Hàn Đức Bảo
29-09-2005, 05:49 AM
Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật giùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
Chính tiền bạc đã phân chia xã hội ra thành nhiều đẳng cấp và hầu hết mọi người đều bị nó chi phối đến tận cùng của tâm tưởng.
Do đó tiền bạc luôn đồng nghĩa với địa vị, danh vọng, quyền thế... nó đồng nghĩa với mọi thứ có khả năng „làm nên cuộc đời”.
Tiền bạc có khả năng tạo dựng nên một nền văn minh vật chất, nhưng nếu người ta không tự kìm chế lấy tâm hồn mình, không để tinh thần hướng thượng, thì tiền bạc cũng có khả năng hủy hoại tâm hồn trong sáng của con người.
Với cái tâm vọng động dù đem tiền bạc ra bố thí cho người nghèo thì cũng không có nghĩa là bạn đã làm được một điều thiện.
Nên đối với người bằng cái tâm vô phân biệt mới thật sự xúc động. Bởi vì tiền bạc tự nó phân chia được xã hội thành nhiều đẳng cấp, thì hình ảnh nó bên trong mỗi người là một sự chấp trước.
„Tiền bạc có thể cho chúng ta rất nhiều về cái bì phu bên ngoài, chứ không ở trong nội tâm. Nó cho ta nhiều thức ăn chứ không phải ngon, cho ta nhiều thuốc men chứ không phải sức khỏe, cho ta nhiều người quen biết chứ không phải thân thiết, cho ta nhiều người hầu hạ chứ không phải chung thành, cho ta nhiều cuộc vui chứ không phải hạnh phúc” - Henryk Issen
Chúng ta rất cần tiền trong mọi sinh hoạt, có nó chúng ta mới làm ra của cải, góp sức với xã hội để tạo ra sự ổn định, nhưng chúng ta quyết không để cho nó chi phối, mà chúng ta phải điều khiển nó theo ý muốn của mình.
Muốn được vậy hãy nên đối sử bình đẳng với mọi người. Tự coi lương tâm mình là một vị quan tòa.
Giầu hay nghèo là do tài năng của mình thêm vào đó cái lương tâm và cơ hội.
Đừng cho tiền bạc là linh hồn, và cũng đừng khinh rẻ tiền bạc vì đó là thói chửi đời, đó là thói phản tiến bộ và ích kỷ.
Bạn có bao giờ nghĩ cuộc sống lại bất công chưa ?
Mỗi người có một cuộc đời, khả năng và số phận riêng. Tuy nhiên, bạn vẫn thích so sánh mình với người khác. Vấn đề nảy sinh...
Bạn tức giận gào lên: "Cuộc đời thật bất công!". Hai người học chung một lớp. Bạn học chăm chỉ hơn, nhưng kết quả lúc nào cũng thấp hơn. Dường như mọi may mắn đều đổ dồn vào cho người ấy. Còn bạn phải gánh chịu hết những rủi ro, hẩm hiu của cuộc đời.
Này, đừng bi quan như thế! Chỉ cần vài "chiêu" nhỏ cuộc đời bạn sẽ thay đổi ngay thôi.
Đừng biến mình thành nạn nhân của sự bất mãn.
Có những lúc bạn hét lên: "Tại sao cứ phải là tôi?", "Tại sao những người tốt lại hay gặp chuyện chẳng lành?... Ðó chính là lúc bạn đang bị tổn thương và nhốt mình trong vết thương ấy. Hãy bình tĩnh để có thể thoát ra khỏi chiếc lồng bất mãn.
Thế giới xung quanh không lừa dối hay bất công với bạn. Tất cả chỉ là cái bóng của trí tưởng tượng và cơn bốc đồng trong con người bạn. Không có chuyện xấu hay chuyện tốt, chỉ có kết quả của những lựa chọn.
Ðối diện với vấn đề của bạn
* Có trách nhiệm: Theo các nhà tâm lý khi đối mặt với những vấn đề khó khăn, bạn nên ý thức lại trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và chính bản thân. Ðã có rất nhiều người thành đạt chỉ nhờ vào một động lực duy nhất này thôi. Tại sao bạn không học tập theo họ nhỉ?
* Bạn cầm tinh con rệp? Nếu nghĩ như thế thì quả thật bạn đúng là một con rệp! Khi có ý nghĩ này trong đầu, bạn thường có xu hướng kháng cự hơn là tìm cách thoát ra khỏi khó khăn. Tốt nhất hãy xem những sự cố xảy ra là cơ hội giúp mình trưởng thành. Chúng sẽ đem đến cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm, khả năng và ý nghĩa trong cuộc sống.
* Thay đổi thái độ chấp nhận: khi bạn nghĩ cuộc đời bất công với mình, đây cũng là một cách bạn chấp nhận điều đó. Tuy không thể chủ động được tất cả mọi việc xảy ra, nhưng bạn có thể chủ động trong cách phản ứng lại chúng kia mà. Nếu đã cố gắng hết sức mà vẫn chỉ đạt mức độ nhất định, bạn nên xem xét nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy và tìm cách khắc phục. Ðừng nhìn sang người khác rồi buồn giận một mình.
Cuộc đời thay đổi khi chính bạn thay đổi
Có một cuốn sách đã viết như thế. Nếu luôn tìm thấy ý nghĩ tích cực trong chuyện không hay, bạn sẽ trở thành một người có sức mạnh thực sự.
* Học cách kiềm chế những phản ứng tiêu cực mỗi khi gặp khó khăn.
* Ðối xử nhẹ nhàng với chính bản thân, đừng dày vò, hành hạ mình.
* Xem "chuyện không may" như lời cảnh báo. Nó giúp bạn biết rõ ưu, khuyết điểm của mình. Kinh nghiệm cũng là một điều rất đáng quý.
Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
Chính tiền bạc đã phân chia xã hội ra thành nhiều đẳng cấp và hầu hết mọi người đều bị nó chi phối đến tận cùng của tâm tưởng.
Do đó tiền bạc luôn đồng nghĩa với địa vị, danh vọng, quyền thế... nó đồng nghĩa với mọi thứ có khả năng „làm nên cuộc đời”.
Tiền bạc có khả năng tạo dựng nên một nền văn minh vật chất, nhưng nếu người ta không tự kìm chế lấy tâm hồn mình, không để tinh thần hướng thượng, thì tiền bạc cũng có khả năng hủy hoại tâm hồn trong sáng của con người.
Với cái tâm vọng động dù đem tiền bạc ra bố thí cho người nghèo thì cũng không có nghĩa là bạn đã làm được một điều thiện.
Nên đối với người bằng cái tâm vô phân biệt mới thật sự xúc động. Bởi vì tiền bạc tự nó phân chia được xã hội thành nhiều đẳng cấp, thì hình ảnh nó bên trong mỗi người là một sự chấp trước.
„Tiền bạc có thể cho chúng ta rất nhiều về cái bì phu bên ngoài, chứ không ở trong nội tâm. Nó cho ta nhiều thức ăn chứ không phải ngon, cho ta nhiều thuốc men chứ không phải sức khỏe, cho ta nhiều người quen biết chứ không phải thân thiết, cho ta nhiều người hầu hạ chứ không phải chung thành, cho ta nhiều cuộc vui chứ không phải hạnh phúc” - Henryk Issen
Chúng ta rất cần tiền trong mọi sinh hoạt, có nó chúng ta mới làm ra của cải, góp sức với xã hội để tạo ra sự ổn định, nhưng chúng ta quyết không để cho nó chi phối, mà chúng ta phải điều khiển nó theo ý muốn của mình.
Muốn được vậy hãy nên đối sử bình đẳng với mọi người. Tự coi lương tâm mình là một vị quan tòa.
Giầu hay nghèo là do tài năng của mình thêm vào đó cái lương tâm và cơ hội.
Đừng cho tiền bạc là linh hồn, và cũng đừng khinh rẻ tiền bạc vì đó là thói chửi đời, đó là thói phản tiến bộ và ích kỷ.
Bạn có bao giờ nghĩ cuộc sống lại bất công chưa ?
Mỗi người có một cuộc đời, khả năng và số phận riêng. Tuy nhiên, bạn vẫn thích so sánh mình với người khác. Vấn đề nảy sinh...
Bạn tức giận gào lên: "Cuộc đời thật bất công!". Hai người học chung một lớp. Bạn học chăm chỉ hơn, nhưng kết quả lúc nào cũng thấp hơn. Dường như mọi may mắn đều đổ dồn vào cho người ấy. Còn bạn phải gánh chịu hết những rủi ro, hẩm hiu của cuộc đời.
Này, đừng bi quan như thế! Chỉ cần vài "chiêu" nhỏ cuộc đời bạn sẽ thay đổi ngay thôi.
Đừng biến mình thành nạn nhân của sự bất mãn.
Có những lúc bạn hét lên: "Tại sao cứ phải là tôi?", "Tại sao những người tốt lại hay gặp chuyện chẳng lành?... Ðó chính là lúc bạn đang bị tổn thương và nhốt mình trong vết thương ấy. Hãy bình tĩnh để có thể thoát ra khỏi chiếc lồng bất mãn.
Thế giới xung quanh không lừa dối hay bất công với bạn. Tất cả chỉ là cái bóng của trí tưởng tượng và cơn bốc đồng trong con người bạn. Không có chuyện xấu hay chuyện tốt, chỉ có kết quả của những lựa chọn.
Ðối diện với vấn đề của bạn
* Có trách nhiệm: Theo các nhà tâm lý khi đối mặt với những vấn đề khó khăn, bạn nên ý thức lại trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và chính bản thân. Ðã có rất nhiều người thành đạt chỉ nhờ vào một động lực duy nhất này thôi. Tại sao bạn không học tập theo họ nhỉ?
* Bạn cầm tinh con rệp? Nếu nghĩ như thế thì quả thật bạn đúng là một con rệp! Khi có ý nghĩ này trong đầu, bạn thường có xu hướng kháng cự hơn là tìm cách thoát ra khỏi khó khăn. Tốt nhất hãy xem những sự cố xảy ra là cơ hội giúp mình trưởng thành. Chúng sẽ đem đến cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm, khả năng và ý nghĩa trong cuộc sống.
* Thay đổi thái độ chấp nhận: khi bạn nghĩ cuộc đời bất công với mình, đây cũng là một cách bạn chấp nhận điều đó. Tuy không thể chủ động được tất cả mọi việc xảy ra, nhưng bạn có thể chủ động trong cách phản ứng lại chúng kia mà. Nếu đã cố gắng hết sức mà vẫn chỉ đạt mức độ nhất định, bạn nên xem xét nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy và tìm cách khắc phục. Ðừng nhìn sang người khác rồi buồn giận một mình.
Cuộc đời thay đổi khi chính bạn thay đổi
Có một cuốn sách đã viết như thế. Nếu luôn tìm thấy ý nghĩ tích cực trong chuyện không hay, bạn sẽ trở thành một người có sức mạnh thực sự.
* Học cách kiềm chế những phản ứng tiêu cực mỗi khi gặp khó khăn.
* Ðối xử nhẹ nhàng với chính bản thân, đừng dày vò, hành hạ mình.
* Xem "chuyện không may" như lời cảnh báo. Nó giúp bạn biết rõ ưu, khuyết điểm của mình. Kinh nghiệm cũng là một điều rất đáng quý.