PDA

Xem đầy đủ chức năng : help me!!!! bài kt 1 tiết của tớ đấy.1000$ nè



Sad
27-09-2010, 07:12 AM
hix.ai có time thì vào giúp mìh.2 ngày nữa fải nộp rùi.trên mạg thì nham nhảm nhưg bọn nó chép sạch rùi.mì thì k lười đâu nhưg dao này đau đầu wá k mún suy nghĩ nữa. đề bài là " hãy trìh bày quan điểm của e trước cuộc vđộg nói k vs nhữg tiêu cực trog thi cư và bệh thàh thix trog gd" mìh xin cảm ơn và hậu tạ 2
1000$ cho mỗi bài viết của các bạn (k copy ở đâu đấy nhey

cactushb
27-09-2010, 10:54 AM
oh oh. vui nhỉ. ht trùng đề văn với mình nè. Lấy bài mình tham khảo không? ;;)

cactushb
27-09-2010, 10:55 AM
nếu muốn mai mình poss bài cho hì hì

Sad
27-09-2010, 04:26 PM
có..................

Sad
27-09-2010, 09:35 PM
post luôn đi..đag cần lém ấy

away
27-09-2010, 10:14 PM
Đã là Văn thì có sao nói vậy, nghĩ sao viết vậy :) Là của mình thì mới có ý nghĩ chứ (cho dù điểm có thấp). Huống chi đây là đề xã hội, càng dễ viết, cố gắng lên cưng :sr:

yêu.game
27-09-2010, 11:00 PM
nếu làm theo ý ngĩ thì đã k xuất bản văn mẫu cho ng ta chép

Sad
28-09-2010, 07:30 AM
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường.

Sad
28-09-2010, 07:35 AM
Học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước. Vì vậy, giáo dục luôn là vấn đề quan trọng gây quan tâm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Tuy nhiên hiện nay đang
xuất hiện nhiều tiêu cực gây nhiều ảnh hưởng xấu cho nền giáo dục nước ta, cho nên cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” rất đang rất
được sự ủng hộ và hưởng ứng trên cả nước.

Hiện tượng “tiêu cực thi cử” và “bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập
của mình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp. “Tiêu cực trong thi cử” là những hành vi gian lận khi thi cử như thí sinh mang vào phòng thi và sử dụng những tài liệu hoặc thiết bị không được cho phép, hay giám thị coi thi cố tình lờ đi cho thí sinh sử dụng tài liệu hay trao đổi với nhau… Còn “bệnh thành tích trong giáo dục” là gì? Đó là những danh hiệu thi đua của thầy và trò, giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ. Đó là hành động vi phạm có ý thức. Vậy ý nghĩa của cuộc vận động này là phòng chống và ngăn chặn các hành vi gian lận, bao che trong dạy, học và thi cử.

Vấn đề đã và đang trở nên rất cấp thiết. Đây không còn chỉ là cuộc vận động của bộ, ngành mà là của toàn ngành giáo dục. Tiêu cực và bệnh thành tích đã có từ lâu. Nếu để tiêu cực tiếp tục kéo dài, học sinh không có động lực để học, không tiếp thu được kiến thức, sẽ không có tương lai. Các thầy cô cũng không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.

Hiện nay, cái mà học sinh cần khi tốt nghiệp phổ thông không phải là tấm bằng thuần tuý mà là năng lực để học nghề, hay học lên đại học, gây dựng một tương lai cho bản thân. Vì vậy,
cuộc vận động này chính là lợi ích của học sinh. Nếu loại bỏ được căn bệnh “chạy theo thành tích” như hiện nay thì sẽ không còn tình trạng học sinh, sinh viên phải “chọi nhau” ở các kỳ thi
tập trung đông đúc do việc học, cách học, thời gian học,… thầy cô sẽ không phải làm những việc không đúng với lương tâm, tấm lòng mình, đó là báo cáo sai sự thật để đạt thi đua. Khi đó, thầy cô sẽ được giải phóng khỏi những việc không hiệu quả, cả thầy lẫn trò không còn phải bận tâm với
chuyện thi cử, tranh đua mà được tự do lựa chọn và việc đánh giá chất lượng học hành trở nên thông thường như mọi hoạt động khác diễn ra trong trường học. Hơn nữa nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng với thực lực của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp
phải những bỡ ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội, mà những kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, là nền tảng để họ thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Với lực lượng những người trẻ và hoài bão muốn cống hiến của họ như hiện nay thì việc nước ta có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” sẽ không còn xa.
Cuộc vận động được triển khai đã gần ba năm và nhận được sự đồng tình lớn từ xã hội.

Tuy nhiên, vần còn khá nhiều trường hợp không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên còn thoả hiệp hoặc làm ngơ, vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực, hiện tượng chạy trường, chạy lớp, lấy tỉ lệ để nâng thành tích vẫn còn ở một
số nhà trường, học sinh vẫn còn xu hướng ỷ lại, chán học, và rồi dẫn đến gian lận trong các kì kiểm tra và thi cử. Ngoài ra còn xảy ra trường hợp một số giáo viên dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực nhưng lại bị trù dập và chịu sức ép từ nhiều phía. Đó đều là những hành vi đáng lên án và chê trách. Tuy không thấy được cái hại trước mắt nhưng sẽ gây hại cho cho tương lai của học sinh, hay rộng hơn là cho xã hội, cần phải được ngăn chặn.

Để phòng chống “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, mỗi cá nhân và tập thể cần phải hưởng ứng và hành động. Bắt đầu từ gia đình, nếu các bậc cha mẹ cứ chăm chăm
vào lỗi lầm của con cái, la mắng, trách phạt chúng vì những lỗi lầm ấy, sẽ rất dễ khiến con cái họ khó lòng vượt lên mặc cảm là kẻ hậu đậu mà tự ti, không chịu khó cố gắng, không có ý chí vươn lên. Hoặc trái lại là một số phụ huynh mặc cho con cái buông thả, rồi sau đó chạy chọt khắp nơi
cho con vào trường tốt, lớp tốt dù chúng không đủ trình độ, để rồi “đuối”, không theo kịp và tiếp tục dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh cách suy nghĩ,
cách dạy dỗ con cái để không gián tiếp hại con của mình. Các nhà quản lí giáo dục và giáo viên nên triển khai cuộc vận động bằng cách đừng quá coi trọng thành tích, thay đổi suy nghĩ sai lệch của phụ huynh và học sinh về “trường chuyên, lớp chọn”, xóa bỏ tình trạng “ngồi nhầm lớp”, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh, chú trọng hơn trong việc dạy tốt, học tốt… Và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để cuộc vận động thành công là chính bản thân học sinh. Mỗi học sinh nên nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của việc học để tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, và có thể tự
tin thành công bằng chính thực lực của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tránh thực hiện những hành vi sai trái, phản giáo dục.

“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là cuộc vận động có ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Những năm gần đây,
với sự cố gắng không ngừng của một số tập thể, cuộc vận động đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Vì vậy chúng ta có quyền tin rằng nền giáo dục Việt Nam trong tương lai sẽ xóa bỏ được
những tiêu cực và vươn xa theo đà phát triển của đất nước

cactushb
28-09-2010, 07:45 AM
Mình liệng đâu mất bài nháp của mình rồi nên mình sẽ post 1 bài tham khảo mà mình đã dựa vào đấy để viết. Cậu cứ xem thử thế nào nha
MB: Nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI , thế kỉ đầu tiên của thiên niên kỉ thứ 3. Trong bối cảnh chung của 1 kỉ nguyên mới , của tgioi và của đất nước sau 15 năm đổi mới , gduc VN cũng đang đứng trc những xu thế mới và những thách thức mới. Nói đến nền gd VN, chúng ta đều nhận thấy rõ 1 đều rằng : Trong xu thế lớn hiện nay là sự toàn cầu hoá , công nghệ cao , đặc biệt là công nghê thông tin, xã hội học tập.... Những xu thếmo7i1 này mang tính khách quan, chúng vừa có mặt tích cực và cừa có mặt tiêu cực. Một tồn tại nghiêm trọng của ngành gd VN hiện nay là tiêu cực trong thu cử và bênh thành tích trong gd. Đây là một vấn đề mà dư luận hiện này đều rất bức xúc và quan tâm lên án
KB: Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới , mở cửa, hội nhập và tranh đua với tgioi đề dành lấy 1 vị trí xứng đáng trên hành tinh này. Cưộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó , 1 võ si84 chỉ có thể chiến thắng đối thẻ bằng tài năng thực dự của chính mình , không phải vì có 1 1 văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thược vào việc nền gd của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không. Trên tiến trình đổi mới gd , bênh thành tích phải dc xoá bỏ. Đó không phải là việc quá khó , nhưng chắn chắc cũng không phải dễ dàng

Sad
28-09-2010, 07:45 AM
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng căn dặn rằng:”Đất nước VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu đc hay không đó là nhờ một phần rất lớn công học tập của các cháu”. Học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Để thực hiện đc điều Bác dạy quả thật không phải là dễ, chúng ta cần phải học tập thật tốt . Nhưng trong nền giáo dục của nước ta hiện nay đã bị căn bệnh tiêu cực trong thi cử cũng như bênh thành tích trong học tập. Vì vậy việc cần thiết và cấp bách hiện nay chính là cần phải làm một cuộc vận động: “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .
Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình. Thật vậy, học sinh đến trường học bây giờ chỉ học qua loa đối phó, gian lận trong thi cử thậm chí xin xỏ hoặc sửa điểm để kết quả học tập đc cao, - đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “chuộng” thành tích. Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. ”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy? Phải chăng vì họ quá thong minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao hay họ đã gian lận dung một số mánh khóe trong thi cử.Điều này khi bước vào kì thi ĐH kết quả sẽ cho ta đc lời giải thích đáng nhất. Thiếu trung thực trong thi cử là không tốt, là không tự tin cũng như không tin tưởng vào khả năng của mình làm được.nhưng nguyên nhân là do đâu phải chăng do thái độ ỷ lại vào sự giúp đỡ của bạn bè trong các kì thi hay sự dễ dãi trong quá trình gác thi của giám thị phòng thi.Nhưng nguyên nhân cơ bản ở đây chính là sự lười nhác học bài, không muốn học bài nhưng mong cho mình có điểm số cao để ngang bằng với các bạn và chính việc đó là nguyên nhân dẫn đến hành động gian lân, quay cóp.Ngoài ra còn một số học sinh mặc dù kiến thức khá vững vàng nhưng đến giờ kiểm tra thì lo sơ, không làm chủ được bản thân, không tự tin và không dám tin rằng họ có thể làm được bài mà không cần sách,thế là họ đã quay cóp.
Không hẵn lỗi tất cả do học sinh mà cũng có chút ít nào đó thuộc về phụ huynh cũng như giáo viên. Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm! Ngoài ra một nguyên nhân nữa cũng góp phần vào việc đưa con em mình đến tệ nạn này đó chính là áp lực từ các bậc phụ huynh luôn luôn yêu cầm điễm số,yêu cầu thứ hạng mà con em mình khó có thể đạt tới làm con em chúng ta không thể tự tin học hành không thể tự đi trên chính đôi chân của mình mà phải dựa vào gian lận quay cóp nhằm đạt thành tích cao đúng nguyện vọng phụ huynh.
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng. Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.. Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt 0%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Đối với nhửng người đã gian lận thì lần sau rất khó khăn vượt qua cám dỗ đễ tiếp tục gian lận quay cóp. Nếu cứ tiếp tục làm thế thì chắc chắn một điều rằng họ sẽ không có một tí kiến thức gì khi bước ra khỏi cổng trường cũng như bước vào đời. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng thực lực một số người trong học tập khá cao nhưng sau khi xem xét họ nhận ra rằnn những bạn khác tuy không học được bằng mình nhưng họ lại gian lận vì vậy điểm số lại cao hơn mình,đấy cũng chính là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hành vi gian lận quay cóp của số ít học sinh học tốt. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi học sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra.Một ví dụ khác như việc làm bằng giả, hiện nay tình trạng này khá phổ biến ở nước ta.Ngày nay họ có thẻ nhận được bất cứ tấm bằng nào mà họ muốn mà chỉ cần mất một khoản tiền chứ không phải công sức bỏ ra học tập,rèn luyện.Chính nhưng nguyên nhân đấy sẽ làm cho xả hội mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.
Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang phát động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường....Mặt khác cần khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.Xét cho cùng muốn làm đươc cuộc vân đông này cần có sự quyết tâm nhất trí của hầu hết học sinh, sinh viên cũng như thầy cô giáo đồng thời cần phê phán những người không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Thật đáng buồn khi ngành giáo dục, một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên nhân cách con người, lại nhiễm phải một căn bệnh trầm kha như vậy. Khi người đào tạo bị nhiễm bệnh thành tích thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là những thế hệ bị nhiễm bệnh thành tích. Như thế quả là tai hại cho xã hội nếu như căn bệnh này tiếp tục hoành hành trong ngành giáo dục như hiện nay. Thiết nghĩ, để khắc phục được căn bệnh này, chúng ta cần có nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó có các biện pháp sau: Thứ nhất, sửa đổi lại cách đánh giá các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể nhà trường một cách sát thực hơn. Thay vì lấy tiêu chí học sinh lên lớp, đậu tốt nghiệp làm cơ sở chính để xét thi đua thì ngành giáo dục dùng các biện pháp như tăng cường dự giờ, thao giảng, kiểm tra sổ sách, lấy ý kiến phản hồi từ học sinh về khả năng và phương pháp dạy - hiểu của giáo viên đối với học sinh, khả năng tổ chức quản lý dạy học của nhà trường… Thứ hai, giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như các vấn đề tiêu cực khác trong nhà trường. Thứ hai, giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như các vấn đề tiêu cực khác trong nhà trường. Thứ ba, có các biện pháp kỷ luật đích đáng đối với các cá nhân tổ chức có các việc làm nhằm phản ánh sai thành tích dạy học của mình để được khen thưởng Thứ tư, phát huy tinh thần tố cáo tiêu cực của học sinh, giáo viên và phụ huynh trong học tập, thi cử và có các biện pháp xử lý nghiêm khắc các tập thể cá nhân vi phạm.Có như thế thì phần nào đó chúng ta mới có thể khắc phục đươc nạn tiêu cực trong thi cử cũng như bệnh thành tích trong giáo dục.
Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường, , góp phần đưa chất lượng giáo dục Việt Nam đi lên!

cactushb
28-09-2010, 07:46 AM
ht có bài rồi à? mình tính nói về sườn thân bài nữa. Bài khá dài nên không có time để post toàn bộ hix

Sad
28-09-2010, 04:05 PM
vay thi post di.hiz.bai nay lay o tren mag thoi.nhah nao

Sad
28-09-2010, 04:13 PM
vay thi post di.hiz.bai nay lay o tren mag thoi.nhah nao

Sad
28-09-2010, 09:21 PM
Úp.lên nào.. :) :) :)

Sad
29-09-2010, 01:12 AM
box học tập này spam ác wá,bài viết cứ tụt dần đều à.lên nào lên nào

cactushb
30-09-2010, 09:37 AM
ht chưa nộp bài à?
Thân bài thế này :
- định nghĩa về tiêu cực trong thi cử : những hành vi sai trái , gian lận trong quá trình thi cử , kiểm tra chất lượng học sinh... => kết quả không đúng với thực lực of hs.
+ Những hành động : bán đề , làm lộ đề thi. VỚi hs thì chép bài , quay cóp ,. Với nhà trường và giáo viên thì sửa điểm. Với phụ huynh thì dùng tiền tài và danh lợi đề con mình có điểm khá. ( có thể phăng ra 1 vài hành động nữa )
+ Nguyên nhân là do xã hội ngày càng phát triên nên nhu cầu về thu nhập kinh tế không đủ để chi tiêu ( giáo viên và các cán bộ nhà trường ). Muốn có danh dự , sĩ diện con mình với mọi người chung quanh ( phụ huynh ). Muốn giỏi hơn trong mắt bạn bè ( hs)
- Bệnh thành tích : là việc chạy đua theo những tấm bằng khen , những danh hiệu => vi phạm các quy chế thi cử trong nhà trường
+ một số dẫn chứng về các con số : những con số ma lực hấp dẫn nhiều cá nhân và tập thế khiến mổi người ai cũng " nỗ lực " chạy theo. Năng lực thì không có nhưng thành tích lại rất cao. Các nhà trường - nơi đào tạo những con người tương lai cho đất nước lại trở thành nơi đào tạo những " con sâu " đục khoét làm rầu 1 bầu không khí gd nước nhà....................
+ Biểu hiện : nhiều học sinh ngồi nhầm lớp , các trường không có chất lượng nhưng tỉ lệ đậu khá cao , các cán bộ và giáo viên trong trường nhận dc nhiều tấm bằng khen không khi thực lực lại không có...................
+ Hậu quả : nhà trường bị khinh vì chất lượng không còn đủ tin cậy cho phụ huynh gửi gắm con em của mình , hs ngày càng sa sút khi học sang môi trường khác. Ngoài ra , gv không đủ để hs tin cậy vào những kiến thức đã truyền đạt...........
- Những lợi ích khi bài trừ:
+ chất lượng đào tạo được tốt hơn. Đánh giá đúng thực lực và ket61 quã gd
+ không lãng phí thời gian và tiền bạc của nhà nước
+ tạo 1 nguồn nhân lực đúng thực chất để giúp nc nhà phát triển
+ một bàn đạp vững chắc cho nước ta trên con đường hội nhập với các nước trên tg
.............
- Mục đích quan trọng cần nhấn mạnh là thúc đảu phát triển xã hội..........
- Những hành động thiết thực cho cuộc vận động : Các trường học phải mạnh dạn áp dụng chặt chẽ các qui chế ,. Các cán bộ không vì lợi ích riêng mà tránh luật. Tuyên truyền vận động các phụ huynh và các hs trong trường. Tuyên dương các cá nhân có thành tích xuất sắc. Giáo viên phải tham gia nhiệt tình vào công tác giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết........
* Người hs cần tự giác và nỗ lực trong chính khả năng của mình
p/s : mình làm theo dàn ý như thế. Ht phăng ra chắc cũng 2 cặp giấy là ít ak , vì mình có bổ sung thêm mấy ý nữa. good luck !

Sad
01-10-2010, 03:26 AM
oh thank nhé.tặg luôn 2 cái nhẫn vàg.hìhì

cactushb
05-10-2010, 02:14 AM
Suốt bốn ngàn năm văn hiến , từ trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đến trận chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng và ngày hôm nay, đất nước ta bước qua kỉ nguyên mới – kỉ nguyên của khoa học – công nghệ . Chính vì lẽ đó , nền giáo dục ta đang hướng đến mục tiêu đào tạo nhân tài thực sự có ích cho xã hội . Một cuộc vận động đã diễn ra bằng việc “ nói không với những tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục “. Chúng ta – những người con tương lai của đất nước suy nghĩ gì về cuộc vận động này ?
Để hiểu rõ hơn về cuộc vận động , ta cần biết rõ những tiêu cực trong thi cử bao gồm tất cả những hành vi sai trái , gian lận , trong các kì kiềm tra , đánh giá chất lượng …. Đó có thể là bán đề ở các khu chợ đen , những mánh khóe đề lộ đề thi , hoặc cũng có thể là hành động quay bài , nhắc bài thậm chí là sửa điểm .
Trong xã hội ngày nay , người thầy hết lòng vì học sinh , chăm lo sự nghiệp trồng người không phải là khan hiếm . Tuy nhiên , trước thực trạng nền kinh tế phát triển thì đồng lương không đủ để cung cấp cho nhu cầu cuộc sống buộc họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác , bằng những hành vi : bán đề , nhắc bài , sửa điểm , đánh tráo bài làm học sinh … Bên cạnh đó , một số phụ huynh còn nhận thực lệch lạc khi dùng đồng tiền và địa vị để giúp con em mình nâng cao kết quả thi cử. Học sinh chỉ vì muốn “ chạy nhanh ,, chạy trước “ chúng bạn mà sẵn sàng làm bất cứ thủ đoạn nào đề con điểm con nhất dù cho quay bài , chép bài , dùng phao … Nói rộng hơn , nhà trường cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nền giáo dục . Nhiều trường bị phát hiện sửa điểm cho học sinh , thậm chí có một số giáo viên đang công tác trong trường bức xúc mà lên tiếng vì cách tõ chức kì thi tốt nghiệp lỏng lẻo .
Bên cạnh những tiêu cực trong kiểm tra, thì việc chạy theo thành tích trong giáo dục là một căn bệnh đáng báo động . Ngoại trừ một số trường thực sự chất lượng thì phần lớn các trường khác đều cạnh tranh với nhau bằng những con số cao ngút . Những tấm bằng khen , những lời tuyên dương , những danh hiệu cao quí … tất cả đều tạo nên ma lực lớn , hấp dẫn khiến ai ai cũng đua nhau chạy theo . Họ mang tư tưởng thành tích càng cao sẽ làm mọi người nể phục song thực tế chất lượng chỉ là con số không . Cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp nhưng trình độ lại thua một học sinh cấp hai . Ở các vùng nông thôn , học sinh không biết mặt chữ nhưng chỉ bằng một phần ba lượng thời gian chính quy số học sinh đậu tốt nghiệp lên tới con số chóng mặt tám mươi đến chín mươi phần trăm . Có nằm mơ , ước ao ta cũng chẳng dám nhìn nhận đó là sự thật . Và có không ít giáo viên mang danh hiệu dạy giỏi cấp tỉnh , cấp thành phố song chất lượng bài giảng khiến học sinh không có niềm tin .
Ông cha ta chắc chắn sẽ rât tự hào khi con chát mình đạt những kết quả tuyệt vời trên . Thế nhưng , thực tế lại tái ngược hoàn toàn . Hàng loạt một chuỗi dây truyền từ cá nhân đến tập thể đua nhau chạy theo thành tích đã làm rầu cho giáo dục Việt Nam . Chao ôi ! bao nhiêu tiêu cực là bấy nhiêu nỗi đau . Tất cả những đau xót , tủi nhục , uất ức , phẫn nộ đã thế hiện cặn kẽ qua những thống kê kia . Vậy nên , chúng ta phải thừa nhận cuộc vận động này luôn thiết thực .
Việc đảm bảo chất lượng và công bằng trong xã hội cần được thực hiện cấp bách . Ví như bạn là một sinh viên cầm tấm bằng tốt nghiệp nhưng ra đời lại bị người khác chê bai thiếu năng lực . Hay người thầy bị mất đi vị thế của mình trong lòng học sinh , phụ huynh . Cũng có thề là một ngôi trường bị lên án gây gắt vì chất lượng đào tạo kém . Tất cả đều sẽ nhìn bằng con mắt phê phán trong toàn xã hội .
Vì lẽ đó , việc thực hiện các biện pháp thiết thực trong các kì kiểm tra, giám sát thi cử góp phần đánh giá đúng năng lực học sinh . Từ đó , mỗi cá nhân nhận toả sáng trong chính hào quang của mình . Kết quả lâu dài nếu ta có được nền mống vững chắc khi bài toán chất lượng được giải quyết . Nhà trường – cái nôi đào tạo người tài của nền giáo dục được nhìn nhận khách quan khi chất lượng đầu ra của học sinh đúng thực lực . Dạy thật , học thật còn giúp ban giám hiệu nhà trường đánh giá được sức học mỗi học sinh đề qua đó có biện pháp cải cách . Dạy học bằng chính sự đam mê, yêu nghề sẽ tạo lòng tin cho người học sinh và phụ huynh khi gửi gắm con em mình . Không có bắt cứ hành vi thiên bị hay ưu ái ở các gia đình công chức , ba mẹ là những “ ông to , bà lớn “ là sự công bằng không bao giờ phá bỏ . Chúng ta phải mạnh dạn xoá bỏ đi cái tôi của bản thân nghĩ đến cái ta nhân loại . Không xấu hổ vì thành tích kém , không đua đòi chạy theo điểm , không khuất phục trước những hành vi sai trái mà phải biết chấp nhận để chiến đấu vươn lên .
Thông qua hành loạt những hoạt động đúng đắn , chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều cho nguồn kinh phí quốc gia , tiết kiệm tiền bạc và thời gian . Các phong trào được tuyên truyền đến các người dân , các cơ sỡ giáo dục toàn quốc . Đồng thời , lên án mạnh mẽ các hành vi sai trái và khen ngợi các tấm gương chấp hành tốt . Giáo viên nhiệt tình giảng dạy , trung thực trong báo cáo kết quả để nhà trường nhìn nhận đúng tỉ lệ học sinh đạt thành tích tốt .
Nguồn nhân lực đáo ừng cho sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước không phải chỉ thực hiện trong một sớm , một chiều . Chính chúng ta – những người con tương lai của đất nước phải luôn cố gắng học thật bằng khả năng của mình . “ Không có việc gì khó , chỉ sợ lòng không bền “ , nếu chúng ta ngay từ bây giờ thực hiện tốt cuộc vận động ắt hẳn đất nước ta sẽ phát triển , góp phần nâng tầm nước nhà so với các nước bạn khắp năn châu .
Cuộc vận động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “ luôn thiết thực đề đánh giá đúng chất lượng nền giáo dục của mỗi quốc gia . Một sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá phải cần đến nhân tài thật sự cho đất nước . Nước Việt chiến thắng hay thất bại đều nhờ vào chính tài năng của con người chứ không phải là tấm bằng vô tri kia . Nhanh chóng xoá bỏ bệnh thành tích chính là đã thực hiện tốt nhiệm vụ của cá nhân đối với cộng đồng . Đó là công việc không khó song cũng không dễ dàng .
@ht : cậu coi bài bày rồi nhận xét cái nhé. Bài làm của mình đấy ;;)

cactushb
05-10-2010, 02:15 AM
bài này mình viết 7 trang mà cop vô đây sao còn có nhiêu đó ta. hix

[*Chít*]
05-10-2010, 04:32 AM
ht và cs ở xa thế mà cô giáo dạy văn cũng có chung lí tưởng lớn thế àh!
bài của hai bạn hay quá! hok biết mình viết có được như thế hok?
mình chỉ có một vài góp ý nhỏ thui!

thứ nhất : chúng ta nên đặt ra câu hỏi bệnh thành tích và tiêu cực trong gd mà do đâu mà có?
phải chăng hoàn toàn là lỗi của người học sinh, phụ huynh và giáo viên trực tiếp giảng dạy?
thực tế cho thấy, điều đó không hoàn toàn đúng!
nước ta đi đến phổ cập giáo dục, rồi đến phổ cập thcs, điều đó là một phần lớn "làm nên" sự tiêu cực!
có chăng, học sinh chỉ là những con hươu chạy theo đường của "cấp trên" vẽ! tại sao bạn không nghĩ đó là do đó là do những người ở trên? nững người không hài lòng với kết quả hiện có, kéo theo "cấp dưới" phải thực hiện!

mình ko đủ từ ngữ để diễn tả trọn vẹn vấn đề này, nhưng mình tin là 2 bạn hiểu!

thứ 2: theo mình nên hạn chế việc đưa ra nguyên nhân của việc tiêu cực trong thi cử và bạn thành tích trong giáo dục, thay vì nêu hàng loạt ra như thế, bạn có thể đưa ra một dẫn chứng cụ thể, như thế bài văn sẽ sinh động hơn. vì đây là một bài văn nghị luận nên cần thông tin chính xác, bạn có thể tìm thông tin này trên mạng rất nhiều!

đây là đề văn mở, "hãy trìh bày quan điểm của e trước cuộc vđộg nói k vs nhữg tiêu cực trog thi cư và bệh thàh thix trog gd" chứ không phải là kể tội của của gv, hs, ph trong vấn đề này!
theo mình nên nêu những mặt tích cực sau khi thực hiện vấn đề này. những kết quả mà nền giáo dục nước ta đã có, điều đó chứng tỏ bệnh thành tích trong gd không còn là vấn nạn khi mỗi người đều có ý thức, và siết chặc qui chế trong gd hơn! cụ thể bạn có thể nêu ra những thành tích ở trường mình, hay các cuộc vận đundefineộng mà trường đề ra!
vd như trường mình: học không có nghĩa là tất cả phải giỏi, nhưng cũng không có nghĩa là tất cả đề được lên lớp! qui phạn nội qui có thể bị đuổi học, cắt thi tốt nghiệp và điều đó đã xảy rá nếu nội qui nhà trường được thực hiện nghiêm túc và quí thầy cô giáo xủ lí nghiêm minh, công tư không lẫn lộn thì làm gì có những việc như thế!

đây chỉ là ý kiến của tớ thôi, các ạn có thể tham khảo thêm!
hình như là mình vào muộn qú thì phải, cả 2 nộp bài hết rùi!

AndyCarter
06-10-2010, 09:38 AM
Quan điểm à! Thì đơn giản phán một câu xanh rờn thôi!
Cuộc vận động rất thiết thực, bổ ích và trên tinh thần cọ xát học hỏi kinh nghiệm là chính. Xin chân thành cảm ơn!
:D Đùa thôi mình dốt văn lắm! Dân Kĩ thuật mà T_T

cactushb
08-10-2010, 03:02 AM
@chit: bài viết số 1 mình chấm lâu rồi. Bài số 2 cũng có kết quả luôn nữa. Chỉ mình cô giáo dạy mình có phê là " viết súc tích hơn nữa ". Mình hơi sock nên mới tham khảo hỏi thêm mình nên viết thế nào mới có thể súc tích hơn thôi. T_____T
@andy: cậu vô là vui rồi. biết đâu được cậu có những sáng kiến hay thì sao hihi

cong chua may man
08-10-2010, 04:55 AM
ai có thể giúp mình làm bài văn đề : đóng vai an dương vương kể lai chuyện an dưong vương_mị châu trọng thuỷ không cảm ơn trước giúp mình gấp nha

[*Chít*]
08-10-2010, 05:55 AM
@ cs! kết quả thế nào? chắc là tốt chứ?
bài văn ở trên kia là bài văn cậu nộp cho cô giáo lun hả?
nếu như thế, thì theo mình cũng cần "viết xúc tích hơn" đấy!
văn nghị luận đâu có nghĩa là khô khan, cứng nhắc!
điều cơ bản là thông tin cần chính xác nhưng bên cạnh đó cũng cần những dãn chứng sinh động. nếu một bài văn đọc vào chỉ toàn lời lẽ bình luận, phân tích về một vấn đề thì dễ gây tác động ngước đối với người đọc!
cái này là mỉnh rút kinh nghiệm từ năm 11!

cactushb
08-10-2010, 09:09 AM
bài này mình trau chuốt trong 2 ngày đấy. Cô phê nguyên văn là như thế nên mình hơi thất vọng. Văn nghị luận xã hội mình tương đối dở vì kiến thức xh mình hơi hẹp T_T

cactushb
08-10-2010, 09:10 AM
à cô giáo phê là súc tích chứ không phải là xúc tích đâu =)

[*Chít*]
08-10-2010, 09:24 AM
văn mà! đâu phải cái nào cũng trọn vẹn hết đấu
mất cái này thì được cái khac! yên tâm đi, ông trời không cho ai bị thiệt thòi bao giờ đâu!

cactushb
13-10-2010, 09:29 AM
mình chẳng biết mình được cái gì nữa Chít ơi. Nhiều khi nghĩ cái gì mới là của mình đây T_T