Xem đầy đủ chức năng : Vào đây tham gia đố vui đi
piggy_1511
12-02-2009, 01:27 AM
câu 1: trong trứng muối, khi bạn gỡ hết lớp vỏ đen thì xuất hiện một lớp màu xanh nâu đó là lòng trắng trứng có khảm một lớp hoa văn như vỏ cây tùng? Vết hoa tùng đó từ đâu mà có?
câu 2: những bức tranh cổ được vẽ bằng bột trắng chì [PbCO3, Pb(OH)2] lâu ngày bị hóa đen trong không khí , tại sao và để phục hồi thì làm cách nào
câu 3: tại sao người ta cạo gió bằng đồng xu bạc, sau khi cạo xong đồng xu bạc có hiện tượng gì
http://ctxh-lequydon.net/forum/images/smilies/36.gif
http://ctxh-lequydon.net/forum/images/smilies/46.gif
Mr Wrong
12-02-2009, 01:31 AM
cau1 : cái đó là mạch máu ah....
cau2 : cái đó để tham khảo sau nà.....
cau3 : chưa cạo bằng đòng xu bao h nên ko biết....nhưng nghỉ là sau khi cạo nó sẻ trở thành màu đồng...
bòcon_nosua
12-02-2009, 10:30 AM
3/ bỊ chuyỂn thÀnh mÀu xÁm Đen :d
Mr.Chuym
12-02-2009, 07:21 PM
2/ là do Pb(OH)2 bị oxi hóa
3/ Đồng xu bị mòn :so_funny:
thiên thần đen
13-02-2009, 04:53 AM
có mí ngừi cùng ý kiến với mềnh hết rùi! Câu 1 Mr Wrong, câu 2 cũng thế, câu 3 bò con no sữa.
piggy_1511
21-02-2009, 12:31 AM
Hmm, câu trả lời neh`:
Câu 1: Lòng trắng trứng là một loại protein, khi để trứng trong một thời gian dài sẽ phân giải thành các aminoaxit vừa có tính kiềm(-NH2) vừa có tính axit(-COOH). Các aminoaxit tác dụng với axit hoặc với kiềm tạo các hợp chất muối aminoaxit không tan trong lòng trắng trứng nên kết tinh lại thành những vết hoa tùng rất đẹp mắt. Protein trong lòng đỏ trứng có chứa lưu huỳnh nên khi phân giải sẽ tạo ra các aminoaxit và các chất khí có mùi hôi là Hidro Sunfua. H2S lại kết hợp với nhiều muối vô cơ khác như của sắt, đồng, kẽm, mangan,... tạo muôí sunfua kin loại nên lòng đỏ trứng có màu xanh đen
Câu 2:Đó là do trong không khí có H2S nên xảy ra phản ứng:
PbCO3 + H2S ---> PbS + CO2 + H2O
Pb(OH)2 + H2S ---> PbS + 2H2O
PbS có mầu đen, người ta có thể khắc phục bằng H2O2 là do:
4H2O2 + PbS ---> PbSO4 + 4H2O
PbSO4 lại có màu trắng, như vậy bản chất đã biến đổi nhưng màu sắc thì vẫn như thế do PbSO4 và PbCO3.Pb(OH)2 có màu giống nhau.
Câu 3:
Cảm là trạng thái con người nhiễm các khí độc qua "da". Gió độc thấm vào cơ thể qua da tại các "lỗ chân lông". Các khí đó hầu hết là hợp chất của lưu huỳnh. Khi đánh bằng Ag có 2 tác dụng:
- Ag tác dụng với các khí của S tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen. Ag và Hg là 2 kim loại phản ứng dễ dàng với S (do tạo thành hợp chất rất rất khó tan - đặc biệt là Hg). Khi lượng khí độc được loại bỏ (bằng cách dùng Ag) thì cơ thể phục hồi trở lại.
- Ag có tác dụng diệt khuẩn. Chẳng thế mà từ thời thượng cổ người ta đã biết dùng các đồ bằng Ag như bát, đũa ... để đựng thức ăn
Powered by vBulletin® Version 4.2.5 Copyright © 2025 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.