PDA

Xem đầy đủ chức năng : Hướng dẫn mới nhất về thi trắc nghiệm 2006



leon_king
30-10-2005, 11:34 PM
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006 và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007 học sinh (HS) lớp 12 chính thức thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ. Các câu trắc nghiệm dùng trong các đề thi ngoại ngữ đều là câu nhiều lựa chọn. Hướng dẫn thi trắc nghiệm Bộ GD - ĐT ký ban hành sáng nay (20/10) gửi các Sở GD - ĐT và các đơn vị thực thi cả nước.
Khi làm bài thi trắc nghiệm thí sinh không được gạch chéo, hoặc đánh dấu vào ô được chọn...(Ảnh LAD).
Theo đó, các đề thi ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung) được ra hoàn toàn dưới hình thức trắc nghiệm cho thí sinh học chương trình phân ban và thí sinh học chương trình không phân ban. Câu trắc nghiệm lựa chọn có 2 phần: phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là phương án để chọn, được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D...
Phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng. Nếu không nắm vững kiến thức về vấn đề đã nêu, thí sinh không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là phương án đúng.
Khi thi trắc nghiệm, thí sinh mang vào phòng thi bút mực (hoặc bút bi), bút chì đen loại mềm (2B...6B), gọt bút chì và tẩy chì. Nên mang theo đồng hồ để theo dõi thời gian làm bài. Mỗi đề thi tốt nghiệp THPT trắc nghiệm có khoảng 50 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút; đề thi ĐH, CĐ có từ 70 đến 100 câu làm trong thời gian 90 phút.
Đề thi do Bộ GD - ĐT tổ chức biên soạn trong phạm vi kiến thức, thang điểm và yêu cầu giám sát, bảo mật... Đề được in sẵn và có nhiều phiên bản do máy tự động xáo trộn thứ tự câu cũng như thứ tự các phương án A. B, C, D.
Thí dụ: Chọn cụm từ thích hợp với phần để trống trong câu sau:
If he had listened to uor advice, he...his examination
A.won't fail
B.would not have failed
C.would not fail
D.did not fail
Trả lời: B
Bộ GD - ĐT cho biết, khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng hoặc đúng nhất và tô kín ô tròn tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu trả lời trắc nghiệm.
Thí sinh cần lưu ý:
- Không dừng lại quá lâu trước một câu hỏi nào đó; nếu không làm được câu hỏi này thí sinh nên tạm bỏ qua để là câu hỏi khác.
- Làm đến câu hỏi nào thí sinh tô ngay câu đó vào phiếu trả lời, tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm để đỡ mất thời gian.
- Khi tô các ô tròn, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô. Tuyệt đối không gạch chéo, hoặc đánh dấu vào ô được chọn.
- Ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô tròn; khi câu trắc nghiệm có 2 hay nhiều khả năng đúng thì chỉ tô 1 ô tròn ứng với khả năng đúng nhất; nếu tô 2 ô trở lên máy sẽ không chấm và câu đó không có điểm.
- Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy sạch chì ở ô cũ và tô kín ô khác mà mình lựa chọn.
- Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải trùng với số thứ tự câu hỏi của đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu hỏi này nhưng tô vào hàng của câu hỏi khác trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
- Chỉ có phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của thí sinh.
- Để cho bài làm của thí sinh được chấm bằng máy thí sinh phải giữ cho phiếu sạch sẽ, không được làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, mép giấy bị quăn.
- Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm và đề thi. Bài có dấu hiệu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.
- Trong quá trình làm bài thí sinh có thể viết nháp trên giấy nháp, nhưng không được phép chép lại bất cứ câu hỏi nào của đề thi ra giấy. Lưu ý cuối cùng là bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị phòng thi.
Bài thi trắc nghiệm của thí sinh được niêm phong từ Hội đồng thi và chuyển về những trung tâm chấm thi do Bộ GD - ĐT tổ chức theo vùng (Bắc, Trung, Nam) hoặc các Hội đồng chấm thi tự trang bị máy chấm. Chấm thi trắc nghiệm được thực hiện trên máy quét chuyên dụng với phần mềm chấm thi. Kết quả chấm thi được gửi về Hội đồng thi và tuyển sinh các cơ sở giáo dục và đào tạo, các trường ĐH nơi thí sinh dự thi.
Bộ GD - ĐT chỉ đạo các Sở GD - ĐT phổ biến các trường THPT, THCN, các ĐH, học viện , các trường ĐH, CĐ (khối D) thông báo cho thí sinh; Cục nhà trường (quân đội) phổ biến cho các đơn vị liên quan.
Kế hoạch triển khai chuẩn bị và thi trắc nghiệm
- Tháng 11/2005 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức thí điểm thi ở một số vùng miền (sẽ có thông báo riêng). Mục đích cuộc thi để khảo sát trình độ HS lớp 12 và định cỡ đề thi; không tính điểm vào kết quả học tập của HS.
- Từ tháng 12/2005 tiến hành tập huấn về in sao đề thi, coi thi và chấm thi trắc nghiệm cho tất cả các Sở GD - ĐT, các trường ĐH.
- Tháng 1/2006 tổ chức thi thử trắc nghiệm ngoại ngữ cho HS đang học lớp 12 trên toàn quốc để tập dượt. Điểm thi thử không tính vào kết quả học tập của HS, nhưng kỳ thi phải được tiến hành nghiêm túc, với đầy đủ yêu cầu của một kỳ thi chính thức (từ khâu ra đề thi ở Bộ, in sao đề và coi thi ở cở sở, chấm thi ở trung tâm, báo kết quả thi).
Ngoài kế hoạch chung, các Sở có thể chủ động đề ra kế hoạch tập dượt trong phạm vi địa phương.
vietnamnet

newdawn297
31-10-2005, 12:56 AM
vậy mỗi câu chỉ được làm một lần và sai thì sẽ sửa ra sao đây

leon_king
31-10-2005, 11:26 PM
- Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy sạch chì ở ô cũ và tô kín ô khác mà mình lựa chọn.

newdawn297
04-11-2005, 07:05 PM
vậy cho mình hỏi khi làm bài thì mình lam bút chì hả

vntn
04-11-2005, 07:26 PM
chẳng biết vụ này nhưng mĩ thì xài bút gì cũng dc

leon_king
05-11-2005, 01:49 AM
theo news la` chi dung but chi` ban nhe

hoathuytinh21409
06-11-2005, 04:46 AM
nếu thế thì khổ lắm vì sai một từ là khỏi có điểm luôn.thế thì chít mứt

newdawn297
08-11-2005, 11:37 PM
vậy khi đi thi thì cầm theo bút chì như mấy bé học mẫu giáo vậy à

vậy theo các bạn thi trắc nghiệm sẽ dễ hơn thi tự luận ko

barbie2
17-11-2005, 06:24 AM
hay quá ta

Bang_chủ_cái_bang
17-11-2005, 06:35 AM
hihihi 50 câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh khối 12 !!! nhìn mà mờ mét lun!! bài kiểm tra "thử" đầu tiên em lèm en trọn con điểm 4 hic hic !! Phục những bác nèo theo khối D hihihihi sợ que!!

Akite_for_you
18-11-2005, 01:01 AM
thi trắc nghiệm tưởng là dễ mà thực ra lại không dễ chút nào nha mí U, kiến thức sẽ dàn trải toàn bộ chương trình bạn dẵ học, nếu bạn nào thi ngoại ngữ, thì cần bổ xung cho mình một lượng từ vựng khá lớn, nhất là cách biến đổi từ
Ví dụ: employ (V)===> (N)?===> adj?
và thêm nữa, môt điều quan trọng là nhớ những cấu trúc cau, cấu trúc ngữ pháp,.. đôi khi còn có cả bài đánh trọng âm nữa, các bạn càn chú ý luyện phát âm khi học từ mới ! Chỉ vài điều vạy thôi, khi nào cần thêm gì akite sẽ nói típ :hihi:

newdawn297
27-11-2005, 12:55 AM
thế hả tội wa' nhỉ
sao chỉ có 4 điểm thôi
bạn gì ơi đi khối A hả

loinoihaybatdaututraitim
27-11-2005, 02:30 AM
trời... tui hoàn toàn tán thành với kiểu thi trắc nghiệm này đó... rất khoẽ, không ai nhìn bài ai được... và có thể đánh giá trung thực việc học của học sinh, không có chuyện nâng điểm hay ưu tiên gì gì đó... chắc... bền, mỗi người một đề... dãu có trùng nhau thì câu trả lời cũng xáo trộn tùm tum... đó mà tia được bài người ngồi bên cạnh... Đâu chỉ có mỗi môn tiếng anh hay ngoại ngữ đâu... toán cũng có trác nghiệm mà... lý hóa cũng vậy... trong đó chỉ có đáp số, học sinh tự làm trên giấy nháp , tìm ra đáp số rồi điền vào ô trắc nghiệm... xong phim... mấy cu mà hay đặt camera thì coi như mất nghề... ha ha...

ngố_nhát_học
27-11-2005, 02:36 AM
Ui theo mình thì trắc nghiêm còn dễ trao đổi hơi đồng ý với ý kiến là trắc nghiệm sẽ khó hơn vì nó bao quát tất cả chương trinh mình học nhưng trao đổi gian lận thì mình thấy dễ hơn đó

loinoihaybatdaututraitim
28-11-2005, 01:14 AM
không có đâu bạn ơi.. khi người ta đã tính đến việc cho bạn thi trắc nghiệm rồi thì chuyện mà trao đổi sẽ không bao giờ xảy ra đâu... cách coi thi sẽ khó khăn hơn nhiều... Hồi trước thi đại học thỉnh thoảng có thể xem bài nhau được, nhưng mà bây giờ sẽ không thể nhìn bài được vì câu hỏi đã bị xáo trộn, nhiều khi lại khác nhau nữa kìa, đại loại như là đáp số khác nhau, cũng cách giải như thế nhưng mà hơi khác nhau về giá trị(trong phòng sẽ có 4 đến 6 loại đề), bởi vì sao, bởi vì bây giờ giáo viên chám thi sẽ không còn sử dụng cách chấm thông thường nữa mà có sẵn đáp án, khi ghép lại họ sẽ biết câu nào đúng câu nào sai với đúng số seria của đề bài... cách chấm nhanh hơn và hiệu quả hơn... Ngồi cạnh nhau, có thể trao đổi, nhưng mà đáp án lại khác nhau... vậy thì đố ai mà có thể biết được sẽ chéo vào ô nào...
Bạn cứ thử tính đi, việc ra bài với 4-6 loại bài khác nhau với một số giá trị về trọng lượng , khối lượng trong hóa học, vật lý... hay một số hằng số đơn giản nào đó trong các phương trình của môn toán hay một vài từ trong môn tiếng anh thì rất đơn giản để thay đổi khi bạn là giáo viên ra đề... tiền thu phí để thi của thí sinh để in ra một tờ giấy thi như vậy sẽ đỡ tốn hơn số tiền mua giấy thi mà thí sinh phải làm ... Đúng không, bạn hãy tưởng tượng người ngồi xung quanh bạn lại có đề khác với bạn thì bạn sẽ trao đổi như thế nào ...? đọc đáp số cho nhau... khác nhau rồi thì có mà đọc... Nhìn bài nhau...xin lỗi câu hỏi đã bị xáo trộn rồi....? Bó tay... tự mình ngồi làm thôi chứ biết sao giờ...
Ở trường tôi, mọi công viêc làm bài đều làm trên máy tính hết trơn.. ác, mỗi người một đề với 50 câu hỏi trong số hơn 500 câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi, có nhiều câu giống nhau nhưng mà các đáp án để chéo thì lại khác nhau... chịu thôi, đố mà quay cóp được... Hix...

ngố_nhát_học
28-11-2005, 05:28 AM
Nghe nói cũng có lý ghê vậy tán thành ý kiến của YOU

babyohbaby
09-12-2005, 07:52 PM
choài oai thế các bán ơi cho em hỏi thi đại hoc ra làm sao bao giờ xét tuyển đầu vào vậy em sợ qué

Post bài có dấu nha bạn :)

nick-nack
19-12-2005, 06:13 PM
'Nhận dạng" các kiểu trắc nghiệm



PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM: CÓ 3 LOẠI

Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.

Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào học một khoá học.

Có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm 3 loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết.

1. Loại quan sát giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô ý thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.

2.Loại vấn đáp có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa người chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn…

3. Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau:

- Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc;

- Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời;

- Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao;

- Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm;

- Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra.



Trắc nghiệm viết được chia thành 2 nhóm chính:

- Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm buộc trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi trắc nghiệm theo kiểu này là kiểu tự luận (essay). Phương pháp tự luận rất quen biết với mọi người chúng ta.

- Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Người ta thường gọi nhóm phương pháp này là trắc nghiệm khách quan (objective test).

Nhiều người thường gọi tắt phương pháp trắc nghiệm khách quan là trắc nghiệm. Thuận theo thói quen ấy, từ nay về sau khi dùng từ “trắc nghiệm” mà không nói gì thêm thì chúng ta sẽ ngầm hiểu là nói đến trắc nghiệm khách quan.

Trong trắc nghiệm khách quan có thể phân chia ra nhiều kiểu câu hỏi khác nhau:

- Câu ghép đôi (matching items): Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung.

Lấy thí dụ về câu trắc nghiệm Văn học:

Hãy tìm ở cột bên phải tên tác giả của mỗi câu thơ liệt kê trong cột bên trái:

1.Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang
a. Thâm Tâm
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn

2.Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
b. Xuân Diệu
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

3.Bóng chiều không thắm không vàng vọt
c. Huy CậnSao đầy hoàng hôn trong mắt trong

4.Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
d. Nguyễn Du
Lá lá cành hoang, nắng trở chiều

5.Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu
e. Hàn Mặc TửNghe chim reo trong gió mạnh lên triều


f. Tố Hữu

Trả lời: 1-d; 2-b; 3-a; 4-b; 5-g.



Câu điền khuyết (supply items): Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào ô trống.


Lấy thí dụ với câu trắc nghiệm Lịch sử: Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc ………………… khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà..

Trả lời: Tuyên ngôn độc lập

Câu trả lời ngắn (short answer): Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn.


Lấy thí dụ về câu trắc nghiệm Sinh học:

Nguyên nhân hình thành các dặc điểm thích nghi của sinh vật là gì?

Trả lời: Chọn lọc tự nhiên


Câu đúng sai (yes/no questions): Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai.


Lấy thí dụ với câu trắc nghiệm Hoá học:

Sự khử là quá trình nhường electron

a)Đúng b)Sai

Trả lời: b



Câu nhiều lựa chọn (multiple choise questions): Đưa ra một nhận định và 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt nhất.



Trong các kiểu câu trắc nghiệm đã nêu, kiểu câu đúng – sai và kiểu câu nhiều lựa chọn có cách trả lời đơn giản nhất. Câu đúng – sai cũng chỉ là trường hợp riêng của câu nhiều lựa chọn với 2 phương án trả lời. Vì vậy trong các kiểu câu trắc nghiệm, kiểu câu nhiều lựa chọn được sử dụng phổ biến hơn cả. Chúng ta tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về kiểu câu nhiều lựa chọn nhằm mục đích giúp bạn đọc nắm vững kiểu câu trắc nghiệm quan trọng này.




VỀ LOẠI CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN


Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (NLC) có hai phần, phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là phương án để chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D, …. hoặc các con số 1, 2, 3, 4, …


Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh. Nếu câu NLC được soạn tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đã nêu không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu.


Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm, người ta thường cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ “có lý” và “hấp dẫn” như phương án đúng. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem câu trắc nghiệm rất đơn giản về Toán sau đây (cho học sinh mới bắt đầu học Đại số):


Cho a=15 và b=2; tích của a và b bằng:

a) 17 b)13 c)7.5 d)30


Thí sinh nắm vững bài sẽ hiểu ngay rằng tích của a và b là kết quả của phép nhân a với b, tức là 15x2 và chọn D là câu trả lời đúng. Trong khi đó, đối với thí sinh không hiểu rõ khái niệm tích, các phương án a, b, c đều có vẻ “có lý”, có thể lôi cuốn thí sinh vào một trong các phương án trả lời sai:


a + b = 15 +2 = 17 chọn A

a – b = 15 – 2 = 13 chọn B

a : b = 15 : 2 = 7.5 chọn C

Airy24
31-01-2006, 11:19 PM
Các môn T L H thì còn lâu mới trắc nghiệm, vì như thế là giảm khả năng sáng tạo của thí sinh, trc' giờ T L H dù ko làm hết bài nhưng làm đến đâu chấm điểm đến đó, châm theo từng phần, còn giờ nếu trắc nghiệm thì 1 là ăn trọn điểm, 2 là mất trắng :D vì thía việc trắc nghiệm các môn T L H còn xa vời lém (dù trong các tài liệu luyện thi của ĐHQG đã có cả chục bài chuẩn bị cho thi trắc nghiệm T L H)
Thi trắc nghiệm nội dung ko khó, khó ở chỗ là cái máy chấm nó ... ngu quá, làm mình phải còng lưng ngồi tô >____< tô có sai sót là oan mạng T____T

True Dream
27-02-2006, 10:30 PM
Thi trắc nghiệm có lợi duy nhất ở một điểm là... hoh biết miếng tiếng Anh nào cũng trả lời được tất cả các câu, hoh sót câu nào :D

okie_xinmailabanthan
27-02-2006, 10:40 PM
ai bảo bạn là toán lí hóa không thi chắc nghiệm hả
mà trắc nghiệm cũng không làm giảm khả năng sáng tạo của thí sinh
ví dụ theo minh biet trong môn toán thì chắc nghiệm vẫn kèm theo cách giải đấy
nhưng ta co thể không cần giải theo cách chính quy của 1 bài trình bày giây mà có thể dùng thủ thuật để giải
chết rui canhg nhớ bài nào ở đây để cho ví dụ nè
lần sau tui cho nghen

mad_lover
04-03-2006, 05:49 AM
thi trac nghiệm đúng là khó thật vì nó bao quát tất cả chương trình, học thế thì khổ lắm. nhưng hong biết sao hom trước tui đánh lụi mà đc 9đ luôn. Rùa kinh

tiểu quỉ
04-03-2006, 06:06 AM
may mắn thui ^^ chứ mà cứ lụi kiểu đó thì... hic hic... đã có may mắn thì sẽ có... xui xẻo ^^

dautay_1612
16-04-2006, 08:05 PM
toi cung ko dong tinh voi viec thi trac nghiem toan dạumoi hom vua roi co giao co cho lam thu 1 bai dươi dang trac nghiem nhung con nhieu bo ngo qua nen lam diem rat kem!hehe.

lãngtử
07-05-2006, 08:35 PM
cũng binh thường thôi mà.. nhưng thi cái này ma ko nắm vững kiên thúc thì chỉ còn là may mắn ma thôi ........

..::**Toxic_Love89**::..
11-11-2006, 10:40 PM
hớ chuyện này có gì mới đâu nhĩ....bữa nay lý toán hóa sinh còn trắc nghiệm nữa đây nà.... hiz hiz

satlong22
23-12-2006, 01:00 AM
năm nay còn tổ chức thi đại học LÝ Hóa Sinh trắc nghiêm nữa chứ
Xui ghê

nguyendinhlinh
26-09-2007, 11:13 PM
cho hỏi : Trương luật học những môn gì ?

27-09-2007, 05:37 AM
Thi vào trường cần học những môn gì hay là vào trường học những môn gì. Cái này bạn phải hỏi rõ ràng mới có thể trả lời bạn được.