PDA

Xem đầy đủ chức năng : Để không mất điểm một cách đáng tiếc trong bài thi Hóa



Cú mèo
12-01-2009, 05:03 AM
Trong các môn thi khối A, môn Hóa là với những công thức phức tạp, những câu trắc nghiệm “gài bẫy” có thể sẽ khiến nhiều thí sinh đau đầu.

Hi vọng cuộc trao đổi ngắn với cô Nguyễn Bích Hà, tổ trưởng bộ môn Hóa trường Ams sẽ giúp bạn nắm được “bí quyết” học, thi môn Hóa hiệu quả nhất trong thời gian 2 tuần ôn thi ngắn ngủi.

“Form” đề thi Hóa có thể lấy đề năm trước làm chuẩn.

Từ những đề thi tuyển sinh ĐH môn hóa học khối A, B từ năm 2002-2007 có thể thấy đề thi các năm qua có một đặc điểm là rất cơ bản, không quá khó, không lắt léo, không đánh đố thí sinh (TS) nhưng có độ phân hóa cao, nội dung trải khắp chương trình từ lớp 10-12 (chủ yếu là lớp 12).

Về vấn đề thi đại học môn Hóa năm 2008, cô Nguyễn Bích Hà cho biết: “Cũng như các môn học khác, học Hóa là cả một quá trình, vì tuy trọng tâm rơi vào lớp 12 nhưng các em học sinh phải có nền tảng và kiến thức vững chắc từ lớp 10, 11. Về cấu trúc đề thi, cơ bản không có gì thay đổi, học sinh có thể lấy các “form” đề thi Hóa của năm ngoái để làm chuẩn, và phân tỉ lệ câu cho từng phần”.

Không nên để mất điểm ở những trường hợp đáng tiếc

Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, ra đề và chấm bài, cô Nguyễn Bích Hà nhắc nhở các em học sinh: “Trong phần bài tập, các em chú ý áp dụng các định luật như định luật vô cơ bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn điện nguyên tử. Thực ra trong chương trình thi ĐH môn Hóa, 100% là lí thuyết, các bài tập đều dựa trên lí thuyết. Nếu nắm chắc lí thuyết, các em phải đạt 80% tổng số điểm.

“Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy, phần bài tập, các em hay nhầm lẫn nguyên tử khối (80) và phân tử khối của Br (160). Khi làm bài, các em nên cẩn thận từng chi tiết nhỏ, tránh những trường hợp mất điểm đáng tiếc”.

Đối với yêu cầu về định lượng, năm nay sẽ khai thác mạnh các định luật và các kỹ thuật giải toán nhanh, đây là xu thế của cách ra đề trắc nghiệm. Học sinh nên cẩn thận trong quá trình tính toán, làm bài.

Giai đoạn cuối, các em nên tự kiểm tra lẫn nhau

Thời gian ôn thi ĐH không còn nhiều, các em chú ý phương pháp ôn sao cho tận dụng hiệu quả nhất quãng thời gian còn lại. Cô Hà đã nêu lên một kinh nghiệm học Hóa rất hiệu quả, rút ra từ chính kinh nghiệm của bản thân: “Theo tôi, cách học tốt nhất tại thời điểm này là các em nên tự kiểm tra lí thuyết cho nhau, nếu có điều kiện thì có thể 1 giáo viên kèm 1 học sinh. Đây là phương pháp tôi đã vận dụng và thấy rất hiệu quả”.

Học sinh chúng mình hãy thử bắt tay vào ôn theo cách cô “mách nước” nhé! Như thế chúng mình vừa tiết kiệm được thời gian, lại vừa học “rất vào” đấy! Và chúng ta hãy thử áp dụng phương pháp học này của cô Hà cho tất cả các môn còn lại.