PDA

Xem đầy đủ chức năng : Nghệ thuật hay sự rèn luyện khả năng tập trung



cobehoanthien_24
04-05-2010, 01:49 AM
Nghệ thuật hay sự rèn luyện khả năng tập trung

Những gì bạn có thể kiểm soát trong khi học tập
"Tôi học ở đây”
Hãy chọn một chỗ học thích hợp nhất: bàn ghế, ánh sáng và môi trường xung quanh
Ngồi xa điện thoại di động và điện thoại bàn.
Treo một cái bảng "Xin đừng làm phiền hay cắt ngang"
Nếu bạn thích có chút âm nhạc làm nền thì cũng không sao, miễn là đừng để chúng làm bạn bị sao nhãng (hãy thử tìm hiểu xem bạn làm việc hiệu quả hơn khi nào? Có hay không có âm nhạc?)
Gắn mình với một quy tắc, một thời khóa biểu hiệu quả.
Nắm rõ mức năng lượng bạn có vào ban ngày/đêm
Tập trung
Khi bạn chuẩn bị vào ngồi học, hãy giành chút thời gian nghĩ xem bạn cần chuẩn bị những gì rồi soạn chúng ra trước để không phải đứng dậy đi lấy trong khi đang tập trung, và đề ra một hướng giải quyết chung để có thể hoàn thành công việc.
Sự động viên, khích lệ
Nếu thấy cần thiết để hoàn thành một công việc nào đó, bạn nên tự khích lệ bản thân để có thể hoàn tất nhiệm vụ. Chẳng hạn, bạn có thể gọi điện thoại cho một người bạn, đi dạo hay ăn một cái gì đó, ..v.v..
Đối với những dự án lớn như bài luận thi học kỳ, bản thiết kế, những cuốn tổng kết, hãy đề ra những sự động viên khích lệ đặc biệt.
Thay đổi chủ đề
Để cho đỡ nhàm chán, bạn nên thay đổi môn học sau một đến hai tiếng đồng hồ.
Đa dạng hóa quá trình học tập của bạn
Thay vì đơn thuần đọc sách, bạn hãy đưa thêm vào một vài động tác thể dục
Hãy tự hỏi làm thế nào có thể tăng cường các hoạt động trong khi học? Có lẽ học nhóm sẽ là cách tốt nhất chăng? Hãy tạo ra những câu hỏi liên quan đến bài học chẳng hạn?
Bạn thử hỏi thầy cô một số bí quyết khác trong khi học xem? Bạn học càng chủ động bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu.
Hãy đặt ra những giờ nghỉ giải lao thích hợp nhất với bạn
Làm một cái gì đó khác với cái mà bạn đang làm (chẳng hạn như nếu bạn đang ngồi, hãy đứng dậy đi lại), hoặc thay đôỉ chỗ ngồi.
Phần thưởng
Hãy tự thưởng cho mình khi đã hoàn thành một công việc gì đó.


Những cách luyện tập tốt nhất
1. Những khoảng thờì gian lo nghĩ
Tới đây ngay bây giờ
Phương pháp này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại là cách khá hữu hiệu Khi bạn nhận thấy rằng những gì bạn đang nghĩ bị phân tán, hãy nói với chính mình:
" Tới đây ngay bây giờ”
Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.Bạn có thể làm việc này cả trăm lần trong một tuần. Và cuối cùng bạn nhận ra rằng, bạn càng ít bị mất tập trung hơn sau mỗi tuần. Vì vậy hãy kiên trì và đừng bỏ cuộc. Bạn sẽ nhận thấy những tiến bộ.
Hãy đánh dấu những khoảng thời gian mà bạn hay mất tập trung
Lấy một tấm card bỏ túi cỡ 7x10cm. Kẻ hai đường thẳng chia tờ giấy làm ba. Ghi rõ: "sáng", "chiều", "tối".Nếu bạn mất tập trung vào buổi sáng, hãy đánh một dấu X vào ô dành cho buổi sáng, nếu đó là lúc chiều thì bạn lại đánh một dấu X vào ô dành cho buổi chiêu, làm tương tự nếu bạn thấy mất tập trung vào buổi tối. Hãy giữ mỗi ngày một tấm card như vậy. Dần dần, bạn sẽ thấy số dấu X giảm đi.
Tận dụng một cách đúng đắn những mức năng lượng của bạn
Bạn cảm thấy uể oải nhất vào lúc nào? Bạn cảm thấy trùng xuống nhất là lúc nào?Hãyhọcnhững môn học mà theo bạn là khó vào những lúc bạn thấy khỏe khoắn nhất. Nếu như buổi chiều muộn là lúc bạn uể oải nhất? Hãy học những môn học bạn thấy hứng thú nhất vào lúc đó.
Quan sát
Như một bài khởi động trước khi bắt tay vào công việc, nghĩ tới những lúc mà bạn thấy dễ dàng để tập trung – bất kể trong điều kiện như thế nào. Còn bây giờ hãy cố tưởng tượng ra và hướng mình vào thời điểm đó. Làm lại động tác đó ngay lập tức trước mỗi lần bạn chuẩn bị học. Lặp lại sau khi bạn kết thúc một môn học
Những gợi ý để giải quyết vấn đề theo hướng thích nghi:
Chuẩn bị những phần phụ thêm cho quyết định:
Đưa ra những quyết định nhỏ để đạt được một mục tiêu nào đó đã, trước khi quyết định một vấn đề lớn mà nhiều khi không thể thay đổi lại được ngay.
Khám phá:
Sử dụng các thông tin sẵn có để tìm kiếm câu trả lời.
Thực ra, khám phá là cách nói khác của việc thử nghiệm nhiều trường hợp. Sử dụng mẹo này và có những bước đi cẩn trọng để có được câu trả lời cho vấn đề.
Quản lý bằng việc phân loại
Tập trung vào những tài liệu quan trọng và để lại những tài liệu không quan trọng. Lập kế hoạch và làm việc theo hướng cái nào quan trọng hơn thì làm trước, cái nào ít quan trọng bằng thì làm sau.
Cẩn trọng
Đừng dồn rủi ro, mà hãy chia lẻ những rủi ro có thể xảy ra bằng cách tránh đưa ra các quyết định khiến cho bạn chỉ có một sự lựa chọn, nhất là khi bạn chưa chuẩn bị tinh thần.
Đánh giá chủ quan
Đôi khi bạn cần đến sự đánh giá chủ quan, ví dụ như kinh nghiệm hay cảm xúc. Và có thể đánh giá chủ quan cũng giúp bạn giải quyết được vấn đề nhưng đừng lạm dụng tính chủ quan. Vì đánh giá chủ quan đôi lúc dẫn đến phán quyết hoặc quyết định sai lầm. Sử dụng logic trước, sau đó dùng đánh giá chủ quan để có cảm giác xem mình đã làm đúng chưa.
Làm việc tiếp sức
Nếu chưa cần đưa ra quyết định ngay tức khắc và nếu có thời gian đưa ra các giải pháp khác, hãy bình tĩnh và đợi nhiều khi lại có hiệu quả vì có lúc, không làm gì cả lại là biện pháp tốt nhất, có thể vấn đề tự biến mất, hoặc hoàn cảnh thay đổi và giải quyết vấn đề.
Chuyển giao cho ai đó
nếu người khác có thể làm tốt hơn, hoặc nếu ngay từ đầu, đây không phải là việc của bạn, hoặc khả năng (tiền bạc, thời gian…) của bạn không cho phép.
Tầm nhìn, cơ hội và các lựa chọn
Tìm cơ hội và các sự lựa chọn mới trong tương lai. Nếu có nhiều lựa chọn thì bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Nếu không có lựa chọn thay thế, thì quyết định sẽ rất ép buộc và không thỏa mãn. Bằng cách tìm cơ hội và tạo dựng nhiều lựa chọn, quyết định sau cùng bạn đưa ra sẽ có chất lượng hơn rất nhiều.
Những khó khăn có thể gặp phải
Tính không quyết đoán
Là khi bạn không dám quyết định vì sợ rủi ro hay thất bại.
Trì trệ
Là khi không dám đối mặt với vấn đề, mà chỉ giải quyết những vấn đề không đâu.
Cường điệu trong cảm xúc, hành động
Là khi bạn để cho tình hình chi phối bản thân hay để cho cảm xúc chi phối mọi viêc.
Do dự, à ơi
Không có lập trường rõ ràng, không nhiệt thành với quyết định hay sự lựa chọn của mình
Làm việc nửa vời
Lẫn lộn lung tung trong công việc. Đưa ra các quyết định không hiệu quả, chỉ để tránh tranh cãi mà cũng không giải quyết được vấn đề gì.









Khi còn nhỏ, chúng ta có khả năng tiếp thu cao và những tiến bộ có thể thấy một cách khá rõ ràng. Khi bắt đầu đạt những yêu cầu tối thiểu của gia đình, trường học và môi trường xung quanh, từ việc học để hoàn thành mục tiêu của mình, người ta chuyển sang học để làm vui lòng người khác và cũng để thất bại và học từ những thất bại đó.
Bạn có thể tạo động lực cho bản thân mình như thế nào?
Với bài tập nhỏ sau đây, hãy thử:
-tìm hiểu khả năng khám phá của mình
-cảm thấy trách nhiệm hơn với việc học của bản thân mình
-chấp nhận những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình tiếp thu kiến thức bên --cạnh những thành công, sự tự tin, độc lập và tính cạnh tranh.
-nhận rõ “thất bại là mẹ thành công”: học từ những điều sai cũng giống như học từ những điều đúng.
-vui mừng khi bạn đạt được mục tiêu.
“Kể cả khi bạn không phải là một thiên tài, bạn có thể dùng cách mà Aristotle và Einstein đã dùng để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc”
1. Hãy đánh giá vấn đề từ cách khía cạnh khác nhau, và tìm một cách nhận định mới mà chưa ai có (hay là chưa ai công bố).
2. Hình dung!
3. Sản xuất! Một đặc điểm nổi bật của thiên tài là sức sản xuất!
4. Thử những kết hợp mới. Kết hợp, tái kết hợp các ý tưởng, hình ảnh, và suy nghĩ thành những tổ hợp khác nhau kể cả khi trông có vẻ không phù hợp hay khác bình thường.
5. Tạo các mối quan hệ, hoặc liên quan giữa những vấn đề khác nhau.
6. Nghĩ qua các đối lập
7. Nghĩ theo cách ẩn dụ
8. Luôn sẵn sàng cho các cơ hội.
Mỗi khi người ta cố gắng làm gì mà lại thất bại, thì thường họ sẽ chuyển sang làm một cái khác. Đây là nguyên tắc số 1 của sáng tạo.Thất bại sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như ta không quá coi trọng phần kém hiệu quả của nó. Thay vào đó, phân tích lại quá trình, các yếu tố, và xem có những cách nào bạn có thay đổi những yếu tố đó, để có được kết quả mới. Đừng hỏi bản thân “Tại sao tôi lại thất bại?” mà hãy hỏi “Tôi đã làm được gì rồi?”
Chiến lược về cách sử dụng thời gian:
• Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiều giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
• Có tổng kết và updates sau mỗi tuần
• Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
• Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán
để có được sự tập trung cao độ
• Có “thời gian chết”?
Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
• Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học
• Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học
Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
• Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k‎y thi… )
Tính chần chừ của bạn là ở bản chất công việc hay là do thói quen?
Để chữa bệnh chần chừ: Bắt đầu với một công việc đơn giản.
Trả lời những câu hỏi cơ bản
Giữ lại những câu hỏi để bạn đánh dấu sự tiến bộ
Bạn muốn làm gì?
• Đâu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả thu được?
Điều này có thể dễ trả lời, có thể không.
• Những bước cơ bản để đạt được mục đích đó là gì?
Đừng đi vào chi tiết, hãy nghĩ rộng.
• Bạn đã làm được những điều gì?
Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần không thể thiếu của quá trình, kể cả chỉ nghĩ thôi.
Hành trình dài nhất luôn bắt đầu bằng một bước đầu tiên.
Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?
• Động cơ lớn nhất của bạn là gì?
Nếu câu trả lời nghe hơi tiêu cực, cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có nghĩa bạn đang thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nếu thật sự tiêu cực, hãy nghĩ lại và diễn đạt nó bằng cách khác cho đến khi câu trả lời trở nên tích cực.
• Những kết quả tích cực khác có thể đạt được nếu bạn hoàn thành tốt công việc này là gì?
Có được câu trả lời cho câu hỏi trên có thể khiến bạn nhận ra những lợi ích mà bạn có thể chưa nhận ra.
Lên danh sách những điều sẽ gặp phải
• Bạn có thể thay đổi được điều gì?
• Ngoài bản thân bạn ra, bạn sẽ có những điều kiện gì để hoàn thành công việc?
Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật chất (tiền bạc, công cụ…) mà bao gồm thời gian, người khác/chuyên gia/ người già, thái độ, quan điểm…
• Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không đạt được tiến bộ?
Thực ra là cũng không hại gì nhiều nếu tự dọa mình một chút.
Lên kế hoạch, danh sách
• Những bước cơ bản và thực tế
Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được chia thành các bước cơ bản.
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.
Sau đó, dần dần làm những việc cụ thể và khó khăn hơn khi bạn đã đạt được những thành công nhất đinh
• Mỗi công việc như thế thì sẽ mất bao nhiêu thời gian?
Một kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi được tiến bộ của mình và cũng để chắc chắn rằng có những chặng nghỉ trong quá trình giải quyết và hoàn thành công việc.
• Thời gian nào trong ngày hoặc trong tuần bạn có thể dành cho công việc này?
Điều này giúp bạn tạo dựng được một thói quen làm việc mới, môi trường làm việc tốt và tránh sự phân tán (Sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu như nếu không có sự phân tán).
• Sau mỗi chặng bạn sẽ có những phần thưởng gì?
Đồng thời, bạn cũng phải từ bỏ những gì để đạt được đến từng chặng đó.
• Dành thời gian cho việc dừng lại và xem mình đã làm được những gì.
Hãy nói chuyện với một người bạn thân, một người lớn hoặc người hiểu biết để giúp bạn có thêm động lực
Hãy nhận:
• Những sai lầm hoặc khởi đầu không tốt như là những bài học quý giá.
Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn thành công và đem lại ‎Ý nghĩa cho cụm từ “kinh nghiệm”
• Chần chừ và ‎có ý định muốn bỏ
Đừng chối là bạn không hề có những điều này trong đầu nhung hãy từ chối ‎Ý định đó.
• Cảm xúc
Bạn có quyền bực khi mọi chuyện không đi đúng như dự định.
Bạn có thể thừa nhận sự thực khi bạn gặp khó khăn, nhưng đồng thời hãy lên kế hoạch giải quyết khó khăn đó.
• Niềm phấn khích
khi bạn thành công!
KẾT LUẬN: nếu chần chừ là tính cách của bạn thì hãy quên nó đi!
Hãy chỉ tập trung vào công việc và chỉ xoay quanh công việc mà thôi.


trích