PDA

Xem đầy đủ chức năng : Sự mất mát con người là mất mát lớn nhất...



♥ PlanetVN ♥
13-02-2006, 03:53 AM
Một câu chuyện có thật, đang là mối bận tâm của rất nhiều gia đình hiện nay... [Nguồn: mục Những Chuyện Khó Tin Nhưng Có Thật, báo An Ninh Thế Giới Cuối Tháng...] :)

Tìm hiểu qua bạn bè nó, chúng tôi mới biết rằng nó tham gia một cuộc đua xe đường dài, leo dốc với một đám thanh niên khác. Thế thì cũng chưa có gì là nghiêm trọng lắm. Tôi an ủi vợ tôi như vậy. Một vài năm nữa khi nó lớn chắc sẽ thay đổi. Nhưng không lẽ đua xe mà lại khiến con tôi thay đổi nhiều như thế. Tôi không hiểu nổi.

Tôi phải cầm lòng để viết cho báo những dòng chữ này. Mọi bất hạnh diễn ra như một cơn ác mộng mà tôi không thể rũ bỏ được.

Tôi lấy vợ sớm, cả hai chúng tôi đều có việc làm ổn định tại thành phố. Cuộc sống có thể nói là sung túc hơn so với khá nhiều người xung quanh. Đằng nội đằng ngoại tôi hiếm con, hiếm cháu cho nên tất cả đều kỳ vọng vào vợ chồng tôi. Nhiều lần cả mẹ đẻ lẫn mẹ vợ tôi cùng nhau đi chùa để cầu phúc xin cho vợ chồng tôi sinh quý tử. Cuối cùng sau ba năm vợ tôi cũng sinh được một đứa con trai. Và chúng tôi lập cả một chương trình nuôi dạy quý tử của mình. Ai mách về cách dạy dỗ con như thế nào là cô ấy về thực hiện ngay. Mỗi ngày một cách. Tôi cũng chăm sóc con theo cách riêng của mình. Mỗi ngày, tôi mua một thứ đồ chơi mới. Nó chơi một lúc, chán lại tháo tung ra. Cả phòng ngủ của nó giống như một cái kho chứa toàn đồ chơi. Vì chuyện đồ chơi mà chúng tôi cũng thỉnh thoảng cãi cọ nhau vì tôi tiêu quá nhiều tiền vào việc đó. Con tôi cứ lớn lên trong sự chăm bẵm như vậy. Cho đến khi nó lên mười tuổi thì chúng tôi không còn kiểm soát được nó nữa.

Một lần vợ tôi mắng mỏ nó điều gì đó, nó trừng mắt lên nói hỗn. Cô ấy vô cùng ngạc nhiên vì từ trước đến nay nó chưa từng dám cãi mẹ nửa lời. Vì chuyện này mà cô ấy khóc suốt một tuần. Tôi gọi nó lại, bắt xin lỗi mẹ. Nó lầm lì không nói gì. Từ lúc ấy tôi hiểu rằng chúng tôi không hiểu gì về nó cả. Tôi an ủi vợ và động viên cô ấy quan sát đến những thay đổi tâm lý của con. Thế nhưng sau khi quan sát được ba ngày, vợ tôi còn chút nữa thì ngất. Đứa con nhỏ của tôi đã cùng đám bạn phì phèo thuốc lá trên miệng. Làm sao thế nhỉ, tôi có hút thuốc bao giờ đâu. Vợ tôi lôi con về, vừa khóc vừa đánh cho nó một trận. Nó không nói gì, chỉ lấy tay che đầu. Khuôn mặt vênh lên thách thức tất cả.

Tôi muốn tìm hiểu xem con mình đang nghĩ gì. Cả buổi tối tôi đưa nó đi chơi, nó không nói một câu gì. Tôi cho nó ăn kem, ăn soài... tất cả những gì nó thích nhất. Nó vẫn ăn nhưng không tỏ thái độ. Chỉ trước khi đi ngủ nó mới bảo, bố mẹ chẳng hiểu gì con cả. Tôi sững người. Đứa trẻ mười tuổi mà nói với cha mẹ câu ấy thì điều gì đang diễn ra. Tôi không biết hút thuốc lá, lại nghe nói rằng hút thuốc có hại lắm. Nhưng con tôi đã hút. Tôi phải làm thế nào bây giờ, điều gì đang xảy ra trong đầu nó?

Đêm đã khuya, vợ tôi khóc một hồi lâu, mệt quá đã thiếp đi. Tôi lặng lẽ mở cửa đi ra ngoài. Đêm tháng mười gió đã se lạnh. Đầu phố vẫn còn một quán nước nhỏ. Thế là tôi lững thững đi về phía ấy. Cô chủ quán mời một chén trà nóng rồi theo thói quen cô nhìn tôi hỏi: Anh có hút thuốc không?. Tôi xua tay từ chối. Nhưng đột nhiên cái ham muốn được biết cái cảm giác hút thuốc đang chế ngự con mình như thế nào. Tôi rút lấy một điếu thuốc và hút một hơi dài. Tôi ho sặc sụa vì hơi thuốc ấy. Tôi hút liền ba điếu. Chỉ thấy trong miệng đắng ngắt, tái tê, chẳng có gì ngon ngọt cả.

Vợ tôi quyết định nghỉ việc để ở nhà trông con, đưa con đến trường. Cô ấy quyết định thực hiện kỷ luật sắt với con. Cô không cho nó ngủ riêng nữa mà phải ngủ trên một cái giường nhỏ kê riêng trong phòng ngủ của chúng tôi. Buổi sáng con học trong lớp thì mẹ ngồi ở cổng trường. Tiếng trống tan vừa đánh là cô ấy đứng chặn ngay ở cổng trường để đón con về. Nhờ thế mà trong vài năm sau đó, con tôi bình thường trở lại không gây ra điều gì khiến chúng tôi lo lắng. Tuy nhiên, nó không cởi mở với cha mẹ lắm. Để lấy lòng con, tôi ra sức mua cho nó mọi thứ nó yêu cầu dù những thứ nó thích bây giờ đắt gấp cả trăm lần những món đồ chơi ngày trước. Sau hai năm quản lý con, vợ tôi lại đi làm lại.

Cho đến khi nó mười sáu tuổi thì mọi việc bắt đầu có nguy cơ không kiểm soát nổi. Đầu tiên nó đòi mua một cái xe máy. Vợ tôi nhất định không chịu vì sợ tai nạn giao thông xảy ra thì nó đứng lên giữa bữa cơm trưa và tuyên bố: Nếu không có xe máy thì nó không về ăn tối với cha mẹ được vì trường học ở xa. Đúng là cũng hơi xa vì trường cách nhà tôi một con phố dài ba trăm mét. Vợ tôi lồng lộn lên. Cô ấy quát mắng om xòm. Nhưng nó cứ trơ trơ ra rồi bỏ lên phòng.

Hôm sau, khi đã hết chương trình thời sự buổi tối, nó vẫn chưa về. Vợ tôi liên tục phải hâm nóng lại thức ăn vì tưởng hai ba phút nữa là con về. Tôi đã lao ra trường mấy lần nhưng ở đó chẳng còn bóng người nào cả.

Mười một giờ đêm nó mới về, tóc tai rũ rượi. Vợ tôi vừa giận vừa thương lao vào tát con, khóc lóc ầm ĩ. Nó đứng im, không khóc, không van xin. Hỏi đi đâu bây giờ mới về cũng không nói.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng phải mua cho nó một cái xe máy. Đi được một tuần, nó về bảo phải đổi xe khác vì cái xe này cổ rồi. Tôi điên lắm, quyết định phải dạy con vào nề nếp. Nhưng ngay thời điểm đó tôi lại phải đi công tác xa nhà. Mọi chuyện đều do vợ tôi quyết định. Vợ tôi hay khóc, hay nổi giận nhưng rất sợ con. Sau ba ngày, yêu cầu của nó được đáp ứng.

Và từ tối đó, hôm nào vợ cũng gọi điện khóc với tôi vì cho đến mười một giờ con vẫn chưa về. Một buổi sáng, thấy mặt con đầy vết xước, vợ tôi mới hoảng hồn lên. Nó bảo do ngã xe. Nói xong nó lẳng lặng dắt xe đi. Vợ tôi giằng lấy chìa khóa. Nó mặc mẹ đứng đó, vẫy xe ôm đi học.

Hai hôm sau, công an khu vực tìm đến nhà tôi. Hóa ra con tôi tham gia đua xe với một đám thanh niên. Tôi phải thu ngắn chuyến công tác lại. Nhưng cho đến lúc ấy thì tôi cảm thấy dường như hoàn toàn bất lực với con. Vợ tôi đã nhờ đến cả một anh cảnh sát khu vực đến răn đe nhưng vẫn không thành. Nó vẫn đi thâu đêm và sáng ra tôi nhìn hộp số xe máy thấy tăng thêm gần trăm km. Tức là nó vẫn đua xe. Tôi khùng lên không cho nó đi học nữa mà bắt nhốt ở nhà. Nó cũng giở trò nhất định không ăn uống gì cả. Bao nhiêu đồ ăn mẹ nó mang vào, nó đều không đụng tới. Vợ tôi sợ con đói lả đi nên đã giấu tôi thả nó ra. Thế là nó mang xe đi luôn. Ba ngày sau nó mới mò về. Quần áo tả tơi, mặt mũi tóp lại. Nó ăn uống nhồm nhoàm mặc cho mẹ nó khóc lóc hỏi han. Ăn xong, nó nằm ngủ ngay tại phòng khách.

Tìm hiểu qua bạn bè nó, chúng tôi mới biết rằng nó tham gia một cuộc đua xe đường dài, leo dốc với một đám thanh niên khác. Thế thì cũng chưa có gì là nghiêm trọng lắm. Tôi an ủi vợ tôi như vậy. Một vài năm nữa khi nó lớn chắc sẽ thay đổi. Nhưng không lẽ đua xe mà lại khiến con tôi thay đổi nhiều như thế. Tôi không hiểu nổi.

Trong một lần ra ngoại thành, tôi đi xe máy chầm chậm. Tôi chỉ đi với tốc độ 30 km một giờ thôi. Bỗng nhiên một đám thanh niên đi xe máy rú ga đánh võng trước mặt tôi. Chắc là chúng đua xe đây. Tự nhiên máu trong người tôi sôi lên. Con tôi mà bị trò đua xe này thay đổi ư? Không thể. Dường như tôi muốn tìm hiểu sao trò đua xe này lại khiến con tôi lao vào như thiêu thân vậy. Tôi rú ga, lượn một đường trước xe của đám thanh niên nọ. Thế là nháo nhác hết lên. Tiếng còi xe inh ỏi. Mấy người đi xe đạp rạp hết vào vệ đường. Tôi tăng ga với tốc độ rất cao. Đám thanh niên cũng tìm cách vượt lên. Đua độ 1 km, tôi táp vào ven đường và dừng lại. Chẳng có cảm giác gì đặc biệt cả. Tôi bỗng hoảng sợ vì nếu thế thì chắc chắn con tôi đang giấu tôi những chuyện khác chứ không phải là chuyện đua xe. Tôi kể cho vợ nghe. Cô ấy không tin.

Nhờ một người bạn mách cho, chúng tôi quyết định đến văn phòng vệ sĩ để thuê người theo dõi con mình. Nhưng bọn trẻ bây giờ quả là tinh khôn. Dường như nó biết được điều ấy nên suốt ngày ở lỳ trong nhà, kêu ốm, nghỉ học. Nhưng khi bác sĩ đến khám bệnh thì nó nhất định không cho đụng vào người. Bác sĩ không nói gì chỉ yêu cầu vợ tôi mang cho ông ta xem những thức ăn còn lại của nó, rồi xem những bộ quần áo mới thay ra, kiểm tra cả cái cốc uống nước nữa.

Tôi không hiểu gì, còn vợ tôi thì đã chảy nước mắt vì nghĩ rằng con tôi chắc mắc phải một thứ dịch bệnh nào đó. Bác sĩ vẫn kiểm tra qua những thứ yêu cầu và cuối cùng, lời tuyên án cũng đến. Ông ấy khẳng định rằng con trai tôi đã dùng ma túy. Tôi khựng người, mất hồn. Vợ tôi quỵ hẳn xuống. Thế là ông bác sĩ phải cấp cứu vợ tôi. Thằng con tôi nhân cơ hội đó trốn khỏi nhà luôn.

Tỉnh dậy, việc đầu tiên vợ tôi làm không phải tìm con mà là nhào vào tôi khóc nức nở. Cô ấy sợ tôi lại thử dùng ma túy như tôi đã thử hút thuốc lá, thử đua xe để tìm hiểu con. Như sực tỉnh, vợ tôi chạy đến chiếc tủ cất giữ tiền bạc của gia đình và vội vã mở nó ra. Bao nhiêu vàng, đôla, cùng những gói tiền loại năm trăm ngàn đã biến mất. Cô ấy rũ tung đống quần áo của con lên và keng một cái, một chiếc chìa khóa rơi ra. Lập cập, run rẩy, cô ấy tra chiếc chìa khóa vào tủ. Chiếc chìa khóa vừa khít. Tiền dành dụm được chúng tôi vừa rút ở ngân hàng về để đi mua đất đã trở thành mây khói. Vợ tôi không còn khóc nổi nữa. Tôi ôm lấy vợ và bảo việc quan trọng là bây giờ phải tìm được con về và cai nghiện cho nó.

Một tuần sau, nỗi bất hạnh đổ ập xuống đầu chúng tôi. Đứa con quý tử của tôi đã bị đâm chết trong một vụ đánh lộn. Tôi không thể kể được nỗi đau đớn mà chúng tôi phải gánh chịu khi đó. Vợ tôi kiệt sức nằm bẹp... Cô ấy cứ nằm thế cả tháng. Tôi sợ vợ tôi sẽ có những ý nghĩ tuyệt vọng nên buộc cô ấy phải trở dậy. Hai đứa chúng tôi lặng lẽ đưa nhau ra phố, mua vé vào nhà hát xem kịch,... Bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của một nhân vật trong vở kịch của nhà văn Hữu Ước rằng: Sự mất mát con người là mất mát lớn nhất. Đấy là nỗi bất hạnh của cuộc đời tôi..

Lời Tòa soạn: Chúng tôi xin chia buồn cùng với vợ chồng anh. Anh quả thật rất yêu con, và sẵn sàng tìm mọi cách để hiểu tâm tư, tình cảm của con mình. Tuy nhiên phương pháp đó có thể đã không đúng. Nếu như anh không nuông chiều con, ngay từ đầu, anh cứng rắn với nó, cho nó vào khuôn phép nhất định. Hơn nữa, chúng ta những bậc làm cha làm mẹ không chỉ có nhiệm vụ là "tìm hiểu" con cái mà còn có nhiệm vụ cao cả hơn là phải hướng con cái đến những lối sống tốt đẹp. Câu chuyện của anh cũng chính là bài học nhức nhối của nhiều gia đình hiện nay...

chiều muộn
13-02-2006, 06:21 AM
Vốn quí nhất tạo hóa ban cho con người chính là sự sống ... :) Thế mà ... hmm... không ít những người hở chút lại lôi cái chết ra ... xem như một cứu cánh... hmm ...

loinoihaybatdaututraitim
13-02-2006, 08:32 AM
câu chuyện của bạn chính là nỗi băn khoăn của nhiều gia đình lắm tiền nhiều của... chán vậy đó, nhiều tiền nhưng mà không có hạnh phúc thì cũng vất đi... cái hạnh phúc ở đây có nghĩa là gì, cái hạnh phúc ở đây chính là đến giờ cơm cả nhà được quây quần bên nhau, cha con tâm sự về những băn khoan của tuổi mới lớn... còn đây, chỉ có cái mặt chất được trau dồi nhưng mà tình cảm gia đình lại bị mai một theo tháng năm...phận làm cha làm mẹ phải hiểu và luôn theo dõi và chăm sóc con mình,phải dạy cho nó biết cái đúng cái sai trong cươc sống, phải hiểu được con mình cần gì và phải dạy cho nó không nên làm gì... còn phận con cái thì phải biết nghe lời người đã sinh ra mình, phải biết cái cực khổ trăm bề mà cha mẹ mình đã nuôi mình đến bây giờ... lo lắng từng ngày vào những khi con còn bé tí, những cú trượt ngã đầu đời , những lần sốt , những lúc con đi chơi với bạn bè...Và rồi sao nữa, khi đã lớn, đã nhận thức được cái đúng cái sai, còn phải lo lắng cho con mình những nhu cầu cần thiết để bằng bạn bằng bè... nhưng đáp lại điều đó, những cậu quý tử đó có hiểu điều đó không? tiền đưa như nước , ăn chơi, đua đòi, mặc dù biết đó là sai nhưng bạn bè rủ rê lôi kéo, rồi lại sa ngã... cuối cùng suy ra lỗi là do cha mẹ không biết dạy con tiêu tiền như thế nào là đúng... cha mẹ còng lưng đi làm , con cái thì lại dùng đồng tiền đó nhảy vào những cuộc thâu đêm suốt sáng...
Hồi trước tôi có một thằng bạn, nó hút thuốc con ngựa 10000 đồng một gói, nó cũng đi làm, cha nó cũng đi làm, mẹ nó cũng đi làm mà chủ yếu là ba mẹ nó... nó là một đứa sống có trách nhiệm. Rồi một hôm, ba nó thấy nó ngồi uống cafe với mấy đứa bạn đầu đường, tay cầm điếu thuốc ngựa ba nó đã nói đùa một câu"Ta cũng đi làm, nó cũng đi làm, ta hút thuốc, nó cũng hút thuốc, nhưng mà có điều ta hút Prince còn nó hút con ngựa... sang nhĩ... " vậy là không biết hôm sau thế nào mà tôi không bao giờ thấy nó hút thuốc nữa, mặc dù các bạn biết hút thuốc sẽ rất khó bỏ...
Vậy đó, do ý chí của con người, do bản chất con người, mà bản chất đó từ đâu mà có, đó là do cha mẹ đã dạy cho con cái biết cái gì sai, cái gì đúng, và... điều cuối cùng... do bạn quyết định... nguoi do chet la co ly do...và nếu nó sống tốt hơn sau vụ đua xe đó, tôi nghĩ cha mẹ nguoi do' đó sẽ hạnh phúc hơn khi thấy con mình từ đám lầy bước ra mà phủi sạch các vết bẩn...
Phần còn lại do các bạn đánh giá...
"Ai cũng có một lần sống, vậy khi sống hãy sống làm sao cho đến khi ngã xuống, bản thân không thấy hổ thẹn với mọi người..."

Kitty
14-02-2006, 02:12 AM
Đây là một bài học củat cuộc sống.Nói chung những chuyện như thế này cũng xảy ra nhiều.Thật đáng tiếc.

♥ PlanetVN ♥
14-02-2006, 06:45 AM
chiều muộn: Cậu có đọc bài không mà bình luận kỳ cục zậy??? :think:
loinoihaybatdaututraitim : Cậu nói đúng lắm... Thật đáng tiếc... Xã hội hiện nay còn lắm những hoàn cảnh như vậy... Không phải các bậc phụ huynh không muốn thay đổi... Ta thấy, họ đã làm hết sức mình... Nhưng... :(
Hy vọng sau này con của mình sẽ không như vậy... Chúa ơi!!!

chiều muộn
14-02-2006, 06:50 AM
Hmm... đương nhiên là có rùi ^^ có cần làm bài text hoh nè ^^ chỉ là... hmm... cái bình đấy là mình đang từ cái câu chủ "sự mất mát con người là lớn nhất" ấy ... uhm... vì mình từng gặp nhiều trường hợp thế nên sẵn đây... hmm... hơi... lãng nhách so với bài planet post nhỉ ^^