PDA

Xem đầy đủ chức năng : 6 trường hợp bị bọ xít hút máu người cắn tại TP.HCM



Silence*
20-09-2010, 08:55 PM
http://d.yimg.com/hb/ng/co/vne/20100920/10/1364312375-20092010105010.jpg?x=360&y=256&sig=7CpllpiwN4Q2iWw9UzwziA--Sau 4 tiếng, các chuyên gia Viện sinh thái vẫn không thể bắt được hết số bọ xít hút máu gần 1.000 con trong kho củi khoảng 3m2 tại một nhà dân ở huyện Từ Liêm, Hà Nội, gấp 4 lần ổ được phát hiện trước đó, cũng tại huyện này.

Tiến sỹ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết, ổ bọ xít hút máu này được tìm thấy ở gia đình bà Lưu Thị Ninh, xóm 3A, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm Hà Nội.

Kho củi này chỉ cách cửa ra vào nhà hơn một mét và khá ẩm thấp, điều kiện lý tưởng để các loại côn trùng, sâu bọ có thể sinh sống mà không dễ bị phát hiện.

“Ổ bọ này rất to, lại nằm sát về nơi ở của người dân, gần khu Bệnh viện E, trong khi ổ trước đó nằm ở bên kia đường cao tốc Bắc Thăng Long, xa khu dân cư hơn. Về lý thuyết, đáng nhẽ ổ này sẽ phải ít cá thể hơn - vì ở gần dân nên người dân thường vệ sinh dọn dẹp kỹ - nhưng không ngờ số lượng bọ xít hút máu bắt được lại nhiều đến thế, gấp 4 lần”, tiến sĩ Lam cho biết.

Ông cũng cho biết thêm: "Điều lạ là có đến hơn 500 con trưởng thành, hầu hết đều có máu. Không hiểu số lượng chuột ở đây lớn đến mức như thế nào mới có thể cung cấp máu cho hàng trăm con như vậy".

Tuy nhiên, khi phá ổ bọ xít, các chuyên gia không hề thấy có con chuột nào và cũng không hề thấy một đường hào chuột chạy nào, trong khi ổ trước đó thì thấy có. Ngoài ra, ở đây nhà cửa sạch sẽ, đường xá lát bêtông.

Tiến sĩ Lam cũng cho biết, vì số lượng các thể trong tổ quá nhiều không thể diệt hết được nên phải phun thuốc, đốt toàn bộ số củi, tấm ván ép làm tường để tiêu diệt trứng và những con còn sót.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu cấu trúc tổ, sự hình thành của tổ. Có vẻ như càng gần nơi người dân sinh sống thì càng hình thành ổ to", tiến sĩ Lam nói.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Tiến sĩ Lam cùng các đồng nghiệp từ đầu năm đến nay đã phát hiện ký sinh trùng đường máu trong bọ xít hút máu người, với mật độ dày đặc, tuy nhiên chưa xác định được ký sinh trùng trên thuộc loại gì và truyền bệnh gì.

Trước đó 2 tuần, cách vị trí này khoảng 1km, các chuyên gia cũng từng tìm thấy ổ bọ xít hơn 200, cũng thuộc xã Cổ Nhuế.


Nam Phương

Bonus:
Cận cảnh hình ảnh con bọ này, ai có thấy thì giết chứ không nên phun thuốc nhé!


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/D8/DC/anh11.jpg
Theo các nhà khoa học, loại bọ xít hút máu người thường sống ở vùng trung du. Tuy nhiên, theo nhiều độc giả ở Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, TP HCM, Phan Thiết... nơi họ sống cũng có con côn trùng này.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/D8/DC/a7.jpg
Loài này có thể tìm thấy được ở cả trong những nhà rất sạch sẽ. Chúng thường sống ở những nơi tối như: kẽ giường, tủ...

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/D8/DC/anh13.jpg
Loại bọ xít này có cánh nhưng hầu như không bay mà chỉ bò, và thường hoạt động về đêm, còn ban ngày thì trốn rất kỹ ở các ngóc ngách.

~*ẢO ẢNH*~
22-09-2010, 08:26 PM
loài này đốt gây sốt . Hy vọng sớm ngăn chặn dc loài này

Silence*
23-09-2010, 03:38 AM
(TNO) - Đến thời điểm này, đã có sáu trường hợp người dân bị bọ xít hút máu người cắn tại TP.HCM được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM ghi nhận. Ngoài ra, những ngày gần đây, nhiều hộ dân cũng báo về trung tâm y tế địa phương là phát hiện được bọ xít hút máu người và bị cắn.


Nhiều trường hợp bị bọ xít hút máu người cắn

Trường hợp bị bọ xít hút máu người cắn đầu tiên tại TP.HCM được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM ghi nhận vào ngày 13.7. Đó là chị Trần Thị Vân Thang (31 tuổi, ngụ ở Q.Gò Vấp, TP.HCM).

Theo lời kể của chị Thang: Khi bị bọ xít cắn, vết thương của chị sưng đỏ. Khoảng một tuần sau thì vết thương xẹp và lành nhưng sau đó lại ngứa và sưng to, càng lúc càng to, lan rộng thêm ra. Chị đến bác sĩ da liễu khám thì được chẩn đoán là sần phù vết thương do côn trùng đốt. Hiện nay, theo dõi của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM thì chỗ chị Thang bị cắn vẫn tái phát sưng đỏ.

Sau trường hợp của chị Thang, đã có thêm năm trường hợp người dân bị bọ xít hút máu người cắn nữa được báo về Viện. Trong đó, có hai trẻ em và ba người lớn. Các bệnh nhân sau khi được điều trị ngoài da, dùng các loại thuốc chống dị ứng thì đã tạm ổn.

Hiện nay, Q.Bình Thạnh là nơi có nhiều hộ dân báo phát hiện bọ xít hút máu người nhất.

Trong ngày 22.9, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM cũng nhận thêm được hai trường hợp người dân ở Tân Thuận Đông và Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM báo phát hiện bọ xít hút máu người.

Trong khi đó, bác sĩ Trần Văn Đô, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Q.Tân Phú (TP.HCM), cho biết: Trước đây, quận chưa phát hiện loài bọ xít hút máu người. Tuy nhiên, hai ngày nay một số hộ dân ngụ trên đường Nguyễn Trọng Tấn đã báo với Trạm Y tế phường Sơn Kỳ họ bị bọ xít cắn.

Cụ thể, cách đây một tuần, một bà cụ 71 tuổi và cháu nhỏ 6 tuổi (ngụ tại nhà 89/12/4, khu phố 1, đường Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú) bị bọ xít cắn, hút máu. Trường hợp tương tự cũng xảy ra tại nhà 89/12/11, đường Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú. Người dân bị bọ xít cắn và hút máu là một thanh niên 25 tuổi.

Bác sĩ Đô cho biết, hiện tại sức khỏe cả ba người trên đều ổn định, không có gì nghiêm trọng. Theo như mô tả của những người bị bọ xít cắn thì loại bọ xít này chích người và hút máu giống như muỗi.Triệu chứng chung của các bệnh nhân bị bọ xít hút máu người cắn là tay chân sưng đỏ.

Thông thoáng nhà cửa để tránh bọ xít

Anh Mai Đình Thắng, Phòng Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, người trực tiếp tiếp nhận và nghiên cứu, theo dõi các trường hợp phát hiện bọ xít hút máu người, cho biết: Vẫn chưa có đủ cơ sở để kết luận mức độ nguy hiểm và bọ xít hút máu người có mang ký sinh trùng hay không. Viện đã gửi mẫu bọ xít hút máu người phát hiện được tại TP.HCM ra Hà Nội nghiên cứu để xác định xem nó có cùng loài với loại bọ xít hút máu người được phát hiện tại Hà Nội hay không.

“Gần đây bọ xít hút máu người xuất hiện nhiều có thể do thay đổi khí hậu. Loại bọ xít này sống trong bóng tối và ở các kẽ hở của gỗ, ván. Vòng đời của chúng khoảng 6-8 tháng và sinh sản khoảng 500-1.000 trứng/vòng đời. Người dân nên giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tạo không gian thông thoáng để tránh môi trường thuận lợi cho bọ xít hút máu người sinh sôi. Người dân cũng không nên quá hoang mang, lo lắng”, anh Thắng khuyên.

Sáng 22.9, Trung tâm Y tế dự phòng Q.Tân Phú đã cử nhân viên y tế xuống phun thuốc diệt côn trùng cho hai hộ gia đình báo là có bọ xít hút máu người và các hộ dân xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình xịt thuốc, cán bộ thấy muỗi chết nhiều nhưng không thấy bọ xít ở đâu. Bên cạnh hai hộ gia đình trên có một bãi đất trống 60m2, chất đầy gỗ và ẩm thấp.

Bác sĩ Đô cũng cho biết, những con bọ xít được người dân cho là bọ xít hút máu người đã được gửi lên Khoa Ký sinh trùng, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM kiểm nghiệm xem máu trong bụng bọ xít có phải là máu người hay không.

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM cũng cử người xuống kiểm tra, xác minh xem hai trường hợp người dân Q.7 báo lên có phải là bọ xít hút máu người không.

Người dân phát hiện bọ xít hút máu người hay nghi ngờ đó là bọ xít hút máu người có thể báo về Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, Phòng Côn trùng: 699 Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM - Điện thoại: 39.239.946.


Nguyên Mi

♥I♥
23-09-2010, 04:14 AM
Sự thật đây hả, sợ? hix

Sad
24-09-2010, 02:39 AM
con này wen wen hìh như hồi nhỏ mìh giết nó suốt ấy

Silence*
24-09-2010, 09:31 PM
(TNO) Sáng qua - 24.9, một ổ bọ xít hút máu người có thể lên đến cả trăm con đã được phát hiện tại nhà số 91 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Đây là kho chứa giấy tờ, hồ sơ chứng từ lưu trữ của Công ty CP thương mại dịch vụ quốc tế Thiên Phú.

Nhận được tin báo phát hiện bọ xít hút máu người, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM lập tức cử người xuống kiểm tra. Chỉ trong khoảng 15 phút, đã có hơn 20 con bọ xít được phát hiện.


http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/today4/tno_stinkbugs1.jpg
Bắt bọ xít hút máu người - Ảnh: Nguyên Mi

Do là kho chứa giấy tờ nên không gian trong kho tối, ẩm thấp và bốc mùi mốc.

Anh Mai Đình Thắng (Phòng Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM), người trực tiếp tiếp nhận và nghiên cứu, theo dõi các trường hợp phát hiện bọ xít hút máu người, cho biết: "Đây là môi trường thuận lợi cho bọ xít sinh sôi. Với số lượng bọ xít vừa bắt được cũng như môi trường tại kho này, đánh giá ban đầu có thể xác nhận đây là một ổ bọ xít hút máu người lớn, có thể lên đến hàng trăm con".


http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/today4/tno_stinkbugs2.jpg
Ảnh: Nguyên Mi

"Ngoài loài bọ xít hút máu người đã được xác định và phát hiện tại TP.HCM trong những ngày gần đây, ổ bọ xít này còn có thêm nhiều chủng loại bọ xít khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác định xem những loài này có hút máu người hay không", anh Thắng thông tin thêm.

Anh Nguyễn Vĩnh Phú, nhân viên của công ty, người phát hiện ra bọ xít hút máu người trong kho, kể lại: "Tôi vào kiếm hồ sơ cũ thì tình cờ đạp trúng một con bọ xít, thấy máu từ trong thân con bọ xít này xịt ra rất nhiều. Nhìn con bọ xít rất giống hình loài bọ xít hút máu người được đăng trên báo nên liền gọi điện báo cho Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng".


http://l.yimg.com/a/i/sea/vn/today4/tno_stinkbugs3.jpg
Môi trường ẩm, tối là điều kiện thuận lợi cho bọ xít sinh sôi - Ảnh: Nguyên Mi

Hướng xử lý đối với ổ bọ xít lớn này là phải dọn dẹp tất cả các đồ đạc ra ngoài, bắt bọ xít, diệt trứng của chúng, làm vệ sinh hết căn phòng.

Hiện nay, bọ xít vẫn phải bắt thủ công. Bên cạnh đó, với ổ bọ xít lớn có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng phun với nồng độ cao, anh Thắng hướng dẫn.

Loài bọ xít hút máu người ở Việt Nam hiện nay được xác định là loài Triatoma Rubrofossiata. Những mẫu bọ xít hút máu người phát hiện tại TP.HCM trong những ngày vừa qua được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM gửi ra Hà Nội xác nhận cho kết quả cùng loài với bọ xít hút máu người được phát hiện tại Hà Nội.


Nguyên Mi