PDA

Xem đầy đủ chức năng : 2318/ Tìm Một Câu Hỏi



Hoaibao
18-02-2015, 04:13 PM
2318/ Tìm Một Câu Hỏi

Chị Hai hỏi ngay khi về đến nhà:
_ Hai em đã ăn gì chưa ?
Bé Sáu đáp:
_ Em chưa nhưng bé Bẩy nó ăn rồi.
Người chị mở lồng bàn vẫn thấy còn nguyên như trước khi đi.
Nhờ bạn đặt câu hỏi để câu trả lời cho truyện cực ngắn này bất ngờ trở nên thú vị.

Sáng tác: HB 2,318 - 1919 - 2-18-15

T/H: 24 tiếng, tới 2:30 PM 2/19/15

T/T: Giáo sư nhà văn Bảo Cự và dược sĩ Nguyễn Cát Thịnh có nhã ý tặng thưởng 500 đô.
Toàn diễn đàn chân thành cám ơn nhị vị hảo tâm.

Hoaibao
20-02-2015, 12:42 AM
Bạn có thể nhận ra rằng văn chương Việt Nam rất đáng sợ .
Nếu 2318/ Tìm Một Câu Hỏi dịch ra ngoại ngữ, chắc người nước ngoài không hiểu được tại sao truyện ngắn có vẻ vớ vẩn trên lại thú vị .

Hoaibao
21-02-2015, 02:22 AM
Thí dụ bạn có thể đặt câu hỏi như sau:
_ Bé Sáu nói dối hay nói thật ?

Hoaibao
22-02-2015, 01:00 AM
Thí dụ bạn có thể đặt câu hỏi như sau:
_ Bé Sáu nói dối hay nói thật ?

Có ba cách trả lời:

1/ Nói dối
2/ Nói thật
3/ .................

Khi lý giải về 1/ và 2/, bạn sẽ phát hiện ra cách thứ 3/ đỉnh nhất .

Hoaibao
23-02-2015, 12:35 AM
Muốn phát hiện ra 3/, bạn cần sáng tạo thêm dữ kiện .
Dữ kiện này đặt điều kiện cho chủ đề .
Tuy điều kiện xuất phát từ một câu hỏi đơn giản nhưng qui chiếu trên nền tảng triết luận khá phức tạp .

Hoaibao
24-02-2015, 12:16 AM
Ngay cả nền tảng triết luận cũng dựa trên một câu hỏi:
_ Khi nào thì sự thật và dối trá có thể đồng hóa trong nhau, hoặc ít nhất, chúng có khả năng biện minh cho nhau ?

Hoaibao
26-02-2015, 01:12 AM
Ngay cả nền tảng triết luận cũng dựa trên một câu hỏi:
_ Khi nào thì sự thật và dối trá có thể đồng hóa trong nhau, hoặc ít nhất, chúng có khả năng biện minh cho nhau ?

Câu hỏi trên dẫn bạn tới câu hỏi then chốt cuối cùng, tuy đơn giản nhưng khó trả lời.

Hoaibao
27-02-2015, 12:38 AM
Câu hỏi đơn giản nhưng then chốt :
_ Trong lồng bàn có gì ?

Hoaibao
28-02-2015, 01:34 AM
Thí dụ trong lồng bàn có đĩa xôi, bạn cần lý giải:
Tại sao bé Bẩy đã ăn rồi mà xôi vẫn còn nguyên ?

Hoaibao
01-03-2015, 12:22 AM
Bạn Phùng Quang Vinh e-mail cho HB đã lý giải khá thông minh:

_ Bé Bẩy còn bé nên không ăn được đồ ăn trong lồng bàn .

Hoaibao
02-03-2015, 12:44 AM
Thú vị trong 2318 /

Nếu bạn chọn đúng món trong lồng bàn thì nói thật và nói dối không mâu thuẫn nhau .

Hoaibao
03-03-2015, 02:57 PM
Bạn PQV mới đưa ra câu hỏi khá thiết thực:
_ Bé Bẩy ăn gì ?

Hoaibao
04-03-2015, 12:07 AM
2319/

Vẫn dưới chủ đề "Tìm một câu hỏi" nhưng sáng tác kế tiếp 2319/:
Dùng câu hỏi để trả lời câu hỏi .

Hoaibao
05-03-2015, 01:03 AM
2319/ Tìm Một Câu Hỏi - Chia Phần

Không biết việc gì xảy ra chiều qua mà sáng nay chị Hai đi chợ sớm .
Gần trưa, chị xách về một bọc, gói thật kỹ lưỡng trông có vẻ bí mật lắm:
_ Nhà mình chỉ có 6 chị em nhưng tại sao chị lại chia quà này thành 8 ?
Các em hãy tìm câu hỏi nào hay nhất trả lời được câu hỏi trên .

Sáng tác: HB 2,319 - 1927 - 3-4-15

T/H: 24 tiếng, tới 11:30 AM 3/5/15

T/T: Dược sĩ Nguyễn Cát Thịnh và giáo sư nhà văn Bảo Cự có nhã ý tặng thưởng 1,000 đô.
Toàn diễn đàn chân thành cám ơn nhị vị hảo tâm.

Hoaibao
06-03-2015, 12:11 AM
Bạn PQV cho rằng hai phần còn lại của bố mẹ.

Điều này hợp lý nhưng gia đình chỉ có sáu chị em thôi.

Hoaibao
07-03-2015, 12:39 AM
Câu hỏi đầu tiên bạn nên đặt ra trước khi tiến tới câu hỏi then chốt:
_ Việc gì xảy ra chiều qua liên quan tới cách chia thành 8 ?

Hoaibao
07-03-2015, 02:08 AM
Đố Vui Giải Trí
(23 Viewing)
Ngày xưa thì có trạng quỳnh
Bây giờ tin chắc chúng mình giỏi hơn
Phụ Mục:
Vui Chơi
Subscribe to This Forum
Ðề tài: 4,294
Bài gởi: 70,639
2318/ Tìm Một Câu Hỏi Tới bài mới nhất

Thấy quý bạn vào khá đông ( 23 views ) nên câu đố có thêm thời hạn và tặng thưởng lên 2,000 đô:

T/H: 24 tiếng, tới 12:30 AM 3/8/15.

Hoaibao
07-03-2015, 10:07 PM
Bạn PQV gửi từ iPad thêm sáng kiến mới:

Hôm nay nhà chị Hai có khách . Có chị Tám anh ba đến chơi , nên chị hai đã mua 8 phần quà ( ngày 8 tháng 3 quốc tế phụ nữ ) .

Hoaibao
08-03-2015, 12:47 AM
Gợi ý:

_ 2 phần dư ra thuộc về ai trong 6 chị em ?

Hoaibao
08-03-2015, 11:40 PM
2319/

Chủ đề này liên quan tới "giết người phải đền mạng".
Theo bạn, quà gì ở trong bọc với gợi ý trên ?

Hoaibao
09-03-2015, 10:39 PM
Thú vị của 2319/:

Quà chia làm 8 nên mỗi người được ăn:

a= q/8

Một người nào đó sẽ được ăn gấp đôi nhưng thay vì viết:

2a= 2(q/8)

bạn viết:

a+b=2(q/8)

Bạn cần lý giải:

Tại sao b vừa là a, vừa khác a ?

http://www.matnauhoctro.com/4rum/sho...�u-Hỏi/page2

Hoaibao
10-03-2015, 10:29 PM
Muốn tìm b, bạn đặt câu hỏi:
_ Tại sao trong 6 chị em lại có người được ăn nhiều hơn q/8 ?

Hoaibao
11-03-2015, 09:56 PM
Muốn tìm b, bạn đặt câu hỏi:
_ Tại sao trong 6 chị em lại có người được ăn nhiều hơn q/8 ?

Để trả lời câu hỏi trên, bạn đưa a và b vào đại đề tổng hợp rồi xác lập hệ qui chiếu.
Từ đó, bạn rút ra hệ luận:
_ ................................

Hoaibao
12-03-2015, 02:07 PM
Để trả lời câu hỏi trên, bạn đưa a và b vào đại đề tổng hợp rồi xác lập hệ qui chiếu.
Từ đó, bạn rút ra hệ luận:
_ ................................

Hệ luận về số lượng và chất lượng:

Khi a là biểu tượng số lượng và b là hành vi chất lượng ( của biểu tượng này ) thì chúng vừa giống nhau vừa khác nhau .

Hoaibao
13-03-2015, 02:15 AM
Hệ luận về số lượng và chất lượng:

Khi a là biểu tượng số lượng và b là hành vi chất lượng ( của biểu tượng này ) thì chúng vừa giống nhau vừa khác nhau .

Muốn chứng minh " Hỗn độn là trật tự ở cấp cao ", chúng ta phải viện dẫn một số định luật vật lý và hóa học .
Hệ luận về số lượng và chất lượng trên xem ra có phần phức tạp hơn trong một số câu đố khác nhưng ở đây, sau khi được ngữ pháp hóa, bạn sẽ thấy chúng rất đơn giản .

Hoaibao
13-03-2015, 11:43 PM
Chủ đề kế tiếp:

2320/ Tìm Một Câu Hỏi - Câu Cá

Hoaibao
14-03-2015, 11:06 PM
2320/ Tìm Một Câu Hỏi - Câu Cá

Cu Tý câu mãi vẫn chưa được con cá nào .
Vừa định bỏ về thì Tý bị Hùng lối xóm chạy tới tát cho hai cái đau điếng .
_ Sao mày dám lén ăn phần cơm trưa của tao ?
Tý mếu máo:
_ Em đâu dám . Đại ca câu tít đằng kia, em ở tận đầu này mà !
Lúc Hùng lên bụi cây thu dọn đồ về, chợt thấy hai con chồn lùi vội vào hang đá, bỏ lại túi đồ ăn sắp bị xé rách .
Hùng đại ca hối hận, vội gọi Tý lại và cho nó con cá chép lớn nhất.
Anh Tư nghe chuyện Tý kể, nheo mắt cười :
_ Nhờ hai con chồn mà cá chép đâm ra sạch sẽ thơm tho như múi mít ấy !
Nhưng chị Hai nghiêm mặt, hỏi:
_ Nếu hôm nay Hùng cũng không câu được cá, .................................................. .......................... ?
Xin bạn cho biết câu hỏi ra sao để thành bài học bổ ích cho cả nhà ?

Sáng tác: HB 2,320 - 1927 - 3-14-15

T/H: 24 tiếng, tới 11:30 PM 3/5/15

T/T: Dược sĩ Nguyễn Cát Thịnh và giáo sư nhà văn Bảo Cự có nhã ý tặng thưởng 1,000 đô.
Toàn diễn đàn chân thành cám ơn nhị vị hảo tâm.

Hoaibao
15-03-2015, 11:28 AM
2320/

Các bạn còn 11 tiếng 47 phút .

Hoaibao
15-03-2015, 03:21 PM
2320/

Các bạn còn 11 tiếng 47 phút .

Các bạn còn 8 tiếng 42 phút .

Hoaibao
15-03-2015, 11:38 PM
Các bạn còn 29 phút .

Hoaibao
15-03-2015, 11:43 PM
Câu hỏi đầu tiên bạn nên đặt ra:

_ Nếu Hùng cũng không câu được cá thì ảnh hưởng trực tiếp tới gì và tại sao lại như thế ?

Hoaibao
16-03-2015, 11:57 PM
Câu hỏi đầu tiên bạn nên đặt ra:

_ Nếu Hùng cũng không câu được cá thì ảnh hưởng trực tiếp tới gì và tại sao lại như thế ?

Ảnh hưởng trực tiếp tới phần ăn trưa của Hùng .

Hoaibao
17-03-2015, 11:50 PM
Ảnh hưởng trực tiếp tới phần ăn trưa của Hùng .

Muốn biết tại sao lại như thế, bạn đặt thêm câu hỏi mới .

Hoaibao
19-03-2015, 12:03 AM
Muốn biết tại sao lại như thế, bạn đặt thêm câu hỏi mới .

Câu hỏi quan trọng này trùng với câu hỏi trong 2318/ và 2319/ .

Hoaibao
19-03-2015, 11:37 PM
Câu hỏi quan trọng này trùng với câu hỏi trong 2318/ và 2319/ .

Đó là:
_ Hùng mang gì đi ăn trưa ?

Hoaibao
20-03-2015, 11:43 PM
Tuy sáng tác khác nhau nhưng 2318/, 2319/ và 2320/ cùng chung một món ăn và chung đáp án .

Hoaibao
22-03-2015, 12:42 AM
2321/

Cũng dưới chủ đề Tìm Một Câu Hỏi , bạn có thể sáng tác không dựa trên bất cứ câu chuyện nào mà chỉ cần một đẳng thức .

Hoaibao
22-03-2015, 09:34 PM
2321/

Mời bạn đọc 2321/ đêm nay với hai tiềm dữ kiện A và B của đẳng thức .

Hoaibao
23-03-2015, 12:17 AM
2321/ Đẳng Thức Khả Nghiệm

A = B ?

Sáng tác: HB 2,321 - 1937 - 3-22-15

T/H: 24 tiếng, tới 11:30 PM 3/23/15

T/T: Dược sĩ Nguyễn Cát Thịnh và giáo sư nhà văn Bảo Cự có nhã ý tặng thưởng 1,000 đô.
Toàn diễn đàn chân thành cám ơn nhị vị hảo tâm.

Hoaibao
23-03-2015, 02:31 AM
2321/

Gợi ý:

Bạn cần sáng tạo dữ kiện cho đẳng thức khả hữu trước khi khả nghiệm.

Hoaibao
23-03-2015, 09:27 AM
2321/

Các bạn còn 14 tiếng 41 phút .

Hoaibao
23-03-2015, 10:01 AM
2321/

Ba loại đẳng thức

1/ Đẳng thức tiềm dữ kiện

Thí dụ bạn bè hỏi cu Tý:
_ Tý giấu cái gì trong cặp thế ?
Nếu Tý chỉ trả lời:
_ A = B ? --------> Tý đang giấu cái A = B, vậy A và B là gì ?
thì đẳng thức trên được gọi là đẳng thức tiềm dữ kiện .

Hoaibao
23-03-2015, 03:51 PM
2321/

2/ Đẳng thức khả hữu

Nếu Tý trả lời:
_ Có = Không ? --------> Tý đang giấu cái Có = Không, vậy Có và Không thuộc phạm trù/ tổng thể nào ?
thì đẳng thức trên được gọi là đẳng thức khả hữu .

Hoaibao
23-03-2015, 11:30 PM
2321

Chủ đề 2321/ dẫn khởi từ đẳng thức 1/, chúng ta cần chuyển hóa sang 2/.

Hoaibao
24-03-2015, 01:08 PM
3/ Đẳng thức khả nghiệm

Nếu Tý trả lời:

_ Có = Không ? -------> Tý đang giấu cái Có = Không mà cơ cấu/ cục bộ của nó nằm trong quy trình biện chứng của đẳng thức khả hữu

thì đẳng thức trên được gọi là đẳng thức khả nghiệm .

Hoaibao
25-03-2015, 12:00 AM
Triết học và ngữ pháp

Dưới cách nhìn triết học, đẳng thức khả hữu có khuynh hướng bất khả tri ( Agnosticism ) còn đẳng thức khả nghiệm nghiêng về duy nghiệm ( Empiricism ).

Cách nhận định này giúp chúng ta hướng biện giải về các cặp đối kháng như: Có - Không, Thừa - Thiếu, Bị - Được, .....................

Hoaibao
25-03-2015, 09:00 PM
2321/

Đến đây, câu hỏi thông minh nhất của bạn đặt ra cho chủ đề 2321/ là gì ?

Hoaibao
26-03-2015, 12:34 AM
2321/

Đến đây, câu hỏi thông minh nhất của bạn đặt ra cho chủ đề 2321/ là gì ?

Chỉ cần đặt đúng câu hỏi một cách biện chứng, bạn cũng xứng đáng lãnh 1,000 đô .

Thời hạn: 12 tiếng, tới 11:45 AM 3/26/15.

Hoaibao
26-03-2015, 11:38 AM
Các bạn còn 45 phút .

Hoaibao
27-03-2015, 12:50 AM
2321/

Đến đây, câu hỏi thông minh nhất của bạn đặt ra cho chủ đề 2321/ là gì ?

Bạn nên đặt ra câu hỏi tổng quát này:
_ Làm cách nào để biến đẳng thức tiềm dữ kiện của 2321/ thành đẳng thức khả nghiệm, cho cả 2318, 2319, 2320 ?

Hoaibao
27-03-2015, 08:56 PM
Bạn nên đặt ra câu hỏi tổng quát này:
_ Làm cách nào để biến đẳng thức tiềm dữ kiện của 2321/ thành đẳng thức khả nghiệm, cho cả 2318, 2319, 2320 ?

Dưới cách nhìn khác:

Liệu cái Tý giấu trong cặp có thực sự được phát xuất từ Có = Không ?

Hoaibao
28-03-2015, 12:24 AM
Bạn nên đặt ra câu hỏi tổng quát này:
_ Làm cách nào để biến đẳng thức tiềm dữ kiện của 2321/ thành đẳng thức khả nghiệm, cho cả 2318, 2319, 2320 ?

Câu hỏi tổng quát trên dẫn tới câu hỏi trực diện nào đủ khả năng làm tiền đề biện chứng cho đẳng thức khả nghiệm 2321/ ?

Bạn xứng đáng lãnh 1,000 đô nếu xác lập được câu hỏi này .

Thời hạn: 12 tiếng, tới 11:45 AM 3/28/15.

Hoaibao
28-03-2015, 12:07 PM
Các bạn còn 21 phút .

Hoaibao
28-03-2015, 10:25 PM
Câu hỏi trực diện

Cặp đối kháng nào lý giải được 4 ẩn nghiệm trong 2318/, 1319/, 2320/, 2321/ ? ( #46 )

Câu hỏi trên bao hàm : Chỉ khi xác lập được cặp đối kháng mới biết Tý giấu gì trong cặp .

Hoaibao
29-03-2015, 10:37 AM
Câu hỏi trực diện

Cặp đối kháng nào lý giải được 4 ẩn nghiệm trong 2318/, 1319/, 2320/, 2321/ ? ( #46 )

Câu hỏi trên bao hàm : Chỉ khi xác lập được cặp đối kháng mới biết Tý giấu gì trong cặp .

Xác lập và lý giải được cặp đối kháng, bạn xứng đáng lãnh 1,000 đô .
Thời hạn: 12 tiếng, tới 10:00 PM 3/29/15 .

Hoaibao
30-03-2015, 12:44 AM
Ngày mai HB sẽ đưa ra cặp đối kháng để mời các bạn lý giải xem nó là gì ( Tý giấu gì ? )

Hoaibao
30-03-2015, 11:59 PM
2321/

Cặp đối kháng trong 2321/ là: Bị - Được .
Xin bạn cho biết Tý giấu gì ?
T/T: 1,000 đô .
Thời hạn: 12 tiếng, tới 11:45 AM 3/31/15.

hdthanhxuan
01-04-2015, 08:47 PM
Có thể bé Bảy ăn rồi nhưng ko phải là ăn cơm!

Hoaibao
01-04-2015, 10:55 PM
Có thể bé Bảy ăn rồi nhưng ko phải là ăn cơm!

Vậy theo bạn, bé Bảy ăn gì ?

Hoaibao
02-04-2015, 11:30 PM
Bé Bảy ăn cái giống như Tý giấu trong cặp .

Hoaibao
03-04-2015, 11:10 PM
Trắc nghiệm IQ

Sau khi đọc xong loạt bài Tìm một câu hỏi, nhờ bạn sáng tác một truyện vui cực ngắn có khả năng chấn động thế giới .

Hoaibao
04-04-2015, 11:55 AM
Trắc nghiệm IQ

Sau khi đọc xong loạt bài Tìm một câu hỏi, nhờ bạn sáng tác một truyện vui cực ngắn có khả năng chấn động thế giới .

Bạn có thể đặt tên cho truyện này, thí dụ như "Việt Nam chịu chơi".

Hoaibao
05-04-2015, 12:12 AM
2325/ Việt Nam Chịu Chơi

Cũng dưới chủ đề "Tìm một câu hỏi", nhờ bạn sáng tác một truyện vui cực ngắn có khả năng chấn động thế giới .

Sáng tác: HB 2,325 - 1943 - 4-4-15

T/H: 24 tiếng, tới 11:30 PM 4/5/15

T/T: Dược sĩ Nguyễn Cát Thịnh và giáo sư nhà văn Bảo Cự có nhã ý tặng thưởng 1,000 đô.
Toàn diễn đàn chân thành cám ơn nhị vị hảo tâm.

Hoaibao
05-04-2015, 02:50 PM
2325/ Bạn có thể sáng tác hay hơn thế này:

Truyền thống bi thảm của xã hội chủ nghĩa là xếp hàng cả ngày .
Nhưng bỗng một hôm ngay trên đất Mỹ, người Việt Nam chịu chơi đã .....................................

Hoaibao
05-04-2015, 10:06 PM
2325/

Ở chỗ có chấm, bạn chỉ cần đặt vấn đề cho dân Mỹ phục dân Việt .

Hoaibao
06-04-2015, 01:56 AM
2325/

Bạn có thêm tặng thưởng cho 12 tiếng kế tiếp, tới 11:30 AM 4/6/15.

Hoaibao
06-04-2015, 11:49 PM
2325/ Bạn có thể sáng tác hay hơn thế này:

Truyền thống bi thảm của xã hội chủ nghĩa là xếp hàng cả ngày .
Nhưng bỗng một hôm ngay trên đất Mỹ, người Việt Nam chịu chơi đã .....................................

Nhưng bỗng một hôm ngay trên đất Mỹ, người Việt Nam chịu chơi đã khiến cư dân bang Cali xếp hàng 24/24 cả ngày lẫn đêm luôn !

Hoaibao
07-04-2015, 09:11 PM
Nhưng bỗng một hôm ngay trên đất Mỹ, người Việt Nam chịu chơi đã khiến cư dân bang Cali xếp hàng 24/24 cả ngày lẫn đêm luôn !

Tiếp đó, bạn đặt câu hỏi :
_ Xin các bạn cho biết cách chơi đó ra sao khiến dân Cali chịu xếp hàng suốt ngày đêm ?

Hoaibao
09-04-2015, 12:46 AM
Tiếp đó, bạn đặt câu hỏi :
_ Xin các bạn cho biết cách chơi đó ra sao khiến dân Cali chịu xếp hàng suốt ngày đêm ?

Nếu phát hiện ra được cách chơi này, bạn xứng đáng lãnh 1,000 đô .
Thời hạn: 24 tiếng, tới 11:30 PM 4/9/15.

Hoaibao
09-04-2015, 11:37 AM
Các bạn còn 12 tiếng 43 phút .

Hoaibao
09-04-2015, 09:23 PM
Các bạn còn 2 tiếng 38 phút .

Hoaibao
09-04-2015, 11:17 PM
2325/

Người Việt Nam chịu chơi (NVNCC) treo bảng quảng cáo gồm 3 phần .
Chúng ta đi từ phần 3/ lên phần 1/:

3/ Ngoài ra quý khách còn có thể có thêm khả năng được nhận lãnh từ vài triệu lên vài trăm triệu đô la Mỹ .

Hoaibao
10-04-2015, 09:54 PM
Điều 3/ tuy thế mà dễ thực hiện .

Hoaibao
11-04-2015, 12:31 AM
2325/

Người Việt Nam chịu chơi (NVNCC) treo bảng quảng cáo gồm 3 phần .
Chúng ta đi từ phần 3/ lên phần 1/:

3/ Ngoài ra quý khách còn có thể có thêm khả năng được nhận lãnh từ vài triệu lên vài trăm triệu đô la Mỹ .

2/ Hôm nay và các ngày kế tiếp, chúng tôi được hân hạnh tặng quà miễn phí cho đến khi hết hàng tồn kho .

Hoaibao
11-04-2015, 10:58 PM
2/ Hôm nay và các ngày kế tiếp, chúng tôi được hân hạnh tặng quà miễn phí cho đến khi hết hàng tồn kho .

Nếu phát hiện ra 1/, bạn xứng đáng lãnh 1,000 đô .
Thời hạn: 24 tiếng, tới 11:30 PM 4/12/15.

Hoaibao
12-04-2015, 11:40 AM
Nếu phát hiện ra 1/, bạn xứng đáng lãnh 1,000 đô .
Thời hạn: 24 tiếng, tới 11:30 PM 4/12/15.

Các bạn còn 12 tiếng 25 phút .

Hoaibao
12-04-2015, 06:13 PM
Các bạn còn 5 tiếng 47 phút .

Hoaibao
12-04-2015, 11:14 PM
1/ chính là điều kiện để hưởng miễn phí 2/ và 3/ .

Hoaibao
13-04-2015, 02:33 PM
Điều kiện 1/ dưới tên một đẳng thức bằng Anh ngữ vì NVCC muốn người Mỹ xếp hàng đông hơn XHCN.

Hoaibao
14-04-2015, 12:03 AM
1/ Xin quý khách cho biết tên của món quà miễn phí sau:

Negative = Positive ?

Hoaibao
15-04-2015, 01:33 AM
1/ Xin quý khách cho biết tên của món quà miễn phí sau:

Negative = Positive ?

Nếu phát hiện ra 1/ là quà miễn phí gì, bạn xứng đáng lãnh 1,000 đô .
Thời hạn: 24 tiếng, tới 11:30 PM 4/15/15.

Hoaibao
15-04-2015, 12:25 PM
Các bạn còn 11 tiếng 37 phút .

Hoaibao
15-04-2015, 11:22 PM
Các bạn còn 47 phút .

Hoaibao
16-04-2015, 12:03 AM
Gợi ý về đẳng thức :

Negative = Positive ?

Khi thưởng thức một cái gì đó, bạn thường trong tư thế chủ động.
Nay tư thế đó cân bằng với trạng thái bị động.
Vậy nó là gì, thưa bạn ?

Hoaibao
17-04-2015, 11:58 PM
Gợi ý về đẳng thức :

Negative = Positive ?

Khi thưởng thức một cái gì đó, bạn thường trong tư thế chủ động.
Nay tư thế đó cân bằng với trạng thái bị động.
Vậy nó là gì, thưa bạn ?

Câu này Việt Nam giải được nhưng Mỹ botay.com !

Hoaibao
20-04-2015, 12:50 PM
Câu này Việt Nam giải được nhưng Mỹ botay.com !

Câu hỏi bạn nên đặt ra:
_ Tại sao tiếng Anh mà Mỹ bó tay nhưng Việt Nam lại lý giải được ?

Hoaibao
22-04-2015, 11:19 PM
Trong văn học Anh - ở đây là English idioms - không có cơ sở nào để dựa trên đó có thể minh chứng NEGATIVE = POSITIVE .
Nhưng khi chúng ta kết hợp với thành ngữ Việt thì chúng trở nên phong phú dưới dạng PUN .

Hoaibao
26-04-2015, 12:56 AM
Gợi ý về đẳng thức :

Negative = Positive ?

Khi thưởng thức một cái gì đó, bạn thường trong tư thế chủ động.
Nay tư thế đó cân bằng với trạng thái bị động.
Vậy nó là gì, thưa bạn ?

Câu hỏi bạn nên đặt ra:
_ Thành ngữ Việt nào thích hợp với đẳng thức trên ?

Hoaibao
06-05-2015, 02:47 PM
https://scontent-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t34.0-12/s526x395/10847106_1600617110166582_174469446_n.jpg?oh=1df6d a5cb11bc4a4525f13fc42f5bbce&oe=554D3B66

2326/ Tàn Phai

Xin bạn cho biết câu hỏi nào sâu sắc nhất để có câu trả lời độc đáo, chưa từng được đề cập tới từ tấm hình trên ?

Sáng tác: HB 2,326 - 1973 - 5-6-15

T/H: 24 tiếng, tới 11:30 PM 5/7/15

T/T: Dược sĩ Nguyễn Cát Thịnh và giáo sư nhà văn Bảo Cự có nhã ý tặng thưởng 1,000 đô.
Toàn diễn đàn chân thành cám ơn nhị vị hảo tâm.

Hoaibao
12-05-2015, 11:07 PM
2326/

Gợi ý: Hoa phải tàn mới có quả .

Hoaibao
16-05-2015, 09:00 PM
2326/

Gợi ý: Hoa phải tàn mới có quả .
Như vậy theo bạn, khoảng cách giữa thẩm mỹ ( hoa ) và sự thiết thực của chất liệu sống ( quả ) tên là gì ?

Hoaibao
23-05-2015, 11:10 PM
Như vậy theo bạn, khoảng cách giữa thẩm mỹ ( hoa ) và sự thiết thực của chất liệu sống ( quả ) tên là gì ?
Chắc bạn nhận thấy biết cách đặt câu hỏi quan trọng hơn phần trả lời .
Cũng như vượt biên cần phải có hải bàn định phương hướng .

Hoaibao
15-11-2015, 01:13 PM
2333/ Khoảng Cách - Tìm Một Câu Hỏi

Cô gái bí mật đáp:
_ Khi mang hoa đi chọn màu áo, mình không vượt qua được khoảng cách giữa tự sinh và nhân sinh .
Xin bạn cho biết phần câu hỏi .


Sáng tác: HB 2,333 - 2,037 - 11-15-15

T/H: 3 ngày, tới 11:30 PM 11-18-15

T/T: Dược sĩ Nguyễn Cát Thịnh và giáo sư nhà văn Bảo Cự có nhã ý tặng thưởng 3,000 đô.
Toàn diễn đàn chân thành cám ơn nhị vị hảo tâm.

Hoaibao
13-12-2015, 02:34 PM
2334/ Truyện Cười Khoa Học - Tìm Một Câu Hỏi

Con mèo khều con chó:
_ Nè ! Nếu con người không mắng nhau "ngu như bò" mà "ngu như chó" thì bạn có ý kiến gì không ?
Chó sủa vu vơ nhưng xem ra đang suy nghĩ dữ lắm:
_ .......................................... . ..................... ?
Nhờ bạn sáng tác vào chỗ có chấm một câu hỏi nhưng cũng là câu trả lời cho truyện cực ngắn này .

Sáng tác: HB 2,334 - 2,043- 12-13-15

T/H: 24 tiếng, tới 1:00 PM 12-14-15

T/T: Dược sĩ Nguyễn Cát Thịnh và giáo sư nhà văn Bảo Cự có nhã ý tặng thưởng 1,000 đô.
Toàn diễn đàn chân thành cám ơn nhị vị hảo tâm.

Ha Luong
14-12-2015, 03:37 AM
[QUOTE=Hoaibao;5284011]2334/ Truyện Cười Khoa Học - Tìm Một Câu Hỏi

Con mèo khều con chó:
_ Nè ! Nếu con người không mắng nhau "ngu như bò" mà "ngu như chó" thì bạn có ý kiến gì không ?
Chó sủa vu vơ nhưng xem ra đang suy nghĩ dữ lắm:
_ .......................................... . ..................... ?


"Thế thì lúc đó hầu như nhà nào cũng có một đứa ngu nhỉ"?
Ý của Dược sĩ Nguyễn Cát Thịnh và giáo sư nhà văn Bảo Cự thế nào?

Hoaibao
01-01-2016, 10:15 AM
2,336/ Tìm Một Câu Hỏi - Nhận Định Về Khổng Tử


Tác giả: Quán Minh


“Thắng làm vua, thua làm giặc” là quan niệm của thế tục. Các bậc Giác Giả và trí giả ở thế gian có thể chịu nhục mà không tức giận hay ưu sầu. Họ cũng không tranh cãi hay tranh đấu với người khác. Cảnh giới tinh thần cao thượng khiến họ có thể nhẫn nhượng, không chấp vào được mất nơi thế gian, cũng như duy trì một tâm thái tường hòa và bình thản.

Khi Khổng Tử chu du liệt quốc, một ngày Ngài gặp hai người thợ săn đang tranh cãi đến đỏ cả mặt. Sau khi hỏi lý do, Khổng Tử mới biết họ đang tranh luận một vấn đề nhỏ về số học. Người thợ săn lùn nói 8 lần 3 là 24, trong khi người thợ săn cao nói là 23. Hai bên đều khăng khăng là mình đúng và tới mức gần đánh nhau. Cuối cùng, họ quyết định phải có một thánh hiền phân giải và người thắng sẽ được tất cả thú săn.

Hai người nghe nói Khổng Tử là một thánh hiền, do đó họ lập tức nhờ Ngài phán xét. Khổng Tử nói người thợ săn lùn phải cấp thú săn cho người thợ săn cao. Người thợ săn cao chiến thắng và vui mừng rời đi. Người thợ săn lùn tất nhiên không phục. Anh ta hỏi trong giận dữ: “3 lần 8 là 24. Ngay cả một đứa trẻ cũng biết điều đó. Ông là một thánh hiền, vậy mà ông nghĩ nó là 23. Ông chỉ có hư danh!”

Khổng Tử cười và đáp: “Anh nói không sai. 3 lần 8 là 24 và đây là một chân lý mà ngay cả đứa trẻ cũng biết. Nếu anh biết chân lý và giữ vững nó, thì như vậy là đủ rồi. Tại sao anh lại tranh luận với một người ngốc về một vấn đề đơn giản như thế?” Người thợ săn lùn như bừng tỉnh ra. Khổng Tử vỗ vai anh ta và nói: “Cá nhân này tuy được thú săn, nhưng anh ta ngốc nghếch cả đời. Còn anh tuy thua cuộc, nhưng đã có một bài học sâu sắc”. Sau khi nghe xong, người thợ săn lùn gật đầu lia lịa tỏ vẻ bội phục cảnh giới tinh thần của Khổng Tử.

Chân lý tuy cần giữ vững, nhưng không nên tranh biện. Đối diện với sự thật, dối trá rồi cuối cùng sẽ bị giải thể. Do vậy khi bị chỉ trích hay hiểu lầm, chúng ta không cần phải quá mất công giải thích hay biện luận. Tốt hơn là lùi một bước và dùng tâm thái bình hòa để đối đãi. Bởi vì chân lý cũng như vàng kim chôn trong đất, nó sẽ tỏa sáng rực rỡ dù sớm hay muộn.



nguồn Daikynguyen.com

2,336/ Tìm Một Câu Hỏi - Nhận Định Về Khổng Tử

Qua bài viết trên, xin bạn cho biết câu hỏi và câu trả lời nào sâu sắc nhất về Khổng Tử ?

Sáng tác: HB 2,336 - 2,050- 1-1-16

T/H: 72 tiếng, tới 10:00 AM 1-4-16

T/T: 5,000 đô

Ân nhân tài trợ: Giáo sư toán Đinh Văn Huỳnh Ohio University cùng quý phu nhân khoa học gia Phùng Bích Liên .

Toàn MNHT chân thành tri ân nhị vị hảo tâm .

Ha Luong
03-01-2016, 10:17 AM
2,336/ Tìm Một Câu Hỏi - Nhận Định Về Khổng Tử



2,336/ Tìm Một Câu Hỏi - Nhận Định Về Khổng Tử

Qua bài viết trên, xin bạn cho biết câu hỏi và câu trả lời nào sâu sắc nhất về Khổng Tử ?

Sáng tác: HB 2,336 - 2,050- 1-1-16

T/H: 72 tiếng, tới 10:00 AM 1-4-16

T/T: 5,000 đô

Ân nhân tài trợ: Giáo sư toán Đinh Văn Huỳnh Ohio University cùng quý phu nhân khoa học gia Phùng Bích Liên .

Toàn MNHT chân thành tri ân nhị vị hảo tâm .

Dầu không muốn giựt giả thưởng giá trị mà HB đang treo nhưng mình cũng muốn tham gia phần đố vui hấp dẫn này.
Theo mình thì câu hỏi sâu sắc nhất của Khổng Tử: "Tại sao anh lại tranh luận với một người ngốc về một vấn đề đơn giản như thế?"
Câu trả lời sâu sắc: bài học sâu sắc cho người thua cuộc

Hoaibao
04-01-2016, 07:13 PM
Dầu không muốn giựt giả thưởng giá trị mà HB đang treo nhưng mình cũng muốn tham gia phần đố vui hấp dẫn này.
Theo mình thì câu hỏi sâu sắc nhất của Khổng Tử: "Tại sao anh lại tranh luận với một người ngốc về một vấn đề đơn giản như thế?"
Câu trả lời sâu sắc: bài học sâu sắc cho người thua cuộc
Bạn Ha Luong nắm khá vững chủ đề và cũng đã tích cực dấn thân .

Hoaibao
05-01-2016, 02:38 PM
Tài liệu tham khảo:

Nhận diện 'thảm họa' trong văn hóa tranh luận của người Việt

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.
Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.


Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quan với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.

Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Điều đáng chú ý là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí còn hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đã rất tuyệt vời, vì qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhãn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, vì với cái nhãn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xã hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lý luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.

Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:
◾Đánh tráo chủ đề
◾Lợi dụng cảm tính và đám đông
◾Làm lạc hướng vấn đề
◾Qui nạp sai
◾Nhập nhằng đánh lận con đen
◾Phi logic
◾Các nhầm lẫn khác

Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề

1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.

3. Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”

16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”

Nhóm 5. Nguyên nhân giả tạo

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.

30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận

32. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

33. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney thì tôi đang ở New South Wales. Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”.

34. Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”

35. Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

36. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 7. Các nhầm lẫn khác

37. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

38. Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

39. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”

40. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

41. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

42. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa.

43. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên.”

44. Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

45. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.

Nhận xét

Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười biếng suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kì nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kì kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều quái gở về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho người ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh chê ‘quốc gia’, vậy anh phải là cộng sản,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kỳ 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.

Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.

Theo GS NGUYỄN VĂN TUẤN

Hoaibao
05-01-2016, 08:42 PM
2,336/ đã qua thời hạn tặng thưởng .
2,336/ được gia hạn 24 tiếng với tặng thưởng mới 2,000 đô, tới 8:00 PM 1/6/2016, ngày giờ CA, USA .

Quý ân nhân hảo tâm tài trợ:
Dr. Thịnh Nguyễn, giáo sư nhà văn Cự Bảo cùng các giáo sư Danny Tạ và Khuê Phan .
Toàn MNHT chân thành tri ân quý ân nhân hảo tâm .

Hoaibao
12-01-2016, 08:30 PM
Tài liệu tham khảo 2/:

ĐÔNG TÂY - PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.


Trên đời có lẽ không có sự va chạm nào gây nhiều sứt mẻ ghê gớm như sự va chạm văn hoá. Không có gì đáng ghê tởm bằng sự tự hào văn hoá của mình và nhạo báng văn hoá của người khác. Trong thời hoàng kim của người Bạch Chủng Rudyard Kipling khẳng định:
Đông là Đông,
Tây Là Tây,
Đông và Tây không bao giờ gặp nhau.

Về cơ thể, người ta tìm mọi ưu điểm của người Bạch Chủng để giải thích người Bạch Chủng thông minh hơn người Hoàng Chủng và Hắc Chủng. Nào là da trắng, mắt xanh, tóc hoe vàng trông đẹp đẽ. Nào là góc mặt rộng nói lên chỉ số thông minh. Nào là trán cao, đầu sói biểu lộ một trí thông minh tiềm ẩn. Nào là mũi cao và thẳng khác với mũi tẹt hay mũi hở trên không như ống khói tàu vừa kém thẩm mỹ vừa kém ánh sáng trí tuệ v. v.
Những điều này các thầy tướng Tàu cũng xác nhận. Các ông lớn đều được gọi là người tai to mặt bự. Những người trí thức là những người trán cao kiếng dày. Và, để trả đũa lại người Bạch Chủng thầy tướng Tàu phê tướng người Bạch Chủng là tướng:
Râu ria lông ngực là tôi phản Thần.
Nhưng họ quên rằng người Tây Phương có theo Khổng Giáo đâu mà gọi là tôi phản Thần theo quan niệm trung quân của Khổng Tử. Trái lại họ xem việc lật đổ vua là làm cách mạng: lật đổ chế độ quân chủ để lập nên Cộng Hoà. Cuộc đấu tranh táo bạo này xuất phát từ khái niệm dân chủ mà ra.

Các tôn giáo lớn trên thế giới đều xuất phát ở Á Châu: Đạo Bà La Môn ( Ấn Giáo) ở Ấn Độ; Phật Giáo: Nepal (tiểu lục địa Ấn Độ); Do Thái Giáo (Do Thái), Lão Giáo, Khổng Giáo (Trung Hoa); Ki Tô Giáo (Do Thái), Thần Giáo (Shintoism- Nhật Bản); Hồi Giáo (bán đảo Ả Rập).
Đạo Thiên Chúa chia ra làm: Thiên Chúa Giáo La Mã, Tin Lành, Anh Giáo (Anglicanism) và Chính Thống Giáo.
Phật Giáo chia ra làm: Phật Giáo Đại Thừa, Phật Giáo Tiểu Thừa, Hoàng Giáo Tây Tạng (Tantric Buddhism)
Tôn Giáo Quốc Gia
Bà La Môn Ấn Độ Ấn Độ
Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa, Nhật, Việt Nam, Triều Tiên
Phật Giáo Tiểu Thừa Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Cambodia, Lào
Thần Giáo Nhật Bản
Do Thái Do Thái
Thiên Chúa Giáo Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, các quốc gia Trung, Nam Mỹ, vùng Caribbean, Phi Luật Tân v. v.
Tin Lành & Anh Giáo Anh, Đức, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Hoa Kỳ v. v. Đại Hàn có 47% dân số theo Tin Lành
Chính Thống Giáo Nga, Ukraine, Hy Lạp v. v.
Hồi Giáo Các quốc gia Trung Đông, Trung Á, Pakistan, Indonesia, Mã
Lai, các quốc gia Bắc Phi và Phi Châu khác.
Khổng & Lão Giáo Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên

Đạo Tin Lành và Anh Giáo là đạo Thiên Chúa canh tân không đặt dưới sự chỉ đạo của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã. Chính Thống Giáo có giáo hội riêng không có liên hệ gì với Giáo Hội Thiên Chúa La Mã tức Toà Thánh Vatican.
Phật Giáo ở Nhật là dạng Phật Giáo canh tân của Phật Giáo Đại Thừa.
Những tôn giáo ghi trên là những tôn giáo lớn. Trên thực tế còn có nhiều tôn giáo nhỏ khác. Và hiện nay ở bất cứ quốc gia nào cũng có nhiều tôn giáo khác nhau. Thí dụ Phi Luật Tân có 90% dân số theo Thiên Chúa Giáo và 10% còn lại là tín đồ Hồi Giáo, Phật Giáo, Tin Lành v. v. Ở Việt Nam ngoài Phật, Khổng, Lão còn có Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo (người Chăm), Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Tin Lành v. v.

Nhìn tổng quát ta thấy:
- đạo Christ quan trọng ở Âu Châu và Mỹ Châu
- các quốc gia theo đạo Christ Tin Lành là những quốc gia có nền chánh trị dân chủ, kinh tế mở mang, khoa học kỹ thuật phát triển (Anh, Hoa Kỳ, Đức, Hoà Lan, các quốc gia Bắc Âu, Canada, Úc, Tân Tây Lan)
- các quốc gia Thiên Chúa Giáo Âu Châu có nền chánh trị dân chủ, kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển hơn các quốc gia Thiên Chúa Giáo Trung, Nam Mỹ, hải đảo Caribbean, Phi Luật Tân, New Guinea.
- các quốc gia Phật Giáo Đại Thừa phát triển mạnh hơn các quốc gia Phật Giáo Tiểu Thừa. Trong các tín hữu Phật Giáo Đại Thừa, Nhật là dân tộc có tinh thần phóng khoáng, kỷ cương, trật tự và thích ứng với hoàn cảnh mới dễ dàng hơn những dân tộc cùng đức tin Phật Giáo Đại Thừa.
Mao Zedong (Mao Trạch Đông) tự xem mình như đại biểu văn hoá Đông Phương. Ông tự hào với: Gió Đông đè bẹp gió Tây. Quốc ca của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc là Đông Phương Hồng. Tín hiệu phát từ Vệ Tình nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc phóng lên không gian là:
Đông Phương Hồng.
Đây Trung Quốc,
Mao Trạch Đông (Mao Zedong).

Ông Mao rất bảo thủ văn hoá Đông Phương của ông bằng cách không mặc Âu phục với cà vạt, không đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng mà chỉ ngậm trà xanh, không thích thú với chánh trị dân chủ và chánh sách độc thê v. v. Nhưng ông quên rằng chủ nghĩa Marx- Lenin mà ông ngưỡng mộ xuất phát ở phương Tây. Do ảnh hưởng của phương Tây mà ông hớt tóc ngắn chớ không thắt đuôi sam như thuở ấu thời. Muốn hớt tóc phải có cái tông- đơ ( tondeuse). Tông- đơ và dao cạo tốt đều do Đức sản xuất. Đôi giày da mà ông mang là sản phẩm của người phương Tây. Cái nút áo mà ông mặc cũng vậy. Nó không giống cái nút thắt bằng vải của quần áo cổ truyền của quê hương ông. Bộ đồ ông mặc được may bằng máy may do người phương Tây phát minh và sản xuất.
Ông không thắng Nhật năm 1945 mà chỉ hưởng lấy chiến thắng của Hoa Kỳ. Ông không được mời dự lễ ký kết văn kiện đầu hàng trên tàu USS Missouri ngày 02 - 09 - 1945 vì ông không phải là đại diện Trung Hoa mà chánh phủ Chongqing của Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch). Tác giả trái bom nguyên tử mà ông có năm 1964 là một người Hoa được Hoa Kỳ đào tạo và được lãnh giải thưởng Nobel về khoa học dưới quốc tịch Hoa Kỳ. Tướng Zhu De (Chu Đức) lỗi lạc của ông học ở Đức. Thủ tướng và nhà ngoại giao lỗi lạc của ông là Zhou Enlai ( Châu Ân Lai) học ở Nhật, Pháp v. v.
Người Trung Hoa hãnh diện với trường Võ Bị Whampoa (Hoàng Phố). Các tướng lãnh lỗi lạc của Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Trung Hoa đều xuất thân từ trường Võ Bị này. Đó không phải trường Võ Bị mà Liên Sô (phương Tây) giúp cho Trung Hoa thời Quốc- Cộng Liên Minh lần thứ nhất sao? Năm 1923 Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) há không nghiên cứu tổ chức chánh trị, quân sự ở Liên Sô? Con trai của ông, Chiang Chingkuo há không học ở Liên Sô và có vợ Nga? Vì sao chủ tịch Mao Zedong thúc giục viên y sĩ của mình tìm mọi cách làm cho ông chóng bình phục sức khoẻ để đón tiếp tổng thống Nixon năm 1972? Do đâu Trung Quốc có vị trí như ngày nay nếu không phải nhờ học hỏi kỹ thuật phương Tây và theo kinh tế thị trường của xã hội tư bản phương Tây hay nói rõ hơn là Hoa Kỳ?
Ai Cập cổ há không có nền văn minh sáng lạn? Nhưng nền văn minh ấy không do chính người Ai Cập nghiên cứu và phổ biến mà do các nhà khảo cổ, các nhà Ai Cập học Pháp và Anh nghiên cứu và phổ biến. Cái trống đồng của người Việt cổ cũng do người Pháp khai quật và nghiên cứu. Vậy chừng nào gió Đông đè bẹp gió Tây?
Người Nhật điềm đạm, thầm lặng, khiêm tốn nhưng tự tin và kỷ cương hơn người Hán và nói riêng ông Mao Zedong. Họ có ý thức và nhận thức thâm sâu. Họ kính trọng Thiên Hoàng của họ. Họ biết người và biết ta nên đã âm thầm học cái hay của người, vất bỏ cái dở hay lỗi thời và bảo trì cái hay đặc thù của mình. Tiếng súng đại bác thị uy của Perry năm 1853 đã giúp nước Nhật chọn con đường canh tân xứ sở. Tướng quân Yoshinobu Tokugawa từ bỏ quyền hành mà tổ tiên ông lưu lại trên 02 thế kỷ (1600 - 1867) để Thiên Hoàng Meiji canh tân xứ sở hầu đưa đất nước thoát cảnh lạc hậu, nghèo khổ và suy nhược. Ông ý thức được trách nhiệm của chế độ tướng quân do dòng Tokugawa lãnh đạo trên 02 thế kỷ chỉ làm cho cả dân tộc nhận lấy sự nhục nhã trước một khẩu súng bằng thép dài không quá 2 m bắn thị uy ngoài khơi vịnh Edo! Năm 1945 họ không thừa lúc thất trận để làm chuyện phế lập như thường thấy ở các nước láng giềng. Họ thất trận. Họ nhận chịu mọi nhục nhã của người thất trận để chuẩn bị tương lai cho quê hương và dân tộc họ. Chính người bại trận đã làm cho người thắng trận phải giở nón khâm phục khi đã đưa kinh tế Nhật lên hạng thứ nhì trên thế giới vào thập niên 1970, 1980, 1990. Chỉ có người thắng trận như Hoa Kỳ mới biết khâm phục người bại trận kiêu hùng và tự trọng như Nhật. Và chỉ có người bại trận như Nhật mới cảm ơn Hoa Kỳ và xem tướng Mc Arthur như ân nhân. Trong thời kỳ canh tân Nhật quan tâm đến Anh. Đô đốc Togo Heihachiro (1848 - 1934), người đánh bại hạm đội Nga năm 1905 tại eo biển Tsushima từng học về hàng hải ở Anh từ năm 1871 đến 1878. Đến thế kỷ XX Nhật quan tâm đến Hoa Kỳ. Đô đốc Isoroku Yamamoto (1884 - 1943) từng sống, làm việc và học đại học Harvard từ năm 1919 đến 1923 rồi 1926. Năm 21 tuổi Yamamoto là một sĩ quân hải quân có tham dự trận hải chiến Tsushima năm 1905. Năm 1941 ông là người chỉ huy tấn công Pearl Harbor theo lịnh của Tojo.

Thuở nhỏ tôi không siêng học nên bây giờ tôi siêng hỏi. Đôi khi câu hỏi của tôi ngây ngô và vụng dại nhưng nó xuất phát từ sự chân thật tận đáy lòng. Tôi nhờ các thân hữu và những người có đọc bài viết này vui lòng góp ý và trả lời một vài thắc mắc mà tôi nêu ra nếu có. Các thân hữu đừng ngần ngại sửa chữa sự ngây ngô và vụng dại của tôi nếu có vì chúng ta cần học học hỏi lẫn nhau không ngừng.
Khi còn ở quê nhà cũng như lúc sống trên quê hương thứ hai thỉnh thoảng tôi vẫn nghe hay đọc những bài viết nói triết lý Đông Phương cao siêu trong khi triết lý Tây Phương nông cạn. Thú thật tôi muốn học cái cao siêu và tìm hiểu cái nông cạn. Tôi vẫn thắc mắc tại sao người có triết lý cao siêu vẫn cứ theo học người có triết lý nông cạn. Càng thắc mắc hơn khi không thấy người có triết lý nông cạn sang học người có triết lý cao siêu. Nếu có năm hay mười học giả tò mò để viết sách thì không thể xem ngoại lệ là luật được.
Với cái triết lý cao siêu, người Đông Phương đã hoàn thành được những gì để cống hiến cho quê hương và nhân loại?
Do đâu người nông cạn trở thành đế quốc? thực dân? Nếu vậy mình nên chọn cái cao siêu hay cái nông cạn? Có phải triết lý cao siêu là triết lý vòng vo nói không ai hiểu? và triết lý nông cạn là triết lý nói ra ai cũng hiểu? Hay triết cao siêu là nói như thế này mà phải hiểu ngược lại mới đúng? Triết lý nông cạn ai cũng hiểu nên ai cũng thực hành được?
Người Nhật có sai lầm khi Tây Phương hoá đất nước họ vào năm 1868 không? Họ có mất gốc sau cuộc canh tân theo Tây Phương không? Họ đâu có nhục nhã hay chối bỏ đã từng chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Thực tế họ tiếp nhận Phật Giáo qua trung gian của các sư tăng Triều Tiên vào thế kỷ VI. Nhưng trên mặt đất này không có gì là bất biến cả. Họ mạnh dạn vất bỏ Tết Nguyên Đán để cử hành Tết Dương Lịch. Họ vất bỏ Đông Y để dồn nỗ lực nghiên cứu Tây Y. Họ học hỏi, bắt chước nhưng không ăn cắp kỹ thuật của nước nào cả. Họ bảo trì chữ viết rắc rối của họ chớ không theo mẫu tự La Tinh vì đó là lịch sử như người Do Thái bảo trì chữ Hebrew đầy rắc rối và khó khăn của họ. Đó là lịch sử. Đó là niềm tự hào về sự nghiệp của tiền nhân để lại. Người Nhật thích ứng với tư tưởng dân chủ nhưng luôn luôn tôn kính Thiên Hoàng.

Tôi cúi đầu ngưỡng mộ Đại Hàn. Dù oán ghét sự cai trị cứng rắn của người Nhật trên bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945, họ đã học hỏi rất nhiều nơi người đô hộ họ thay vì chỉ ngồi chửi suông và gây oán hận từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách vô ích. Họ học óc tổ chức, tinh thần kỷ luật, óc trật tự, sự hăng say trong công việc, óc tìm tòi, học hỏi, sự đơn giản, tinh thần trách nhiệm... Kết quả: họ thoát cảnh nghèo nàn và lạc hậu trong khi mọi tệ trạng xã hội vẫn còn đeo đuổi các quốc gia đồng châu và đồng cảnh ngộ với họ trước kia. Người ta lên án tướng Park Chung Hee (Phác Chánh Hy) đủ thứ. Nào là tướng độc tài. Nào là sĩ quân do đế quốc Nhật đào luyện. Nào là người của CIA Mỹ đưa lên cầm quyền. Có điều người ta quên hỏi:
- Ông ấy đã có bao nhiêu tiền ở ngân hàng Hoa Kỳ, Anh hay Thuỵ Sĩ? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG CÓ.
- Vòng bụng và gương mặt của ông có đủ điểm số để trở thành một nhà lãnh đạo tham ô với mặt nọng tham tiền, hiếu sắc của TRƯ MA VƯƠNG hay không? Câu trả lời là KHÔNG.
- Ông có lạm quyền để giành những quyền lợi kinh tế, tài chánh cho gia đình và thân nhân của ông không? Câu trả lời: KHÔNG
- Ông làm phương hại gì cho Đại Hàn? Câu trả lời: KHÔNG CÓ.
Ông thực sự nắm quyền năm 1963 đến khi bị ám sát năm 1979. Trong thời gian này Đại Hàn phát triển kỹ nghệ hoá học và kỹ nghệ nặng. Thế giới xem ông là một nhà lãnh đạo lỗi lạc ở Á Châu. Đừng quên rằng Triều Tiên bị chiến tranh tàn phá trong đệ nhị thế chiến, trong chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và bị qua phân sau đệ nhị thế chiến. Chỉ trong vòng 12 năm sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt và 02 năm sau khi Park Chung Hee cầm quyền, kinh tế Đại Hàn tức phân nửa bán đảo Triều Tiên ở phía Nam đã khởi sắc. Công cuộc kỹ nghệ hoá tiến hành. Đến năm 1980 Đại Hàn là một trong Tứ Hổ Kinh Tế Á Châu. Xem như thế mới thấy sự quan trọng của nhà lãnh đạo trong việc làm cho đất nước phú cường, toàn dân ấm no và hạnh phúc: lãnh đạo can đảm, liêm khiết, có khả năng, có viễn kiến, có nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm.
Nếu lấy lợi tức đầu người của Hoa Kỳ làm chuẩn là 100 ta có bảng thống kê sau đây:
Quốc Gia 1960 1970 1977 1985
Đại Hàn 12 17 23 31
Brazil 18 18 24 23
Do Thái 41 52 53 48
Nhật Bản 33 64 67 77

Đại Hàn chỉ học hỏi Nhật Bản và Hoa Kỳ để trở thành một quốc gia có nền kinh tế xếp hạng 12 trên thế giới. Người Đại Hàn thay đổi cái nhìn của họ đối với tướng Park Chung Hee (Phát Chánh Hy) khi bỏ phiếu cho ái nữ của ông làm tổng thống hiện nay. Đại Hàn chẳng những thoát khỏi sự lạc hậu, nghèo khổ của một quốc gia có quá khứ thuộc địa bị chiến tranh tàn phá, bị qua phân và bị các quốc gia láng giềng không ngừng đe doạ, bắt nạt mà còn thoát khỏi sự lạc hậu tư tưởng trong xã hội phong kiến già nua. Đại Hàn có tỷ lệ tín đồ Tin Lành cao nhất ở Á Châu (47%). Tỷ lệ này như nói lên một điều gì quan trọng trên đất nước của Trương Lương. Một cựu tổng thống từng là đối lập của tướng Park Chung Hee đã tự tử khi được biết phu nhân của ông tham nhũng. Con gái ông chủ công ty hàng không và là phó chủ tịch của công ty bắt lỗi một chiêu đãi viên hàng không khi phục vụ bà ta như những người hành khách khác trên phi cơ. Bà bắt cô chiêu đãi viên phải quì xuống xin lỗi và bắt chiếc phi cơ phải quay trở lại. Dư luận trong nước chống lại cách cư xử hách dịch của bà phó chủ tịch lạm quyền làm nhục nhân viên cấp dưới và gây phiền toái cho hành khách khiến gia đình bà phải xin lỗi cô chiêu đãi viên. Toà án xử bà phó chủ tịch hống hách 03 năm tù (2015). Bản án này có vẻ nặng nề nhưng nó phản ánh ước mơ của nước Đại Hàn muốn gội sạch nhưng tỳ vết độc hại của những tư tưởng lạc hậu, phong kiến và phi dân chủ trong một quốc gia phồn vinh, lành mạnh và văn minh tiến bộ thực sự.

Đừng vội khẳng định gió Đông tốt hay gió Tây tốt. Chuyện gió Đông đè bẹp gió Tây hay ngược lại không cần thiết đối với sự phát triển của quê hương và cuộc sống của dân tộc ta. Điều chúng ta cần là ngọn gió mát không độc. Ngọn gió đó giúp cho quê hương chúng ta vươn lên và mang cho toàn dân ta tự do, ấm no và hạnh phúc để cho cuộc sống có ý nghĩa với kiếp người và quyền làm người trọn vẹn.


Phạm Đình Lân , F.A.B.I

Ha Luong
13-01-2016, 03:30 AM
Mình vẫn thấy thắc mắc về câu hỏi của HB quá đi nhen :read:

Hoaibao
13-01-2016, 08:30 PM
Các thời hạn tặng thưởng đã qua .
Anh Kienfa tuyển chọn được bài này rất hay và bạn Ha Luong cũng đã quan tâm nhiều .
HB sẽ post đáp án trước 9:00 PM 1/20/2016 . - Ngày giờ CA, USA .

Ha Luong
14-01-2016, 10:02 AM
Các thời hạn tặng thưởng đã qua .
Anh Kienfa tuyển chọn được bài này rất hay và bạn Ha Luong cũng đã quan tâm nhiều .
HB sẽ post đáp án trước 9:00 PM 1/20/2016 . - Ngày giờ CA, USA .

Cảm ơn HB nhé.
Mỗi cơ hội học hỏi đều đáng quý nên phải cố gắng nhiều mới được :smile:

Hoaibao
20-01-2016, 07:39 PM
2,336/ Tìm Một Câu Hỏi - Nhận Định Về Khổng Tử

Trích Nguyên văn bởi Kienfa View Post

Tác giả: Quán Minh

“Thắng làm vua, thua làm giặc” là quan niệm của thế tục. Các bậc Giác Giả và trí giả ở thế gian có thể chịu nhục mà không tức giận hay ưu sầu. Họ cũng không tranh cãi hay tranh đấu với người khác. Cảnh giới tinh thần cao thượng khiến họ có thể nhẫn nhượng, không chấp vào được mất nơi thế gian, cũng như duy trì một tâm thái tường hòa và bình thản.

Khi Khổng Tử chu du liệt quốc, một ngày Ngài gặp hai người thợ săn đang tranh cãi đến đỏ cả mặt. Sau khi hỏi lý do, Khổng Tử mới biết họ đang tranh luận một vấn đề nhỏ về số học. Người thợ săn lùn nói 8 lần 3 là 24, trong khi người thợ săn cao nói là 23. Hai bên đều khăng khăng là mình đúng và tới mức gần đánh nhau. Cuối cùng, họ quyết định phải có một thánh hiền phân giải và người thắng sẽ được tất cả thú săn.

Hai người nghe nói Khổng Tử là một thánh hiền, do đó họ lập tức nhờ Ngài phán xét. Khổng Tử nói người thợ săn lùn phải cấp thú săn cho người thợ săn cao. Người thợ săn cao chiến thắng và vui mừng rời đi. Người thợ săn lùn tất nhiên không phục. Anh ta hỏi trong giận dữ: “3 lần 8 là 24. Ngay cả một đứa trẻ cũng biết điều đó. Ông là một thánh hiền, vậy mà ông nghĩ nó là 23. Ông chỉ có hư danh!”

Khổng Tử cười và đáp: “Anh nói không sai. 3 lần 8 là 24 và đây là một chân lý mà ngay cả đứa trẻ cũng biết. Nếu anh biết chân lý và giữ vững nó, thì như vậy là đủ rồi. Tại sao anh lại tranh luận với một người ngốc về một vấn đề đơn giản như thế?” Người thợ săn lùn như bừng tỉnh ra. Khổng Tử vỗ vai anh ta và nói: “Cá nhân này tuy được thú săn, nhưng anh ta ngốc nghếch cả đời. Còn anh tuy thua cuộc, nhưng đã có một bài học sâu sắc”. Sau khi nghe xong, người thợ săn lùn gật đầu lia lịa tỏ vẻ bội phục cảnh giới tinh thần của Khổng Tử.

Chân lý tuy cần giữ vững, nhưng không nên tranh biện. Đối diện với sự thật, dối trá rồi cuối cùng sẽ bị giải thể. Do vậy khi bị chỉ trích hay hiểu lầm, chúng ta không cần phải quá mất công giải thích hay biện luận. Tốt hơn là lùi một bước và dùng tâm thái bình hòa để đối đãi. Bởi vì chân lý cũng như vàng kim chôn trong đất, nó sẽ tỏa sáng rực rỡ dù sớm hay muộn.

nguồn Daikynguyen.com

2,336/ Tìm Một Câu Hỏi - Nhận Định Về Khổng Tử

Qua bài viết trên, xin bạn cho biết câu hỏi và câu trả lời nào sâu sắc nhất về Khổng Tử ?

Sáng tác: HB 2,336 - 2,050- 1-1-16

T/H: 72 tiếng, tới 10:00 AM 1-4-16

T/T: 5,000 đô

Ân nhân tài trợ: Giáo sư toán Đinh Văn Huỳnh Ohio University cùng quý phu nhân khoa học gia Phùng Bích Liên .

Toàn MNHT chân thành tri ân nhị vị hảo tâm .

Câu hỏi sâu sắc nhất về Khổng Tử:

Tại sao cảnh giới tinh thần của Khổng Tử trong bài tuy cao thượng nhưng không đủ minh triết ?

Câu trả lời:

Cảnh giới này cao thượng vì không tranh luận khi không cần thiết - Không phải luôn luôn không tranh luận vì tranh luận là phương tiện tư duy để phát hiện và định trị chân lý .
Như một cách thiền định giúp thân tâm an lạc tự tại, giao tế tương thuận khoan hòa, không tranh luận khi không cần thiết tránh được nhiều phiền toái nhiễu loạn trong đời sống .

Không đủ minh triết xét trên cơ sở triết luận về đối nguyên .

Đối nguyên ( triết ): Nguyên lý tự nhiên đối nhau để phát sinh cứu cánh .

Thí dụ: Sự nghèo đói là đối nguyên của cố gắng để đi đến chỗ no cơm ấm áo thịnh vượng .
Đối nguyên trong bài:
1/ Nguyên lý 1.: 8 x 3 = 24 cùng sự giữ vững nó .
2/ Nguyên lý 2.: Tranh luận cho 1/ đúng hay cần một cái gì khác thay thế nó ?
Thưa quý bạn, vậy 1/ và 2/ phát sinh cứu cánh gì ?

Cứu cánh ở đây chính là trách nhiệm chia sẻ kiến thức và phương cách cùng nghệ thuật giáo dục .

Điều này có nghĩa: Khổng Tử cần khuyên người thợ săn lùn nên đứng ngoài và trên tầng cao hơn sự tranh luận, giúp người thợ săn cao cách nào thiết thực nhất để thấu triệt chân lý .

Cụ thể trong bài: Không cần thiết phải tranh luận, chỉ gom 8 viên sỏi nhỏ thành một nhóm . Tổng cộng 3 nhóm như thế rồi bảo người thợ săn cao đếm . Sau khi đếm xong cả ba, tự nhiên anh ta biết mình sai .

Tóm lại, biết chân lý và giữ vững nó không đủ vì thiếu trách nhiệm chia sẻ kiến thức với tha nhân .
Câu “Cá nhân này tuy được thú săn, nhưng anh ta ngốc nghếch cả đời." cũng phương hại đến sự nghiệp giáo dục của Khổng Tử vì không nên để người khác ngu mà phải nghĩ cách giúp họ .
Kiến thức mênh mông nên ai cũng có chỗ dốt riêng, vì thế việc truyền bá học thuật trên những gì mình sở trường là trách nhiệm của tất cả mọi người .

Ha Luong
21-01-2016, 02:33 AM
Cảm ơn Hoaibao nhiều nhé.
Phải đọc nhiều lần mới thỉnh giáo được phần nào thông điệp bài viết.
Thêm một lần khẳng định của HB về các câu đố trên HHT :smile:

Hoaibao
24-01-2016, 08:36 PM
Cảm ơn Hoaibao nhiều nhé.
Phải đọc nhiều lần mới thỉnh giáo được phần nào thông điệp bài viết.
Thêm một lần khẳng định của HB về các câu đố trên HHT :smile:

Nhận định của bạn Ha Luong khiêm tốn và trí thức .
Anh Kienfa tuyển chọn được bài này rất hay vì giúp chúng ta mở được cả hai hướng cổ điển và tân trang .

Ha Luong
27-01-2016, 03:38 AM
Nhận định của bạn Ha Luong khiêm tốn và trí thức .
Anh Kienfa tuyển chọn được bài này rất hay vì giúp chúng ta mở được cả hai hướng cổ điển và tân trang .

Cứ mỗi lần đọc bài Hoaibao post lên là một thách thức mới mình.
Thật không dễ dàng để biết được điều gì mình có thể áp dụng trong bài viết.
Dầu vậy cũng học được những điều thật bổ ích :smile:

Hoaibao
08-02-2016, 11:24 AM
Cứ mỗi lần đọc bài Hoaibao post lên là một thách thức mới mình.
Thật không dễ dàng để biết được điều gì mình có thể áp dụng trong bài viết.
Dầu vậy cũng học được những điều thật bổ ích :smile:
Bạn Ha Luong có khả năng ngoại giao .
Ban điều hành của websites nào biết chiêu dụng cũng cần được bạn hỗ trợ .

Hoaibao
08-02-2016, 11:58 AM
2,338/ Tìm Một Câu Hỏi - Tết 2016 - Người Lủng - Cười

Họ đang hái lộc đầu xuân .
Lố nhố trong đám con gái có cô rất thông minh, bạo mồm đáp:
_ Ở đây chỉ có người lủng thôi !
Xin bạn cho biết câu hỏi .

Sáng tác: HB 2,338 - 2,061- 2-8-16

T/H: 3 ngày tết

T/T: 5,000 đô

Ân nhân tài trợ: Giáo sư toán Đinh Văn Huỳnh Ohio University cùng quý phu nhân khoa học gia Phùng Bích Liên .

Toàn MNHT chân thành tri ân nhị vị hảo tâm .

Ha Luong
08-02-2016, 09:31 PM
Bạn Ha Luong có khả năng ngoại giao .
Ban điều hành của websites nào biết chiêu dụng cũng cần được bạn hỗ trợ .

Cảm ơn Hoaibao nhé.
Mình còn phải học ở các bạn nhiều, những câu hỏi của HB không hề đơn giản.

Hoaibao
10-02-2016, 01:20 PM
Một gợi ý xa:

https://fbcdn-photos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t34.0-0/p206x206/12476135_1785850604976564_1272499004_n.jpg?oh=7684 7712ad5a0fb598659d0334138444&oe=56BCC40E&__gda__=1455226417_57a67b04d0fa2ae3034fff6f81de258 ehttps://fbcdn-photos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t34.0-0/p206x206/12476135_1785850604976564_1272499004_n.jpg?oh=7684 7712ad5a0fb598659d0334138444&oe=56BCC40E&__gda__=1455226417_57a67b04d0fa2ae3034fff6f81de258 e

Hoaibao
13-02-2016, 11:30 AM
Gợi ý trên là cô gái cưỡi ngựa trên bãi biển .

Hoaibao
15-02-2016, 03:33 PM
2,338/ đã qua các thời hạn tặng thưởng .

Hoaibao
17-02-2016, 03:30 PM
2,338/ Cách giải:

Để tìm câu hỏi then chốt, trước hết bạn đặt câu hỏi này:
_ Cái gì lủng chẳng những không hao hụt đi mà còn nhiều hơn gấp bội ?

Hoaibao
28-02-2016, 08:14 PM
2,339/ Tìm Một Câu Hỏi - Con Quỷ Cái

Người ta sợ con quỷ cái hơn sợ ma sợ cọp vì bất cứ nơi nào nó tới cũng có người chết .
Một hôm thấy hai người đánh nhau, nó quát như sấm:
_ Nói cho ta rõ tại sao rồi hãy đánh tiếp .
Một người bảo:
_ Thượng đế là Thiên Chúa .
Còn người kia:
_ Thượng đế là Allah .
Con quỷ ngửa mặt lên trời cười một tràng dài rồi xé xác cả hai .
Xin bạn cho biết câu hỏi và câu trả lời nào sâu sắc nhất cho truyện cực ngắn trên .

Sáng tác: HB 2,339 - 2,067- 2-28-16

T/H: 3 ngày, tới 3-3-16

T/T: 5,000 đô

Ân nhân tài trợ: Giáo sư toán Đinh Văn Huỳnh Ohio University cùng quý phu nhân khoa học gia Phùng Bích Liên .

Toàn MNHT chân thành tri ân nhị vị hảo tâm .

Hoaibao
09-03-2016, 07:45 PM
Gợi ý 2,339/

Trước khi xé xác người thứ nhất, con quỷ bảo:
_ Có một điều ta không thể sánh kịp Thiên Chúa, nếu ngươi biết ta sẽ tha mạng .

Hoaibao
13-03-2016, 03:55 PM
Gợi ý 2,339/

Trước khi xé xác người thứ nhất, con quỷ bảo:
_ Có một điều ta không thể sánh kịp Thiên Chúa, nếu ngươi biết ta sẽ tha mạng .
Con quỷ giải thích:
_ Ta ngưỡng mộ Thiên Chúa vì khả năng của cái ác trong đại hồng thủy đã tiến tới thượng thừa - Ở mức độ hủy diệt đại trà cả thế giới .
Người là bậc thầy vĩ đại của ta, là đấng diệt thế, không phải cứu thế .

Điều quan trọng không phải cứu cánh như thế nào mà khả năng đạt tới đâu .

Chiến thắng trong chiến tranh phải là kẻ dám làm điều ác nhất và có khả năng cao nhất để hiện thực nó .
Như thế thiện hay ác với ta không thành vấn đề .
Ta giết không phải từ tiền đề hay cứu cánh thiện ác mà vì ngươi quá ngu xuẩn đến độ mâu thuẫn giữa thiện ác:
Đi tìm cái thiện, ngươi lại tôn thờ kẻ đại ác làm thượng đế !

Hoaibao
16-03-2016, 12:35 PM
2,339/

Theo bạn, muốn thoát chết, người thứ nhất phải lý luận ra sao ?

Hoaibao
20-03-2016, 09:00 PM
Con quỷ bảo:
_ Ta cho rằng trong 1,2 tỷ đồng chí của ngươi, từ chí lớn tới chí bé, không ai cứu được ngươi cả .

Đức tin chỉ là dị đoan và hội chứng tín ngưỡng nếu không được đảm bảo bởi khách quan biện chứng .

Hoaibao
23-03-2016, 05:37 PM
Kế tiếp:

Xin bạn cho biết tại sao con quỷ ca tụng Allah nhưng lại giết người Hồi giáo ?

Hoaibao
27-03-2016, 12:52 PM
Quỷ quay sang người thứ hai:
_ Có nhiều sự thật khác nhau, không phải chỉ một loại sự thật đối lập, nghịch lý với giả dối .
Có ít nhất 4 loại sự thật liên quan tới điều ta sắp làm .
1/ Loại tiên thiên bẩm sinh, tự nhiên như nó đã, đang và sẽ là .
2/ Loại con người chủ quan, dưới chiêu bài khách quan, gán cho nó như chân lý .
3/ Loại thắng ở tòa án .
4/ Loại triết lý tôn giáo của Allah .

( Còn tiếp )

Hoaibao
02-04-2016, 08:47 PM
1/ Loại tiên thiên bẩm sinh, tự nhiên như nó đã, đang và sẽ là .

Đề cập tới loại này, con quỷ mắng kẻ viết kinh thánh đã quá ngu dốt đến độ phản khoa học, phạm đến uy danh người thầy vĩ đại của nó là Thiên Chúa .

Hoaibao
10-04-2016, 01:20 PM
1/ Loại tiên thiên bẩm sinh, tự nhiên như nó đã, đang và sẽ là .

Con quỷ trích dẫn kinh thánh:

Tham khảo Thánh Vịnh 93:1, Thánh Vịnh 96:10, và 1 Sử biên niên 16:30 trong Kinh Thánh Kitô giáo Tây phương (dựa trên bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ) có đoạn nói rằng: "Chúa thiết lập Địa Cầu, Địa Cầu không lay chuyển". Cũng trong đoạn Thánh Vịnh 104:5 nói, "Chúa lập Địa Cầu trên nền vững, không chuyển lay muôn thuở muôn đời!". Hơn nữa, Sách Giảng viên 1:5 viết rằng: "Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên" v.v..[93]

Hoaibao
21-04-2016, 04:48 PM
Con quỷ lại ngửa mặt lên trời, cười một tràng dài:
_ Như thế ngày khai sinh Galileo Galilei chính là ngày khai tử công giáo vì nhà bác học này đã chứng minh rằng trái đất tự quay quanh trục của nó và quay quanh mặt trời .
Đức tin công giáo trở thành dị đoan .
Tội nghiệp cho các con chiên ngoan đạo !
Hằng đêm họ cứ Amen sai. Thực ra phải Aladies trước rồi Amen sau .
Không có ladies làm sao có men ?
Men chui ở đâu ra ? Đâu phải như Jesus không cần chui từ bà Maria !

Hoaibao
06-05-2016, 03:50 PM
2344/ Cứu Bạn

http://danhngon.net/wp-content/uploads/2014/03/cuu-ban.jpgjpg

Một người lính báo cáo với chỉ huy xin ra khỏi chiến hào để đưa về một đồng đội bị thương đang nằm trên trận địa.
– Được, chỉ huy nói, nhưng cậu phải suy nghĩ cho kỹ. Cậu có thể sẽ mất mạng đấy mà nhiều khả năng đồng đội của cậu đã hi sinh. Tôi cho rằng cậu không nên mạo hiểm như vậy.
Người lính vẫn quyết định lao mình ra khỏi chiến hào..
Anh cõng đồng đội trở về.Khi chỉ còn cách căn cứ khoảng vài thước, dù trúng đạn của địch anh vẫn cố gắng đưa người bạn vào chiến hào. Sau khi kiểm tra vết thương người lính, chỉ huy nói:
– Tôi đã bảo cậu rồi, không nên làm. Đồng đội của cậu đã chết, cậu thì lại bị thương.
– Nhưng tôi vẫn nên làm, thưa sếp!
– Cái gì? Nên làm? Bạn cậu đã chết rồi mà?
Người lính mỉm cười:
– Đúng, anh ấy chết rồi, nhưng tôi vẫn thấy nên làm. Khi tôi đến bên cạnh, anh ấy ôm tôi và nói: “Cậu đấy à. Mình biết thế nào cậu cũng tới”

Truyện sưu tầm

Nhờ bạn sáng tác câu hỏi và câu trả lời sâu sắc nhất cho truyện trên .

Sáng tác: HB 2,344 - 2,103- 5-6-16

T/H: 3 ngày, tới 5-9-16

T/T: 5,000 đô

Ân nhân tài trợ: Mũ xanh trung úy Phan Văn Khuê
Toàn matnauhoctro.com chân thành tri ân nhà hảo tâm .

Hoaibao
18-05-2016, 01:29 PM
2344/

Gợi ý: Truyện chưa đủ sâu sắc nếu ............

Hoaibao
23-05-2016, 10:04 PM
2344/

Gợi ý: Truyện chưa đủ sâu sắc nếu ............

Việc cứu bạn rất cao quý nhưng nếu truyện kết thúc ở đây, người lính sẽ cho rằng anh ta cao cơ hơn cấp chỉ huy .

Hoaibao
24-05-2016, 09:15 PM
Việc cứu bạn rất cao quý nhưng nếu truyện kết thúc ở đây, người lính sẽ cho rằng anh ta cao cơ hơn cấp chỉ huy .

Như vậy bạn nên sửa lại và thêm gì vào truyện ngắn trên để cả người lính và cấp chỉ huy cùng tăng thêm giá trị ?

T/T: 5,000 đô

T/H: 24 tiếng, tới 9:00 PM 5/25/16

Hoaibao
25-05-2016, 09:37 AM
Các bạn còn 11 tiếng 45 phút nữa .

Hoaibao
29-05-2016, 04:39 PM
Kế tiếp:

2347/ Đi Học Trễ - Nghèo Mà Ham - Cười

Cả thế giới sẽ sợ truyện cười này của Việt Nam vì họ không hiểu tại sao có thể cười được .

Hoaibao
31-05-2016, 09:32 PM
2347/ Đi Học Trễ - Nghèo Mà Ham - Cười

Cô giáo la:
_ Sao hôm nay em đi học trễ ?!
Trò này đáp:
_ Thưa cô nhà em nghèo mà ham khiến việc em đi trễ thành truyện cười .
Câu hỏi thông minh nào của bạn có thể lý giải được truyện khó cười trên ?

Sáng tác: HB 2,347 - 2,116- 5-31-16

T/H: 2 ngày, tới 6-2-16

T/T: 10,000 đô

Ân nhân tài trợ: Triệu phú Lưu Lữ Lan
Toàn matnauhoctro.com chân thành tri ân Lưu đại nhân

Hoaibao
05-06-2016, 01:43 PM
2347/ tuy đơn giản nhưng tương đối khó nên bạn có thêm 2 ngày với T/T 10,000 đô, tới 2:00 PM 6/7/16 .

Hoaibao
06-06-2016, 08:22 PM
2347/

Gợi ý:

Nghèo mà ham nhưng cụ thể ham cái gì ?

Hoaibao
08-06-2016, 04:19 PM
2347/

Gợi ý 2/:

Trò đi trễ có cái gì khác với bạn cùng lớp ?

Hoaibao
09-06-2016, 08:21 PM
2347/

Gợi ý 1/ có thể dẫn tới -------> ham tiền ( AB ).

Gợi ý 2/ có thể dẫn tới -------> quần lủng ( CD ).

Hoaibao
11-06-2016, 07:55 PM
2347/

Tiếp tới, bạn tìm mối tương quan giữa AB và CD sao cho có thể cười được .

Hoaibao
17-06-2016, 08:16 PM
2347/

2347/ được gia hạn 2 ngày cuối cùng, tới 8:00 PM 6/19/16 .

Hoaibao
18-06-2016, 07:25 PM
2347/

Gợi ý 2/:

Trò đi trễ có cái gì khác với bạn cùng lớp ?

Có cái TÊN khác với bạn cùng lớp .

Hoaibao
19-06-2016, 12:29 PM
2,350/ Mu Gì ? - Ca Dao Thời Phần Mềm - Tìm Một Câu Hỏi

Mu gì chỉ thích thịt chim
Đầu sông cuối biển lặn tìm mới ra ?

Nhờ bạn lý giải chủ đích đầy bí ẩn của ca dao trên ?

Sáng tác: HB 2,350 - 2,128- 6-19-16

T/H: 2 ngày, tới 11:45 AM 6-21-16

T/T: 10,000 đô

Ân nhân tài trợ xếp theo thứ tự ABC:
_ Giáo sư nhà văn tự do Bảo Cự
_ Mũ xanh giáo sư Phan Khuê
_ Giáo sư Tạ Ngọc Phú
_ Khoa học gia Dr. Nguyễn Cát Thịnh

Toàn matnauhoctro.com chân thành tri ân quý đại nhân .

Hoaibao
20-06-2016, 08:55 PM
Gợi ý:

Nếu thay "Đầu sông cuối biển" bằng "Đầu khe cuối suối" thì có vẻ gần với đại ý hơn nhưng lại xa chủ đích .

Hoaibao
21-06-2016, 02:18 PM
2347/

Gợi ý:

Nghèo mà ham nhưng cụ thể ham cái gì ?

Ham nhà cao cửa rộng ( dù đói không đủ ăn ).

Hoaibao
23-06-2016, 02:16 PM
Kết hợp các từ in đậm, bạn có thể cười được .

Hoaibao
24-06-2016, 01:11 PM
2,350/ Gợi ý:



Mu gì chỉ thích thịt chim
Đầu sông cuối biển lặn tìm mới ra ?

Nó ra ở khúc giữa .

Hoaibao
01-07-2016, 12:38 PM
Đầu sông cuối biển lặn tìm mới ra ?

Câu trên súc tích lại còn 3 từ ABC .
A: sông
C: biển
Bạn cần tìm ý nghĩa của B ?

Hoaibao
01-07-2016, 12:55 PM
Hiện đang có 568 thành viên online. 2 thành viên và 566 khách

Thấy số quý khách lúc này có khuynh hướng lên cao, tặng thưởng 10,000 đô cho "Mu Gì" được gia hạn 48 tiếng, tới 1:00 PM 7/3/16 .

Hoaibao
03-07-2016, 11:13 PM
Câu trên súc tích lại còn 3 từ ABC .
A: sông
C: biển
Bạn cần tìm ý nghĩa của B ?

B liên quan tới quý danh của một bạn trong diễn đàn .

Hoaibao
04-07-2016, 08:48 PM
Câu trên súc tích lại còn 3 từ ABC .
A: sông
C: biển
Bạn cần tìm ý nghĩa của B ?

Chỉ đơn giản thay "biển" bằng "hải", bạn sẽ dễ dàng tìm ra ý nghĩa của B.

Hoaibao
05-07-2016, 08:30 PM
B liên quan tới quý danh của một bạn trong diễn đàn .

Bạn này quý danh viết tắt là HL .

Ha Luong
06-07-2016, 03:28 AM
HB! Đọc một hơi sao thấy phức tạp vậy HB?

Hoaibao
07-07-2016, 09:54 PM
HB biết thế nào bạn HL cũng vào đây .

Ha Luong
08-07-2016, 03:11 AM
HB biết thế nào bạn HL cũng vào đây .

Hôm nay HB làm luôn tiên tri hả? Bộ định để nhiều người thất nghiệp luôn hay sao vậy?
HB là chuyên gia ngôn ngữ, ngữ nghĩa ẩn ý không à.
HB biết thế nào HL cũng vào là có ý gì hả :?:

Hoaibao
08-07-2016, 07:51 PM
Quý danh bạn là Hà Lương, còn B liên quan tới Lương nhưng không phải Hà .

Hoaibao
10-07-2016, 01:56 PM
Quý danh bạn là Hà Lương, còn B liên quan tới Lương nhưng không phải Hà .

Câu hỏi bạn nên đặt ra:
Không phải Hà thì H là gì ?

Hoaibao
11-07-2016, 07:57 PM
Chỉ đơn giản thay "biển" bằng "hải", bạn sẽ dễ dàng tìm ra ý nghĩa của B.

Bạn suy ra B là bến .

Ha Luong
12-07-2016, 09:00 AM
Hoaibao à!
Chắc là mình phải ngồi đợi đám án thôi.
Cần được thỉnh giáo nhiều :doc:

Hoaibao
14-07-2016, 02:29 PM
Bạn suy ra B là bến .
Sau khi có "bến", ABC là:
Sông Bến Hải .

Hoaibao
18-07-2016, 07:49 PM
Sau khi có "bến", ABC là:
Sông Bến Hải .
Từ "Sông Bến Hải", bạn suy ra HL là Hiền Lương .

Hoaibao
29-07-2016, 08:04 AM
2,354/ Bất Ngờ

Cô bạn tâm sự:
_ Anh ấy có đức vì luôn tin những gì mình nói !
Xin bạn cho biết cô kia hỏi câu gì bất ngờ nhất ?

Sáng tác: HB 2,354 - 2,151- 7-29-16

T/H: 2 ngày, tới 8:00 AM 7-31-16

T/T: 5,000 đô

Ân nhân tài trợ: Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan
Toàn matnauhoctro.com chân thành tri ân Lưu đại nhân

Hoaibao
30-07-2016, 08:56 AM
2,354/

Bạn có thể sáng tác câu hỏi trước hoặc sau khi cô bạn tâm sự .

Hoaibao
30-07-2016, 07:33 PM
Từ "Sông Bến Hải", bạn suy ra HL là Hiền Lương .

Từ "Hiền Lương", bạn suy ra gì ?

Hoaibao
31-07-2016, 09:07 PM
2,350/ Mu Gì ? - Ca Dao Thời Phần Mềm - Tìm Một Câu Hỏi

Mu gì chỉ thích thịt chim
Đầu sông cuối biển lặn tìm mới ra ?

Nhờ bạn lý giải chủ đích đầy bí ẩn của ca dao trên ?

Sáng tác: HB 2,350 - 2,128- 6-19-16

T/H: 2 ngày, tới 11:45 AM 6-21-16

T/T: 10,000 đô

Ân nhân tài trợ xếp theo thứ tự ABC:
_ Giáo sư nhà văn tự do Bảo Cự
_ Mũ xanh giáo sư Phan Khuê
_ Giáo sư Tạ Ngọc Phú
_ Khoa học gia Dr. Nguyễn Cát Thịnh

Toàn matnauhoctro.com chân thành tri ân quý đại nhân .

Tới đây, chúng ta đã phát hiện ra Hiền Lương .
Câu hỏi bạn nên đặt ra:
Hiền Lương liên quan gì tới "mu" ?

Hoaibao
01-08-2016, 07:54 PM
Tới đây, chúng ta đã phát hiện ra Hiền Lương .
Câu hỏi bạn nên đặt ra:
Hiền Lương liên quan gì tới "mu" ?

Bạn tiến sâu hơn vào mu bằng cách phân biệt các loại mu khác nhau như mu rùa cứng, mu người mềm.

Hoaibao
03-08-2016, 01:40 PM
Bạn tiến sâu hơn vào mu bằng cách phân biệt các loại mu khác nhau như mu rùa cứng, mu người mềm.

Từ cấu trúc sinh lý ngoại hình của mu, bạn sẽ nhận ra mối tương quan với Hiền Lương .

Hoaibao
04-08-2016, 09:13 PM
Gợi ý:

Theo bạn, có mu thực vật không ?

Hoaibao
06-08-2016, 12:54 PM
2,350/

Cách giải 2,350/ : Bạn sáng tác một câu về Hiền Lương có giá trị lịch sử .

Hoaibao
09-08-2016, 08:54 PM
2,350/

Cách giải 2,350/ : Bạn sáng tác một câu về Hiền Lương có giá trị lịch sử .
Thí dụ: Cầu Hiền Lương chia đôi đất nước .

Hoaibao
10-08-2016, 09:31 PM
Thí dụ: Cầu Hiền Lương chia đôi đất nước .

Theo bạn, câu trên ẩn chứa bí mật gì ?

Hoaibao
11-08-2016, 01:39 PM
Theo bạn, câu trên ẩn chứa bí mật gì ?

Khi phát hiện được bí mật này, bạn giải được câu đố .

Hoaibao
12-08-2016, 08:32 PM
Khi phát hiện được bí mật này, bạn giải được câu đố .

Bí mật súc tích lại chỉ còn một từ .

Hoaibao
15-08-2016, 04:26 PM
2,357/ Tới Thăm Bạn Gái

Chàng trai tới thăm cô bạn độc thân .
Chỉ nghe tiếng nước chảy trong phòng tắm nhưng đợi cả tiếng đồng hồ vẫn chưa thấy cô bạn bước ra .
Bỗng nhìn về phía sau vườn, chàng ta thấy ....................................

Mời bạn tiếp tục sáng tác để truyện cực ngắn này đạt được đỉnh cao giá trị học thuật .

Sáng tác: HB 2,357 - 2,170- 8-15-16

T/H: 2 ngày, tới 4:00 PM 8-17-16

T/T: 10,000 đô

Ân nhân tài trợ: Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan
Toàn matnauhoctro.com chân thành tri ân Lưu đại nhân .

Pluie
15-08-2016, 11:29 PM
Chàng trai tới thăm cô bạn độc thân .
Chỉ nghe tiếng nước chảy trong phòng tắm nhưng đợi cả tiếng đồng hồ vẫn chưa thấy cô bạn bước ra .
Bỗng nhìn về phía sau vườn, chàng ta thấy ....................................


Chàng trai thấy cô gái đang tưới hoa ở đó. Tiếng nước chảy trong phòng tắm là thật, nhưng không phải là cô gái đang tắm mà là do đường ống dẫn nước bị vỡ gây ra. :so_funny:

Hoaibao
16-08-2016, 03:19 PM
Bạn Iris tưởng tượng phong phú .
Xin bạn cho biết tiếp, nếu sự việc như thế thì dẫn tới đỉnh cao học thuật nào ?

Pluie
16-08-2016, 05:58 PM
Mình không hướng câu chuyện này về đỉnh cao học thuật, mình chỉ muốn nói là chàng trai đã lầm và quá vội vàng kết luận khi chỉ nghe tiếng nước chảy trong phòng mà đã cho rằng cô gái đang tắm và đứng đợi. Ông cha ta có câu "Trăm nghe không bằng một thấy". Cho nên, chuyện gì cũng phải được cẩn thận suy xét, phán đoán, tránh suy nghĩ lung tung, mơ hồ dẫn đến hao phí thời gian và những điều quan trọng khác. :sr:

Hoaibao
16-08-2016, 07:01 PM
Tuy chưa hướng về đỉnh cao giá trị học thuật nhưng cách nhìn thiết thực của bạn Iris cũng là một loại giá trị.

Bạn Iris: 1 đt.
NHKTBK Iris: 4 đt.

Hoaibao
17-08-2016, 11:03 AM
Bạn Iris đã sáng tác .
HB mời các bạn khác .
Hoặc thừa thắng xông lên, bạn Iris có thể sáng tác thêm .

Pluie
18-08-2016, 01:10 AM
Mình xin phép được sáng tác thêm một câu hỏi để chốt lại toàn bộ câu chuyện:


Chàng trai tới thăm cô bạn độc thân .
Chỉ nghe tiếng nước chảy trong phòng tắm nhưng đợi cả tiếng đồng hồ vẫn chưa thấy cô bạn bước ra .
Bỗng nhìn về phía sau vườn, chàng ta thấy ....................................
Chàng trai thấy cô gái đang tưới hoa ở đó. Tiếng nước chảy trong phòng tắm là thật, nhưng không phải là cô gái đang tắm mà là do đường ống dẫn nước bị vỡ gây ra.

Chàng trai hỏi cô gái:
"Tại sao nước tràn nhưng người vẫn bình thản tưới hoa?" :sr:

Hoaibao
18-08-2016, 01:39 PM
Mình xin phép được sáng tác thêm một câu hỏi để chốt lại toàn bộ câu chuyện:



Chàng trai hỏi cô gái:
"Tại sao nước tràn nhưng người vẫn bình thản tưới hoa?" :sr:

Nhờ bạn Iris lý giải thi vị nào bí ẩn trong câu hỏi trên ?

Pluie
18-08-2016, 05:28 PM
Trong câu hỏi đó, ý mà chàng trai muốn hỏi cô gái rằng tại sao cô ta có thể ung dung tưới hoa ở vườn mà không chú ý đến việc ống nước trong nhà bị vỡ. Ý thứ hai trong câu hỏi, chàng trai muốn hỏi ngầm rằng tại sao cô gái có thể bình tĩnh như vậy trước sự tức giận của chàng trai. Vì cô ta đã để chàng trai đợi một tiếng đồng hồ, trong khi cô ta ở vườn tưới hoa mà không lên tiếng thông báo trước. (Điều này phần nào ngụ ý cô gái đã coi thường chàng trai.)

Em xin hết. :chayle:

Hoaibao
18-08-2016, 07:00 PM
Tuy chưa đạt chủ đích học thuật nhưng bạn Iris có lý .
Bạn Iris: 1 đt.
NHKTBK Iris: 5 đt.

Hoaibao
19-08-2016, 04:29 PM
2,358/ Tấm Và Cám

Anh Kienfa đã đặt câu hỏi đơn giản nhưng sâu sắc:


Theo mọi người thì hai cô Tấm và Cám, cô nào ác hơn? :bsmile:

Anh cũng đưa ra lời nhận định tích cực:


Hai đứa đều ác vậy mà VN mình cứ đem dạy cho con nít hoài :sr:

Theo dòng sự kiện, mời bạn đặt vấn đề và đưa ra phương hướng giải quyết để như một cách trả lời độc đáo cho câu hỏi trên .

Sáng tác: HB 2,358 - 2,173- 8-19-16

T/H: 2 ngày, tới 4:00 PM 8-21-16

T/T: 10,000 đô

Ân nhân tài trợ: Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan
Toàn matnauhoctro.com chân thành tri ân Lưu đại nhân .

Hoaibao
19-08-2016, 09:42 PM
Cách giải:

Trước hết, bạn phân biệt đại ý và chủ đích .

Pluie
20-08-2016, 02:34 AM
Theo em thì vấn đề ở đây là văn học Việt Nam không thiếu tác phẩm hay để dạy nhưng người biên soạn không sưu tầm và không muốn cải cách chương trình giảng dạy.

Người ta tâm niệm rằng truyện cổ tích là sản phẩm của nhân dân tạo ra để an ủi người dân rằng "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" nhưng đáng tiếc là Tấm Cám đi quá xa so với vấn đề đó. :sr:
Nếu tác phẩm chỉ dừng lại ở việc Tấm trở thành hoàng hậu thì sẽ tốt hơn việc để Tấm trả thù.

Cho nên, cách giải quyết của em là tìm một dị bản khác của Tấm Cám với cái kết tốt đẹp, đậm tính nhân văn hơn dị bản đang được dạy trong sách ở nhà trường. :sr:

- - - Updated - - -

Theo em thì vấn đề ở đây là văn học Việt Nam không thiếu tác phẩm hay để dạy nhưng người biên soạn không sưu tầm và không muốn cải cách chương trình giảng dạy.

Người ta tâm niệm rằng truyện cổ tích là sản phẩm của nhân dân tạo ra để an ủi người dân rằng "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" nhưng đáng tiếc là Tấm Cám đi quá xa so với vấn đề đó. :sr:
Nếu tác phẩm chỉ dừng lại ở việc Tấm trở thành hoàng hậu thì sẽ tốt hơn việc để Tấm trả thù.

Cho nên, cách giải quyết của em là tìm một dị bản khác của Tấm Cám với cái kết tốt đẹp, đậm tính nhân văn hơn dị bản đang được dạy trong sách ở nhà trường. :sr:

Hoaibao
20-08-2016, 08:56 AM
Bạn Iris đang đi đúng phương hướng về chủ đích .
Bạn Iris: 1 đt.
NHTD Iris: 6 đt.

Hoaibao
13-09-2016, 03:33 PM
2367/ Trời Nóng

Ông hiệu trưởng Kienfa thử IQ cả trường:

Trời nóng làm người dễ nổi nóng .

Xin bạn cho biết trò thông minh nhất đã đặt ra câu hỏi gì và giải đáp ra sao ?

Sáng tác: HB 2,367 - 2,194 - 9-13-16

T/H: 2 ngày, tới 3:30 PM 9-15-16

T/T: 10,000 đô

Ân nhân tài trợ: Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan
Toàn matnauhoctro.com chân thành tri ân Lưu đại nhân .

Hoaibao
14-09-2016, 08:22 PM
Gợi ý:
Trước hết, bạn nhận ra loại nóng về tính tình và loại nóng về thời tiết .

Hoaibao
16-09-2016, 08:07 PM
Gợi ý:
Trước hết, bạn nhận ra loại nóng về tính tình và loại nóng về thời tiết .
Câu hỏi bạn nên đặt ra:
_ Chúng tương tác với nhau ra sao ?

Hoaibao
18-09-2016, 03:25 PM
Thú vị 2,367/:

Trò thông minh đặt trọng tâm vào chủ đích: ông hiệu trưởng đang mở chiến dịch "phòng không" - kén vợ .

Hoaibao
19-09-2016, 05:39 PM
2367/ Trời Nóng được gia hạn 48 tiếng, tới 5:30 PM 9/21/16 .