Ðăng Nhập

Xem đầy đủ chức năng : Có nhất thiết đi học đại học?



lyquocdao
08-06-2016, 04:52 AM
Hôm nay đầy tâm sự, tôi giải bày tâm sự của mình cho các bạn trẻ hiểu vấn đề học đại học. Tôi không bác bỏ nhưng các bạn cần có cái nhìn sâu hơn về sau này.

Kể từ cái ngày tôi quyết định từ bỏ ngành Hệ thống Thông tin Quản lý và Thương mại điện tử của trường ĐH Công nghệ Thông tin – ĐHQG.TPHCM. Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy vô cùng may mắn vì mình đã có lựa chọn chính xác cho tương lai.

Lựa chọn sai lầm
Ngày ấy, tôi luôn ước mình sẽ là một nhà báo nổi tiếng, vì thích được đi đây đi đó, muốn được tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều người, muốn được đặt chân lên những vùng đất mới lạ, đặc biệt là muốn có cơ hội học hỏi mở mang kiến thức cho mình. Thế nhưng, việc bạn thích là một chuyện, còn nó có trở thành hiện thực hay không lại là chuyện không ai có thể biết trước được. Và rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đến, khi tôi chuẩn bị đặt bút ghi danh chọn trường đại học, chọn tương lai của mình. Ông bà nội, ba mẹ tôi biết được cái ham muốn làm nhà báo của tôi nên họ đã vô cùng tức giận và quả quyết phản đối kịch liệt. Họ bắt tôi phải chọn một ngành khác bất kì trừ ngành báo chí ra. Vì họ sợ tôi khổ, sợ tôi sẽ không có tương lai. Thế là tôi phải chọn một ngành khác. Nhờ thầy cô, bạn bè tư vấn suốt một tháng tôi cũng tìm được một hy vọng mới cho tương lai của mình. Tôi quyết định đặt bút đăng kí vào trường ĐH Công nghệ Thông tin – ĐHQG.TPHCM, ngành Hệ thống Thông tin Quản lý và Thương mại điện tử.

Tôi đậu Đại Học…

http://file.kenhsinhvien.vn/2016/06/08/image-291-1434355000-tin8-1.png
Cứ nghĩ đó sẽ là nơi cho tôi một tương lai đầy màu hồng… tôi đã lầm các bạn ạ. Người đời nói quả không sai, thực tế nhiều khi rất phủ phàng. Suốt cả năm học đầu tiên tôi không học được gì ngoài những môn lý thuyết vừa khô, vừa cứng cứ nhai đi nhai lại trong đầu. Tôi chưa tìm thấy một chút thú vị nào về ngành này cả, nó không giống như những gì tôi đã nghĩ. Vẫn cứ động viên tinh thần, cố gắng học để có được tấm bằng cho ba mẹ mừng.
Cố gắng đến năm thứ 3, tôi bước vào thời kì chán và chán. Và rồi tôi nhận ra được nguyên tắc để mình được qua môn chỉ cần làm đi làm lại nhiều lần cái đống lý thuyết khô ấy cho thật nhuần nhuyễn. Một điều trớ trêu là, thay vì họ dạy chuyên sâu về ngành học, giúp bạn có thể thành thạo tay nghề thì họ lại dạy tràn lan nhiều môn cùng lúc. Thử hỏi, não nào có thể chứa nỗi! Có là đầu óc thiên tài cũng không thể học hết từng ấy môn được, mà có học hết từng ấy môn cũng chả có ý nghĩa gì. Vì nó không mang lại lợi ích gì cho mình?
Tôi từng xem một chương trình dạy học của ĐH Harvard của Mỹ trên youtube. Giảng viên truyền đạt kiến thức cho sinh viên rất hay và thú vị. Như môn triết học, nếu ở Việt Nam thay vì các bạn phải ngồi nghe giảng viên đọc và chép lại như một cỗ máy không biết nghỉ, thì ở ĐH Harvard, các giảng viên họ không đọc như đọc kinh thánh trong nhà thờ. Giảng viên sẽ đưa ra những tình huống ứng xử trong thực tế có thật, sau đó sẽ cho sinh viên lựa chọn đâu là đúng, đâu là sai, tiếp đến họ mời sinh viên giải thích lí do cho sự lựa chọn đó và cùng nhau bàn luận để kết lại vấn đề, một buổi học không có sự nhai đi nhai lại lí thuyết chỉ có sự trao đổi giữa sinh viên và giảng viên mà thôi.
Quay ngược về lại với thực tại của nước mình, thường thì giảng viên cứ chiếu slide rồi ngồi nói từ đầu buổi cho đến cuối buổi, thiếu sự tương tác giữa hai bên. Mặc khác, lên ĐH học chúng ta chỉ tiếp cận với lí thuyết là nhiều còn thực hành thì hạn chế rất nhiều. Chính vì điều đó mà khiến tôi nản vô cùng. Trong khi đó, ba mẹ tôi cứ đổ tiền vào đầu tư cho tôi mỗi năm: nào là tiền học, tiền trọ, tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền phát sinh… cũng chỉ mong sao tôi có được cái bằng ĐH. Có những lúc nhà khó khăn, ba mẹ tôi cũng cố gắng đi vay mượn để có tiền gửi vô Sài Gòn cho tôi đóng học phí. Và cứ qua mỗi năm học phí lại cứ tăng lên, ba mẹ lại chống lưng lo tiền cho tôi học ĐH. Nhưng ba mẹ nào biết dù tôi có được tấm bằng ấy thì cũng chẳng làm được gì, vì những gì tôi học ở trường và những gì tôi thấy được ở bên ngoài nó khác xa nhau một trời một vực. Cho đến cuối năm 3, tôi nhận ra là mình đã sai. Tôi âm thầm bỏ học, không dám nói cho ba mẹ biết, vì sợ họ buồn.

Tôi bỏ học…
Nghỉ học tôi cũng không biết phải làm gì với tương lai của mình ngay lúc này, dường như mất phương hướng. Cho đến khi tôi đọc một bài báo viết về Giáo sư Ngô Bảo Châu. Giáo sư cho rằng: “Không nhất thiết phải có bằng ĐH. Giá trị của một con người không thể đánh giá dựa trên tiêu chí giỏi điều gì đó, mà còn căn cứ vào rất nhiều phẩm chất khác nhau.” Chính vì câu nói đó đã giúp tôi khai sáng và lựa chọn lại hướng đi cho mình. Tôi đã thẳn thắn tự thú với ba mẹ về chuyện bỏ học và trình bày mục tiêu, hướng đi mới cho mình. Và tất nhiên đó không phải là con đường ĐH. Ba mẹ tôi vô cùng tức giận, nhưng rồi họ cũng phải chịu thua vì sự ngang bướng và quyết tâm của tôi.
Nhờ một anh chuyên về SEO mà tôi quen thân, anh đã giúp tôi tìm thấy niềm đam mê của mình với công việc kinh doanh online. Thỉnh thoảng tôi lại viết báo cộng tác để thỏa niềm ước mơ khi xưa.
Và vận mệnh của tôi gắn với công việc đó cho tới bây giờ. Ba từ “Bằng Đại Học” dường như nó không còn quan trọng đối với tôi nữa. Và giờ đây tôi đã tìm thấy được chính tôi…:wave:

http://file.kenhsinhvien.vn/2016/06/08/5-thoi-diem-ban-nhat-dinh-phai-thue-nguoi-lam-seo-p1-1.jpg

Hoaibao
08-06-2016, 03:58 PM
Tiếc cho bạn đã học đại học ở VN, mất 3 năm trời mà coi như công cốc .
Như bạn đã biết, không nhất thiết phải nổi tiếng như Harvard mà phần lớn đại học Mỹ, đi học rất thú .
Tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu mới quan trọng chứ 8 năm đại học không thấm vào đâu .

Hoaibao
21-07-2016, 04:23 PM
Mình không biết ở đại học Việt Nam bây giờ đã tiến tới trình độ này chưa:
Giáo sư cho tha hồ mở sách trong phòng thi mà sinh viên dốt vẫn không làm được bài !

Ha Luong
21-07-2016, 05:52 PM
lyquocdao: việc chọn trường và ngành học cũng là nan đề lớn, mong em sẽ chọn lựa được ngành học yêu thích và hữu ích cho tương lai em.

Hoaibao: Ở đất nước còn nhiều nan đề trong giáo dục thì sự nổ lực bản thân là điều quan trọng và cần thiết.
Không thể phủ nhận nhiều nổ lực của cả một cộng động giáo viên và học sinh trong cộng đồng.
Phải cố gắng từng ngày để có một mai tươi sáng hơn. Mình không thể chọn quê hương sinh ra nhưng mình có thể chọn cách sống để nhận được niềm vui sự phước hạnh mỗi ngày.

Hoaibao
21-07-2016, 08:34 PM
Giáo sư cho tha hồ mở sách trong phòng thi mà sinh viên dốt vẫn không làm được bài !

Tại Mỹ và ngay cả Canada, xứ sở dẫn đầu về học thuật và giáo dục, số giáo sư có khả năng trên còn khá hiếm .

Ha Luong
22-07-2016, 12:56 AM
Tại Mỹ và ngay cả Canada, xứ sở dẫn đầu về học thuật và giáo dục, số giáo sư có khả năng trên còn khá hiếm .

Mỗi nơi có một cách giáo dục khác nhau. Để thay đổi một thói quen đã khó, nói chi là thay đổi hệ thống giáo dục.
Sự du nhập của các game ngày càng rầm rộ và một lượng lớn học sinh sinh viên đã bị cuốn.
Cần lắm một biện pháp cải cách mang đậm tính nhân văn. Cần lắm những người nhân đức bước vào cuộc cho một tương lai tươi sáng hơn.

Pluie
24-07-2016, 05:41 AM
Ít nhất, khi đi học rồi mà nhận ra mình lựa chọn sai lầm, và biết mình thật sự thích cái gì thì cũng chẳng có gì để đáng tiếc. Vẫn hơn mấy ngàn sinh viên cắm đầu học, hết năm ra trường nhưng vẫn không xác định được tương lai cho mình.

*một sinh viên học nhầm ngành chia sẻ* :so_funny:

applenguyen
12-11-2016, 09:38 PM
ở VN thì đây là điều tất nhiên. Trừ khi gia đình bạn kinh doanh và bạn nối nghiệp

12-11-2016, 11:44 PM
ở VN thì đây là điều tất nhiên. Trừ khi gia đình bạn kinh doanh và bạn nối nghiệp

Không hẳn nhé. Mình học xong đại học và chưa từng dùng đến cái bằng đại học dù hoàn toàn có thể làm đúng nghề tài chính. Căn bản vì sở thích và đam mê khác nên quyết tâm theo đuổi đam mê và tự học lại từ đầu từ công việc. Không phải ở cái mác đại học mà nhất quyết phải học nhưng không cần mác gì cả học cái đam mê sau thấy đỡ phí thời gian rất nhiều.