PDA

Xem đầy đủ chức năng : tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Nam



alone_hix
14-04-2011, 05:21 AM
Ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề bức thiết của toàn xã hội. Ở mỗi địa phương và mỗi khu vực, tình trang này diễn ra theo nhiều hướng khác nhau. Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Nam đã và đang nảy sinh, làm ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt của nhân dân và gây bức xúc cho xã hội.
Thời gian vừa qua, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là một vấn đề nóng đang được các ngành chức năng quan tâm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ở các sông hồ, hệ thống kênh rạch, đầm... Nguyên nhân thì nhiều, song chủ yếu là do ý thức chấp hành bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được tốt.
Cả tuần vừa qua, một số người dân sống cạnh hồ điều hòa thuộc phường An Sơn, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam phản ánh tình trạng ô nhiễm nguồn nước và môi trường từ con mương phía sau cơ sở sản xuất bò khô Nguyên Văn cùng một cơ sở sản xuất Nem chả nằm cạnh hồ điều hòa tới Văn phòng Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tại khu vực miền Trung.
Gần đây, người dân nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Hội An liên tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đường cống, vỉa hè; việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Nhân dân phường Cẩm Phô sống dọc theo khe Ồ Ồ đã nhiều lần kiến nghị về tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây. Ông Trần Anh, người dân ngụ ở đường Phan Châu Trinh nói: “Nước thải chảy theo khe và thoát ra sông Hoài thông qua mương tiêu Chùa Cầu nhiều lúc bị quá tải, ứ đọng gây mùi hôi thối”. Trước tình trạng này, các cơ quan chức năng của thành phố đã có biện pháp như khử mùi hôi bằng chế phẩm vi sinh, bơm nước thông dòng... Tuy nhiên, các biện pháp đó chỉ có tác dụng nhất thời và chỉ mang tính chất giảm thiểu, không giải quyết triệt để vấn đề nên tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là trong những ngày nắng nóng.

Xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn có 12 thôn với hơn 2.927 hộ và hơn 12.000 nhân khẩu. Hệ thống giao thông với 50km đường bê tông. Trong đó, có 2 tuyến giao thông liên xã gồm Điện Thắng-Điện Hòa và Điện Hòa-Điện Phước. Trên địa bàn có 4km đường sắt Bắc – Nam đi qua. Có Cụm công nghiệp Trảng Nhật 2 và một phần Trảng Nhật 1.

Thực trạng

Sự ra đời của các cụm công nghiệp đã giúp cho địa phương có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động góp phần tăng nhanh tỷ trọng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Lực lượng lao động phi nông nghiệp ngày càng cao, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi.

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường rác thải, xác súc vật chết, chất thải từ các cụm công nghiệp chưa được quản lý, thu gom, xử lý, mùi hôi thối, phát sinh ruồi nhặng ở các công ty chăn nuôi, các lò giết mổ, trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phân tán trong các hộ nhân dân trong khu dân cư. Đây là căn cơ làm môi giới phát sinh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và con người. Vì vậy, công tác thu gom rác thải, xử lý xác súc vật chết trong khu dân cư là vấn đề bức bách đối với chính quyền địa phương.

Giải Pháp

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Quảng Nam ban hành hàng loạt quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng và địa phương tăng cường công tác kiểm tra bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch ven biển, khu dân cư… Tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Ban quản lý các khu công nghiệp kiểm tra hướng dẫn các nhà máy, cơ sở sản xuất thực hiện đúng các quy trình xử lý nước thải, chất thải, nhất là các cơ sở thường gây ô nhiễm như nhà máy chế biến thủy sản, tinh bột sắn, bia… Thường xuyên kiểm tra và không cấp phép khai thác mới titan vùng ven biển.

Ðối với những dự án đã cấp phép khai thác cần phải chấm dứt khi hết hạn hợp đồng và phải phục hồi nguyên trạng vùng đất đã khai thác. Ðối với các khu du lịch ven biển, tỉnh chỉ đạo Sở Du lịch cùng Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức các đợt kiểm tra, hướng dẫn các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ mát… thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Ðối với các dự án xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí có quy mô từ năm ha trở lên, dự án xây dựng khu khách sạn, nhà nghỉ quy mô từ 50 phòng trở lên phải thực hiện lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư, tỉnh chú trọng những dự án không gây ô nhiễm môi trường. Các nguồn lực đầu tư cho môi trường cũng được tỉnh quan tâm. Dù còn nghèo, song mỗi năm tỉnh dành gần 30 tỷ đồng chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Một số khu công nghiệp thực hiện các dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung như: khu công nghiệp Ðiện Nam- Ðiện Ngọc, khu kinh tế mở Chu Lai. Riêng khu công nghiệp Ðiện Nam- Ðiện Ngọc đang tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho toàn bộ khu công nghiệp, công suất 5.000 m3/ngày đêm với tổng vốn đầu tư 36 tỷ đồng, dự kiến đầu năm 2009 hoàn thành.

Tỉnh đang tiến hành quy hoạch để xây dựng các khu xử lý rác quy mô lớn, trong đó có khu xử lý rác Tam Xuân (Núi Thành) với diện tích 20 ha, tổng vốn đầu tư 23 tỷ đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã phê duyệt danh mục ba dự án trình diễn cải thiện môi trường thuộc hợp phần kiểm soát môi trường ô nhiễm tại các khu vực đông dân cư nghèo và đang được triển khai trên địa bàn, trong đó có dự án cải thiện điều kiện môi trường chợ Bà Rén (Quế Sơn), dự án thu gom, xử lý nước thải tại cụm công nghiệp và khu giết mổ gia súc tập trung ở phường Trường Xuân (Tam Kỳ), dự án xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn tại khu vực đảo Cù Lao Chàm (Hội An).