bebadboy87
24-12-2005, 08:02 AM
Bài Thánh ca đó còn nhớ không em?
Khi trời se lạnh, bóng những cây thông, hình nộm người tuyết tràn ngập đường phố, người người chuẩn bị đón Giáng sinh về.
Thời tôi còn bé, ở Hà Nội, tôi chia thời gian làm hai loại: Một bên là Tết, một bên là tất cả những ngày còn lại, trong đó đương nhiên có… Noel.
Giáng sinh thời ấy, ít ra với cá nhân tôi là những đứa trẻ như tôi, chẳng có gì đặc biệt nếu gia đình không theo đạo. Không có cây thông, không đèn ông sao, chẳng biết ông già Tuyết là ai ngoài mấy hình ảnh “truyền mồm” là ông ấy cưỡi xe phóng trên mái nhà vào cho quà trẻ con… bên Tây.
Tóm lại, Giáng sinh đơn giản là một buổi tối lạnh và ngoài đường hơi đông người một tí. Vậy thôi!
Tôi còn nhớ mãi, năm đó, có lần tôi đi qua Bô-đê-ga (tiệm ăn vĩ đại nhất Hà Nội mà trẻ con gọi là Bò dê gà), nơi cả đời tôi không bước chân vào. Tôi nhìn thấy trong tủ kính có một chiếc bánh gatô hình khúc gỗ.
Tuyệt tác đó làm tôi choáng váng. Bởi bánh gatô đã sang trọng khủng khiếp rồi, bánh hình khúc gỗ thì lạ quá, phi thường quá! Mãi về sau này, tôi mới hiểu đấy là biểu tượng đặc biệt của bánh Noel.
Năm 1977, tôi vào Sài Gòn học Đại học Bách Khoa. Trước Giáng sinh khá lâu, các sinh viên cùng lớp đã nói tới chuyện này khiến tôi rất lạ. Đã thế, vào hôm đó, thầy giáo lại cho cả lớp nghỉ sớm và tất cả hò reo, trừ tôi.
Đêm ấy vì tò mò, tôi phóng xe đạp như ông già Noel cưỡi xe tuần lộc ra đường. Ôi chao, đông kinh khủng Công an phải làm chốt chặn vào trung tâm thành phố. Tôi có cảm giác thiên hạ, nhất là lớp trẻ, ai cũng đi và ai cũng nhìn nhau.
Gần ba mươi năm trôi qua. Tôi đã già đi (mặc dù chưa già bằng ông già Tuyết). Có những Giáng sinh ở nước ngoài, tôi đã nhìn thấy những cây thông Noel khổng lồ và các ngôi nhà trang trí rực rỡ. Tôi hiểu rằng, Noel đã biến thành ngày lễ của mọi người và hơn thế nữa, gần như của mọi quốc gia.
Tại sao thế nhỉ?
Dù tin Chúa hay không, chúng ta cũng nhìn vào nhau. Giáng sinh chính là dịp tuyệt vời để người thân trong gia đình và cả những người chưa quen biết bày tỏ tình cảm chân thật của mình.
Cảm giác dịu dàng, mềm mại, thương yêu tràn ngập trong khí trời lành lạnh, màn đêm mờ mờ và tiếng chuông ngân nga.
”Đêm Thánh vô cùng” là một cụm từ kỳ lạ, nhiều biểu cảm nhất mà chúng ta nghe được. Vì vậy, trong đêm Giáng sinh, ta có thể nghe đi nghe lại một giai điệu, một bài hát mà không chán. Bởi đấy không phải nhạc mà là lòng ta.
Ôi, “Noel năm nào chúng mình có nhau…”. Noel tuyệt vời rồi, có nhau trong đêm Thánh còn gì tuyệt vời hơn!
ST
Khi trời se lạnh, bóng những cây thông, hình nộm người tuyết tràn ngập đường phố, người người chuẩn bị đón Giáng sinh về.
Thời tôi còn bé, ở Hà Nội, tôi chia thời gian làm hai loại: Một bên là Tết, một bên là tất cả những ngày còn lại, trong đó đương nhiên có… Noel.
Giáng sinh thời ấy, ít ra với cá nhân tôi là những đứa trẻ như tôi, chẳng có gì đặc biệt nếu gia đình không theo đạo. Không có cây thông, không đèn ông sao, chẳng biết ông già Tuyết là ai ngoài mấy hình ảnh “truyền mồm” là ông ấy cưỡi xe phóng trên mái nhà vào cho quà trẻ con… bên Tây.
Tóm lại, Giáng sinh đơn giản là một buổi tối lạnh và ngoài đường hơi đông người một tí. Vậy thôi!
Tôi còn nhớ mãi, năm đó, có lần tôi đi qua Bô-đê-ga (tiệm ăn vĩ đại nhất Hà Nội mà trẻ con gọi là Bò dê gà), nơi cả đời tôi không bước chân vào. Tôi nhìn thấy trong tủ kính có một chiếc bánh gatô hình khúc gỗ.
Tuyệt tác đó làm tôi choáng váng. Bởi bánh gatô đã sang trọng khủng khiếp rồi, bánh hình khúc gỗ thì lạ quá, phi thường quá! Mãi về sau này, tôi mới hiểu đấy là biểu tượng đặc biệt của bánh Noel.
Năm 1977, tôi vào Sài Gòn học Đại học Bách Khoa. Trước Giáng sinh khá lâu, các sinh viên cùng lớp đã nói tới chuyện này khiến tôi rất lạ. Đã thế, vào hôm đó, thầy giáo lại cho cả lớp nghỉ sớm và tất cả hò reo, trừ tôi.
Đêm ấy vì tò mò, tôi phóng xe đạp như ông già Noel cưỡi xe tuần lộc ra đường. Ôi chao, đông kinh khủng Công an phải làm chốt chặn vào trung tâm thành phố. Tôi có cảm giác thiên hạ, nhất là lớp trẻ, ai cũng đi và ai cũng nhìn nhau.
Gần ba mươi năm trôi qua. Tôi đã già đi (mặc dù chưa già bằng ông già Tuyết). Có những Giáng sinh ở nước ngoài, tôi đã nhìn thấy những cây thông Noel khổng lồ và các ngôi nhà trang trí rực rỡ. Tôi hiểu rằng, Noel đã biến thành ngày lễ của mọi người và hơn thế nữa, gần như của mọi quốc gia.
Tại sao thế nhỉ?
Dù tin Chúa hay không, chúng ta cũng nhìn vào nhau. Giáng sinh chính là dịp tuyệt vời để người thân trong gia đình và cả những người chưa quen biết bày tỏ tình cảm chân thật của mình.
Cảm giác dịu dàng, mềm mại, thương yêu tràn ngập trong khí trời lành lạnh, màn đêm mờ mờ và tiếng chuông ngân nga.
”Đêm Thánh vô cùng” là một cụm từ kỳ lạ, nhiều biểu cảm nhất mà chúng ta nghe được. Vì vậy, trong đêm Giáng sinh, ta có thể nghe đi nghe lại một giai điệu, một bài hát mà không chán. Bởi đấy không phải nhạc mà là lòng ta.
Ôi, “Noel năm nào chúng mình có nhau…”. Noel tuyệt vời rồi, có nhau trong đêm Thánh còn gì tuyệt vời hơn!
ST