PDA

Xem đầy đủ chức năng : Tiếng Nhật - Kinh nghiệm luyện thi N4



Han_Dong_Sub
26-12-2015, 05:52 AM
Kinh nghiệm luyện thi N4

Đọc thêm:
Tìm hiểu phương pháp học tiếng nhật online (http://akira.edu.vn/hoc-tieng-nhat-online/#thuy)tiên tiến nhất 2015
Cách học tiếng nhật cơ bản (http://akira.edu.vn/3-buoc-hoc-tieng-nhat-co-ban-hieu-qua-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau/) hiệu quả nhất cho những người bận rộn
CV xin viec bang tieng nhat (http://akira.edu.vn/5-tips-viet-cv-tieng-nhat-don-guc-moi-nha-tuyen-dung/)chuan nhat 2015
Akira xin chia sẻ một số bí quyết để luyện thi JLPT cấp độ N4 hiệu quả:
Học hết 50 bài Minna sơ cấp

JLPT N4 là kì thi minnakết thúc trình độ sơ cấp tiếng Nhật, có nghĩa là nếu đạt trình độ N4 bạn đã sẵn sàng để học lên cao hơn là trung cấp và cao cấp. Do vậy, bạn cần hoàn thành bộ giáo trình Minna no Nihongo Shokyuu. Giáo trình Minna no Nihongo Shokyuu là giáo trình học tiếng Nhật sơ cấp cho những người muốn học tiếng Nhật mà không phải người bản địa, đây cũng là cuốn sách dễ học nhất dành cho người mới bắt đầu.
Toàn bộ giáo trình trung cấp của Minna bao gồm 50 bài học. Mỗi bài học đều được chia phần rõ ràng là từ vựng, ngữ pháp và bài luyện tập (renshuu), nghe hiểu (Sách choukai) và đọc hiểu (sách topiku 25 dokkai mondai). Vì vậy, nếu như bạn học đầy đủ từ vựng và ngữ pháp của giáo trình Minna sơ cấp, cộng với chăm chỉ làm bài tập nghe hiểu và đọc hiểu là hoàn toàn có thể thi được N4.
Một điểm nữa về phần chữ Hán, giáo trình chữ Hán hợp với trình độ N4 nhất là giáo trình Basic Kanji (2 quyển – 45 bài). Học hết 2 quyển này là bạn đã nắm được 500 chữ Hán cơ bản nhất, thừa sức thi N4.

Có chiến lược hiệu quả

Trong mỗi kì ôn thi,có được một chiến lược thi cử và kế hoạch rõ ràng, cụ thể là bạn đã nắm chắc 90% thành công rồi. Akira xin đưa ra một số lời khuyên giúp các bạn có thể tự vạch ra cho mình một chiến lược đúng đắn theo nguyên tắc SMART.
Specific (rõ ràng): Các bạn hãy vạch ra một mục tiêu cụ thể. Thi N4 cần học hết 50 bài Minna và cuốn Basic Kanji 1 -2. Rất cụ thể phải không.

Measureable (đo lường được): Ở đây là đơn vị bài học. Giả sử bạn quyết tâm mỗi 2 ngày sẽ học hết một bài Minna và 1 bài Kanji. Như vậy là khối lượng công việc bạn cần làm mỗi ngày là rất rõ ràng và có thể đo lường được.

Achievable (có thể đạt được): Nếu đặt ra mục tiêu quá xa vời, bạn vừa rất khó thực hiện vừa dễ chán nản khi thất bại. Do đó tốt nhất là bạn nên đặt ra mục tiêu vừa sức, phù hợp với tiềm lực và khả năng của mình. Ví dụ, bạn rất quyết tâm học ôn N4 và dành ra mỗi ngày để học hết 1 bài Minna và 1 bài Kanji, mỗi ngày 1 bài, 7 ngày 1 tuần. Đó là điều bạn chắc chắn không thể đạt được. Hãy đề ra mục tiêu hợp sức bản thân hơn như học 2 ngày hết 1 bài Minna sau đó dành ra 1 ngày nữa để học Kanji, rồi xoay vòng lại.

Realistic (thực tế): Hãy chắc chắn rằng việc học và thi N4 sẽ có ích cho tương lai sau này của bạn. Giả sử như bạn muốn apply học bổng và thấy họ yêu cầu tối thiểu N4, đó là một động lực mạnh mẽ để thôi thúc bạn học hành. Hoặc là bạn cần N3 để đi học bổng/ đi làm cho công ty Nhật, thì N4 cũng có thể là một bước đệm để bạn tiến lên N3… Vì nếu mục tiêu đó không giúp ích gì cho bạn thì việc học ôn thi rất có thể sẽ chỉ làm tốn thời gian, công sức và tiền bạc của bạn. Hãy nghĩ ra một động lực để duy trì ngọn lửa học tập luôn bùng cháy. Một yêu cầu nữa là khả năng thực hiện được của kế hoạch. Giả sử bạ muốn thi N4 trong kì tháng 12 nhưng bây giờ đã là tháng 11 rồi, mà bạn mới hoàn thành một nửa giáo trình Minna thì làm sao mà học ôn kịp.

Time (thời gian): Thời gian thực hiện rất quan trọng. Tùy thời gian gấp hay không mà bạn sẽ lên kế hoạch và điều chỉnh mục tiêu, khối lượng công việc cho hợp lí. Ví dụ bây giờ đang là tháng 8, bạn muốn đạt N4 vào tháng 12, có nghĩa là bạn có khoảng 4 tháng, tương đương 16 tuần. Bạn đã hoàn thành hết 20 bài Minna và 15 bài sách Basic Kanji 1 rồi. Nếu như mỗi tuần bạn học 2 bài Minna và 2 bài Basic Kanji, thì bạn sẽ dành ra thứ hai, thứ ba học Minna, thứ tư học 1 bài Kanji. Sau đó thứ năm, thứ sáu học Minna, thứ bảy học 1 bài Kanji, chủ nhật nghỉ. Đó là thư thả, còn nếu đang là giữa tháng 9 thì sẽ gấp hơn, mỗi ngày 1 bài Minna rồi 1 bài Basic Kanji. Tùy vào thời gian và sức lực của các bạn.

Facenco
27-12-2015, 09:21 PM
TÌM HIỂU VỀ BỆNH GÚT CÙNG VỚI BÀI VIẾT SỐ 1
08-12-2015 - 9:09 AM

(tìm hiểu về bệnh gút)

SƠ LƯỢC VỀ BỆNH GÚT

Chào bạn!

Hôm nay trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh gút. Bệnh gút là “bệnh của vua” hay “bệnh của người giàu” là cách ví von mà giới y khoa thế giới đặt cho nó nhằm ám chỉ đối tượng bị bệnh. Ngày nay, bệnh khá phổ biến ở các nước phát triển và càng ngày càng gia tăng ở Việt Nam cùng với việc tăng mức sống của người dân.

Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới. Nó còn có tên gọi khác là bệnh thống phong. Đặc điểm của gút là bệnh của người quá dư thừa dinh dưỡng.

Trong những năm trở lại đây, khi điều kiện kinh tế trong nước phát triển thì bệnh gút ngày càng nhiều hơn, hiện bệnh gút chiếm 10 – 15% trong số bệnh nhân mắc các bệnh về khớp tại bệnh viện, tần suất mắc bệnh gút ở nam giới là từ 5 – 28 trường hợp/ 1.000 người, ở phụ nữ từ 1 – 6 trường hợp/ 1.000 người. Lứa tuổi mắc bệnh thường là sau 40 tuổi, phụ nữ mắc bệnh muộn hơn so với nam giới (thường sau tuổi mãn kinh).


(tìm hiểu về bệnh gút)

Nguyên nhân bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng lượng acid uric trong máu (acid uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các acid nhân của mọi tế bào trong cơ thể và được thải ra ngoài qua đường tiểu).

Ở người bình thường, hai quá trình tạo ra và thải trừ acid uric luôn cân bằng. Người ta còn ghi nhận qua thực tiễn rằng, bệnh gút còn có yếu tố liên quan đến gia đình, lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống (như: uống nhiều rượu, bia; ăn uống quá dư thừa; ăn nhiều chất có chứa purin như tạng phủ, lòng động vật); một số bệnh rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch...); béo phì; cơ thể không dung nạp đường fuctose; bệnh bạch cầu; do sử dụng một số sản phẩm chữa bệnh (như: sản phẩm kháng lao, sản phẩm lợi tiểu...).

Trên đây là những chia sẻ tổng quan của mình về bệnh gút, để biết thêm chi tiết về căn bệnh này rất mong bạn sẽ tìm hiểu thêm những kiến thức về bệnh gút ở bài viết số 2.


Lê Đình Hoàng Sơn - Facenco.com