Silent*
09-01-2011, 07:43 AM
Văn bản
Đào Duy Hiệp
1. Bạn đọc thân mến, dưới đây là một văn bản chưa hoàn chỉnh. Mọi văn bản nghệ thuật thực sự đều chưa hoàn chỉnh ngay cả khi tác giả đã ghi chữ “Hết”.
Cuộc đời có bao giờ hết đâu? Cuộc đời là một văn bản chưa hoàn chỉnh. Bạn sẽ là người hoàn thiện thêm vào văn bản đó.
2. “… Ga. Có hai người đứng trú mưa. Những quán nước trà lưu động bên ngoài nhà ga. Xe đẩy bánh mì. Mấy chiếc xe ôm. Phở Gia truyền. Giá đựng sách báo gần quầy Bưu điện. Những cuốn “Cẩm nang…” cho vợ chồng trẻ; cho tuổi dậy thì; sinh đẻ có kế hoạch… Tẩm quất. Massage. Một vài người ngồi ngủ gật trên ghế. Âm thanh vàng vọt, ngái ngủ phát ra từ chiếc loa phóng thanh. Tiếng cô phát thanh viên nhẵn, trơn tru, dai dẳng, đơn điệu, buồn tẻ: ‘Quý khách đi tàu chú ý.... Quý khách đi tàu chú ý… Chuyến tàu…’. Một thằng bé đánh giầy đang gối đầu lên chiếc hộp, ngủ. Hồi còi vang lên. Xa dần. Cuộc đời này là những chuyến đi? Mình cũng mệt mỏi rồi. Thôi, ngủ đi một tí. Người ở lại đứng trên ke nhìn con tàu xa dần trong đêm. Sao độ này nhiều tai nạn giao thông thế nhỉ? Người ấy lẩm bẩm đi về phía gửi xe”.
3. Có thể, trong những sáng tạo thêm vào văn bản trên, bạn sẽ còn nghe thấy cả nội dung của cuộc đối thoại giữa hai người, âm thanh cuộc sống thành phố về đêm, ánh sáng, màu sắc, những vũng nước mưa thu soi bầu trời đêm yên tĩnh, những độc thoại nội tâm, những góc khuất, những giọt nước mắt mà người đời không nhìn thấy được, những đắng cay hay hoan hỉ của người ở lại hay người ra đi,… Họ còn có cả tên, tuổi, nghề nghiệp, nhan sắc, thói quen, địa vị xã hội, và v.v. nữa, do sự hư cấu thêm vào của bạn.
Cuộc đời là một văn bản chưa hoàn chỉnh.
Đào Duy Hiệp
1. Bạn đọc thân mến, dưới đây là một văn bản chưa hoàn chỉnh. Mọi văn bản nghệ thuật thực sự đều chưa hoàn chỉnh ngay cả khi tác giả đã ghi chữ “Hết”.
Cuộc đời có bao giờ hết đâu? Cuộc đời là một văn bản chưa hoàn chỉnh. Bạn sẽ là người hoàn thiện thêm vào văn bản đó.
2. “… Ga. Có hai người đứng trú mưa. Những quán nước trà lưu động bên ngoài nhà ga. Xe đẩy bánh mì. Mấy chiếc xe ôm. Phở Gia truyền. Giá đựng sách báo gần quầy Bưu điện. Những cuốn “Cẩm nang…” cho vợ chồng trẻ; cho tuổi dậy thì; sinh đẻ có kế hoạch… Tẩm quất. Massage. Một vài người ngồi ngủ gật trên ghế. Âm thanh vàng vọt, ngái ngủ phát ra từ chiếc loa phóng thanh. Tiếng cô phát thanh viên nhẵn, trơn tru, dai dẳng, đơn điệu, buồn tẻ: ‘Quý khách đi tàu chú ý.... Quý khách đi tàu chú ý… Chuyến tàu…’. Một thằng bé đánh giầy đang gối đầu lên chiếc hộp, ngủ. Hồi còi vang lên. Xa dần. Cuộc đời này là những chuyến đi? Mình cũng mệt mỏi rồi. Thôi, ngủ đi một tí. Người ở lại đứng trên ke nhìn con tàu xa dần trong đêm. Sao độ này nhiều tai nạn giao thông thế nhỉ? Người ấy lẩm bẩm đi về phía gửi xe”.
3. Có thể, trong những sáng tạo thêm vào văn bản trên, bạn sẽ còn nghe thấy cả nội dung của cuộc đối thoại giữa hai người, âm thanh cuộc sống thành phố về đêm, ánh sáng, màu sắc, những vũng nước mưa thu soi bầu trời đêm yên tĩnh, những độc thoại nội tâm, những góc khuất, những giọt nước mắt mà người đời không nhìn thấy được, những đắng cay hay hoan hỉ của người ở lại hay người ra đi,… Họ còn có cả tên, tuổi, nghề nghiệp, nhan sắc, thói quen, địa vị xã hội, và v.v. nữa, do sự hư cấu thêm vào của bạn.
Cuộc đời là một văn bản chưa hoàn chỉnh.