☆ snow flowers ☆
14-10-2010, 11:26 AM
Tác giả: snow
Thể loại: tình cảm, gia đình, bạn bè, lu xu bu...
Tình trạng: going
Lời đầu:
Có ai đã từng đi ngắm đêm...?
Trong lòng mọi người, ngắm đêm là như thế nào, nó đẹp chứ?
.............................
_Em thích ngắm đêm, đêm đẹp lắm!
_Con nít mà bày đặt ngắm đêm...
*** *** ***
Trong kí ức tuổi thơ, Du là một cô bé hạnh phúc......
Sáng sớm, bé Du bị tỉnh giấc vì tiếng xe cứ réo từng chập, lại thêm tiếng ồn ào ở gần nhà. Tức mình, nó tung chăn chạy xuống với vẻ mặt nhăn nhó.
_Gì mà ồn quá vậy mẹ?
_Ủa, dậy rồi à? Hôm nay con gái dậy sớm vậy, chủ nhật mà!
Mẹ Du cười, nói khéo để trách cái tật ngủ nướng của nó.
_Không tại ồn thì con ngủ tới trưa cho mẹ xem.
Nó lầm bầm, mặt méo mó bước tới cửa sổ nhìn qua nhà bên cạnh.
_Có người mới chuyển tới hả mẹ?
_Ừ.
_Giờ nào không chuyển, nhằm vào buổi sáng mà làm, bực quá!
_Cô nương ơi, người ta làm việc thì làm buổi sáng, chứ có ai mà ham ngủ như cô đâu.
Ba nó từ trên nhà bước xuống, nói ghẹo nó. Ba mẹ nó còn lạ gì cái tính bướng bỉnh, khó chịu của cô con gái 12 tuổi này.
_Đi đánh răng rửa mặt đi, mẹ làm gì đó cho ăn.
Nó vừa bước vào phòng tắm, mẹ nó lại hỏi:
_Mà có xếp chăn gối chưa đấy?
_Dạ chưa – Nói rồi nó đóng cửa lại.
_Con gái con đứa, không biết lớn lên làm được trò gì ra hồn không nữa.
Mẹ nó cằn nhằn.
_Con nít mà bà, cứ từ từ mới được.
Lại một ngày chủ nhật như bình thường, mẹ Du cứ la nó vì cái tính chẳng ra con gái, còn ba Du lại luôn bênh vực cho Du. Hôm nay sẽ là ngày đẹp trời, vì nó dậy sớm bất thường (nó nhoẻn miệng cười).
_Tôi nghe nói nhà bên cạnh cũng có công ty bất động sản như nhà mình đấy ông à!
Mẹ Du “thông báo” với cả nhà trong bữa trưa.
_Ai bảo bà biết?
“Thông tin nhanh thật, cái gì mẹ cũng biết, đúng là “bà tám” có khác”. Du cười thầm trong bụng nhưng đâu dám lộ ra, không mẹ nó lại la rồi bảo nào là “con gái bất lịch sự, không được cười khi đang ăn”, blab….
_Tôi vừa đi qua đó chào hỏi họ một tiếng, rồi nghe người giúp việc nói.
_Bà thật là, việc người ta thì kệ người ta, cứ tò mò chuyện người dưng.
Ba mẹ khi nào chẳng vậy, chuyện như cơm bữa, nó chẳng buồn để ý.
Ăn xong, nó vọt qua nhà Thảo – con bạn nó, nhưng nó gọi cửa mãi chẳng thấy ai.
_Thảo ơi, mày có trong nhà không? Ra tao nói cái này.
Mười giây sau, nó không thèm đợi nữa, nó quyết định… leo rào vào nhà.
_Nhà gì mà xây to cho lắm, chuông cửa lại hư, bữa nào cũng phải kêu, mệt cổ họng, leo vào cho lẹ.
Rồi cũng như một thói quen, nó chẳng cần để ý xung quanh, bắt đầu đặt chân lên song cửa và bước.
Chưa kịp xong bước thứ hai, nó bị ai đó kéo chân rồi mất đà ngã nhào.
Du đứng dậy, xoa mông, mặt đầy giận dữ.
_Thằng kia, ai cho mày kéo chân tao, chơi ngu quá mày, lỡ té đập đầu thì sao.
Thằng nhóc, thấp hơn Du… một centi, mặt hếch lên như việc mình làm là đúng rồi.
_Chứ mày đang làm gì đó?
_Tao làm gì kệ tao, mắc mớ gì mày.
_Mày leo nhà người ta ăn cắp chứ gì?
Từ nhỏ Du đã chơi cùng đám con trai trong xóm, đi quậy phá khắp nơi nên nó chẳng ngán, nó nhận bừa đại:
_Ừ đó, rồi sao? Mày kéo chân tao một lần nữa thì biết tay tao.
Quay mặt đi, Du vẫn leo tiếp. Nó không nghĩ thằng nhóc đó gan tới mức quậy nó lần hai, nhưng hình như tên này “bị điếc, hay đần độn gì đó” – trích “nỗi lòng” Du quậy.
Sau cú té thứ nhất, nó đã đề phòng, lần này nó chỉ mất đà nhảy xuống.
Tức giận vì bị phá đám hai lần, Du nhào vào đấm vào bụng tên nhóc. Nó đã từng đi đánh nhau vài lần, chỉ sau khi nó bị bắt và bị đưa về nhà, ba mẹ cho một trận đòn thì nó mới giảm đi (chứ vẫn còn và lại lén lút hơn).
Ai ngờ thằng nhóc không đưa người chịu trận, nó đánh trả Du bằng những cú rất bài bản.
“Thôi chết, thằng này có học võ”.
“36 kế chạy là thượng sách”, kinh thư xưa đã dạy, tội gì không làm theo, thế là Du co giò chạy về nhà.
Thằng nhóc không buông tha, quyết bám theo Du cho bằng được.
_Hộc... hộc... đứng lại mày...
Du quay ra sau hét:
_Ngu... sao mà đứng...
Một lát sau...
_Hên mà mình được cái chạy nhanh.
Nó thở hồng hộc, đi lên phòng.
_Lên mà dọn phòng đi, tí tôi lên kiểm tra – Mẹ Du “đưa lời tử hình”.
Vừa mắc nạn ngoài đường, về nhà lại mắc thêm nạn khác, hôm nay bị sao xui xẻo chiếu phải rồi. Vừa dọn nó vừa làu bàu: “Rồi mày sẽ biết tay tao”.
Chiều tối, Thảo qua nhà Du.
_Sao hôm nay không qua tao chơi?
Như tìm được chỗ để xả tức cái vụ hồi sáng, nó nổi sùng:
_Mày về coi sửa lại giùm tao cái chuông cửa, nhà gì cứ như nhà ma, tao kêu hoài không ai nghe.
_Làm như mày hiền lắm, kêu cửa nhà tao luôn, sao không leo vào như mọi bữa, bày đặt!
_Thì đó, nhờ cái phước leo cửa nhà mày mà tao xém bị đánh vì nghi là ăn trộm.
_Ai đánh mày, mày mà cũng bị đánh à?
Thảo cười, dáng vẻ hả hê.
_Cái thằng đó không biết ở đâu ra, đợt này tao kéo tụi thằng Lý cho nó biết tay.
_Ừ, nhớ nói tao đi coi với.
_Đương nhiên, mày là bạn tao, phải đi để biết kẻ thù của tao chứ.
Du đặt tay lên vai Thảo, cười ma mãnh.
_Tao đi theo để có gì mày bị đánh thì có tao lôi về sứt thuốc cho.
Thảo cười lăn cười bò, còn mặt Du xụ xuống một đống trông thảm hại.
Khi Du chưa thực hiện được ý đồ thì một chuyện xảy ra. Thứ hai, chiếc xe đạp thân yêu của Du dở chứng, sớm muộn không hư, đúng lúc phải đi học thì bánh xe bị xì không còn một hơi. Kiểu này thì phải vá, mà vá thì còn khuya mới có xe đi, ngày mai năn nỉ ba mua xe mới vậy.
Thế là Du nhờ ba chở, việc đó đồng nghĩa với chuyện trưa nay nó phải lết bộ về. Du không ngán đi bộ, nó chỉ ngán đi bộ về nhà. Bởi lẽ, trên đường về, nó có nhiều nguy hiểm rình rập. Mà cụ thể nhất là giáp mặt tụi thằng Heo. Nó không ngán đánh nhau, nhưng nó ngán cái trò ỷ đông của bọn chúng. Một mình Du không chơi lại 5 thằng to lớn, mập như heo đó.
……………………….
Giờ học…
“Ê Du, trưa nay vẫn chờ chỗ cũ, tao sẽ mua kem cho mày ăn”.
“Thư chuyền” tới Du như mọi hôm.
_Sao ngày nào tui thấy bà với Thảo ghi thư hoài, bộ gặp nhau miết mà không nói hết chuyện hả?
Con Như, đứa ngồi kế, bép xép. Du ghét con nhỏ này nhưng không biểu hiện ra mặt. Nó ức cô chủ nhiệm cái vụ chuyển chỗ nó ngồi gần Như. “Ai mà thèm con nhỏ chảnh đó kèm, hứ” – trích thư chuyền nó gửi Thảo hồi đầu năm khi chuyển chỗ.
_Bởi mới nói có người quê mùa, gặp nói khác, ghi thư có cái thú khác, vậy cũng hỏi.
Như thừa biết tính tình của Du nên không thèm nói nữa. Chỉ vì sự giao phó của cô nên Như mới đồng ý kèm Du – một học sinh phá phách. Chuyện kèm cặp vì thế cũng khó khăn gấp bội.
Nhiều lần Như muốn bỏ cuộc nhưng rồi vẫn tiếp tục. Du ngoài cái tính quậy phá và nói chuyện không suy nghĩ thì cũng không đến nỗi. Có một lần làm bài tập nhóm, Du lơ đễnh làm cô Sinh “già” trừ điểm nhóm nó và Như. Tiết thực hành tiếp theo môn Hóa, Du đã nghiêm túc làm để chuộc lỗi. Tuy không nói ra lời nhưng Như nghĩ Du đã biết lỗi. Vì thế Như tin Du vẫn còn cách chữa.
“Hôm nay xe tao đã hư, trân trọng thông báo với mày như vậy. Mày khỏi đi ké tao nữa, nhưng kem thì tao vẫn nhận. Cảm ơn nhá, ha…ha…”
Thảo nhìn qua Du thì thấy cái ngoác miệng rõ to của nó. Thế là con bạn thân của một đứa như Du chỉ biết thở dài, rồi ngậm miệng chặc lưỡi.
……………….
Giờ ra về…
_Hiền ơi, cô Mai nói bạn lên phòng giáo viên gặp cô.
Nga lớp trưởng chuyển lời cho Du cùng cái cười duyên.
“Biết đẹp rồi, khỏi khoe nữa, bực gì đâu…”
Du lầm bầm rồi xách cặp ra khỏi lớp. Thảo đuổi theo nó:
_Làm gì mặt mày chụ ụ thế?
_Nhỏ lớp trưởng đó, nó ỷ đẹp cứ thích làm dáng hoài, nhìn vô duyên…
_Hình như trong lớp mày chẳng chơi được với ai ngoài tao nhỉ - Thảo nhíu mày ra vẻ suy nghĩ – Tại sao vậy ta?
_Kệ tao.
_Chứng tỏ mày có thành kiến với mọi người chứ mọi người đâu ai làm gì mày.
_Kệ mày, tao đi đây.
_Ế, tao về trước đấy, không rảnh đợi mày đâu.
Du không thèm nhìn lại, nó đang bực dọc vì những người bạn của nó. Đâu phải nó không muốn chơi với ai, do mọi người không thích nó đấy thôi. Đã thế nó chẳng cần gây thiện cảm chi cho mệt xác.
_Chào cô !
Du vừa đẩy cửa vào là hô to khắp phòng. Sau đó nó mới nhìn khắp lượt, các thầy cô khác đang nhìn nó với nhiều vẻ mặt: khó chịu cũng có, thiếu thiện cảm cũng có, chỉ một phần nhỏ là nhìn nó mỉm cười, trong đó có cô Mai.
_Dạ, em chào các thầy cô! – Du giả lễ phép.
_Được rồi, em lại đây!
Cô Mai đứng lên vẫy nó. Bây giờ thì chẳng còn ai nhìn nó nữa, ai cũng tập trung vào công việc của mình.
_Em biết cô gọi em lên đây vì chuyện gì không?
Mặt cô nghiêm nghị.
Du đớ một tí, nó nhớ gần đây nó đâu có làm gì.
Cô Mai bỗng bật cười:
_Thành tích tháng này của em có tiến bộ, em cũng bớt quậy hơn rồi. Em nên nhớ giờ đã gần thi kì hai, rồi em sẽ lên lớp 7, rồi em sẽ lớn, không nên quậy phá như con nít thế nữa.
Nó thở phào, thế mà cứ tưởng sẽ lại bị la rầy như trước.
_Dạ, em biết rồi cô – Nó mỉm cười.
_Biết thật không đấy, hay rồi lại phá nữa.
_Em hứa với cô, không phá nữa đâu. Nếu em mà có phá nữa…
_Hử, “nếu” à?
_À không, em quên – Du nhe răng cười khì.
_Xem ra cô chuyển chỗ em ngồi gần Như là biện pháp tốt, thôi em về được rồi.
Du thích những thầy cô trẻ tuổi, không ghét nó. Còn những thầy cô lớn tuổi, cổ lỗ sỉ quá, cứ la mắng nó hoài. Nó là người chịu mềm không chịu cứng mà…
Thể loại: tình cảm, gia đình, bạn bè, lu xu bu...
Tình trạng: going
Lời đầu:
Có ai đã từng đi ngắm đêm...?
Trong lòng mọi người, ngắm đêm là như thế nào, nó đẹp chứ?
.............................
_Em thích ngắm đêm, đêm đẹp lắm!
_Con nít mà bày đặt ngắm đêm...
*** *** ***
Trong kí ức tuổi thơ, Du là một cô bé hạnh phúc......
Sáng sớm, bé Du bị tỉnh giấc vì tiếng xe cứ réo từng chập, lại thêm tiếng ồn ào ở gần nhà. Tức mình, nó tung chăn chạy xuống với vẻ mặt nhăn nhó.
_Gì mà ồn quá vậy mẹ?
_Ủa, dậy rồi à? Hôm nay con gái dậy sớm vậy, chủ nhật mà!
Mẹ Du cười, nói khéo để trách cái tật ngủ nướng của nó.
_Không tại ồn thì con ngủ tới trưa cho mẹ xem.
Nó lầm bầm, mặt méo mó bước tới cửa sổ nhìn qua nhà bên cạnh.
_Có người mới chuyển tới hả mẹ?
_Ừ.
_Giờ nào không chuyển, nhằm vào buổi sáng mà làm, bực quá!
_Cô nương ơi, người ta làm việc thì làm buổi sáng, chứ có ai mà ham ngủ như cô đâu.
Ba nó từ trên nhà bước xuống, nói ghẹo nó. Ba mẹ nó còn lạ gì cái tính bướng bỉnh, khó chịu của cô con gái 12 tuổi này.
_Đi đánh răng rửa mặt đi, mẹ làm gì đó cho ăn.
Nó vừa bước vào phòng tắm, mẹ nó lại hỏi:
_Mà có xếp chăn gối chưa đấy?
_Dạ chưa – Nói rồi nó đóng cửa lại.
_Con gái con đứa, không biết lớn lên làm được trò gì ra hồn không nữa.
Mẹ nó cằn nhằn.
_Con nít mà bà, cứ từ từ mới được.
Lại một ngày chủ nhật như bình thường, mẹ Du cứ la nó vì cái tính chẳng ra con gái, còn ba Du lại luôn bênh vực cho Du. Hôm nay sẽ là ngày đẹp trời, vì nó dậy sớm bất thường (nó nhoẻn miệng cười).
_Tôi nghe nói nhà bên cạnh cũng có công ty bất động sản như nhà mình đấy ông à!
Mẹ Du “thông báo” với cả nhà trong bữa trưa.
_Ai bảo bà biết?
“Thông tin nhanh thật, cái gì mẹ cũng biết, đúng là “bà tám” có khác”. Du cười thầm trong bụng nhưng đâu dám lộ ra, không mẹ nó lại la rồi bảo nào là “con gái bất lịch sự, không được cười khi đang ăn”, blab….
_Tôi vừa đi qua đó chào hỏi họ một tiếng, rồi nghe người giúp việc nói.
_Bà thật là, việc người ta thì kệ người ta, cứ tò mò chuyện người dưng.
Ba mẹ khi nào chẳng vậy, chuyện như cơm bữa, nó chẳng buồn để ý.
Ăn xong, nó vọt qua nhà Thảo – con bạn nó, nhưng nó gọi cửa mãi chẳng thấy ai.
_Thảo ơi, mày có trong nhà không? Ra tao nói cái này.
Mười giây sau, nó không thèm đợi nữa, nó quyết định… leo rào vào nhà.
_Nhà gì mà xây to cho lắm, chuông cửa lại hư, bữa nào cũng phải kêu, mệt cổ họng, leo vào cho lẹ.
Rồi cũng như một thói quen, nó chẳng cần để ý xung quanh, bắt đầu đặt chân lên song cửa và bước.
Chưa kịp xong bước thứ hai, nó bị ai đó kéo chân rồi mất đà ngã nhào.
Du đứng dậy, xoa mông, mặt đầy giận dữ.
_Thằng kia, ai cho mày kéo chân tao, chơi ngu quá mày, lỡ té đập đầu thì sao.
Thằng nhóc, thấp hơn Du… một centi, mặt hếch lên như việc mình làm là đúng rồi.
_Chứ mày đang làm gì đó?
_Tao làm gì kệ tao, mắc mớ gì mày.
_Mày leo nhà người ta ăn cắp chứ gì?
Từ nhỏ Du đã chơi cùng đám con trai trong xóm, đi quậy phá khắp nơi nên nó chẳng ngán, nó nhận bừa đại:
_Ừ đó, rồi sao? Mày kéo chân tao một lần nữa thì biết tay tao.
Quay mặt đi, Du vẫn leo tiếp. Nó không nghĩ thằng nhóc đó gan tới mức quậy nó lần hai, nhưng hình như tên này “bị điếc, hay đần độn gì đó” – trích “nỗi lòng” Du quậy.
Sau cú té thứ nhất, nó đã đề phòng, lần này nó chỉ mất đà nhảy xuống.
Tức giận vì bị phá đám hai lần, Du nhào vào đấm vào bụng tên nhóc. Nó đã từng đi đánh nhau vài lần, chỉ sau khi nó bị bắt và bị đưa về nhà, ba mẹ cho một trận đòn thì nó mới giảm đi (chứ vẫn còn và lại lén lút hơn).
Ai ngờ thằng nhóc không đưa người chịu trận, nó đánh trả Du bằng những cú rất bài bản.
“Thôi chết, thằng này có học võ”.
“36 kế chạy là thượng sách”, kinh thư xưa đã dạy, tội gì không làm theo, thế là Du co giò chạy về nhà.
Thằng nhóc không buông tha, quyết bám theo Du cho bằng được.
_Hộc... hộc... đứng lại mày...
Du quay ra sau hét:
_Ngu... sao mà đứng...
Một lát sau...
_Hên mà mình được cái chạy nhanh.
Nó thở hồng hộc, đi lên phòng.
_Lên mà dọn phòng đi, tí tôi lên kiểm tra – Mẹ Du “đưa lời tử hình”.
Vừa mắc nạn ngoài đường, về nhà lại mắc thêm nạn khác, hôm nay bị sao xui xẻo chiếu phải rồi. Vừa dọn nó vừa làu bàu: “Rồi mày sẽ biết tay tao”.
Chiều tối, Thảo qua nhà Du.
_Sao hôm nay không qua tao chơi?
Như tìm được chỗ để xả tức cái vụ hồi sáng, nó nổi sùng:
_Mày về coi sửa lại giùm tao cái chuông cửa, nhà gì cứ như nhà ma, tao kêu hoài không ai nghe.
_Làm như mày hiền lắm, kêu cửa nhà tao luôn, sao không leo vào như mọi bữa, bày đặt!
_Thì đó, nhờ cái phước leo cửa nhà mày mà tao xém bị đánh vì nghi là ăn trộm.
_Ai đánh mày, mày mà cũng bị đánh à?
Thảo cười, dáng vẻ hả hê.
_Cái thằng đó không biết ở đâu ra, đợt này tao kéo tụi thằng Lý cho nó biết tay.
_Ừ, nhớ nói tao đi coi với.
_Đương nhiên, mày là bạn tao, phải đi để biết kẻ thù của tao chứ.
Du đặt tay lên vai Thảo, cười ma mãnh.
_Tao đi theo để có gì mày bị đánh thì có tao lôi về sứt thuốc cho.
Thảo cười lăn cười bò, còn mặt Du xụ xuống một đống trông thảm hại.
Khi Du chưa thực hiện được ý đồ thì một chuyện xảy ra. Thứ hai, chiếc xe đạp thân yêu của Du dở chứng, sớm muộn không hư, đúng lúc phải đi học thì bánh xe bị xì không còn một hơi. Kiểu này thì phải vá, mà vá thì còn khuya mới có xe đi, ngày mai năn nỉ ba mua xe mới vậy.
Thế là Du nhờ ba chở, việc đó đồng nghĩa với chuyện trưa nay nó phải lết bộ về. Du không ngán đi bộ, nó chỉ ngán đi bộ về nhà. Bởi lẽ, trên đường về, nó có nhiều nguy hiểm rình rập. Mà cụ thể nhất là giáp mặt tụi thằng Heo. Nó không ngán đánh nhau, nhưng nó ngán cái trò ỷ đông của bọn chúng. Một mình Du không chơi lại 5 thằng to lớn, mập như heo đó.
……………………….
Giờ học…
“Ê Du, trưa nay vẫn chờ chỗ cũ, tao sẽ mua kem cho mày ăn”.
“Thư chuyền” tới Du như mọi hôm.
_Sao ngày nào tui thấy bà với Thảo ghi thư hoài, bộ gặp nhau miết mà không nói hết chuyện hả?
Con Như, đứa ngồi kế, bép xép. Du ghét con nhỏ này nhưng không biểu hiện ra mặt. Nó ức cô chủ nhiệm cái vụ chuyển chỗ nó ngồi gần Như. “Ai mà thèm con nhỏ chảnh đó kèm, hứ” – trích thư chuyền nó gửi Thảo hồi đầu năm khi chuyển chỗ.
_Bởi mới nói có người quê mùa, gặp nói khác, ghi thư có cái thú khác, vậy cũng hỏi.
Như thừa biết tính tình của Du nên không thèm nói nữa. Chỉ vì sự giao phó của cô nên Như mới đồng ý kèm Du – một học sinh phá phách. Chuyện kèm cặp vì thế cũng khó khăn gấp bội.
Nhiều lần Như muốn bỏ cuộc nhưng rồi vẫn tiếp tục. Du ngoài cái tính quậy phá và nói chuyện không suy nghĩ thì cũng không đến nỗi. Có một lần làm bài tập nhóm, Du lơ đễnh làm cô Sinh “già” trừ điểm nhóm nó và Như. Tiết thực hành tiếp theo môn Hóa, Du đã nghiêm túc làm để chuộc lỗi. Tuy không nói ra lời nhưng Như nghĩ Du đã biết lỗi. Vì thế Như tin Du vẫn còn cách chữa.
“Hôm nay xe tao đã hư, trân trọng thông báo với mày như vậy. Mày khỏi đi ké tao nữa, nhưng kem thì tao vẫn nhận. Cảm ơn nhá, ha…ha…”
Thảo nhìn qua Du thì thấy cái ngoác miệng rõ to của nó. Thế là con bạn thân của một đứa như Du chỉ biết thở dài, rồi ngậm miệng chặc lưỡi.
……………….
Giờ ra về…
_Hiền ơi, cô Mai nói bạn lên phòng giáo viên gặp cô.
Nga lớp trưởng chuyển lời cho Du cùng cái cười duyên.
“Biết đẹp rồi, khỏi khoe nữa, bực gì đâu…”
Du lầm bầm rồi xách cặp ra khỏi lớp. Thảo đuổi theo nó:
_Làm gì mặt mày chụ ụ thế?
_Nhỏ lớp trưởng đó, nó ỷ đẹp cứ thích làm dáng hoài, nhìn vô duyên…
_Hình như trong lớp mày chẳng chơi được với ai ngoài tao nhỉ - Thảo nhíu mày ra vẻ suy nghĩ – Tại sao vậy ta?
_Kệ tao.
_Chứng tỏ mày có thành kiến với mọi người chứ mọi người đâu ai làm gì mày.
_Kệ mày, tao đi đây.
_Ế, tao về trước đấy, không rảnh đợi mày đâu.
Du không thèm nhìn lại, nó đang bực dọc vì những người bạn của nó. Đâu phải nó không muốn chơi với ai, do mọi người không thích nó đấy thôi. Đã thế nó chẳng cần gây thiện cảm chi cho mệt xác.
_Chào cô !
Du vừa đẩy cửa vào là hô to khắp phòng. Sau đó nó mới nhìn khắp lượt, các thầy cô khác đang nhìn nó với nhiều vẻ mặt: khó chịu cũng có, thiếu thiện cảm cũng có, chỉ một phần nhỏ là nhìn nó mỉm cười, trong đó có cô Mai.
_Dạ, em chào các thầy cô! – Du giả lễ phép.
_Được rồi, em lại đây!
Cô Mai đứng lên vẫy nó. Bây giờ thì chẳng còn ai nhìn nó nữa, ai cũng tập trung vào công việc của mình.
_Em biết cô gọi em lên đây vì chuyện gì không?
Mặt cô nghiêm nghị.
Du đớ một tí, nó nhớ gần đây nó đâu có làm gì.
Cô Mai bỗng bật cười:
_Thành tích tháng này của em có tiến bộ, em cũng bớt quậy hơn rồi. Em nên nhớ giờ đã gần thi kì hai, rồi em sẽ lên lớp 7, rồi em sẽ lớn, không nên quậy phá như con nít thế nữa.
Nó thở phào, thế mà cứ tưởng sẽ lại bị la rầy như trước.
_Dạ, em biết rồi cô – Nó mỉm cười.
_Biết thật không đấy, hay rồi lại phá nữa.
_Em hứa với cô, không phá nữa đâu. Nếu em mà có phá nữa…
_Hử, “nếu” à?
_À không, em quên – Du nhe răng cười khì.
_Xem ra cô chuyển chỗ em ngồi gần Như là biện pháp tốt, thôi em về được rồi.
Du thích những thầy cô trẻ tuổi, không ghét nó. Còn những thầy cô lớn tuổi, cổ lỗ sỉ quá, cứ la mắng nó hoài. Nó là người chịu mềm không chịu cứng mà…