PDA

Xem đầy đủ chức năng : Những nguy hiểm "tàng hình" ở bể bơi



Tháng Tư
02-07-2009, 01:53 AM
Đi bơi = kết bạn với “mắt thỏ”


Đó chính là căn bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis trong bể bơi gây ra. Triệu chứng thường thấy là mắt teen sẽ bị cộm như có vật lạ ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều ghèn, nhức mắt dữ dội khi bước ra vùng ánh sáng... Ngoài viêm giác mạc, khi đi bơi bạn còn dễ bị khô mắt, đỏ mắt... do các hóa chất để làm sạch nước và chất sát trùng tràn lan trong nước hồ nữa đấy.


Vì thế, đừng bỏ quên cạ cứng kính bơi ở nhà khi có ý định vẫy vùng hè nhé. Hai giọt nước muối sinh lý NaCl 0.9% trong veo sau khi bơi sẽ là “áo giáp” cực công hiệu bảo vệ mình khỏi chú “cá mập mắt đỏ” này.

Khi bạn ca bài “tóc hét”

Lý do là các hoá chất khử trùng thường trực trong nước hồ bơi sẽ tước đi hết lớp áo óng mượt bên ngoài mái tóc của teen mình. Và dần dà thì từ bài ca “tóc hát” mượt mà ngày nào, bạn sẽ phải đối diện với sự thật là tóc dạo này khô, xơ, một cọng mà tận 2,3 ngọn, rồi thì còn rụng lả tả nữa chứ.


May là vấn nạn “tóc hét” này cực dễ giải quyết. Bạn chỉ cần nhớ xách theo em mũ bơi bên mình mỗi khi vẫy vùng là cực okie rồi. Tuy có hơi vướng víu một tẹo nhưng em í sẽ là “tấm chắn phòng vệ” đắc lực giúp teen đẩy lùi các hóa chất đáng ghét đang nhởn nha trong hồ bơi đấy. Và cũng đừng quên quy trình gội + xả + dưỡng cho tóc sau mỗi lần bơi teen nhé!

Sao da tớ lại “hóa rắn” thế này???
Tình trạng da khô như tê giác và còn xuất hiện cả những vảy sừng lấm tấm chính là do tên “hung thần da khô” gây ra cả. Thủ phạm làm xuất hiện tên “hung thần” này chính là do tác động của hóa chất Clo trong nước hồ. Một khi đã bị tên “hung thần” này “bắt cóc”, da bạn sẽ nhanh lão hóa hơn, kém đàn hồi hơn, các tế bào sừng bong tróc làm da xỉn màu nhìn cực xấu xí…


Bí kíp đẩy lùi “hung thần da khô” này là bạn hãy “vũ trang” cho da bằng một tuýp kem chống nắng có độ SPF thích hợp. Sau khi bơi xong phải tắm sạch lại bằng nước và “cậy nhờ” đến cô nàng kem dưỡng ẩm để nâng cao độ ẩm cho da. Một lưu ý bé xíu nữa để tránh chạm mặt “hung thần da khô” chính là teen nên tránh bơi vào các giờ nóng gắt như cuối buổi sáng, buổi trưa và đầu buổi chiều nhé.

Nguy cơ "tiêu chảy” đang rượt bạn kìa

Tay chân của bệnh tiêu chảy chính là vi khuẩn Cryptosporidium – một trong những vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ và hoành tráng nhất trong thế giới các hồ bơi. Khi đi bơi, nếu chẳng may nuốt phải mấy ngụm nước thì không đơn giản là chỉ cần nhổ ra và súc miệng là đã đủ “đuổi khéo” hết mầm mống vi khuẩn.

Có một sự thật là làn nước trong xanh kia có chứa một lượng “chất thải” kha khá từ chính… mình (hic). Và lượng chất thải ấy sẽ len lỏi tới khu vực đường ruột của teen, gây nên tình trạng “Tào Tháo đuổi” cực thê thảm, nhất là với những teen sở hữu hệ miễn dịch không được khỏe mạnh cho lắm.

Bí kíp phòng tránh tên “ác ma” này chính là bạn cần chú ý không để nước hồ bơi xâm nhập qua đường miệng và cả đường mũi. Một chiếc kẹp mũi xinh xinh có thể cực hữu hiệu cho mình đấy. Nhớ luôn tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh cho mình và mọi người!


"Tín hiệu SOS" từ đôi tai

Khi bơi nước hồ thường len lỏi vào tai gây cảm giác khó chịu. Thế là teen mình thường lấy tăm bông ngoáy lấy ngoáy để, vô tình gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống, gây nên căn bệnh viêm tai cực khó chịu. Điều đặc biệt là khi bạn vẫy vùng ở những ao hồ bẩn, nguy cơ viêm tai càng cao. Triệu chứng ban đầu là ngứa tai, sau đó sẽ thấy tức tức trong ống tai. Và tiếp theo sẽ là cảm giác đau tai cực khó chịu và ngày càng tăng cao!

Để giải cứu cho hai lỗ nhĩ xinh xinh của mình, sau khi ra khỏi bể bơi, bạn cần nhanh chóng lau khô tai bằng khăn tắm và một que tăm bông thật mềm mại. Nếu có cảm giác nước ứ đọng bên trong tai, bạn có thể dùng máy sấy tóc có chế độ nhỏ nhất nhẹ nhàng sấy tai trong vài giây, hay chỉ cần nghiêng đầu sang một bên chừng 5 phút. Cẩn thận hơn, bạn hãy đeo thêm hai em nút tai nho nhỏ vào, thế thì bảo đảm 100% luôn nhé!


Những tip tip cực hữu ích cho mùa vùng vẫy!

Ở các hồ bơi luôn có một hồ nước ấm nho nhỏ và bạn rất thích ngâm mình vào làn nước ấm áp dễ chịu này. Thế nhưng teen nên chú ý rằng nước càng ấm sẽ chứa càng nhiều vi khuẩn vì hóa chất Clo giúp tẩy sạch bể bơi sẽ hoạt động kém hiệu quả ở môi trường nhiệt độ cao. Thế nên để bảo vệ an toàn, bạn chỉ nên ngâm mình trong làn nước nóng 15 phút trở xuống thôi nhé!

Nên tránh xa các bộ áo bơi công cộng sặc sỡ và cả bộ áo tắm cực thời trang vừa mượn của BFF nhé, ít nhất là cho đến khi teen đã tự mình vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín để tránh bệnh phụ khoa.

mưa_buồn
02-07-2009, 08:05 AM
hết dám đi bơi luôn....:rain:...nguy hiểm hơn mình tưởng

jazz
05-07-2009, 03:38 AM
đọc xong bài này nhớ lần đi bơi hôm nọ không khởi động nên bị chuột rút Nhớ đời quá
Hôm nay đọc cái này chắc chả bao giờ dám đi bơi mắt (HUHUHUHUHUHUHUHUHUHU)

huyennt_netproit
08-07-2009, 12:15 AM
Nghe đáng sợ quạ Ai mừ dám đi chứ huhu

Sun[nt]
08-07-2009, 08:24 AM
kiểu này sao dám vác xác tới hồ bơi nữa
Mình chẳng lần nào mang theo mũ bơi

..::Anh Khờ::..
08-07-2009, 09:45 AM
đọc xong mà ko chả dám xuống hồ bơi nữa........

chồn_ú
09-07-2009, 12:30 AM
Thảm quá, một tuần mình đi bơi 2,3 lần lận, món tủ mà. Haizzz thế này thì nhịn thôi >_______<

.Cỏ Dại.
09-07-2009, 09:44 PM
Nghe gứm quá :rain: ứ dám đi bơi nữa :chayle:

...K...
10-07-2009, 01:08 AM
đang định hè này đi tập bơi mà nghe xong thấy cũng hơi sợ sợ :cr:

Chi Lan
13-07-2009, 09:04 AM
Kinh khủng quá! Mình đi bơi hàng bao nhiêu lâu nay may mà chưa bao giờ thấy mấy dấu hiệu kinh khủng này :dien:

Tháng Tư
13-07-2009, 09:07 AM
từ từ sẻ có Chi Lan à

Chi Lan
13-07-2009, 11:08 AM
Oái sao k dưng trù úm người ta dzậy? :rain:

Tháng Tư
14-07-2009, 08:37 PM
ko phải trù mà là sự thật đó bạn o97i