player
02-05-2009, 11:58 AM
Link kêu gọi : http://nhiethuyet.org/
Hiện tượng hâm nóng toàn cầu đã được đề cập trong nhiều thập niên qua nhưng không mấy ai quan tâm đến vì ảnh hưởng của nó không tác động nhiều đến con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhân loại đã và đang phải đối mặt với những thảm họa tàn khốc của thiên nhiên mà các bạn đã biết qua báo đài như động đất kinh hoàng làm gần 90.000 người chết tại Trung Quốc,trận lốc xoáy kinh hoàng tại bang Iowa, Mỹ, sóng thần Tsunami ở Nhật....và biết đâu chừng một ngày nào đó chính chúng ta- tôi và các bạn sẽ là những nạn nhân trong thảm họa ấy… Có bao giờ bạn nghĩ đến điều đó chưa? Và có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng: liệu ta có thể sống sót được trong những tình cảnh như thế không?
Tôi nghĩ rằng có bạn sẽ trả lời là có và cũng có bạn chưa nhưng tôi tin chắc rằng sau khi xem những thảm họa bi thương ấy tôi và bạn luôn ao ước rằng chúng ta sẽ không bao giờ phải ở vào hoàn cảnh như thế.
Hiện tượng hâm nóng toàn cầu ngày nay đã trở thành một đề tài sôi nổi và đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các khoa học gia, các nhà lãnh đạo mà còn là của chính chúng ta- tôi và các bạn những người đã đang và sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề của nạn hâm nóng toàn cầu.
Vì thế tại sao chúng ta không cùng nhau tìm hiểu và tìm ra những giải pháp nhanh nhất mà chính chúng ta sẽ làm được để cùng với mọi người ở VN và trên thế giới góp phần ngăn chặn hâm nóng toàn cầu.
ĐỊNH NGHĨA VỀ HÂM NÓNG TOÀN CẦU
Hâm nóng toàn cầu là hiện tượng gia tăng nhiệt độ trung bình của lớp không khí gần bề mặt trái đất và đại dương từ dẫn đến những thay đổi khí hậu.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA HÂM NÓNG TOÀN CẦU
Sở dĩ có hiện tượng HNTC là do sự gia tăng không ngừng của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Ba loại khí thải chủ yếu liên hệ tới HNTC : thán khí (CO2 ), khí methane (CH4) mạnh gấp 25 lần thán khí và khí nitrous oxide(N2O) mạnh gấp 296 lần thán khí. Ngoài ra còn có các loại khí khác cũng tàn phá hệ sinh thái như khí amonia (NH3) và khí hydrogen sulfide (H2S).
ẢNH HƯỞNG CỦA HÂM NÓNG TOÀN CẦU
C Ảnh hưởng trên diện rộng
1) Băng tan nhanh
Sự gia tăng mực nước biển là do sự tan chảy từ các sông băng và các tảng băng trên lục địa chứ không phải từ các núi băng trôi trên biển. Và chính từ sự gia tăng mực nước biển này sẽ hủy diệt hòn đảo san hô của quốc gia Tavalu trên Thái Bình Dương, nơi mà chỉ cách mực nước biển 2-3m. Những cơn thủy triều dâng cao hơn, tiến sâu hơn vào đất liền và làm ngập nhà cửa, nông trại và làm nhiễm mặn các nguồn nước ngọt. 11 00 dân cư của Tavalu phải di tản khỏi các hòn đảo của họ, và một nước ở gần đó, Maldives cũng bị ảnh hưởng.
2) Tăng nguy cơ tuyệt chủng của sinh vật sống ở hai cực
Nhiệt độ tăng lên làm cho băng ở hai cực tan chảy và sẽ tan chảy hoàn toàn vào hè năm 2070 hoặc có thể là sớm hơn. Nhiệt độ ở Bắc Băng Dương ấm hơn sẽ phá vỡ chuỗi thức ăn ở nơi đây và nếu băng biến mất thì gấu Bắc Cực cũng có thể sẽ biến mất.
Nhiêt độ tiếp tục tăng cao thì 15%-37% các loài động vật hoang dã và các loài cây sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2050. Chẳng hạn như gấu Bắc Cực, các rặng san hô, các loài hoa hiếm như hoa lan sò ở vùng đầm lầy Florida của Hoa Kì.
3) Hạn hán nghiêm trọng và kéo dài
Nạn hâm nóng toàn cầu làm ảnh hưởng đến mùa màng ở những vùng nhiệt đới vì cây trồng không thể sống được với nhiệt độ cao. Do đó làm cạn kiệt nguồn lương thực cung cấp cho nước đó và cũng ảnh hưởng đến những nước khác vì nguồn cung cấp lương thực cho các nước trên thế giới đều đến từ các nước nhiệt đới.
4) Thời tiết oi bức tạo cơ hội cho các loại bệnh phát triển
Theo WHO, các bệnh gây ra do thay đổi khí hậu sẽ tăng lên gấp đôi vào thập niên 2030. Hiện nay, cơ quan này cho biết khí hậu thay đổi đã đưa tới ít nhất 5 triệu trường hợp bệnh hoạn và trên 150,000 tử vong mỗi năm trên thế giới. Tử vong gây ra do sức nóng trong không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2100.
-Bác sĩ Steven K. Galson, Giám đốc Khoa học Văn phòng bảo vệ Sức khỏe Trẻ em của EPA cho biết số trẻ em bị bệnh hen suyễn, ung thư, ngộ độc chì gia tăng với sự thay đổi của môi trường nóng.
-Các sinh vật mang mầm bệnh như sốt rét, viêm não, sốt vàng da sẽ gia tăng vì chúng hợp với khí hậu nóng
Khí hậu nóng lên tạo điều kiện tốt cho muỗi và vi khuẩn, những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết và viêm não ở người. Muỗi sẽ tăng sinh mạnh hơn và chúng có thể sống chung với con người ở trong nhà, như đậu trên bình hoa, núp trong vỏ bánh xe… Ngoài ra khí hậu nóng bức cũng làm trứng vi khuẩn trong muỗi sanh đẻ mau.
-Thời gian lạnh sẽ thu ngắn nhưng thời gian nóng tăng, đưa tới nhiều tử vong vì say nóng (heat stroke). Mùa hè năm 2003 tại Pháp với 14,842 tử vong vì nóng tới 40°C là một thí dụ. Những người đang có bệnh tim mạch mà gặp thời tiết nóng bức thì bệnh tình gia tăng vì tim phải làm việc nhiều hơn để giữ cơ thể mát.
-Ung thư ngoài da tăng vì tiếp cận quá nhiều với tia nắng mặt trời.
-Thời tiết ấm nóng làm tăng ô nhiễm không khí, nước và không tốt cho sức khỏe. Tăng ô zone gây tổn thương cho phổi, khiến cho các bệnh của cơ quan này như hen suyễn trầm trọng thêm lên. Cứ mỗi lần tăng 3 °C là lượng ô zone tăng lên 5%.
-Một số nhà khoa học cho rằng, thời tiết nóng giúp cho sự tăng sinh của các loại tảo ở dưới nước, đặc biệt là khi nước bị ô nhiễm. Từ đó một số bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy sẽ xảy ra nhiều hơn.
Theo thống kê của Cơ quan Bảo vệ môi trường của Liên Hiệp Quốc (United Nations Environmental Programme Finance Initiative), những biến động khí hậu đã gây ra thiệt hại lên đến 60 tỷ Mỹ kim trong năm 2003 và 55 tỷ Mỹ kim trong năm 2002. Cơ Quan Y Tế Thế Giới (World Health Organization) cũng đã ước tính hiện nay có khoảng 160,000 người bị thiệt mạng hàng năm do những biến động thất thường vì thời tiết (bão, lũ lụt, sụt đất, nóng bức, khô hạn…).
5) Giông tố, bão lụt, thiên tai ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn
Hội Đồng Thế Giới về Nước (World Water Council) đã ước lượng có hơn 1.5 tỷ người bị ảnh hưỡng bởi bão lụt từ 1971 đến 1995, trong số đó có 318.000 người bị thiệt mạng và hơn 81 triệu người đã lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Mới đây một khảo cứu gồm 300 khoa học gia thuộc tám quốc gia trong Hội Đồng Vùng Bắc Cực (Artic Council) đã xác nhận nhiệt độ ở Bắc Cực đã tăng lên từ 2.2 đến 3.9 độ C (4 đến 7 độ F) trong vòng 50 năm qua. Sự hâm nóng này đã giảm lượng tuyết rơi mùa đông, làm tan các núi băng và nhiều nơi đã thấy ít xuất hiện những tảng băng đóng vào mùa hè. Các khoa học gia cũng tiên đoán vùng Bắc Cực sẽ không còn bị đóng băng trong những tháng hè vào cuối thế kỷ này.
Vì băng sẽ tan ở Bắc và Nam Cực, mực nước các đại dương có thể tăng đến 0.5 mét (19 inches) trong thế kỷ 21 này. Các quốc gia như Bangladesh và Hoà Lan, và các thành phố như New York, Tokyo và Buenos Aires, sẽ bị đe dọa tràn ngập vì ở thấp hơn mực nước biển.
Trong khi miền Tây Hoa Kỳ đang bị khô hạn trầm trọng và nạn cháy rừng, miền Đông Hoa Kỳ lại bị những trận bão lụt vào mùa hè và bão tuyết mùa đông. Vào hai tháng 9 và10-2004 vừa qua, có ba cơn bão lớn liên tiếp xãy ra ở tiểu bang Florida, gây tổn thất nặng cho nhiều tiều bang dọc bờ biển Đại Tây Dương. Miền Bắc Hoa Kỳ và Gia nã Đại đã bị tê liệt vì băng giá trong những tháng đầu năm 2004, với nhiệt độ xuống thấp chưa từng thấy trong vòng 100 năm qua. Ở Âu châu, trong mùa hè 2003 đã có hơn 20,000 người thiệt mạng vì quá nóng trong nhiều ngày ở Pháp và các nơi khác.Trong nhiều tuần đầu năm 2008, miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam đã chịu nạn rét đậm với nhiệt độ xuống thấp hơn bao giờ hết. Gần đây nhiều cơn bão mạnh đã đi vào bờ biển Việt Nam và gây ra những tổn thất lớn về người và kinh tế.
C Ảnh hưởng tại Việt Nam
Thiên tai (bão, lũ lụt, mưa lớn kéo dài). Minh họa bằng những cơn bão tại Việt Nam và trận mưa kéo dài tại Bắc bộ(có những số liệu chứng minh cụ thể, thiệt hại bao nhiêu người)
Trong hai năm 2003 và 2004, chỉ có vài ba cơn bão nhỏ đã vào bờ biển nước ta. Vì ít bão nên lượng mưa đã giảm đến 50-60% so với trung bình hàng năm. Mực nước sông Hồng đã xuống mức thấp nhất trong gần 40 năm qua. Nhiều nơi ở miền Trung cũng thiếu mưa, nhất là vùng Tây Nguyên. Tháng 10 thường là tháng có nhiều mưa nhất ở miền Trung. Nhưng năm nay lại rất ít mưa, và đây cũng là điều hiếm khi xảy ra. Ở miền Nam, mực nước sông Cửu Long cũng đã xuống mức thấp chưa từng thấy, làm nước mặn xâm nhập vào nội địa đến 50 km như ở Trà Vinh và Bạc Liêu. Hiện nay có hàng ngàn mẫu ruộng lúa và hoa màu bị khô héo vì nạn khô hạn.
Các trận bão sẽ tàn phá các vùng duyên hải, nhất là ở miền Trung. Lượng mưa có thể tăng 20% vào mùa mưa nhưng lưu lượng các sông ngòi sẽ giảm đến 40% vào mùa khô.
Trận mưa to kỷ lục trong đêm 30/10 và ngày 31/10 tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khu vực Bắc và Trung Bộ, do ảnh hưởng của đới gió Đông Nam phát triển ở tầng thấp, đã gây ngập lụt trên diện rộng và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân.
Theo thống kê sơ bộ của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung trong những ngày qua đã làm 12 người chết và mất tích, đồng thời gây thiệt hại về vật chất ước tính lên tới gần 200 tỷ đồng. Riêng tỉnh Hà Tĩnh bị thiệt hại nhiều nhất với 7 người chết.Lượng mưa trung bình tại các tỉnh khu vực Việt Bắc, Tây Bắc và vùng đồng bằng Bắc bộ đã ở mức 60-100mm. Nhiều nơi đã xuất hiện mưa lớn trên 150mm như tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Nội là 156mm.
Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến ngày 5-11-2008, đợt mưa lũ ở miền Bắc, miền Trung vừa qua đã làm chết 76 người, mất tích 7 người. Báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT cho biết gần 260.000 ha hoa màu và trên 27.000 ha nuôi trồng thủy sản đã bị nước nhấn chìm. Tính riêng thiệt hại vật chất của sản xuất nông nghiệp đã lên tới 3.000 tỉ đồng. Theo ghi nhận, hiện nước tại nhiều địa phương vẫn chưa rút nên dự báo thiệt hại sẽ còn tăng.Theo báo cáo của Bộ Tham mưu, Bộ đội biên phòng và các địa phương, tính đến 7 giờ ngày (18/11), bão số 10 đã làm 2 người thiệt mạng, 3 người bị thương cùng 107 tàu, thuyền nhỏ ven bờ bị chìm.
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÂM NÓNG TOÀN CẦU
Sau khi chúng ta tìm hiểu qua các những ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu, bạn và tôi đều nhận thấy rằng hâm nóng toàn cầu ngày nay không còn xa lạ gì nữa mà từng ngày, từng giờ, từng phút đang đe dọa chính chúng ta. Còn chờ gì nữa, ngay bây giờ, tôi và bạn chúng ta cùng nghĩ xem có thể làm được gì để bảo vệ chính chúng ta chứ không phải là ai khác
1 Những việc bạn nên tránh, cần tránh và bắt buộc phải tránh
* Đừng thờ ơ với hâm nóng toàn cầu vì nó đang đe dọa chính bạn đấy.
* Đừng tiếp tay cho những hành động làm ô nhiễm môi trường vì chính bạn sẽ gánh lấy hậu quả của nó chứ không phải ai khác.
* Đừng nghĩ rằng một mình bạn thì không làm gì được để giúp cho hành tinh của chúng ta vì nếu mọi người đều nghĩ như bạn thì nhanh thôi, tất cả chúng ta sẽ không còn tồn tại trên tinh cầu này nữa.
HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY BẠN NHÉ VÌ SỰ SỐNG CÒN CỦA CHÍNH BẠN, CỦA TÔI VÀ CỦA CẢ NHÂN LOẠI!
2) Những việc bạn nên làm, cần làm và bắt buộc phải làm
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
C Tiết kiệm điện
Tắt hết các thiết bị điện khi bạn không còn dùng đến nữa
Đừng để ti vi, máy vi tính, thiết bị điện ở chế độ standby ( chế độ chờ)
(vì bạn sẽ phải tốn từ 10 đến 40% năng lượng điện cho các thiết bị đó khi bạn để ở chế độ này)
Thay bóng đèn dây tóc bình thường trong nhà bạn bằng các bóng đèn huỳnh quang compact
(Đèn compact dùng ít hơn 60% năng lượng so với đèn dây tóc. Việc chuyển đổi đơn giản qua loại đèn khí quyển sẽ bớt đi rất nhiều lượng CO2)
C Tiết kiệm nước để mọi người đều có nước sạch để dùng
Đừng để vòi nước chảy liên tục trong khi bạn đang đánh răng nhé
Đừng rót nhiều nước quá nếu bạn không uống hết.
Tắm bằng vòi sen thay vì bồn
(Tắm vòi sen tiết kiệm năng lượng gấp 4 lần tắm bồn.)
C Tiết kiệm nhiên liệu vừa giảm lượng khí thải vừa bảo quản được nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sử dụng phương tiện công cộng bạn có thể đi học, đi làm, đi mua sắm bằng xe bus
Thường xuyên bơm căng lốp xe và bảo dưỡng xe (tức tra dầu, kiểm tra động cơ….) giúp bạn tăng hiệu quả lượng xăng đã tiêu tốn nên sẽ giảm thiểu sự phát sinh CO2
Nếu có thể đi học chung xe với bạn bè, đồng nghiệp cũng là cách tiết kiệm hữu hiệu đấy các bạn.
Nếu quãng đường ngắn bạn có thể đi bộ hoặc dùng xe đạp vừa tốt cho sức khỏe vừa tiết kiệm nhiên liệu lại bảo vệ được môi trường nữa. (Thật tiện lợi phải không các bạn?)
C Tiết kiệm giấy
Như bạn biết đấy, cứ mỗi giờ trôi qua có rất nhiều cây thông bị đốn xuống để làm giấy cho chúng đang dùng. Vì vậy, nhớ sử dụng giấy ở cả hai mặt để giảm bớt lượng cây để bị đốn xuống bạn nhé! Còn điều này nữa nè, hãy thu gom các loại giấy báo và các sách vở không còn dùng đến nữa mang bán cho những chỗ thu mua để người ta có thể tái chế lại giấy. Như vậy bạn vừa góp phần cứu rừng vừa có được một số tiền không nhỏ đâu.
TRỒNG THÊM THẬT NHIỀU CÂY XANH
(Vì cây xanh góp phần làm cho không khí trong lành. Vì như bạn biết đấy một cái cây có thể hấp thu 1 tấn CO2 trong cả quãng đời của nó và cũng cho ra ngần ấy lượng O2 (rất quan trọng đối với đời sống sinh vật. Bóng mát của cây có thể giảm nhiệt độ xuống từ 10% đến 15%)
HÃY LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI
C Mua những thực phẩm tại địa phương.
(Bạn có bao giờ để ý đến điều này chưa? Nếu bạn mua một loại thực phẩm ở xa, người ta sẽ phải chở qua cả đoạn đường dài, có khi hàng trăm ngàn cây số để bán cho bạn. Vậy là bạn đã góp phần làm tăng thêm lượng khí thải CO2 vào môi trường rồi. Và bạn có chắc rằng thực phẩm này sẽ được đảm bảo an toàn qua một quãng đường dài không?)
C Sử dụng thực phẩm, rau trái đúng mùa để không khuyến khích việc trồng trọt trái mùa, phải tốn thêm nhiều năng lượng.
Hạn chế sử dụng những thực phẩm đông lạnh và thực phẩm đóng lon hộp
(vì thực phẩm đông lạnh sẽ phải tiêu thụ rất nhiều năng lượng để bảo quản chúng. Còn thực phẩm đóng lon, hộp phải qua quá trình sản xuất tiêu tốn rất nhiều năng lượng và còn thải ra một lượng khí thải, chất thải đáng kể tạo ra ô nhiễm môi trường.)
C Tiêu dùng tiết kiệm
Sửa chữa giày dép, quần áo để dùng lại, giảm được mức sử dụng năng lượng dùng trong việc sản xuất sản phẩm mới.
Đừng thay đổi những mặt hàng thời thượng như điện thoại, máy vi tính, các mặt hàng điện tử khác khi chúng vẫn còn dùng được.
(vì để sản xuất ra một mặt hàng nào đấy sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng và lại thảy vào không khí số lượng CO2 đáng kể cũng như những chất thải vào môi trường)
C Nói không với túi nylong
Đừng có lấy quá nhiều túi ni-lông khi đi mua sắm. Hãy dùng túi có thể sử dụng lại nhiều lần để giảm đi lượng rác thải.
Bạn có biết không nếu bạn thực hiện được những điều này bạn chính là người tiêu dùng sành điệu và thông minh đó
Thật dễ để ngăn chặn hâm nóng toàn cầu nếu bạn và tôi cùng tất cả mọi người cùng thực hiện những điều này phải không các bạn?
Tuy nhiên bao nhiêu đó cũng chưa đủ bạn ơi. Vì bạn thấy đấy, tác nhân ảnh hưởng lớn đến hâm nóng toàn cầu đó chính là việc chăn nuôi gia súc vì như phân tích ở trên ngành chăn nuôi gia súc đã tạo ra một lượng khí thải khổng lồ và tiêu thụ một lượng nước không nhỏ đồng thời cũng cũng chiếm phần lớn diện tích đất dành cho nông nghiệp. Vì thế bạn nghĩ sao nếu tất cả chúng ta là xóa bỏ lối dinh dưỡng dựa trên động vật và thay bằng lối dinh dưỡng dựa trên thực vật?
Hiện tượng hâm nóng toàn cầu đã được đề cập trong nhiều thập niên qua nhưng không mấy ai quan tâm đến vì ảnh hưởng của nó không tác động nhiều đến con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhân loại đã và đang phải đối mặt với những thảm họa tàn khốc của thiên nhiên mà các bạn đã biết qua báo đài như động đất kinh hoàng làm gần 90.000 người chết tại Trung Quốc,trận lốc xoáy kinh hoàng tại bang Iowa, Mỹ, sóng thần Tsunami ở Nhật....và biết đâu chừng một ngày nào đó chính chúng ta- tôi và các bạn sẽ là những nạn nhân trong thảm họa ấy… Có bao giờ bạn nghĩ đến điều đó chưa? Và có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng: liệu ta có thể sống sót được trong những tình cảnh như thế không?
Tôi nghĩ rằng có bạn sẽ trả lời là có và cũng có bạn chưa nhưng tôi tin chắc rằng sau khi xem những thảm họa bi thương ấy tôi và bạn luôn ao ước rằng chúng ta sẽ không bao giờ phải ở vào hoàn cảnh như thế.
Hiện tượng hâm nóng toàn cầu ngày nay đã trở thành một đề tài sôi nổi và đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các khoa học gia, các nhà lãnh đạo mà còn là của chính chúng ta- tôi và các bạn những người đã đang và sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề của nạn hâm nóng toàn cầu.
Vì thế tại sao chúng ta không cùng nhau tìm hiểu và tìm ra những giải pháp nhanh nhất mà chính chúng ta sẽ làm được để cùng với mọi người ở VN và trên thế giới góp phần ngăn chặn hâm nóng toàn cầu.
ĐỊNH NGHĨA VỀ HÂM NÓNG TOÀN CẦU
Hâm nóng toàn cầu là hiện tượng gia tăng nhiệt độ trung bình của lớp không khí gần bề mặt trái đất và đại dương từ dẫn đến những thay đổi khí hậu.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA HÂM NÓNG TOÀN CẦU
Sở dĩ có hiện tượng HNTC là do sự gia tăng không ngừng của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Ba loại khí thải chủ yếu liên hệ tới HNTC : thán khí (CO2 ), khí methane (CH4) mạnh gấp 25 lần thán khí và khí nitrous oxide(N2O) mạnh gấp 296 lần thán khí. Ngoài ra còn có các loại khí khác cũng tàn phá hệ sinh thái như khí amonia (NH3) và khí hydrogen sulfide (H2S).
ẢNH HƯỞNG CỦA HÂM NÓNG TOÀN CẦU
C Ảnh hưởng trên diện rộng
1) Băng tan nhanh
Sự gia tăng mực nước biển là do sự tan chảy từ các sông băng và các tảng băng trên lục địa chứ không phải từ các núi băng trôi trên biển. Và chính từ sự gia tăng mực nước biển này sẽ hủy diệt hòn đảo san hô của quốc gia Tavalu trên Thái Bình Dương, nơi mà chỉ cách mực nước biển 2-3m. Những cơn thủy triều dâng cao hơn, tiến sâu hơn vào đất liền và làm ngập nhà cửa, nông trại và làm nhiễm mặn các nguồn nước ngọt. 11 00 dân cư của Tavalu phải di tản khỏi các hòn đảo của họ, và một nước ở gần đó, Maldives cũng bị ảnh hưởng.
2) Tăng nguy cơ tuyệt chủng của sinh vật sống ở hai cực
Nhiệt độ tăng lên làm cho băng ở hai cực tan chảy và sẽ tan chảy hoàn toàn vào hè năm 2070 hoặc có thể là sớm hơn. Nhiệt độ ở Bắc Băng Dương ấm hơn sẽ phá vỡ chuỗi thức ăn ở nơi đây và nếu băng biến mất thì gấu Bắc Cực cũng có thể sẽ biến mất.
Nhiêt độ tiếp tục tăng cao thì 15%-37% các loài động vật hoang dã và các loài cây sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2050. Chẳng hạn như gấu Bắc Cực, các rặng san hô, các loài hoa hiếm như hoa lan sò ở vùng đầm lầy Florida của Hoa Kì.
3) Hạn hán nghiêm trọng và kéo dài
Nạn hâm nóng toàn cầu làm ảnh hưởng đến mùa màng ở những vùng nhiệt đới vì cây trồng không thể sống được với nhiệt độ cao. Do đó làm cạn kiệt nguồn lương thực cung cấp cho nước đó và cũng ảnh hưởng đến những nước khác vì nguồn cung cấp lương thực cho các nước trên thế giới đều đến từ các nước nhiệt đới.
4) Thời tiết oi bức tạo cơ hội cho các loại bệnh phát triển
Theo WHO, các bệnh gây ra do thay đổi khí hậu sẽ tăng lên gấp đôi vào thập niên 2030. Hiện nay, cơ quan này cho biết khí hậu thay đổi đã đưa tới ít nhất 5 triệu trường hợp bệnh hoạn và trên 150,000 tử vong mỗi năm trên thế giới. Tử vong gây ra do sức nóng trong không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2100.
-Bác sĩ Steven K. Galson, Giám đốc Khoa học Văn phòng bảo vệ Sức khỏe Trẻ em của EPA cho biết số trẻ em bị bệnh hen suyễn, ung thư, ngộ độc chì gia tăng với sự thay đổi của môi trường nóng.
-Các sinh vật mang mầm bệnh như sốt rét, viêm não, sốt vàng da sẽ gia tăng vì chúng hợp với khí hậu nóng
Khí hậu nóng lên tạo điều kiện tốt cho muỗi và vi khuẩn, những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết và viêm não ở người. Muỗi sẽ tăng sinh mạnh hơn và chúng có thể sống chung với con người ở trong nhà, như đậu trên bình hoa, núp trong vỏ bánh xe… Ngoài ra khí hậu nóng bức cũng làm trứng vi khuẩn trong muỗi sanh đẻ mau.
-Thời gian lạnh sẽ thu ngắn nhưng thời gian nóng tăng, đưa tới nhiều tử vong vì say nóng (heat stroke). Mùa hè năm 2003 tại Pháp với 14,842 tử vong vì nóng tới 40°C là một thí dụ. Những người đang có bệnh tim mạch mà gặp thời tiết nóng bức thì bệnh tình gia tăng vì tim phải làm việc nhiều hơn để giữ cơ thể mát.
-Ung thư ngoài da tăng vì tiếp cận quá nhiều với tia nắng mặt trời.
-Thời tiết ấm nóng làm tăng ô nhiễm không khí, nước và không tốt cho sức khỏe. Tăng ô zone gây tổn thương cho phổi, khiến cho các bệnh của cơ quan này như hen suyễn trầm trọng thêm lên. Cứ mỗi lần tăng 3 °C là lượng ô zone tăng lên 5%.
-Một số nhà khoa học cho rằng, thời tiết nóng giúp cho sự tăng sinh của các loại tảo ở dưới nước, đặc biệt là khi nước bị ô nhiễm. Từ đó một số bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy sẽ xảy ra nhiều hơn.
Theo thống kê của Cơ quan Bảo vệ môi trường của Liên Hiệp Quốc (United Nations Environmental Programme Finance Initiative), những biến động khí hậu đã gây ra thiệt hại lên đến 60 tỷ Mỹ kim trong năm 2003 và 55 tỷ Mỹ kim trong năm 2002. Cơ Quan Y Tế Thế Giới (World Health Organization) cũng đã ước tính hiện nay có khoảng 160,000 người bị thiệt mạng hàng năm do những biến động thất thường vì thời tiết (bão, lũ lụt, sụt đất, nóng bức, khô hạn…).
5) Giông tố, bão lụt, thiên tai ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn
Hội Đồng Thế Giới về Nước (World Water Council) đã ước lượng có hơn 1.5 tỷ người bị ảnh hưỡng bởi bão lụt từ 1971 đến 1995, trong số đó có 318.000 người bị thiệt mạng và hơn 81 triệu người đã lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Mới đây một khảo cứu gồm 300 khoa học gia thuộc tám quốc gia trong Hội Đồng Vùng Bắc Cực (Artic Council) đã xác nhận nhiệt độ ở Bắc Cực đã tăng lên từ 2.2 đến 3.9 độ C (4 đến 7 độ F) trong vòng 50 năm qua. Sự hâm nóng này đã giảm lượng tuyết rơi mùa đông, làm tan các núi băng và nhiều nơi đã thấy ít xuất hiện những tảng băng đóng vào mùa hè. Các khoa học gia cũng tiên đoán vùng Bắc Cực sẽ không còn bị đóng băng trong những tháng hè vào cuối thế kỷ này.
Vì băng sẽ tan ở Bắc và Nam Cực, mực nước các đại dương có thể tăng đến 0.5 mét (19 inches) trong thế kỷ 21 này. Các quốc gia như Bangladesh và Hoà Lan, và các thành phố như New York, Tokyo và Buenos Aires, sẽ bị đe dọa tràn ngập vì ở thấp hơn mực nước biển.
Trong khi miền Tây Hoa Kỳ đang bị khô hạn trầm trọng và nạn cháy rừng, miền Đông Hoa Kỳ lại bị những trận bão lụt vào mùa hè và bão tuyết mùa đông. Vào hai tháng 9 và10-2004 vừa qua, có ba cơn bão lớn liên tiếp xãy ra ở tiểu bang Florida, gây tổn thất nặng cho nhiều tiều bang dọc bờ biển Đại Tây Dương. Miền Bắc Hoa Kỳ và Gia nã Đại đã bị tê liệt vì băng giá trong những tháng đầu năm 2004, với nhiệt độ xuống thấp chưa từng thấy trong vòng 100 năm qua. Ở Âu châu, trong mùa hè 2003 đã có hơn 20,000 người thiệt mạng vì quá nóng trong nhiều ngày ở Pháp và các nơi khác.Trong nhiều tuần đầu năm 2008, miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam đã chịu nạn rét đậm với nhiệt độ xuống thấp hơn bao giờ hết. Gần đây nhiều cơn bão mạnh đã đi vào bờ biển Việt Nam và gây ra những tổn thất lớn về người và kinh tế.
C Ảnh hưởng tại Việt Nam
Thiên tai (bão, lũ lụt, mưa lớn kéo dài). Minh họa bằng những cơn bão tại Việt Nam và trận mưa kéo dài tại Bắc bộ(có những số liệu chứng minh cụ thể, thiệt hại bao nhiêu người)
Trong hai năm 2003 và 2004, chỉ có vài ba cơn bão nhỏ đã vào bờ biển nước ta. Vì ít bão nên lượng mưa đã giảm đến 50-60% so với trung bình hàng năm. Mực nước sông Hồng đã xuống mức thấp nhất trong gần 40 năm qua. Nhiều nơi ở miền Trung cũng thiếu mưa, nhất là vùng Tây Nguyên. Tháng 10 thường là tháng có nhiều mưa nhất ở miền Trung. Nhưng năm nay lại rất ít mưa, và đây cũng là điều hiếm khi xảy ra. Ở miền Nam, mực nước sông Cửu Long cũng đã xuống mức thấp chưa từng thấy, làm nước mặn xâm nhập vào nội địa đến 50 km như ở Trà Vinh và Bạc Liêu. Hiện nay có hàng ngàn mẫu ruộng lúa và hoa màu bị khô héo vì nạn khô hạn.
Các trận bão sẽ tàn phá các vùng duyên hải, nhất là ở miền Trung. Lượng mưa có thể tăng 20% vào mùa mưa nhưng lưu lượng các sông ngòi sẽ giảm đến 40% vào mùa khô.
Trận mưa to kỷ lục trong đêm 30/10 và ngày 31/10 tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khu vực Bắc và Trung Bộ, do ảnh hưởng của đới gió Đông Nam phát triển ở tầng thấp, đã gây ngập lụt trên diện rộng và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân.
Theo thống kê sơ bộ của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung trong những ngày qua đã làm 12 người chết và mất tích, đồng thời gây thiệt hại về vật chất ước tính lên tới gần 200 tỷ đồng. Riêng tỉnh Hà Tĩnh bị thiệt hại nhiều nhất với 7 người chết.Lượng mưa trung bình tại các tỉnh khu vực Việt Bắc, Tây Bắc và vùng đồng bằng Bắc bộ đã ở mức 60-100mm. Nhiều nơi đã xuất hiện mưa lớn trên 150mm như tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Nội là 156mm.
Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến ngày 5-11-2008, đợt mưa lũ ở miền Bắc, miền Trung vừa qua đã làm chết 76 người, mất tích 7 người. Báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT cho biết gần 260.000 ha hoa màu và trên 27.000 ha nuôi trồng thủy sản đã bị nước nhấn chìm. Tính riêng thiệt hại vật chất của sản xuất nông nghiệp đã lên tới 3.000 tỉ đồng. Theo ghi nhận, hiện nước tại nhiều địa phương vẫn chưa rút nên dự báo thiệt hại sẽ còn tăng.Theo báo cáo của Bộ Tham mưu, Bộ đội biên phòng và các địa phương, tính đến 7 giờ ngày (18/11), bão số 10 đã làm 2 người thiệt mạng, 3 người bị thương cùng 107 tàu, thuyền nhỏ ven bờ bị chìm.
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÂM NÓNG TOÀN CẦU
Sau khi chúng ta tìm hiểu qua các những ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu, bạn và tôi đều nhận thấy rằng hâm nóng toàn cầu ngày nay không còn xa lạ gì nữa mà từng ngày, từng giờ, từng phút đang đe dọa chính chúng ta. Còn chờ gì nữa, ngay bây giờ, tôi và bạn chúng ta cùng nghĩ xem có thể làm được gì để bảo vệ chính chúng ta chứ không phải là ai khác
1 Những việc bạn nên tránh, cần tránh và bắt buộc phải tránh
* Đừng thờ ơ với hâm nóng toàn cầu vì nó đang đe dọa chính bạn đấy.
* Đừng tiếp tay cho những hành động làm ô nhiễm môi trường vì chính bạn sẽ gánh lấy hậu quả của nó chứ không phải ai khác.
* Đừng nghĩ rằng một mình bạn thì không làm gì được để giúp cho hành tinh của chúng ta vì nếu mọi người đều nghĩ như bạn thì nhanh thôi, tất cả chúng ta sẽ không còn tồn tại trên tinh cầu này nữa.
HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY BẠN NHÉ VÌ SỰ SỐNG CÒN CỦA CHÍNH BẠN, CỦA TÔI VÀ CỦA CẢ NHÂN LOẠI!
2) Những việc bạn nên làm, cần làm và bắt buộc phải làm
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
C Tiết kiệm điện
Tắt hết các thiết bị điện khi bạn không còn dùng đến nữa
Đừng để ti vi, máy vi tính, thiết bị điện ở chế độ standby ( chế độ chờ)
(vì bạn sẽ phải tốn từ 10 đến 40% năng lượng điện cho các thiết bị đó khi bạn để ở chế độ này)
Thay bóng đèn dây tóc bình thường trong nhà bạn bằng các bóng đèn huỳnh quang compact
(Đèn compact dùng ít hơn 60% năng lượng so với đèn dây tóc. Việc chuyển đổi đơn giản qua loại đèn khí quyển sẽ bớt đi rất nhiều lượng CO2)
C Tiết kiệm nước để mọi người đều có nước sạch để dùng
Đừng để vòi nước chảy liên tục trong khi bạn đang đánh răng nhé
Đừng rót nhiều nước quá nếu bạn không uống hết.
Tắm bằng vòi sen thay vì bồn
(Tắm vòi sen tiết kiệm năng lượng gấp 4 lần tắm bồn.)
C Tiết kiệm nhiên liệu vừa giảm lượng khí thải vừa bảo quản được nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sử dụng phương tiện công cộng bạn có thể đi học, đi làm, đi mua sắm bằng xe bus
Thường xuyên bơm căng lốp xe và bảo dưỡng xe (tức tra dầu, kiểm tra động cơ….) giúp bạn tăng hiệu quả lượng xăng đã tiêu tốn nên sẽ giảm thiểu sự phát sinh CO2
Nếu có thể đi học chung xe với bạn bè, đồng nghiệp cũng là cách tiết kiệm hữu hiệu đấy các bạn.
Nếu quãng đường ngắn bạn có thể đi bộ hoặc dùng xe đạp vừa tốt cho sức khỏe vừa tiết kiệm nhiên liệu lại bảo vệ được môi trường nữa. (Thật tiện lợi phải không các bạn?)
C Tiết kiệm giấy
Như bạn biết đấy, cứ mỗi giờ trôi qua có rất nhiều cây thông bị đốn xuống để làm giấy cho chúng đang dùng. Vì vậy, nhớ sử dụng giấy ở cả hai mặt để giảm bớt lượng cây để bị đốn xuống bạn nhé! Còn điều này nữa nè, hãy thu gom các loại giấy báo và các sách vở không còn dùng đến nữa mang bán cho những chỗ thu mua để người ta có thể tái chế lại giấy. Như vậy bạn vừa góp phần cứu rừng vừa có được một số tiền không nhỏ đâu.
TRỒNG THÊM THẬT NHIỀU CÂY XANH
(Vì cây xanh góp phần làm cho không khí trong lành. Vì như bạn biết đấy một cái cây có thể hấp thu 1 tấn CO2 trong cả quãng đời của nó và cũng cho ra ngần ấy lượng O2 (rất quan trọng đối với đời sống sinh vật. Bóng mát của cây có thể giảm nhiệt độ xuống từ 10% đến 15%)
HÃY LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI
C Mua những thực phẩm tại địa phương.
(Bạn có bao giờ để ý đến điều này chưa? Nếu bạn mua một loại thực phẩm ở xa, người ta sẽ phải chở qua cả đoạn đường dài, có khi hàng trăm ngàn cây số để bán cho bạn. Vậy là bạn đã góp phần làm tăng thêm lượng khí thải CO2 vào môi trường rồi. Và bạn có chắc rằng thực phẩm này sẽ được đảm bảo an toàn qua một quãng đường dài không?)
C Sử dụng thực phẩm, rau trái đúng mùa để không khuyến khích việc trồng trọt trái mùa, phải tốn thêm nhiều năng lượng.
Hạn chế sử dụng những thực phẩm đông lạnh và thực phẩm đóng lon hộp
(vì thực phẩm đông lạnh sẽ phải tiêu thụ rất nhiều năng lượng để bảo quản chúng. Còn thực phẩm đóng lon, hộp phải qua quá trình sản xuất tiêu tốn rất nhiều năng lượng và còn thải ra một lượng khí thải, chất thải đáng kể tạo ra ô nhiễm môi trường.)
C Tiêu dùng tiết kiệm
Sửa chữa giày dép, quần áo để dùng lại, giảm được mức sử dụng năng lượng dùng trong việc sản xuất sản phẩm mới.
Đừng thay đổi những mặt hàng thời thượng như điện thoại, máy vi tính, các mặt hàng điện tử khác khi chúng vẫn còn dùng được.
(vì để sản xuất ra một mặt hàng nào đấy sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng và lại thảy vào không khí số lượng CO2 đáng kể cũng như những chất thải vào môi trường)
C Nói không với túi nylong
Đừng có lấy quá nhiều túi ni-lông khi đi mua sắm. Hãy dùng túi có thể sử dụng lại nhiều lần để giảm đi lượng rác thải.
Bạn có biết không nếu bạn thực hiện được những điều này bạn chính là người tiêu dùng sành điệu và thông minh đó
Thật dễ để ngăn chặn hâm nóng toàn cầu nếu bạn và tôi cùng tất cả mọi người cùng thực hiện những điều này phải không các bạn?
Tuy nhiên bao nhiêu đó cũng chưa đủ bạn ơi. Vì bạn thấy đấy, tác nhân ảnh hưởng lớn đến hâm nóng toàn cầu đó chính là việc chăn nuôi gia súc vì như phân tích ở trên ngành chăn nuôi gia súc đã tạo ra một lượng khí thải khổng lồ và tiêu thụ một lượng nước không nhỏ đồng thời cũng cũng chiếm phần lớn diện tích đất dành cho nông nghiệp. Vì thế bạn nghĩ sao nếu tất cả chúng ta là xóa bỏ lối dinh dưỡng dựa trên động vật và thay bằng lối dinh dưỡng dựa trên thực vật?