loitotinh
14-04-2009, 08:48 AM
Trước đây, mình cho rằng việc suy nghĩ chỉ riêng cho bản thân mình là một điều ngốc nghếch, ích kỷ. Cả việc cái tôi gì đó vì bản chất của nó vốn là thế mà. Nghĩ đến việc phải "ôm chính mình" khiến mình cả thấy vô cùng khó chịu đến mức có thể phản đối kịch liệt, ko ngờ mình lại ghét mình đến thế. Tuy nhiên trong quyển "một phút nhìn lại chính mình" lại cho rằng trong tâm ta lại có một cái tôi hoàn thiện. Vâng đúng vậy, bên cạnh những suy nghĩ nông cạn, nhất thời thì mình luôn nghe một tiếng nói thật nhẹ nhàng, thông minh. Hầu như lúc nào nó cũng có cách giải quyết cho vấn đề. Nhưng mình ko quan tâm nhiều đến nó bằng việc phải đối đầu với cái tôi ích kỷ khác.
Quyển sách cho rằng : để yêu thương một ai đó trước hết bạn phải yêu thương chính bản thân mình, sau đó là yêu thương người khác và cuối cùng là chia sẻ. Từ hôm đọc quyển sách, mình cứ trăn trở :" làm thế nào để yêu thương mình hơn?" và một cách nhìn ngại ngùng về ý tưởng đó. Rắc rối đã xảy ra. Rất dễ dàng nhận thấy điều đó : khi mà sáng sớm vừa thức dậy, chưa kịp đánh răng lại muốn tìm cái gì đó bỏ vào miệng một cách vội vã, ko muốn làm gì, hay tức giận và chỉ trích ai đó, chỉ muốn rút mãi trong nhà, sợ ra đường đối mặt với mọi người, sợ mọi thứ... Ăn là một hình thức trừng phạt bản thân mình, vì mỗi lần ăn nhiều cảm giác khó chịu lắm, mặc dù ăn ko thấy ngon nhưng cứ như một cỗ máy cho thức ăn vào miệng. Thêm vào đó, nó còn cho cảm giác full giả tạo chỉ mang tính nhất thời. Đó là sự trốn tránh. Tất cả chỉ hoạt động một cách vô thức để phản đối cái việc "yêu thương chính bản thân mình ".
Mà nghĩ cũng lạ người ta thường khoang dung với ai đó nhưng lại nghiêm khắc với chính bản thân mình? Sự ko khoang hồng đối với bản thân có phải là hành động cứu vớt hình ảnh của mình trong suy nghĩ của người khác khi mình làm sai điều gì đó? nó thể hiện rằng : "mình biết nhận khuyết điểm về mình" và theo cách nhìn của mọi người từ lâu thì ko ai nỡ trách một người như thế cả. Nhưng nó đã đi chệch hướng khi cứ mãi chỉ trích về bản thân. Một người xét cho cùng thì vẫn cần có những nhu cầu cơ bản : được công nhận, được phạm sai lầm,... Sao mình lại ko cho phép bản thân được những quyền đó vì cứ nghĩ rằng mình ko cần thiết phải như thế để rồi bao nhiêu rắc rối cứ dồn mãi xuống. Mình bế tắc không biết phải bắt đầu từ đâu, cũng như chàng trai trong quyển sách đó vậy. Cuộc sống nó cứ bấp bênh, có một cái gì đó không ổn trong mình. Và mình biết mãi cho tới khi mình xuống mồ, nếu nó vẫn ko mất đi thì mình sẽ đi qua đời người mà ko có hạnh phúc. Đúng là thành công của đời người chính là chinh phục được bản thân mình.
Quyển sách có nhiều điều hay lắm. Như trước đây mình nghĩ rằng : phải có ai đó yêu bản thân mình dùm mình. Sao lại thế nhỉ? như thế sẽ bị lệ thuộc vào người khác. Hay sao chẳng ai quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của mình? trong khi đó, hầu hết thời gian của mọi người là suy nghĩ về chính họ và suy nghĩ của người khác về mình.Suy cho cùng thì mình cần uống nước thì người ta cũng zị thôi.
Mình đã cố gắng đi ngược lại tự nhiên : phủ nhận bản thân mình, thành tích mà mình đạt được thay vì chỉ nên khiêm nhường; mình cho rằng mình có thể sống một mình mà ko cần đến sự quan tâm của ai cả; và mình đang cố gắng sống một lối sống ko bị phụ thuộc vào ai đó...
Quyển sách cho rằng : để yêu thương một ai đó trước hết bạn phải yêu thương chính bản thân mình, sau đó là yêu thương người khác và cuối cùng là chia sẻ. Từ hôm đọc quyển sách, mình cứ trăn trở :" làm thế nào để yêu thương mình hơn?" và một cách nhìn ngại ngùng về ý tưởng đó. Rắc rối đã xảy ra. Rất dễ dàng nhận thấy điều đó : khi mà sáng sớm vừa thức dậy, chưa kịp đánh răng lại muốn tìm cái gì đó bỏ vào miệng một cách vội vã, ko muốn làm gì, hay tức giận và chỉ trích ai đó, chỉ muốn rút mãi trong nhà, sợ ra đường đối mặt với mọi người, sợ mọi thứ... Ăn là một hình thức trừng phạt bản thân mình, vì mỗi lần ăn nhiều cảm giác khó chịu lắm, mặc dù ăn ko thấy ngon nhưng cứ như một cỗ máy cho thức ăn vào miệng. Thêm vào đó, nó còn cho cảm giác full giả tạo chỉ mang tính nhất thời. Đó là sự trốn tránh. Tất cả chỉ hoạt động một cách vô thức để phản đối cái việc "yêu thương chính bản thân mình ".
Mà nghĩ cũng lạ người ta thường khoang dung với ai đó nhưng lại nghiêm khắc với chính bản thân mình? Sự ko khoang hồng đối với bản thân có phải là hành động cứu vớt hình ảnh của mình trong suy nghĩ của người khác khi mình làm sai điều gì đó? nó thể hiện rằng : "mình biết nhận khuyết điểm về mình" và theo cách nhìn của mọi người từ lâu thì ko ai nỡ trách một người như thế cả. Nhưng nó đã đi chệch hướng khi cứ mãi chỉ trích về bản thân. Một người xét cho cùng thì vẫn cần có những nhu cầu cơ bản : được công nhận, được phạm sai lầm,... Sao mình lại ko cho phép bản thân được những quyền đó vì cứ nghĩ rằng mình ko cần thiết phải như thế để rồi bao nhiêu rắc rối cứ dồn mãi xuống. Mình bế tắc không biết phải bắt đầu từ đâu, cũng như chàng trai trong quyển sách đó vậy. Cuộc sống nó cứ bấp bênh, có một cái gì đó không ổn trong mình. Và mình biết mãi cho tới khi mình xuống mồ, nếu nó vẫn ko mất đi thì mình sẽ đi qua đời người mà ko có hạnh phúc. Đúng là thành công của đời người chính là chinh phục được bản thân mình.
Quyển sách có nhiều điều hay lắm. Như trước đây mình nghĩ rằng : phải có ai đó yêu bản thân mình dùm mình. Sao lại thế nhỉ? như thế sẽ bị lệ thuộc vào người khác. Hay sao chẳng ai quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của mình? trong khi đó, hầu hết thời gian của mọi người là suy nghĩ về chính họ và suy nghĩ của người khác về mình.Suy cho cùng thì mình cần uống nước thì người ta cũng zị thôi.
Mình đã cố gắng đi ngược lại tự nhiên : phủ nhận bản thân mình, thành tích mà mình đạt được thay vì chỉ nên khiêm nhường; mình cho rằng mình có thể sống một mình mà ko cần đến sự quan tâm của ai cả; và mình đang cố gắng sống một lối sống ko bị phụ thuộc vào ai đó...