PDA

Xem đầy đủ chức năng : hot hot



typhuxeom
03-10-2005, 06:59 PM
hơi dài các bạn thông cảm :hug:


Ca dao vốn khác với thơ ở hình thái. Như cô bé lọ lem, và nàng công chúa lọ lem. Dù bản chất, cái đẹp vốn là một. Nhưng cùng thứ rượu bồ đào được uống bằng bát đàn hay ly pha lê thì cái ngon ở thưởng ngoạn đã có nhiều khác biệt. Ca dao được mến chuộng ở tính mộc mạc, bình dân. Thơ cô đọng xúc tích hơn. Thơ có thể bình dị, nhưng chẳng thể bình dân. Thi sĩ có thể đem ca dao vào thơ. Nhưng thơ gần với ca dao thì được gọi là vè. Không ai gọi những người đặt vè ấy là thi sĩ. Bởi thế, thơ tình chọn lọc không có chỗ đứng cho ca dao.

Mười bốn câu vè trong bài số 1: Hôm Qua Tát Nước Ðầu Ðình (Vốn không có tiêu đề) chỉ nói được một ý là “anh chưa có vợ, và anh muốn cưới em” thì vĩnh viễn không thể coi là thơ được. Ðôi khi ca dao cũng rất gần với thơ. Gần thôi, nhưng chưa thể là thơ như:

Sao khuya chín cái nằm kề
Thương em từ thuở mẹ về với cha.

(Câu trên vô nghĩa, ý đẹp ẩn trong chữ “về”.)
Hoặc như:

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Chữ “đàng” vốn đọc trại từ chữ “đường”, rất khó ứng trong thơ. Chữ “múc” không chỉnh với tát nước. Ta múc canh chứ không tát canh. Chữ “đổ đi” vô nghĩa.Toàn thể chỉ gợi được cái ảnh tượng đẹp ở múc ánh trăng vàng. Hai câu này không thể coi là thơ được. Vậy mà nghe nói, hồi còn sinh tiền, ông Bàng Bá Lân cứ nhất định nhận 2 câu ấy là thơ của ông ta?!

Các bài 2,3, toàn những sáo ngữ, ngoa ngữ, cổ ngữ, thiếu hẳn chất
thơ:

...” Muốn giải ôm cầm biếng “nối” giây”...

(2. Tương Tư,Tương An Quận Công)

...” Mưa hè nắng chái oanh “ăn nói”
Sớm ngõ trưa sân liễu “đứng ngồi ”...

(3. Khóc Bằng Phi, Tự Ðức)


Khuê Phụ Thán của Thượng Tân Thị, Tiễn Biệt Người Tình của Ưng
Bình Thúc Gia Thị, Nhớ Ai, Tiễn Chân Anh Khoá Xuống Tầu của Á Nam Trần Tuấn Khải,và rất nhiều bài của các tác giả khác khó thể coi là
thơ, càng không thể là thơ chọn lọc được. Thiết nghĩ không nên xếp vào
tập này. Do đó, ở phần kế, tôi sẽ chỉ bàn tới những bài thơ rởm của các
tác giả. Những bài không được nhắc tới, kể như thuộc hai yếu tố sau đây:

-Thơ hay, đủ trình độ,không cần khen phò mã tốt áo.
-Thơ quá dở, không đáng nói tới.

5. XUÂN DIỆU

Như đã nói ở trên, ông Thương không có khả năng hiểu thơ. Thế nên ông chọn thơ tình theo kiểu thầy bói sờ voi. Bài nào có chữ yêu, chữ tình ,chữ anh ơi, em ơi ,mình ơi, là ông ta lượm tuốt bầy vào tuyển tập. Có lẽ ông ta mê Xuân Diệu nhất nên đã khênh vào tuyển tập chín bài. Ông cũng chẳng thèm sắp xếp theo thứ tự thời gian. Bài có niên hiệỳu 1939 nằm trước, rồi 1957, rồi 1956. Hai bài có tiêu đề: Yêu, được xếp lên hàng đầu.

Từ lâu, tôi đã ném vào quên lãng một người làm thơ có tên là Xuân Diệu. Thực ra thơ của va cũng không tệ lắm, như nhân cách của va. Xuân Diệu làm dáng nhiều hơn là làm thơ. Cái lóng lánh trong thơ y chỉ là thuỷ tinh, chưa từng là quý. Do đó, Xuân Diệu dưới mắt tôi chỉ là anh thợ thơ, chưa phải là thi sĩ. Ở cả tài thơ và phẩm cách. Xin hãy đọc Xuân Diệu ở thời điểm 1953, với chiến dịch đấu tố, “cải cách ruộng đất” của bè lũ Việt cộng:

...” Lôi cổ bọn chúng ra đây
Bắt quỳ gục xuống đoạ đầy chết thôi
Bắt chúng đứng,cấm cho ngồi
Bắt chúng ngước mặt, vạch người chúng ra
.....

Bầy choa quyết đấu cho tan chúng mày
Bầy choa thắp đuốc đêm nay
Ðấu cho tan mặt vỡ mày chúng ra...”

Xuân Diệu

Ở thơ tình, Xuân Diệu cũng thường rất ngớ ngẩn thế đó. Mới câu trên bắt “quỳ gục” câu dứơi đã mâu thuẫn “bắt chúng đứng” còn “cấm cho ngồi” . Bắt quỳ gục rồi còn thêm bắt chúng “ngước mặt”. Chữ “vạch” mới là khó hiểu. Người ta chỉ vạch áo,vạch quần chứ vạch người là ý gì nhỉ? Không lẽ Xuân Diệu muốn ám chỉ rằng nạn nhân bị đấu không được mặc quần áo gì cả, chỉ còn trơ cái thân cụ ra thôi, nên hắn muốn vạch... người các nữ điạ chủ? Ba câu cuối là một trùng dụng thảm hại ở cả ý, lẫn từ.

Sự ngớ ngẩn và trùng dụng này được nhìn thấy rất nhiều, thật dễ dàng trong thơ tình Xuân Diệu. Bài số 14,Yêu: (Những chữ in ậm là những nét ngớ ngẩn, trùng dụng do Hạc Bút vạch... mồm Xuân Diệu.)

Yêu là cái mà ta không tả được,
Một khi yêu là phải chuốt tình yêu,
Nó phảng phất khi ánh chiều vàng nhạt.
Nó hình dung trong ánh mắt đăm chiêu.

Nó uỷ mị như những đêm gió mát,
Nó lung linh trong ánh mắt trăng phai,
Nó mơ màng như tiếng nhạc bên tai,
Nó dồn dập như thác ngàn nước đổ.

Nó lơ lửng như làn mây hơi gió,
Nó cọc cằn như sắt chạm va nhau,
Nó hững hờ như buổi mới quen nhau,
Nó báo thức ánh nắng hồng gay gắt.

Yêu là cái thường làm ta thắc mắc,
Lắm khi yêu mà không nói nên lời,
Là âm thầm trong câu nói giọng cười,
Là cử chỉ ... là răng cười ... điệu bộ .

Yêu là cái thường làm ta đau khổ,
Chữ tình yêu thâm thuý bao la ,
Một khi yêu rồi ta mới nghĩ ra,
Nó là thịt ,là da ,là sắc đẹp.

Yêu không phải là phạm vi nhỏ hẹp,
Yêu làn môi, yêu mái tóc, đôi tay,
Yêu tính tình, yêu dáng điệu khoan thai,
Yêu tà áo trắng vờn bay trong gío.

Ðời dễ có mấy ai từng hiểu rõ,
Chữ tình yêu khó tả làm sao,
Biết rằng yêu là sẽ chuốc khổ đau ,
Nhưng cứ chọn để rồi đau đớn.

Xuân Diệu

Trong 28 câu văn vần ngớ ngẩn thiếu vắng chất thơ này, tác giả đã dùng tới 16 chữ yêu, 11 chữ nó. Sự trùng dụng đã ở bên ngoài lằn ranh của non kém. Sự ngớ ngẩn ở mức ấu trĩ khi Xuân Diệu gán ghép cho chữ “tình yêu” cái nghĩa của thâm thúy bao la. Nhưng y lại trói cái thâm thúy bao la này trong chữ: thịt, da, sắc đẹp. (Chữ thịt thô tục quá mức ở câu này.) Y còn nói: Yêu không phải là “phạm vi nhỏ hẹp” để rồi
đóng khung ý tưởng này nơi: làn môi, mái tóc, đôi tay, tính tình,(?) dáng điệu, tà áo trắng vờn bay trước gió. Y còn định nghĩa rằng “Yêu là chuốc lấy khổ đau” là một khẳng định thiếu thông minh. Còn nữa, chữ “chọn” ở câu cuối không thay thế được chữ yêu mà tác giả hàm ý.

Vẫn ở cách định nghĩa áp đặt này, bài Yêu, số 15 cũng đầy rẫy sự ngớ ngẩn và trùng dụng. Bài này là sự khai triển, cóp ý của bài kia. Dĩ nhiên đều ngớ ngẩn giống nhau. Anh thợ thơ Xuân Diệu không biết điều này: Giữa kẻ ăn cắp thơ người,và cóp nhái thơ mình thì kẻ sau còn đáng thương hơn nhiều.

Những bài sau , cũng không khá hơn gì mấy. Làm dáng, ngớ ngẩn, sáo, rỗng, lặp lại, trùng vận cùng khắp như:

... “Mây vắng chim bay, nắng vắng chiều
Nước chẩy lơ thơ bờ líu ríu ”.. .

(Hoa Tím)

...” Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe ôi hàm ngọc của răng ”...

(Xa Cách)

...” Tương tư ăn phải miếng mồi ,
Ðứng đi trên lửa, nằm ngồi trong sương .
Phải duyên phải lứa thì thương,
Ðể chi đêm thẳm ngày trường ,hỡi em!”

(Hỏi)

Chữ mồi không thay thế được chữ bùa, ngải. Chữ sương không xứng với lửa ở so sánh. Cố gượng ép cho vần thương ở câu dưới. Chữ “trường” ép vận. Bốn câu này chỉ đáng gọi là vè.

...” Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài”...

...” Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến
Dung nhan xô động ,sắc đẹp tan tành ”...

...” Vì chút mây đi ,theo làn vút gió ...

...” Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự”...

(Giục Giã)

Xuân Diệu đếch biết làm thơ tự do. Bài Biển, số 22, sau đây chỉ
là một bài thơ ngũ ngôn phá thể. Và cũng phá tan hoang luôn cái khả
năng của người tuyển chọn:

Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng,
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê.

Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng.

Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.

Ðã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời.
Dù tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt .

Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Và lúc triều yêu mến
Ngập bến của lòng tin.

Anh không xứng là biển xanh ,
Nhưng cũng xin làm sóng biếc,
Ðể hát mãi bên gành
Một tình chung không hết .

Có những khi bọt tung trắng xoá ,
Và gió vi bay tỏa nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả
Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi!

(Sầm Sơn,1956)
Xuân Diệu

Cũng tội cho Xuân Diệu, có thể y có nhiều bài thơ tình khá
hơn. Chỉ nên trách nhà sưu tuyển dở ẹc thôi.

BÍCH KHÊ

Bích Khê được chọn hai bài. Bài Tỳ Bà, số 35, được kể như một
khai phá mới ở thơ thất ngôn phá thể, bình thanh. Bích Khê cũng là
người ưa làm dáng,sắp chữ như Xuân Diệu mà thôi:

“Nàng ơi! tay đêm đương giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tay êm ”...

...” Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung thương”...

...” Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Ðêm nay không nàng như đêm hiu ”...

(Tinh Huyết,1939)

Sự làm dáng quá độ trong bài Tranh Loã Thể, số 36 đã khiến thơ
Bích Khê gần với dâm thi, ở cái nghĩa lõa lồ:

...” Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi
Cho tôi nút một giòng sâm ngọt lộng ”...

...” Ôi! nàng ôi! làm sao nàng chẳng khóc
Người thi nhân vẻ đẹp của khiêu dâm ”...

...” Vẻ huyền diu ứ men say lướt mướt
Vẻ yêu tinh dồn giận thấu vô gan
Ta thiếp đi trong một phút mê loàn
Xuống muôn đợt rồi bay lên tột bực. “

(Tinh Huyết,1939)

Thơ thiếu phẩm chất thế đó cũng được kể là thơ tình chọn lọc được sao? Hèn gì ông Thương đã mạnh miệng thách đố rằng thì là nếu người bạn trẻ nào lựa đựơc chừng 10 bài “cho là hay “ trong số gần 300 bài tả pín lù này thì cũng đáng để cho ông ta mãn nguyện rồi.
HẠC BÚT ÔNG

lanhchanhconuong
01-11-2005, 08:14 AM
cong nhan la dai that day ,nhung ma co gang doc thi cung thay hay do ah