giangcoi
31-01-2011, 07:31 AM
Ví dụ 1: Hãy tính tổng của 100 số nguyên đầu tiên?
Giải:
1 + 2 + 3 + ………+ 97 + 98 + 99 + 100
Ta có:
1 +100 = 101
2 + 99 = 101
3 + 98 = 101
v.v…
Vậy tổng 100 số đầu tiên là (1+100).100/2 = 5050
Ta có công thức tổng quát: (1+n).n/2
Từ bài toán tính tổng của n số nguyên đầu tiên ta có thể xây dựng được công thức tổng quát tính tổng số ete có thể tạo ra khi đun hỗn hợp chứa n ancol đơn chức như sau:
Số ete = (1+n).n/2
Ví dụ 2: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự hàm lượng sắt tăng hoặc giảm dần?
FeS , FeS2 , FeO , Fe3O4 , Fe2O3 , FeSO3 , FeSO4 ,
Fe2(SO4)3 .
Nhận xét: O = 16, S = 32. Nếu quy S sang O ( 1 nguyên tử S được tính bằng 2 nguyên tử O) rồi tính xem ở mỗi chất 1 nguyên tử Fe kết hợp với bao nhiêu nguyên tử O. Chất nào một Fe kết hợp với ít O nhất sẽ có hàm lượng Fe lớn nhất.
Ví dụ 3: Sắp xếp các loại phân đạm sau theo thứ tự hàm lượng đạm tăng dần
NH4NO3 , (NH4)2SO4 , Ca(NO3)2 , (NH2)2CO , CaCN2 .
Nhận xét: Các chất đều có 2 nguyên tử N. Vậy chất nào có phân tử khối nhỏ nhất sẽ có hàm lượng N lớn nhất.
Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam FeS2 trong oxi được a gam khí SO2. Oxi hóa hoàn toàn lượng SO2 đó được b gam SO3. Cho b gam SO3 tác dụng với NaOH dư thu được c gam Na2SO4. Cho lượng Na2SO4 đó tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là
A. 11,65g B. 11,56g C. 1,165g D. 0,1165g
Giải: Ta có
FeS2 --> 2 BaSO4
3:120 = 0,025 --> 0,05 (mol)
=> khối lượng BaSO4 là m=223.0,05=11,65
Đáp án A
Ví dụ 5: Cho hỗn hợp gồm x mol nhôm và 0,2 mol Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Sục dư khí CO2 vào A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B mang nung tới khối lượng không đổi thu được 40,8 gam chất rắn C. Gía trị của x là
A. 0,2 mol B. 0,3 mol C. 0,4 mol D. 0,5 mol
Giải:
Số mol Al2O3 tạo ra từ x mol Al là
(40,8 : 102) – 0,2 = 0,2
Vậy x = 0,4
Đáp án C
Giải:
1 + 2 + 3 + ………+ 97 + 98 + 99 + 100
Ta có:
1 +100 = 101
2 + 99 = 101
3 + 98 = 101
v.v…
Vậy tổng 100 số đầu tiên là (1+100).100/2 = 5050
Ta có công thức tổng quát: (1+n).n/2
Từ bài toán tính tổng của n số nguyên đầu tiên ta có thể xây dựng được công thức tổng quát tính tổng số ete có thể tạo ra khi đun hỗn hợp chứa n ancol đơn chức như sau:
Số ete = (1+n).n/2
Ví dụ 2: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự hàm lượng sắt tăng hoặc giảm dần?
FeS , FeS2 , FeO , Fe3O4 , Fe2O3 , FeSO3 , FeSO4 ,
Fe2(SO4)3 .
Nhận xét: O = 16, S = 32. Nếu quy S sang O ( 1 nguyên tử S được tính bằng 2 nguyên tử O) rồi tính xem ở mỗi chất 1 nguyên tử Fe kết hợp với bao nhiêu nguyên tử O. Chất nào một Fe kết hợp với ít O nhất sẽ có hàm lượng Fe lớn nhất.
Ví dụ 3: Sắp xếp các loại phân đạm sau theo thứ tự hàm lượng đạm tăng dần
NH4NO3 , (NH4)2SO4 , Ca(NO3)2 , (NH2)2CO , CaCN2 .
Nhận xét: Các chất đều có 2 nguyên tử N. Vậy chất nào có phân tử khối nhỏ nhất sẽ có hàm lượng N lớn nhất.
Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam FeS2 trong oxi được a gam khí SO2. Oxi hóa hoàn toàn lượng SO2 đó được b gam SO3. Cho b gam SO3 tác dụng với NaOH dư thu được c gam Na2SO4. Cho lượng Na2SO4 đó tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là
A. 11,65g B. 11,56g C. 1,165g D. 0,1165g
Giải: Ta có
FeS2 --> 2 BaSO4
3:120 = 0,025 --> 0,05 (mol)
=> khối lượng BaSO4 là m=223.0,05=11,65
Đáp án A
Ví dụ 5: Cho hỗn hợp gồm x mol nhôm và 0,2 mol Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Sục dư khí CO2 vào A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B mang nung tới khối lượng không đổi thu được 40,8 gam chất rắn C. Gía trị của x là
A. 0,2 mol B. 0,3 mol C. 0,4 mol D. 0,5 mol
Giải:
Số mol Al2O3 tạo ra từ x mol Al là
(40,8 : 102) – 0,2 = 0,2
Vậy x = 0,4
Đáp án C