Ðăng Nhập

Xem đầy đủ chức năng : Cùng chơi và học địa lý nhé



VODKA
15-03-2006, 03:13 PM
Tự nhiên nghĩ ra trò này để chúng ta vừa chơi vừa hiểu biết thêm về địa lý luôn
Qui luật đơn giản lắm:
Ví dụ: đầu tiên opla ghi tên của nước Việt Nam thì opla phải giới thiệu sơ qua về VN ( thủ đô, khu vực, và những điều gì mà biết về đất nước đó )
Người tiếp theo vào sau thì phải viết tên của 1 nước có chữ cái bắt đầu là chữ cái cuối cùng của tên nước mà opla ghi ra (ở đây sẽ là chữ M ) và cũng giới thiệu những cái mà bạn biết về nước này
Theo opla thì chúng ta chơi tên nước theo tên tiếng Anh nhé, vì chơi theo tiếng Việt nó sẽ mất hay :D
opla bắt đầu nhé
Russia
Thủ đô: Moscow
Nằm trên 2 châu là Âu và Á, dãy núi Uran là nơi phân cách của 2 châu này
Nga là nước códiện tích lớn nhất thế giới (chiếm 1/6 thế giới )
Cố đô (thủ đô cũ ) của Nga là Saint Peterbergs nằm ở phía Bắc cách Moscow khoảng 800km
Trước 1991 thì Nga là Liên Xô, sau khi CNXH ở Nga sụp đổ thì chia ra thành các tiểu vương quốc và Nga, 1 thời gian được gọi là cộng đồng các quốc gia độc lâp (SNG) nhớ cái tên này là nhờ vào giải bóng đã Euro 92 :D
Ko biết opla nói có đúng hết ko nữa
Mời người tiếp theo chơi nào
Nước tiếp theo của bạn sẽ bắt đầu bằng chữ "A" đấy :D

Củ_Cà_Rốt
15-03-2006, 04:47 PM
bro chơi ăn gian quá, bắt đầu từ nước mà bro ở, hic...làm nhóc hông có giới thiệu được my country>.^, reply your answer này:lelele:

Argentina
Spanish name: República Argentina (Cộng Hòa Argentina)
Hán-Việt: Á Căn Đình (lần đầu tiên mới biết tên này đó:hihi: )
Thủ đô: Buenos Aires
Quốc gia thuộc Nam Mỹ, nằm giữa dãy Andes về phía tây và Đại Tây Dương về phía đông và nam. Tính theo diện tích, quốc gia này lớn thứ hai Nam Mỹ (sau Brazil) và là quốc gia lớn thứ 8 trên thế giới.

Nước tiếp theo cũng là bắt đầu từ chữ "A" đó:lelele:
Have fun you guys^_*

okie_xinmailabanthan
16-03-2006, 06:56 AM
hu
okei không học những cái này trong tiếng Anh
chỉ biết qua một số nước trong tiếng anh thôi
China
thủ đô: nhường bạn nào điền, hi okie không bít tiếng anh nó là gì
là quốc gia với dân số đông nhất thế giới, diện tích 9,6 triêu km2
đứng thứ 3 thế giới sau Russia, Canada
là một trong 4 nền văn minh lâu đời nhất thế giới

okie không đọc kĩ luật chơi rồi
đầu óc bã đậu quá

bước chân
16-03-2006, 07:14 AM
Armenia ( có ai biết nước này ko nhỉ )
Tên chính thức:Hayastani Hanrapetutyun ( tên tiếng bản địa ) Republic of Armenia( tên tiếng Anh)
Thủ đô:Yerevan
Diện tích:29,800 km²( đứng thứ 139 thế giới )
Dân số :2,982,904 ( đứng thứ 133 thế giới )
Vị trí địa lí : nằm ở Đông Nam châu Âu,Tây Nam châu Á giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Aserbaidschan và Georgia
chữ tiếp theo là chữ A

bước chân
16-03-2006, 07:31 AM
oai nhiều lắm mà: Aserbaidschan, Albanie, Angola,.....

Phong Linh
21-03-2006, 12:54 AM
Angieria
Vị trí địa lý:Phía bắc Châu Phi
Tiếp giáp với Địa trung hải ở phía Bắc, Tunisie và Libye ở phía Đông, Niger et Mali ở phía Nam, Tây Sahara và Maroc ở phía Tây.
Thủ đô :Anger
Diện tích : 2 381 741 km² (trong đó 85 % lãnh thổ là sa mạc.)
Dân số : 31,9 triệu ( Dân số trẻ )
Tỉ lệ tăng dân số hàng năm : 1,6 %.
Langue maternelle(Ngôn ngữ chính)-Tiếng a rập
Langue oficielle (Ngôn ngữ làm việc) - Tiếp arập,Anh,Pháp
Tôn giáo: Hồi giáo (Đa số )
Cơ đốc giáo ,Do thái giáo ( Số ít )
Là thành viên của OPEC ( Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ )

1 điều cuối cùng :Đại sứ quán của nước này ở VN nằm ở 13 Phan Chu Trinh-HN

Hic,hiểu biết có hạn...lanh chanh chen chân vô học hỏi mọi người :D
Chữ tiếp theo vẫn là A

soo_in173
28-03-2006, 10:14 PM
Australia
thủ đô:Cambera
Dân số:18.520 nghìn người
Diện tích: 7.686.848 km²

tthtran
27-08-2007, 04:36 AM
AUSTRIA : CỘNG HÒA ÁO
Quốc khánh: Ngày 26 tháng 10 (năm 1955)
Thủ đô: Viên (1.550.100 người)
Khí hậu: Nằm giữa khí hậu Đại Tây Dương và Trung Âu, khí hậu ôn hòa.
Diện tích: 83.870 km2 (đất: 82,444 km2 , nước: 1,426 km2).
Dân số: 8.211,000 người (2006)
Ngôn ngữ : chủ yếu là tiếng Đức
Thông tin khác : 68% dân số là người thành thị, hơn 1/4 dân số sống trong 5 thành phố lớn nhất của Áo : : Vienna, Graz, Linz, Salzburg, và Innsbruck.

bui tran vinh hien
06-10-2007, 09:43 PM
AZERBAIJAN
Thủ đô: Ba ku
Diện tích: 87.000 km2
Dân số: 8.300.000 người
Tôn giáo: Hồi giáo, Chính thống
Tỉ lệ người biết: 97.1%
GDP/người: 1069 USD

bui tran vinh hien
06-10-2007, 09:50 PM
BAHRAIN
Thủ đô: Manama
Diện tích: 167 km2
Dân số: 677.886 người
Tôn giáo: Hồi giáo 100%
Ngôn ngữ: Ả-rập
Tỉ lệ người biết đọc viết từ 15 tuổi: 89.4%
GDP/người: 15670 USD

bui tran vinh hien
06-10-2007, 10:00 PM
BELARUS
Thủ đô: Min-xcơ
Diện tích: 207.600 km2
Dân số: 10.310.520 người
Tôn giáo: Chính thống giáo, Hồi giáo và một ít Do thái giáo
Ngôn ngữ: Belarusia, Nga, Ukraine và nhiều ngôn ngữ khác nữa
Tỉ lệ người biết đọc viết từ 15 tuổi: 99.7%
GDP/người: 1840 USD

_Mỏi mòn_
06-10-2007, 10:19 PM
SIngapore

Thủ đô: Singapore
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Mã Lai (quốc ngữ), Anh, tiếng phổ thông (Trung Quốc), Tamil
Diện tích:692,7 km²
Dân số:4.425.720 người
• Mật độ: 6.389 người/km²
Đơn vị tiền tệ Đôla Singapore (SGD)

Tháng Tư
08-10-2007, 01:21 AM
chài nc nào có chữ E đầu tiên chài
England
Thủ đô London (Luân Đôn)
51°30′N, 0°7′W
Thành phố lớn nhất London
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh de facto 5
Chính phủ
• Nữ hoàng
• Thủ tướng Quân chủ lập hiến
Elizabeth II
Gordon Brown (Lao Động)
Thành lập
1801 6
Diện tích
• Tổng số
• Nước (%)
244.820 km² (hạng 77)
1,34%
Dân số
• Ước lượng năm 2004
• Thống kê dân số 2001
• Mật độ
59.834.900 [1] (hạng 21)
58.789.194
246,5 người/km² (hạng 33)
HDI (2003) 0,939 (hạng 15) – cao
GDP (2005)
• Tổng số (PPP)
• Trên đầu người (PPP)
1.825,837 tỷ Mỹ kim (hạng 6)
30.658 đô la (hạng 18)
Đơn vị tiền tệ Đồng bảng Anh (£, GBP)
Múi giờ
• Quy ước giờ mùa hè GMT (UTC+0)
BST (UTC+1)
Tên miền Internet .uk 7
Mã số điện thoại +44

(¯`°•.¸¤_KEN_PRO_¤¸.•°´¯ )
11-10-2007, 09:37 AM
hoho , típ chiu ,
Denmark
Vương quốc Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Kongeriget Danmark) là một đất nước thuộc vùng Scandinavia với diện tích 43.000 km², một phần ba trong số đó là diện tích của 443 hòn đảo lớn nhỏ. Hai hòn đảo lớn nhất là Zealand (Sjælland) – rộng khoảng 7.000 km² và Funen (Fyn) – khoảng 3.000 km². Do có nhiều đảo và vịnh biển mà vương quốc nhỏ bé này có một đường bờ biển dài tới 7.314 km. Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất chưa tới 171 m so với mực nước biển. Phía nam Đan Mạch có đường biên giới với Đức, phía tây là Bắc Hải và phía đông giáp với biển Baltic.

Thuộc chủ quyền của Đan Mạch (nhưng không thuộc Liên minh châu Âu) còn có các vùng tự trị đảo Greenland và Quần đảo Faroe.

Năm 2003, Đan Mạch được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2004-2006.

Đan Mạch lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 1971.


Địa lý
Bản đồ Đan Mạch

Bán đảo Jutland hình thành nên phần đất liền của Đan Mạch. Nó trải dài trên 300 km tính từ biên giới với Đức. Các cồn cát, vũng biển và bãi bồi bảo vệ bờ tây của bán đảo trước những cơn bão dữ dội từ ngoài Bắc Hải. 443 hòn đảo lớn nhỏ tập trung chủ yếu trên biển Baltic, ngay sát với bờ tây của Jutland. Chỉ 76 trong số này có người ở. Độ cao trung bình của Đan Mạch so với mực nước biển là 30 m.

Những khối băng lớn của thời kì băng hà đã hình thành nên Đan Mạch ngày nay. Một vành đai băng cổ đã chia cắt phần đông và tây của Jutland.

Vũng biển lớn nhất có tên là Limfjord, chạy xuyên phần phía bắc bán đảo hướng tới mũi Skagen. Phía đông Jutland là eo biển Belt Nhỏ ngăn cách đảo Funen với lục địa. Đông nam Funen có hệ thống cầu nối với hòn đảo nhỏ Langeland. Chếch sang phía đông một chút là đảo Zealand, ngăn cách với Funen bởi eo Belt Lớn. Trên bờ phía đông của đảo này ta sẽ tìm thấy thủ đô Kopenhagen. Xa xa về phía đông là hòn đảo granit có tên Bornholm.

Trên đảo Greenland có khoảng hơn 55.000 dân cư sinh sống, 48.000 trong số họ là người thiểu số Inuit. Thủ phủ của Greenland là Nuuk. Từ năm 1380 hòn đảo này là thuộc địa của Đan Mạch, từ năm 1953 nó trở thành một phần của Đan Mạch.
Hình Đan Mạch chụp từ vệ tinh
Hình Đan Mạch chụp từ vệ tinh

Quần đảo Faroe (thủ phủ: Torshavn, diện tích 1.399 km², 44.800 dân) là thuộc địa của Na Uy từ năm 1035 tới năm 1814. Quần đảo này có khí hậu ôn hoà, dễ chịu chủ yếu nhờ vào ảnh hưởng của dòng hải lưu Gulf.

Cũng chính dòng hải lưu này, cùng với vị trí phía bắc của Đan Mạch, ảnh hưởng phần lớn tới khí hậu của vương quốc: thường có một đợt gió từ ôn hoà tới mạnh thổi chủ yếu từ phía tây, mùa hè lạnh hơn so với các nước châu Âu khác, nhưng mùa đông lại ấm áp hơn, lượng mưa hàng năm vào loại trung bình. Cây trồng đa phần là cây chắn gió và chắn cát lấn vào đất liền.

Ngoại trừ loài hươu sừng nhiều nhánh (Cervus elaphus) Đan Mạch hầu như không có thêm loài thú lớn nào khác. Ngược lại, nơi đây lại là thế giới của vô số các loài chim. Ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân chủ yếu đe doạ sự tồn tại của các loài động vật vùng hồ và bờ biển của Đan Mạch.

Các tài nguyên chính của quốc gia: dầu mỏ, khí đốt, cá, muối và đá vôi.


Đan Mạch được Harald Blauzahn (Harald Răng Xanh) thống nhất lần đầu tiên vào năm 980. Cho tới tận thế kỷ 11 người Đan Mạch vẫn còn được coi là người Viking, dân tộc đã từng làm chủ nhiều thuộc địa và thâu tóm việc buôn bán khắp châu Âu. Người Viking cũng như thường xuyên cướp phá và gây chiến.

Rất nhiều lần trong lịch sử Đan Mạch đã giành được quyền kiểm soát Vương quốc Anh, Na Uy, Thuỵ Điển và một phần lớn bờ biển Baltic, cũng như phần phía bắc nước Đức. Skåne (phần đất phía nam Thuỵ Điển ngày nay) cũng đã từng thuộc về Đan Mạch trong một thời gian dài trước khi trở về với Thuỵ Điển vào năm 1658. Liên hiệp Đan Mạch - Na Uy (1380-1814) kết thúc vào năm 1814 cùng với việc Na Uy bị sát nhập vào Thuỵ Điển (tới năm 1905). Riêng Greenland, quần đảo Faroe, Ireland (cho tới năm 1944) và vùng Đan Mạch-Tây Ấn (cho tới năm 1917) vẫn thuộc quyền sở hữu của của Đan Mạch.

Phong trào dân tộc và những người dân chủ ở Đan Mạch bắt đầu tạo được nhiều ảnh hưởng từ những năm 1830. Sau cuộc cách mạng châu Âu 1848 nhà nước quân chủ lập hiến Đan Mạch được thành lập: hiến pháp đầu tiên được soạn thảo.

Sau khi thất bại trong cuộc Chiến tranh Phổ-Đan Mạch năm 1864, Đan Mạch buộc phải cắt vùng Schleswig-Holstein cho nước Phổ. Kể từ sau thất bại này Đan Mạch giữ một thái độ nhất quyết trung lập trong đối ngoại của quốc gia cho đến sau Thế chiến thứ nhất.

Sau Thế chiến thứ nhất biên giới Đan Mạch - Đức được tái xác lập, lần này là lui về phía nam. Năm 1920 nó được xác định chính thức và tồn tại cho đến ngày nay: bắc Schleswig trở về với Đan Mạch. Việc thường xuyên thay đổi đường biên giới dẫn tới sự tồn tại của hai bộ phận dân cư thiểu số ở hai phía: người Đức ở nam Đan Mạch và người Đan Mạch ở miền bắc nước Đức.

Từ ngày 9 tháng 4 năm 1940 cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai Đan Mạch nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Đức. Cuộc nổi dậy của nhân dân Đan Mạch chống lại sự thảm sát người Do Thái đã trở nên tiêu biểu. Tháng 10 năm 1943 những người Do Thái ở Đan Mạch đã được nhân dân Đan Mạch cứu thoát.

Sau chiến tranh Đan Mạch trở thành thành viên của khối NATO. Năm 1973 vương quốc này trở thành thành viên của Liên minh châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý.

Năm 1989 Đan Mạch trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua luật cho phép người đồng tính được phép chung sống với nhau.


Chính trị

Đan Mạch là quốc gia theo chính thể quân chủ nghị viện. Người đứng đầu quốc gia (tuy nhiên chỉ đóng vai trò đại diện) là vua hoặc nữ hoàng. Hiện nay trị vì vương quốc là nữ hoàng Margrethe II. Nghị viện Đan Mạch (Folketing) gồm 179 đại biểu và được bầu 4 năm một lần. Trong số 179 đại biểu quốc hội có hai đại diện của Greenland và hai đại diện của quần đảo Faroe. Có tất cả 8 đảng phái trong nghị viện:

* Đảng Tự do (Venstre)
* Đảng Xã hội Dân chủ (Socialdemokratiet)
* Đảng Dân tộc Đan Mạch (Dansk Folkeparti)
* Đảng Bảo thủ Dân tộc (Det Konservative Folkeparti)
* Đảng Xã hội Dân tộc (Socialistisk Folkeparti)
* Đảng Dân chủ Tự do (Det Radikale Venstre)
* Danh sách thống nhất (Enhedslisten)
* Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (Kristendemokraterne)



Văn học

Nhà văn nổi tiếng thế giới của Đan Mạch là Ludvig Holberg (gốc Na Uy); ông là tác giả của nhiều bi kịch và một tiểu thuyết trào phúng; ngoài ra ông còn viết nhiều tiểu thuyết lịch sử.

Những nhà văn Đan Mạch có nhiều đóng góp cho văn học thế giới có thể kể đến Hans Christian Andersen - tác giả của nhiều câu chuyện cổ tích nổi tiếng, nhà văn nữ Karen Blixen, cũng như nhà văn từng đoạt giải thưởng Nobel năm 1944 Johannes Vilhelm Jensen, tiểu thuyết Kongens Fald của ông vừa được một số tờ báo chọn là tác phẩm thế kỉ của Đan Mạch.

Hai nhà văn Karl Gjellerup và Henrik Pontoppidan cùng chia nhau giải Nobel năm 1917.

Nhà văn tiêu biểu cho trường phái ấn tượng của Đan Mạch là Herman Bang.

Mặc dù được biết đến nhiều hơn trong vai trò một nhà triết học, Søren Kierkegaard cũng là một tên tuổi lớn của nền văn học Đan Mạch.

Một tác giả nổi tiếng thế giới khác là Peter Høeg, ông được biết đến với tác phẩm Frøken Smillas fornemmelse for sne (tạm dịch: Cảm giác về tuyết của nàng Smillas).


chữ K ^^! , chắc là kakakaka ^^! , hehe

_N_X_
26-02-2008, 02:36 AM
Okay
Tiếp chiêu nữa , nươc71 có chữ K đứng đầu nè ...Kazakhstan !

Kazakhstan giáp Nga về phía bắc, giáp với Trung quốc phía Nam , có đường bờ biển với 2 biển là biển Aran và biển Caspien Nổi tiếng với rất nhiều tầu cao tốc chạy đệm không khí và đệm từ ,
Thủ đô _ Almaty là nôi của những nhà thờ bằng đá và những lâu đài đá bên biển
Nới nhà thơ Puskin đã viết bài thơ nổi tiếng của ông về Nàng tiên bị giam cầm.
Kazakhstan là quốc gia rộng thứ chín trên thế giới Nhưng dân số lại chỉ đúng sau Mông cổ về độ thưa thớt ,
Chà còn một điều ít ai biết đến là bộ Phim màu nổi tiếng 1 thời về những chàng trai Cô dắc quả cảm ~ Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt ~ đươc hãng phim Nga dàn dựng tại đây
Okay giờ tiếp theo
Nươc nào Chữ........ Z :so_funny:

26-02-2008, 03:54 AM
Zimbabwe
Zimbabwe là một quốc gia tại miền nam châu Phi.
Thủ đô: Harare
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng anh
Độc lập từ Anh
Diện tích
- Tổng số 390.757 km² (hạng 60)

- Nước (%) 1%
Dân số
- Ước lượng 2005 13,010,000 (hạng 68)
- Mật độ 33 /km² (hạng 170)
GDP (PPP) Ước tính 2005
- Tổng số 30,581 tỷ đô la Mỹ (hạng 94)
- Theo đầu người 2.607 đô la Mỹ (hạng 129)
HDI (2005) 0,491 (thấp) (hạng 151)
Đơn vị tiền tệ Đô la Zimbabwe (ZWD)
Múi giờ (UTC+ 2)
Tên miền Internet .zw
Mã số điện thoại +263