PDA

Xem đầy đủ chức năng : Mức độ tin cậy của báo cáo CPC về Việt Nam năm 2016



quangtrung1
07-05-2016, 09:57 AM
Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế ngày 2/5/2016 của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách các nước chưa có tự do tôn giáo và cần phải được theo dõi sát sao do những hoạt động vi phạm tự do tôn giáo được chính phủ cho phép. Tuy nhiên, Báo mức độ tin cậy của Báo cáo trên còn là một dấu hỏi lớn?

Với cái luận điệu “bảo vệ nhân quyền (https://nguoiconyeunuoc.wordpress.com/2016/05/05/muc-do-tin-cay-cua-bao-cao-cpc-ve-viet-nam-nam-2016/)”, Mỹ luôn tự cho mình cái quyền được phán xét tình hình nhân quyền trên thế giới, thậm chí Chính phủ Mỹ còn tự cho mình cái quyền sẵn sàng can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép, vi phạm quyền tự chủ của các quốc gia khác trên thế giới.

Trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2016, Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ lại đưa Việt Nam vào danh sách các nước chưa có tự do tôn giáo và cần phải được theo dõi sát sao do những hoạt động vi phạm tự do tôn giáo được chính phủ cho phép. Tuy nhiên, đó chỉ là những đánh giá phiến diện về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam và áp đặt để lấy đó làm lý do để buộc Việt Nam phải quay trở lại danh sách CPC.

Thực tế tình hình tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam lại thể hiện những điều hoàn toàn khác. Bởi vì chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm sự “phân biệt đối xử (https://nguoiconyeunuoc.wordpress.com/2016/05/05/muc-do-tin-cay-cua-bao-cao-cpc-ve-viet-nam-nam-2016/)” với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Chính điều này đã tạo nên một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú, sinh động ở Việt Nam.

Phải khẳng định rằng, tôn giáo là nhu cầu của nhân dân, nhưng hoạt động của tôn giáo là một phần hoạt động của mỗi quốc gia. Vì vậy, hoạt động tôn giáo không thể nằm ngoài khuôn khổ hay tách biệt với các hoạt động khác. Nhà nước quản lý tôn giáo để xã hội phát triển là điều tất yếu mà mọi quốc gia trên thế giới đều làm.

Mọi hoạt động tôn giáo trái với khuôn khổ pháp luật thì phải bị pháp luật xử lý. Nếu Ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kì bảo vệ cho những tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo trái pháp luật đó thì chính là trái với quy luật chung của thế giới. Hay nói khác đi, đó chính là hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện các mưu đồ chính trị với Việt Nam của Chính phủ Mỹ.

Vì vậy, yêu cầu Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ phải xem lại nội dung báo cáo của mình về tình hình tôn giáo quốc tế, trong đó có Việt Nam!