*Mãi Xa*
01-03-2006, 05:42 AM
07.32 GMT
Ngồi chết lặng trước những hình ảnh người dân chen chúc nhau trong những trung tâm tỵ nạn đang từ từ chiếu trên truyền hình. Tỵ nạn ở đây không phải Tỵ nạn của chiến tranh bom đạn nhưng sao thấy giống như người ta đang tỵ nạn bom đạn của một thời nào đó trong quá khứ. Người ta đang tỵ nạn những cơn mưa bão lụt lội. Người ta đang sướt mướt vì cảnh tan cửa, nát nhà. Người ta đang khóc, ngơ ngác tìm người thân....có ai ngờ đó là hình ảnh hiện hữu của một nước Mỹ bình an, no ấm ?
Những con gió lốc thổi tung, lật tung tất cả, quét sạch tất cả thành bình địa thành những đống gạch vụn, những đống gỗ nát, những thân cây gẫy ngang, trốc rễ, những tòa nhà loang lổ với những khung cửa sổ bị vỡ kiếng trông tiêu điều thê lương như chiến tranh vừa đi ngang để lại những dấu tích tàn phá...
Hàng ngàn ngôi nhà nằm chìm dưới nước, chỉ còn thấy những mái nhà hình tam giác ẩn hiện với những cánh tay đang phất phới kêu cầu cứu vớt... những căn nhà ngập nước với xác người nằm vướng víu, lềnh bềnh bên trong hay trôi tắp vào những hóc hẻm nào đó bởi giòng nước đục cuốn đi. Giòng nước đục mà nhiều người đang chạy trốn, đang thất thoát người thân. Hình ảnh những em bé ngơ ngác lạc mất cha me với khuôn mặt dẫm nước mắt, hình ảnh những người cha người mẹ cuống quýt đi tìm con, hình ảnh cô bé mới lớn đã gẫy vụn tình đầu vừa khóc vừa kể lại câu chuyện người yêu bị nước cuốn đi... hình ảnh những xác chết nằm co quắp bên vách nhà, hay chết cứng trên những chiếc xe lăn không ai nhớ để đẩy đến nơi an toàn. Hình ảnh người đàn bà chới với đẩy xác chồng đến nơi khô cạn. Hình ảnh những con chó, con mèo sợ hãi run rẩy đứng trốn trên cây, Hình ảnh con chó ngồi ủ rũ canh xác chủ đã chết từ bao giờ, và nhiều hình ảnh đau thương khác cứ tiếp nối ngày này sang ngày nọ trên màn ảnh làm dấy lên sự thương cảm, làm mắt cay cay, làm nhói tim, mũi lòng. Sáng nay, TV nói về một cặp vợ chồng già đã bị kẹt cứng trong cơn nước lụt, và người chồng đã kề cận sát bên để canh xác vợ suốt 3 tuần lễ... Nước mắt rưng rưng mờ nhạt trước cái nghĩa thủy chung, cái nghĩa tận cùng của một đời người...
Đường phố vắng vẻ tiêu điều với con nước lụt đang từ từ rút để thấy rõ những xác người, xác vật nắm chết ngả nghiêng kề bên nhau bởi những con đê vỡ ùa về không đủ khả năng chạy trốn, đành chịu thua cho giòng nước đục nhận chìm. Thành phố bình yên, bỗng chốc trở nên thành phố như của chiến tranh ngày nào... như Việt Nam tôi với những người lính súng ống đi đầy đường, với những chiếc tàu, chiếc xe nhà binh rầm rộ chạy hầu vãn hồi an ninh cho một nơi tưởng chừng sẽ bị nhận chìm dưới giòng nước.
Nơi quê hương tôi ngày xưa, những người dân nơi các thị trấn làng mạc cũng tỵ nạn bom đạn tìm về thành phố, Quê hương tôi 30 năm trước, hàng trăm ngàn người cũng rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tìm đường tỵ nạn qua biết bao nhiêu cam go bằng những con đường rừng núi hiểm nguy, bằng những chiếc thuyền mong manh trên biển cả để hàng ngàn người vùi thây trong rừng thiêng nước độc, hàng ngàn người già trẻ lớn bé làm mồi cho sóng dữ, cho hải tặc...có những chia lìa đau thương giữa chồng và vợ, giữa mẹ và con... có những mất mát không thể lấp bù thay thế... Gia đình tôi cũng thế ...
Những hình ảnh đã và đang lần lượt chiếu qua màn ảnh của cơn bão Katrina suốt 3 tuần nay đã làm lòng tôi xót xa, nặng trĩu, làm tâm tư tôi trì trệ. Ngồi nhìn hằng giờ hết đài này sang đài nọ, hết bình luận này đến phỏng vấn kia mà thấy lòng ngổn ngang đau xót, nhưng liệu những hình ảnh này có so sanh nổi hình ảnh của dân Việt Nan tôi chạy trốn bom đan, dân tôi đi tìm tự do mà cái giá phải trả bằng sự khổ đau, bằng sự mất mát mà không một từ tâm, không một an ủi vỗ về?... Hình ảnh thương tâm nào có thể tẩy xóa theo thời gian? nỗi đau nào có thể xoa dịu, nguôi ngoai? hay vết thẹo vẫn còn trên da thịt mà không sao tẩy xóa?...
Mùa xuân hình như đã về, nhưng khí hậu không hài hòa, lá vẫn chưa thay màu nên những vòng tròn đỏ ửng của mỗi sáng đi làm vẫn ngạo nghễ thách đố chiếu vào mắt cho dòng xe cộ nối đuôi nhau chậm lại hơn mọi ngày trong khi tiểu bang bên cạnh người người đang cuống quýt tìm đường chạy trốn, chạy trốn một cơn bão lốc khác đang sắp sửa đi vào....
Xin bình an yên lành đi về với vùng đang bão tố.... Việt Nam tôi ơi .... Cháy hoài niềm tin và sức sống †
Ngồi chết lặng trước những hình ảnh người dân chen chúc nhau trong những trung tâm tỵ nạn đang từ từ chiếu trên truyền hình. Tỵ nạn ở đây không phải Tỵ nạn của chiến tranh bom đạn nhưng sao thấy giống như người ta đang tỵ nạn bom đạn của một thời nào đó trong quá khứ. Người ta đang tỵ nạn những cơn mưa bão lụt lội. Người ta đang sướt mướt vì cảnh tan cửa, nát nhà. Người ta đang khóc, ngơ ngác tìm người thân....có ai ngờ đó là hình ảnh hiện hữu của một nước Mỹ bình an, no ấm ?
Những con gió lốc thổi tung, lật tung tất cả, quét sạch tất cả thành bình địa thành những đống gạch vụn, những đống gỗ nát, những thân cây gẫy ngang, trốc rễ, những tòa nhà loang lổ với những khung cửa sổ bị vỡ kiếng trông tiêu điều thê lương như chiến tranh vừa đi ngang để lại những dấu tích tàn phá...
Hàng ngàn ngôi nhà nằm chìm dưới nước, chỉ còn thấy những mái nhà hình tam giác ẩn hiện với những cánh tay đang phất phới kêu cầu cứu vớt... những căn nhà ngập nước với xác người nằm vướng víu, lềnh bềnh bên trong hay trôi tắp vào những hóc hẻm nào đó bởi giòng nước đục cuốn đi. Giòng nước đục mà nhiều người đang chạy trốn, đang thất thoát người thân. Hình ảnh những em bé ngơ ngác lạc mất cha me với khuôn mặt dẫm nước mắt, hình ảnh những người cha người mẹ cuống quýt đi tìm con, hình ảnh cô bé mới lớn đã gẫy vụn tình đầu vừa khóc vừa kể lại câu chuyện người yêu bị nước cuốn đi... hình ảnh những xác chết nằm co quắp bên vách nhà, hay chết cứng trên những chiếc xe lăn không ai nhớ để đẩy đến nơi an toàn. Hình ảnh người đàn bà chới với đẩy xác chồng đến nơi khô cạn. Hình ảnh những con chó, con mèo sợ hãi run rẩy đứng trốn trên cây, Hình ảnh con chó ngồi ủ rũ canh xác chủ đã chết từ bao giờ, và nhiều hình ảnh đau thương khác cứ tiếp nối ngày này sang ngày nọ trên màn ảnh làm dấy lên sự thương cảm, làm mắt cay cay, làm nhói tim, mũi lòng. Sáng nay, TV nói về một cặp vợ chồng già đã bị kẹt cứng trong cơn nước lụt, và người chồng đã kề cận sát bên để canh xác vợ suốt 3 tuần lễ... Nước mắt rưng rưng mờ nhạt trước cái nghĩa thủy chung, cái nghĩa tận cùng của một đời người...
Đường phố vắng vẻ tiêu điều với con nước lụt đang từ từ rút để thấy rõ những xác người, xác vật nắm chết ngả nghiêng kề bên nhau bởi những con đê vỡ ùa về không đủ khả năng chạy trốn, đành chịu thua cho giòng nước đục nhận chìm. Thành phố bình yên, bỗng chốc trở nên thành phố như của chiến tranh ngày nào... như Việt Nam tôi với những người lính súng ống đi đầy đường, với những chiếc tàu, chiếc xe nhà binh rầm rộ chạy hầu vãn hồi an ninh cho một nơi tưởng chừng sẽ bị nhận chìm dưới giòng nước.
Nơi quê hương tôi ngày xưa, những người dân nơi các thị trấn làng mạc cũng tỵ nạn bom đạn tìm về thành phố, Quê hương tôi 30 năm trước, hàng trăm ngàn người cũng rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tìm đường tỵ nạn qua biết bao nhiêu cam go bằng những con đường rừng núi hiểm nguy, bằng những chiếc thuyền mong manh trên biển cả để hàng ngàn người vùi thây trong rừng thiêng nước độc, hàng ngàn người già trẻ lớn bé làm mồi cho sóng dữ, cho hải tặc...có những chia lìa đau thương giữa chồng và vợ, giữa mẹ và con... có những mất mát không thể lấp bù thay thế... Gia đình tôi cũng thế ...
Những hình ảnh đã và đang lần lượt chiếu qua màn ảnh của cơn bão Katrina suốt 3 tuần nay đã làm lòng tôi xót xa, nặng trĩu, làm tâm tư tôi trì trệ. Ngồi nhìn hằng giờ hết đài này sang đài nọ, hết bình luận này đến phỏng vấn kia mà thấy lòng ngổn ngang đau xót, nhưng liệu những hình ảnh này có so sanh nổi hình ảnh của dân Việt Nan tôi chạy trốn bom đan, dân tôi đi tìm tự do mà cái giá phải trả bằng sự khổ đau, bằng sự mất mát mà không một từ tâm, không một an ủi vỗ về?... Hình ảnh thương tâm nào có thể tẩy xóa theo thời gian? nỗi đau nào có thể xoa dịu, nguôi ngoai? hay vết thẹo vẫn còn trên da thịt mà không sao tẩy xóa?...
Mùa xuân hình như đã về, nhưng khí hậu không hài hòa, lá vẫn chưa thay màu nên những vòng tròn đỏ ửng của mỗi sáng đi làm vẫn ngạo nghễ thách đố chiếu vào mắt cho dòng xe cộ nối đuôi nhau chậm lại hơn mọi ngày trong khi tiểu bang bên cạnh người người đang cuống quýt tìm đường chạy trốn, chạy trốn một cơn bão lốc khác đang sắp sửa đi vào....
Xin bình an yên lành đi về với vùng đang bão tố.... Việt Nam tôi ơi .... Cháy hoài niềm tin và sức sống †