PDA

Xem đầy đủ chức năng : Chuyện bà lão Johanna



gooddythin_nd1996
11-02-2009, 11:49 PM
Gió xào xạc trên cây liễu già nghe như hát một bài, gió đang hát bài hát ấy, cây cũng kể chuyện bài hát ấy, nếu ai không hiểu thì hỏi già Johanana ở nhà tế bần, bà lão ấy biết tất tần tât, vì bà sinh ra và lớn lên trong xứ đạo này.
Nhiều năm nay, khi con đường cái vẫn chạy qua đây thì cây liễu đã cao sừng sững. Nó đã từng ở nơi hiện nay, trước ngôi nhà ốp gỗ, quét vôi trắng, của một bác phó may, gần một chiếc đầm- lúc đó rộng đến mức người ta cho bò tắm ở đây và ngày hè nóng rực thì trẻ trong làng láu táu cởi truồng nhảy làm nước tung toé. Ngay dưới gốc cây, là cột cây số đẽo bằng đã, nhưng cột này giờ đã đổ và nhưng bụi gai mọc phủ lên
< còn tiếp>
************************************************** ***********
Chẳng biết truyện này đã post chưa, nhưng cứ post thử xem sao!
Lúc post truyện này thì phải đến trường học, đừng bảo tớ post ít nhá :so_funny:

gooddythin_nd1996
12-02-2009, 05:48 AM
Ở phía bên kia tòa nhà của một phú nông là con đường cái mới làm, trong khi con đường cũ trở nên nhỏ hẹp và đầm nước biến thành ao đặc sệt bèo. Khi một chú ếch nhảy tõm xuống, thì mặt hồ màu xanh giãn ra và người ta thấy nước đen ngòm; xung quanh mọc đầy cỏ đuôi mèo, đậu ngựa và cây diên vĩ vàng
Ngôi nhà của bác phó may giờ đây đã cũ kĩ và xiên vẹo, mái nhà là mảnh đất màu mỡ của rêu và cây cảnh thiên nhiên. Chuồng chim bồ câu đã sụp xuống và con sáo đá đã làm tổ ở đó, chim én giăng hết tổ này đến tổ khác trên đầu hồi và ngay dưới mái nhà- dường như nơi đó đất lành chim đậu
Trước đây từng là thế, nhưng giờ đây đã trở thành cô quạnh, lặng lẽ. " Rasmus tội nghiệp"( như người ta gọi ông) sống trong ngôi nhà đó, cô độc và đờ đẫn. Ông sinh ra ở đây, đã chơi đùa ở đây, nhảy nhót trên khắp cánh đồng và hàng rào, chạy tung toé nước với trẻ trong đầm làng, trèo lên cây liễu già
Liễu đã từng vươn những cành dài như bây giờ, đẹp lộng lẫy, nhưng bão táp đã vặn thân cây ít nhiều. Thời gian đã làm nó nứt ra; giờ thì gió, thời tiết đã thổi đất vào kẻ nứt ấy, cỏ và cây trồi lên đó. Xuân sang, khi chim én về, chúng bay quanh cây liễu, mái nhà, xây vách và sửa những chiếc tổ cũ. Nhưng Rasmus tội nghiệp vẫn để tổ của mình tùy ý liêu xiêu, ông chẳng vá cũng chẳng chống" Hay ho quái gì, thây kệ". Đó là câu cửa miệng của ông, trước kia là bố của ông.
Ông ở trong nhà mình, những con én bay đi rồi lại bay về,những con chim trung thành, những con sáo đá bay đi rồi trở về và hót bài ca riêng của chúng. Có một thời, Rassmus có thể huýt sáo với con đầu đàn, nhưng giờ ông không huýt, mà cũng chẳng hát nữa.
Gió đã xào xạc trên cây liễu già, nay vẫn đang xào xạc đấy, nghe như hát ca. Gió thì hát bài hát ấy và cây cũng kể chuyện bài hát ấy. Nếu ai không hiểu được, thì hãy hỏi già Johanna ở nhà tế bần- Bà lão biết tất cả. Bà đã trải nghiệm cuộc sống lâu đời- gần như một cuốn biên niên sử - đầy ắp những châm ngôn và những hồi ức xa xưa
< còn tiếp >
************************************************** ***************
hé hé hé, cứ post vậy:so_funny:

bòcon_nosua
12-02-2009, 09:22 AM
sặc bé bé có tên goody mà chả good tí nào :D :fi:
post có chut xíu vậy >đọc sao đã chứ
nhanh lên nhé good chứ ko phải goody đâu :so_funny:

gooddythin_nd1996
12-02-2009, 11:00 PM
Khi ngôi nhà lần đầu được xây dựng, bác phó may làng- Ivar Gosssage- dọn nhà đến ở cùng bà vợ Maren, cả hai người đều lương thiện, cần cù. Những ngày đó, già Jonhanna còn bé, bà là con gái của người thợ guốc- một trong những người nghèo nhất xứ đạo này. Nhiều lần cô bé được nhận miếng ăn ngon từ bác Maren- người không bao giờ thiếu đồ ăn. Maren cũng có quan hệ tốt với bà lãnh chúa, luôn luôn mỉm cười và hạnh phúc, giữ trái tim tốt đẹp, miệng nói tay làm thoăn thoắt- chiếc kim của bác cũng lanh lợi như lưỡi bác vậy- và cũng lúc, bác trông nom nhà cửa, con cái, gần một tá con: dẫu sao cũng mười một đứa, vì đứa thứ mười hai không đến.
Người nghèo luôn có một chiếc tổ đầy những đứa trẻ- ngài lãnh chúa lẩm bẩm.- Nếu người ta có thể dìm chúng như mèo con, chỉ giữ một, hai đứa khoẻ mạnh nhất, hẳn là không gây nhiều tai họa
- Thượng đế hãy rủ lòng thương! Bác phó may gái nói- Trẻ con là phúc lành trời cho, chúng là niềm vui của nhà. Mỗi con là thêm lời nguyện cầu với chúa. Khi thời buổi khó khăn, và phải nuôi nhiều miệng ăn, thì người ta càng ráng sức làm lụng, tìm ra cách làm ăn lương thiện. Chúa trời không bỏ rơi chúng ta, chừng nào chúng ta không muốn bị bỏ rơi.
Bà lãnh chúa tán đồng với bác phó gái, nghiêng đầu dịu dàng nhẹ lên má Maren. Bà đã từng làm thế nhiều lần- phải, và hôn Maren nữa, nhưng bà chủ chỉ có một đứa con bé bỏng thôi, Maren là vú nuôi của bé. Hai người rất yêu quý nhau và họ vẫn giữ tình cảm đó.
Hàng năm, vào dịp lễ Giáng sinh, đồ tiếp tế cho mùa đông được đưa từ trang ấp đến nhà bác phó may, một thùng bột mì, một con lợn, hai con ngỗng, một thùng bơ nhỏ, pho mát và táo. Đây là sự trợ giúp rất lớn đối với cái chạn thức ăn. Và Ivar Gosssage thực sự rất hài lòng, mặc dù ngay khi về nhà, vẫn thốt ra câu cửa miệng:" Hay ho quái gì, thây kệ!"
Ngôi nhà thật sạch sẽ và ngăn nắp, rèm treo các cửa sổ và cũng có hoa, cả hai loại cẩm chướng và hoa bóng nước vàng. Một trang thêu treo trong khung, và sát khung là một bài thơ ngắn được thêu do chính Maren Gossage đã sáng tác, vì bác biết cách tạo nên vần điệu. Bác thực sự rất chi là hãnh diện với tên họ " Gosssage"- đó là từ duy nhất trong danh ngôn ngữ Đan Mạch, vần với "sausage"< xúc xích>
- Dầu sao- bác cười và bảo- thì đó là cái chúng ta hơn người khác
Bác luôn vui tính và chưa bao giờ thốt lên như ông chồng:" Hay ho quái gì, thây kệ!". Câu nói cửa miệng của bác là:" Hãy tin ở mình và tin vào chúa!". Bác làm đúng như thế và điều đó khiến mọi việc đều ổn. Trẻ con khoẻ mạnh, chóng lớn và ngoan ngoãn. Ra khỏi tổ, thẳng tiến, và xử sự tốt. Rasmus là út ít, rất đáng yêu, một trong những nghệ sĩ tài hoa ở thủ đô mướn cậu ta làm người mẫu vẽ- trần truồng như khi cậu chào đời. Bức tranh hiện đang treo trong cung vua- bà lãnh chúa đã nhìn thấy và nhận ra Rasmus bé bỏng, mặc dầu cậu không mặc quần áo
Nhưng sau đó, họ sa vào cảnh khó khăn. Bác phó may thấp khớp, cả hai tay bị co quắp cứng lại. Cac thầy thuốc đều bó tạy thậm chí cả mụ Stin- phù thủy- cũng đến" chữa chạy"
- Chúng ta không được để mất lòng can đảm- Maren nói- không bao giờ được nói đến cái chết! Bây giờ chúng ta không có hai bàn tay của bố đỡ đần, vậy thì chúng ta càng phải sử dụng đôi bàn tay của mẹ cho khéo hơn. Rasmus bé bỏng cũng biết cách dùng kim khâu cơ mà
Nó đã ngồi xếp vòng tròn trên bàn may, huýt sáo và hát, nó là một thằng bé vui tính. Nhưng mẹ nó không muốn nó ngồi đó suốt ngày, như thế chắc chẳng hay ho gì cho trẻ con. Nó cần phải chạy nhảy chơi đùa chứ. Johnanna con ông thợ guốc là bạn thân thiết nhất của Rasmus.
< còn >
************************************************** **************
Thì tớ là gooddy chứ có phải là good đâu mà tốt được:so_funny:
Thanks nha

gooddythin_nd1996
20-02-2009, 10:32 PM
Cha mẹ cô bé còn nghèo hơn cha mẹ Rasmus. Cô bé cũng chẳng xinh xắn gì, đi chân đất, quần áo rách rưới, te tua. Cô bé chẳng có ai vá giúp, mà cô cũng chẳng có ý định tự vá lấy. Cô là một đứa trẻ, vui vẻ như chim trời của chúa.
Rasmus và Johanna cùng chơi đùa với nhau bên cột cây số bằng đá dưới cây liễu to. Rasmus có nhiều ý tưởng lớn. Nó muốn trở thành một thợ may tài hoa một ngày nào đó, sống ngay tại thị trấn này- nơi những bác phó cả có tới hàng chục người thợ, nó nghe cha nó nói vậy. Đến ngày đó, nó sẽ bắt đầu làm thợ, rồi sẽ thành một phó cả và lúc đó Johanna sẽ đến thăm Rasmus. Nếu cô có thể nấu ăn ngon, cô sẽ nấu bữa tối cho tất cả bọn họ và có một phòng riêng cho cô.
Johanna không dám tin tất cả điều đó, nhưng Rasmus tin tưởng rằng điều đó chắc chắn xảy ra.
Anh, ả ngồi dưới gốc cây liễu già, gió xào xạc trên vòm lá và cành cây, cứ như thể gió hát và cây kể chuyện.
Vào mùa thu, từng chiếc là lẻ tẻ rụng, và mưa nhỏ giọt từ những cành trơ trụi xuống.
- Chúng đâm chồi xanh lại- Mẹ Gossage nói.
- Hay ho qiais gì, kệ- ông chồng nói- Năm mới có nghĩa là lo nghĩ mới để kiếm ăn.
- Chạn đầy thức ăn- bà vợ bảo- Chúng ta phải cảm ơn bà chủ tốt bụng vì điều đó. Tôi mạnh chân khoẻ tay- Phàn nàn là có tội đấy.
Ngài lãnh chúa và cả gia đình đón Giáng sinh tại ngôi nhà của họ ở nông thôn. Nhưng đầu năm mới, họ đến thủ đô và sống qua mùa đông thật vui vẻ. Họ được mời tới các buổi khiêu vũ và tiệc tùng, ngay cả nhà vua cũng mời họ.
Bà chủ đã mua hai bộ áo váy đắt tiền từ Pháp, loại vải, cách cắt, đường kim mũi chỉ đều đẹp. Maren, vợ bác phó may cũng chưa từng được thấy bộ nào như thế trước đây. Vì thế, bác hỏi bà chủ xem có thể cho chồng bác ở trang ấp xem với không. Nhất định rồi, bà chủ bảo, vì không có bác phó may quê nào từng được nhìn thấy áo váy như thế, để có thể so sánh.
Ông chồng Maren đã xem và không nói một lời nào tôi khi về nhà, rồi những lời ông nói, mỗi lần ông thốt ra chỉ là" Hay ho quái gì!" và lần này quả là thực trong những lời ông nói.
Ông chủ và bà chủ ra tỉnh. Những buổi khiêu vũ và những trò chơi chỉ mới bắt đầu, nhưng giữa chừng ông chủ lăn đùng ra chết và vợ ông- bà chủ- không bao giờ mặc những bộ áo váy lộng lẫy nữa. Bà chủ nặng ưu sầu và chỉ mặc toàn đồ đen. Trong y phục đại tang, người ta không thấy một mẩu vải trắng nào. Tất cả gia nhân đều mặc đen và ngay cả cỗ xe ngựa lộng lẫy nhất cũng che rèm đen tuyền.
Đó là một đêm sương giá buốt, tuyết trắng xóa và những ngôi sao lấp lánh. Chiếc xe tang buồn bã lăn bánh chở linh cữu từ thủ đô tới nhà thờ riêng của trang ấp- nằm trong khu mộ gia đình. Vị đứng đầu hội đồng xứ đạo và xã trưởng đang chờ trên lưng ngựa, cầm đuốc ở cổng nghĩa trang. Nhà thờ sáng chưng. Mục sư đứng ở cổng mở sẵn và đón linh cữu. Quan tài được đưa lên cung thánh và mọi người trong xứ đạo theo sau. Mục sư đọc diễn kinh và một bài thánh ca vang lên. Bà quả phụ cũng ở trong nhà thờ, bà đã tới đó trong chiếc xe lộng lẫy phủ đen, cả trong lẫn ngoài- Trước đó, người ta chưa bao giờ nhìn thấy ở xứ đạo này.
< còn tiếp >
************************************************** **********************
Cảm ơn tất cả những ai đã đọc truyện này, thanks rất nhiều.
Ko biết bạn nào cho fic này 5 sao vậy nhỉ???:so_funny:

gooddythin_nd1996
22-02-2009, 06:45 AM
Đám tang long trọng trở thành chuyện kể suốt mùa đông. Luôn luôn người ta quay lại với đề tài" đám ma lãnh chúa". Người ta có thể thấy người chết quả thật quan trọng đến chừng nào! Ông sinh ra ở vị thế cao sang thì chết cũng cao sang.
- Hay ho quái gì?- Bác phó may nói- Cuộc đời và của cải đối với ông giờ đây đều mất cả. Chúng ta ít nhất còn một thứ.
- Bố nó không được nói như vậy- Maren bảo- Lãnh chúa có cuộc sống vĩnh hằng trên nước nhà trời.
- Ai bảo mẹ nó thế? Maren?- Bác phó may nói- Con người chết đi là thứ phân bón tốt. Còn con người này thì quá ư cao sang để có ích cho đất. Người ta chôn trong một nhà mồ riêng.
- Đừng ác khẩu thế,- Maren nói- Tôi nói để bố nó biết rằng, ông ấy có cuộc sống vĩnh hằng.
- Ai bảo với mẹ nó thế? Maren- Bác thợ may nhắc lại. Nhưng Marem trùm tạp dề lên đầu Rasmus bé bỏng để cu cậu không nghe những câu chuyện như thế. Bà vừa khóc vừa đưa thằng bé ra nhà chứa than.
- Rasmus bé bỏng, những lời con nghe đằng kia không phải của bố con đâu. Đó là quỷ Sa tăng đi qua phòng và giả giọng bố đấy- Hãy cầu bài kinh" Cha của chúng ta", cả mẹ và con đều cầu nhé- Và bà nắm chặt tay con.
- Giờ thì mẹ lại vui rồi- bà nói- Hãy tin ở mình và tin ở chúa.
Cái năm buồn thương đã hết, bà góa chỉ mặc y phục nửa tang, nhưng lòng bà thì vui tất cả. Người ta xì xào bà đã có người cầu hôn và bà đang nghĩ đến tái giá. Maren biết đôi chút về việc này và mục sư biết nhiều hơn.
Vào ngày chủ nhật trước lễ Phục sinh, sau bài thuyết giáo, thì tổ chức lễ thông báo đám cưới bà phu nhân lãnh chúa- bà chủ góa và vị hôn phu của bà là một thợ chạm đá hoặc nhà điêu khắc gì đó. Thật khó khi nói về nghề nghiệp của ông, vì vào thời đó, tên tuổi của Thorrvalden và nghệ thuật của ông hãy còn ít người biết đến. Ông chủ mới của lâu đài không phải dòng dõi quý tộc, nhưng là người trông có phong cách. Ông làm gì thì không ai biết được. Ông tạc tượng, rất khéo léo trong công việc, lại trẻ trung và đẹp trai.
- Hay ho quái gì?- bác phó may tự nhủ.
Vào ngày chủ nhật trước lễ Phục sinh, lễ thông báo đám cưới được cử hành ở bục giảng, sau đó là hát thánh ca và lễ ban thánh thể. Bác phó may ở nhà thờ cùng vợ và Rasmus bé bỏng. Bố mẹ đi lên bệ thờ, Rasmus mặc bộ đồ phòng nhớn đứng bên dưới, vì chưa làm lễ Thêm Sức. Ở nhà bác phó may, những quần áo cũ lộn đi lộn lại, khâu may và vá víu. Nhưng giờ thì cả ba người bọn họ mặc quần áo mới, tuy là màu đen, dường như dành cho một đám tang, vì vải cắt ra từ tấm phủ xe tang.
Bác phó may đã cắt ở đấy ra được một chiếc bành tô và một chiếc quần cho mình, một chiếc áo kín cổ cho bác gái và một bộ đồ để Rasmus mặc cho đến lễ Thêm Sức. Người ta lấy vải bọc xe tang cả ở trong và ở ngoài, chẳng ai cần biết vải đó đã dùng để làm gì. Nhưng rồi thiên hạ cũng biết ngay, mụ phù thủy Stin và một vài mụ khác ít nhiều" phù thủy", nhưng không hành nghề, cho là những quần áo ấy sẽ mang bệnh tật đến cho cả nhà
************************************************** **********************
Thanks các bạn, dù ko comment nhưng cũng thanhs nhiều:so_funny:

gooddythin_nd1996
23-02-2009, 11:00 PM
- Ai lại đi mặc quần áo xe tang, trừ khi để xuống mộ!
Con gái bác thợ guốc Johanna nghe nói vậy thì rớt nước mắt. Cũng từ ngày đó, bác phó may yếu dần, và chẳng bao lâu người ta biết ai đã là nạn nhân.
Và rồi sự việc đã rõ ràng.
Ngày chủ nhật đầu tiên sau tang lễ Ba ngôi, bác phó may Gosssage mất. Maren còn lại một mình để cáng đáng tất. Bác luôn tin vào mình và chúa trời. Năm sau, Rasmus làm lễ Thêm sức. Giờ thì cậu ta ra tỉnh học việc ở nhà một bác phó may có cỡ, không có đến mười hai người giúp việc trên bàn khâu, mà chỉ có độc một mống. Có thể tính cậu Rasmus là một nửa thợ giúp việc. Nhưng Johanna thì khóc lóc, cô yêu Rasmus hơn cả bản thân mà không biết. Bà góa ở lại ngôi nhà cũ và tiếp tục công việc.
Đúng vào lúc đó, người ta mở con đường cái mới. Con đường cũ đi qua cây liễu và qua nhà bác phó may trở thành đường làng, chiếc đầm thu nhỏ lại thành ao phủ đầy bèo. Cột cây số siêu vẹo không dùng làm gì nữa, nhưng cây liễu vẫn đứng vững, thướt tha và đẹp đẽ, gió vẫn xào xạc trong cành lá.
Én bay đi, sáo đá bay đi, mùa xuân lại về. Khi chúng về lần thứ tư thì Rasmus cũng trở về nhà. Anh đã thi qua tay nghề thợ bạn. Anh đẹp trai, nhưng hơi ẻo lả. Giờ thì anh muốn chuẩn bị khăn gói lên đường, thăm xứ sở xa lạ. Anh ước sao như vậy. Nhưng bà mẹ giữ anh lại. Dầu sao ở nhà cũng là hay nhất. Những đứa con khác đã phân tán mọi nơi, anh là út ít, nhà này sẽ thuộc về anh, anh sẽ có đủ việc làm, thậm chí dư thừa nếu chỉ đi quanh vùng, làm thợ may rong, làm việc nửa tháng trong một cửa hàng, rồi lại làm việc nửa tháng nữa cho một cửa hàng khác. Thế cũng là đi chu du chứ! Và Rasmus nghe lời mẹ. Anh lại ngủ dưới mái nhà nơi chôn rau cắt rốn, bên cây liễu già và nghe tiếng gió xào xạc.
Mặt mũi anh sáng sủa, biết thổi sáo như chim hót, hát những bài ca mới và cũ. Những trang trại lớn đều đón tiếp anh niềm nợ nhất là nhà ông Klaus Hansen- người nông dân giàu thứ nhì xứ đạo. Con gái ông, Elsa đẹp như bông hoa tươi rói, hay cười. Tất nhiên, có người xấu bụng bảo là cô cười chỉ để khoe răng đẹp. Tính cô vui vẻ, luôn có những trò tinh nghịch. Cô không làm mất lòng ai.
P/s: lần này tớ post chữ màu hồng cho dễ đọc nhá :so_funny: