DanHuy
17-09-2010, 10:18 PM
cùng tìm hỉu về TH-HN nha tra google thoái nhưng tự lực là tốt nhất ( câu nào hem pit để dành cho you khác ) -> có câu trả lời đúng là ok mỗi câu 20$ khick lệ
Trên 82 bia ở Văn Miếu có họ tên bao nhiêu Tiến sĩ?
Quá trình dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội như thế nào?
Nội dung các bài văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội là gì?
Giá trị mỹ thuật của bia Tiến sĩ ở Hà Nội?
Ở Hà Nội có lễ hội nào phục hiện việc Bố Cái đại vương luyện quân?
Cho biết về một hội thổi cơm thi ở vùng Hà Nội?
Có phải Hà Nội xưa có một lễ hội diễn lại sự tích giao chiến giữa hai vị thần?
Ở Hà Nội xưa có lễ hội phồn thực ?
Ở Hà Nội có hội hất phết. Phết là gì ? Hội như thế nào ?
Thần ở vùng Bưởi tại sao lại gọi là ông Dầu bà Dầu ?
xỨ lẠnh tÌnh nỒng
18-09-2010, 05:11 AM
đố các you danhuy bao nhieu tủi ?
Tuấn chessking
18-09-2010, 05:20 AM
uhm ! để avatar chắc cũng 2 hay 3 năm gì đó ! qua năm gửi tới 2000 bài chắc cũng khoảng 30 tủi rùi đó ! Okie nhé ! cho tớ xin con tem !:quax:
~*ẢO ẢNH*~
18-09-2010, 05:40 AM
câu 1 : 1303 vị thì phải
câu 2 : có 3 đợt dựng bia
đợt 1 : năm 1484 dựng 10 bia cho các khoa thi từ năm 1442 đến 1484
đợt 2 : năm 1653 dựng 25 bia cho các khoa thi từ năm 1554 đến 1652
đợt 3 : năm 1717 dựng 21 bia cho các khoa thi từ năm 1656 đến 1712
còn 26 bia dựng sau khoa thi
câu 5 : lễ hội làng triều khúc - tân triều - thanh trì
câu 6 ở làng thị cẩm từ liêm
câu 7 : đó là hội láng giữa 2 vị sư chứ ko phải 2 vị thần
tuấn : tớ gần 3000 bài thì mấy tuổi . hihi
Tuấn chessking
18-09-2010, 05:56 AM
cùng tìm hỉu về TH-HN nha tra google thoái nhưng tự lực là tốt nhất ( câu nào hem pit để dành cho you khác ) -> có câu trả lời đúng là ok mỗi câu 20$ khick lệ
Trên 82 bia ở Văn Miếu có họ tên bao nhiêu Tiến sĩ?
Quá trình dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội như thế nào?
Nội dung các bài văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội là gì?
Giá trị mỹ thuật của bia Tiến sĩ ở Hà Nội?
Ở Hà Nội có lễ hội nào phục hiện việc Bố Cái đại vương luyện quân?
Cho biết về một hội thổi cơm thi ở vùng Hà Nội?
Có phải Hà Nội xưa có một lễ hội diễn lại sự tích giao chiến giữa hai vị thần?
Ở Hà Nội xưa có lễ hội phồn thực ?
Ở Hà Nội có hội hất phết. Phết là gì ? Hội như thế nào ?
Thần ở vùng Bưởi tại sao lại gọi là ông Dầu bà Dầu ?
Được theo sự chỉ dẫn : (Tuấn nói nhé)
Đọc chỉ dẫn nỳ : Khỏi trả lời : OK
Bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442-1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng. Tấm bia tiến sĩ đầu tiên được dựng năm 1484 đời vua Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. Tấm bia cuối cùng được dựng vào năm 1780 cho khoa thi tổ chức vào năm 1779.
Có thể tìm thấy ở đây tên tuổi của nhiều danh nhân từng được nhắc nhiều trong các sách sử Việt Nam như nhà sử học Ngô Sĩ Liên - tiến sĩ năm 1442 đã soạn bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư; nhà bác học Lê Quý Đôn - tác giả của Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ…; nhà chính trị, ngoại giao lỗi lạc Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ khoa 1775 đã giúp vua Quang Trung chiến thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử…
Không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh một giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê - Mạc, bia tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo ở Việt Nam, thể hiện ở tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài.
Ngay ở tấm bia đầu tiên (khoa 1442) đã chỉ rõ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”.
Tấm bia năm 1448 lại nhắc “Nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và “Phải có đào tạo sau mới có nhân tài”. Nhiều tấm bia sau cũng nhắc đi nhắc lại ý “nhân tài là nguyên khí quốc gia”; bia các năm 1556, 1604, 1703, 1763, 1772 nhấn thêm ý “phải vun trồng, bồi dưỡng nhân tài”.
Từ những tấm bia tiến sĩ, người đời sau lĩnh hội được nguồn tư liệu có giá trị để tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của các sứ thần Việt Nam, cùng mối quan hệ bang giao giữa các nước vùng Đông Bắc Á. Trong số 1.304 tiến sĩ được khắc tên trên 82 bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám có 225 vị từng được cử đi sứ sang Trung Quốc vào các triều Minh (1368-1644), triều Thanh (1644-1911).
Mặt khác, trong các nước có ảnh hưởng của Nho giáo như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam thì chỉ có Việt Nam có bia tiến sĩ mang nội dung phản ánh tư tưởng chính trị, triết học, giáo dục khoa cử của triều đại, nhờ đó có thể nghiên cứu sự phát triển, thay đổi của Nho giáo trong việc quản lý đất nước của các triều đại ở khu vực thông qua bài văn khắc trên bia.
Xứng tầm di sản thế giới
Giá trị và nét độc đáo của 82 bia tiến sĩ chính là những bài văn khắc trên bia. Trên thế giới nhiều nước dựng bia, nhưng chỉ duy nhất bia tiến sĩ Văn Miếu có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Những bài ký trên bia tiến sĩ được viết bằng chữ Hán với những cách viết khác nhau, khiến mỗi tấm bia như một tác phẩm thư pháp.
Những bài văn bia này phần lớn đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn, nên về cơ bản là những tác phẩm vô giá, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Có thể kể đến bài ký đề tên tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442) do Thân Nhân Trung (từng giữ chức thượng thư bộ lại, Đông các đại học sĩ kiêm tế tửu Quốc Thử Giám) soạn.
Trong đó có đoạn “Kính nghĩ: việc dựng bia đá là cốt để làm cho thịnh ý mưu trị cầu hiền của các bậc thánh đế thần tông được lưu truyền mãi mãi. Đó chính là phép lớn để rèn giũa người đời và là điều rất may cho Nho học”. Đoạn khác lại nêu luận điểm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, rồi lại đặt câu hỏi “ Kẻ sĩ ở chốn trường ốc lều tranh, danh phận thật là nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế thì người mang danh kẻ sĩ phải trọng thân mình mà lo báo đáp, đáng phải như thế nào?”.
Mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, kết tinh trí tuệ, bàn tay của những nhà văn hóa, thư pháp, nghệ nhân hàng đầu Việt Nam các thời kỳ và là loại hình văn bản đặc biệt của di sản tư liệu, làm phong phú thêm cho thể loại của ký ức thế giới. Tất cả 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹp, trán cong, hình vòm.
Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa cũng được tạo dáng theo một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Trang trí trên bia rất đa dạng, phản ánh sự phát triển hình tượng nghệ thuật theo thời gian, nhờ đó hiểu được lịch sử phát triển mỹ thuật của Việt Nam từ thế kỷ 15-18. Đây được coi là những bằng chứng sống động của trí tuệ và bàn tay khéo léo của những nghệ nhân Việt Nam .
Cho đến nay bia tiến sĩ Văn Miếu vẫn là những bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng; phần lớn các hoa văn và văn tự còn rõ, có khả năng đọc được. Các bài văn bia cho biết rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản, duy nhất của tư liệu - những tiêu chí quan trọng mà chương trình Ký ức thế giới đặt ra.
Ngày nay bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với các học giả, du khách, chính khách trong và ngoài nước. Hằng ngày có hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tìm hiểu về chế độ tuyển chọn và đào tạo nhân tài, sử dụng hiền tài, quan điểm về giáo dục của người Việt Nam xưa. Rất nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách quan trọng của các nước trên thế giới đã đến đây và đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của những tấm bia đá.
:cuane: 3000 nghìn bài nói chung là già dữ à nghen !:sr:
Powered by vBulletin® Version 4.2.5 Copyright © 2025 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.