Huu Nam
11-11-2010, 10:43 PM
Khi nai con lạc đường
Sáng tác: Lê Hữu Nam
http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/q42008/2009/08/09/04/38751249810673.jpg (http://photo.zing.vn/zp/gallery_preview/allsize.7993402.html)
-Hôm nay con đi học thêm cô Mai- nó chủ động nói khi từ trên cầu thang bước xuống khi trông thấy bố mẹ hắn đang ngồi ở sô-pha ở phòng lớn, mỗi người mỗi mặt bởi họ là cặp vợ chồng xung khắc, thái độ của họ như thế với nhau là đang ở mức độ nhẹ.
-À mẹ, hôm nay là ngày đóng tiền mẹ ạ- nó nói một vẻ vô tư.
Mẹ nó chưa nói gì thì ông bố đã móc trong ví ra một số tiền hơn phí đóng học đưa nó mà chẳng tỏ ra thái độ gì ngoài một câu nói:
-Con cầm cả đi, để còn mà tiêu vặt.
Nó nhìn sang mẹ, có vẻ bà không ý kiến gì nên nó cầm và khi vừa ra khỏi cửa mới kiểm tra số tiền, số tiền dư còn hơn cả số tiền đóng học đến mấy lần, nó nhún vai với vẻ dửng dưng với điều này. Nó đã bao giờ tiêu tiền đâu mà, quần áo, sách vở tất cả đều được mẹ nó trang bị không thiếu. Tuy thế nó vẫn cứ cất đã và một tài sản riêng bất đắc dĩ đã được thiết lập mấy lâu nay…
Lớp học thêm lại vắng đám thằng Nguyên, cứ đến ngày đóng tiền là bọn nó lại vắng mặt, có lẽ đã đem tiền nộp học đi tiêu khiển rồi. Cô giáo hậm hực vì điều đó mà không khí lớp học thêm trở nên nặng nề. Hôm nay nó làm bài qua loa dù cô giáo không quên nghĩ vụ của mình, khi tan lớp nó cảm thấy chút gì nao núng, tâm trạng nó không còn đó sự vô tư nó mà bỗng nhiên không muốn về nhà, cũng chính lúc đó nó thấy đám thằng Nguyên đang đi trên đường nói chuyện tỉ tê rất vui.
-Các cậu lại không đến lớp cô Mai nữa à?
-Đến làm gì?- thằng Nguyên đáp- À mà cô ấy có nói gì bọn tao không?
-Trả lời hay thế còn hỏi. Cô ấy bực và càm ràm nhưng mình không nghẽ rõ cô ấy nói câu gì
Chúng hỏi vậy thôi chứ chẳng buồn bận tâm, kiểu gì ngày mai chúng cũng bị cô giáo tra hỏi thôi mà.
-Mà này, hôm nay chủ nhật đi chơi với bọn tao, mày học nhiều quá đâm lú ra đấy- thằng Nguyên rủ rê nó
-Đúng, nom mày lú lắm Phương à- thằng khác hí hửng hùa theo- Đi chơi cho thoải mái cuộc đời, ai đời một thằng đang tuổi lớn mà chã biết gì ngoài sách vở.
Nó lưỡng lự rồi gật đầu xuôi theo sau đó leo lên xe chúng đi. Khi những chiếc xe chạy nhanh trên những con đường khác nhau nó có nhiều cảm giác lo lắng. Nó thấy bồn chôn vì đây là lần đầu tiên nó đi chơi xa mà chưa có kế hoạch nhưng nó cảm thấy rất hứng khởi. Tuy nhiên đám thằng Nguyên không phải là những đứa đua xe, gây sự và đánh nhau, chúng chỉ có chơi điện tử và bi-a không thôi nên từ đó mà nó an tâm.
Nơi đến là một căn nhà rộng thênh thang dáng dấp cũ nát nằm cuối một con đường đầy cỏ voi hai bên, nhà cửa quanh đó hầu như là không có mà chỉ hiện ra một, hai cái xưởng cưa hay vài cái xưởng khác trong khu chế biến tự phát. Và lạ lẫm hơn với nó khi vừa bước vào trong, căn nhà trống toác chỉ hiện ra những cột trụ vuông vức với màu vôi đã phai hẳn, nền nhà nứt nẻ lộ ra những lớp đất dưới lớp xi măng. Rồi bỗng nhiên nó giật mình khi trước mặt nó rất đông người mà hầu như họ chẳng ai mảy may sự xuất hiện của nó và đám bạn, đám người đó chia nhau ra nhiều nhóm, mỗi nhóm có từ năm đến tám người, trên tay họ cầm tiền, cầm những quân bài và nghi ngút khói thuốc tỏa ra sặc sủa.
Nó chưa kịp phản ứng gì thì đám thằng Nguyên nhanh như cắt lao đến chen chân vào sòng bạc, nó lặng thinh ngỡ ngàng khi thấy tất cả bọn chúng đều có chân trong đám người đó, và cả bọn thể hiện hình ảnh của một tay đánh bạc rất điệu nghệ. Lúc đầu nó nhìn hơi ngứa mắt, nhưng khi quan sát thật lâu thì nó cảm thấy có điều thích thú.
****
Khi bà Loan về đến nhà là gần cuối bữa trưa, bà ngạc nhiên vì ông Lâm, chồng bà vẫn nguyên bộ đồ cộc ngồi ở phòng khách với tờ tạp chí chứng khoán và ngạc nhiên hơn là thằng Phương giờ này chưa thấy về.
-Con nó đi đâu nữa à bố nó?
-Nó đã về đâu mà em hỏi thế?- ông chồng trả lời dửng dưng
-Anh có thôi ngay cái kiểu trả lời cộc lốc đó không?- bà Loan tỏ hẳn thái độ bực tức- anh làm tôi cảm thấy phát ngán.
Ông chồng đặt cuốn tạp chí xuống bàn, đứng dậy và bỏ lên gác mà chẳng buồn nói gì thế. Bà Loan thở dài, bà ngán ngẩm và hối hận biết thế trước kia bà đừng lấy ông. Dẫu vậy cả hai người cũng còn đó thằng Phương, bà nghĩ đến con trai mà gạt đi mọi phiền toái khỏi đầu.
Ông Lâm định vào phòng làm việc giải quyết mấy việc dở dang nhưng khi đi ngang qua phòng con trai còn cửa mở nên ông vào trong xem sao. “Căn phòng con trai của mình đây ư?” ông cứ ngờ ngợ như một người xa xứ vừa mới trở về thăm nhà vì đã lâu lắm rồi ông đã vào phòng nó đâu, có lẽ từ hồi nó lên mười hai tuổi đến nay. Trong thật gọn gàng, tất cả mọi đồ vật của nó đều còn bóng loáng duy chỉ có trái bóng mà ông tặng nó vào năm nó lên bảy đã cũ đi, nhưng nhìn trái bóng cũ trầy trụa đó mà ông chạnh lòng và xấu hổ. “Trái bóng… mười năm rồi mà nó còn giữ được ư?” và thế là ông chột dạ mà liên tục nghĩ về thời gian trước đây, thời gian mà gia đình ông còn trong cái cảnh túng thiếu nhưng lại luôn bên nhau từng giờ, cái thời mà vợ chồng ông cùng cậu con trai nhỏ được coi là một gia đình trẻ hạnh phúc nhất.
“Sao giờ này nó chưa về?” thình lình ông bị giật mình về việc nó vắng nhà vào giữa trưa của ngày chủ nhật, ông không biết là nó có hay đi ra ngoài vào giờ ăn trưa không vì ông có khi nào ở nhà đâu nhưng thực sự ông hơi lo lắng và ông đã hỏi vợ.
-Anh thì có bao giờ để ý đến vợ con đâu. Chưa bao giờ nó về muộn mà không báo trước cả.
-Có khi nào nó đi chơi với đám bạn hư nào không hả mẹ nó?- ông Lâm vụng về hỏi điều ngớ ngẩn làm bà Loan lo lắng tột cùng, nhưng bà cũng có trấn tĩnh bằng cách trách khứ chồng:
-Anh chẳng bao giờ hiểu con mình cả, nó mới chỉ nói là hôm nay con sẽ đóng tiền học thêm là anh đã đưa tiền ngay cho nó, anh có biết là số tiền hiện nó có là bao nhiêu không? hơn cả gia tài của hai vợ chồng mình cách đây mười lăm năm đấy, nhờ cái khoản đóng tiền học phí đấy, nhưng nó chẳng dùng đến một ngàn nào cả, cái cách quan tâm của anh như thế có đáng không?
-Ừ, nhưng sao giờ này con nó chưa về?
-Tôi không biết, nhưng sao hôm nay anh lạ thế, anh biết lo lắng cho con mình từ khi nào vậy?
Ông Lâm không lưu tâm đến bản tính cố chấp của phụ nữ, ông tìm ra một vẻ điềm tĩnh để nói:
-Anh thật sự xin lỗi về thời gian qua, em biết đấy thời buổi này mà lơ là một cái là coi như phá sản em ạ.
-Đấy, kiểu gì anh cũng đưa ra cái lý do đó. Sự nghiệp anh quan trọng đến mức mà anh không thể ngồi trò chuyện với con trai mình lấy một phút được sao? và chuyện phá sản chỉ tìm đến khi người ta quan tâm đến gia đình mình thôi sao? Anh càng nói làm tôi càng thấy tức mà.
-Em không bình tĩnh được sao? Trước kia em đâu có thế.
-Phải vì trước kia tôi đã đặt niềm tin vào anh tất cả mọi việc, kể cả tin anh sẽ mãi là một người bố tuyệt vời, nhưng anh đã làm được gì ngoài cái việc tô vẽ cho nhân danh anh? sự nghiệp, tiền tài? nói thật là không có số tiền dư giả của anh thì với số lương của tôi cũng đủ sức để nuôi con nó ăn học tử tế.
Ông Lâm im lặng, mặt ông ưu tư tột độ, có vẻ như ông đã đánh mất đi nhiều điều mà ông không nhận ra cho đến ngày hôm nay. Và cho đến tối, sự dằn vặt của ông tăng lên khi con trai ông chưa về, còn vợ thì đã đóng kín cửa trong phòng với sự hờn trách người chồng. “Mình là một người cha thiếu trách nhiệm”
Thầm nói như thế rồi ông đánh xe đi tìm con…
****
-Thằng này là ai thế hả Nguyên?- bất giác một tên hỏi bạn nó khi nó đang chăm chú xem cuộc chơi.
-À, nó là bạn tui- Nguyên đáp nhanh
-Thế nó có biết chơi không?
Đến đó thì thằng Nguyên mới chú tâm đến người đang trò chuyện với mình, gã này là một tay bạc khó tính cũng là chủ sòng bài này, hắn rất ghét người lạ vào đây.
-Tất nhiên rồi, nó khoái nhất là món cào rùa.
-Thật không? nhìn mặt công tữ bột thế kia mà chơi bời gì.
-Úi xời, ông lại đùa rồi, những thằng như nó mới nhiều đam mê- thằng Nguyên nói xong rồi giựt tay nháy mắt với nó- Sao chưa chơi nữa mày? mau đặt “cửa” đi chứ.
Nó ngơ ngác, và nhân lúc gã chủ sòng đang tập trung “chiến đấu” thì Nguyên nói nhỏ với nó:
-Tao biết mày có tiền, và mày cũng đang muốn chơi.
-Làm gì có- nó bác bỏ- Mình không biết chơi
-Chẳng lẽ cả cào rùa mày cũng không biết, mày chơi đi nếu không muốn lão đuổi bọn tao đi, lão ghét ai đưa kẻ “ngoại đạo” vào lắm, chứng tỏ đi, món đó dễ mà.
Phần vì không muốn bạn bị đuổi, phần thì không muốn làm kẻ ngoài cuộc, bởi nó cũng đang muốn tìm tòi xem sao, nó hy vọng là sẽ vui. Và với số tiền mà nó cầm đi lúc sáng thì có lẽ đủ cho nó chơi đến tối, tối về là vừa.
-Chơi lớn hơn nữa đi-thằng Nguyên nói- Mày đang đỏ đấy.
Đúng là nó đang rất đỏ, sau vài ván và nó đã ăn được cả trăm bạc, một mạch nó ăn liên tiếp những lần đặt sau đó. Khi trời tối, nó là người kiếm được nhiều nhất và khi nó có ý định chuẩn bị ra về thì bất thình lình cánh cửa ngôi nhà bị đạp tung ra, hắn không thể tin đó là thật. Đám người phá tung cửa là những anh dân phòng, khi đó nó chỉ có một suy nghĩ duy nhất trong đầu đó là “không thể để bị bắt” và vì quá hỗn loạn mà nó chưa ai kịp nhìn ra nó, nó cố gắng trà trộn vào cái đám người hỗn loạn đó rồi bứt chạy ra ngoài, nhưng lại có một vài người đuổi theo nó, nó nhận ra đó không phải là những anh dân phòng mà là những kẻ vừa ngồi đánh bạc cùng với nó ban nãy, cùng lúc nó nhìn vào túi áo trắng của mình đang cộm tiền và nó hiểu ra vấn đề. Nó cố gắng chạy thật nhanh bằng tất cả bản năng, cảnh tượng nơi đây mờ mịt, các bụi cỏ rậm rạp và các gò đất nhô lên làm nó không tài nào chạy nhanh hơn bọn chúng, và khi đến bên bờ một con sông nó phải dừng lại vì chưa bao giờ bơi cả, và nó nhớ đến một câu nói “Ba sẽ dạy con bơi khi nào con lớn”. Nó lớn rồi mà, nó quay cuồng khi nhận ra mình đã lớn và lời hứa kia thì không thấy nó lớn, nó hét lớn và vừa lúc bọn chúng đã lao vào nó như bầy sói lao vài con nai lạc đường.
Bọn người giang hồ hành xử nó như một kẻ bất tín, chúng đánh nó rồi cướp hết số tiền để rồi nó không còn một cắc nào trong người. Nó đau buốt trên những vết bầm, nó lăn giữa bãi cỏ xanh tràn ngập ánh trăng, mặt nước lung linh cũng không làm nó bớt đau. Mình mẩy nó ê ẩm, tiền đã mất hết và điều duy nhất nó muốn bây giờ là có ai đó đến đưa nó về nhà.
****
Cầm tay lái, vô thức ông cho xe đi qua những con đường mà trước đây ông cùng con trai mình đi, những kỷ niệm của hai cha con òa về trong ông. Qua tấm kính chắn, những hạt mưa vắt chéo lên đó rồi bị chiếc cần gạt hất đi một cách phủ phàng. Ông chẳng biết tìm nó ở đâu trong khi anh chạy khắp nơi kêu tên nó, thân hình ông ướt nhẹp vì tâm can ông mách bảo rằng “con mình ở đâu đây thôi, gần đây…”
Ở nhà, bà Loan không thấy con về, tính nết yếu đuổi của phụ nữ khiến và lo lắng đến độ bà đã bấm nhanh số điện thoại của sở cảnh sát.
-Ai đấy?- một giọng cương trực đầu dây bên kia hỏi.
-Là tôi…tôi đây. Các anh giúp tôi… tôi với.
-Chị hãy bình tĩnh rồi nói cho tôi biết đã xảy ra chuyện gì.
Bà Loan bừng tỉnh, và bà xin lỗi rồi dập máy nhưng không ngừng hành động. Bà vào phòng Phương cầm lấy khung hình rồi đi ngay đến đồn công an gần đó và xin nhờ họ tìm giúp đứa con trai của mình.
****
Kỳ lạ thay, khi cơn mưa xuống, Phương đã không còn cảm giác đau nữa. Nó đứng dậy và đi dưới mưa như một chiến binh thoát trận đang tìm đường về nhà. Nhưng nó đâu biết nơi này là đâu, vì thế những nơi nó đi ngang qua càng lúc càng lạ lẫm, và đến khi cơn đói hành hạ nó là lúc nó có mặt tại một khu chợ. Những giác quan của nó như tập trung tất cả đến những mùi thơm của thức ăn, nhưng trong người nó nào còn đồng nào nữa mà có thể mua thứ gì đó để mà lót dạ. Thoáng trong đầu nó như xuất hiện một ý nghĩ tồi tệ, những chiếc bán rán là mục tiêu của nó, chẳng còn đường nào khác cho một sắp chết vì đói.
Nó chạy đến giật chiếc bánh trên quầy hàng ăn rồi thật nhanh và bằng cả sức lực nó tẩu thoát, một lần nữa lại có những người đuổi theo nó, nhưng lần này nó đã gặp may. Đến một xó xỉnh, nó ru rúp cùng với chiếc bánh, nó ăn cay đắng chấp nhận ngấu nghiến chiếc bánh mà nó đã ăn cắp. Khi cơn đói đã qua, nó lại thất thểu đi dưới bầu trời xám xịt, nỗi khao khát muốn trở về nhà càng gia tăng hơn, song lòng hối hận cũng từ đó mà càng thêm nhiều.
Đến một con phố rất lớn và nhiều người hơn, nó nhận ra đây là trung tâm của thành phố và nó cũng đã biết hướng về nhà, nó đang tính toán cách về nhà nhanh nhất…
Ông Lâm ướt sủng chạy về nhà với nỗi tuyệt vọng khi biết con mình vẫn chưa về. Nhìn chồng ra nông nỗi đó, bà Loan đã vơi tức mà thương chồng, nhưng vì đang lo lắng hết đỗi cho con mà bà không thể nói nên lời nào vào lúc này cả. Bà đưa bộ đồ cho ông thay rồi lòng bồn chồn ngóng tin tức của công an, chồng bà không biết bà đã nhờ những người có trức trách tìm giúp con mình.
-Anh sai rồi- ông Lâm cầm nắm chặt lấy tay vợ với vẻ ân hận- Lẽ ra anh phải biết là con nó cần thứ gì và cả em nữa, anh đã phạm sai lầm lớn với hai mẹ con.
Bà Loan bỗng khóc không phải vì lời xin lỗi của chồng mà bà nghĩ đến điều xấu nhất cho con mình, không khí trong căn phòng bỗng trở nên im lặng đến đáng sợ.
Phương nhìn thấy công an đang tiến về phía mình, nó sợ họ đến bắt mình vì đã tham gia vào việc đánh bạc vừa qua. Nó không cần đắn đo mà bỏ chạy thật nhanh, một lần nữa nó chạy và một lần nữa nó bị rượt đuổi. Nó chạy như một kẻ trộm bị phát giác, vừa chạy nó vừa hình dung đến những lời khép tội trước ba mẹ mình. Nỗi sợ đến cùng làm nó không còn đủ sức để chạy.
-Cháu không chạy được mãi đâu…
-Các chú tha cho cháu một lần này thôi.
-Tha cho cháu để ba mẹ cháu cứ phải đi tìm cháu à- giọng người công an có vẻ nằm ngoài mức độ thẩm vấn- Hãy đi theo chú, chú sẽ đưa cháu về nhà.
Nó như không tin nỗi, họ đến để đưa nó về nhà thật sao, nó chống cự vì sợ mình bị mắc bẫy.
Hiểu được cảm giác của thằng nhỏ tội nghiệp, người công an rút điện thoại ra và anh cất giọng khi bên kia bắt máy:
-Xin chào, đây có phải nhà ông bà Lâm không? tôi là trung úy Vinh ở đồn cảnh sát quận tám đây, chúng tôi đã tìm thấy cháu Lê Phương. Anh chị gặp cháu nhé.
-Con trai đấy à? bố đây, bố xin lỗi con vì... Con hãy về nhà đi, bố mẹ đang chờ con.
Hết
Sáng tác: Lê Hữu Nam
http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/q42008/2009/08/09/04/38751249810673.jpg (http://photo.zing.vn/zp/gallery_preview/allsize.7993402.html)
-Hôm nay con đi học thêm cô Mai- nó chủ động nói khi từ trên cầu thang bước xuống khi trông thấy bố mẹ hắn đang ngồi ở sô-pha ở phòng lớn, mỗi người mỗi mặt bởi họ là cặp vợ chồng xung khắc, thái độ của họ như thế với nhau là đang ở mức độ nhẹ.
-À mẹ, hôm nay là ngày đóng tiền mẹ ạ- nó nói một vẻ vô tư.
Mẹ nó chưa nói gì thì ông bố đã móc trong ví ra một số tiền hơn phí đóng học đưa nó mà chẳng tỏ ra thái độ gì ngoài một câu nói:
-Con cầm cả đi, để còn mà tiêu vặt.
Nó nhìn sang mẹ, có vẻ bà không ý kiến gì nên nó cầm và khi vừa ra khỏi cửa mới kiểm tra số tiền, số tiền dư còn hơn cả số tiền đóng học đến mấy lần, nó nhún vai với vẻ dửng dưng với điều này. Nó đã bao giờ tiêu tiền đâu mà, quần áo, sách vở tất cả đều được mẹ nó trang bị không thiếu. Tuy thế nó vẫn cứ cất đã và một tài sản riêng bất đắc dĩ đã được thiết lập mấy lâu nay…
Lớp học thêm lại vắng đám thằng Nguyên, cứ đến ngày đóng tiền là bọn nó lại vắng mặt, có lẽ đã đem tiền nộp học đi tiêu khiển rồi. Cô giáo hậm hực vì điều đó mà không khí lớp học thêm trở nên nặng nề. Hôm nay nó làm bài qua loa dù cô giáo không quên nghĩ vụ của mình, khi tan lớp nó cảm thấy chút gì nao núng, tâm trạng nó không còn đó sự vô tư nó mà bỗng nhiên không muốn về nhà, cũng chính lúc đó nó thấy đám thằng Nguyên đang đi trên đường nói chuyện tỉ tê rất vui.
-Các cậu lại không đến lớp cô Mai nữa à?
-Đến làm gì?- thằng Nguyên đáp- À mà cô ấy có nói gì bọn tao không?
-Trả lời hay thế còn hỏi. Cô ấy bực và càm ràm nhưng mình không nghẽ rõ cô ấy nói câu gì
Chúng hỏi vậy thôi chứ chẳng buồn bận tâm, kiểu gì ngày mai chúng cũng bị cô giáo tra hỏi thôi mà.
-Mà này, hôm nay chủ nhật đi chơi với bọn tao, mày học nhiều quá đâm lú ra đấy- thằng Nguyên rủ rê nó
-Đúng, nom mày lú lắm Phương à- thằng khác hí hửng hùa theo- Đi chơi cho thoải mái cuộc đời, ai đời một thằng đang tuổi lớn mà chã biết gì ngoài sách vở.
Nó lưỡng lự rồi gật đầu xuôi theo sau đó leo lên xe chúng đi. Khi những chiếc xe chạy nhanh trên những con đường khác nhau nó có nhiều cảm giác lo lắng. Nó thấy bồn chôn vì đây là lần đầu tiên nó đi chơi xa mà chưa có kế hoạch nhưng nó cảm thấy rất hứng khởi. Tuy nhiên đám thằng Nguyên không phải là những đứa đua xe, gây sự và đánh nhau, chúng chỉ có chơi điện tử và bi-a không thôi nên từ đó mà nó an tâm.
Nơi đến là một căn nhà rộng thênh thang dáng dấp cũ nát nằm cuối một con đường đầy cỏ voi hai bên, nhà cửa quanh đó hầu như là không có mà chỉ hiện ra một, hai cái xưởng cưa hay vài cái xưởng khác trong khu chế biến tự phát. Và lạ lẫm hơn với nó khi vừa bước vào trong, căn nhà trống toác chỉ hiện ra những cột trụ vuông vức với màu vôi đã phai hẳn, nền nhà nứt nẻ lộ ra những lớp đất dưới lớp xi măng. Rồi bỗng nhiên nó giật mình khi trước mặt nó rất đông người mà hầu như họ chẳng ai mảy may sự xuất hiện của nó và đám bạn, đám người đó chia nhau ra nhiều nhóm, mỗi nhóm có từ năm đến tám người, trên tay họ cầm tiền, cầm những quân bài và nghi ngút khói thuốc tỏa ra sặc sủa.
Nó chưa kịp phản ứng gì thì đám thằng Nguyên nhanh như cắt lao đến chen chân vào sòng bạc, nó lặng thinh ngỡ ngàng khi thấy tất cả bọn chúng đều có chân trong đám người đó, và cả bọn thể hiện hình ảnh của một tay đánh bạc rất điệu nghệ. Lúc đầu nó nhìn hơi ngứa mắt, nhưng khi quan sát thật lâu thì nó cảm thấy có điều thích thú.
****
Khi bà Loan về đến nhà là gần cuối bữa trưa, bà ngạc nhiên vì ông Lâm, chồng bà vẫn nguyên bộ đồ cộc ngồi ở phòng khách với tờ tạp chí chứng khoán và ngạc nhiên hơn là thằng Phương giờ này chưa thấy về.
-Con nó đi đâu nữa à bố nó?
-Nó đã về đâu mà em hỏi thế?- ông chồng trả lời dửng dưng
-Anh có thôi ngay cái kiểu trả lời cộc lốc đó không?- bà Loan tỏ hẳn thái độ bực tức- anh làm tôi cảm thấy phát ngán.
Ông chồng đặt cuốn tạp chí xuống bàn, đứng dậy và bỏ lên gác mà chẳng buồn nói gì thế. Bà Loan thở dài, bà ngán ngẩm và hối hận biết thế trước kia bà đừng lấy ông. Dẫu vậy cả hai người cũng còn đó thằng Phương, bà nghĩ đến con trai mà gạt đi mọi phiền toái khỏi đầu.
Ông Lâm định vào phòng làm việc giải quyết mấy việc dở dang nhưng khi đi ngang qua phòng con trai còn cửa mở nên ông vào trong xem sao. “Căn phòng con trai của mình đây ư?” ông cứ ngờ ngợ như một người xa xứ vừa mới trở về thăm nhà vì đã lâu lắm rồi ông đã vào phòng nó đâu, có lẽ từ hồi nó lên mười hai tuổi đến nay. Trong thật gọn gàng, tất cả mọi đồ vật của nó đều còn bóng loáng duy chỉ có trái bóng mà ông tặng nó vào năm nó lên bảy đã cũ đi, nhưng nhìn trái bóng cũ trầy trụa đó mà ông chạnh lòng và xấu hổ. “Trái bóng… mười năm rồi mà nó còn giữ được ư?” và thế là ông chột dạ mà liên tục nghĩ về thời gian trước đây, thời gian mà gia đình ông còn trong cái cảnh túng thiếu nhưng lại luôn bên nhau từng giờ, cái thời mà vợ chồng ông cùng cậu con trai nhỏ được coi là một gia đình trẻ hạnh phúc nhất.
“Sao giờ này nó chưa về?” thình lình ông bị giật mình về việc nó vắng nhà vào giữa trưa của ngày chủ nhật, ông không biết là nó có hay đi ra ngoài vào giờ ăn trưa không vì ông có khi nào ở nhà đâu nhưng thực sự ông hơi lo lắng và ông đã hỏi vợ.
-Anh thì có bao giờ để ý đến vợ con đâu. Chưa bao giờ nó về muộn mà không báo trước cả.
-Có khi nào nó đi chơi với đám bạn hư nào không hả mẹ nó?- ông Lâm vụng về hỏi điều ngớ ngẩn làm bà Loan lo lắng tột cùng, nhưng bà cũng có trấn tĩnh bằng cách trách khứ chồng:
-Anh chẳng bao giờ hiểu con mình cả, nó mới chỉ nói là hôm nay con sẽ đóng tiền học thêm là anh đã đưa tiền ngay cho nó, anh có biết là số tiền hiện nó có là bao nhiêu không? hơn cả gia tài của hai vợ chồng mình cách đây mười lăm năm đấy, nhờ cái khoản đóng tiền học phí đấy, nhưng nó chẳng dùng đến một ngàn nào cả, cái cách quan tâm của anh như thế có đáng không?
-Ừ, nhưng sao giờ này con nó chưa về?
-Tôi không biết, nhưng sao hôm nay anh lạ thế, anh biết lo lắng cho con mình từ khi nào vậy?
Ông Lâm không lưu tâm đến bản tính cố chấp của phụ nữ, ông tìm ra một vẻ điềm tĩnh để nói:
-Anh thật sự xin lỗi về thời gian qua, em biết đấy thời buổi này mà lơ là một cái là coi như phá sản em ạ.
-Đấy, kiểu gì anh cũng đưa ra cái lý do đó. Sự nghiệp anh quan trọng đến mức mà anh không thể ngồi trò chuyện với con trai mình lấy một phút được sao? và chuyện phá sản chỉ tìm đến khi người ta quan tâm đến gia đình mình thôi sao? Anh càng nói làm tôi càng thấy tức mà.
-Em không bình tĩnh được sao? Trước kia em đâu có thế.
-Phải vì trước kia tôi đã đặt niềm tin vào anh tất cả mọi việc, kể cả tin anh sẽ mãi là một người bố tuyệt vời, nhưng anh đã làm được gì ngoài cái việc tô vẽ cho nhân danh anh? sự nghiệp, tiền tài? nói thật là không có số tiền dư giả của anh thì với số lương của tôi cũng đủ sức để nuôi con nó ăn học tử tế.
Ông Lâm im lặng, mặt ông ưu tư tột độ, có vẻ như ông đã đánh mất đi nhiều điều mà ông không nhận ra cho đến ngày hôm nay. Và cho đến tối, sự dằn vặt của ông tăng lên khi con trai ông chưa về, còn vợ thì đã đóng kín cửa trong phòng với sự hờn trách người chồng. “Mình là một người cha thiếu trách nhiệm”
Thầm nói như thế rồi ông đánh xe đi tìm con…
****
-Thằng này là ai thế hả Nguyên?- bất giác một tên hỏi bạn nó khi nó đang chăm chú xem cuộc chơi.
-À, nó là bạn tui- Nguyên đáp nhanh
-Thế nó có biết chơi không?
Đến đó thì thằng Nguyên mới chú tâm đến người đang trò chuyện với mình, gã này là một tay bạc khó tính cũng là chủ sòng bài này, hắn rất ghét người lạ vào đây.
-Tất nhiên rồi, nó khoái nhất là món cào rùa.
-Thật không? nhìn mặt công tữ bột thế kia mà chơi bời gì.
-Úi xời, ông lại đùa rồi, những thằng như nó mới nhiều đam mê- thằng Nguyên nói xong rồi giựt tay nháy mắt với nó- Sao chưa chơi nữa mày? mau đặt “cửa” đi chứ.
Nó ngơ ngác, và nhân lúc gã chủ sòng đang tập trung “chiến đấu” thì Nguyên nói nhỏ với nó:
-Tao biết mày có tiền, và mày cũng đang muốn chơi.
-Làm gì có- nó bác bỏ- Mình không biết chơi
-Chẳng lẽ cả cào rùa mày cũng không biết, mày chơi đi nếu không muốn lão đuổi bọn tao đi, lão ghét ai đưa kẻ “ngoại đạo” vào lắm, chứng tỏ đi, món đó dễ mà.
Phần vì không muốn bạn bị đuổi, phần thì không muốn làm kẻ ngoài cuộc, bởi nó cũng đang muốn tìm tòi xem sao, nó hy vọng là sẽ vui. Và với số tiền mà nó cầm đi lúc sáng thì có lẽ đủ cho nó chơi đến tối, tối về là vừa.
-Chơi lớn hơn nữa đi-thằng Nguyên nói- Mày đang đỏ đấy.
Đúng là nó đang rất đỏ, sau vài ván và nó đã ăn được cả trăm bạc, một mạch nó ăn liên tiếp những lần đặt sau đó. Khi trời tối, nó là người kiếm được nhiều nhất và khi nó có ý định chuẩn bị ra về thì bất thình lình cánh cửa ngôi nhà bị đạp tung ra, hắn không thể tin đó là thật. Đám người phá tung cửa là những anh dân phòng, khi đó nó chỉ có một suy nghĩ duy nhất trong đầu đó là “không thể để bị bắt” và vì quá hỗn loạn mà nó chưa ai kịp nhìn ra nó, nó cố gắng trà trộn vào cái đám người hỗn loạn đó rồi bứt chạy ra ngoài, nhưng lại có một vài người đuổi theo nó, nó nhận ra đó không phải là những anh dân phòng mà là những kẻ vừa ngồi đánh bạc cùng với nó ban nãy, cùng lúc nó nhìn vào túi áo trắng của mình đang cộm tiền và nó hiểu ra vấn đề. Nó cố gắng chạy thật nhanh bằng tất cả bản năng, cảnh tượng nơi đây mờ mịt, các bụi cỏ rậm rạp và các gò đất nhô lên làm nó không tài nào chạy nhanh hơn bọn chúng, và khi đến bên bờ một con sông nó phải dừng lại vì chưa bao giờ bơi cả, và nó nhớ đến một câu nói “Ba sẽ dạy con bơi khi nào con lớn”. Nó lớn rồi mà, nó quay cuồng khi nhận ra mình đã lớn và lời hứa kia thì không thấy nó lớn, nó hét lớn và vừa lúc bọn chúng đã lao vào nó như bầy sói lao vài con nai lạc đường.
Bọn người giang hồ hành xử nó như một kẻ bất tín, chúng đánh nó rồi cướp hết số tiền để rồi nó không còn một cắc nào trong người. Nó đau buốt trên những vết bầm, nó lăn giữa bãi cỏ xanh tràn ngập ánh trăng, mặt nước lung linh cũng không làm nó bớt đau. Mình mẩy nó ê ẩm, tiền đã mất hết và điều duy nhất nó muốn bây giờ là có ai đó đến đưa nó về nhà.
****
Cầm tay lái, vô thức ông cho xe đi qua những con đường mà trước đây ông cùng con trai mình đi, những kỷ niệm của hai cha con òa về trong ông. Qua tấm kính chắn, những hạt mưa vắt chéo lên đó rồi bị chiếc cần gạt hất đi một cách phủ phàng. Ông chẳng biết tìm nó ở đâu trong khi anh chạy khắp nơi kêu tên nó, thân hình ông ướt nhẹp vì tâm can ông mách bảo rằng “con mình ở đâu đây thôi, gần đây…”
Ở nhà, bà Loan không thấy con về, tính nết yếu đuổi của phụ nữ khiến và lo lắng đến độ bà đã bấm nhanh số điện thoại của sở cảnh sát.
-Ai đấy?- một giọng cương trực đầu dây bên kia hỏi.
-Là tôi…tôi đây. Các anh giúp tôi… tôi với.
-Chị hãy bình tĩnh rồi nói cho tôi biết đã xảy ra chuyện gì.
Bà Loan bừng tỉnh, và bà xin lỗi rồi dập máy nhưng không ngừng hành động. Bà vào phòng Phương cầm lấy khung hình rồi đi ngay đến đồn công an gần đó và xin nhờ họ tìm giúp đứa con trai của mình.
****
Kỳ lạ thay, khi cơn mưa xuống, Phương đã không còn cảm giác đau nữa. Nó đứng dậy và đi dưới mưa như một chiến binh thoát trận đang tìm đường về nhà. Nhưng nó đâu biết nơi này là đâu, vì thế những nơi nó đi ngang qua càng lúc càng lạ lẫm, và đến khi cơn đói hành hạ nó là lúc nó có mặt tại một khu chợ. Những giác quan của nó như tập trung tất cả đến những mùi thơm của thức ăn, nhưng trong người nó nào còn đồng nào nữa mà có thể mua thứ gì đó để mà lót dạ. Thoáng trong đầu nó như xuất hiện một ý nghĩ tồi tệ, những chiếc bán rán là mục tiêu của nó, chẳng còn đường nào khác cho một sắp chết vì đói.
Nó chạy đến giật chiếc bánh trên quầy hàng ăn rồi thật nhanh và bằng cả sức lực nó tẩu thoát, một lần nữa lại có những người đuổi theo nó, nhưng lần này nó đã gặp may. Đến một xó xỉnh, nó ru rúp cùng với chiếc bánh, nó ăn cay đắng chấp nhận ngấu nghiến chiếc bánh mà nó đã ăn cắp. Khi cơn đói đã qua, nó lại thất thểu đi dưới bầu trời xám xịt, nỗi khao khát muốn trở về nhà càng gia tăng hơn, song lòng hối hận cũng từ đó mà càng thêm nhiều.
Đến một con phố rất lớn và nhiều người hơn, nó nhận ra đây là trung tâm của thành phố và nó cũng đã biết hướng về nhà, nó đang tính toán cách về nhà nhanh nhất…
Ông Lâm ướt sủng chạy về nhà với nỗi tuyệt vọng khi biết con mình vẫn chưa về. Nhìn chồng ra nông nỗi đó, bà Loan đã vơi tức mà thương chồng, nhưng vì đang lo lắng hết đỗi cho con mà bà không thể nói nên lời nào vào lúc này cả. Bà đưa bộ đồ cho ông thay rồi lòng bồn chồn ngóng tin tức của công an, chồng bà không biết bà đã nhờ những người có trức trách tìm giúp con mình.
-Anh sai rồi- ông Lâm cầm nắm chặt lấy tay vợ với vẻ ân hận- Lẽ ra anh phải biết là con nó cần thứ gì và cả em nữa, anh đã phạm sai lầm lớn với hai mẹ con.
Bà Loan bỗng khóc không phải vì lời xin lỗi của chồng mà bà nghĩ đến điều xấu nhất cho con mình, không khí trong căn phòng bỗng trở nên im lặng đến đáng sợ.
Phương nhìn thấy công an đang tiến về phía mình, nó sợ họ đến bắt mình vì đã tham gia vào việc đánh bạc vừa qua. Nó không cần đắn đo mà bỏ chạy thật nhanh, một lần nữa nó chạy và một lần nữa nó bị rượt đuổi. Nó chạy như một kẻ trộm bị phát giác, vừa chạy nó vừa hình dung đến những lời khép tội trước ba mẹ mình. Nỗi sợ đến cùng làm nó không còn đủ sức để chạy.
-Cháu không chạy được mãi đâu…
-Các chú tha cho cháu một lần này thôi.
-Tha cho cháu để ba mẹ cháu cứ phải đi tìm cháu à- giọng người công an có vẻ nằm ngoài mức độ thẩm vấn- Hãy đi theo chú, chú sẽ đưa cháu về nhà.
Nó như không tin nỗi, họ đến để đưa nó về nhà thật sao, nó chống cự vì sợ mình bị mắc bẫy.
Hiểu được cảm giác của thằng nhỏ tội nghiệp, người công an rút điện thoại ra và anh cất giọng khi bên kia bắt máy:
-Xin chào, đây có phải nhà ông bà Lâm không? tôi là trung úy Vinh ở đồn cảnh sát quận tám đây, chúng tôi đã tìm thấy cháu Lê Phương. Anh chị gặp cháu nhé.
-Con trai đấy à? bố đây, bố xin lỗi con vì... Con hãy về nhà đi, bố mẹ đang chờ con.
Hết