giangcoi
21-01-2011, 09:38 AM
I. VITAMIN B1:
Lịch sử tìm ra vitamin b1:
• Khoảng giữa thế kỷ 18, Jacob de Bondt, một thầy thuốc làm việc tại Batavia ở miền đông Ấn Độ thuộc Hà Lan đã viết cuốn sách “Y học Ấn Độ”, trong đó mô tả một căn bệnh phổ biến ở dân cư vùng này. Người ốm mất trương lực bàn tay, cánh tay, cơ chi dưới suy yếu kèm viêm dây thần kinh ngoại vi. Nhưng mãi đến năm 1642 (nghĩa là sau khi Bondt qua đời 11 năm), gia đình mới phát hiện và cho xuất bản cuốn sách.
• Sau đó, nhiều thầy thuốc ở vùng Viễn Đông cũng thông báo một số trường hợp có triệu chứng tương tự và gọi tên là bệnh beri beri (tiếng Sri Lanka là mỏi mệt, suy nhược). Năm 1881, Erwin Von Balcz xác nhận, dạng bệnh suy nhược cơ chi khá phổ biến ở nhiều vùng dân cư Nhật. Trong suốt 4 năm (1882-1885), Kanehiro Takaki, Tổng Giám đốc Y khoa Hải quân Nhật đã loại trừ dạng bệnh này trong thủy quân nhờ áp dụng chế độ ăn gạo cám, hoa quả tươi.
• Năm 1890, Christian Eijkman, thầy thuốc ngoại khoa và vệ sinh học người Hà Lan, làm việc tại một trại giam ở Java, nhận xét thấy phần lớn các tù nhân đều có dấu hiệu bệnh beri beri: suy nhược cơ, tê phù, liệt chân. Qua theo dõi một thời gian dài, ông nhận ra nguyên nhân là tù nhân ăn loại gạo xay xát quá kỹ. Ông dùng loại gạo đó nuôi dưỡng đàn gà của trại giam và lần đầu tiên gây được bệnh beri beri thực nghiệm. Sau đó, ông quyết định cho cả tù nhân lẫn đàn gà dùng chế độ ăn gạo chứa nhiều cám thì thấy hết hẳn các dấu hiệu bệnh.
• Năm 1906, nhà hóa sinh học người Anh Gowland Hopkins đã tiến hành những thử nghiệm các chế độ ăn khác nhau trên súc vật. Sau 6 năm nghiên cứu, ông kết luận: Nhiều thể bệnh (như scorbut, beri beri...) xuất hiện do chế độ ăn thiếu hụt một chất rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể sinh vật (dù nhu cầu về chúng rất nhỏ) Năm 1911, sau khi gây bệnh beri beri thực nghiệm ở chim câu, Funk đã dùng 20 mg chất phân lập từ bột cám và điều trị khỏi bệnh này, từ đấy mở đường cho việc tìm hiểu đầy đủ về vitamin B1.
• Năm 1929, giải Nobel Y học được trao tặng cho hai nhà khoa học Eijkman và Hopkins để ghi nhận công lao phát hiện vai trò của vitamin B1.
• Năm 1926, Barend Coenraad Petrus Jansen(1884-1962), nhà hoá học người Hà Lan và người cộng tác với ông Willem Frederik Donath (1889–1957) tiếp tục nghiên cứu về vitamin này.
• Năm 1934, Robert Runnels Williams (1886–1965), nhà hoá học người Mỹ đã tìm ra cấu trúc của vitamin B1.
• Năm 1936, thiamin (chứa S) được tổng hợp.
1. Công thức, danh pháp:
CTPT: C12H17N4OS
Thiamin có cấu trúc là một nhóm pyridine liên kết với 1 nhóm điazo thông qua cầu nối là metylen.
CTCT:
Danh pháp:
Tên thông thường: vitamin B1, thiamin hay anerrian.
Tên thay thế: 2-[3-[(4-amino-2-metylpyridin-5-yl) metyl]-4-metylthiazol-5-yl] etanol.
Thiamin tan được trong nước, methanol, glyxerol… không tan trong axeton, chloroform, benzene…
2. Điều chế:
Tổng hợp vitamin B1 là 1 quá trình phức tạp. Hai thành phần của vitamin là pyrimidine và thiazol được tổng hợp riêng sau đó kết hợp lại thành vitamin B1.
3. Vai trò:
• Vitamin B1 có trong nhiều sản phẩm thiên nhiên như: gạo, gan, thận, ngũ cốc, thịt, hạt dẻ, mầm lúa mì, bột đậu nành, bánh mì… Trong đó, gạo chứa nhiều vitamin B1 nhất.
• Vitamin B1 giữ vai trò hàng đầu trong chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.
- Vitamin B1 là một chất chuyển vận thần kinh có dẫn truyền xung động thần kinh tại hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) cũng như hệ thần kinh ngoại biên (mạng lưới thần kinh nối liền hệ thần kinh trung ương với cơ và các nội tạng).
- Vitamin B1 giữ vai trò chủ đạo trong chuyển hóa năng lượng, nhất là chuyển hóa glucid, vitamin B1 cho phép và điều hòa khả năng sử dụng glucid. Nếu tổ chức thiếu vitamin B1 thì khả năng chuyển hóa glucid sẽ không đủ và glucose, thức ăn chính của tế bào thần kinh, cũng bị thiếu.
- Vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra 1 loại enzim quan trọng đối với cơ thể người.
• Nếu thiếu vitamin B1 thì:
- Có biểu hiện sớm là: giảm khả năng về thể lực, vụng về, giảm trí nhớ.
- Thiếu một phần Vitamin B1 sẽ biểu hiện các triệu chứng : mất trọng lượng, chán ăn kéo dài, dễ kích thích, biến đổi thể trạng cùng với mệt mỏi tăng dần, rối loạn thần kinh ở các chi, tổn thương hệ thần kinh trung ương (khó tập trung, hay quên, trầm cảm) rối loạn dạ dày và suy tim..
- Thiếu Vitamin B1 nhiều, đưa đến bệnh Béribéri. Béribéri có những biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi và thức ăn, có thể biểu hiện bằng chứng rối loạn thần kinh, suy tim, phù hay bệnh não.
II. VITAMIN B2:
Lịch sử tìm ra vitamin B2:
Vitamin B gồm 2 thành phần: vitamin B1 không bền với nhiệt và vitamin B2 bền với nhiệt.
Vào những năm 1920, vitamin B2 được coi là yếu tố cần thiết cho việc phòng chống bệnh penlagro.
1934, nhóm của Kuhn đã tìm ra cấu trúc và cách tổng hợp vitamin B2.
1. Công thức, danh pháp:
CTPT: C17H20N4O6
CTCT:
Danh pháp:
Tên thông thường: vitamin B2, riboflavin.
Tên thay thế: 7,8-dimetyl-10-ribitylsoalloxazize.
2. Điều chế:
Vitamin B2 có thể được điều chế từ: chiết rút từ nguồn nguyên liệu thực vật và động vật, tổng hợp hoá học, tổng hợp sinh học, tổng hợp hoá sinh.
Phương pháp tổng hợp hoá sinh:
Glucozo → Ribose → Ribamine → Phenyllazoribityl-amine → Rawriboflavin → Riboflavin(96%).
3. Tính chất:
Vitamin B2 là một tinh thể có màu vàng huỳnh quang.
Bền với nhiệt nhưng khônng bền với ánh sang. Khi tiếp xúc với ánh sang thì vitamin B2 thường bị mất đi hoạt tính của nó. Do đó, người ta thường dùng lọ màu nâu để bảo quản vitamin B2.
4. Vai trò:
Có nhiều trong các thực phẩm như: gan, trứng, nấm, thịt…
Dinh dưỡng: nó giúp dị hoá axit béo và một số axit amin. Tham gia vào quá trình tổng hợp ATP cho phép con người cất giữ năng lượng.
Thị giác: vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt, nhất là đối với nhìn màu. Nó kết hợp với vitamin A làm cho dây thần kinh thị giác hoạt động tốt.
Vitamin B2 là nguyên liệu cần thiết cho quá trình hoạt hoá B6 và B3.
Là chất khử độc quan trọng của cơ thể ( khử glutathion).
Trong thiên nhiên, vitamin B2 có trong tất cả các tế bào sống. Các loại thực phẩm ta dùng hằng ngày như: ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách... đều có vitamin B2 (tỷ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15 - 20%). Hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật. Vitamin B2 được TS. Khun phân lập từ năm 1933 từ phần nước trong của sữa chua. Vitamin B2 được hấp thụ chủ yếu ở tá tràng. Khi vào cơ thể nó biến đổi thành hai coenzym: FAD (flavin adenin dinucleotid) và FMN (flavin mononucleotid) cần cho sự hô hấp của mô. Coenzym FMN cần cho hệ thống vận chuyển điện tử trong cơ thể. Một lượng nhỏ vitamin B2 được tồn trữ ở tim, gan, thận, lách dưới dạng coenzym. Vitamin B2 thải trừ chủ yếu theo nước tiểu (làm cho nước tiểu có màu vàng) một phần nhỏ thải trừ theo phân.
Trong cơ thể, vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng: là thành phần quan trọng của các men oxydase; trực tiếp tham gia vào các phản ứng ôxy hóa hoàn nguyên; khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hoá của tế bào; chuyển hoá các chất: đường, đạm, béo ra năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động; tác động đến việc hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt).
Vitamin B2 dùng trong các trường hợp thiếu vitamin B2, gây tổn thương ở da, niêm mạc, cơ quan thị giác.
Dấu hiệu cho biết cơ thể thiếu vitamin B2
Ở mắt: Ngứa, rát bỏng, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Viêm bờ mi hoặc loét mi. Sung huyết mắt. Viêm kết mạc kết tụ quanh rìa. Viêm giác mạc chấm nông hoặc viêm kết, giác mạc bong. Dẫn đến hoại tử và loét sâu (không do vi khuẩn ),quáng gà, đục nhân mắt. Đáy mắt đôi khi có phù gai thị, chảy máu võng mạc.
Toàn thân: Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc. Vết thương lâu lành; thiếu máu; rối loạn chức năng ruột, ăn không tiêu; viêm ruột kết mạn tính; suy gan, viêm gan cấp; phát ban, ngứa toàn thân và bong vảy; viêm mép (nứt, loét); viêm lưỡi (có màu tím hoặc đỏ, lưỡi hình bản đồ); phù ở niêm mạc môi hoặc teo niêm mạc môi; viêm da tăng tiết bã nhờn (ở mặt, bìu dái, âm hộ); trẻ con chậm lớn.
Lịch sử tìm ra vitamin b1:
• Khoảng giữa thế kỷ 18, Jacob de Bondt, một thầy thuốc làm việc tại Batavia ở miền đông Ấn Độ thuộc Hà Lan đã viết cuốn sách “Y học Ấn Độ”, trong đó mô tả một căn bệnh phổ biến ở dân cư vùng này. Người ốm mất trương lực bàn tay, cánh tay, cơ chi dưới suy yếu kèm viêm dây thần kinh ngoại vi. Nhưng mãi đến năm 1642 (nghĩa là sau khi Bondt qua đời 11 năm), gia đình mới phát hiện và cho xuất bản cuốn sách.
• Sau đó, nhiều thầy thuốc ở vùng Viễn Đông cũng thông báo một số trường hợp có triệu chứng tương tự và gọi tên là bệnh beri beri (tiếng Sri Lanka là mỏi mệt, suy nhược). Năm 1881, Erwin Von Balcz xác nhận, dạng bệnh suy nhược cơ chi khá phổ biến ở nhiều vùng dân cư Nhật. Trong suốt 4 năm (1882-1885), Kanehiro Takaki, Tổng Giám đốc Y khoa Hải quân Nhật đã loại trừ dạng bệnh này trong thủy quân nhờ áp dụng chế độ ăn gạo cám, hoa quả tươi.
• Năm 1890, Christian Eijkman, thầy thuốc ngoại khoa và vệ sinh học người Hà Lan, làm việc tại một trại giam ở Java, nhận xét thấy phần lớn các tù nhân đều có dấu hiệu bệnh beri beri: suy nhược cơ, tê phù, liệt chân. Qua theo dõi một thời gian dài, ông nhận ra nguyên nhân là tù nhân ăn loại gạo xay xát quá kỹ. Ông dùng loại gạo đó nuôi dưỡng đàn gà của trại giam và lần đầu tiên gây được bệnh beri beri thực nghiệm. Sau đó, ông quyết định cho cả tù nhân lẫn đàn gà dùng chế độ ăn gạo chứa nhiều cám thì thấy hết hẳn các dấu hiệu bệnh.
• Năm 1906, nhà hóa sinh học người Anh Gowland Hopkins đã tiến hành những thử nghiệm các chế độ ăn khác nhau trên súc vật. Sau 6 năm nghiên cứu, ông kết luận: Nhiều thể bệnh (như scorbut, beri beri...) xuất hiện do chế độ ăn thiếu hụt một chất rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể sinh vật (dù nhu cầu về chúng rất nhỏ) Năm 1911, sau khi gây bệnh beri beri thực nghiệm ở chim câu, Funk đã dùng 20 mg chất phân lập từ bột cám và điều trị khỏi bệnh này, từ đấy mở đường cho việc tìm hiểu đầy đủ về vitamin B1.
• Năm 1929, giải Nobel Y học được trao tặng cho hai nhà khoa học Eijkman và Hopkins để ghi nhận công lao phát hiện vai trò của vitamin B1.
• Năm 1926, Barend Coenraad Petrus Jansen(1884-1962), nhà hoá học người Hà Lan và người cộng tác với ông Willem Frederik Donath (1889–1957) tiếp tục nghiên cứu về vitamin này.
• Năm 1934, Robert Runnels Williams (1886–1965), nhà hoá học người Mỹ đã tìm ra cấu trúc của vitamin B1.
• Năm 1936, thiamin (chứa S) được tổng hợp.
1. Công thức, danh pháp:
CTPT: C12H17N4OS
Thiamin có cấu trúc là một nhóm pyridine liên kết với 1 nhóm điazo thông qua cầu nối là metylen.
CTCT:
Danh pháp:
Tên thông thường: vitamin B1, thiamin hay anerrian.
Tên thay thế: 2-[3-[(4-amino-2-metylpyridin-5-yl) metyl]-4-metylthiazol-5-yl] etanol.
Thiamin tan được trong nước, methanol, glyxerol… không tan trong axeton, chloroform, benzene…
2. Điều chế:
Tổng hợp vitamin B1 là 1 quá trình phức tạp. Hai thành phần của vitamin là pyrimidine và thiazol được tổng hợp riêng sau đó kết hợp lại thành vitamin B1.
3. Vai trò:
• Vitamin B1 có trong nhiều sản phẩm thiên nhiên như: gạo, gan, thận, ngũ cốc, thịt, hạt dẻ, mầm lúa mì, bột đậu nành, bánh mì… Trong đó, gạo chứa nhiều vitamin B1 nhất.
• Vitamin B1 giữ vai trò hàng đầu trong chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.
- Vitamin B1 là một chất chuyển vận thần kinh có dẫn truyền xung động thần kinh tại hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) cũng như hệ thần kinh ngoại biên (mạng lưới thần kinh nối liền hệ thần kinh trung ương với cơ và các nội tạng).
- Vitamin B1 giữ vai trò chủ đạo trong chuyển hóa năng lượng, nhất là chuyển hóa glucid, vitamin B1 cho phép và điều hòa khả năng sử dụng glucid. Nếu tổ chức thiếu vitamin B1 thì khả năng chuyển hóa glucid sẽ không đủ và glucose, thức ăn chính của tế bào thần kinh, cũng bị thiếu.
- Vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra 1 loại enzim quan trọng đối với cơ thể người.
• Nếu thiếu vitamin B1 thì:
- Có biểu hiện sớm là: giảm khả năng về thể lực, vụng về, giảm trí nhớ.
- Thiếu một phần Vitamin B1 sẽ biểu hiện các triệu chứng : mất trọng lượng, chán ăn kéo dài, dễ kích thích, biến đổi thể trạng cùng với mệt mỏi tăng dần, rối loạn thần kinh ở các chi, tổn thương hệ thần kinh trung ương (khó tập trung, hay quên, trầm cảm) rối loạn dạ dày và suy tim..
- Thiếu Vitamin B1 nhiều, đưa đến bệnh Béribéri. Béribéri có những biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi và thức ăn, có thể biểu hiện bằng chứng rối loạn thần kinh, suy tim, phù hay bệnh não.
II. VITAMIN B2:
Lịch sử tìm ra vitamin B2:
Vitamin B gồm 2 thành phần: vitamin B1 không bền với nhiệt và vitamin B2 bền với nhiệt.
Vào những năm 1920, vitamin B2 được coi là yếu tố cần thiết cho việc phòng chống bệnh penlagro.
1934, nhóm của Kuhn đã tìm ra cấu trúc và cách tổng hợp vitamin B2.
1. Công thức, danh pháp:
CTPT: C17H20N4O6
CTCT:
Danh pháp:
Tên thông thường: vitamin B2, riboflavin.
Tên thay thế: 7,8-dimetyl-10-ribitylsoalloxazize.
2. Điều chế:
Vitamin B2 có thể được điều chế từ: chiết rút từ nguồn nguyên liệu thực vật và động vật, tổng hợp hoá học, tổng hợp sinh học, tổng hợp hoá sinh.
Phương pháp tổng hợp hoá sinh:
Glucozo → Ribose → Ribamine → Phenyllazoribityl-amine → Rawriboflavin → Riboflavin(96%).
3. Tính chất:
Vitamin B2 là một tinh thể có màu vàng huỳnh quang.
Bền với nhiệt nhưng khônng bền với ánh sang. Khi tiếp xúc với ánh sang thì vitamin B2 thường bị mất đi hoạt tính của nó. Do đó, người ta thường dùng lọ màu nâu để bảo quản vitamin B2.
4. Vai trò:
Có nhiều trong các thực phẩm như: gan, trứng, nấm, thịt…
Dinh dưỡng: nó giúp dị hoá axit béo và một số axit amin. Tham gia vào quá trình tổng hợp ATP cho phép con người cất giữ năng lượng.
Thị giác: vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt, nhất là đối với nhìn màu. Nó kết hợp với vitamin A làm cho dây thần kinh thị giác hoạt động tốt.
Vitamin B2 là nguyên liệu cần thiết cho quá trình hoạt hoá B6 và B3.
Là chất khử độc quan trọng của cơ thể ( khử glutathion).
Trong thiên nhiên, vitamin B2 có trong tất cả các tế bào sống. Các loại thực phẩm ta dùng hằng ngày như: ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách... đều có vitamin B2 (tỷ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15 - 20%). Hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật. Vitamin B2 được TS. Khun phân lập từ năm 1933 từ phần nước trong của sữa chua. Vitamin B2 được hấp thụ chủ yếu ở tá tràng. Khi vào cơ thể nó biến đổi thành hai coenzym: FAD (flavin adenin dinucleotid) và FMN (flavin mononucleotid) cần cho sự hô hấp của mô. Coenzym FMN cần cho hệ thống vận chuyển điện tử trong cơ thể. Một lượng nhỏ vitamin B2 được tồn trữ ở tim, gan, thận, lách dưới dạng coenzym. Vitamin B2 thải trừ chủ yếu theo nước tiểu (làm cho nước tiểu có màu vàng) một phần nhỏ thải trừ theo phân.
Trong cơ thể, vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng: là thành phần quan trọng của các men oxydase; trực tiếp tham gia vào các phản ứng ôxy hóa hoàn nguyên; khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hoá của tế bào; chuyển hoá các chất: đường, đạm, béo ra năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động; tác động đến việc hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt).
Vitamin B2 dùng trong các trường hợp thiếu vitamin B2, gây tổn thương ở da, niêm mạc, cơ quan thị giác.
Dấu hiệu cho biết cơ thể thiếu vitamin B2
Ở mắt: Ngứa, rát bỏng, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Viêm bờ mi hoặc loét mi. Sung huyết mắt. Viêm kết mạc kết tụ quanh rìa. Viêm giác mạc chấm nông hoặc viêm kết, giác mạc bong. Dẫn đến hoại tử và loét sâu (không do vi khuẩn ),quáng gà, đục nhân mắt. Đáy mắt đôi khi có phù gai thị, chảy máu võng mạc.
Toàn thân: Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc. Vết thương lâu lành; thiếu máu; rối loạn chức năng ruột, ăn không tiêu; viêm ruột kết mạn tính; suy gan, viêm gan cấp; phát ban, ngứa toàn thân và bong vảy; viêm mép (nứt, loét); viêm lưỡi (có màu tím hoặc đỏ, lưỡi hình bản đồ); phù ở niêm mạc môi hoặc teo niêm mạc môi; viêm da tăng tiết bã nhờn (ở mặt, bìu dái, âm hộ); trẻ con chậm lớn.