho đến nay, David không làm một việc gì ngoài việc bay thử nghiệm Tuy nhiên, chiều hôm ấy, ông ta đã cùng không đoàn trưởng Cox và phi công thử nghiệm trong cơ xưởng, giám sát chiếc máy bay mới trong nhà chứa máy bay. Chiếc máy bay đưa thư được thiết kế để bay từ Anh đến Uùc, chỉ dừng lại một lần ở Colombo, nửa đường từ Luân Đôn đến Canberra. Vận tốc máy bay vào khoản năm trăm gút ở độ cao năm mươi ngàn bộ, nên chuyến bay từ Anh đến Uùc được thực hiện độ hai mươi giờ, chở theo ba tấn thư từ. Nhà chế tạo đã để mắt vào các thị trường khác nhờ loại máy bay đường dài và nhanh này, nên đã thiết kế một thân máy bay lớn đủ để chở hai mươi hành khách, thay vì chở hàng, cho nên loại máy bay 316 là loại máy bay có khả năng đa dụng.
Mãi cho tới chiều hôm ấy David Anderson mới khám phá ra lí lịch của vị sĩ quan mà ông ta đã cùng sinh hoạt chiều hôm ấy. Trong phòng ăn sĩ quan, ông đã hỏi chỉ huy trưởng buổi hẹn với không đoàn trưởng có mục đích gì và ông cũng còn lo ngại vì sự thiều dè dặt khi nói chuyện với đại tá không đoàn trưởng một cách tự do.
Vị chỉ huy trưởng nói:
- Ông ta là tư lệnh của phi đoàn Nữ hoàng, anh không biết sao?
David lắc đầu. Ông ta hiểu lờ mờ rằng, vị trí hiện tại và công tác thực hiện các chuyến bay cho Hoàng gia, nhưng về mặt tổ chức thì ông chưa rõ lắm.
Phi đoàn ấy là gì, thưa đại tá? Họ có phi cơ riêng không?
Vị chỉ huy trưởng lắc đầu, ông ấy nói:
- Giờ thì chưa có. Ngày trước họ cũng thường đi như thế. Ngày nay họ thuê bao từ các hãng hàng không hay mượn máy bay của không lực Hoàng gia. Trên danh nghĩa, có một tổ chức độc lập trả tiền cho chi phí này ngoài ngân quỹ dành riêng do chính phủ cấp cho nhà vua chi tiêu, nhưng ngày nay tổ chức ấy chẳng còn gì ngoài một cô thư kí đánh máy kết toán chi phí ấy vào ngân sách Hoàng gia. Họ có một nhà chứa máy bay ở phi trường White Waltham và một ít thiết bị mặt đất. Hoàng tử xứ Gales cũng có một máy bay hiệu Auster nhưng nay đã bán rồi.
David không có ở nước Anh lâu, nên không biết hết các phi trường và cũng chưa bao giờ đến White Waltham. Ông ta hỏi:
- Đó là phi trường dân sự phải không?
Vị sĩ quan gật đầu:
- Gần Maidenhead. Ơû đấy yên tĩnh và gần kề với Windsor.
Nửa tháng sau David gặp lại đại tá Cox nhiều lần. Ngày tiếp theo, David được phân phối bay thử nghiệm chiếc máy bay đưa thư và đại tá Cox ham thích chiếc máy bay ấy lắm. Khi David bắt đầu bay thử như là phi công phụ, ông ta nhận ra rằng đại tá Cox thường xuyên làm hành khách trong thân máy bay trống sau lưng ông ta với những nhà quan sát thử nghiệm khoa học có các thiết bị đầy đủ. Nhiều lần khi công tác thử nghiệm đã xong và trươcù khi đáp, nhờ sự thúc đẩy của phi công chính, David nhường chỗ cho đại tá Cox vào lái chiếc 316 một lúc. Ông ta vẫn còn là một phi công vững vàng, dù tóc đã hoa râm và đã ngoại ngũ tuần.
Khi công tác này tiến hành được một tháng, David ngạc nhiên nhận được giấy mời dùng bữa tối tại nhà đại tá không đoàn trưởng. Ông ta sống trong căn nhà nhỏ xây theo kiểu hậu bán thế kỷ 18 trong vùng Windsor, ở giữa một sào đất tiếp giáp với đại công viên Windsor, cho nên căn nhà nhìn ra một bãi đất trống rộng lớn và bầy nai thường ăn cỏ đến tận bờ rào. Đó là một căn nhà nhỏ nhưng rất bề thế , trang trí mỹ thuật và dễ thu hút, đó là căn nhà sỡ hữu của Hoàng gia. Ông Frank Cox sống với vợ và ba con nhỏ ở đây, trong cách sống nhân hậu và trang nhã mà trước đây David chưa từng thấy.
Bữa tiệc tối có hơi trịnh trọng nhưng cung cách như thế thì chẳng trịnh trọng chút nào đối với người Uùc. Những thực khách khác là ông bà thiếu tá Macmahon và một người em gái của bà đại tá Cox. Macmahon là một người đàn ông trạc bốn lăm, năm mươi tuổi, cùng khuôn đúc với đại tá không đoàn trưởng, vui tính, dễ dãi, nhưng trong công việc thì rất lão luyện vì đã đi nhiều. Rõ ràng là ông ta cũng đã đến Uùc và trong câu chuyện ông đã có nhưng nhận xét về nội tình nước Uùc. David cũng không biết rõ ông ta là ai và đang làm gì nhưng cũng có phần nào thắc mắc về ông ta.
Cũng giống như các phi công thử nghiệm, David cũng là một người lái thuyền buồm sành sỏi. Hầu như phải ở lại nước Anh trong một năm, nên ông ta dự định mua một chiếc thuyền buồm năm tấn để chạy trên sông Hambble, và ông sắp sửa thoa? thuận giá cả. Ông ta cũng nhận ra cả hai ông Macmahon và đại tá Cox cũng là những tay chơi thuyền buồm, điều này cũng làm cho họ ràng buộc với nhau và cho phép ông ta vẫn tiếp tục câu chuyện về đề tài ấy. Họ cũng thảo luận nhiều về chuyện bay bổng và cuộc chiến mới đây khi ông ta làm quyền tư lệnh không đoàn, trách nhiệm về phi đội oanh tạc đảo Lữ Tống. Đối với David Anderson, buổi tối qua thật nhanh và vui vẻ, điều ngạc nhiên đối với ông ta là hút xong điều xìgà, thì đã mười một giờ đêm, đã đến lúc ra về và lái chiếc xe thể thao nhỏ bé trở về Boscombe Down.
Một tuần hay mười ngày sau, ông ta nhận được thư từ phủ cao uỷ Uùc khuyên nên đến thăm vị cao uỷ tại toà đại sứ Uùc và hẹn gặp vào buổi sáng. Cũng có chút ít ngạc nhiên và thắc mắc chưa biết việc gì xảy đến, ông ta xin nghỉ một ngày và đi Luân Đôn và đến trình diện vị Cao uỷ, ông Harry Ferguson. Khi ông đến nước Anh, ông cũng đã gặp ông Ferguson trong vài phút, cho mãi đến nay mới gặp lại Ông Ferguson đứng dậy khỏi bàn viết để chào David. Vì là người Uùc nên ông ta tin vào việc dùng tên thánh Vào đi, David. Tôi đang mong gặp anh. Ông ta mời David ngồi vào một cái ghế thoải mái đặt cạnh bàn và tự mình ngồi xuống một ghế khác, đó là người đàn ông vui tính, có hơi nặng kí trong bộ comlê làm việc.
Sau khi mời thuốc David, ông ta nói:
- À, đối với công việc ở Boscombe Down anh có thích không?
Chàng phi công trả lời:
- Tôi chưa thấy công việc nào tốt hơn thế. Hiện tại tôi đang bay thử nghiệm 316 rất nhiều.
David cứ nghĩ là ông Ferguson muốn biết về đơn đặt hàng của hãng Qantas Tôi biết, loại máy bay này tốt, phải không?
David trả lời:
- Cũng được đấy, tuy cũng có nhiều khiếm khuyết cần tìm cho ra, nhưng cũng không quan trọng gì!
Tôi hiểu. Thế anh làm việc ở đấy có thích không?
Thích lắm chứ :
- David trả lời đầy vẻ tự tin.
Anh có muốn đổi đi nơi khác không?
Tôi không nghĩ là tôi thích thế! :
Viên phi công trả lời :
Chưa có công việc nào tốt hơn công việc tôi đang làm hiện tại. Thế công việc mới là công việc gì?
Anh đã chứng kiến vô số công việc của ông Frank Cox mới đây, phải không?
Đại tá không đoàn trưởng Cox? Ông ấy cũng đã có mặt ở đấy nhiều lần, cùng bay chiếc 316. Tôi cũng đã có đến dùng cơm tối tại nhà ông ấy một lần.
Tôi biết rồi! :
Ông ta suy nghĩ một chốc rồi nói :
- Thế anh có muốn gia nhập phi đội Nữ hoàng không?
David nhìn ông ta ngạc nhiên:
- Tôi à? Đội bay Nữ hoàng?
Ông Ferguson chậm rãi trả lời:
- Đấy chỉ là lời đề nghị thôi David ạ! Họ muốn nêu lên vấn đề của anh trước khi tham khảo ý kiến của tôi, trong trường hợp chính phủ Liên bang và không lực Hoàng gia Uùc phản đối, tôi sẽ liên lạc với Canberra về chuyện ấy, còn phía chúng tôi chẳng có gì phản đối cả, nhưng tất cả đều tùy thuộc vào anh. Có nghĩa là anh phải bị gián đoạn công vụ, dĩ nhiên, nhưng anh đâu có bị cho thôi việc khỏi không lực. Nói cách khác là anh được thăng cấp ngay chỉ huy trưởng phi đội với lương và trợ cấp ở cấp bậc mới theo tiền tệ của Uùc. Nhưng anh được biệt phái cho công tác đặc biệt của phi đội Nữ hoàng.
David ngồi trầm ngâm một phút, suy nghĩ về điều kiện kì lạ này, không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một vinh dự và một sự khen thưởng về khả năng làm việc của ông ta nhưng ông ta không niềm nở lắm. Cũng giống tất cả công dân Uùc, ông ta tôn kính Hoàng gia, nhưng trải qua sự nghiệp trong giới cung đình là một việc khác.
Ông ta tò mò hỏi:
- Tại sao họ lại chọn tôi? Có bao nhiêu phi công giỏi ở khắp nước Anh cơ mà. Những người này vì không có máy bay mà thôi!
Như thế đủ rồi, ông bạn ạ! :
Vị cao uỷ nói tiếp :
- Tôi không biết là anh hiểu đến mức nào những vụ việc đang xảy ra. Anh có biết Hạ viện đã quyết toán ngân sách đệ trình một máy bay De Havilland 316 dành riêng cho phi đội Nữ hoàng?
Một hồi ức không rõ ràng với bức ảnh chụp nhỏ nhắn trong tờ Máy bay đã làm động não chàng phi công Tôi nhớ là tôi đã đọc bài báo nói về chiếc máy bay ấy.
Ông Ferguson gật đầu:
- Nước Canada cũng đang làm một việc tương tự như thế.
Thật vậy sao? :
Viên phi công băn khoăn hỏi :
- Thế thì phi đội Nữ hoàng sẽ có hai chiếc 316?
Cũng có thể…
Ông Ferguson ngần ngại trả lời :
- Nếu anh muốn đảm trách công việc này, David, việc trước tiên anh phải học tập là luôn luôn đứng ngoài chính trị. Dĩ nhiên, cũng có vài việc anh cần phải biết, nhưng công việc của anh là càng suy nghĩ ít những công việc ấy càng tốt và chỉ mãi lo về chuyện bay thôi.
Viên phi công gật đầu:
- Tôi chẳng bao giờ để chính trị quấy rầy.
Thế là tốt :
Vị cao uỷ ngừng một lát, suy nghĩ rồi nói :
- Lúc mới bắt đầu phi đội của Hoàng đế được thành lập vào những năm ba mươi, máy bay còn nhỏ và không quá đắt tiền. Số tiền trợ cấp cho nhà vua và Hoàng gia được quốc hội biểu quyết theo quy định bằng tiền mặt lớn hơn bây giờ nhiều. Số máy bay ấy là tài sản của Hoàng cung và mặc nhiên Vua có quyền hạn phân phối, đi đâu khi Vua cần, vào bất cứ lúc nào, mà không cần tham khảo một ai :
Dừng một lát ông ta nói tiếp :
- Từ đấy máy bay càng phát triển và đắt giá khó mua nổi và bảo trì. Quỹ hỗ trợ Hoàng gia cũng bị giảm xuống đối với quyền mua sắm. Trong bao nhiêu năm, máy bay dùng trong các chuyến đi của Hoàng gia đã được quốc gia đài thọ. Ông ta liếc nhìn David:
- Anh có hiểu đấy là chuyện kín không, phi đội trưởng?
Thưa ngài, tôi biết.
Thế thì…như người ta đã đề nghị, đội bay Nữ hoàng được huỷ bỏ vì vấn đề kinh tế. Cho nên Hoàng gia phải thương lượng với bộ chỉ huy vận tải của không lực Anh quốc khi nào cần sử dụng hàng không. Lời đề nghị này là một bước phát triển khi chiếc 316 rất thuận tiện cho Hoàng gia khi muốn đi từ Hoàng cung đến cơ sở toa. lạc của Hoàng gia tại Canberra trong hai mươi giờ hay đến cơ sở toa. lạc của Hoàng gia ở Ottawa chưa đầy sáu giờ.
Ông ta dừng lại:
- Chính phủ Liên bang :
Tiếng nói của ông nhỏ đi :
Cũng như chính phủ Canada, chúng tôi nghĩ rằng thật là sai lầm khi tự do đi lại của vương triều trong liên hiệp Anh dầu sao cũng bị kiểm soát do chính phủ Anh thông qua không lực Anh, tuy nhiên nói chung sự kiểm soát này có lẽ sẽ được áp dụng. Để ngăn chặn tình trạng trên phát sinh trong chính phủ ta và rồi chính phủ Canada, mỗi nước tự nguyện đưa vào phi đội của Nữ hoàng một chiếc 316 và phải chịu tất cả phí tổn bảo trì và máy móc hiện hữu. Nữ hoàng chấp nhận sự tự nguyện dâng tặng này và Nữ hoàng còn yêu cầu tất cả nhân viên phi hành phải do người Canada hay người Uùc đảm trách. Cho nên công việc này mới được giao cho anh, David. Anh là sĩ quan đã được chọn lựa để làm cơ trưởng cho chiếc máy bay ấy, đại diện cho nước Uùc.
David ngồi thừ người ra một lúc suy nghĩ. Anh ta cũng chẳng nồng nhiệt cho lắm với công việc này. Điều ấy có nghĩa là, lìa bỏ công tác thử nghiệm đang hấp dẫn và đem lại kết quả tốt cho anh ta, để bước vào một thể chế vương triều chưa biết rõ. Cũng có nghĩa là anh ta sẽ gián đoạn sự nghiệp trong không lực Hoàng gia Anh quốc và rồi sẽ có nhiều thay đổi khác trong cuộc đời, trong đó, cái mà anh ta cảm thấy chẳng tốt đẹp gì hơn!
Cuối cùng anh ta hỏi:
- Ai đưa ra ý kiến này vậy?
Frank Cox đề nghị tên anh trước tiên :
Vị cao uỷ trả lời :
- Khi được đồng ý trên nguyên tắc, phi hành đoàn của chiếc máy bay này toàn là người Uùc. Ông Cox đưa tên anh lên đầu để giao trách nhiệm cho anh làm cơ trưởng.
Ông ta chẳng biết gì về tôi cả :
- David trả lời :
- Tôi không nghĩ là tôi thích hợp với công tác ấy.
Ông Ferguson mỉm cười:
- Dĩ nhiên là họ phải trải qua bao khó nhọc mới nắm được lí lịch của anh. Họ hỏi về hồ sơ quân bạ và chúng tôi đã cung cấp cho họ. Anh đã gặp phụ tá bí thư chưa nhỉ?
Bí thư nào?
Phụ tá bí thư cho Nữ hoàng. Thiếu tá Macmahon. Anh đã ăn tối với ông ta rồi , phải không?
Có một người đàn ông tên là Macmahon đã ở đấy khi tôi đến ăn tối với đại tá Cox. Có phải ông ta đấy chăng? :
- David hỏi Đúng rồi. Anh nhớ giỏi đấy!
Việc của ai người nấy biết. Đừng chen vào công việc của kẻ khác.
David ngồi yên lặng một chút rồi nói:
- Ông cho tôi một hai ngày để suy nghĩ được không?
Được chứ. Theo tôi, anh nên nói chuyện với đại tá Cox thì tốt hơn.
Người phi công trả lời:
- Tôi nghĩ chắc cũng nên thế. Có nhiều công tác mà ông ta cần biết trước khi tôi nhận nhiệm vụ này.
Ông Ferguson nhìn viên sĩ quan một lúc rồi nói:
- Tôi thấy anh không tha thiết với công việc này lắm. Có gì trở ngại chăng?
Người phi công nhún vai:
- Thật sự thì tôi cũng chẳng tha thiết thứ gì ở đất nước này. Tất cả những căn nhà và những cơ xưởng trống rỗng làm tôi thất vọng. Họ vẫn là những kỹ sư ưu tú của thế giới và họ chế ra những máy bay tốt nhất. Thế cái cũ để lại cho ai dùng. Tôi quá lo lắm không?
Thế anh ở lại đây được bao lâu? :
Tiếng vị cao uỷ hỏi :
- Hai tháng phải không?
Gần ba tháng :
Vị sĩ quan trả lời :
- Tôi chỉ được phép ở thêm chín tháng để làm việc ở đây trước khi trở về Uùc.
Trước đây anh chưa từng đến nước Anh chứ?
David lắc đầu.
Vị cao uỷ nói tiếp:
- Anh muốn nhìn xa để thấy mức sống thấp ở đây. Vẫn còn nhiều người lắm và họ cũng dạy chúng ta được vài điều. Nhưng dù sao anh cũng nên suy nghĩ kỹ trước khi nói chuyện với đại tá Cox. Nhớ điện thoại cho tôi vào thứ ba tới để cho tôi biết quyết định.
David Anderson chia tay và đến ăn trưa ở câu lạc bộ xe hơi hoàng gia ở Pall Mall. Cũng như nhiều sĩ quan Uùc đến công tác ông ta được tiếp đón niềm nở ở câu lạc bộ. Trong phòng ăn sĩ quan ông ta gặp một sĩ quan hải quân Uùc, một người gốc Queensland như ông ta mà ông ta biết rất rõ. Trung tá chỉ huy trưởng Fawcett nói:
- Chào anh Nigger. Mời anh uống nước Cho xin ly cà chua :
- David vừa nói vừa bước vào quầy rượu với Fawcett.
Anh xuống phố làm gì đấy?
Đi lang thang và ngắm cảnh :
- David trả lời.
Uống chút gin nhé!
Cảm ơn anh. Tôi không quen.
Hai người ăn trưa với nhau. Người bạn đang phục vụ tại bộ Hải quân nhưng David không nói cho biết mình đang ở trong phi đội Nữ hoàng. Hạm trưởng Fawcett vừa đi nghỉ phép trở về, trong lúc đi ông ta đã tự lái xe hơi lên Scotland, lên một đường và về một đường khác.
Không ở lại trong khách sạn đêm nào cả :
Ông ta nói.
Cắm trại?
Những căn nhà bỏ hoang :
Vị hạm trưởng trả lời :
- Đó là đích nhắm đến ở nơi miền quê này. Dĩ nhiên chúng tôi cũng có đồ dùng xách tay và giường xếp. Nhưng thế này tiện hơn là lúng túng vì cái lều. Có điều đặc biệt ở Scotland là người ta đã giở hết mái nhà.
David nói:
- Tôi có nghe chuyện đó. Như vậy để giữ giá trị cho những nhà khác phải không?
Phải. Tôi chẳng biết chuyện ấy thật sự là như thế nào nhưng muốn kiếm một căn nhà ở đây có mái cũng phải giá khác chưa kể cộng thêm năm Anh kim cho các thứ lặt vặt nữa. Đó là tư gia chứ chưa phải của nhà nước quản lí.
Ơû đây chỉ giá năm bảng Anh.
Đúng vậy.
Mình cũng không khó khăn lắm khi tìm được một căn nhà khi cần.
Không hẳn thế. Dĩ nhiên là nhà nào cũng thường cửa đóng then cài, nhưng thường muốn tìm được một căn nhà thường là nhờ cửa đã bị phá vỡ từ trước. Rất nhiều nhà như thế ở miền Bắc. Ơû ngoại ô cũng có nhiều nhà, nhưng hầu hết, đều ở cách xa trung tâm thành phố. Người dân dọn về ở miền trung tâm nên nhà bỏ trống, tuy tiền xe buýt rẻ hơn. Những vùng như Nottingham và Darlington nhà nào cũng bỏ trống vì ở vùng ngoại ô xa xôi. Kiếm một căn nhà để vào ngủ, chẳng khó khăn gì.
David nói:
- Tiếc là không thể chuyển những căn nhà ấy qua Uùc. Chúng ta sử dụng được hết tất.
Đúng như vậy. Đáng ra khi xây dựng những căn nhà này vào những năm năm mươi, họ nên xây theo kiểu tháo ráp được.
Như thế này thì lãng phí quá!
Bạn không thể đem mười hai mười ba triệu người ra khỏi nước Anh mà không tốn kém :
- Fawcett nói :
Khi những căn nhà này xây lên thì dân nơi này là năm mươi triệu. Mật độ như vậy là qúa cao. Nói hơi quá, sống chắc phải đụng vai nhau.
Uống xong cà phê David hỏi:
- Anh có thích đời sống ở đây chăng?
Xem ra cũng thích :
- Fawcett trả lời :
- Có những cái ở đây chúng ta không có được ở nhà.
Cái gì?
Vị sĩ quan hải quân cười:
- Cũng chưa biết mà có đấy!
Mười năm nữa dân số ở đây sẽ đông hơn.
Có lẽ. Anh không thích nước này đông dân ư?
Uùc đại lợi là đủ cho tôi rồi! :
- David nói :
Ở đây cũng hay và tôi thích đến đây, nhưng tôi chẳng quan tâm bao lâu nữa tôi sẽ trở về.
Sau khi ăn trưa, David điện thoại cho sư đoàn trưởng Cox và mới biết ông ta đã xuống phố và không xa chỗ làm việc của phi đội Nữ hoàng trong cung St.James là mấy. David quyết định tìm gặp ông ta. Tìm cho ra phi đội Nữ hoàng trong những toà cao ốc vô trật tự ấy cũng hơi khó, đó là một căn hộ có ba tầng nằm ở tầng trệt, nhìn ra biệt thự Engine Curt, đó là một căn hộ có phòng làm việc, phòng khách và một phòng ngủ dành riêng cho đại tá Cox khi ông ở lại thành phố. Một cô gái ngồi ở văn phòng, đánh máy và nghe điện thoại tiếp David và mời ông ta vào phòng khách Đại tá không đoàn trưởng đứng dậy tiếp ông ta:
- Chào anh David :
Ông vừa nói, vui vẻ chìa bao thuốc lá :
- Đã gặp cao uỷ rồi phải không?
Bạn bè đều gọi tôi là Nigger :
Vị sĩ quan Uùc nói nhanh. Ông Cox liếc nhìn ông ta:
- À, tại sao họ lại gọi như thế?
Vì tôi là người độc nhất da trắng lai da đen.
Chỉ huy trưởng phi đội Nữ hoàng cười:
- Anh có biết là tôi thật sự thắc mắc về điều ấy không? Thế anh thuộc màu da nào?
David trả lời:
- Màu da của mẹ tôi. Tôi là người Uùc thật sự, còn hơn thế nữa. Bà nội tôi là thổ dân châu Uùc chính thống. Phía trên bán đảo CapeYork. Tôi không biết ông nội của tôi là ai, nhưng ông ấy da trắng. Mẹ tôi là con lai ngoại hôn. Các cô chú của tôi ở rải rác vùng Gulf Country, có màu da cà phê. Cô Phoebe của tôi có những mười bốn người con. Cô ấy giúp việc cho một khách sạn ở Chillagoe.
Tôi hiểu. Thế cha mẹ của anh có cưới nhau không?
Viên phi công gật đầu:
- Tôi có giấy khai sinh. Cha tôi chết năm ngoái. Ông làm chủ cửa hàng ở một thị trấn nhỏ, đó là Forsayth. Mẹ tôi mất cách đây năm năm.
Không đoàn trưởng nói:
- Vậy thì anh nói với tôi tất cả những điều này để làm gì, David? Thôi hút một điếu đi!
Anderson lấy một điếu và đốt lên:
- Để giải thích cái tên Nigger đấy.
Thôi được, Nigger, nếu anh muốn :
Ông ta đốt xong điếu thuốc cho David rồi nói :
- Có nên gọi anh như thế chăng?
Người sĩ quan phi công thở một hơi khói dài rồi nói:
- Tôi đã được người ta gọi thế rồi từ khi gia nhập không quân hoàng gia Anh quốc. Cái tên Nigger Anderson đã quen thuộc với mọi người và rồi đây người ta cũng gọi tôi như thế ở Anh.
Frank Cox gật đầu:
- Tùy anh. Thế cao uỷ đã nói cho anh biết chúng tôi cần anh làm gì chưa?
Rồi ạ!
Thế anh nghĩ sao? Ngồi xuống đi! :
Ông ta ngồi xuống trên chiếc ghế bành thế kỷ thứ 17.
Viên phi công ngồi xuống cạnh bàn, tay tì lên bàn nhìn không đoàn trưởng, ông ta nói chậm rãi:
- Thật quá vinh dự cho tôi. Tôi thiết nghĩ tôi chưa phải là con người mà các ông kỳ vọng.
Tại sao không?
Thứ nhất là về da màu :
- David trả lời gọn lỏn :
- Tôi không phải da trắng. Đôi khi điều đó cũng làm phiền các người khác và ông cũng không muốn vậy.
Anh có nghĩ rằng điều đó thật sự xảy ra không? :
Vị không đoàn trưởng thích thú hỏi :
- Anh có thấy các chiêu đãi viên nam bị đối xử bất nhã trong cửa hàng ăn hay người ta từ chối ngồi vào bàn, hay bất cứ chuyện nào tương tự như thế?
David lưỡng lự trả lời:
- Chuyện cũng đã cũ rồi, đã xảy ra một lần ở Sydney.
Bao lâu rồi?
Cách đây cũng lâu lắm, lúc tôi còn mười tám tuổi. Nhưng cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Đại tá Cox nói:
- Tôi còn nghi ngờ điều này. Trông anh không có vẻ gì da màu. Da anh hơi sậm. Thế thôi. Trong không lực anh chưa bao giờ bị rắc rối, phải không?
Chàng phi công lắc đầu:
- Người ta luôn gọi tên tôi là Nigger. Có lẽ cũng có ích vì điều đó chứng tỏ bạn không giả vờ dối trá.
Hai người ngồi trong yên lặng được một lúc, cuối cùng đại tá Cox nói:
- Tôi không nghĩ rằng điều đó gây trở ngại gì cho việc nhận công tác của bạn. Thật ra, chuyện ấy cũng đã xảy ra mấy ngày khi anh dùng bữa tối với chúg tôi. Ông Macmahon đã nói bạn là da màu nhưng tôi nói là không phải. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau và giả thử, cho là ông ấy đúng đi nữa, thì chúng tôi cũng chẳng coi quan trọng gì, cứ đinh ninh trong óc về những khả năng vượt trội của anh.
Tôi không phải hạng người có khả năng đó :
- David trả lời :
- Tôi chưa có đủ trình độ. Tôi không giống ông, cũng như ông Macmahon. Tôi không thể theo kịp một số người ông đang cần có ở vào vị trí này.
Ông ta nhìn quanh, những bức tường đóng panô và những cửa sổ đóng bản lề màu chì Tôi vào đời bằng nghề bán chạp phô ở Townsville :
Và cố gắng lắm ông ta mới nói tiếp :
Tôi muốn nói đây là việc giao tiếp cung đình nên phải nói thế nào với các công nương hay ngay cả với Nữ hoàng. Các ông cần một người nào đó biết các quy thức và không nói một điều gì nhầm lẫn khiến mọi người phải bị quê kệch.
Đại tá nói:
- Chúng tôi biết chúng tôi cần gì. Cứ mặc kệ chúng tôi. Điều quang trọng là chúng tôi cần một người Uùc thông thạo và tin cậy có thể bay với chiếc 316 tới Uùc an toàn hay một nơi nào trên thế giới cho dù trong giờ ngủ của anh ta. Chúng tôi cũng đặt mình trong công việc ấy và hết sức cẩn trọng khi đặt anh lên hàng đầu của sự lựa chọn.
Tôi thấy các ông quá đàng hoàng, bẩm sinh da trắng chăng?
Chúng tôi không đòi hỏi anh nhận ra chúng tôi cái gì khác cả :
Đại tá Cox nói tiếp :
- Chúng tôi chỉ yêu cầu anh nhận trách nhiệm về chiếc 316, huấn luyện nhân viên phi hành và bay nó khi cần. Còn màu da, xin anh gạt ra ngoài ý nghĩ. Chúng tôi không yêu cầu anh kết hôn với Hoàng gia.
David ngồi yên lặng, cuối cùng ông ta nói:
- Công tác này đòi hỏi bao lâu?
Vô thời hạn :
Ông Cox trả lời :
- Nếu anh nhận, tôi nghĩ là anh ở lại đây ba năm. Chúng ta phải làm việc liên tục nên mọi người phải coi nhau như một tập thể.
Phải chăng hậu cứ là đây, nước Anh phải không?
Đúng vậy :
Đại tá Cox trả lời :
Ở White Waltham. Chúng ta có nhà chứa máy bay ở Canberra, ở phi trường Fairbairn, như anh đã biết. Kế hoạch hiện nay là vương triều có ý định mỗi năm ở lại hai tháng ở Uùc và hai tháng ở Canada. Nhưng hậu cứ chính là ở White Waltham. Nếu anh có ý định lập gia đình, có lẽ cũng nên ở lại Anh thôi, gần White Waltham. Trong tương lai gần, anh có ý định lập gia đình không?
Viên phi công lắc đầu:
- Da màu cũng làm trở ngại.
Thôi được. Dầu sao, hậu cứ chính vẫn là đây.
David ngồi trầm ngâm. Anh ta suy nghĩ chẳng có lí do gì từ chối một công việc như thế, không thể nói gì hơn được để biện minh cho mình. Anh ta cũng hiểu rằng một số lớn các sĩ quan phục vụ trong không lực Hoàng gia Anh quốc muốn nhảy vào khi gặp cơ may ấy và anh ta cũng hiểu rằng anh ta được ca tụng hết lời khi là người đầu tiên được giao cho công tác ấy, ấy là một sự tưởng thưởng lớn lao hơn bất cứ một loại huy chương nào. Anh cũng biết rằng trên thực tế khó mà từ chối công tác như thế và ý nghĩ ấy làm anh khổ tâm, e ngại, không nói được.
Có trở ngại gì không? :
Cuối cùng không đoàn trưởng hỏi. Viên phi công ngẩng đầu lên nói:
- Tôi là dân Uùc, chẳng phải giòng họ quý tộc gì. Ơû xứ sở tôi, tôi chỉ là người dân bình thường. Họ rất hiểu loại người như tôi. Đặc biệt ở bang Queensland, tiểu bang của riêng tôi. Tôi rất hồ hởi có dịp may trở về quê nhà, nhưng tôi không muốn xây dựng cuộc đời ở đây. Đây chỉ là một chuyến đi xa. Tôi chẳng muốn ở lại và tạo dựng một cuộc đời ở Anh.
Ông Cox nói:
- Anh chẳng để tâm gì đến xứ sở này sao?
Có chứ. Tôi thích nơi nào mà mọi người có cơ may tạo nên cơ nghiệp và tiêu tiền như người ta sống ở nhà vậy. Tôi thích một miếng thịt bitết có hai trứng chiên.
Anh không thích chủ nghĩa xã hội của chúng tôi?
Tôi không biết nhiều về chủ nghĩa này :
- David nói :
- Chỉ có một điều nó thích hợp với tôi chính là công việc này. Ông Harry Ferguson đã nói, nếu tôi nhận công tác này, tôi không phải tham dự vào chính trị. Thật ra thì tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ về chính trị nhiều. Điều độc nhất mà tôi biết hầu hết các chính phủ của chúng tôi thuộc đảng tự do ở Canberra đã được ba mươi năm nay và hầu hết các bạn theo đảng Lao động. Còn đảng Bảo thủ, theo tôi nhận xét còn đỏ hơn cả đảng Lao động :
Ông ta dừng lại :
- Tôi biết chính quyền Lao động làm vừa lòng dân Anh nhất. Đại đa số quần chúng đều ở nông thôn nên mọi người còn khó khăn lắm, tiếp tế thì thiếu hụt nên mọi người phải đồng tâm hiệp lực. Tôi biết ấy là nơi cho chủ nghĩa xã hội bắt nguồn. Ai cũng biết như thế. Nhưng tôi không bị bắt buộc yêu chủ nghĩa ấy.
Còn điều này nữa :
Đại tá Cox nói tiếp :
- Trong xứ sở anh có nhiều người theo đảng Bảo thủ như những người di cư chẳng hạn. Đó là nơi họ thích đến. Để cân bằng các anh theo phe hữu và chúng tôi theo phe tả.
Sĩ quan phi công mỉm cười và nói:
- Tôi biết, thế nhưng tôi vẫn không bị bó buộc thích phe nào.
Thế anh không thích Liên hiệp Anh sao? :
Đại tá Cox hỏi :
- Thế anh có muốn nước Uùc được độc lập không và liên minh với Hoa Kỳ?
David hơi chột dạ. Dầu anh ta không thích chính trị cho lắm, nhưng khi nghe điều dị thường này anh ta lại càng ghét chính trị hơn. David nói:
- Dĩ nhiên là tôi không thích. Chúng tôi là một phần của nước Anh xa xưa. Riêng tôi, tôi chỉ muốn nói là tôi thích sống ở Queensland hơn trên đất Anh.
Anh nghĩ rằng nước Anh còn làm một điều gì đó cho Uùc đại lợi?
Dĩ nhiên rồi! :
Viên phi công trả lời :
- Thì cứ nhìn vào chiếc 316 hay chiếc Rolls Royce. Chúng tôi không thể tiến bộ mà không có nước Anh.
Vị không đoàn trưởng gật đầu:
- Chúng tôi rất tiếc nếu không có anh gia nhập công việc này :
Ông ta nói tiếp :
- Có lẽ nước Anh không thể tiến bộ một cách dễ dàng nếu không có anh.
Không có tôi :
- David hỏi.
Anh và các người như anh :
Ông Cox trả lời :
- Anh nghĩ rằng chúng tôi cần một người trong phi đội Nữ hoàng biết cách xưng hô với một công nương. Chúng tôi chẳng cần như thế đâu. Uùc đang cống hiến máy bay này cho phi đội Nữ hoàng và Nữ hoàng yêu cầu cả phi đội phải là người Uùc. Nữ hoàng không điên đâu…Nigger. Khi Nữ hoàng nói Nữ hoàng cần người Uùc, có nghĩa là những người Uùc chính cống, chứ không phải những người Uùc được nuôi dưỡng và trưởng thành ở Luân Đôn. Nữ hoàng là vua của nước Uùc cũng là vua của nước Anh. Khi Nữ hoàng nói Nữ hoàng cần những người Uùc và Canada trong phi đội Nữ hoàng, cũng giống như người Anh vậy, Nữ hoàng có những lí do rất chính đáng. Tôi chỉ thừa hành những điều Nữ hoàng cần, với tất cả khả năng của tôi. Nếu anh từ chối công việc này, tôi sẽ kiếm một người khác giống anh, có gốc gác đạo đức như ở vùng Wagga :
- Wagga hay Kalgoorlie. Nhưng tôi còn hy vọng là anh không từ chối, vì tôi nghĩ rằng anh vẫn là típ người Nữ hoàng vẫn đinh ninh trong óc khi nói rằng Nữ hoàng cần người Uùc.
Viên phi công cười:
- Dầu sao, tôi cũng có giấy khai sinh mà! Có điều…. Tôi cần một hai giờ để suy nghĩ.
Dĩ nhiên.
David nhìn vào đồng hồ tay:
- Năm giờ tôi sẽ điên thoại cho ông.
Anh ta rời khỏi cung điện, đi dọc theo dãy phố Pall Mall, suy nghĩ miên man. Anh ta lờ mờ hiểu rằng mình đang trên đường trở về câu lạc bộ nhưng khi đến gần, anh thấy những giông người vào ra tấp nập nên bỏ ý định ấy và tiếp tục đi bộ từ từ xuống phố. Ơû phố yên tĩnh hơn và anh ta có thể suy nghĩ mà không sợ bị quấy rầy bất chợt của bạn bè hay mời uống nước. Anh cứ đi tiếp, thắc mắc tại sao ông Cox có dụng ý gì khi nói nước Anh sẽ không tiến bộ nếu không có những người như anh ta, Nữ hoàng có ý gì? Mà Nữ hoàng có ý gì hay không? Anh quốc có biết bao nhiêu phi công xuất sắc trong không lực hoàng gia.
Trời vào tháng năm nên buổi chiều hơi nóng. Anh ta đi đến phòng trưng bày mỹ thuật quốc gia về phía Bắc của quảng trường Trafalgar và băng qua đường, đến góc đường cạnh tòa đại sứ Canada, anh dừng lại một lúc nhìn ra quảng trường. Gần đấy có một trạm xe buýt, người dân Luân Đôn da trắng đang kiên nhẫn xếp hàng dài để về nhà. Anh ta liên tưởng đến vẻ đẹp cường tráng của người dân đứng xếp hàng đợi xe buýt ở Brisbane và Adelaide, so sánh nước da rám nắng với nước da tái xám, dáng đi thẳng đứng với dáng đi lừ lừ mệt mỏi. Không phải lỗi của họ khi con người trông có vẻ xanh xao, mỏi mệt mà sự vất vả đã làm cho họ thế, lại còn làm việc quá sức và những sai lầm của các chuyên gia dinh dưỡng đã tính toán trong việc giảm thiểu khẩu phần vào những năm bốn mươi và năm mươi, khi những người này còn là lớp trẻ. May thay những người bị đối xử tệ hại như thế, tuy vẫn còn tính chất mã thượng trong họ, đã bất chấp mọi trở lực. Tuy nhiên, nhìn chung, chẳng có lí do nào khiến anh ta phải cần chung sống với họ.
Anh ta đã quay mặt đi chỗ khác, nhìn ra quảng trường và mải mê ngắm nhìn sự tráng lệ của những cao ốc mới bên kia đường. Bộ nội vụ mới ở giữa con đường bờ sông và đại lộ Northumberland, sự duyên dáng của hàng cột trắng xoá của bộ Hưu liễm ở đầu đường Whitehall và đại lộ Northumberland, những đường nét thẳng đứng của bộ Năng lượng ở cuối đường Cockspur, tuy đang xây dựng nhưng vẫn thấy rõ qua dàn giáo bằng thép. Những người này là những kỹ sư, những kiến trúc sư vĩ đại nhất thế giới, ông ta nghĩ thế, và hiện tại việc xây dựng nhà cửa đang bị bế tắc, tất cả năng lực, tài lực của nền công nghiệp xây dựng đang tập trung vào những cao ốc công cộng đầy kì diệu đang mọc lên khắp nước Anh. Đô thị Luân Đôn mới với những con phố hẹp và những lâu đài trắng đang mọc lên cho đến các nhà công chức đã nhanh chóng trở thành một đô thị đáng yêu nhất thế giới với Liverpool và Manchester cách đấy cũng không xa. Nếu so sánh, Sydney và Melbourne còn nghèo nàn và lạc hậu, còn Brisbane thì thưa thớt, ở đấy việc kiến trúc còn tụt hậu vì là dân di tản.
Ông ta quay nhìn dòng người xếp hàng đợi xe buýt một lần nữa. Báo chí thường nói nước Anh có nhiều thứ đang leo thang sau bao nhiêu năm, giờ đây dân số lại giảm đi hai mươi lăm phần trăm. Có đề nghị năm tới, mỗi người dân được phép mua xe hơi và xăng để sử dụng riêng. Cũng có lẽ đúng, nhưng nhìn vào cảnh xếp hàng xe buýt, David cảm thấy không thể tưởng tượng nổi nếu những người mệt mỏi này có thể chấp nhận sự sung sướng mặc nhiên có của những người Uùc trong đời sống riêng tư của họ. Và tuy thế, từ sự đói nghèo và khó khăn đã nãy sinh ra những điều kì lạ tuyệt vời. Nhưng đền đài cung điện rực rỡ ở Luân Đôn, những máy bay và máy móc hàng không tuyệt hảo. Đài truyền thanh và truyền hình đã được cả thế giới tán thưởng. Giờ đây Uùc mới có đủ người như các dân tộc khác và Uùc là một nước sung sướng và thịnh vượng, tuy nhiên Uùc chưa sản xuất được một phần mười những sáng kiến của nước Anh. Có lẽ, chính sự thịnh vượng đã trở thành một trở lực đối với thiên tài sáng tạo vĩ đại. Trong việc chăn nuôi súc vật David cũng hiểu rằng, nếu bò cái quá mập, khó đến với bò con.
Anh ta vẫn chưa quyết định. Anh ta không thích những người này vì họ thiếu tinh thần, vì tính nô dịch của công chức, vì hệ thống chính trị đã lỗi thời về một người một phiếu bầu cầm giữ họ trong những xiềng xích mị dân. Anh ta chỉ kính phục họ về những thành quả kỹ thuật. Ơû lại ba năm hay hơn nữa ở nước Anh sẽ giống như sống trong một gia đình không chữa trị nổi, nhưng không làm thế sẽ đánh mất cơ hội sau này sẽ ân hận cả một đời. Khó thật!
Anh ta thọc tay vào túi quần và miệng nở nụ cười, có ba đồng tiền trong túi, hai đồng xu và một đồng hào. Tự nhiên anh ta lấy cả ba đồng tiền ra và ném phịch xuống trên lề đường đá vôi bên cạnh, định bỏ đi.
Ba cái đầu Nữ hoàng trên mặt ba đồng tiền nhấp nhánh chiếu sáng. Đồng hào đã cũ, sản xuất năm 1963 nên nét mặt người đàn bà còn trẻ. Hai đồng xu, một đồng sản xuất vào 1976 và một đồng mới sản xuất vào 1982, chứng tỏ ngnười đàn bà trung niên và trưởng thành. Anh ta nhìn ba đồng tiền, mỉm cười yên lặng, điềm đã rõ. Anh ta cảm thấy vui vui vì ba mặt đồng tiền lật ngửa. Anh ta không thích sống xa quê ba năm hay nhiều hơn, nhưng không nhận công việc này thì không thể được.
Anh ta lượm ba đồng tiền bỏ vào túi và đi trở về không lực hoàng gia Anh. Anh ta đứng trong phòng điện thoại ở góc lên cầu thang và gọi cho đại tá không đoàn trưởng trong cung Nữ hoàng. Anh ta nói:
- Tôi là Nigger Anderson. Tôi đã suy nghĩ kỹ, tôi xin nhận công tác nếu đại tá cần tôi Mấy tháng kế tiếp Anderson bay rất ít. Chuyến bay chở thư của chiếc 316 chưa bắt đầu cho đến khi mẫu thử nghiệm đầu tiên được thông qua, và thật ra cũng phải đến bốn tháng kể từ ngày được chỉ định vào phi đội Nữ hoàng, David mới bay chuyến đầu tiên chở thư đến Uùc. Tuy nhiên, trong lúc này, anh ta cũng có quá nhiều việc phải làm ở mặt đất. Anh ta tham khảo ý kiến của đại tá Cox và một bạn bay cho phía Canada, chỉ huy trưởng phi đội Dewar, và họ đã thiết lập văn phòng chi nhánh Canada và Uùc tại xưởng sửa chữa máy bay trong căn nhà của phi đội Nữ hoàng trên phi trường White Waltham. David phải dời nhà từ Boscombe Down đến một căn hộ nhỏ trên một cửa hàng ở Maidenhead. Trong đời sống ở Anh có cái lợi là không bao giờ gặp khó khăn trong việc thuê nhà hay gác xép và với sở địa ốc quốc gia thì giá lại hạ nữa. Anh ta đã bắt đầu gặp nhiều và trao đổi với tham vụ hàng không của toà đại sứ Uùc để tập họp cho được một phi hành đoàn. Sau đấy, gặp đại tá Cox và chỉ huy trưởng Dewar để trực tiếp bàn về những vấn đề kế toán.
Ơû đây anh ta mới nhận ra rằng đang khám phá vùng đất mới.
Cho tới nay tất cả những chi tiêu của phi đội Nữ hoàng phải được đại tá Cox xét duyệt trước khi chuyển thẳng tới phụ tá bí thư, thiếu tá Dennis Macmahon, xem xét cẩn thận những chi tiêu này và chất vấn những điểm rất xác đáng trước khi đưa qua phần hành chi trả. Hiện nay một hệ thống mới phải được tranh luận triệt để để tách rời những chi phí của máy bay Canada và Uùc khỏi những chi phí tổ chức căn bản và chuyển những mục này qua phủ Cao uỷ định cư. Chuyện này rất phức tạp vì sự thật những bộ phận rời, xăng nhớt được tính chung vào máy bay Uùc và Canada, cần có một bảng xét duyệt đầy đủ theo hệ thống tính toán thật đơn giản từ lâu đã tồn tại trong phi đội Nữ hoàng mãi đến ngày nay. Những vấn đề này, và một số vấn đề khác nữa phải được tranh luận triệt để trong một cuộc họp trang trọng ở Hoàng cung. Người ta quyết định rằng theo nguyên tắc tiền chi tiêu cho mỗi máy bay sẽ còn phải thông qua văn phòng bí thư của điện Buckingham để kiểm tra việc sử dụng máy bay của hoàng gia trước khi những phiếu chi tiêu riêng biệt được gửi đi nhận tiền ở phủ cao uỷ. Trong thời hạn tham khảo, những sĩ quan liên hệ tự mình sắp xếp một hệ thống mới thật chi tiết.
Chỉ huy trưởng phi đội Dewar la lên:
- A! Thế này thì làm tôi điên lên được!
Đúng vậy :
- Anderson trả lời Hai người đã có cuộc họp với đại tá Cox và thiếu tá Macmahon ở văn phòng của ông ta trong Hoàng cung. Đây là lần đầu tiên cả hai vị sĩ quan có mặt ở cung Vua nên họ rất xúc động, với tác phong làm cái gì cũng nhẹ nhàng và nói thì nhỏ lại. Vị phụ tá bí thư có một văn phòng rộng lớn, quét vôi trắng nhìn ra công viên hướng Bắc. Ông ta vui vẻ đón khách và ngồi xuống bàn chuyện liền. Ông ta ấn nút bấm trên bàn giấy, có tiếng chuông reo ở phòng bên, và một cô gái hiện ra tay cầm sổ tay và bút chì. Ông ta nói:
- Đây là cô Long.
Ba người đàn ông đứng dậy chào Cô ta phụ trách công tác thủ tục khi chúng ta muốn cho hệ thống chạy đều.
Gần một giờ rưởi, họ chịu khó thiết lập một hệ thống liên hệ đến các phần kế toán có phần đơn giản đối với phụ tá bí thư và cô Long nhưng lại khó khăn và phức tạp đối với các sĩ quan. Cuối cùng họ cũng sắp đặt một cách có trật tự và ông Macmahon bảo cô gái đánh máy một sự vụ văn thư về những quyết định ấy và phổ biến văn thư này. Một chốc sau ông ta nói với cô thư kí nên viết lại một cách đơn giản hơn và trình bày theo cách nào mà sau này cần tra cứu là có thể lấy ra xem ngay. Công việc xong, ba sĩ quan đứng dậy đi liền.
Ông Macmahon còn giữ họ lại ít phút để nói chuyện về nhà ở của hai sĩ quan Uùc và Canada. Dewar đã lập gia đình nên đã mướn được một căn nhà nhỏ ở Maidenhead. Anderson nói cho vị bí thư biết về căn hộ của anh ta. Sau đấy có một lúc hai ngnười nói chuyện chung chung về máy bay và nhà ở. Cuối cùng ông Macmahon nói với David Mua thuyền chưa?
Vị sĩ quan cười mỉm trả lời:
- Tôi đã mua sáu tuần nay rồi! Sau khi ăn tối với đại tá Cox về, vài ngày sau là tôi mua liền. Chủ nhật nào tôi cũng đi thuyền.
Anh đi ở đâu?
Trên sông Hamble, cách xa xưởng đóng tàu Luke.
Cô Long hỏi:
- Chỉ huy trưởng Anderson, loại thuyền gì vậy?
Ông Macmahon giới thiệu:
- Cô ấy cũng là tay cừ đấy!
Vị sĩ quan lúc ấy mới để ý tới cô gái và trả lời:
- Loại thuyền buồm năm tấn rưởi của đảo Bermuda, cũng khá xưa, đóng xong năm năm mươi ba, nhưng còn tốt lắm. Có người nói kỹ sư Laurent Giles thiết kế đấy.
Cô gái gật đầu:
- Vào thời ấy, ông ta là nhà tạo mẫu nổi tiếng :
Cô ta dừng lại suy nghĩ.
David hỏi:
- Cô tự lái sao?
Thuyền nhỏ thôi :
Cô ta trả lời :
- Loại dài bốn mươi mét rưởi. Tôi mua một chiếc ở Itchenor.
Ơû đâu vậy? :
- David hỏi Itchenor? Ơû trong cảng Chichester. Tôi cũng đã từng đi biển với bác tôi trên chiếc mười lăm tấn. Chủ nhật vừa rồi tôi cũng có đi với ông cụ một chuyến :
Cô ta dừng lại :
- Chiếc năm tấn ông mua không phải sơn xanh, phải không? Buồm màu xanh?
Vâng, thì sao? :
Người sĩ quan Uùc trả lời :
- Tên nó là Nicolette. Cô đã thấy nó chưa?
Cô gái mỉm cười:
- Không biết có phải thuyền của ông không, Chủ nhật vừa rồi nó bị mắc cạn ở sông Beaulieu?
Không dấu được nước da sậm của người Uùc, tuy nhiên ông ta vẫn tin tưởng:
- Dấu chỉ đường sai nên mới thế. Cô có thấy chúng tôi không?
Chúng tôi chạy ra nên qua mặt các ông :
Cô ta trả lời :
- Rất nhiều người mắc cạn ở chỗ ấy. Có lẽ ông chạy ra ngoài rào cản theo dấu chỉ đường.
Vị sĩ quan nói:
- Tôi chẳng quan tâm nên mới bị như thế. Tôi nghĩ đâu cũng nước sâu như nhau.
Cô ta cười:
- Tôi mong ông không làm thế khi ông bay.
Dĩ nhiên rồi. Chỉ một lần ấy thôi :
- David trả lời Những tuần sau đấy các phi công đi lại giữa hai căn cứ của White Waltham, nơi thí nghiệm và Boscombe Down, và xưởng lắp ráp ở Hatfield. Hai chiếc máy bay 316, giờ đây được gọi tên là Ceres, đậu bên cạnh nhau trong phi đội Nữ hoàng và dĩ nhiên được đặc biệt trang bị. Ngăn cho phi hành đoàn vẫn giữ nguyên, phòng cho hành khách được tân trang lại thành ba phòng cá nhân nhỏ có ghế ngồi quay mặt ra phía sau, ban đêm ghế này có thể mở ra thành giường; một phòng ăn có sáu chỗ ngồi, và mười hai ghế có thể nằm được, loại ghế hàng không, dùng cho gia nhân khi tháp tùng Nữ hoàng. Một nam và một nữ cũng có phòng riêng. Phi hành đoàn gồm chỉ huy trưởng phi đội Nữ hoàng, cơ trưởng, phụ tá cơ trưởng, hai sĩ quan cơ khí và hai sĩ quan truyền tin và rada.
Chừng đó cũng đủ cho các chỉ huy trưởng và cơ trưởng Canada và Uùc điều hành chứ đừng nói kiêm thêm việc nào nữa. David nhận ra rằng hầu hết các ngày cuối tuần, anh đã tránh được để tự mình lái xe đến nơi chiếc thuyền buồn của anh đậu ở sông Hamble. Thường thường anh nghỉ cuối tuần trên chiếc Solent một mình. Anh cũng quen một số người Anh nhưng anh không tạo cơ hội để gặp gỡ, chung đụng. Anh luôn luôn cảm thấy thoải mái khi một mình ở trên thuyền và anh thấy thích như vậy. Từ nhỏ anh đã quen với biển cả và ở trên thuyền nên chiếc thuyền năm tấn này đối với anh chẳng có nghĩa lí gì. Anh ta có thể lái một tay và sự cô đơn đem lại cho anh một cảm giác tự do. Ơû xứ Anh, cảm giác mà mọi người đè nặng lên anh từ mọi phía làm cho chàng trai xứ Queensland bối rối. Một mình trên biển cả, trên chiếc thuyền buồm, áp lực đã nhẹ đi và anh ta cảm thấy có gì thênh thang của quê hương mình. Mang một phần tư của một giòng máu bộ lạc Uùc, có lẽ anh muốn làm một điều gì đó theo sở thích. Cho dù nguyên nhân nào đi nữa. David Anderson thích lái thuyền buồm một mình hơn Một buổi sáng thứ bảy vào tháng bảy anh ta thức dậy sớm trên bãi đậu thuyền trên sông Hamble, tự nấu ăn sáng trước bảy giờ. Cũng giống như những sĩ quan Uùc khác trong việc nấu ăn theo kiểu Anh là, khó mà điều chỉnh thói quen ăn theo khẩu phần của Anh vì món quê nhà vẫn hợp khẩu vị hơn. Tuần qua một oanh tạc cơ trong phi vụ huấn luyện đã đem từ Brisbane đến cho anh ta hai cân thịt heo nạc, cả trăm quả trứng bỏ trong một cái hộp đựng mạt cưa, sáu quả dứa. Anh ta đã nấu một phần thịt heo trong căn hộ của anh và ngày hôm đó anh ta đã ăn sáng với thịt heo và trứng. Anh bắt đầu khởi hành lúc tám giờ và đi xuống dưới Southampton, đi qua Calshot theo gió tây nam dìu dịu thổi, và rồi quay về hướng Tây để cho thuyền Solent đi theo thuỷ triều. Suốt buổi sáng anh cho thuyền chạy nương theo hướng Tây, khi mặt trời lên, gió ngưng thổi mạnh, nhưng thuỷ triều lại dâng mạnh hơn. Đến giờ ăn trưa, anh ta đã qua khỏi lâu đài Hurt và hướng thuyền ra biển. Khi cách Needles, anh ta dừng lại ăn trưa với bánh mì thịt và trái cây, sau đấy gần hai tiếng, anh ta giong buồm chạy lên chạy xuống bờ biển dốc đứng của miền Needles để câu cá ngừ. Câu được ba con nhưng anh ta bỏ cuộc vì thấy câu thêm chẳng ích lợi gì. Nhằm khi thuỷ triều dâng, anh ta quay mũi thuyền Solent ra đi, định đến thị trấn Yarmouth thì dừng lại qua đêm.
Vào những ngày hè nắng ráo Yarmouth là nơi thuyền buồm đậu tấp nập, đầu có đuôi có, cứ hai hay ba chiếc buộc vào một cọc ở trong vịnh. Người điều hành vịnh đứng trên một thuyền nhỏ chỉ cho David chỗ thuyền đậu, tay cầm dây kéo thuyền để cho anh ta vào chỗ cho nhanh, chỉ trong mười lăm phút là phải đậu thuyền sát vào nhau. Anh ta phải ném cái phao cứu hộ trên đầu tàu xuống phía sau lái và ngồi trong buồng lái một lúc, vừa nghỉ xả hơi, vừa xem quang cảnh tàu thuyền, vừa hút thuốc. Nước Anh, anh ta suy nghĩ, còn hướng dẫn Liên hiệp Anh theo thiết kế của những thuyền buồm này, cũng như trong hầu hết các ngành kỹ thuật khác.
Một cô gái mặc áo sơ mi mỏng, quần sọt ngắn, bơi dọc theo hàng thuyền buồm trong chiếc thuyền nhỏ cao su, đến trước chiếc Nicolette nàng dừng chèo, nói:
- Chào chỉ huy trưởng Anderson.
Anh ta nhìn cô ta kinh ngạc và nhận ra là cô Long, trông cách ăn mặc của cô ta quá khác với lúc ở Hoàng cung. Anh ta nhổm dậy:
- Chào cô Long :
Anh ta nói to :
- Thế mà tôi không nhận ra.
Cô long trả lời:
- Tôi thấy ông cho thuyền vào bến. Tôi đi với bác tôi ở ngoài cầu tàu, chiếc thuyền buồm đen đấy ông ạ! Chiếc có lá cờ đuôi nheo trên đỉnh.
Cô đến đã lâu chưa?
Cũng được nửa tiếng thì ông đến. Chúng tôi cũng chen lấn như chiếc Solent của ông thôi. Bác tôi cũng có chỗ đậu ở con sông Beaulieu , ông cụ sống ở Bucklers Hard.
David nói:
- Tôi vừa mới xuống sông Hamble. Tôi đi theo thủy triều đến Needles và cũng câu được vài con cá ngừ, rồi đến đây. Cô có muốn lên thăm thuyền tôi không?
Cô gái tươi cười:
- Còn gì bằng.
Cô chèo thêm ba mái nữa, xếp chèo lên và cặp thuyền cao su vào sát thuyền David. Tay cầm dây buộc thuyền, cô ta bước lên sau lái và buộc thuyền của cô ta vào chiếc Colette. Sau đấy nàng bước vào buồng lái và nhìn vào khoang thuyền.
Tôi thích cái trục tời của ông :
Cô nâng đầu dây có gút lên :
- Ông tự bện dây theo gút đầu Thổ hay sao?
David cười:
- Tôi xem trong sách đấy và bện nó tuần trước. Cái gút đầu tiên tôi bện đã sút ra.
Tôi thì không thể làm được như thế :
Cô gái nói :
- Tôi có thể thắt các gút đơn giản nhưng loại trang trí thì tôi thua.
Anh ta đi vào khoang thuyền lấy ra bao thuốc lá và đưa cho cô gái một điếu. Cả hai người ngồi hút trong buồng lái, nhìn cảnh tàu thuyền tấp nập trong cái vịnh nhỏ. Anh ta nói:
- Đây cũng đẹp. Tôi chưa từng thấy cảng nào đẹp như thế này!
Tôi cũng mến cái cảng này :
Cô ta nói :
- Chúng tôi thường đến đây. Thế ở Uùc có cảng nào dành cho thuyền buồm như thế này không?
Không giống thế này :
- David trả lời :
- Ở Tasmania thì có, nhưng bờ biển của Uùc không có vịnh nhỏ tương tự, hai cảng cách nhau rất xa. Nó chẳng giống gì đây cả. Hơn nữa, ở đấy cũng chẳng có nhiều thuyền buồm xuôi ngược đâu, cô Long ạ!
Thế ông tập đi thuyền ở đâu, chỉ huy trưởng?
David mỉm cười:
- Khi tôi còn bé, tôi ở một nơi tên là Townsville, trên bờ biển Queensland. Lúc lên mười hai, tôi đã lên đấy học nghề và đi giao hàng chạp phô. Tôi đã đi thuyền rất nhiều ở Townsville ra đảo Magnetic và đảo san hô Barrier và các nơi có tàu đắm. Đấy là thời gian trước khi tôi gia nhập không lực Hoàng gia Anh :
Ông ta dừng lại một chốc rồi nói :
- Có những lúc, tôi cũng có nhiều thuyền. Tôi đã có chiếc Phi Long cũ khi còn ở Laverton trước khi đến nước Anh.
Ông đã tham dự cuộc đua thuyền trên biển nào chưa?
Tôi có dự cuộc đua thuyền Hobart hai năm liền, trên chiếc Stormy Petrel. Chẳng được giải thưởng gì cả nhưng vui. Thường thường cũng mất sáu ngày từ Sydney đến Hobart.
Cô gái cười:
- Khó khăn nhỉ?
Đúng thế. Ơû đấy có rất nhiều gió chướng mà không được báo trước. Anh ta dừng lại. Cô uống trà nhé, cô Long, hay nước xêri?
Ông cho xin xêri. Tôi thích xêri hơn :
Sau một chút ngần ngại cô ta nói :
Tên tôi là Rosemary Tôi nhớ rồi!
Còn tên ông là David, phải không?
Anh ta đi vào khoang, lấy chai và ly đưa cho cô nàng., cộng thêm một hộp cà chua đã mở:
- Tôi có bánh ngọt và thơm. Cô thích cái nào hơn?
Cô ấy nói:
- Cho tôi thơm, anh mua thơm này ở đâu?
Brisbane :
Anh ta cười nói tiếp :
Không lực phục vụ cho các sĩ quan phải lìa quê nhà để đến nước Anh. Tôi còn có cả thịt heo nữa đấy!
Còn nguyên chứ anh?
Không đâu! Tôi sợ ăn hết nên đã cất kỹ trong giấy sáp sợ nó hư đi thì uổng lắm!
Đã lâu lắm em không nhìn thấy quả thơm :
Cô ta nói :
Nếu nước xêri mà cho ít thơm vào, chắc là ngon, anh David ạ!
Anh ta vừa gọt thơm trên cái bàn cong trong buồng lái vừa giải thích:
- Tên anh là David nhưng ai cũng gọi là Nigger. Nigger Anderson :
Vừa nói chàng vừa đưa thơm cho cô gái, trên đĩa còn có hũ đường, con dao và cái nĩa.
Cô ta hỏi:
- Sao người ta lại gọi anh như vậy?
Vì mẹ tôi là người lai :
- David trả lời :
Tôi là dân Uùc lai một phần tư.
Anh ta trèo vào buồng lái, đổ đầy li nước xêri cho cô ấy và đổ nước cà chua cho anh ta. Anh ta nâng ly nước đến trước mặt nàng.
Mừng cho đen và trắng.
Gọi anh như thế có ý nghĩa chăng? :
Cô ta nói :
- Chắc cũng không nhiều người gọi như thế đâu, phải không?
Chàng cười vui trả lời:
- Mọi người. Ai cũng gọi tôi là Nigger Anderson và tôi thích như thế. Em nghĩ rằng anh chịu đựng đó thôi, chứ chắc gì anh đã thích. Cô nàng bình tĩnh nói.
Không, tôi thích mà! :
Chàng nói :
- Tôi không biết nhiều về phía da trắng trong gia đình tôi, nhưng phía da đen tôi là người Uùc lâu đời nhất trong bọn họ. Bộ lạc của bà tôi là Kanyu đã hùng cứ bán đảo Cape York trước thuyền trưởng Cook ra đời và biết đến.
Cô gái cười:
- Và chỉ huy trưởng Anderson cóc cần ai biết chuyện ấy.
Đúng thôi. Thà người ta cứ gọi tôi là Nigger Anderson, còn hơn vòng vo tam quốc, tránh né làm gì!
Thì bây giờ anh lớn khôn rồi, nên mang cái tên ấy mà chẳng thấy tổn thương gì! Chứ nếu lúc còn trẻ, chắc cũng có tự ái. Thế đã lần nào anh bị như vậy chưa?
Thời trước, nếu chúng nhạo tôi là tôi uýnh liền :
Anh ấy trả lời :
- Tôi được xem như thằng bé chịu đòn nhất. Tôi lớn lên trong trại chăn nuôi, vì cha tôi là chuyên viên chăn nuôi súc vật. Lên mười tôi có thể cưỡi bò thiến mà chẳng cần yên cương. Lúc mười hai tuổi tôi đã giật giải Croydon khi ngồi trên ngựa chứng mà không rớt xuống. Tôi không nhớ là đã thi đấu bao nhiêu lần nhưng thường là tôi thắng giải.
Cô gái hoiû:
- Cỡi bò thiến là sao? Có lẽ giống như phim ảnh cao bồi phải không?
David giải thích:
- Đó là khi tập trung đàn thú lại để đánh dấu chúng. Bạn phải lái cả môt bầy hai ba trăm con về chuồng trong một trại chăn nuôi hay đuổi chúng ra rừng nơi có đất rộng chứa được hết. Rồi cứ hai người cỡi ngựa lội trong đám gia súc, dùng vòng dây lát xô, ném vào đầu con nào mà mình muốn bắt. Cuối sợi dây thừng mình đã buộc chặt vào đầu yên ngựa và hai bên giằng co nhau, cuối cùng kéo được con vật kia ra khỏi bầy thú và đến chỗ đóng dấu. Ơû đấy có sẵn người bắt lấy con thú và đóng dấu. Chuyện cũng dễ thôi, vì mình đã sở trường công việc ấy. Nhưng chuyện quan trọng là con ngựa mình bắt phải là con ngựa giống tốt và trầm tĩnh.
Cô nàng nhìn anh ta hỏi:
- Ý anh muốn nói là anh làm những công việc ấy lúc anh mười hai tuổi?
Anh ta trả lời:
- Đúng vậy. Với những con bò thiến nhỏ, tức là những con vật chưa trưởng thành. Cha tôi là chuyên viên ở trại Tavistock Forest nên ông đã dạy tôi.
Nhưng vào tuổi nào thì anh tập cưỡi ngựa?
Ba bốn tuổi gì đó :
Anh ta trả lời :
Có một lần ba tôi bảo trẻ con không nên cưỡi ngựa một mình trước năm tuổi vì nếu té sẽ làm chậm việc cưỡi ngựa, nhưng tôi lại cưỡi được sớm hơn thế. Tôi không tin là mình có thể leo lên lưng ngựa một mình trước khi được bảy tuổi vì chỉ đứng ngang với bàn đạp.
Cô gái lại tò mò:
- Thế anh không đi học à?
Không đi cái nơi mà cô gọi là trường :
Anh ấy trả lời :
- Bà Beeman thường dạy chúng tôi. Bà là vợ của một ông quản lí. Bà đã đi dạy học trước khi lấy chồng. Bà đã mở một lớp học cho tất cả các trẻ em trong trại chăn nuôi. Khi tôi đến Townsville, tôi đã mười tám, hai mươi tuổi. Họ đã mở những lớp học tối ở đấy và tôi đã đi học.
Cô ta ngồi yên lặng một phút, nhìn quang cảnh hải cảng quen thuộc, thuyền bè tấp nập. Những điều anh ấy nói có vẻ kì lạ và đặc biệt. Cuối cùng cô ấy hỏi:
- Vì nguyên cớ nào anh lại thích nước Anh? Có phải chăng vì nó khác hẳn nước Uùc?
Có khác thật :
Anh ta trả lời :
- Nhưng Uùc không phải toàn là trại chăn nuôi và ngựa. Tôi rời khỏi Gulf Country lúc mười hai tuổi và từ ấy đến nay tôi chưa trở về, trừ sáu tháng trong không lực Hoàng gia Anh đóng ở Inverleigh. Hơn mười năm qua, tôi chưa có dịp cỡi lại một con ngựa.
Thế anh có thích cỡi ngựa ở đây chăng? :
Cô gái hỏi lại. Anh ấy cười:
- Không thích lắm. Công việc tôi đang làm là một công việc hấp dẫn mà tôi không thể bỏ cuộc. Nhưng một ngày nào đó tôi rất vui sướng được trở lại quê nhà.
Anh sẽ ở đây bao lâu?
Năm tháng.
Anh có quen biết nhiều người ở nước Anh không?
Không nhiều đâu :
Viên sĩ quan trả lời :
Nhưng điều đó cũng chẳng ngại gì. Vì tôi cũng chẳng quen biết ai nhiều ở Uùc.
Chỉ có mình anh trên thuyền thôi sao?
Đúng vậy :
Anh ấy trả lời :
- Hai người đi lại càng tốt, nhưng cô mãi bận thuyền bên kia, làm sao? Thành ra, tôi vẫn phải đi một mình.
Mời anh đến dùng bữa tối cùng với chúng tôi, trên thuyền Evadne? :
Cô gái yêu cầu :
- Chỉ có bác tôi và tôi thôi. Ông cụ cũng là hạm trưởng hồi hưu, hải quân Hoàng gia Anh David ngại ngùng:
- Rất hân hạnh được cô mời :
Anh ta nói :
- Đồ ăn thì sao?
Đủ thôi mà. Chúng tôi đem nhiều đồ hộp lắm.
Thế tôi đem thịt hem qua nhé! :
Anh ta đề nghị Chúng tôi không quen ăn thịt hem :
Cô gái trả lời :
- Được thôi mà!
Trên thuyền tôi có nhiều thức ăn lắm.
Tốt hơn tôi nên mang theo thịt hem. Nếu không ăn hết nó cũng hư, uổng lắm. Đây là món cuối cùng.
Cô ta giật nẩy mình:
- Sẽ hư sao?
Một mình tôi làm sao ăn hết được, không lẽ còn một nửa mà phải ném đi :
Anh ấy giải thích.
Cái gì bình thường đối với anh ta thì hình như là một điều tai hại không thể chấp nhận được đối với cô nàng Nếu như vậy thì chúng tôi sẽ cố gắng ăn, anh hãy xem lại đi.
Trong khoang thuyền một cuộc hội thảo nho nhỏ xảy ra trước một gói thịt khổng lồ. Cô gái hỏi:
- Anh Nigger, thế này là bao nhiêu cân đây?
Anh ấy cười trả lời:
- Mười tám cân, Rosemary ạ!
Anh định làm gì với khối thịt lớn như thế này? Nếu anh ăn một mình chắc cũng mất vài tháng.
Chàng tỏ ra bối rối:
- Đâu mà lâu như thế. Mỗi ngày người ta có thể ăn một cân cơ mà! Nó hư vì tôi không tiếp tục ăn nữa đấy thôi!
Làm sao anh có thể ăn như vậy được?
Sao không? cô nhìn đây. Cứ thái ra, ăn tối hôm qua, sáng nay, ăn sáng.
Một mình anh thôi sao? :
Anh ta gật đầu, còn nàng nhìn ra chỗ khác suy nghĩ, có lẽ chàng nói cũng thành thật :
- Tôi nghĩ, chúng ta không nên ăn nhiều thịt ở nước Anh này :
Nàng phát biểu.
David chấp nhận:
- Cô nói đúng, tôi cũng đã nghĩ như thế Họ gói khối thịt lại và bỏ vào buồng lái. Chàng ta hỏi:
- Cô làm việc ở Hoàng cung đã lâu chưa?
Ba năm rồi :
Nàng đáp Thích không?
Nàng gật đầu:
- Người ta cứ tưởng mình là trung tâm của mọi vật. Sau khi làm ở đấy rồi, có làm việc ở đâu khác, cũng sẽ nhàm chán vô cùng!
Anh ta tò mò hỏi:
- Cô có gặp được Nữ hoàng nhiều không?
Cô gái cười:
- Không phải tôi, cô Porson sẽ đem thư Nữ hoàng viết tay đi đánh máy. Hầu hết thư Nữ hoàng đều viết tay hay một trong các bí thư viết cho Ngài :
Dừng một chút nàng nói tiếp :
- Dĩ nhiên, tôi cũng có gặp được Nữ hoàng, hoặc cũng có khi đi qua mặt Nữ hoàng trong hành lang. Tôi không nghĩ rằng Nữ hoàng biết tên tôi.
Nữ hoàng như thế nào? :
Anh ấy hỏi :
- Tôi chỉ thấy được Nữ hoàng trong ảnh.
Dĩ nhiên là anh mới thấy Nữ hoàng cách đây chưa bao lâu :
Cô ta nói
- Nữ hoàng là người nhỏ thó hơn trong ảnh nhiều :
Vừa nói vừa nhìn ra cảng
- Nữ hoàng cũng là người kì diệu, có dư thừa can đảm.
Can đảm?
Đấy là điều em muốn nói :
Nàng quay về phía anh ta, nở nụ cười :
- Chúng ta nói chuyện tầm phào hơi nhiều, đó là điều cấm kị mà chúng ta cần giữ. Không được bàn ra tán vào về các bậc bề trên. Khi em nói các bậc bề trên, em muốm ám chỉ các ngài trong Hoàng cung.
Nàng quay về thuyền không quên dặn:
- Anh nhớ sáu giờ qua thuyền em nghe! Bác Ted muốn lên bờ trước, nhưng chúng tôi sẽ có mặt vào giờ ấy. Em hứa là em sẽ nướng thịt hem cho anh, không nhiều đâu!
Cô ta bơi thuyền cao su đi, David đứng trông theo cho đến khi cô ta trèo lên sàn thuyền của cô ta Tối hôm ấy, anh ta chèo thuyền sang và gặp ông bác của cô nàng, trạc bảy mươi tuổi, người còn khoẻ và rắn chắc, người ta gọi ông là thuyền trưởng Osborne. Ông ta niềm nở đón tiếp người sĩ quan Uùc và mời anh ta uống rượu nhưng anh ta từ chối.
Tôi không quen uống và bác cứ tự nhiên cho.
Từ trong khoang thuyền Rosemary nói:
- Em có nước cà chua sẵn đây, em sẽ làm cho anh một ly cốc teo cà chua.
Tôi thích lắm.
Hai người ngồi trong buồng lái, trong lúc cô gái nấu ăn tối, thỉnh thoảng cô cũng ra ngoài lấy nước xêri cho mấy người đàn ông, rồi trở lại buồng lái, trong lúc ông cụ vẫn nhậu rượu gin và David thì uống nước cà chua.
Khoảng nửa giờ sau thì ba người nói chuyện với nhau. Ông bác cô gái nói:
- Có một điều tôi chưa biết ở Uùc cần anh giải thích. Làm thế nào phiếu bầu nhiều thành phần có tác dụng? Ơû Anh, như anh đã biết, nó là một vấn đề tranh cãi.
Vị chỉ huy trưởng nhướng mắt ngạc nhiên:
- Thật, tôi chưa biết như thế. Thế các ông không có quyền đó hay sao?
Không. Trên thực tế làm sao có kết quả?
David trả lời:
- Thật ra, tôi cũng không được rõ. Tôi chưa bao giờ thắc mắc về điều ấy.
Vị thuyền trưởng Osborne hỏi:
- Bản thân anh, có khi nào được hơn một phiếu bầu?
Vị chỉ huy trưởng gật đầu:
- Tôi là người được ba phiếu bầu.
Tôi nghĩ rằng anh đừng thắc mắc những câu hỏi của tôi :
Ông già lưu ý :
- Điều đó giờ đây càng trở thành quan trọng ở nước Anh.
David nói:
- Không hề gì. Điều quan trọng là tôi chỉ ngại tôi không biết đươc nhiều về chuyện ấy. Tôi chẳng thắc mắc làm gì!
Ông cụ lại hỏi:
- Ba quyền bầu cử của bạn là những quyền nào?
Cơ bản, giáo dục và du lịch nước ngoài.
Quyền bầu cử cơ bản ai cũng có, phải không?
Dạ phải :
Người sĩ quan trả lời :
- Đến hai mươi mốt tuổi, người nào cũng có quyền này Còn giáo dục thì sao?
Đấy là nói về nền giáo dục cao hơn :
- David nói :
- Bạn có quyền đó, nếu bạn có cấp bằng đại học. Cả một danh sách nói về trình độ như thế như muốn trở thành luật sư, bác sĩ. Sĩ quan có quyền ấy khi đã được bổ nhiệm sĩ quan chỉ huy như trường hợp của tôi chẳng hạn.
Quyền ra nước ngoài?
Được ra khỏi nước Uùc lập nghiệp trong hai năm. Trong việc này, cũng có chút ít thủ đoạn, vì trong thời chiến, rất nhiều người hợp thức hóa bằng thời gian quân vụ. Tôi cũng được theo cách này. Thật ra tôi chẳng biết gì về Phi luật Tân cả, nhưng khi được cử đi, tôi đã ở lại đấy được ba năm cả đi lẫn về.
Ông cụ lại nói:
- Thế còn hơn ở nhà, anh đã mở rộng được tầm mắt. Theo tôi, cũng xứng đáng đấy!
Tôi cũng nghĩ vậy.
Thế là anh có được ba quyền bầu cử. Thực tế làm sao công việc ấy có có kết quả trong một cuộc bầu cử?
Người ta phát cho mình ba phiếu bầu và mình điền vào cả ba phiếu và bỏ vào thùng phiếu :
Vị sĩ quan nói Anh phải đăng kí nhận cả ba phiếu bầu?
Đúng vậy. Mình phải đăng kí một lần nữa khi muốn bầu phiếu thêm. Ví dụ như phải đưa ra một loại giấy chứng nhận nào đó.
Họ lại ngồi trầm ngâm, nhìn ra cảng tấp nập thuyền bè trong ánh sáng hoàng hôn. Rosemary đến bên thang khoang thuyền và nói với lên:
- Anh có thể có nhiều phiếu bầu hơn ba, có được không? :
Cô ta nói :
- Như bảy chẳng hạn David nhìn xuống chỗ nàng đứng:
- Chưa bao giờ phiếu bầu thứ bảy được phát ra :
Anh ta trả lời :
- Chỉ có Nữ hoàng được quyền cho số phiếu bầu ấy.
Cô ta gật đầu:
- Tôi hiểu rồi. Khi làm ở văn phòng tôi cũng có nhận những phiếu ấy. Một năm, đến cả mười lần như thế.
Những phiếu bầu khác giản dị hơn. Nếu bạn nuôi dưỡng hai con đến tuổi mười bốn mà không li dị nhau, bạn có được một phiếu bầu. Đó là phiếu bầu gia đình.
Nếu li dị, anh sẽ không có nó :
- Rosemary vừa hỏi vừa cười :
- Nhất định không, bạn bị loại ra liền.
Cả hai đều có sao?
Chồng cũng như vợ đều được giấy này :
- David nói Thế phiếu bầu số năm là gì :
Ông cụ hỏi Phiếu bầu thành quả :
- David trả lời :
Bạn sẽ được một phiếu thêm nếu có sự phấn đấu thu nhập cá nhân :
Ở đây bạn gọi là lợi tức sinh sống. Trước ngày bầu cử, nếu bạn có lợi tức hơn năm ngàn Anh kim mỗi năm. Có lẽ thế, chứ tôi không biết rõ lắm. Giả sử để đáp ứng cho một người đàn ông chẳng có bằng cả, chưa bao giờ xuất ngoại, luôn luôn bất hoà với vợ nhưng lại chủ trương một doanh nghiệp lớn. Họ tính toán là ông ta phải có nhiều cơ hội hơn trong các dịch vụ làm ăn của đất nước hơn một người thư kí văn phòng của ông ta Cũng được, còn quyền thứ sáu?
Cái ấy cần cho các vị thừa sai của nhà thờ. Bất cứ nhà thờ thiên chúa giáo nào, họ đã có danh sách tất cả. Cũng chẳng cần bạn phải là tu sĩ. Tôi nghĩ rằng các vị gíam hộ Ở nhà thờ cũng như các mục sư biết rõ điều này, tôi không chắc lắm. Chuyện cần tóm tắt là muốn có phiếu bầu thêm, bạn phải giữ một công việc thực sự Ở nhà thờ Cũng hấp dẫn đấy chứ!
Nhưng nó chẳng hấp dẫn tôi chút nào :
Vị sĩ quan nói :
- Cứ coi tôi là người chẳng có tham vọng gì! Nhưng xét ra, cũng là ý hay!
Ông cụ nói:
- Thế là có sáu phiếu bầu:
Cơ bản, học vấn, đi nước ngoài, gia đình, thành tích, tôn giáo. Còn cái thứ bảy?
Cái đó do Nữ hoàng ban, giống như một thứ trang sức. Bạn sẽ có phiếu bầu đó, nếu như bạn là con người làm thế nào đấy mà Nữ hoàng cần cho thêm một phiếu.
Thế chẳng có lụât nào để được phiếu bầu này sao?
Vị cơ trưởng trả lời:
- Tôi không nghĩ vậy, miễn làm sao bạn là một thanh niên gương mẫu là được rồi!
Từ buồng lái Rosemary nói:
- Đúng rồi, bác Ted ạ. Hiến chương Hoàng gia đã định ở mỗi trường hợp :
Nàng nói thêm :
- Thôi con dọn bát đĩa đây.
Tất cả ba người bước xuống khoang thuyền và ngồi xuống để thưởng thức món thịt hem nướng. Có lúc họ hàn huyên về thuyền buồm, về chiếc Solent, về việc nấu nướng của cô Rosemary và thực phẩm của nước Anh, nhưng ông cụ Osborne là một người đãng trí. Giờ đây ông lại trở về với câu chuyện bầu cử của Uùc, ông cụ nói:
- Về bầu cử nhiều thành phần, họ cũng áp dụng cho Tân Tây Lan nữa chứ?
David trả lời:
- Tôi cũng nghĩ thế, thế nào họ cũng áp dụng thôi. Rosemary góp thêm:
- Cả Canada nữa. Hầu hết các nước trong Liên hiệp Anh đều bầu cử nhiều thành phần cùng một hình thức như nhau hay khác đi một chút, trừ nước Anh.
David cười:
- Cô có vẻ khá bảo thủ đấy!
Ông cụ từ từ gật đầu:
- Vâng, chúng tôi chưa thích nghi với những điều mới mẻ như thế cho đến khi những điều này được mọi người đồng tình :
Ông dừng lại một chút rồi nói tiếp :
- Dĩ nhiên, anh có các tiểu bang của nước anh. Anh có thể thử nghiệm một điều như thế này trong các cuộc bầu cử ở các tiểu bang của nước anh và xem kết quả như thế nào Do đó phụ nữ được quyền bầu cử trong Liên hiệp Anh :
- Rosemary nói :
- Tân Tây Lan bắt đầu vào năm 1893 và miền Nam nước Uùc được quyền bầu cử vào năm 1894. khi hiến pháp của Liên bang Uùc được soạn thảo vào năm 1902, phụ nữ mới được quyền bầu cử. Còn ở Anh, mãi đến năm 1918, quyền đó mới được thực thi.
David nhìn cô nàng:
- Có thật không? Cô lấy những tin ấy ở đâu?
Cô gái bình tĩnh nói:
- Đúng đấy, anh ạ! Em học sử ở đại học Oxford và phụ nữ rất thích được quyền bầu cử. Nhưng cũng như bầu phiếu kín trong các cuộc bầu cử. Miền Nam nước Uùc bắt đầu vào năm 1856, nhưng ở nước Anh mãi đến 1872, mới được bầu phiếu kín.
Vị sĩ quan hoa tiêu nói:
- Có lẽ cũng vào thời gian ấy. Thời tôi đi học, tôi ít học sử lắm. Tuy cũng còn nhớ thời gian phiếu bầu nhiều thành phần áp dụng. Đó là năm 1963 lúc tôi ở Townsville. Họ đã đem những điều này vào Tây Uùc.
Tại sao Tây Uùc bắt đầu bầu phiếu nhiều thành phần?
- Rosemary hỏi :
- Tại sao không là New South Wales hay Queensland?
Tôi không rõ :
- David trả lời :
- Đảng lao động chống đối việc này lắm!
Ơû đây họ cũng chống đối việc này :
Thuyền trưởng Osborne nói.
Tây Uùc luôn luôn thuộc đảng tự do :
- David nói :
- Người ta đã nói nhiều về cuộc bầu cử nhiều thành phần lâu rồi. Tôi nghĩ vấn đề ấy dễ thông qua ở Tây Uùc.
Làm sao phiếu bầu này áp dụng cho các tiểu bang khác nếu đảng Lao động chống đối mạnh mẽ như thế :
- Rosemary hỏi David trả lời:
- Cô xem, Tây Uùc lúc nào cũng đi trước mọi sự việc. Chúng tôi có một loại chính trị gia khác biệt hoàn toàn khi chúng tôi sử dụng phiếu bầu nhiều thành phần. Trước đây khi còn một người một phiếu bầu, các chính trị gia toàn là những người vô dụng chỉ huyênh hoang, khoác lác, cùng các ông chủ tịch nghịêp đoàn. Những người dân có ý thức không thay thế quốc hội được và nếu họ ra tranh cử họ cũng không được bầu. Khi chúng tôi sử dụng phiếu bầu nhiều thành phần, chúng tôi tạo được một lớp chính trị gia giỏi hơn, đồng đều, những người này do những cử tri có ý thức bầu lên :
- David dừng lại một lúc rồi nói tiếp :
- Trước đó, khi một người được bầu vào quốc hội, anh ta có thể là một tài công hoa? xa, hay phu bến tàu. Cũng có thể anh ta là bộ trưởng, đứng đầu một bộ của chính phủ. Nhưng anh ta không làm gì được cả. Tất cả các công bộc của nhà nước đã che dấu ông ta tất cả nên ông ta cũng chẳng hay biết gì.
Thế sau khi bầu cử nhiều thành phần, có gì đổi khác?
Vị sĩ quan Uùc trả lời:
- Có chứ! Chúng tôi có được một số người có trách nhiệm thật sự. Dân sự vụ bị cảm cúm! Trong một năm một nửa số nhân viên đột nhiên bị sa thải. Và rồi Tây Uùc bắt đầu khai thác than đá và đưa nền công nghiệp tách rời khỏi New South Wales và Victoria. Những thanh niên rời bỏ Tây Uùc bây giờ lại gia nhập vào Canberra. Năm 1973, khi bầu cử nhiều thành phần đã phổ biến cả nước Uùc, sáu mươi phần trăm nội các Liên bang toàn là người Tây Uùc. Vì vậy người ta mới coi Tây Uùc là mạch máu chính của đất nước.
Vì đấy là nơi đào tạo ra người giỏi :
Ông già góp ý.
Đúng vậy :
- David trả lời :
- Tôi nghĩ bầu cử nhiều thành phần chính là xây dựng nền móng cho một quốc gia. Trước đây, chúng tôi chẳng có gì, không hơn được nước Anh.
Cô gái cười:
- Cám ơn anh.
Chàng trai lúng túng:
- Xin lỗi tôi không định nói như thế.
Có gì đâu :
Cô gái trả lời :
- Tôi không bao giờ nghĩ rằng có người nào đó tranh luận mà không chủ quan.
Nàng bắt đầu lái sang chuyện khác và nói về thuyền bè, chứ không nói về chính trị nữa. Vào xế chiều khi chào tạm biệt để trở về thuyền mình, ông cụ còn đứng ở dưới, còn Rosemary leo lên sàn thuyền để theo dõi chàng sĩ quan trở về chiếc thuyền nhỏ của chàng. Trăng đã lên quá thị trấn nhỏ bé ấy, hải cảng đang tắm ánh sáng bạc do nước phản chiếu. Vị sĩ quan hoa tiêu đang ngồi trên sàn thuyền nhìn quanh mình, nào thuyền bè, nào cảng, nào vùng đất trắng chạy dài. Anh ta chật lưỡi:
- Ừ đây cũng đẹp thật!
Bên cạnh anh ta có cô nàng phát biểu:
- Anh không mấy thích nước Anh, phải không?
Anh trầm tĩnh trả lời:
- Anh cũng không rõ lắm, anh yêu cảnh trí như thế này. Anh luôn luôn muốn được trở lại đây để xem thử có gì mới trong ngành hàng không, trong ngành cơ khí hay ngành kỹ thuật :
Sau một chút lưỡng lự anh ấy nói tiếp :
- Anh không thích cái kiểu cai trị này. Nó lỗi thời và kệch cỡm.
Cô nàng trả lời:
- Có lẽ một số người trong chúng ta lại cho đó là của chính mình.
Anh liếc nhìn nàng dáng thon thon và chững chạc liếc nhìn anh, dưới ánh trăng, đang gói thịt hem vào giấy không thấm mỡ. Chàng đỡ lấy miếng thịt và nói:
- Bác của em hình như cũng thích thú về cách bầu bán.
Cô nàng trả lời:
- Vâng, cũng đã đến lúc có vấn đề tranh cãi ở đây, giống như phiếu bầu của nữ giới vào đầu thế kỷ. Em cho rằng lịch sử chính nó cũng lặp lại, và thường như thế. Chúng ta sẽ chấm dứt bằng cách sao chép của Uùc.
Quay vế phía chàng phi công:
- Nigger, làm gì anh cũng nên thận trọng :
Nàng lưu ý thêm :
- Một số chính.trị gia chẳng quan tâm gì mấy đến các xứ uỷ trị được gia nhập vào phi đội Nữ hoàng. Xin hãy thận trọng, đừng để mình gia nhập vào một phe nhóm nào cả.
David mỉm cười:
- Anh đến đây để lái máy bay :
Chàng trả lời :
- Anh chẳng mong nhập nhằng vào các đảng phái chính trị.
Chàng cúi xuống mở dây buộc thuyền:
- Cảm ơn em nhiều, Rosemary :
Chàng nói thêm :
- Sẽ gặp em sau ở điện Buckingham.
Cô nàng nhìn chàng thanh niên cười:
- Đừng để thuyền va vào đá hay chạm vào mũi Beaulieu :
Cô nàng nói tiếp :
- Và đừng để ai quyến rũ anh vào công việc gì nhé!
Không đâu :
Chàng trả lời :
- Chúc em ngủ ngon, Rosemary.
Nàng đáp lại:
- Chúc anh ngủ ngon, Nigger.

Chương 4


Vào tháng chín, David bắt đầu lái chiếc Ceres, máy bay đưa thư của Uùc trong phi đội Nữ hoàng, sau Dewar nưa? tháng, cũng lái một chiếc tương tự đi Canada. Trước khi cả hai chuyến bay được thực hiện, cả hai phi hành đoàn phải làm cật lực trong một tháng do huấn luyện viên phi hành hướng dẫn toàn diện trên sàn máy bay của một chiếc Ceres do các nhà chế tạo dựng lên trong một nhà chứa máy bay trống. Khi bắt đầu sắp sửa bàn giao máy bay và chuyến bay bắt đầu xuất phát ở Halfield, phi hành đoàn đã thạo việc.
Ngoài việc huấn luyện làm quen với phi cơ, phi hành đoàn còn được huấn luyện sinh hoạt như một tập thể trong việc đáp xuống điều khiển bằng rađa thực hiện trong sương mù hoặc thời tiết xấu. Tất cả bọn họ đều có kinh nghiệm cá nhân. Thật vậy, kinh nghiệm bay trong thời tiết xấu là một trong những yếu tố chính trong việc tuyển chọn vào phi đội Nữ hoàng, nhưng giờ đây họ phải thực tập trên chiếc Ceres cho đến khi nào họ đặt được chiếc máy bay trên đường băng một cách đúng đắn và an toàn trong sương mù dày đặc nhất về ban đêm. Trước đấy khi còn ở trong công ty hàng không Anh quốc, họ đã được thực tập đáp trên phi cảng Hurn thuộc thành phố Hampshire. Mỗi tuần hai lần họ phải hạ cánh trên phi cảng ấy để thực tập những cuộc đáp xuống trong đêm tối suốt cả đêm. Đã là thành viên của không lực Hoàng gia Uùc, thì không được cấp chứng chỉ hàng không dân sự, nhưng không đoàn trưởng muốn huấn luyện cho họ, cho đến khi ông biết chắc rằng tất cả bọn họ có khả năng tương đương với những nhân viên giỏi nhất của công ty hàng không Anh quốc. Trong suốt thời gian gia nhập phi đội Nữ hoàng. Họ phải đến Hurn để tham dự một lớp bồi dưỡng, một tháng một lần, bất cứ khi nào họ còn ở trên đất Anh.
Theo nguyện vọng của Nữ hoàng muốn nghỉ mát vào cuối thu ở Canada, và thể theo lời đề nghị, Nữ hoàng rời nước Anh trong chiếc Ceres đi Canada vào chiều tối mười hai tháng Mười một và bay thẳng đến Edmonton để khánh thành chương trình thuỷ điện Clearwater, chuyến bay mất khoảng tám tiếng đồng hồ, đến Vancouver nghỉ ít ngày rồi trở về Ottawa. Muốn thuận lợi dù sao cũng bay thử trên một chuyến trên con đường này trước khi đưa Nữ hoàng đi và nhóm phi hành Canada âm thầm chuẩn bị chuyến bay, có mời theo phi hành đoàn Úc làm hành khách để rút kinh nghiệm Trước khi chuyến bay thử thực hiện, nhân viên phi hành của phi đội Nữ hoàng còn bị các quan khách quấy rầy, đó là những người quyền cao chức trọng, bỏ làm việc một buổi chiều lái xe xuống phi trường White Waltham trong tiết thu đẹp trời để tận mắt xem những chiếc máy bay mới. Phủ Cao uỷ cũng biết điều vì dù sao những người này cũng là đại diện cho quốc gia xứ xở và đã chi trả cho những chiếc máy bay này. Tướng tư lệnh không quân ngài William Bradbury cởi mở nói, ngài nhân chuyến đi về miền quê ghé lại. Còn tám viên chức từ những bộ khác nhau, cũng có những cuộc thăm viếng riêng rẽ, nhưng họ đều dấu không nói gì. Tất cả bọn họ đều muốn đến đây để giải trí thôi. Cuối cùng, không đoàn trưởng Cox nhận được một cú điện thoại từ quốc vụ Khanh , đặc trách Hàng không, huân tước Coles of Northfield, thông báo là ông ấy sẽ đến thăm chiều hôm ấy. Không đoàn trưởng tin lại cho hai vị chỉ huy trưởng Huân tước Coles sẽ thân hành đến thăm chiều hôm nay.
Lạy Chúa! :
Chỉ huy trưởng Dewar nói :
- Phải nên làm sao đây? Nhưng chúng ta không ở trong khu vực của ông ta cơ mà!
Tôi ở và cả cái phi trường này nữa :
Đại tá Cox trả lời À!, vâng :
- Dewar nói :
- Thế thì cứ để cho ông ta thanh tra Đại tá và phi trường, còn để cho chúng tôi yên. Đã lên lịch máy rađa ba giờ chiều nay, phải làm thôi. Không thể có người đi ra đi vào máy bay.
Đại tá Cox góp ý:
- Thì cứ để cho ông ta xem máy bay của Nigger. Tôi sẽ trình bày với ông ấy là hai máy bay giống nhau.
David hỏi:
- Huân tước Coles là ai? Ngoài chức vụ quốc vụ Khanh đặc trách hành không?
Trưởng xưởng đúc sắt :
- Dewar trả lời :
- Ông ấy đã từng là người giỏi trong lực lượng nghiệp đoàn và đã là người lãnh đạo trong không lực Hoàng gia.
Môi David mím chặt lại, nhưng vì đại tá Cox đang ở đây nên cả phía Uùc lẫn Canada giữ ý không nói điều gì, họ đang suy nghĩ về hệ thống cai trị của nước Anh. David quay về phía không đoàn trưởng nói:
- Để họ xem máy bay Tare cũng được. Thợ bọc ghế nệm đang làm việc trong buồng lái và đèn báo hiệu cánh phụ cũng đang được kiểm tra, nhưng chẳng hề gì.
Hai người nói chuyện với nhau về hai chiếc máy bay của Úc và Canada, chiếc Sugar và chiếc Tare.
Không đoàn trưởng nói:
- Khi ông ấy đến, tôi sẽ giữ ông ấy vài phút trong văn phòng của tôi và sẽ đánh điện đi, anh sẽ ở trên máy bay chứ? Nhớ xuống văn phòng tôi và chúng ta cùng trình bày cho ông ấy biết về chiếc máy bay. Nhớ thông báo cho Trung úy Ryder. Trung úy Ryder là cơ phó người Úc của chiếc Tare.
David đang làm việc với nhóm nhân viên phi hành trên máy bay thì anh thấy cô gái trực điện thoại đi qua nền nhà chứa phi cơ tiến về phía anh ta vào giữa buổi chiều. Anh ta đi về phía cô và hỏi:
- Cần tôi chăng?
Cô gái trả lời :
- Đại tá bảo tôi thưa lại với ông là Thủ tướng đang ở trong văn phòng của ông ta, có cả Huân tước Coles.
David hỏi lại:
- Iorwerth Jones?
Thưa phải, ngài Thủ tướng ạ!
Thưa lại với ông, một phút nữa tôi sẽ đến. Tôi còn rửa tay đã.
Trong lúc rửa tay anh ta cũng suy đoán là buổi chiều hôm ấy chẳng có gì thuận lợi cả. Thủ tướng nước Anh chưa bao giờ ra khỏi nước Anh trừ một dịp đi nghỉ mát ngắn ngày ở Dinard và ông ta lo nghĩ rất ít cho Liên hiệp Anh, để đổi lại Liên hiệp Anh cũng lo nghĩ ít về ông ta. Sinh ra trong một thung lũng ở xứ Oen, ông đã làm công nhân hầm mỏ trong vài năm và khi còn là thanh niên ông đã là đảng viên. Về chính trị, đảng cộng sản không còn thiết thực đối với nước Anh, từ khi cuộc chiến tranh vĩ đại của Liên Xô, và ông đã từ bỏ đảng lâu lắm rồi, nhưng sự căm thù giai cấp của tuổi trẻ vẫn canh cánh bên lòng và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc ông ta làm. Về năng lực và về khả năng trí tuệ, ông ta là nhân vật khổng lồ, cái đầu và đôi vai hơn tất cả những người trong nội các của ông ta. Ông cũng đại diện cho nam Cardiff hai mươi năm qua ở quốc hội và còn ở vị trí ấy cho đến ngày tạ thế David bước vào văn phòng của không đoàn trưởng và được giới thiệu liền. Anh ta trước đây chưa bao giờ diện kiến người nào trong hai vị ấy, mặc dầu vậy, anh ta xem hình trên màn ảnh vị Thủ tướng nước Anh rất nhiều lần, và đã quen thuộc với khuông mặt trắng chữ điền, mái tóc hoa râm thô cứng và đôi mắt rực sáng. Anh ta không biết gì về Huân tước Coles cả, chỉ thấy một người đàn ông nhỏ thó, mập mạp, da mặt hồng hào, thích uống bia, thích mang dép mềm, chẳng biết chút gì về máy bay hay không lực Hoàng gia.
Sau khi được giới thiệu, David nói:
- Máy bay Tare đã sẵn sàng thưa ngài, trong đó có vài người đang làm việc. Nếu cần tôi sẽ mời họ ra khỏi máy bay.
Huân tước Coles hỏi ngay:
- Làm thi đua hay khoán sản phẩm?
David liếc nhìn ông ta không hiểu. Đại tá Cox trả lời:
- Thưa ngài không. Họ làm theo giờ và phụ trách phần bảo trì.
Quốc vụ Khanh phụ trách hàng không có vẻ bằng lòng À, thế thì cho họ nghỉ tay đi.
Mấy người trong máy bay đi xuống và đứng trong nhà chứa máy bay. Cửa nhà chứa máy bay mở, và chiếc Tare nằm ở trong, một khối nhôm sáng bóng mượt, phía mặt trong sơn trắng. Bên ngoài, cách phi đạo trên một khu đất tròn đúc bêtông chiếc Sugar xếp hàng cùng phía với đài rađa cách hông cuối phi trường một dặm. Hình dạng và chiếc máy bay cũng dễ thấy, dầu nhìn ở xa, cánh hình tam giác, mũi nhô dài ra, động cơ nằm sâu có ống thông gió vào. Hai sĩ quan thay nhau thuyết trình trong năm phút về hình thức máy bay và những đặc tính tổng quát của nó cho các vị khách quí, cũng như họ đã thường làm trước đây và hiểu rằng các chính trị gia chẳng hiểu gì mấy. Có lúc khi nói về tầm hoạt động của máy bay là tám ngàn dặm hải lí, quốc vụ Khanh phụ trách Hàng không hỏi là nếu bay thẳng đến Aden mà không hạ cánh thì có đủ sức hay không? Hai sĩ quan trả lời, máy bay này đủ sức bay đến Colombo mà không cần hạ cánh, và vẫn còn bốn mươi phần trăm xăng dự trữ. Ông ấy còn hỏi Colombo có xa hơn Aden không?
Đây cũng là điều bình thường đối với các sĩ quan và họ trở về với công việc trên chiếc máy bay ở trong nhà chứa máy bay. Trước khi lên cầu thang dẫn vào máy bay, hai nhà chính trị đi chậm sau các sĩ quan một chút, để nhìn toàn thể chiếc máy bay và nói nhỏ với nhau. Sau đấy Thủ tướng gọi không đoàn trưởng đến bảo:
- Thế cái đồ chết tiệt này giá bao nhiêu?
Đại tá không đoàn trưởng trả lời:
- Chiếc máy bay, thưa ngài? Tôi e khó trả lời chính xác được. Phủ cao uỷ nắm giá đấy ạ! Tôi nghĩ mỗi chiếc phỏng chừng bốn mươi ngàn Anh kim, tuy đấy chỉ là lời đồn Thủ tướng quay về phía David:
- Anh có biết giá cả của nó không?
Thưa Thủ tướng, không ạ! :
- David trả lời :
- Tôi không được phép biết những gì không thuộc lĩnh vực của mình, vì không phải công việc của tôi.
Ông Jones nhìn trừng trừng David:
- Thế vị trí của anh là gì trong công tác này? Ai trả lương cho anh?
Thưa ngài, tôi là sĩ quan của không lực Hoàng gia Úc :
Vị sĩ quan điềm tĩnh trả lời :
- Tôi được chính phủ Liên bang trả lương.
Có bao nhiêu người như anh ở đây được chính phủ Uùc trả lương?
Dạ tám người, kể cả tôi. Đấy là phi hành đoàn.
Có bao nhiêu người ở đây được chính phủ Anh trả lương?
Đại tá Cox trả lời:
- Tôi và cô gái phụ trách điện thoại, thưa ngài. Phủ cao uỷ Canada và Úc đã thống nhất về kinh phí cho phi đội, trừ những kinh phí có liên quan đến nội bộ Hoàng cung.
Theo tôi như thế là quá phung phí tiền bạc :
- Thủ tướng tiếp tucï nói :
- Nếu Nữ hoàng muốn đi Úc, ngài cứ đăng kí vé máy bay như mọi người, nếu không ngài đi bằng tàu thuỷ Một sự yên lặng ngột ngạt đang lan ra. Huân tước Coles lên tiếng trước Thôi mà, hãy đi xem đã. Chúng ta đã đến đây rồi! Tôi nghĩ là không lâu đâu!
David tuy không niềm nở nhưng lịch sự nói:
- Thưa ngài, cầu thang đây ạ!
Trong lòng đang sục sôi căm thù nhưng không hiểu sao anh ta cũng biết kiềm chế không bộc lộ cơn giận và bắt đầu thuyết trình về chiếc máy bay. Anh ta đã hướng dẫn họ xem mọi thứ trong thân máy bay từ ngăn hành lí ở sau đuôi cho đến phòng rađa ở trước mũi. Thủ tướng chẳng thấy gì hứng thú cả. Có lần ông nói:
- Chỉ phí tiền dân lao động.
Ông ta dừng lại ở cửa buồng lái Hoàng gia, nơi có những mẫu vải hình bồ câu màu xám và những tấm trang trí cây sồi bằng lụa Tôi biết ai đã dán những hình này lên :
- Thủ tướng nói :
- Thằng cha già điên chết tiệt Bob Menzies chứ ai. Hắn là thằng da đen trong rừng. Hắn phải học cách đừng chỏ mũi vào những gì không liên quan đến hắn.
David bình tĩnh trả lời:
- Tôi chẳng biết gì về điều ấy cả nhưng tôi đoán chắc là ngài đã lầm. Ngài Robert Menzies rút lui khỏi chính trường khi tôi còn nhỏ. Bây giờ ông ấy đã quá già, cũng đã tám mươi lăm tuổi rồi! Ông ta chẳng thể làm được gì đối với quyết định cung cấp loại máy bay này!
Anh không dạy tôi đấy chứ? :
Lời ông Thủ tướng :
- Tôi biết mùi xú uế của giả rồi!
Những sự kì diệu trong việc thiết kế máy bay chẳng có nghĩa gì đối với những người này. Trong buồng lái của sĩ quan hoa tiêu, quốc vụ khanh đặc trách Hàng không phát biểu Thế anh để súng hoa? hiệu chỗ nào?
Những kí ức mờ nhạt về chiếc máy bay hành quân song hành với bộ binh thời xa xưa hiện về trong trí nhớ của viên sĩ quan phi hành Súng hoa? hiệu nào? Chúng tôi đâu có mang theo.
Thế làm sao anh thông báo cho dưới đất khi anh muốn hạ cánh?
Thưa ngài, đâu cần làm như thế. Chúng tôi trang bị bao nhiêu là máy vô tuyến.
Thật khó mà bắt đầu lại từ đầu, để giải thích chuyến bay trên năm mươi ngàn bộ, thì có bắn pháo sáng cũng không thể thấy được và một chiếc máy bay theo cỡ này thì không phải bạ đâu cũng hạ cánh được.
Anh phải có súng hoa? hiệu :
Quốc vụ Khanh nói :
- Anh Cox, nhớ nhắc anh ta phải mang theo súng hỏa hiệu.
Thưa ngài, tôi nhớ.
Huân tước quay về phía thủ tướng Chính ông cũng nên trông coi những việc này. Nếu chiều nay tôi không đến, họ có thể đi mà không mang theo súng hỏa hiệu.
Cuối cùng hai người khách lên xe trở về Luân Đôn, còn lại David ở lại trong văn phòng với đại tá không đoàn trưởng. Trong một lúc cả hai người khó có thể đưa ra nhận xét đầu tiên. Một chốc sau, đại tá Cox buồn bã nói:
- Để xem thử, tôi có thể kiếm đâu ra một cây súng hỏa hiệu, Nigger. Có thể ở bộ binh có đấy!
David mỉm cười:
- Mừng anh. Chúng tôi cũng có những người như thế ở Uùc.
Cũng có thể :
Đại tá không đòan trưởng nói :
- Nhưng không ai như cái ông quốc vụ Khanh đặc trách hàng không của chúng tôi.
Hình như chẳng có gì có lợi khi phải nói ra sự dị biệt giữa người Úc và người Anh và David cũng nhận ra rằng cũng khó khăn không kém khi phải thảo luận những sự việc đã xảy ra chiều hôm nay với Dewar, sau khi anh ấy đã kiểm tra bộ phận rađa trên chiếc Sugar trở về. David trở về văn phòng và ngồi suy tư mãi hơn nửa tiếng đồng hồ. Sau đấy anh ta nhấc điện thoại lên và yêu cầu được gặp cô Long ở văn phòng phụ trách bí thư trong Hoàng cung.
Gặp ngay cô ta ở đầu dây, anh ta hỏi liền:
- Cô Long, tôi là Nigger Anderson Chào anh, Nigger. Anh ở đâu gọi đến vậy?
White Waltham. Bọn anh vừa tiếp quốc vụ Khanh và Thủ tướng đến thăm máy bay Ồ…Em không nghĩ là thiếu tá Macmahon biết tin ấy.
Mời em dùng cơm tối với anh nhé, Rosemary? Anh có chuyện muốn nói với em Về những người bạn khiêm tốn ấy chứ gì, phải không anh Nigger?
Đúng.
Em không biết là anh có nên nói không nữa?
Anh đâu phải là người nhiều chuyện. Chỉ hỏi em một hai câu thôi, mà anh cần biết câu trả lời. Chúng ta có thể ăn tối ở câu lạc bộ không quân và sau đấy đi xinê em nhé!
Em muốn nhận lời mời của anh lắm nhưng không biết sẽ trả lời những câu hỏi nào. Em không muốn chúng ta nói chuyện tầm phào ở phòng tiếp tân, anh hiểu chứ? Thế anh muốn gặp em lúc nào?
Tối mai Tối mai em rảnh Định giờ xong là họ cúp máy. Họ gặp nhau trong phòng đặc biệt dành cho nữ giới trong câu lạc bộ. Anh ấy đến trước đón nàng Em đến được thật là quí hoá quá :
Anh ấy nói :
- Anh biết như thế này là làm phiền em lắm phải không?
Chàng giúp nàng cởi áo khoát và gọi một ly xêri và một ly cốc teo cà chua. Chàng nói:
- Anh đã xem qua đề phim. Em đã xem Red Coral do Judy March đóng chưa?
Nàng lắc đầu:
- Em nghe nói phim hay lắm Chàng đi vào sắp xếp chỗ ngồi ăn và khi trở về họ nói với nhau những chuyện chẳng quan trọng gì để chờ giờ dùng bữa tối. Phòng ăn khá đông, các bàn kê sát nhau, khi ngồi xuống cô gái nhìn quanh dáng lo âu. Xong món sò, cô nàng hỏi:
- Thưa chỉ huy trưởng, xin cho biết câu hỏi đầu tiên. Chàng mỉm cười:
- Có thể cho anh bắt đầu bằng cách kể lại những chuyện đã xảy ra?
Nếu anh muốn :
Nàng nói :
- Em cũng đã biết hầu hết câu chuyện. Ông Cox đã nói chuyện với thiếu tá Macmahon sáng nay và sau đấy có một vài sự vụ văn thư. Dầu sao, anh cứ kể đi Anh ta rút ngắn câu chuyện đã xảy ra ngày hôm đó và làm cho lời kể có vẻ khách quan hơn. Trong lúc chàng nói, nàng nhìn quanh đến hai ba lượt. Cuối cùng chàng nói:
- Thế là hết chuyện và anh cũng chẳng thích chút nào!
Cô nàng nói:
- Vâng, em biết là anh không thích rồi!
David ngồi trầm ngâm một chút rồi nói:
- Anh cũng nhận biết có những khó khăn cho hai nước Úc và Canada khi xung phong làm những việc cho Vương triều, mà nước Anh không thể làm nổi hay không muốn làm :
Cuối cùng anh ta nói thêm :
- Việc thì nhỏ nhặt nhưng ông ta lại để tâm thù oán Chàng liếc nhìn nàng:
- Anh biết anh chỉ đến đây để lái máy bay, nhưng những chuyện như này nếu xảy ra, anh phải nắm tình hình chung lúc này hay lúc nào khác. Thà là anh theo lời khuyên của em :
Anh nhìn vào mắt cô ta :
- Thế giữa chính quyền và Vương triều có gì xấu đi chăng?
Nàng liếc nhìn căn phòng đông người một lần nữa Em không thể bàn cãi vấn đề này với anh đâu anh Nigger ạ! Dầu sao thì không phải ở đây Anh không bắt buộc em phải trả lời :
Chàng nói :
- Nhưng anh có thể nói điều đó với em và anh sẽ tìm ra giải pháp đối phó Chàng dừng lại một chút rồi nói tiếp:
- Nữ hoàng của anh mà cũng là của em. Nữ hoàng của nước Uùc và cũng là của nước Anh. Chính phủ nước anh gửi anh đến đây là để phụng sự Nữ hoàng của chính chúng ta. Anh phải biết một số khó khăn mà Nữ hoàng đang gặp phải Nàng trả lời:
- Thế không ai nói cho anh biết nhiệm vụ trước khi nhận công tác này sao?
Chàng lắc đầu. Nàng tiếp tục:
- Họ có bổn phận phải nói cho anh biết. Sớm hay muộn gì điều đó cũng xảy ra thôi Anh có thể tìm ra được :
Chàng nói :
- Anh có thể đánh hơi nơi này, nơi khác, hoặc lắng nghe các chuyện tầm phào là rõ như hai cộng hai là bốn vậy. Nhưng anh muốn biết chuyện gì sắp xảy ra mà không mất thì giờ. Thà em cứ thật thà khai báo cho anh vì em đã biết rõ cả.
Em sẽ không nói được câu nào nữa :
Nàng phát biểu :
- Vì kế bàn chúng ta là John Llewellyn Davies, và bên kia là Henry Forbes. Chúng ta hãy nói chuyện gì khác đi anh!
Các tên ấy chẳng có nghĩa gì đối với chàng, nhưng chàng vẫn mỉm cười nói:
- Được thôi.
Xong buổi uống cà phê trong phòng khách, cô ta nói:
- Anh có phải là dân ghiền xem phim không nhỉ?
Không hẳn thế! :
Chàng trả lời :
- Thế em muốn làm một cái gì khác chăng?
Em có căn gác xép ở tầng chót căn nhà ở đường Dover. Chúng ta đến đấy nói chuyện :
Nàng đề nghị Hai người rời khỏi câu lạc bộ và đi dọc con đường Pall Mall và đi ngược lên con đường James. Khi đang đi, nàng hỏi chàng:
- Anh có từng nghiên cứu sử học nhiều không anh?
Chàng lắc đầu :
- Không em ạ. Tất cả việc học của anh chỉ là có kiến thức để thi vào không lực. Anh không dành nhiều thì giờ để học sử đâu Nàng bước đi trong im lặng, một chốc mới nói:
- Thật đáng tiếc khi một điều gì đó luôn luôn phải bị bỏ qua Đúng vậy :
Chàng trả lời :
- Nếu luôn luôn điều đó cuối cùng đã trở thành quan trọng Họ đi đến con phố Dover và nàng mở cửa bước vào một con đường nhỏ giữa tiệm uốn tóc và tiệm thuốc tây. Lối vào có trải thảm đẹp và trang trí hoa văn vì nó dẫn vào phòng chụp ảnh của tiệm ảnh ở lầu một và hai, lên trên nữa sự trang trí có vẻ xấu hơn. Đến tầng chót, nàng mở thêm một cánh cửa khác và hai người đi vào phòng khách, từ phòng khách có một cánh cửa thông sang phòng ngủ, bếp nhỏ và phòng tắm.
Nàng bước qua lò sưởi đến vặn sáng hai ngọn đèn đọc sách bên cạnh hai cái ghế bành bọc vải hoa sặc sỡ. Nàng nói:
- Mời anh ngồi và xin cứ tự nhiên. Em chỉ vắng mặt một phút thôi Nàng đi vào phòng ngủ và khi trở ra , chẳng mặc áo khoác Mời anh uống vơi em ly cà phê nhé!
Nếu chưa pha thì thôi em ạ!
Cô nàng cười :
- Mỗi sáng em đều có pha sẵn cà phê trong bình lọc. Chỉ cần hâm lên thôi Chàng đi theo nàng vào bếp và đứng nhìn nàng nấu ăn Em chọn chỗ này cũng xinh đấy chứ :
Chàng nói. Nàng biểu đồng tình:
- Cũng không tệ lắm. Hơn nữa là nơi trung tâm, gần Hoàng cung, em chỉ đi bộ một chút băng qua công viên là tới ngay. Em đã ở đây được ba năm Chàng đứng nhìn nàng pha cà phê, nét duyên dáng mảnh mai làm chàng thắc mắc không hiểu nàng bao nhiêu tuổi. Hai mươi sáu hay hai mươi bảy không chừng. Nàng chẳng đeo nhẫn. Nàng nhìn lên và đưa cho chàng ly cà phê bốc khói, tự mình cầm một ly và cả hai người đi trở về phòng khách. Nàng bậc núm lò sưởi điện và cả hai người cùng ngồi vào ghế bành Giờ đây nàng mới bắt đầu thổ lộ Anh phải nên hiểu tình hình chung, anh David ạ! Nếu anh thông suốt rồi thì chúng ta chẳng cần bàn về những chi tiết, bởi vì trước sau gì anh cũng hiểu những điều đó thôi, cũng như anh sẽ cần chúng. Thế dân số Úc bao nhiêu?
Có lẽ độ hai mươi bảy triệu :
- David trả lời :
- Con số ấy vẫn tăng lên hàng năm. Cô nàng gật đầu:
- Em nghĩ có lẽ đúng. Canada vào khoản ba mươi hai triệu dân và còn tăng lên rất nhanh. Nước Anh ba mươi tám triệu dân và còn giảm xuống nữa, vận tốc giảm thiểu là một năm gần một triệu Đúng thôi :
Nàng nói :
- Theo em nghĩ, việc đầu tiên là số người di tản. Số người rất lớn trong bọn họ về chính trị theo cánh hữu. Một người lìa bỏ xứ xở để qua Úc là một người dám đánh cá cuộc đời mình. Anh ta từ bỏ mọi thứ mà anh ta biết, từ bỏ sự an toàn anh ta đang có trên quê hương tại nước Anh để đến Canada hay Úc làm lại cuộc đời. Anh ta chẳng biết gì nhiều như phúc lợi xã hội ở các nước ấy. Anh ta hiểu rằng nếu anh ta thất bại, anh ta sẽ khốn đốn ở Canada hay ở Uùc hơn là trên quê hương. Anh ta ra đi vì anh ta thích một loại đất nước như thế, mà ở đấy anh ta có cơ may tạo dựng cơ nghiệp cho chính mình Anh nghĩ cũng đúng thôi :
- David nói :
- Chẳng có bao nhiêu người thuộc đảng xã hội nhiệt tình trong số dân di tản từ nước Anh đâu Nàng gật đầu:
- Do đó các anh hối hả có một chính quyền thuộc đảng Tự do ở Úc. Xem nào, anh đã có một chính quyền thuộc đảng Lao động từ năm 1970 đến năm 1973 và trước đấy là chính quyền của nhóm Calwell và nhóm Evatt. Em không tin, các anh đã có chính quyền hơn mười năm thuộc đảng Lao động trong vòng ba mươi năm qua Thì đúng vậy, chứ sao? :
- David có vẻ suy tư nói tiếp :
- Chắc em nghĩ rằng những người di tản toàn là đảng Tự do?
Các lọn tóc sau tai nàng sao mà quyến rũ đến thế! :
- David thầm nghĩ.
Nàng trả lời:
- Em chắc như thế. Và đấy cũng là điều đã giúp cho xứ xở anh thịnh vượng. Cũng một phần nào, nhờ đấy mà kinh tế phát triển. Nhưng ở đây, nước Anh, kết quả lại ngược lại. Chúng tôi chỉ có chừng mười năm cho những chính quyền bảo thủ trong vòng ba mươi năm qua, vì tất cả những người đi dịnh cư ở Canada và Úc đều thuộc đảng bảo thủ tận đáy lòng họ. Đấy là sự khác biệt lớn lao đầu tiên giữa xứ sở này và Úc và trong mọi lĩnh vực nó đều mang màu sắc ấy. Anh là xứ sở của cánh phải và em là của cánh trái Chàng gật đầu nhìn khuôn mặt nàng một bên khi nàng đang đăm đăm nhìn vào lò sưởi điện. Nét mặt nàng rất thanh khiết với làn da có pha chút màu nâu ấm áp, có lẽ là những ngày đi thuyền buồm Em nghĩ rằng các nhà làm sử sẽ nói rằng chủ nghĩa xã hội đã là một điều thuận lợi cho nước Anh :
Nàng suy nghĩ rồi nói tiếp :
Tất cả quốc gia đều trải qua những thời kì may mắn cũng như rủi ro và Anh quốc đã trải qua một thời kì xui xẻo trong bốn mươi năm qua. Giờ này thì cũng đến thời kì dứt điểm. Khi chúng ta nuôi được dân số của chúng ta, mọi việc thình lình rồi cũng sáng tỏ và những nhà kinh tế học nói rằng chỉ còn năm năm nữa thôi ở phía trước. Rồi có lẽ chúng ta có thể thử nghiệm xí nghiệp tự do một lần nữa. Nhưng trong lúc chúng ta phải cùng nhau làm việc để vượt qua thời kì lộn xộn, thì chủ nghĩa xã hội có lẽ tốt nhất để ổn định Có thể như thế lắm chứ! :
Chàng nói :
- Nhưng các anh, những người Úc không phải đồng hội đồng thuyền Anh nên cố gắng và thông cảm :
Nàng nói :
- Anh cũng nên hiểu tại sao nước Anh phát triển khác với nước Úc.
Nàng quay đầu lại để đối diện với chàng. Chàng bắt gặp đôi mắt nâu trong sáng và thình lình cảm thấy thích thú được ngồi cạnh nàng, trao đổi với nàng câu chuyện khá chân tình và đứng đắn. Chàng nghĩ có lẽ, nếu đi xinê chắc gì đã được hạnh phúc như vậy!
Và giờ đây anh đã hiểu và thông cảm vì sao người Anh lại bất hợp lí như thế. Một đất nước rất mạnh về chủ nghĩa xã hội như nước Anh lại phải chấp nhận một nền cộng hoà. Vương triều cai trị bằng quyền lực thiêng liêng và đối với đất nước này, vị trí của Vương triều vẫn còn là thiết yếu. Quyền lực ấy đối đầu hoàn toàn với tất cả nguyên tắc của một nền dân chủ, đặc biệt là nền dân chủ xã hội. Bất cứ dân tộc nào khác, trừ dân Anh, đã huỷ bỏ nền dân chủ lâu rồi, nhưng dân Anh không giống vậy. Họ yêu vua và Nữ hoàng của họ. Dân tộc Anh sẽ không đụng đến Vương triều, ngay cả những Hoàng cung họ cũng không đụng đến. Khi chính quyền Bevan cố đặt thu nhập quốc gia vào luật Hampton năm 1960, chính quyền đã bị hạ bệ và đảng bảo thủ lên thay. Chính Nữ hoàng đã từ bỏ hai miền đất của Vương triều:
- Balmoral ở Scotland và Sandringham ở đông nam nước Anh vì vấn đề kinh tế tuy dân Anh vẫn không bằng lòng như thế. Dân Anh là hoàn toàn bảo hoàng tự trong đáy lòng, dầu họ là chủ nghĩa xã hội. Thật không hợp lí chút nào, nhưng đó là cách sống của họ Chàng cười nói:
- Nếu sự thật như thế thì cũng tốt cho chúng ta. Nếu không phải vì Nữ hoàng, chúng ta có lẽ sẽ không có nhiều vấn đề chung với nước Anh.
Nàng gật đầu:
- Ngài Vua cha và Nữ hoàng ngày nay thật khôn khéo. Họ đã hiệp nhất Liên hiệp Anh, khi mọi sự sắp sửa tan rã. Họ đã làm một công tác tuyệt diệu, riêng ở Anh, dầu sao, cũng đã có một thời kì thối nát :
Cô ta ngần ngại nói :
- Các Vua và Nữ hoàng đã có những giai đoạn dễ dàng ở những nước theo cánh phải. Do đó Nữ hoàng mới được sự giao hiếu tốt đẹp với ông Hogan của Úc và ông Delamain của Canada Chàng cười nói:
- Và vì sao mọi sự chẳng mặn nồng gì với ông Iorwerth Jones?
Em có nói vậy đâu! :
Nàng sửa lại. Chàng trả lời:
- Vâng, nhưng anh có thể thấy được điều ấy, vẫn đúng như thế cả :
Chàng dừng lại một lúc rồi nói tiếp :
- Những nhà khoa học người Anh, những kỹ sư người Anh và ngay cả Nữ hoàng. Kể cả những điều chúng ta mến và ngưỡng mộ Ở nước Anh này. Anh chẳng mảy may nghĩ về chính quyền của nước em.
Nàng quay đi và nhìn vào lò sưởi một lần nữa:
- Bây giờ vấn đề bầu bán lại rộn lên. Anh đã kinh qua chuyện ấy qua các tiểu bang của nước Úc và đã nhận thức một hệ thống dân chủ hiện hữu Chàng ngạc hiên hỏi:
- Điều đó đang gây khó khăn ở đây sao?
Nàng trả lời:
- Em nghĩ là có đấy :
Ngừng một lát nàng nói tiếp :
- Người Tân Tây Lan và Uùc trước đây đã một lần như thế, khi phiếu bầu dành cho phụ nữ. Các bạn đã thử ở một tiểu bang thành công, sau đó mới đem áp dụng cho toàn quốc. Các bạn đã đặt chúng tôi vào một tình huống khó xử. Và giờ đây lại xảy ra nữa… Chàng hỏi lại:
- Thế nước Anh lấy làm tiếc vì bị bắt buộc cho phụ nữ quyền bầu cử?
Nàng mỉm cười:
- Dĩ nhiên là không. Dân Anh rất vui mừng với phiếu bầu nhiều thành phần, đã một lần họ làm quen với phiếu bầu này. Nhưng điều đó có nghĩa là những thay đổi vĩ đại Anh đánh cá về điều đó :
Chàng bi quan nói :
- Em đừng khật khùng như huân tước Coles lãnh trách nhiệm không lực Hoàng gia và cũng đừng nên như ông Iorwrth Jones Nàng trả lời ngay:
- Dĩ nhiên rồi. Đó là cái khó khăn người Uùc và người Canada đã gây nên cho chúng tôi, cũng như các anh thực hiện phiếu bầu cho nữ giới. Anh đừng trông mong ông Iorwrth Jones mến các anh nhiều đâu!
Chàng ngẩng cao đầu nói:
- Phương cách chúng tôi làm là đúng. Người dân thích điều ấy có thể không được bầu vào Hạ viện. Họ không bao giờ được trở thành bộ trưởng Cô nàng nhìn chàng tươi cười và như thế là chàng đã thỏa lòng vì chàng chỉ sợ làm nàng phật ý.
Anh không thể trông đợi Iorwrth Jones để ý đến điều ấy đâu. Dân chúng đã đặt ông ta vào nguyên tắc một người một phiếu bầu. Ông ta tin tưởng vào nguyên tắc ấy; vì ông ta tin tưởng như thế nên ông ta là người ngon lành nhất, của đất nước và trở thành Thủ tướng. Có lẽ ông ta tin vào phiếu bầu nhiều thành phần cho nên mới rơi vào bẫy của Tory và mất chức. Có lẽ ông ta tin vào các chính trị gia Úc và Canada đang trở lại giải pháp của tập đoàn Tory để bắt buộc việc bầu cử trên nước Anh do áp lực của Liên hiệp Anh :
Nàng cười tươi nói tiếp :
- Trên tất cả mọi chuyện , chính quyền của nước Úc đã chọn lúc này để hành động và trao tặng máy bay và phi hành đoàn cho Nữ hoàng để việc đi lại của Nữ hoàng được dễ dàng và thăm viếng nhiều hơn ở các xứ uỷ trị.
Chàng nói:
- Nữ hoàng của chúng ta hay nói cách khác, Nữ hoàng của em muốn tuần du qua mỗi nước trong Liên hiệp Anh, để đáp ứng với số dân da trắng trong nước đó, mỗi năm Nữ hoàng chỉ cần ở lại trong nước ba tháng là đủ. Nếu có đi thăm thêm các dân tộc da màu, thì thời gian trên chỉ còn lại nửa tháng :
Chàng nghĩ một lúc rồi nói tiếp :
- Như vậy là đã hai năm Nữ hoàng chưa đến Tharwa. Người dân Uùc cảm thấy chưa có sự mua bán sòng phẳng Nữ hoàng cũng biết thế, anh Nigger ạ! Rosemary trầm tĩnh nói
- Nữ hoàng hiểu rất rõ người dân Uùc đang nghĩ gì, nhưng Nữ hoàng đang gặp khó khăn Chắc chắn như vậy rồi! Anh cá với em đấy! :
Chàng nói với vẻ đăm chiêu :
- Anh cũng chả thích công việc của Nữ hoàng Vâng, đôi khi em nghĩ Nữ hoàng nhận lấy trách nhiệm còn khổ hơn bất cứ một người phụ nữ Anh nào khác Nàng đứng dậy rời khỏi ghế ngồi và hỏi:
- Anh uống thêm cà phê nữa nhe.ù Chàng cũng đứng dậy lên theo:
- Anh phải đi ngay bây giờ Chàng nói và nghĩ ngay đến công việc của nàng là phải thận trọng trong lời nói để giữ uy tín cho Nữ hoàng, đúng ra thì chàng phải giúp đỡ nàng mới phải:
- Hầu như anh đã hỏi hết các câu hỏi rồi!
Nàng nuối tiếc:
- Đang còn sớm mà anh. Hãy ngồi lại uống với em ly cà phê hay một lon bia , nếu anh thích Chàng lắc đầu:
- Anh có bao giờ uống bia đâu!
Thế anh không uống gì cả sao?
Chàng lại lắc đầu:
- Hồi còn nhỏ, anh chẳng uống gì cả. Anh muốn để dành tiền mua sách hay đóng tiền vào câu lạc bộ hàng không. Rồi khi anh đã trở thành một sĩ quan hoa tiêu, anh thấy vui trong lòng là chưa bao giờ uống rượu. Anh nghĩ rằng em cũng sẽ khoẻ hơn nếu em không uống Uống với em một ly cà phê nữa đi anh, còn sớm mà!
Nàng đi vào bếp, bật máy hâm bình lọc cà phê, rửa lại mấy cái ly và chế cà phê đen, rồi mang ra phòng khách, tránh không để sánh ra ngoài. Chàng đỡ ly cà phê từ tay nàng và nói cám ơn. Đứng bên cạnh lò sưởi , chàng hỏi:
- Thế Nữ hoàng đứng về phe nào trong phiếu bầu nhiều thành phần? Nữ hoàng suy nghĩ như thế nào về chuyện ấy?
Cô gái cười:
- Em không biết, anh Nigger ạ! Nữ hoàng có bao giờ tâm sự với em đâu. Và dầu có đi nữa, em cũng không thể bật mí cho anh hay một ai khác.
Chàng cũng cười theo:
- Thế em chẳng có quan niệm của riêng em sao?
Nàng trả lời chắc nịch:
- Không có! Tất cả những quan điểm em có đều dựa trên những tài liệu có in dấu đỏ trên đầu với các chữ KÍN, TỐI MẬT, CHỈ ĐỂ NỮ HOÀNG ĐỌC MÀ THÔI Chàng nói:
- Được rồi! Anh không nói nữa. Anh nghĩ là em nói cho anh biết đủ rồi!
Em đã nói gì cho anh biết đâu :
Nàng nói :
- Chúng ta vừa mới hàn huyên về nước Anh và tại sao nước Anh lại khác với nước Uùc.
Chàng cười:
- Em có lí riêng của em mà!
Hai người ngồi xuống bên cạnh ly cà phê. Chàng lại nói:
- Em đã biết số phận khắc nghiệt về phiếu bầu của nữ giới. Ơû đâu em có được những tin tức này, có phải từ Úc và Tân Tây Lan chăng?
Chỉ cần chọn một trong số các tin tức ấy là nhớ rồi! :
Nàng trả lời :
- Em là đàn bà, nên em thích những gì liên quan đến phụ nữ hơn anh. Hơn nữa em học sử ở đại học Oxford.
Em đã đến Oxford, phải không?
Nàng gật đầu:
- Em ở tại thị trấn Somerville Thế em tìm ra công việc này cũng ở đấy sao? :
Chàng lại hỏi cốt để tìm ra số tuổi của nàng Không hẳn thế :
Nàng trả lời :
- Em đã theo học một lớp đánh máy tốc kí và rồi kiếm được việc ở một văn phòng nước ngoài. Em đã ở đấy hai năm và sau đấy nghe ở văn phòng bí thư cần người, em đã đến gặp cô Porson và được nhận vào Sự phỏng đoán của chàng không xa thời điểm là mấy, nàng có lẽ là hai mươi bảy tuổi. Chàng tiếp tục hỏi:
- Gia đình của em cũng ở Luân Đôn chứ?
Nàng lắc đầu:
- Ba mẹ em sống ở ngoại ô Oxford, nơi ấy có tên là Boar's Hill. Ông cụ là giảng viên của trường New College Chàng hỏi:
- Cuối mỗi tuần vào mùa hè, em đều đi thuyền phải không?
Nàng trả lời:
- Bất cứ lúc nào đi được. Cứ bốn thứ bảy, em lại trực một ngày tại Hoàng cung. Thay vào đấy em được nghỉ bù vào ngày thứ hai. Em thường về gia đình thứ bảy, Chủ nhật và trở lại sáng thứ ba. Em thường ở Itchenor với những người thân vào mùa hè hay đi ra ngoài với bác Ted của em Đấy là em đi thuyền nhỏ bằng cao du ở Itchenor, phải không? Nàng gật đầu:
- Em có một chiếc mười bốn tấn ngon lành lắm, em thường đua với một cô gái khác, Sue Collins :
Sau một phút lưỡng lự, nàng kể tiếp :
- Chúng em thật may mắn trong một vụ phá sản. Cũng may, tuy bị sụm hết nhưng không mất đồng nào!
Phải vụ phá sản năm 1970 không?
Nàng gật đầu:
- Hầu hết những người quen em đầu mất trắng Thiệt hại đến thế cơ à? Dĩ nhiên, hồi ấy anh còn nhỏ tuổi, chỉ nghe kể lại, nhưng không rõ ràng lắm Nàng nói tiếp:
- Thảm bại lắm! Hầu hết ai cũng có chút ít tiền để dành cho tới khi ấy, trông chờ vào bảo hiểm hay cái gì khác nhưng rồi không ai được gì cả. Cá nhân em không nhớ gì cả vì hồi ấy em quá nhỏ, nhưng tai nạn ghê gớm lắm Chàng hỏi lại:
- Thế nguyên nhân làm sao?
Em nghĩ là do di tản :
Nàng trả lời :
- Khi người ta bắt đầu di tản, mọi việc cũng tốt đẹp cả, nhưng khi số bốn năm triệu người rời khỏi nước Anh, mọi con phố đều có căn nhà trống. Khi chuyện ấy xảy ra, nhà cửa chẳng còn giá trị gì nữa. Trước lúc ấy, người dân thường mua nhà, đó là cách tiết kiệm tiền. Nhưng rồi cơ ngơi sản nghiệp chẳng còn gì giá trị gì nữa, tiền cũng tiêu tan :
Nàng nói tiếp :
- Người dân thường mua nhà qua trung gian, hợp tác xã xây dựng , họ ứng tiền cho căn nhà và giữ văn tự bán nhà. Dĩ nhiên hợp tác xã này phá sản và kéo theo luôn các công ty bảo hiểm. Các công ốc cũng thế, chẳng còn giá trị gì, chỉ còn lại những cơ quan trống rỗng ở khắp nơi. Cuối cùng là một sự phá sản tài chính rộng lớn làm mọi người mất tất cả tiền tiết kiệm Chàng chầm chậm gật đầu:
- Anh không nghĩ là ở nước Úc lại có vụ như thế!
Thì em có nghĩ là nước của anh có đâu. Anh luôn luôn may mắn mà! :
Nàng cười tinh nghịch :
- Chuyện khôi hài là rút cuộc chẳng ai làm sao cả vì tất cả đều cùng hội cùng thuyền, nhà cửa vẫn còn đó. Điều đó có nghĩa là chính quyền tiếp nhận những cao ốc ở thôn quê, nếu không những cao ốc này sẽ sụp đổ vì thiếu bảo quản. Do đó thực tế mọi căn nhà và cao ốc ở thôn quê đều thuộc nhà nước quản lí trong hiện tại Đó có phải là nguyên nhân không? :
Chàng hỏi lại :
- Anh rất thắc mắc về chuyện ấy. Anh nghĩ có lẽ do chủ nghĩa xã hội Nàng lắc đầu:
- Thực sự em nghĩ do chính quyền của ông Eden tạo nên.
Chàng lại hỏi:
- Giờ đây có nhà nào còn được xây ở Anh không?
Nàng lại lắc đầu:
- Em không nghĩ có căn nhà nào được xây ở Anh trong vòng mười năm trở lại đây Như thế chúng ta chẳng làm được cái gì khác :
Chàng nói :
- Khắp nơi trên thế giới nhà mọc lên như nấm.
Nàng hỏi:
- Mình có thể xây nhà được không anh?
Sao không, nếu em có tiền.
Một căn nhà tốn chừng bao nhiêu?
Một căn nhà nhỏ bình thường với ba phòng ngủ tốn vào khoảng bốn đến năm ngàn bảng. Tường lợp ván, thế thôi!
Cô nàng lại hỏi:
- Cái gì bạn cần phải có để xây nhà? Làm cách nào để có đất?
Chàng liếc nhìn nàng:
- Em chỉ việc mua, thế thôi Tìm đến chủ đất và mua ngay đất của chính ông ta, phải không anh?
Đúng vậy Rồi trả tiền xây dựng để người ta xây nhà cho mình?
Chàng gật đầu:
- Nếu em không đủ tiền, em đến gặp hợp tác xã xây dựng mượn một ít. Nhưng điều quan trọng là em phải có sẵn một ít tiền Thế người bình thường có thể góp tiền tiết kiệm đủ mà làm nhà không, ngoài số tiền người ấy làm ra? :
Nàng lại hỏi Anh nghĩ là được :
Chàng trả lời :
- Anh đã góp tiền tiết kiệm được hai ngàn Anh kim từ khi anh vào không quân Nàng trố mắt nhìn chàng ngạc nhiên:
- Hai ngàn Anh kim, nhưng anh lãnh lương được bao nhiêu?
Là một chỉ huy trưởng, với tất cả phụ cấp, một năm anh lãnh được tám trăm. Như vậy nếu tính ra tiền Anh là hai ngàn bảy trăm bảng Như vậy là đại tá Cox chỉ lãnh bằng nửa lương anh thôi :
Nàng reo lên. Chàng cười:
- Anh đâu biết, anh chỉ đoán thôi. Cũng đáng tiếc đấy, nhưng vậy rồi biết làm sao! Nguyên do cũng vì đồng tiền mất giá!
Nàng lại nói:
- Anh lãnh lương gần gấp đôi một dân biểu quốc hội Anh. Em không hiểu tại sao công chức Úc lại được lãnh lương như thế!
Đại biểu quốc hội nước anh mỗi tháng lãnh bốn ngàn :
Chàng kể :
- Như em thấy công việc của các anh là làm trọn ngày không nghỉ. Nếu em muốn trở thành những người đàn ông thượng hạng lo việc cho đất nước, thì em phải trả cho họ lương thượng hạng Thì ở đây bọn em cũng làm suốt ngày chứ sao! :
Nàng buồn bã nói :
Nhưng đại biểu quốc hội đâu được trả lương cao như thế Chàng không trả lời nàng, kìm chế lời phê phán vừa hiện ra trong trí. Hai người ngồi nhâm nhi ly cà phê trong yên lặng và hút thuốc. Cuối cùng nàng cũng nói một câu:
- Thật vui biết mấy nếu mình có được một căn nhà mới mà trước đây chưa có ai đến ở. Giá như mình muốn xây như thế nào tùy ý mình Dĩ nhiên rồi! Phần lớn người ta xây nhà khi đã lập gia đình. Họ rất vui khi phát họa ra căn nhà tương lai khi mới kết hôn Người ta làm thế, thật không anh? Xây một căn nhà mới rồi lấy nhau trong căn nhà ấy và bắt đầu mọi sự với đôi bàn tay trắng và mới mẻ?
Chàng gật đầu:
- Vô số người làm như thế. Thường thường hai cha mẹ giúp trang trải chi phí căn nhà Có lẽ vì họ để dành tiền chưa đủ?
Chàng cười tinh nghịch:
- Thì cứ cho chàng ta cơ hội đi. Chúng tôi kết hôn còn trẻ hơn các bạn ở đây nhiều!
Thế ở Úc, đến tuổi kết hôn là bao nhiêu?
À! Anh cũng không rõ nữa. Anh nghĩ là họ kết hôn sớm hơn tuổi ấn định, vì lúc ấy anh đang còn nhỏ. Một thanh niên trung bình có thể trang trải những chi phí của một gia đình phải ở tuổi hai mươi bốn. Anh chỉ nói cái tuổi chung chung thôi.
Còn cô gái thì hai mươi hả anh?
Anh nghĩ thế, chứ không chắc.
Nàng nhìn chàng cười:
- Trừ anh ra hả anh?
Đối với anh thì có hơi khác :
Chàng trả lời :
- Vì da màu.
Chàng cười nói tiếp:
- Thay vào đấy anh có đủ tiền Em không tin lại có thể có chuyện như thế :
Nàng nói :
- Anh chỉ lấy đó như một lời bào chữa :
Nàng dừng lại một chút rồi nói tiếp :
- Chỉ có điều nên giải thích cho việc dân số của nước Úc gia tăng nhanh là do kết hôn quá sớm cũng nên!
Em nói có lẽ đúng. Hầu hết các gia đình anh quen đều có bốn năm con Hai người lại ngồi yên lặng. Một lát sau Nàng nói:
- Em chưa từng thấy một căn nhà mới, em chỉ tưởng tượng ra thôi. Nếu anh xây nhà cho anh, chắc anh cũng trang trí hiện đại giống như trong các tạp chí Mỹ, phải không?
Anh ta liếc nhìn cô nàng nói:
- Thế nào em cũng phải xem một căn nhà mới Có khi em đã xem rồi cũng nên. Nhưng em giống như một đứa bé, coi đâu quên đó!
Em đã xem những căn nhà ấy ở nước ngoài chưa?
Em chỉ mới đến nước Pháp. Dĩ nhiên lúc ấy còn khó khăn. Em cũng thấy được những căn nhà mới ở đấy :
Nàng nhìn chàng mỉm cười :
- Lời em nói có vẻ thiển cận quá không anh?
Không đâu. Suốt đời anh hình như lúc nào cũng di chuyển. Chẳng hạn như anh ở không đoàn oanh tạc, anh đâu đã có mặt ở Nam Mỹ hay Liên Xô, nhưng lại có mặt hầu hết ở các quốc gia khác. Nhưng một chuyến bay này cũng giống như chuyến bay khác, căn cứ không quân này cũng giống căn cứ không quân khác, thế thôi. Anh không nghĩ là biết hơn nửa thế giới như em đã biết, khi ngồi ở vị trí Luân Đôn này. Anh muốn nói đến nguyên nhân thúc đẩy Em mong anh sẽ làm được :
Nàng dừng lại rồi nói tiếp :
- Em tin là em sẽ được đi theo Nữ hoàng đến Canada Chuyến bay sắp đến? Tháng tới? :
Nàng gật đầu :
- Em sẽ thích thú lắm đấy! Em sẽ đi trên chuyến bay của anh Jim Dewar trên chiếc Sugar. Nàng gật đầu. Em cũng không rõ nữa. Nhưng Huân tước Marlow càng ngày càng già và không thể qua khỏi cuộc phẫu thuật. Nữ hoàng khuyên ông ta nên ở lại giữ đền đài cung điện với Hoàng tử xứ Oen, còn Nữ hoàng sẽ đem ông Macmahon làm bí thư. Cô Porson đã làm việc với Huân tước Marlow hơn bốn mươi năm, như thế cũng qúa đủ, anh không ngờ tuổi cô ấy là năm mươi chín rồi đấy! Cô Turnbull sẽ kế chân và sẽ đi với thiếu tá Macmahon. Cô Porson ở lại với Huân tước Marlow và Hoàng tử Charles. Các ngài muốn có một cô gái khác làm tạp vụ và cô Porson hỏi em có muốn đi với cô Turnbull không?
Thế thì tốt quá! :
Chàng phi công nói :
- Em sẽ vui vô cùng!
Em có quá nhiều việc phải đánh máy ở văn phòng nhưng chưa biết việc gì sẽ đến nữa đây :
Cô gái thành thật nói :
- Dĩ nhiên nếu giải quyết xong thì cũng nhẹ nhõm đi phần nào, vì cũng mong sao được nghỉ xả hơi cho đỡ nhọc. Nhưng vấn đề này không phải nằm trong hồ sơ mà phải trình cho Nữ hoàng duyệt y.
Chàng nói:
- Anh không nghĩ có gì nhiều mà em phải lo nghĩ như thế Chàng liếc nhìn nàng và khi thấy nàng mãi nhìn lò sưởi, chàng mới thật sự ngắm nhìn nàng thật lâu. Nàng đẹp và đài các, có vẻ suy tư, có năng lực và khiêm tốn, chàng không thể tưởng tượng nổi có một thành viên nào hoàn hảo hơn trong phái đoàn Hoàng gia. Chàng nghĩ, chuyến đi này thật đáng tiếc, chuyến bay này lại thuộc chuyến bay của Dewar Nếu cứ nghĩ bâng quơ như thế, thời gian qua nhanh thật! Chàng để ly cà phê xuống và đứng lên. Chàng nói:
- Đã đến lúc anh phải đi rồi! Anh phải ghé lại Madenhead không thì muộn mất!
Nàng cũng đứng dậy và đưa tiễn mấy câu Tại sao cuối tuần anh không đến Itchnor bằng thuyền của anh, rồi lên thuyền em mà đi? Đi như vậy vui lắm anh ạ!
Chàng hỏi:
- Anh neo thuyền ở đấy được chứ?
Neo thuyền? :
Nàng hỏi lại :
- Neo phía nào mà chẳng được. Hay là anh cho thuyền cặp vào một con thuyền khác nữa đi, dễ hơn Như thế cũng được :
Chàng trả lời, rồi tự nhiên cảm thấy vui một cách vô cớ :
- Thế lúc nào thì em đến đấy?
Chưa phải tuần này đâu :
Nàng trả lời :
- Tuần này em sẽ trực vào tối thứ sáu tuần tới em sẽ về dưới ấy :
- Thứ sáu tuần sau nghe anh!
Có lẽ đi Canada anh chưa về tới đâu :
Chàng nói :
- Các anh đem chiếc Sugar bay thử nghiệm. Dewar đã định cất cánh vào lúc mười giờ sáng thứ năm.
Thế các anh đi mất bao lâu :
Nàng hỏi Đến Edmonton? Độ bảy tiếng rưởi. Giờ cách nhau là tám tiếng nên các anh đến đó là khoảng giờ cất cánh, ăn trưa ở đó và tiếp tục bay đến Vancouver vào buổi chiều. Đêm sau ở lại đấy và đêm thứ sáu ở tại Ottawa và trở về đây vào sáng Chủ nhật Anh đã biết những nơi ấy chưa? :
Nàng tò mò hỏi Anh chưa bao giờ đến Edmonton. Đã biết Vancouver và Ottawa rồi :
Chàng nói tiếp :
- Thật tiếc cho ngày cuối tuần tới! Thế em có xuống Itchenor nữa không? Anh vẫn ao ước được đi trên thuyền của em.
Nàng hướng về bức lịch treo trên giá đèn Thứ bảy tuần tới em sẽ xuống đấy. Sau đấy em sẽ cho thuyền nghỉ một ngày vì bận đi Canada Chàng hỏi:
- Thế chúng ta hẹn nhau ở đấy được chăng?
Được chứ :
Nàng trả lời :
- Đang còn bốc hơi theo vận tốc chuyến bay từ Canada về Thì chúng ta có một tuần để làm nguội đi chứ :
Chàng trả lời Anh tin rằng sau chuyến đi về thế nào Nữ hoàng cũng đích thân tới thanh sát chiếc máy bay vào tối thứ tư Nàng gật đầu:
- Đúng vậy. Nữ hoàng mong sao cho chuyến đi thành công nên Ngài bàn luận rất nhiều về loại máy bay ấy.
Em có được đi với Nữ hoàng đến đây không? :
Chàng hỏi. Nàng lắc đầu:
- Em bận đánh máy ở văn phòng. Anh sẽ kể lại cho em nghe chuyện ấy ở Itchenor, nghe anh!
Chàng đi về phía cửa lớn:
- Anh sẽ kể. Cảm ơn em đã kể cho anh nghe tất cả các câu chuyện vừa rồi, Rosemary Như vậy anh đã vừa ý chưa :
Nàng hỏi Chàng gật đầu:
- Đủ rồi em ạ!
Tốt thôi :
Nàng nói :
- Thật ra em đã nói với anh điều gì đâu.
Chúc anh ngủ ngon, anh Nigger Chúc em ngủ ngon, Rosemary