PDA

Xem đầy đủ chức năng : [VN]Dấu Ấn An Giang



NamSơn
12-01-2010, 11:04 PM
http://www.youtube-nocookie.com/v/zlGQuCdQUoA&hl=en_US&fs=1&border=1
Đây là đoạn clip do chính tay những đứa con quê hương tổng hợp và thực hiện chắc không cần nói nhiều vì các bạn chỉ cần xem xong đoạn clip cũng hiểu một phần An Giang.

NamSơn
12-01-2010, 11:27 PM
http://www.angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/33c0fd80408a542cbdedfd3575077e0a/New+Picture+%281%29.png?MOD=AJPERES&CACHEID=33c0fd80408a542cbdedfd3575077e0a

Núi Cô Tô, còn gọi là núi Tô, có tên chữ là Phụng Hoàng Sơn, bởi nhìn xa giống như con chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông. Sách nói rằng, xa xưa núi Tô là nơi trú ngụ của loài chim phượng hoàng. Cô Tô nằm trong hệ thống dải Thất Sơn thuộc địa phận huyện Tri Tôn (An Giang), cao 614 m.



Núi có cấu tạo giống như một mâm trứng đá. Những khối đá to, nhỏ xếp chồng lên nhau, được gọi là "lò ảng". Cũng có tích xưa kể lại rằng các nàng tiên nữ thường hay xuống vùng núi Thất Sơn trong những đêm trăng sáng để dạo chơi và vui đùa. Một hôm, các nàng chơi trò ném đá và sáng hôm sau, nơi ấy xuất hiện một trái núi nhỏ nằm lẻ loi, đá chồng chất lên nhau thành muôn vạn dáng hình kỳ vĩ. Một ngày nắng đẹp, từ phố núi Tri Tôn theo tỉnh lộ 943 đến với núi Tô. Xe chạy tốc độ vừa phải, đường sá tốt, hai bên là những cánh đồng lúa chín vàng dọc dài theo núi. Những ngôi nhà thấp thoáng, ẩn hiện trong bóng tre xanh, dưới tàn thốt nốt, xa hơn chút nữa là dãy núi sừng sững. Những con lạch nhỏ chảy từ trên núi xuống, len lỏi qua muôn ngàn khối đá thiên hình vạn trạng, nước suối trong xanh biêng biếc... Cảnh vật thật thanh bình, yên ả với những đàn bò gặm cỏ và những chú bé mục đồng ngất nghểu, khua lục lạc leng keng trên con đường sơn cước. Ghé Tức Dụp, cách thị trấn Tri Tôn khoảng 18 km. Do cấu tạo địa chất đặc biệt, bên trong đồi đá Tức Dụp là một hệ thống hang động ngầm như tổ ong vĩ đại, rất kiên cố và vững chắc. Ði theo hành lang được xây dựng sau này, dọc theo "sơn đạo thép" năm xưa, xuyên qua những lối quanh co lúc rộng, lúc hẹp đầy đá núi lạ mắt như có bàn tay ai sắp đặt từ lúc mới tạo sơn, chúng tôi thâm nhập vào hang và được tận mắt thấy những di tích lịch sử, hội trường, trạm xá, nơi ăn chốn ở của những người giữ núi. Có cảm giác như bóng dáng của một thời hào hùng vẫn còn đâu đây. Tức Dụp ngày nay đã được đầu tư thành một khu du lịch sinh thái và truyền thống lịch sử với khá nhiều hạng mục, công trình phục vụ khách tham quan du lịch. Theo thông tin của ngành du lịch, hằng năm có hàng trăm nghìn lượt khách trong, ngoài nước đã đến nơi đây. Rời Tức Dụp ở sườn phía tây núi Cô Tô, chúng tôi vòng qua xã Núi Tô mịt mù cát bụi. Lý do là khúc đuôi của Phụng Hoàng Sơn hiện nay là một công trường khai thác đá có lẽ lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Qua hết con đường đầy cát bụi của những công trường khai thác đá. Chúng tôi đi ngược đường những chiếc xe tải kềnh càng chở đá xuôi về hướng kênh đào, nơi có bến bãi tập kết, sơ chế, phân loại đá. Có khá nhiều thợ thủ công đơn giản, từ các nơi đến kiếm sống, làm thuê, gia công những vật dụng bằng đá núi Cô Tô như cối đá, trụ đá, bia đá, tán đá... Bãi đá này dài mấy cây số nắng chang chang, không một bóng cây, hàng trăm con người vẫn "bán mặt cho đá, bán lưng cho trời".Qua những xóm làng yên ắng, qua những cánh đồng có những đàn bò gặm cỏ, chúng tôi gặp các cô gái Khmer gánh, chở rau cải, bầu bí, cười tươi tắn khi thấy khách lạ đưa máy ảnh lên chụp. May mà mầu xanh của cây cỏ lại xuất hiện ở sườn phía đông Cô Tô. Một con đường nhỏ như đường làng, rợp bóng cây, dẫn vào thắng cảnh Suối Vàng Soài So. Hai bên là những hàng quán của dân địa phương. Vé vào cửa giá 5.000 đồng cho người đi xe gắn máy và 2.000 đồng cho khách bộ hành.Ngạc nhiên trước vẻ đẹp hoang sơ của Soài So. Một hồ nước xanh biếc, phẳng lặng rộng chừng năm héc-ta. Hồ có dung tích 400 nghìn mét khối được sử dụng để tưới tiêu cho hàng trăm héc-ta ruộng rẫy và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng lân cận. Một con suối nhỏ chảy róc rách từ trên núi xuống, nước trắng xóa như bạc, len giữa một hòn đá rất to như trái bầu hồ lô của các vị tiên. Cây rừng xanh tốt soi bóng xuống mặt hồ lung linh, huyền ảo. Những hàng thốt nốt đứng trầm tư ven hồ. Có một số mộ táng cổ hình tháp nằm rải rác trong khu vực. Tiếng chim hót líu lo trên những nhánh sung rừng cành lá um tùm, rậm rạp.Nếu ở lại đây ăn cơm, bạn sẽ cảm nhận một điều khác biệt như gạo ở vùng này thường được sản xuất bằng giống lúa rẫy địa phương, ít sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, do đó hương vị gạo ngon, thơm, dẻo và lạ miệng. Ðường thốt nốt sản xuất theo quy trình thủ công truyền thống cũng là một sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, có giá từ 8.000 đến 10 nghìn đồng/kg. Non xanh, nước biếc Cô Tô luôn để lại trong lòng du khách nhiều lưu luyến nhờ những cảnh tượng lạ lùng khó quên.


Nguồn: nhandan.com.vn
http://www.metinfo.vn/blog/wp-content/uploads/2008/06/000004.jpg
***---***
http://songcuulong.net/upload/image/danhlamthangcanh/kiengiang/ho-soai-co-to.jpg
http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/7557/TA_5d8f6_Soai-So.JPG
Hồ Soài So

NamSơn
12-01-2010, 11:50 PM
http://www.angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/d43868004e15c82cb29bf6ec50b1633a/New+Picture.png?MOD=AJPERES&CACHEID=d43868004e15c82cb29bf6ec50b1633aVùng Bảy Núi - An Giang có hàng chục “giếng tiên”. Điều kỳ lạ là các giếng này đều nằm trên những đỉnh núi cao chót vót, ăn sâu vào lòng đá nhưng quanh năm luôn đầy ắp nước. Về vùng Bảy Núi, chúng tôi nghe những người cao tuổi kể rất nhiều về những điều kỳ bí ở đây, trong đó có chuyện “giếng tiên” trên những đỉnh núi cao chót vót. Không bao giờ cạn nước



Núi Ba Thê ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn - An Giang là một trong những nơi có nhiều “giếng tiên” nhất xứ Thất Sơn. Hàng chục năm trước, khi Ba Thê còn là vùng hoang sơ, quanh chân núi đã có nhiều nhà dân sinh sống. Trong một lần lên núi, ông Mai Đức phát hiện trên sườn phía Đông có một giếng đầy ắp nước mát lạnh và trong vắt.

Mỗi đêm trăng sáng, dưới đáy giếng này lung linh những hạt cát vàng óng ánh nên người dân địa phương đã đặt tên là giếng Vàng. Trên đỉnh núi Ba Thê, cạnh một phiến đá cheo leo bên phải chùa Chân Tiên cũng có một “giếng tiên” hình tam giác quanh năm không bao giờ cạn nước. Không ai biết giếng này bắt nguồn từ đâu. Giếng vô danh nên người ta gọi theo tên của chùa Chân Tiên.

Không ai thống kê được vùng Bảy Núi có bao nhiêu “giếng tiên” như vậy, nhưng hầu như trên mỗi ngọn núi đều có một vài giếng mà người dân vô tình phát hiện được. Đỉnh núi Két ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên – An Giang cũng có một “giếng tiên” trên phiến đá cao nhất.

“Thấy giếng nằm trên một phiến đá cheo leo mà lại có nước ngọt và nhiều người tới viếng, nên tôi đã làm hàng rào bảo vệ an toàn cho khách” - ông Nguyễn Văn Sơn, sống trên đỉnh núi Két, cho biết. “Giếng tiên” này chỉ rộng khoảng 0,5 m, ăn sâu vào lòng đá. Càng ăn sâu, lòng giếng càng nhỏ lại nhưng không biết nước từ đâu cứ dâng lên khi vừa vơi bớt.

Những người thường xuyên đến viếng thăm vùng Thất Sơn không ai có thể bỏ qua núi Dài Năm Giếng, còn gọi là Ngũ Hồ Sơn ở thị trấn Nhà Bàn, đối diện núi Két. Trên 5 đỉnh của núi này ở độ cao hàng trăm mét có 5 giếng nước. Còn ở Núi Cấm tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, khó đếm hết có bao nhiêu “giếng tiên”.

Trong đó, “giếng tiên” dồi dào nguồn nước quanh năm được người dân nhắc đến nhiều nhất là ở vồ Đá Vàng. Giếng Đá Vàng là mạch nước lớn nhất vùng. Từ trong lòng đá, nước cứ dâng đầy. Thấy nguồn nước xanh mát, quanh năm không bao giờ cạn, những người sống trên núi đã xây dựng vách ngăn như một bể chứa để nước không chảy tràn lãng phí.

Nguồn sống cho hàng ngàn hộ dân

Không chỉ cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân trên các ngọn núi cao, những “giếng tiên” này còn là nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng và là nơi giải khát của thú rừng.

Anh Trần Văn Thảo ở ấp Vồ Bà, xã An Hảo trồng hơn 5 ha quýt hồng trên núi Cấm. Nhờ nguồn nước ở giếng Đá Vàng mà vườn nhà anh luôn xanh tốt. Lúc gia đình anh đem giống quýt hồng về trồng trên núi, điều trăn trở nhất là nguồn nước tưới.

Trong một lần đi bẫy thú rừng trên vồ Đá Vàng, anh Thảo lội theo dấu chân heo rừng tìm đến một mạch nước lớn ở đây. Mệt lả người, anh đưa tay hớt một bụm nước uống cho đỡ khát thì thấy nước ngọt lịm. Anh về bàn với cha tìm cách đưa nước về tưới cây trồng ở vườn nhà.

Thấy mạch nước dồi dào quanh năm, cha con anh Thảo vận động một số hộ dân trên núi đem vật liệu lên xây vách ngăn như một miệng giếng để trữ nước. Bà Hai Mính, trồng 2 ha bưởi da xanh phía trên vườn quýt của anh Thảo, cũng học cách dẫn nước từ giếng Đá Vàng về tưới xanh vườn bưởi.
Nguồn: Báo Người Lao Động Điện tử

NamSơn
13-01-2010, 12:33 AM
Hàng năm vào tháng 4 âm lịch, mùa lễ vía Bà Chúa Xứ lại bắt đầu vào hội. Người dân trong vùng và các tỉnh khác bắt đầu hành hương về Núi Sam (Châu Đốc) vía Bà, nhưng rộ nhất là vào những ngày từ 23 – 27/4 âm lịch (năm nay trùng vào các ngày từ 10 – 14/6/2004).Vía chính là ngày 24/4 âm lịch (11/6/2004). Đây cũng là dịp người dân trong vùng xuống giống đã xong, có thời gian rảnh rỗi để tổ chức lễ hội ăn mừng và tạ ơn bề trên.

Có người lại cho rằng: ngày 25/4 là ngày người dân trong vùng đưa tượng Bà xuống núi hoặc là ngày Bà đạp đồng xưng tước vị “Bà Chúa Xứ”. Đêm 23/4 âm lịch là đêm đông du khách tới dự lễ nhất. Tại chợ Châu Đốc, các khách sạn, nhà trọ đều kín chỗ. Ngoài đường hàng ngàn người dập dìu tiến chậm rãi về miếu Bà.

Lễ đầu tiên là “Lễ Tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24/3 âm lịch. Mở đầu là 2 ngọn nến to được đốt sáng lên trong chánh điện. Ông lễ chánh bái nghi cùng với 2 vị bô lão, ban quản tự chùa niệm hương, dâng rượu và trà. Bức màn vải có viền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ được phân công trước bắt đầu vén màn tắm cho tượng Bà. Đầu tiên là cởi mũ, áo, khăn đai từ lớp ngoài vào trong để lộ toàn thân pho tượng tạc ở tư thế ngồi bằng đá xanh, đường nét tạc tinh tế, sắc sảo. Cánh tay trái bị gãy đã được phục chế lại rất khó phân biệt được. Bà được tắm bằng một loại nước thơm ướp từ nhiều loại hoa và trộn thêm nước hoa đắt tiền. Sau đó bộ đồ đẹp nhất của khách đến cúng viếng được khoác lên bức tượng cùng với áo mũ, cân đai. Chiếc màn vải kéo qua, khách hành hương đến thắp hương, dâng lễ xin lộc. Phần Lễ Tắm Bà kết thúc…

Tiếp theo là “Lễ Cúng Túc Yết”, được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26/4 âm lịch. Đây là lễ cúng chánh thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, nhị vị phu nhân và các tướng lĩnh của ông về miếu Bà. Đoàn thỉnh sắc có đội lân đi trước, tiếp theo là chiếc kiệu sơn son thiếp vàng do 4 người khiêng. Hai hàng học trò đứng lễ tay cầm cờ phướn suốt đoạn đường lên lăng Nguyễn Ngọc Thoại. Lễ vật dâng cúng gồm một con heo trắng làm sẵn (chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết, một ít lông heo gọi là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây – trầu cau và một đĩa gạo – muối. Đúng giờ hành lễ, ban quản trị đốt hưong đèn nghi ngút, dâng tuần trà rượu và đọc văn tế, sau đó đốt đi cùng với một ít vàng mã, con heo cũng được lật trở lại.

Các ngày lễ tiếp theo gồm có: Xây chầu, Lễ Cúng Chánh Tế, Lễ Hồi Sắc… sẽ nối tiếp diễn ra nhằm nhớ ơn các bậc tiền nhân có công trong những buổi đầu mở đất - cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhân dân khỏe mạnh, trường thọ… Cuối dịp lễ sẽ là Lễ Thỉnh Sắc Thần (tức Lễ Rước sắc Thoại Ngọc Hầu cùng chư vị về lại lăng) - kết thúc nghi lễ dịp lễ hội vía Bà.

Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đang ngày càng chứng tỏ là một lễ hội văn hóa dân gian lớn ở Nam bộ. Mỗi năm thu hút hàng chục vạn khách thập phương về hành lễ. Khách về đây không những chỉ xin lộc của Bà mà còn muốn tận mắt được chứng kiến những chứng tích lịch sử dân tộc khác nữa mà cha ông ta đã dày công vun dựng trên vùng đất An Giang hùng vĩ.
Thăm lăng Thoại Ngọc Hầu cùng với công trình vĩ đại của ông thời mở đất là dòng kinh đào Vĩnh Tế, kinh Thoại Hà, chùa Tây An, đồi Tức Dựp, di tích Căm Thù Ba Chúc, v.v… Đây chính là nét đẹp trong tín ngưỡng văn hóa của nhân dân, luôn hướng về và tự hào về nguồn cội.
http://www.vietimes.com.vn/Library/Images/32/2008/04/8428_bachuaxu_2.jpg
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=249847

NamSơn
13-01-2010, 12:41 AM
http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=123673

TTCT - Theo quốc lộ 91 từ Long Xuyên qua Châu Đốc rồi đến thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, đi thêm 15km trên tỉnh lộ 948, đã thấy xa xa ngọn núi Cấm nổi bật trên bầu trời trong vắt của mùa hè.

Núi Cấm hay Thiên Cẩm sơn cao 716m so với mặt biển, là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất trong vùng Thất Sơn (An Giang). Cái tên Cấm theo truyền tụng có nguồn gốc như sau: ngày trước, trên núi là rừng già hiểm trở, thú dữ ngày đêm thường rình rập giết hại người qua lại nên quan chức địa phương đã nghiêm cấm dân trong vùng lên núi hái lượm, săn bắn... Cũng có truyền thuyết: lúc Nguyễn Ánh bôn tẩu, bị quân Tây Sơn truy bắt phải lên núi lánh nạn, nên truyền lệnh không cho dân bản xứ lai vãng.

Bây giờ không còn ai cấm leo lên núi Cấm, nhưng du khách lại không khỏi dao động khi nghe anh chàng lái xe ôm dưới chân núi đeo bám mời chào pha chút “khủng bố”: Chặng đường lên đỉnh dài hơn 10km, dù người khỏe mạnh cũng mất đứt 3 giờ đồng hồ leo trèo vất vả, còn thuê xe ôm chỉ đi mất 30 phút với giá “khuyến mãi” 70.000 đồng cả đi lẫn về. Giá cả hoàn toàn hợp lý nhưng đã mang tiếng thăm thú núi non mà lại bỏ lỡ cơ hội thử thách sức lực và đôi chân của mình thì còn tìm đâu cảm giác của kẻ chinh phục thiên nhiên. Vậy là chúng tôi cứ dấn bước...

Có hai con đường lên núi Cấm, một đang được phá núi để mở rộng cho ôtô và một lối nhỏ dọc theo rừng với nhiều ngả rẽ vào chùa chiền, miếu mạo, thắng cảnh... chung quanh. Hầu hết khách mộ đạo, hành hương thường chọn con đường ven rừng gập ghềnh, chật hẹp nhưng dốc không cao, lại thêm không gian lúc nào cũng yên tĩnh và khí hậu quanh năm mát mẻ.

Cây cối thưa dần, chẳng bao lâu chúng tôi thoát khỏi đường mòn, đặt chân đến độ cao 535m. Rồi đột nhiên xuất hiện trước mắt chúng tôi ở hướng đông sừng sững tượng đài đức Phật Di Lặc cao vút tưởng chừng vươn tới tận trời xanh. Thật khó tin nổi giữa chốn thâm sơn cùng cốc, địa hình phức tạp như vậy mà người ta có thể xây dựng một tượng đài cao đến 33,60m và khá nghệ thuật. Nghe kể để hoàn thành bức tượng Phật sinh động này các nghệ nhân đã thi công suốt ba năm.

Quay sang phía tây, kề bên vách núi là chùa Vạn Linh nổi tiếng cổ xưa, năm 1927 chỉ là một am thất đơn sơ, cho đến năm 2000 chùa được xây mới trên diện tích 1ha với sự góp công, góp sức của các kiến trúc sư, nghệ nhân... tài giỏi, nay là một quần thể kiến trúc tôn giáo đồ sộ nhưng hài hòa với cảnh quan chốn núi rừng, mà gây ấn tượng mạnh với khách tham quan là ngôi bảo tháp cao 40m gồm bảy tầng, mỗi tầng trưng bày một tượng Phật cưỡi mãnh thú cao trên 2m bằng đá Thanh Hóa được điêu khắc cực kỳ tinh xảo.

Sau chặng đường tương đối dễ đi, đoạn còn lại khá hiểm trở khiến chúng tôi lúc phải bò toài trên dốc đứng, lúc phải bám chặt dây rừng, trườn mình từng chút bên vách đá. Cuối cùng thì vồ Bò Hong, mỏm đá lớn trên đỉnh cao 716m đã lộ ra. Từ đó, phóng tầm mắt nhìn xuống toàn cảnh khu vực sườn núi là thung lũng được bao bọc bởi những vồ (mỏm đá) và mỗi vồ đều gắn với bao truyền thuyết, nhân vật, sự kiện trong ông cha ta Nam tiến thời kỳ khai hoang, mở đất.

Đến núi Cấm rồi mới thấy tiếc: bấy lâu nay vì thiếu thông tin hay vì ngại đường xa trắc trở mà một vùng du lịch sinh thái tuyệt đẹp như vậy chưa bao giờ có mặt trong các tour du lịch đến với đồng bằng sông Cửu Long?
http://farm4.static.flickr.com/3648/3362338448_3400bbebf3_b.jpg
Toàn cảnh đỉnh núi.
http://www.benthanhtourist.com/UserFiles/Tour/1_nuicam.jpg

NamSơn
13-01-2010, 12:48 AM
Dân gian thường gọi Ngũ Hồ Sơn bằng cái tên thân quen núi Dài Năm Giếng, là một trong bảy địa danh nổi tiếng của Thất Sơn hùng vĩ, nơi có nhiều giai thoại về khí phách con người ở vùng đất này vào những ngày đầu mở cõi và sự kiên trung, đoàn kết của nhân dân Thới Sơn, Nhà Bàn, An Phú, Nhơn Hưng… thuộc huyện Tịnh Biên qua các thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.


Đối diện với núi Két – Anh Vũ Sơn, Ngũ Hồ Sơn – núi Dài Năm Giếng sừng sững ở phía nam, trông thật hấp dẫn bởi màu xanh của cây ăn trái chen với cây rừng chập chùng từ chân đồi lên tới đỉnh xen kẽ có những vồ đá lộ thiên, thưa thớt, chất chồng quanh sườn núi, khiến du khách phải tò mò, leo thử một chuyến để thưởng ngoạn và khám phá những điều kỳ thú về ngọn núi này. So với Ngọa Long Sơn – núi Dài Lớn, Phụng Hoàng Sơn – núi Cô Tô, Thiên Cấm Sơn – núi Cấm… thì Ngũ Hồ Sơn ở dạng trung bình và có độ cao vừa phải, không dốc đứng nên ai cũng có thể leo thoải mái.
Cư dân Ngũ Hồ Sơn giải thích, địa hình quả núi trải dài giống y như tên dân gian thường gọi “núi Dài nhỏ” và điểm chính là năm giếng đá… Trời sanh. Nếu tính từ mép đường ô cạn, trai tráng đi rẫy núi lội khoảng một tiếng đồng hồ, người mới lên lần đầu lội từ một tiếng rưỡi đến hai tiếng mới tới. Suốt quãng hai, ba cây số đi theo đường hầm, độ sâu dưới mặt đất cỡ hai thước, cây rừng um tùm cao vút phủ đầu người. Điều thú vị nhất là xuyên qua rừng le cỡ ba, bốn cây số; cây le già giao đu thành vòm tròn, đi dưới đường mòn, ô cạn trơ đá, có cảm giác như đi giữa rừng le nguyên sinh hiếm có trên vùng Thất Sơn. Sau mấy năm trồng rừng phòng hộ đồi núi, Ngũ Hồ Sơn ngày nay hầu hết cây đã khép tán xen kẽ với một số loại cây bản địa cho thu hoạch thời vụ như xoài, điều, mít; đất thịt còn lại để trồng rau màu rất ít.
Khắp các sườn núi gần như không có giếng, mấy đường ô thì cạn kiệt, trơ đáy và khi nào mưa lớn mới có nước chảy róc rách. Cư dân hai bên đường lên Ngũ Hồ Sơn đều sử dụng lu chứa nước mưa, hồ tự tạo vài ba mét khối, kể cả nước của năm giếng Trời sanh. Cứ mỗi khu vườn đồi, vườn rừng đều có những căn chòi, căn nhà xuất hiện thì kèm theo hồ nước tự tạo để dùng sinh hoạt, bơm nước xịt xoài (dưỡng lá, kích thích ra hoa và chống sâu bệnh) và chăn nuôi gà, vịt. Chị Nguyễn Thị Duyên (gốc ở Nhà Bàn) cho hay, hầu hết bà con đi rẫy núi và mần vườn ở đây đều xuống trong ngày; lúc cao điểm trái cây thì đàn ông ở lại giữ, đàn bà sáng lội lên và chiều lội xuống. Họ coi căn chòi, căn nhà trên núi là chỗ trú nắng, trú mưa để mần ăn theo thời vụ. Sinh hoạt vốn đã tĩnh lặng lại trở nên đìu hiu, hoang vắng hơn.
Chị Cao Thị Diệp (gốc ở Thới Sơn), canh tác vườn điều khu vực năm giếng kể lại rằng, vắng vẻ như vậy, mà trung bình mỗi ngày vẫn có vài chục người đến cúng và viếng “Năm Giếng”; họ toàn là khách hành hương ở xa tận Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp… Còn trùng hợp vào các ngày lễ, Tết và dịp vía Bà Chúa Xứ núi Sam … họ lại leo lên rất đông, có lúc lên đến cả trăm người.
Mùa mưa năm nay đến sớm, cây ăn trái và cây rừng ở Ngũ Hồ Sơn rất sum suê, nào là nhãn, hồng quân, mãng cầu ta, ổi… cho nhiều hứa hẹn bội thu. Còn mấy hộc đá bên triền núi, những vồ đá cheo leo cũng phủ đầy thanh long và bắt đầu ra hoa kết trái. Anh Trần Văn Quang (gốc ở Thới Sơn) nói, dân núi Dài Năm Giếng sống nhờ mần vườn, trồng cây ngắn ngày dưới tán rừng, ngải bún và cây huyền là hai loài chủ lực. Bột huyền hiện bán hơn 30.000đ/kg, du khách và người hành hương rất thích dùng bởi có tính mát và ngon miệng. Ngải bún thì dùng để pha chế nấu bún cá, có hương vị cũng rất riêng, quyến rũ người ta dùng một lần thì sẽ tìm đến lần sau. Ngoài ra, còn có một số loài dược liệu quý hiếm được bảo tồn, sản xuất và mua bán. Đối với cây mãng cầu ta, điều, xoài bản địa (thanh ca), cát Hòa Lộc và cát chu cũng được xếp vào loại thế mạnh trên Ngũ Hồ Sơn.
Những năm gần đây, rừng phòng hộ đồi núi được bảo vệ tốt, cây phát triển và tạo nên nhiều tầng tán trông mát mắt. Khách du lịch, người hành hương cứ mỗi lần đi ngang Tỉnh lộ 948, ngước nhìn núi Két lại quay sang núi Dài Năm Giếng mà thầm cảm phục cư dân ở đây đã cần cù, chịu khó để có được màu xanh ngọt lành, no ấm!

NamSơn
13-01-2010, 12:53 AM
Núi Két tức Anh Vũ Sơn, người hành hương thì gọi là Núi Ông Két , là một ngọn núi nhỏ trong Bảy Núi, thuộc xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.
Núi Két có hình khối tròn, cao 225m, dài và rộng hơn 1.100m. Núi ở phía đông thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 70km về hướng tây theo Quốc lộ 91 rồi rẽ qua tỉnh lộ 948. Núi được bao bọc bởi những ngọn núi khác như núi Dài, núi Đất, núi Trà Sư, núi Bà Đắc.




Được gọi là Núi Két vì ở độ cao khoảng một trăm mét, tính từ chân núi, bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của nhiều người, nó gần giống mỏ chim Két (tức chim anh vũ).




Ở quanh núi có các di tích và thắng cảnh như: Bửu Sơn Linh Tự, Bửu Minh Tự, Đình Thới Sơn... Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 mét, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Đi dần lên núi có các địa điểm đáng tham quan như: Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Thầy, điện Phật Mẫu, điện Ngọc Hoàng, điện Huỳnh Long, điện Ba Cô, điện U Minh, điện Chư Vị Năm Non Bảy Núi và tiêu biểu nhất là “mỏ ông Két” cùng với nhiều truyền thuyết dân gian... Ngoài ra, còn có một đường lên núi khác, đối diện với đình Thới Sơn...
Đến Núi Két hể ghé thăm Đình Thới Sơn
Đình do Phật Thầy Tây An tức Đoàn Minh Huyên (1807-1856), giáo chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cùng với những tín đồ của ông xây dựng vào năm 1851, khi họ đến làng Xuân Sơn và Hưng Thới (nay là ấp Sơn Tây, xã Thới Sơn, Tịnh Biên, An Giang) khai hoang và canh tác.
Ban đầu đình được xây cất bằng cây rừng, mái tranh, vách lá, nền đất. Năm 1945 đình bị quân Pháp đốt phá. Năm 1956, đình được người dân dựng lại với khung sườn bằng gỗ, lợp ngói, nhưng lại bị bom đạn đánh sập.
Sau năm 1975, dân làng góp công, góp của xây dựng lại theo kiến trúc cổ lầu, ba bộ nóc, mái nhị cấp, lợp ngói Phú Hữu, tường xây, nền gạch men, bốn cột chính bằng bê tông cốt sắt có đường kính 60cm biểu trưng cho tứ chúng. Chung quanh đình còn có các công trình nhà khách, nhà bếp, bồn chứa nước...
Trước đình là cổng tam quan có mái che cổ kính. Sân đình có bàn thờ Tổ quốc, Thần Nông và các miếu thờ Sơn Quân, Bạch Mã, Chiến sĩ trận vong. Ngoài cổng là một hồ nước rộng chứa nước sinh hoạt cho cả vùng và cũng chính là nơi theo truyền thuyết, ông Đình Tây (đệ tử thân tín của Đoàn Minh Huyên) lén thả nuôi một con sấu hung dữ có tên Ông Năm Chèo.
Nội thất đình trang trí nhiều sắc màu, các khánh thờ chạm khắc công phu, sắc nét với các đề tài: Bát tiên, cuốn thư, hoa, điểu thú. Đình thờ Thành hoàng Bổn cảnh[1], trước hương án có cặp hạc đứng trên lưng qui chầu thần. Hai bên tả, hữu có các bàn đối xứng thờ Tiền hiền, Hậu hiền. Có võ ca làm chỗ diễn tuồng hát bội trình thần vào các ngày đại lễ Kỳ yên.[2]
Trước đây, đình còn là nơi dung chứa nhiều cán bộ cách mạng trong thời gian kháng Mỹ của dân tộc Việt. Đình Thới Sơn đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1999.
Ngoài đình Thới Sơn, chùa Thới Sơn, chùa Phước Điền (trại ruộng của Đoàn Minh Huyên ), mộ ông Bình Tây, mộ ông Bùi thiền sư (cũng là đệ tử của Đoàn Minh Huyên) đều được nhiều người viếng thăm, cúng bái khi đến tham quan núi
http://www.angiangbusiness.gov.vn/Portals/0/ImageAdvertise/Nui-Ket-Tinh-Bien.jpg

NamSơn
13-01-2010, 01:00 AM
Núi Nước còn có tên Thủy Đài Sơn, là một ngọn núi nhỏ nhất trong Thất Sơn[1].
Núi cao 54 mét, chu vi 1.070m, nằm giữa những cánh đồng rộng lớn, cách lộ nhựa 955b và núi Tượng khoảng 600m. Núi thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang






Tương truyền trên đỉnh núi, thuở xa xưa ai đó đã chôn sâu một trụ đá khắc chữ Tàu, cốt để trấn ếm long mạch, nhưng sau này đã được Ngô Lợi cho đào lên phá hủy, và sau nữa người ta dựng lên ở đỉnh một con rùa bằng đá và xi măng.
Tuy nhỏ và có dáng dấp như một hòn non bộ lớn, nhưng núi cũng có một ít cây cổ thụ, một ít hang động nhỏ... Nhưng nói rằng núi Nước có một hệ thống hang động và nó là núi Trà Sư là sai.
Núi Tượng
Núi Tượng còn được gọi là Liên Hoa Sơn, nằm tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Núi Tượng thấp nhỏ, chỉ cao 145 m và chu vi 3.825 m.[1] Nhiều người cho đây là một trong Thất Sơn. Từ xa, hình núi trông giống hình dạng con voi nên có tên là Núi Tượng.





Cây dầu trăm tuổi dưới chân núi Tượng
Ở đây nơi đáng chu ý nhất có lẽ là Nhà Mồ Ba Chúc
vào ngày 18 tháng 4 năm 1978, khi quân Pôn Pốt từ Campuchia tràn vào xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc). Đông đảo người dân quanh vùng đã kéo nhau lên Núi Tượng, tìm các hang đá sâu và hẻo lánh để ẩn nấp.
Mười một ngày sau, khi quân Pôn Pốt bị đánh đuổi, tại nhiều nơi trong đó có chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai và các hang của Núi Tượng như: Dồ Đá Dựng, Cây Da, Ba Lê, Tám Ất… và những nơi khác đã phát hiện nhiều xác dân thường bị quân Pôn Pốt lùng sục và thảm sát. Do một số xác người ở hang quá sâu, không thể mang lên, thân nhân phải lấp kín miệng hang. Theo Bia Căm thù Ba Chúc, số người bị thảm sát là 3.157 dân thường.
Hiện nay Nhà Mồ Ba Chúc trưng bày 1.159 bộ hài cốt nạn nhân cuộc thảm sát này





Núi dài
Núi Dài còn có tên Ngọa Long Sơn (núi rồng nằm), là trái núi dài nhất trong Bảy Núi (khoảng 8.000m), cao 580 m, nằm dọc theo tỉnh lộ 955B thuộc bốn xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì của huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
Núi Dài thuộc dạng núi dốc, được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt nên núi có độ cao và có độ dốc lớn trên 25 độ và phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạp khác nhau (đá núi lửa và đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta).
Núi Dài còn nhiều loại gỗ quý như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính...và còn một số loại chim muông và thú rừng.
Ngoài ra, núi Dài còn có rất nhiều nương rẫy, vườn cây ăn trái và thắng cảnh. Nhưng đặc biệt hơn cả đó căn cứ Ô Tà Sóc, một di tích cách mạng đã được xếp hạng
Ô Tà Sóc có nghĩa suối ông Sóc, nằm trên điểm cao của núi Dài, thuộc ấp An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, cách thị trấn Tri Tôn 11km. Đây là một vùng sơn lâm hiểm trở, cho nên từ năm 1962 đến năm 1967, nơi này là căn cứ của Tỉnh ủy An Giang với nhiều cơ quan trực thuộc...
Ngoài Điện Trời Gầm, nơi đặt cơ quan Tỉnh ủy, còn có Điện Huỳnh Liên, Vồ Cò, Vồ Cỏ Xã...là nơi những cứ điểm quang trọng. Đặc biệt trên đồi Ma Thiên Lãnh, có hang rộng có thể chứa hàng nghìn người.
Từ căn cứ địa này, Tỉnh ủy An Giang đã chỉ đạo quân và dân tỉnh đánh đuổi nhiều nhóm thổ phỉ và nhiều lần kháng lại các cuộc càng quét của quân đội Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa...
Theo lời kể, một lần vào năm 1969, một tiểu đội tiền tiêu của Ðoàn 61, chủ lực Miền, bị máy bay đối phương ném bom làm sập miệng hang. Bảy chiến sĩ bị kẹt trong hang, lúc đầu đơn vị tiếp lương thực bằng cách dùng ống tre đưa sữa, cháo loãng... Mấy ngày sau, vì đối phương càn quét liên tục, đơn vị đành phải bỏ lại các đồng đội để rút về rừng U Minh...



Các bạn ơi ! Vậy là chúng mình vừa đến thăm Bảy Núi nổi tiếng của An Giang rồi đó. Rất thú vị đúng không nào^^!

NamSơn
16-01-2010, 10:22 PM
Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư (gọi tắt là Trà Sư) thuộc rừng đặc dụng Việt Nam, nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Cách thị xã Châu Đốc khoảng 30km, từ tỉnh lộ 948 vào Trà Sư là con đường đất đỏ dài 3,5km. Con đường này sẽ được mở rộng 6m, tráng nhựa, khởi công trong tháng 11 và hoàn thành trong năm 2008 với kinh phí 8 tỉ đồng. Trà Sư hoạt động từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm. Vào cổng bạn không phải mua vé. Ngủ đêm không tốn tiền.

Con đường vòng quanh rừng xuyên qua hai hàng tràm Úc cao vời, mát rượi, rộng 4m rải đá dăm, xe hai bánh di chuyển khá tốt. Con đường dài 12km này tạo cho khu rừng có hình vuông. Dọc theo đường có 8 chốt bảo vệ xây cất bằng cây lá đơn sơ nhưng thẩm mỹ, nằm bên bờ kênh bao quanh rừng là 8 điểm tiếp nhận khách tham quan. Các chốt bảo vệ đều có nhiều “tum”, hoạt động theo phương thức du lịch cộng đồng, nghĩa là Trạm Kiểm lâm Trà Sư (đơn vị quản lý rừng) kết hợp với dân địa phương hướng dẫn du khách. Đặc biệt, giữa kinh Nhơn Thới, ngay ruột rừng, có nhà thủy tạ bày được khoảng 5 bàn ăn, tum lá và các bàn ăn được dọn dài theo mặt đường. Tum nào cũng có nhiều cánh võng để bạn ngả lưng, thư giãn.

Thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết, khách nườm nượp đến đi xuồng máy tham quan khu rừng đẹp đến kỳ ảo này. Xuồng chở 4 người, mỗi người 50.000 đồng, dạo trên mặt nước khu dự án khôi phục 20ha rừng tràm sinh thái. Bạn sẽ được chứng kiến khi thì màu xanh ve chai của mặt nước, lúc có màu nước trà, rồi màu nước hổ phách với các thủy sinh vật độc đáo, phong phú. Bạn sẽ “lác mắt” với năn kim bạt ngàn như rừng chông, những cánh rừng tràm vài năm tuổi mọc lấp lửng mặt nước. Và hàng bao nhiêu chim, cò, dơi sen, dơi quạ... tạo thành cảnh “thiên địa hỗn mang”.

Sau đó bạn thưởng thức “vị ngọt Trà Sư” với giá vừa phải. Thấm đẫm phong vị thời khẩn hoang có cá lóc nướng trui. “Mang tiếng” nướng trui nhưng nó chỉ được làm chín trên bếp than hồng, ăn kèm với các loại rau xanh – rau sạch hẳn hoi. Cá lóc bự con (50.000 đồng/con), còn được chiên xù, chiên sả ớt hấp hành, lẩu chua cay, nấu ngót, kho tộ, cũng ngon “thấu trời”. Cá rô kho tộ, lẩu chua cay ăn kèm bông súng, chiên xù, nướng trui, lẩu mắm, từ 15.000- 40.000đ/món. Canh chua cá dảnh cũng ngon mà thịt xào mặn ai ăn cũng tấm tắc khen ngợi. Lại còn bông súng, bông điên điển, rau muống bóp giấm, ngon không phải vì lạ miệng mà nhờ tài khéo “bóp” giấm vừa chua vừa ngọt, ăn hoài vẫn cứ muốn gắp. Gà 100.000-120.000 đồng/con, chế biến thành nhiều món. Tại đây, bạn còn được thưởng thức nước mắm cua đồng mặn dịu, hậu ngọt được ủ trong vòng 20 ngày với kỹ thuật điêu luyện. Loại nước mắm này giàu đạm, chất lượng cao, giá 10.000 đồng/lít...
http://www.tuoitreangiang.com/home/modules/News/pic/1231577492_tram-bai.jpg
http://farm3.static.flickr.com/2690/4057831320_ab24138bb5.jpg
http://farm4.static.flickr.com/3419/3959806476_99836172da.jpg
http://tuvanonline.com/sites/new.tuvanonline.com/files/TraSu101209_11.jpg
http://xomnhiepanh.com/uploads/gallery/2009/10/6267_1256627258.jpg
http://www.vnphoto.net/data/p1/1_3519.jpg
(Theo Báo Cần Thơ)

NamSơn
16-01-2010, 10:35 PM
An Giang có nhiều mô hình du lịch độc đáo như du lịch cộng đồng-nghỉ qua đêm; du lịch làng nghề; du lịch leo núi; tham quan-mua sắm nơi biên giới. Hiện nay, có một điểm đến thật hấp dẫn và khá mới lạ cho những ai thích chiêm ngưỡng cảnh sông nước hữu tình; thưởng thức những món ăn dân dã tuyệt vời; nghe những bài ca vọng cổ mùi mẫn đến ngây ngất cõi lòng, đó là: Búng Bình Thiên, một điểm đến hấp dẫn cho du khách.

“Đệ nhất hồ trời”

Từ thị xã Châu Đốc (An Giang), du khách qua cầu Cồn Tiên trên sông Châu Đốc, men theo tỉnh lộ 956 hơn 30km, hướng về cửa khẩu Khánh Bình là đến Búng Bình Thiên, một địa danh của huyện An Phú. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên mênh mông xanh mát trong khi nước của những kinh-rạch-sông-hồ quanh vùng Búng Bình Thiên vẫn đục. Hồ nằm cặp sông Bình Ghi-một nhánh của sông Hậu nằm sát huyện Preythum của tỉnh Kandal, Campuchia-có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.

Tương truyền, cách đây trên 200 năm, một nhánh quân Tây Sơn đã chọn vùng này làm căn cứ địa. Thời đó, khu này khô khốc, gây khó khăn trong sinh hoạt cho nghĩa quân. Một viên tướng thấy vậy đã van vái, rút gươm đâm xuống lòng đất trũng, cầu thủy dâng lên. Lạ thay, khi lưỡi gươm vừa động thổ thì có một dòng nước trắng xanh cứ trào tuôn mãi, ngập cả những bờ đất quanh vùng này, biến vùng trũng nứt nẻ thành một hồ nước rộng lớn, bao la. Theo lý giải của cư dân bản địa, tiếng Búng có nghĩa là hồ hay đầm; nước từ dưới hồ dâng lên tự nhiên phẳng lặng, yên ắng nên gọi là Bình, còn Thiên nghĩa là Trời. Từ đó, cư dân vùng này cứ gọi hồ này là Búng Bình Thiên-Thiên Hồ hay Hồ Trời cho đến ngày nay.

Hồ nằm giữa 3 xã Khánh Bình; Khánh An; Nhơn Hội của huyện An Phú. Mùa khô hạn, diện tích hồ còn khoảng 300ha do nước hạ xuống (từ lâu không bao giờ cạn nước dù thời điểm oi bức nhất). Mùa nước nổi nước dâng lên làm mặt hồ rộng khoảng 900ha. Có thể nói rằng, đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Tây. Hồ hiện nay cung cấp lượng nước ngọt rất lớn quanh năm cho cư dân cả vùng và cũng là hồ có nhiều cá đồng bậc nhất vùng biên giới. Độ sâu trung bình của hồ khoảng 4 mét và có nhiều cá nên nhân dân sống quanh hồ giăng lưới, chài lưới khai thác lượng thủy sản nước ngọt tự nhiên nơi đây. Cảnh quan hồ thật khoáng đãng, gió lộng tứ bề. Khi mùa nước nổi đến, nhà sàn của một bộ phận cư dân sống ven hồ núp dưới những rặng cây xanh nhưng xung quanh ngập nước, tựa như những chấm phá cỏ - cây - hoa - lá được thêu trên nền trắng xanh thơ mộng của bức tranh tự nhiên vậy! Có dịp đến đây, chúng tôi đã ngao du quanh hồ bằng thuyền, thưởng thức các món ăn dân dã như chuột nướng; lẩu mắm nấu với cá rô đồng chấm với bông súng, bông điên điển; chả cá linh hay cá linh non kho với trái me non... thật ngon bá cháy! Ban đêm, chúng tôi ngủ tại nhà (homestay) của người đồng bào dân tộc Chăm An Phú với cảm giác mơ màng; lâng lâng...

Đánh thức tiềm năng!

Theo UBND huyện An Phú, hiện nay, huyện đang mời gọi đầu tư phát triển điểm du lịch về Búng Bình Thiên. Nơi đây là một địa điểm đã được xác định trong quy hoạch chung khu du lịch phục vụ nhu cầu bảo tồn văn hóa nghỉ ngơi, giải trí cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nằm trong tuyến du lịch thuộc khu vực kinh tế và cửa khẩu Khánh Bình của huyện An Phú. Quanh Búng Bình Thiên có khoảng 400 hộ dân chuyên sống bằng nghề nông. Khu này có phía Bắc giáp khu dân cư sinh thái phục vụ du lịch; phía Nam giáp hồ Búng Bình Thiên lớn, tổng diện tích quy hoạch 139ha (tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng). Dự kiến du khách đến khoảng 20.000 người/năm. Tỉnh lộ 956 từ xã Đa Phước đi Khánh An đến cửa khẩu Khánh Bình sang Campuchia đường nhựa; tỉnh lộ 957 đến cửa khẩu Khánh Bình nối tỉnh lộ 956 là trục đường chính nối liền khu du lịch Búng Bình Thiên. Hệ thống giao thông thủy bộ khá thuận tiện, sông Hậu, sông Bình Ghi, tạo nên Búng Bình Thiên một hồ chứa nước và nền văn hóa người Chăm có nhiều lễ hội, thu hút nhiều du khách hàng năm.

Theo lời bà Phan Thị Thúy Truyển, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại-Du lịch - Đầu tư tỉnh An Giang thì Búng Bình Thiên có nhiều thú tiêu khiển mùa nước nổi độc đáo với những món ăn sông nước cùng với nếp sinh hoạt văn hóa phong phú của 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm với các lễ hội văn hóa đặc biệt ở đây chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách. Trong tương lai gần, sau khi khu du lịch Búng Bình Thiên chính thức vào khai thác, sẽ tạo thêm một diện mạo mới cho du lịch An Giang. Văn minh lúa nước và phong cách nông dân Búng Bình Thiên là những giá trị văn hóa nếu được khai thác đúng đắn sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách khắp nơi. Gắn với du lịch mùa nước nổi, Búng Bình Thiên sẽ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-văn hóa vùng biên viễn này.
http://www.tuoitreangiang.com/home//modules/News/pic/1242958709_0-abungbinhtien.jpg
http://www.lhctravel.com/admin/hinh/BungBinhThien1239847896.jpg

(Theo Báo Cần Thơ)

NamSơn
16-01-2010, 10:45 PM
Xã Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên, An Giang), quê hương Bác Tôn, được người dân địa phương gọi bằng cái tên đầy tính truyền thuyết: Cù lao ông Hổ. Giữa mênh mông sông nước, cù lao nổi lên như một cái mai rùa khổng lồ xanh ngắt.

Các bậc cao niên ở đây kể rằng, thuở xưa, vùng đất này là một khu rừng rậm rạp, nhiều muông thú. Vào thời khẩn hoang, những đoàn người đi mở đất từ phía Long Xuyên đã chặt cây rừng kết bè vượt sông Hậu sang khai phá rừng hoang làm ăn. Họ vào rừng đốn củi, săn bắt, xuống sông đánh cá, dựng nhà, lấn rừng lập làng.

Một năm kia, nước sông Hậu dâng lên cuồn cuộn gây lũ lớn, nhấn chìm dải cù lao. Con người và muông thú phải vật lộn trong dòng lũ để bảo toàn mạng sống. Gia đình nọ trong lúc chống xuồng tránh lũ đã phát hiện một chú hổ con bị kiệt sức, sắp chết đuối. Họ vớt hổ con lên xuồng đưa về nhà chăm sóc, cho ăn ở cùng với người. Trong tình thương yêu của con người, loài mãnh thú cũng trở nên hiền hòa, thân thuộc.

Gia đình ấy có một cô con gái bị mù. Đáp lại ơn cứu mạng, nuôi dưỡng, hổ thường vào rừng săn bắt muông thú về cho gia chủ. Hằng ngày, khi bố mẹ vào rừng làm rẫy, hổ cho cô bé mù cưỡi lên lưng đưa cô đi theo. Người và hổ thân thiết như đôi bạn tri kỷ. Đến một ngày, cô gái đổ bệnh qua đời. Hổ buồn rầu và một thời gian sau cũng chết theo. Dân làng thấy hổ ăn ở có tình có nghĩa chẳng khác gì con người nên đã lập miếu thờ, gọi là miếu thờ ông Hổ. Cái tên Cù lao ông Hổ cũng ra đời từ đó.

Truyền thuyết ấy truyền một thông điệp cho thế hệ mai sau về tinh thần lao động, ý chí vượt khó của cha ông, đề cao cái tình, cái nghĩa ở đời. Tình nghĩa là gốc tạo nên sức mạnh đoàn kết, nhân ái. Có điều đó thì mọi việc trên đời, dù khó khăn đến mấy cũng thành công.

Hiện nay, Cù lao ông Hổ là một địa chỉ du lịch thu hút đông đảo du khách. Miếu thờ Ông hổ đã được tôn tạo, trở thành giá trị tín ngưỡng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
http://www.diendan.eva.vn/imagehosting/648202cc161265.jpg
http://www.simplevietnam.com/uploads/DAT%20NUOC%20-%20CON%20NGUOI/AN%20GIANG/nhabacton.jpg
(Theo Quân Đội Nhân Dân)

NamSơn
16-01-2010, 10:51 PM
Những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những dãy núi đá trập trùng gắn liền với bao nhiêu huyền thoại, đó là hình ảnh đẹp tuyệt vời của Thoại Sơn (An Giang). Và nếu đã đến nơi đây, hẳn là mọi người đều mong sẽ có ngày trở lại, nhất là với Óc Eo - nơi không chỉ là di chỉ khảo cổ nổi tiếng mà còn là nơi cuộc sống của người Việt, người Khmer đang đổi thay từng ngày...

Khi tôi đến ấp Tân Ðông (thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang) thì đã gần giữa trưa, trời nắng chang chang. Trên con đường rải nhựa rộng rãi ở đầu ấp, từng đoàn nữ sinh trung học thướt tha áo dài trắng đang hối hả đạp xe về nhà sau lúc tan trường. Dọc hai bên đường, cây cối tươi tốt xanh rì, thấp thoáng sau những rặng thốt nốt là cánh đồng bát ngát, lúa đã bắt đầu hoe hoe vàng. Nghe tôi đề nghị cùng đi thăm bà con trong ấp, anh Lý Sư Kim - Ấp trưởng người Khmer, lại tỏ ra ngần ngừ. Thấy là lạ, tôi hỏi: "Giờ này bà con chủ yếu ở nhà, vào thăm có sao đâu anh?". Vừa rót nước mời tôi, Lý Sư Kim vừa trả lời:

- Tôi đói bụng sắp lả rồi, phải ăn cơm đã!

Nghe anh nói vậy, tôi tò mò gặng hỏi. Hóa ra là Lý Sư Kim dậy từ 6 giờ sáng để vào xóm vận động bà con hưởng ứng xây dựng ấp văn hóa. Dậy sớm chẳng kịp ăn, định để gần trưa mới về nhà ăn cơm, giờ thì anh đang đói mèm. Biết chuyện, tôi cười và trêu anh: "Tôi tưởng anh nhịn bữa sáng để tiết kiệm, chứ nhịn để làm việc cho bà con trong ấp thì tôi sẽ đưa lên báo đấy!". Lý Sư Kim cười thật hiền: "Mình quen rồi!". Làm ấp trưởng ở một ấp có hơn 500 hộ gia đình với hơn 70% dân số là người Khmer, xem ra công việc hằng ngày của Lý Sư Kim cũng vất vả, nhưng cái nước da đen bóng cùng thân hình chắc nịch của anh ấp trưởng vừa là cán bộ vừa là nông phu lại đưa tới một niềm tin bình dị không dễ có. Cán bộ thị trấn Óc Eo có vẻ rất quý Lý Sư Kim, vì thấy họ tay bắt mặt mừng, chuyện trò, cười nói rôm rả.

Gần hai mươi năm trước đây, tôi đã đến Châu Ðốc. Thời ấy ở cửa khẩu Tịnh Biên chỉ có một chiếc ba-ri-e bằng tre, sơn trắng đỏ, đặt giữa đường làm ranh giới giữa hai nước. Bốn phía cảnh vật hoang vu, hàng hàng thốt nốt tiêu điều, cánh đồng trơ gốc rạ. Qua nhiều xóm ấp, thấy nhà cửa còn tạm bợ, trẻ em và người già bó gối ngồi nhìn ra đường... Vậy mà tới hôm nay, mọi sự đổi thay đến kinh ngạc. Cửa khẩu Tịnh Biên xây dựng bề thế, cách cửa khẩu không xa là khu thương mại rộng mênh mông đang hình thành nhưng đã có cửa hàng bán hàng miễn thuế, du khách tấp nập vào ra. Trên các nẻo đường tấp nập ô-tô, xe máy từng đoàn ngược xuôi. Còn nhà cửa thì nhiều vô kể, phần lớn được xây khá đẹp, nhôm kính sáng loáng. Bóng dáng vất vả của ngày xưa như đã lùi xa. Biết tôi muốn tới thăm một gia đình nghèo trong ấp Tân Ðông, anh Mai Ðức, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn, đưa tôi đến nhà chị Khưu Thị Sậy. Anh chị sinh được sáu người con, nhà có tám công đất. Mấy năm trước, anh Chau Phú - chồng chị và ba đứa con chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo, 8 công đất dần dần phải sang nhượng để lấy tiền thuốc thang. Rồi cũng không lại, anh Chau Phú và ba cháu lần lượt ra đi. Ðất đai không còn gì, mấy mẹ con chị sống trong ngôi nhà mới được xây dựng từ Chương trình 134, hằng ngày nhận gia công bóng cá cho cơ sở trong ấp, mỗi tháng thu nhập gần triệu đồng, tất cả đều trông vào đó. Ấp và Hội Nông dân đang tìm cách giúp mẹ con chị tìm sinh kế lâu dài. Anh Mai Ðức bảo với tôi:

- Ở đây, một trong những việc khó khăn nhất là giúp bà con thay đổi thói quen đã có từ lâu đời "được đồng nào xào đồng ấy", không tích lũy, đầu tư lâu dài. Ðiều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng làm ăn không có kế hoạch thì nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói. Sau nhiều năm kiên trì tuyên truyền và thuyết phục, thói quen mới bắt đầu hình thành, bà con dần thích ứng với lối làm ăn mới.

Về điều này thì có thể coi gia đình anh Trần Hải là một thí dụ điển hình. Anh chị là người Khmer. Ngoài việc canh tác trên 12 công đất mỗi năm thu hoạch khoảng 14 tấn lúa, anh chị còn nuôi dê, trồng khổ qua, dưa leo, lạc,... trừ mọi chi phí, hằng năm gia đình tích lũy được vài chục triệu đồng. Cùng ngồi uống nước dưới bóng cây xoài rợp lá, lúc lỉu quả, nhìn nụ cười hồn hậu của anh chị, tôi thêm hiểu về hạnh phúc của họ. "Mình chịu khó làm ăn, mình không sợ đói", anh Trần Hải nói như thế và tôi tin anh. Nhưng tôi còn tin hơn nữa khi thấy ngoài ngôi nhà bề thế, anh chị mới xây một "nhà mát". Từ xa xưa, người Khmer đã có tập quán dựng những ngôi nhà mát cạnh đường, nhà thường làm bằng tre, lợp lá thốt nốt, để khách bộ hành dừng chân nghỉ ngơi, uống bát nước, ăn vài quả chuối, quả xoài. Rồi thời của đi bộ đã qua, thời nay đi đâu đã có xe đạp, xe máy, thậm chí ấp Tân Ðông có bến xe khách ra tận thị xã Châu Ðốc, chưa kể hàng quán dọc hai bên đường,... có lẽ vì thế mà nhà mát dần dà vắng bóng. Vườn rộng, gia đình anh Trần Hải bỏ ra 80 triệu đồng xây một ngôi nhà mát kiểu mới, rộng gấp năm bảy lần các ngôi nhà mát tôi từng gặp ngày trước. Ngôi nhà cao ráo, lát gạch men hồng, bốn bề thoáng mát, hàng cột bê-tông bề thế, chạm trổ cầu kỳ, như là lầu hóng gió của các gia đình quyền quý. Lại có cả bể nước máy, mấy bộ ấm chén phòng lúc đông người. Hóa ra, nhà mát vẫn có giá trị riêng của nó, bà con qua đường tạt vào gặp nhau trò chuyện, người ở xa thì nghỉ lại qua đêm, sáng hôm sau đi tiếp, không phải vào nhà trọ. Tôi hỏi: "Khách vào nhà mát có lên nhà trên với anh chị không?", anh Trần Hải trả lời:

- Có chứ, có cô, bác còn ở lại ăn cơm với gia đình!

Vậy đấy, cuộc sống đang ngày càng sung túc về mặt vật chất, thì vẫn cần tới những tấm lòng và hơn nữa, sự cộng cảm có tính chất cộng đồng vẫn là điều không thể thiếu trong cuộc sống của người dân ấp Tân Ðông này. Ngay cả chủ các doanh nghiệp ở đây hình như cũng mang theo nỗi niềm đó, như khi Trần Xuân Tường, chủ nhân cơ sở chế biến bóng cá ba sa kể rằng: "Cuối tuần, cơ sở của tôi thanh toán tiền công ngay cho bà con, chưa tuần nào bị lỡ. Bà con đến làm cho mình, trực tiếp bỏ công sức ra thì phải nhanh chóng trả tiền công cho bà con". Cơ sở chế biến bóng cá ba sa của anh đặt ven cánh đồng, nhà xưởng rộng hơn 6.000 m2, nhân công làm tại chỗ có hơn 100 người vốn là lao động dôi dư trong ấp. Ngoài ra, còn có hơn 200 hộ gia đình nhận gia công bóng cá tại nhà. Ấp Tân Ðông có ba cơ sở sản xuất bóng cá ba sa như của Trần Xuân Tường, tức là đã có hàng nghìn lao động trực tiếp hay gián tiếp được giúp công ăn việc làm. Xem ra con cá ba sa chẳng có gì là thừa, thịt xuất khẩu đằng thịt, mỡ xuất khẩu đằng mỡ, đến cái bong bóng sấy khô cũng là một mặt hàng được ưa chuộng. Gần đây, việc xuất khẩu cá ba sa không được như trước, nhưng các cơ sở sản xuất vẫn cố gắng tìm nguồn, thu xếp đầu vào đầu ra để duy trì sản xuất, sao cho thu nhập của bà con không hẫng hụt. Cái nết hay làm của nông dân đồng bằng Bắc Bộ như đã "ăn vào máu" của những người như anh Trần Xuân Tường. Anh cùng gia đình từ Thái Bình vào đây từ mấy chục năm trước, chịu khó làm ăn, tích lũy vốn liếng rồi xây dựng cơ sở sản xuất, ngay khu vực nhà xưởng của anh đã trị giá hơn hai tỷ đồng. Chỉ nghe tiếng nói, nhìn nụ cười của bà con trong ấp đang làm việc trong khu chế biến hoặc trên sân phơi cũng thấy ở đây không chỉ có lao động mà còn có cả niềm vui.

Ngồi sau chiếc xe máy của anh cán bộ phụ trách công thương của thị trấn Óc Eo đi thăm các xóm ấp. Nghe thoang thoảng trong gió tiếng anh giới thiệu các dự án của thị trấn sắp được triển khai, tôi không thể nhớ hết. Chỉ thấy ấn tượng với ngôi trường THPT bề thế đang xây dựng mới ở đầu ấp Tân Ðông. Ngoài trường THPT của thị trấn, ở Tân Ðông còn có một trường THCS và hai trường tiểu học. Toàn bộ trẻ em trong ấp đều được đến trường, học sinh nghèo được hỗ trợ học phí, sách vở. Mọi gia đình trong ấp đều sử dụng điện lưới, cần ăng-ten tua tủa trên mái các ngôi nhà. Cuộc sống mới, trẻ trung, đầy sức sống hiện rõ trên từng gương mặt tôi đã gặp và ấn tượng nhất là sự năng động, trẻ trung của đội ngũ cán bộ từ thị trấn tới xóm ấp, như Phó Chủ tịch thị trấn Phạm Thế Hùng chẳng hạn. Năm nay anh 31 tuổi, đã tốt nghiệp ngành cầu đường ở Trường đại học An Giang. Trò chuyện với Phạm Thế Hùng, tôi liên tưởng tới hình ảnh của Óc Eo trong thời đổi mới. Với những cán bộ trẻ, có tri thức, ham học, ham làm lại biết lo cho dân, cùng với tác phong sống và lao động kiểu mới, chắc chắn Óc Eo sẽ có bước tiến dài trong năm tháng không xa. Vâng, vì biết lo cho dân nên mấy cán bộ thị trấn đều tần ngần và đượm buồn khi cùng tôi đứng bên nơi lẽ ra đã là hồ nước sạch của thị trấn. Tôi nói "lẽ ra" vì đây là dự án được Nhà nước đầu tư gần mười tỷ đồng để Óc Eo có nơi trữ nước tưới tiêu cho mấy chục ha lúa và hoa màu, đồng thời là nguồn cung cấp trước khi lọc sạch làm nước tiêu dùng. Theo dự kiến, công trình hoàn thành vào tháng 12-2008 để bà con đón năm mới. Một công ty ngoài Hà Nội trúng thầu, tiền đền bù đã thanh toán xong, họ mở con đường đắp cát dài khoảng 20 m rồi bỏ đấy, không rõ lý do tại sao. Nhìn lòng hồ ngổn ngang đá tảng, chung quanh vách đất nham nhở, tôi tự hỏi không biết những người có trách nhiệm ở công ty đã trúng thầu kia nghĩ gì. Vì lợi nhuận hay vì khó khăn mà họ có thể thờ ơ với một niềm hy vọng của đồng bào mình ở nơi xa xôi này?

Chuyến đi nào cũng phải đến hồi kết thúc. Khi Núi Sập với bức tượng Thoại Ngọc Hầu vàng rực lên dưới ánh nắng lúc ban mai và khi những hàng thốt nốt đã lùi lại ở phía sau thì tôi đã nghĩ đến ngày phải trở lại. Trở lại để gặp người cũ cảnh mới, để được biết mẹ con chị Khưu Thị Sậy đã có cuộc sống ra sao, trở lại để thấy cái hồ nước sạch có dáng vóc thế nào. Trở lại để chứng kiến các dự án mà tôi đã được nghe nói tới, trở thành hiện thực. Thêm nữa, sẽ trở lại để được bơi thuyền trên hồ Ông Thoại và ngắm nhìn mây núi miền tây.
http://media.lookatvietnam.com/2009/10/images1871530_Mount-BaThe.jpg
(Theo báo nhân dân)

NamSơn
16-01-2010, 10:57 PM
Nằm trên sông Tiền, giáp giữa Đồng Tháp và An Giang, với chiều dài 12km, chiều rộng 7km, bốn bề sum suê cây trái, cù lao Giêng còn có nhiều di tích, kiến trúc xưa từ thời Pháp thuộc đáng để lữ khách phương xa khám phá.

Nổi bật nhất của toàn cảnh cù lao Giêng là những kiến trúc tôn giáo đặc trưng của thời kỳ Pháp thuộc. Nhà thờ Cù Lao Giêng, theo những cư dân bản địa, đây là ngôi thánh đường đầu tiên của xứ Nam kỳ, là cầu nối giữa các cha truyền đạo bên Cao Miên (Campuchia) và Việt Nam; đây cũng là trạm trung chuyển các vật dụng cần thiết cho việc sinh hoạt và truyền đạo bằng ghe đò lên miền thượng sang Campuchia. Ngôi thánh đường mang lối kiến trúc rặt Pháp được gìn giữ cẩn thận còn nguyên vẹn, với tháp chuông cao vút, các trụ cột thiết kế liên hoàn, kết hợp cùng các ô gió và tháp nhỏ để tạo thành một kiến trúc nguy nga, hoành tráng.

Không xa nhà thờ Cù Lao Giêng, những căn nhà xưa được xây dựng từ năm 1916, mang lối kiến trúc nhà rường gỗ ba gian hai chái, tường gạch bao tứ diện. Sân nhà là những chậu kiểng cổ mai chiếu thuỷ với dáng thế “tam cang ngũ thường” – một lối kiểng cổ quen thuộc của người Nam bộ. Tất cả được bảo tồn nguyên vẹn.

Song song với những kiến trúc cổ của thánh đường, nhà xưa từ thời Pháp thuộc, những ngôi chùa ở cù lao Giêng lại là nơi khách thập phương tứ xứ tìm đến vãn cảnh, cúng viếng đông đúc mỗi ngày. Nổi nhất là chùa Ông Đạo nằm, còn gọi là chùa Thành Hoa gốc người Đồng Tháp, tu theo Phật giáo sau biến hoá dần, bày ra một hình thức tu luyện khác lạ.

Bình lặng hơn trong không gian chùa chiền ở cù lao Giêng có chùa Phước Minh, dân trong vùng hay gọi chùa Bà Vú. Ngôi chùa nổi bật giữa một màu xanh cây trái là ngọn tháp cửu trùng (chín tầng) và chiếc cổng tam quan nằm dọc ngay giữa con đường nhỏ vào chùa cũng là một điểm nhấn thú vị.

Trong số những di tích kỳ lạ ở cù lao Giêng, có một khu mộ độc đáo gồm ba phần mộ liền kề với lối xây dựng lạ mắt và độc đáo nhất trong kiến trúc lăng mộ. Đây được gọi là phần mộ của “Ba quan thượng đẳng” – ba anh em người cù lao Giêng, được mời ra kinh thành Huế phong chức vụ theo đường binh nghiệp, rất có công với triều đình nhà Nguyễn, sau đó hy sinh ngoài chiến trận và được vua Gia Long phong chức Ngọc Hầu.

Mộ phần ba quan bố trí không đồng nhất nhau, một mộ mang hình con mực đầu lượn ra phía cửa, mộ hình cá chép nằm ngược đang trở đầu uốn theo con mực, và mộ hình con rùa cũng xoay theo con cá chép. Câu chuyện về mộ phần với những sinh vật biển được bố cục kỳ lạ, đều có ngụ ý. Ba con vật đọc theo Mặc – Lý – Quy (Mặc đọc theo âm Hán nghĩa là cá mực, là sự im lặng), tức là “về trong im lặng”. Bởi vậy, tuy là võ tướng của triều đình, có công lớn, nhưng phần mộ của ba vị tướng nhỏ nhoi, nằm lặng lẽ giữa đồng, nay do người cháu trông coi và nắm giữ nhiều câu chuyện cụ thể, thú vị về ba vị quan cũng như ý nghĩa của lăng mộ kỳ lạ này.
http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2009/09/nha-the1bb9d-cu-lao-gieng-2.jpg
http://www.tuoitreangiang.com/home/modules/News/pic/1226999942_culao.jpghttp://kimchi.jcapt.com/img1/store/diembao/%20n%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p%20tr%C3%A1i%20c%C3%A 2y.jpg
http://www.4so9.com/image_upload/1405/img_0167_1600.jpg
http://i110.photobucket.com/albums/n88/ducanop/rong%20choi%20cung%20Pentax/142.jpg

(Theo SGTT)

NamSơn
17-01-2010, 01:20 AM
http://www.tuoitreangiang.com/home/modules/News/pic/1263177435_sau.jpg
Sầu đâu (xoan ăn gỏi) là loại cây hoang dã, mọc nhiều ở An Giang, Kiên Giang… Thân cây cao và thẳng, không kén đất, dễ trồng. Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát; hoa thì ít đắng hơn và thơm.

Ta cần phân biệt 2 loại cây để khỏi nhầm lẫn: cây sầu đâu (còn gọi là cây xoan ăn gỏi), tên khoa học là Azadirachta indica Jus.F., lá một lần kép, hoa màu trắng, lá và hoa ăn được; khác với cây cùng họ là cây xoan (miền Trung gọi là cây sầu đâu hay sầu đông), tên khoa học là Meliaazedarach L., lá 2 lần kép, hoa màu tím, rất độc, lá không ăn được.

Hàng năm, vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Người dân thường hái lá sầu đâu (đọt non lẫn nụ hoa) để ăn và bán. Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc - An Giang) vào thời điểm trên, bạn có thể mua được từng bó lá, hay hoa sầu đâu về làm quà cho bạn bè. Đây là đặc sản của vùng Bảy Núi - An Giang (giống như rau sắng chùa Hương ở miền Bắc).

Những người mới ăn lá sầu đâu lần đầu sẽ thấy vị đắng (hơn rau đắng), nhưng chịu khó nhai chậm rãi, vị đắng của lá sẽ tác động vào tuyến nước bọt biến thành vị ngọt, ăn riết “đâm ghiền”. Món ăn chế biến từ lá sầu đâu được mọi người thích nhất là trộn với khô sặt rằn, xoài sống và dưa leo. Để cho món ăn thêm phần phong phú, người ta còn trộn vào cả thịt ba rọi, tôm…

Sầu đâu mua ở chợ về rửa sạch, để ráo, cho vào nồi trụng với nước sôi (hay nước cơm sôi) cho bớt vị đắng. Thịt ba rọi luộc, xắt mỏng. Tôm sú luộc, bỏ vỏ. Khô sặt rằn nướng xé nhỏ. Dưa leo và xoài xanh bằm sợi. Trộn đều tất cả với nước mắm ớt pha chua, ngọt cho vừa khẩu vị. Rắc thêm một ít rau thơm, ngò rí, đậu phộng giã giập, thêm vài lát ớt vào dĩa gỏi cho có màu sắc hấp dẫn. Nhớ chuẩn bị chén nước mắm me (pha hơi sệt, chấm mới bắt!).

Gắp một miếng gỏi lá sầu đâu chấm vào nước mắm me, nhai chầm chậm. Vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị chua của me chín hòa lẫn vị đắng hậu ngọt của lá sầu đâu thấm dần vào vị giác, len xuống tận cổ… Nếu có thêm “chất cay” nữa cho đủ bộ “cay + đắng”, hẳn bạn sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của loại cây vùng Thất Sơn huyền bí này!

:so_funny:Mình thích ăn lá sầu đâu này lắm. Nó rất đắng nếu mà ai không biết bỏ vô miệng ăn thấy đắng nhả ra liền là tôi dám chắc tởn tới già nhưng mà nhẫn nại tý sẻ biết được vị ngon của nó ngon lắm các bạn à.:so_funny:

http://www.tuoitreangiang.com/home/modules/News/pic/1256531145_khoran.jpg
Khô rắn khi nướng thơm ngon khó tả. Xé từng thớ thịt vàng ươm, nhai chầm chậm, nuốt hết chất ngọt, thực khách sẽ thoảng nghe một thứ mùi vị thật lạ lẫm và khoái khẩu.

Mùa nào thức nấy. Ai đến Đồng Tháp, An Giang vào những ngày nước nổi lênh đênh mà không thưởng thức món cá linh-bông súng, đặc sản ếch nướng hoặc các món rắn thì lúc trở về sẽ tiếc nuối dài dài.

Món ngon mùa nước nổi

Rắn bây giờ khó kiếm lắm, nhất là hổ đất, hổ hành, còn hổ hèo thì lại càng quý hiếm, không phải có tiền là mua được.

Ngoại trừ vào mùa nước nổi, các tay lưới chuyên nghiệp đã lùng sục khắp nơi mới thu gom được những con rắn hiền như bông súng, ri voi, ri cá, rắn nước, rắn trun…

Đa số người săn bắt rắn là người Kh'mer, họ mang từ biên giới qua bán cho các chủ vựa Việt Nam, nhiều nhất là tại chợ An Phú, chợ Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, An Giang).

Rắn bắt được thường bán cho các nhà hàng, quán ăn và khách du lịch. Do mỗi năm chỉ có một mùa nước nổi nên nhiều cơ sở đã thu mua rắn để làm khô, dành phục vụ cho khách du lịch.

Một trong những đại lý khô rắn có tiếng hiện nay là hiệu mắm Bà Giáo Khỏe 55555 tại Châu Đốc, An Giang.

Chị Kim Loan, chủ sạp khô rắn tại chợ cửa khẩu Tịnh Biên, cho biết khô rắn làm toàn bằng thịt của các loại rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá.

Muốn làm, trước hết phải lột da rắn, cạo lấy thịt, bỏ xương. Sau đó dùng thịt ướp muối và gia vị, xong ép mỏng và phơi khô.

Khô rắn khi nướng trên bếp than hồng sẽ tỏa mùi thơm phức. Lúc thưởng thức, chúng ta có thể xé từng thớ thịt vàng ươm, nhai chầm chậm và từ từ nuốt hết chất ngọt sẽ thoảng nghe một mùi vị đặc biệt và khoái khẩu.

Bình dị mà ngon

Khô rắn hơi dai nhưng không cứng so với khô cá lóc và cá chạch. Tuy là món ăn bình dị được chế biến từ nguyên liệu thuần Việt nhưng khô rắn vô cùng hấp dẫn nhờ hương vị và bí quyết riêng. Muốn cầu kỳ hơn, thực khách có thể nhấm nháp kèm với dưa leo, xoài sống, cóc non và chấm với tương ớt cay cay, cứ thế mà lai rai hết miếng này tới miếng khác, không chê vào đâu được.

Khô rắn là món ăn chơi hấp dẫn của chị em, và cũng là món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu.

Do đó, khi đến An Giang tham quan trong mùa này, bạn nhớ đem thêm chai rượu để chuyền tay nhau, nhâm nhi thưởng thức món đặc sản Bảy Núi.