AyE
12-04-2010, 10:17 PM
Họ chào nhau đầy lịch sự và trìu mến. Sáng nay, hai con người này làm cho nhau hụt hẫng, quê độ và tức anh ách.
Một ngày bình thường nhưng đẹp
Tính tăng! Tăng tăng! Tính tăng!
Đây là cuộc điện thoại thứ tư mà gã Văn gọi cho nhỏ Ngọc trong tuần này. Lần một, “Ở đó nắng đẹp không?...”. Lần hai, “Sách trong thư viện còn lớn tuổi hơn cả anh Hai tớ...”. Lần ba, “Ôi ti vi tối qua hay ghê!”. Lần này:
- A lô!
- Làm ơn, có phải Ngọc không?
- Là Ngọc đây chứ ai, sao mà lịch sự quá đáng vậy Văn?
- Ư...! A!... Ngọc nghe giọng mình trong điện thoại có dễ thương không?
- Sao Văn lại hỏi vậy?
- Dĩ nhiên phải quan tâm chuyện ấy rồi, vì giọng hay, vừa là lợi thế, vừa là nghệ thuật thu hút trong giao tiếp mà!
Nhỏ Ngọc im lặng trong vài giây rồi chậm rãi nhận xét:
- A... Ngọc rất thích giọng của Văn, giọng nam nhưng rất dịu dàng, ngọt ngào, rất gần gũi. Mình có cảm giác như đang tâm sự cùng mấy nhỏ bạn thân ấy...
Thế thì nghĩa là: điệu đàng, ẻo lả, không ra gì. Nói như thế không khác gì là giết người ta! Không sao, Văn phải cố giữ điềm tĩnh, phong độ:
- Ồ, vậy hả? - Hắn cười một tràng phủ lấp.
- Thế Văn nghe giọng mình thế nào, được không?
- Văn... không giải thích được... Nhưng... đừng tự ti, giọng Ngọc vậy là được rồi, cũng dễ thương lắm!
Văn tỏ ra lúng túng, ấp úng. Văn lại dùng từ “cũng”. Vậy là muốn nói: Giọng cậu rất tệ!
Họ chào nhau đầy lịch sự và trìu mến. Sáng nay, hai con người này làm cho nhau hụt hẫng, quê độ và tức anh ách. Họ phủ nhận sạch trơn điều mà đối phương tự hào: giọng nói của mình nghe qua điện thoại rất dễ thương. Văn ngẩn ngơ ít phút rồi điện thoại cho vài người bạn thân. Cuộc trò chuyện thật dài và kết thúc bằng vấn đề: Giọng tớ dễ thương chứ?... Hôm ấy Ngọc nằm lười, thỉnh thoảng lại thở dài, rồi điện thoại.
Một ngày đẹp...
Hòa mập gởi tin triệu tập: “Gia đình, họ hàng, làng xóm, chủ nợ, con nợ của tui! Ai nhận được tin nhắn, đến chỗ cũ, giờ cũ, có việc mới”.
Nhóm đã đông đủ, ai cũng ngóng đợi cái gọi là “việc mới” của Hòa mập sẽ là gì. Hắn hồ hởi, áp người sát vào bàn, cầm chai nước làm mic:
- Rất cám ơn quý vị trong thời gian tui về quê đã thường xuyên điện thoại hỏi thăm, dù tui không hề gọi lại cho một ai...
- Đồ ích kỉ ! - Vài tiếng lao nhao.
- Xin thông cảm! - Hắn cười nham nhở - Tui sẽ bù lại bằng quà lưu niệm! Đặc biệt, trong thời gian qua tui luôn bị tra tấn bởi câu hỏi “Giọng tớ dễ thương chứ?” của thằng Văn và nhỏ Ngọc khiến tôi đã nảy ra ý tưởng sẽ trao một phần thưởng đặc biệt cho người có giọng nói dễ thương nhất qua điện thoại...
- Wao... ao... Ừ! Hai đứa cũng hỏi tao như thế. Tại sao? Tại sao?
Văn ngượng, Ngọc cũng ngượng. Văn gào lên, đánh lạc hướng:
- Quan trọng là giải thưởng! Đúng không? Cho ai?
- Đúng, ai nào? - Đám đông tán thành.
Hòa từ tốn:
- Thật lòng mà nói người có chất giọng dễ thương nhất không hiện diện ở đây...
Người nghe hồi hộp đến nghẹt thở. Hòa tiếp:
- Người ấy đang ở nhà nấu cơm, cụ thể đó là mẹ tôi.
Đám đông phẫn nộ:
- Mày... về nhà luôn đi! Về ngay! Phải đó!
- Xin bình tĩnh! Vẫn còn hai giải khuyến khích - Hòa mập dựng người dậy, chỉ tay về hai hướng. - Đó là thằng Văn và nhỏ Ngọc!
Đám đông đầy kích động: Hoan hô! Đồng ý! Chất giọng chúng rất hay! Một trầm ấm, một ngọt ngào!
... mà sao không bình thường
Hai kẻ nhận thưởng đầy tự hào nhưng cũng đầy lo lắng. Nếu người kia gọi điện khắp nơi, khoe, tự hào... về chất giọng của mình. Rồi sẽ có nhiều bạn. Rồi sẽ ít gọi... cho mình. Rồi sẽ... Vậy đó, nhiều lúc người ta cần phải nói dối để an tâm chứ!
Một ngày bình thường nhưng đẹp
Tính tăng! Tăng tăng! Tính tăng!
Đây là cuộc điện thoại thứ tư mà gã Văn gọi cho nhỏ Ngọc trong tuần này. Lần một, “Ở đó nắng đẹp không?...”. Lần hai, “Sách trong thư viện còn lớn tuổi hơn cả anh Hai tớ...”. Lần ba, “Ôi ti vi tối qua hay ghê!”. Lần này:
- A lô!
- Làm ơn, có phải Ngọc không?
- Là Ngọc đây chứ ai, sao mà lịch sự quá đáng vậy Văn?
- Ư...! A!... Ngọc nghe giọng mình trong điện thoại có dễ thương không?
- Sao Văn lại hỏi vậy?
- Dĩ nhiên phải quan tâm chuyện ấy rồi, vì giọng hay, vừa là lợi thế, vừa là nghệ thuật thu hút trong giao tiếp mà!
Nhỏ Ngọc im lặng trong vài giây rồi chậm rãi nhận xét:
- A... Ngọc rất thích giọng của Văn, giọng nam nhưng rất dịu dàng, ngọt ngào, rất gần gũi. Mình có cảm giác như đang tâm sự cùng mấy nhỏ bạn thân ấy...
Thế thì nghĩa là: điệu đàng, ẻo lả, không ra gì. Nói như thế không khác gì là giết người ta! Không sao, Văn phải cố giữ điềm tĩnh, phong độ:
- Ồ, vậy hả? - Hắn cười một tràng phủ lấp.
- Thế Văn nghe giọng mình thế nào, được không?
- Văn... không giải thích được... Nhưng... đừng tự ti, giọng Ngọc vậy là được rồi, cũng dễ thương lắm!
Văn tỏ ra lúng túng, ấp úng. Văn lại dùng từ “cũng”. Vậy là muốn nói: Giọng cậu rất tệ!
Họ chào nhau đầy lịch sự và trìu mến. Sáng nay, hai con người này làm cho nhau hụt hẫng, quê độ và tức anh ách. Họ phủ nhận sạch trơn điều mà đối phương tự hào: giọng nói của mình nghe qua điện thoại rất dễ thương. Văn ngẩn ngơ ít phút rồi điện thoại cho vài người bạn thân. Cuộc trò chuyện thật dài và kết thúc bằng vấn đề: Giọng tớ dễ thương chứ?... Hôm ấy Ngọc nằm lười, thỉnh thoảng lại thở dài, rồi điện thoại.
Một ngày đẹp...
Hòa mập gởi tin triệu tập: “Gia đình, họ hàng, làng xóm, chủ nợ, con nợ của tui! Ai nhận được tin nhắn, đến chỗ cũ, giờ cũ, có việc mới”.
Nhóm đã đông đủ, ai cũng ngóng đợi cái gọi là “việc mới” của Hòa mập sẽ là gì. Hắn hồ hởi, áp người sát vào bàn, cầm chai nước làm mic:
- Rất cám ơn quý vị trong thời gian tui về quê đã thường xuyên điện thoại hỏi thăm, dù tui không hề gọi lại cho một ai...
- Đồ ích kỉ ! - Vài tiếng lao nhao.
- Xin thông cảm! - Hắn cười nham nhở - Tui sẽ bù lại bằng quà lưu niệm! Đặc biệt, trong thời gian qua tui luôn bị tra tấn bởi câu hỏi “Giọng tớ dễ thương chứ?” của thằng Văn và nhỏ Ngọc khiến tôi đã nảy ra ý tưởng sẽ trao một phần thưởng đặc biệt cho người có giọng nói dễ thương nhất qua điện thoại...
- Wao... ao... Ừ! Hai đứa cũng hỏi tao như thế. Tại sao? Tại sao?
Văn ngượng, Ngọc cũng ngượng. Văn gào lên, đánh lạc hướng:
- Quan trọng là giải thưởng! Đúng không? Cho ai?
- Đúng, ai nào? - Đám đông tán thành.
Hòa từ tốn:
- Thật lòng mà nói người có chất giọng dễ thương nhất không hiện diện ở đây...
Người nghe hồi hộp đến nghẹt thở. Hòa tiếp:
- Người ấy đang ở nhà nấu cơm, cụ thể đó là mẹ tôi.
Đám đông phẫn nộ:
- Mày... về nhà luôn đi! Về ngay! Phải đó!
- Xin bình tĩnh! Vẫn còn hai giải khuyến khích - Hòa mập dựng người dậy, chỉ tay về hai hướng. - Đó là thằng Văn và nhỏ Ngọc!
Đám đông đầy kích động: Hoan hô! Đồng ý! Chất giọng chúng rất hay! Một trầm ấm, một ngọt ngào!
... mà sao không bình thường
Hai kẻ nhận thưởng đầy tự hào nhưng cũng đầy lo lắng. Nếu người kia gọi điện khắp nơi, khoe, tự hào... về chất giọng của mình. Rồi sẽ có nhiều bạn. Rồi sẽ ít gọi... cho mình. Rồi sẽ... Vậy đó, nhiều lúc người ta cần phải nói dối để an tâm chứ!