PDA

Xem đầy đủ chức năng : Những dấu hiện của bệnh ung thư



Tháng Tư
26-12-2008, 06:32 AM
đầu tiên là ung thư dạ dày
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là cảm giác đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi. Khoảng 1/2 trường hợp có sụt cân và đau vùng trên rốn. Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.
Một số bệnh nhân lại có cảm giác ăn chậm tiêu, buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn cũ. Những triệu chứng này xuất hiện khi khối u nằm ở phần thấp của dạ dày, làm cản trở việc thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột. Trái lại, nếu khối u nằm ở phần cao (sát với thực quản), người bệnh sẽ có biểu hiện khó nuốt.

Khi đã xuất hiện các triệu chứng như ổ bụng to ra và có dịch; sờ thấy các khối u trong ổ bụng; xuất hiện các hạch ở vùng cổ bên trái... thì đã quá muộn. Lúc này, u đã di căn và tiên lượng của bệnh là rất xấu.

Chẩn đoán bệnh sớm là điều hết sức quan trọng, giúp việc điều trị thành công hơn. Ở giai đoạn đầu, khối u mới chỉ phát triển ở bề mặt của thành dạ dày, chưa xâm lấn tới lớp cơ. Khi này, trên hình ảnh nội soi, ung thư dạ dày trông giống như một ổ loét hoặc một u nhỏ lành tính. Để có chẩn đoán chắc chắn, phải sinh thiết vùng tổn thương để làm xét nghiệm tế bào.

Với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại như máy nội soi gắn đầu dò siêu âm, bác sĩ cũng có thể xác định được tổ chức ung thư đã phát triển tới lớp nào của dạ dày.

Theo các chuyên gia y tế, những đối tượng sau cần đi khám và làm nội soi để phát hiện kịp thời bệnh ung thư dạ dày:

- Người mắc các bệnh mạn tính về dạ dày.

- Người trên 40 tuổi, bắt đầu thấy mệt mỏi, ăn đầy và chậm tiêu.

Nông Nghiệp Việt Nam (theo ABC)

Ungthu.net.vn

Ung thư gan

Ung thư gan là 1 trong 8 ung thư hay gặp nhất trên toàn thế giới, bệnh chiếm 4% trong tổng số các ung thư ở người. Tại Việt Nam, ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 4 ở cả hai giới. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vinh viêm gan B. Đây là căn bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm chính vì vậy việc điều trị cũng ít hiệu quả. Cách tốt nhất phòng chống căn bệnh này là tiêm phòng vacxin viêm gan B.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Thủ phạm chính gây nên bệnh ung thư gan là virus viêm gan B. Các bằng chứng khoa học đã chứng minh viêm viêm gan B là yếu tố gây ung thư gan trên thực nghiệm. Người bị nhiễm viêm viêm gan B có nguy cơ cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại virus này.

Xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư gan. Uống rượu kéo dài dẫn tới xơ gan là nguyên nhân thường gặp nhất của ung thư gan trên toàn thế giới. Những người bị xơ gan do rượu nếu ngừng uống khoảng 10 năm thì sau đó cũng tiến triển tới ung thư gan. Thực phẩm dự trữ trong môi trường nóng và ẩm dễ sinh ra một loại nấm gọi là Aspergillus flavus, loại nấm này sinh ra Aflatoxin, là chất được biết gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Ung thư tế bào gan cũng xuất hiện ở trên 30% bệnh nhân bị ứ sắt có tính chất di truyền. Tại Việt Nam, hậu quả của chiến tranh để lại với hàng triệu tấn chất độc màu da cam có chứa chất Dioxin cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây nên căn bệnh này.

TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN

Các bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đau bụng vùng hạ sườn trái là triệu chứng thường gặp nhất do u lớn Triệu chứng khởi đầu cũng thường gặp là trên các bệnh nhân xơ gan đột ngột xuất hiện biến chứng (cổ chướng, vàng da, xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản). Khi khám bệnh. các bác sỹ có thể sờ thấy gan to, ấn rắn chắc.

Các xét nghiệm thường được làm để chẩn đoán ung thư gan là xét nghiệm máu xác định nồng độ anpha-FP, khi AFP cao trên 500nglml thì rất gợi ý tới ung thư gan. Ngoài ra, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT scaner ổ bụng có tác dụng xác định vị trí và sự xâm lấn của khối u gan. Xét nghiệm sinh thiết gan bằng chọc kim nhỏ đơn thuần hoặc dưới sự hướng dẫn của siêu âm để chẩn đoán mô bệnh học.

ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG

Điều trị bệnh nhân ung thư gan tuỳ thuộc vào giai đoạn của ung thư và tình trạng sức khoẻ chung của bệnh nhân. Đối với những trường hợp có khối u nhỏ đơn độc, chức năng gan còn tết, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân ung thư gan cũng bị xơ gan và không thể cắt bỏ khối u được. Các phương pháp điều trị khác như tiêm cồn, hoá chất động mạch gan... cho kết quả rất hạn chế. Đối với các bệnh nhân giai đoạn muộn, điều trị chủ yếu là chống đau và chăm sóc triệu chứng.

Ung thư gan là bệnh có tiên lượng xấu, thời gian sống trung bình từ khi phát hiện khoảng 6 tháng. Chỉ có khoảng 1 % người ung thư gan có nguy cơ sống sót sau 5 năm.

DỰ PHÒNG

Đa số các ung thư gan thường kèm theo nhiễm viêm gan B, để dự phòng căn bệnh này, việc cần làm là thực hiện tiêm vacxin chống lại virus viêm gan B.

Tháng Tư
26-12-2008, 06:37 AM
Ung thư xương
Xương có vai trò:

206 xương trong cơ thể có nhiều chức năng khác nhau. Xương có vai trò nâng đỡ và bảo vệ các tạng bên trong (hộp sọ bảo vệ não, xương sườn bảo vệ phổi). Những cơ bám vào xương khi co sẽ làm cơ thể di chuyển.

Tủy xương là mô mềm xốp nằm trong lòng nhiều xương, chúng tạo ra và lưu trữ tế bào máu.

Ung thư xương là gì?

Ung thư là một nhóm nhiều bệnh. Người ta đã biết hơn 100 loại ung thư khác nhau. Tất cả các loại ung thư có điểm chung: những tế bào trở nên bất thường, chúng tăng trưởng, phá hủy mô của cơ thể và lan rộng đến những cơ quan khác (di căn).

Những tế bào bình thường tạo ra mô theo một trình tự: trưởng thành, phân chia, và thay thế những tế bào già. Quá trình này giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Nếu những tế bào mất khả năng kiểm soát sự tăng trưởng, chúng tăng trưởng quá nhanh và không theo trình tự nào cả. Chúng tạo ra nhiều mô. Một khối mô gọi là bướu. Bướu có thể lành hay ác tính.

Bướu lành tính không phải là ung thư. Chúng không lan rộng đến các cơ quan khác và hiếm khi đe doạ tính mạng. Bướu lành thường được cắt bỏ. Mặc dù những bướu xương lành tính thỉnh thoảng có thể tái phát, chúng có thể được phẫu thuật.

Bướu ác tính là ung thư. Nó có thể xâm lấn và phá huỷ những mô, tạng bình thường kế cận. Những tế bào ung thư cũng có thể tách ra khỏi bướu và đi vào máu. Chính vì vậy mà tại sao ung thư xương có thể di căn đến cơ quan khác.

Ung thư mà bắt đầu từ xương gọi là ung thư xương nguyên phát. Ung thư xương thường thấy nhất ở cánh tay và chân, nhưng có thể xảy ra ở mọi xương trong cơ thể. Trẻ em và thiếu niên có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư xương hơn người trưởng thành.

Ung thư xương nguyên phát được gọi là “sarcoma”. Có nhiều loại sarcoma, mỗi thể bắt đầu từ một loại mô xương khác nhau. Thường thấy nhất là: sarcoma xương, Ewing’s sarcoma, và sarcoma sụn.

Sarcoma xương là loại thường thấy nhất của ung thư xương ở thiếu niên. Bệnh thường xuất hiện khoảng từ 10 đến 25 tuổi. Nammắc bệnh nhiều hơn nữ. Sarcoma xương thường xuất hiện ở đầu xương, nơi đó mô xương mới được hình thành ở tuổi thiếu niên. Sarcoma xương ảnh hưởng chủ yếu xương dài của cánh tay và chân.

Ewing’s sarcoma thường thấy khoảng 10- 25 tuổi. Thiếu niên bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ung thư này hình thành ở phần giữa (thân xương) của những xương lớn. Xương bị ảnh hưởng nhiều nhất là xương hông và xương dài ở đùi, tay. Ung thư này có thể xảy ra ở xương sườn.

Sarcoma sụn chủ yếu ở người lớn. Loại u này hình thành trong sụn (mô mềm dẻo xung quanh khớp).

Những loại ung thư xương khác bao gồm : sarcoma sợi, u tế bào khổng lồ ác tính, u sụn. Những người trên 30 tuổi hiếm khi mắc những loại này.

Ung thư xương nguyên phát thì hiếm. Mặt khác, ung thư xương thường do di căn từ các cơ quan khác. Khi điều này xảy ra, bệnh không được gọi là ung thư xương. Mỗi loại ung thư được đặt tên theo cơ quan hoặc mô bị ung thư nguyên phát. Điều trị ung thư xương thứ phát phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát và sự di căn của nó.

Ung thư bắt đầu từ cơ, mỡ, dây thần kinh, mạch máu, và những mô liên kết hay nâng đỡ khác trong có thể gọi là sarcoma mô mềm. Bệnh xảy ra ở người lớn và trẻ em. Nhưng không bàn luận ở đây.

Leukemia, đa u tuỷ, và u lympho là ung thư bắt nguồn từ tế bào ở tủy xương. Đây là những bệnh khác nhau và không phải là ung thư xương.

Triệu chứng của ung thư xương?

Triệu chứng ung thư xương có khuynh hướng phát triển chậm. Phụ thuộc vào loại, vị trí, kích thước u.

Đau là triệu chứng thường thấy nhất của ung thư xương. Thỉnh thoảng là một u mềm, hơi đau trên xương có thể cảm giác được qua da. Vài trường hợp ung thư xương cản trở hoạt động bình thường. Ung thư xương có thể gây gãy xương.

Những triệu chứng trên không chắc là ung thư, nó có thể do nguyên nhân khác ít trầm trọng hơn. Ai gặp phải triệu chứng này nên tham vấn bác sĩ.

Chẩn đoán ung thư xương

Để chẩn đoán ung thư xương, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử của bản thân và gia đình, và khám lâm sàng toàn diện. Ngoài ra còn kiểm tra tổng trạng, xét nghiệm máu, chụp x quang. X quang có thể cho thấy vị trí, kích thước và hình dạng u: U lành thường tròn, bờ rõ; ung thư xương thường có nhiều hình dạng và bờ không đều.

Nếu x quang thấy nghi ngờ ung thư xương, một số xét nghiệm chuyên biệt sau có thể được làm. Những xét nghiệm này còn cho biết ung thư xương di căn hay chưa.

Xạ hình xương cho thấy kích thước, hình dạng, và vị trí của vùng bất thường trên xương. Một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào máu. Xương hấp thu chất này và được phát hiện bởi một dụng cụ đặc biệt gọi là scan.

CT scan hay CAT scan là kỹ thuật x quang cho biết chi tiết những hình ảnh cắt ngang của CT, nhờ một máy vi tính.

MRI (hình ảnh cộng hưởng từ) cũng cho biết chi tiết những hình ảnh cắt ngang. MRI sử dụng từ trường rất mạnh liên kết với máy vi tính.

Chụp mạch máu là chụp x quang mạch máu. Chất cản quang được tiêm vào mạch máu vì vậy thấy chi tiết mạch máu, xét nghiệm này cũng được làm để giúp ích kế hoạch phẫu thuật.

Sinh thiết là cách chắc chắn để nói có ung thư hay không. Sinh thiết tốt nhất nên làm ở bệnh viện nơi có các bác sĩ kinh nghiệm về chẩn đoán ung thư xương. Bác sĩ lấy một mẫu mô từ u xương. Chuyên viên giải phẫu bệnh xem mẫu đó dưới kính hiển vi, nếu thấy ung thư thì anh ta có thể cho biết loại sarcoma và khả năng phát triển nhanh hay chậm.

Nếu đã chẩn đoán ung thư xương thì điều quan trọng cần xác định là nguyên phát hay thứ phát. Dữ kiện này rất quan trọng trong điều trị. Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, x quang, chụp cắt lớp (scan), và sinh thiết được sử dụng để phân chia ung thư. Giai đoạn ung thư xác định ung thư đã di căn hay chưa và bao nhiêu mô bị ảnh hưởng.

Điều trị ung thư xương?

Nhiều yếu tố được xem xét để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất. Đó là : loại, vị trí, kích thước, sự lan rộng, tuổi tác, tổng trạng. Một kế hoạch điều trị được vạch ra phù hợp với nhu cầu mỗi bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị

Đó là: phẫu thuật xạ trị, hoá trị. Bác sĩ thường phối hợp phương pháp điều trị phụ thuộc sự cần thiết của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được giới thiệu đến những bác sĩ chuyên về điều trị các loại ung thư. Thường thường, các chuyên gia làm việc với nhau như một đội; gồm: phẫu thuật viên, chuyên gia ung thư ở nhi và chuyên gia xạ trị.

Phẫu thuật là một phần của điều trị ung thư xương. Bởi vì, bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu, phẫu thuật viên lấy u và một phần xương lành và mô lành khác xung quanh u.

Khi ung thư xương ở một cánh tay hay chân, phẫu thuật viên cố gắng lấy u và một vùng mô lành xung quanh u. Thỉnh thoảng phẫu thuật viên có thể sử dụng một dụng cụ kim loại để thay thế phần xương bị lấy đi. Ở trẻ em, thay thế dụng cụ kim loại có thể kéo dài khi trẻ lớn. Cách thức bảo tồn chi này cần nhiều lần phẫu thuật để giữ sự kéo dài chi nhân tạo.

Tuy nhiên, khi u lớn có lẽ đoạn chi là cần thiết. Nếu đoạn chi thì cần làm chi giả: chân, cánh tay, bàn tay, bàn chân.

Hoá trị là dùng thuốc giết tế bào ung thư. Thường phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên, thuốc có thể uống hay tiêm vào cơ hay mạch máu. Thuốc theo dòng máu đi khắp cơ thể. Hoá trị được tiến hành nhiều đợt: sau một đợt điều trị là một khoảng thời gian hồi phục, tiếp sau đó là một điều trị mới và tiếp tục nhiều đợt.

Một số bệnh nhân điều trị hoá trị ngoại trú bệnh viện, dưỡng đường, hay phòng khám tại nhà của bác sĩ. Tuy nhiên, tuỳ theo loại thuốc điều trị bệnh nhân cần phải ở trong bệnh viện một thời gian ngắn.

Hoá trị luôn phối hợp với phẫu thuật ung thư xương. Đôi lúc, hoá trị được dùng để thu nhỏ kích thước u trước khi phẫu thuật. Hoá trị còn là một điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật để diệt hết những tế bào ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể và phòng ngừa tái phát. Có khi bệnh nhân được hoá trị trước và sau phẫu thuật. Đối với vài loại ung thư xương hoá trị phối hợp với xạ trị. Hoá trị có thể được dùng để kiểm soát ung thư xương có di căn.

Xạ trị là dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thường điều trị 5 ngày một tuần, trong 5 đến 8 tuần.



Tác dụng phụ của điều trị ung thư xương ?

Các phương pháp điều trị ung thư xương rất mạnh. Thật khó khăn để hạn chế những ảnh hưởng của điều trị, không những tế bào ung thư bị phá hủy mà tế bào bình thường cũng bị tổn thương. Điều đó cho thấy tại sao việc điều trị gây ra nhiều tác dụng phụ. Tác dụng phụ tùy thuộc vào phương pháp điều trị và vị trí u.

Phẫu thuật ung thư xương là một đại phẫu. Vùng phẫu thuật phải được theo dõi cẩn thận về nhiễm trùng. Phục hồi chức năng là phần quan trọng sau phẫu thuật .

Tác dụng phụ của hoá trị phụ thuộc loại thuốc điều trị, và mỗi người có phản ứng khác nhau. Hoá trị ảnh hưởng tế bào đang phát triển, như tế bào tạo máu và tế bào lót đường tiêu hoá. Kết quả là bệnh nhân bị tác dụng phụ như: dễ nhiễm trùng, chán ăn, buồn nôn, ói, loét miệng, cảm giác yếu sức, rụng tóc. Những tác dụng phụ này ảnh hưởng trong thời gian ngắn và thường hết khi ngưng điều trị.

Trong thời gian xạ trị, bệnh nhân có thể rất mệt mỏi vì điều trị liên tục. Quan trọng là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Vùng điều trị trị thường có phản ứng da đỏ hay khô, và da nên được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời, chăm sóc cẩn thận, không sử dụng dung dịch hay kem thoa lên da mà không có ý kiến bác sĩ.

Đối với vài bệnh nhân, cần thiết phải khám răng miệng trước khi điều trị. Bởi vì, điều trị ung thư có thể làm miệng nhạy cảm và dễ nhiễm trùng.

Chán ăn có thể là vấn đề trong quá trình điều trị ung thư. Ăn uống giúp bệnh nhân có thể chống lại tác dụng phụ tốt hơn, vì vậy dinh dưỡng tốt là quan trọng. Ăn tốt nghĩa là đủ năng lượng để ngăn không sụt cân và đủ đạm phục hồi, tái tạo lại mô bình thường. Nhiều bệnh nhân nhận thấy ăn nhiều bữa nhỏ và ít tốt hơn là ba bữa lớn trong ngày.

Tác dụng phụ gặp phải trong điều trị thì thay đổi ở mỗi bệnh nhân. Thậm chí, khác nhau giữa những đợt điều trị. Nhiều nỗ lực để những tác dụng phụ này xảy ra ít nhất. May mắn thay, những tác dụng này là tạm thời. Bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng có thể giải thích tác dụng phụ do điều trị ung thư và đề nghị cách giải quyết.

Các nhà nghiên cứu quan tâm khả năng tác dụng phụ lâu dài ở người trẻ được điều trị với xạ trị và hoá trị, phụ thuộc vào vị trí u và cách điều trị. Vài loại hoá trị ảnh hưởng khả năng sinh sản của bệnh nhân. Nếu tác dụng phụ này thường xuyên nó có thể gây vô sinh, cả nam và nữ. Xạ trị có thể làm tăng khả năng u tái phát sẽ phát triển sau đó ở vùng đã điều trị. Bác sĩ có thể bàn bạc chi tiết với bệnh nhân và gia đình về những tác dụng phụ này.

Theo dõi đều đặn sau điều trị ung thư xương là điều quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ trong vài năm để chắc chắn ung thư không tái phát hay điều trị nhanh chóng nếu nó tái phát. Kiểm tra gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm máu, X- quang, scan, và một số cận lâm sàng khác.

Điều trị ung thư có thể gây tác dụng phụ nhiều năm sau đó. Vì lý do này, bệnh nhân nên tiếp tục kiểm tra định kỳ và cho bác sĩ biết ngay bất cứ vấn đề nào mới xuất hiện.

Bệnh nhân bị đoạn chi cần trị liệu vật lý. Các nhà vật lý trị liệu và bác sĩ chuyên về phục hồi chức năng giúp bệnh nhân học cách thực hiện những hoạt động hằng ngày theo cách mới, cách sử dụng chi giả.

Chẩn đoán ung thư làm thay đổi cuộc sống bệnh nhân và người thân của họ. Những thay đổi này khó có thể điều khiển được. Bệnh nhân, gia đình họ và bạn bè có nhiều cảm xúc khác nhau và đôi lúc lại lo sợ, hoang mang khi nghe nói bị ung thư.

Lúc này, bệnh nhân và người thân cảm thấy sợ hãi, giận dữ, hay trầm cảm. Đây là phản ứng bình thường khi họ đối mặt với vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Những bệnh nhân trẻ em và thiếu niên, thường có thể đương đầu những vấn đề này tốt hơn nếu họ có thể nói thoải mái về sức khoẻ và cảm xúc của họ với gia đình và bạn bè. Chia sẻ cảm xúc với người khác có thể giúp mọi người thấy dễ chịu hơn, đó là cách để người khác thấy sự lo âu và yêu cầu hỗ trợ của họ.

Mối quan tâm tương lai, như lo lắng về các kiểm tra, điều trị, nhập viện, viện phí. Việc nói với bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khoẻ có thể trấn an lo âu và cảm giác sợ hãi. Bệnh nhân có vai trò quyết định về việc chăm sóc và lựa chọn điều trị bằng cách đặt câu hỏi về ung thư xương. Họ có thể hỏi bất cứ điều gì mà họ thắc mắc, chưa tường tận. Bệnh nhân và gia đình có nhiều câu hỏi quan trọng và bác sĩ là người hợp lý nhất để trả lời.

Thỉnh thoảng, bệnh nhân dùng con số thống kê ước tính cơ hội chữa trị của họ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng đây chỉ số liệu trung bình, chúng được tính dựa trên số lượng lớn và không có hai bệnh nhân ung thư nào hoàn toàn giống nhau. Chỉ bác sĩ theo dõi trực tiếp bệnh nhân mới hiểu rõ tình hình để bàn bạc về cơ hội hồi phục (tiên lượng). Bác sĩ thường dùng từ “sống sót” hay “lui bệnh” hơn là khỏi bệnh. Ngay cả nhiều bệnh nhân ung thư xương hoàn toàn hồi phục, bởi vì bệnh có thể tái phát.

Bệnh nhân ung thư xương có thể lo lắng về việc đoạn chi hay phẫu thuật khác sẽ ảnh hưởng đến không những vẻ bề ngoài của họ mà còn cảm nghĩ người khác về họ. Cha mẹ có thể lo lắng con họ không thể tham gia hoạt động bình thường ở trường học hay hoạt động xã hội. Người lớn (đã phẫu thuật lớn) lo âu về việc làm, tham gia hoạt động xã hội và chăm sóc gia đình.

Bác sĩ có thể khuyên nhủ về điều trị, việc làm, đến trường, hay những hoạt động khác. Bệnh nhân cũng muốn thảo luận về những lo âu: tương lai, quan hệ gia đình, tài chính. Nếu khó nói với bác sĩ về cảm xúc hay những vấn đề cá nhân, bệnh nhân có thể nói với y tá, nhân viên xã hội hay người khuyên nhủ, thành viên các giáo hội.

Nhà vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân thực hiện cách thức mới để làm việc. Đặc biệt quan trọng đối với những người mất một phần hay cả chi và học sử dụng chi giả.

Học cách sống với những thay đổi do bệnh ung thư xương sẽ dễ dàng hơn cho bệnh nhân và những người chăm sóc họ khi họ có sự trợ giúp thông tin và dịch vụ nâng đỡ. Nhiều bệnh nhân cảm thấy có ít khinói chuyện với những người có hoàn cảnh giống họ, họ có thể gặp những người này do tự liên lạc hay nhờ nhóm trợ giúp.

Trong tương lai sự hiểu biết về ung thư xương ra sao?

Vào thời điểm này, sự hiểu biết về nguyên nhân ung thư xương thật là ít. Các bác sĩ ít khi cắt nghĩa được tại sao một người bị loại ung thư đặc biệt này còn người khác thì không. Tuy nhiên chúng ta biết ung thư xương không phải là bệnh truyền nhiễm; không ai bị lây ung thư từ người khác.

Các nhà khoa học và các trung tâm y khoa đang nghiên cứu ung thư xương, họ cố gắng tìm kiếm những nguyên nhân gây bệnh này và dự phòng nó như thế nào. Họ cũng đang tìm kiếm cách tốt hơn để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư xương.

Tóm lược về ung thư xương.

Ung thư xương nguyên phát thì hiếm.

Thường thấy ung thư ở xương do di căn từ phần khác của cơ thể. Không gọi là ung thư xương, mà được gọi theo tên cơ quan hay mô bị ung thư nguyên phát.

Đau là triệu chứng thường thấy của ung thư ở xương.

Chẩn đoán ung thư xương dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, X quang, xét nghiệm máu và xác định dựa trên sinh thiết.

Điều trị ung thư xương phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí, kích thước, sự xâm lấn của u cũng như tổng trạng và tuổi tác bệnh nhân.

U não
U não có nhiều triệu chứng khác nhau từ đau đầu cho tới thần kinh. Chúng thường có dạng rất giống rối loạn thần kinh. Đôi khi sẽ rất khó để quyết định cho bệnh nhân chụp CT hay MRI nếu như họ có những triệu chứng, dấu hiệu như được chỉ ra dưới đây, nhưng quan trọng cần phải biết được sau những triệu chứng này liệu có u não hình thành không. Những triệu chứng dưới đây sẽ ngay lập tức trả lời câu hỏi về u não:


- Những cơn động kinh mới ở người lớn

- Dần dần mất khả năng vận động hoặc cảm giác của chân tay

- Run rẩy, mất cân bằng cơ thể, đặc biệt nếu những dấu hiệu này liên quan tới đau đầu

- Thị lực suy giảm ở một hoặc cả 2 mắt, đặc biệt nếu họ bị giảm tầm nhìn ngoại vi hơn.

- Rối loạn ăn uống giống trẻ nhỏ

- Nhìn không rõ(một thành 2) đặc biệt nếu lien quan tới đau đầu

- Nói khó

- Thính giác giảm kèm hoặc không kèm triệu chứng hoa mắt chóng mặt.

Những triệu chứng dưới đây sẽ không phải do hậu quả của u não mà có thể là một số bệnh khác:

- Đau đầu thường là triệu chứng phổ biến nhất của u não. Hầu hết những người bị đau đầu, thậm chí bị những cơn đau đầu nặng hay dai dẳng thì không có u. Tuy nhiên một vài loại đau đầu thực sự gây lo ngại. Thường xuyên đau đầu vào buổi sang hơn vào buổi chiều, đau đầu liên tục kèm buồn nôn hay nôn mửa, hoặc đau đầu kèm theo loạn thị giác, đau ốm hoặc bị tê liệt chính là những khả năng của u.

- Sự thay đổi trong thái độ tính cách chính là nguyên nhân của u não. Sự phát triển của thái độ “Tôi không quan tâm”, mất trí, mất tập trung, rối loạn nói chung có thể là những dấu hiệu khó phát hiện, đánh giá này do một nhà thần kinh học tìm ra là một bước quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh, tuy nhiên chụp CT hay MRI cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều.

- Vô sinh hoặc mất kinh( Trường hợp bị dừng bất thường của kinh nguyệt)

- Có một vài rắc rối mà dường như là những chứng bệnh khác có thể có nguy cơ là một khối u: đột quỵ, thậm chí khi nó trông giống như một cơn đột quỵ khi nhìn trên CT, có thể đưa ra kết luận llà u. Thỉnh thoảng sự quỵ ngã có thể tới do một cơn động kinh bị gây ra bởi khối u. Một khối u tuyến yên có thể gây ra xuất huyết dưói màng nhện, một dạng của đột quỵ.

Có hơn 120 loại u não khác nhau. Nhiều loại u có những kiểu phụ khác nữa. Ví dụ, u não hình sao có thể là một khối u não hình sao màu vàng, u nguyên bào hình đệm nhiều thể hay u thần kinh biểu mô. U não thường gắn liền với các giai đoạn bệnh khác nhau, từ giai đoạn I(ít độ ác tính nhất) đến giai đoạn IV(ác tính nhất). Nếu như không có nhiều sự rối loạn thì những khối u giống nhau thỉnh thoảng có tên khác nhau và thậm chí thậm chí các bác sĩ cũng không phải luôn gọi được đúng tên khối u. Một điều quan trọng khác nữa đó là cần xem xét kỹ rõ đó là u lành tính hay dạng nhẹ., các khối u não chỉ khó điều trị khi nó là u ác tính.




Dưới đây là hướng dẫn đối với những loại u phổ biến nhất. Tuy nhiên cần nhớ rằng cách tốt nhất để tìm hiểu thông tin về dạng u cụ thể của bạn là thông qua bác sĩ.




--------------------------------------------------------------------------------



U tế bào hình sao

U tế bào hình sao mang đặc trưng của u thần kinh đệm. Chúng phát triển từ những tế bào hỗ trợ não, đây là những tế bào thần kinh đệm dạng sao. U tế bào hình sao là dạng u não chủ yếu ở trẻ. Hầu hết những u não này ở trẻ là giai đoạn nhẹ trong khi với phần lớn người lớn nó ở giai đoạn nặng hơn. Loại u này thâm nhập vào hầu hết các khu vực của não bao gồm cả cuống não.

Các bác sĩ sử dụng hệ thống phân cấp đối với u tế bào hình sao, được sắp xếp từ mức độ xâm lấn ít nhất -cấp I đến mức độ xâm lấn mạnh nhất, cấp IV. Bốn loại u tế bào hình sao là:

U tế bào hình sao sợi(Giai đoạn I), U tế bào hình sao(giai đoạn (II), U tế bào hình sao biến thoái và đa dạng u nguyên bào đệm.

U tế bào hình sao mức độ nhẹ có khuynh hướng phát triển chậm và thường tập trung tại một khu vực của não. U tế bào hình sao mức độ nặng có thể xâm lấn quanh mô, phát triển nhanh chóng và luôn yêu cầu biện pháp chữa trị tấn công hơn.

Triệu chứng

Triệu chứng của u tế bào hình sao liên quan tới cỡ và vị trí của khối u. Các triệu chứng thường là kết quả của sự chèn ép bị gia tăng trong não, được gọi là khối chèn ép trong sọ, bị gây ra bởi chỗ sưng tấy trong mô quanh khối u. Sư chèn ép gia tăng này có thể gây ra buồn nôn, nôn, dễ cáu kỉnh và đau đầu. Những cơn đau đầu liên quan đến khối u thường đau dữ dội vào buổi sáng. Những cơn động kinh cũng là một triệu chứng phổ biến. Tuy nhiên, thỉnh thoảng không có triệu chứng rõ ràng và các khối u có thể được phát hiện ra trong qua trinh chụp đầu vì một nguyên nhân nào đó khác(ví dụ: để đánh giá tổn thương ở đầu sau tai nạn giao thông)

Biện pháp chữa trị

Biện pháp chữa trị đối với u tế bào hình sao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí khối u trong não hoặc tuỷ sống, giai đoạn phát triển của khối u và xem xét nó có xâm lấn các mô xung quanh hay không. Việc thực hiện sinh thiết sẽ được làm khi có thể để quyết định mức độ và bệnh lý của khối u- những yếu tố này đóng vai trò chủ chốt trong việc quyết định kế hoạch chữa trị. Phẫu thuật thường là biện pháp đầu tiên được cân nhắc trong chữa trị u tế bào hình sao với mục địch loại bỏ tối đa khối u. Thông thường, U tế bào hình sao giai đoạn cao hơn thường có các tua quấn quanh giống như cấu trúc xâm lấn quanh mô. Điều này gây khó khăn cho việc phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u. Phương pháp chụp MRI có thể được yêu cầu vài ngày sau khi mổ để cân nhắc khối u còn tồn tại chừng nào, nếu vẫn còn thi biện pháp chữa trị lựa chọn xa hơn cần được cân nhắc là gì. Thậm chí nếu chup MRI cho thấy toàn bộ khôi u đã được loại bỏ thì phương pháp điều trị sau mổ vẫn cần được duy trì.

X ạ trị thường được thực hiện sau mổ đối với thanh niên và người lớn để tiêu diệt tế bào u chưa được loại bỏ trong quá trình mổ. Những bệnh nhân xạ trị sau mổ có cơ hội sống sót dài hơn. Nêu mổ không phải là một lựa chọn vì khối u nằm ở khu vực nguy hiểm thi xạ trị đưựoc thực hiện thay thế. Tia xạ được kiểm soát theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của khối u. Nếu khối u đã lan rộng, tia xạ cần được chiếu toàn bộ não. Độ tuổi, sức khoẻ và vị trí khối u la những yếu tố quan trọng cần được cân nhắc bởi đội ngũ bác sĩ khi họ lên kế hoạhc điều trị cho bạn.




Vì tia xạ có thế gây ra những hệ quả không tốt cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ nhỏ nên hoá trị thường được áp dụng đối với trẻ để tránh việc dùng tia xạ.




--------------------------------------------------------------------------------



U lympho hệ thống thần kinh trung ương(CNS)

U lympho CNS giai đoạn chớm phát triển thường xuất hiện ở dạng u não hoặc u tuỷ sống, nhưng nó thường liên quan tới mắt và dịch tuỷ. Loại u não ác tính này thường bắt nguồn từ những tế bào bạch huyết, hoặc bạch cầu, đây là thành phần của hệ thống miễn dịch tự nhiên trong cơ thể người. Mặc dù vị trí của u lympho CNS thông thường là ở bán cầu não nhưng các u nhỏ có thể sẽ sản sinh trong toàn bộ não cùng các u lớn, có thể thấy trên hình ảnh đã được scan. Nó cũng có thể lan rộng khắp hệ thần kinh trung ương trong dịch tuỷ,nhưng nó thường không thấy được trên phim scan MRI. Mặc dù u lympho có thể phát hiện bằng máy CT hoặc MRI nhưng để chẩn đoán chính xác thì cần thực hiện sinh thiết. Việc chọc tuỷ cũng có thể cần được thực hiện để có được hình ảnh của tế bào u. U lympho CNS thường không di căn ra các khu vực khác của cơ thể.

U lympho CNS giai đoạn chớm phát triển ảnh hưởng ko nhiều tới sức khoẻ của người bệnh những mức ảnh hướng sẽ tăng đối với những người có hệ miễn dịch kém, hoặc do ghép một bộ phần nào đó trong cơ thể hoặc do nhiễm AIDS và có thể do những nguyên nhân khác. Phạm vi ảnh hưởng của u Lympho sẽ tăng dần lên đối với tất cả người bệnh dù hệ miễn dịch tốt hay không.

Triệu chứng

Triệu chứng của U lympho CNS giai đoạn chớm phát triển thường liên quan đến kích cỡ và vị trí của nó trong não. Một khối u lympho trong não hoặc tuỷ sống có thể gây ra những cơn động kinh, vấn đề về thị giác, liệt nửa người, những thay đổi về tính cách, mất trí nhớ. Nếu có sự gia tăng áp suất trong sọ thì nó có thể gây ra tình trạng hôn mê, mất trí, những thay đổi về mặt tinh thần, rối loạn, động kinh, yêu cơ.

Chữa trị




Thông thường, bước đầu tiên là phẫu thuật hoặc làm sinh thiết để xác nhận chẩn đoán có u lympho CNS. Khi chẩn đoán được thực hiện, steoit có thể được sử dụng để kiểm soát phù nề não. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là biện pháp luôn được lựa chọn nếu khôi u nhỏ và có mầm mống khắp trong não. U lympho có khả năng phái sinh mạnh hơn nhiều khi chúng nằm ở trung tâm hệ thần kinh. Tóm lại, bác sĩ của bạn sẽ lựa chọn những loại thuốc cần thiết để truyên qua vách ngăn máu não với liều lượng đủ để nó có thể đi qua vách ngăn được. Trong nhiều năm, u lympho CNS được điều trị bằng phương pháp xạ trị vì nó có thể triệt phá tốt các khối u. Ngày nay người ta thấy rằng chỉ cần dùng hoá trị cũng rất hiệu quả. Tất cả đều nhất trí rằng việc sử dụng thuốc ngăn cản sự tăng trưởng của tế bào là phương pháp hoá trị rất quan trọng đối với u lympho CNS. Bác sĩ sẽ cần cân nhắc tuổi, sức khoẻ, vị trị khối u trong não bện nhân để có thể đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.




--------------------------------------------------------------------------------



U tế bào màng não thất

U tế bào màng não thất là một dạng u thần kinh đệm phát sinh do các tế bào nằm trên não thất và ống tuỷ sống. U tế bào màng não thất thường xảy ra nhất với trẻ nhỏ, khoảng 10% trẻ bị u não, thường phát sinh trong hố thường được biết tới như não thất 4. Ở người lớn, chủ yếu phát sinh trong tuỷ sống.

Như các dạng u não khác, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ sử dụng hệ thống phân cấp giai đoạn bệnh đối với u tế bào màng não thất. Hệ thống phân cấp giai đoạn bệnh cho biết mức độ tấn công của các tế bào u ra sao và nó giống các tế bào u não thất thế nào, với các tế bào u giai đoạn 1 thì mức độ xâm lấn ít nhất và giai đoạn 4 là nhiều nhất. Cấp độ I có 2 giai đoạn, hoawjc lành tính, u tế bào màng não: U tế bào màng não thất cơ nhú thường nằm ở vùng xương sống hoặc u dưới màng ống nội tuỷ, thường nằm ở não thất IV. Các khối u ở giai đoạn 2 thường xảy ra ở não thất 4 và khu vực đường giữa, bao gồm u tế bào màng não thất thể nhú, thể tế bào và tế bào sang. U tế bào màng não thất thể nhú cũng được gọi là U giai đoạn 2, đây là dạng u hiếm và nằm ở góc tiểu não. Các khối u giai đoạn 3 được gọi là u tế bào màng não thất thoái biến, là dạng u ác tính và nằm ở 2 bán cầu não. Các khối u giai đoạn 4 được gọi là U nguyên bào tế bào màng não thất, đây cũng là dạng hiếm và thường gặp ở trẻ em.

Triệu chứng

Các triệu chứng của u tế bào màng não thất luôn liên quan tới kích cỡ và vị trí của nó trong náo. Ví dụ, hiện tượng úng dịch tủy não có thể là kết quả của sự chèn ép bị gia tăng trong não. Các triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, nôn, dễ cáu kỉnh, động kinh và các cơn đau đầu. Các cơn đau đầu có thể nặng hơn vào buổi sáng. Ở trẻ có u tế bào màng não thất thì đầu thường phát triển to hơn bình thường, đây cũng được xem như một triệu chứng bề ngoài. Các khối u nằm trong tủy sống có thể gây ra các cơn đau, chứng đau nhói dây thần kinh, tê liệt hoặc yếu vùng lưng, tay hoặc chân. U tế bào hình sao thể nhú niêm trong cột sống thường gây đau chân, tê liệt, ngoài ra có những trường hợp gây ra triệu chứng mất kiểm soát trong tiểu tiện.

Điều trị

Thường phương pháp điều trị đối với u tế bào não thất bao gồm phẫu thuật kèm theo xạ trị. Nếu vị trí của khối u cho phép, phẫu thuật được thực hiện với mục đích loại bỏ tới mức tối đa khối u. Khả năng phẫu thuật loại bỏ khối u phụ thuộc vào vị trí và mức độ ảnh hưởng tới các mô lành. Vì chứng tăng áp trong sọ thường xảy với dạng u này nên có thể cần đặt một ống (shunt) để giúp áp trong não. Thậm trí nếu toàn bộ khối u có thể cắt bỏ, thì phương pháp điều trị sau mổ vẫn được yêu cầu. U tế bào não thất thể nhú niêm không cần điều trị điều trị hơn nũa sau khi cắt bỏ hoàn toàn, tuy nhiên, sẽ cần theo dõi với các kết quả chẩn đoán hình ảnh.

Sau phẫu thuật đối với trẻ thành niên và người lớn, Xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào u không thể loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Nếu không thể phẫu thuật, có thể chỉ sử dụng một mình xạ trị. Hóa trị và một dạng xạ trị cục bộ đôi khi cũng được sử dụng kết hợp đặc biệt đối với trường hợp các khối u tái phát. Ở trẻ dưới 3 tuổi, hóa trị có thể được sử dụng thay cho xạ trị.




.




--------------------------------------------------------------------------------



U nguyên bào tủy

U nguyên bào tủy là dạng u ngoại bì thần kinh nguyên phát (PNET) phát sinh trong não bộ. Đây là dạng u não ác tính phổ biến nhất ở trẻ, chiếm 25% các loại u não ở trẻ. Đây là dạng u xâm lấn và không xâm lấn, thường di căn trong toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương bởi dịch cột sống. Mặc dù u nguyên bào tủy thường xảy ra ở trẻ nhưng ở các bé trai mức độ ảnh hưởng nhiều hơn ở bé gái và người lớn cũng có thể mắc loại u này.

Triệu chứng

Phần lớn bệnh nhân có u nguyên bào tủy thường có triệu chứng nôn và nôn nhiều vào buổi sang và bị đau đầu. Ngoài ra còn các triệu chứng khác bao gồm bệnh nhân trở nên vụng về, yếu, và gặp vấn đề với việc viết. Ở trẻ, chúgn thường cảm thấy mệt, yếu, cáu kỉnh và việc học tập ở trường giảm sút.

Điều trị




Nếu vị trí của khối u có thể phẫu thuật thì phương pháp điều trị đầu tiên sẽ là phẫu thuật để loại bỏ khối u tới mức tối đa. Những khối u nguyên phát cũng có thể đáp ứng với xạ và hóa trị. Ví khôi u có thể di căn thông qua dịch tủy tới tủy sống nên toàn bộ não và tủy sống thường được chiếu tia xạ sau phẫu thuật. Ở trẻ dưới 2 tuổi, phương pháp điều trị thường là hóa trị. Nếu khối u bị tái phát, bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật lại và tiếp tục điều trị bằng hóa trị.




--------------------------------------------------------------------------------



Ngoài ra còn có một số dạng u não phổ biến khác như:

- U màng não

- U não di căn

- U tuyến yên

- U tế bào thần kinh đệm ít gai U bao sợi thần kinh tiền đình

Tháng Tư
27-12-2008, 06:16 AM
Ung Thư Phổi
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong vì bệnh ung thư trên nước Mỹ và khắp thế giới. V ào năm 2005, số người mới bị là gần 173 ngàn người, trong đó có 79 ngàn phụ nữ. Số người chết vì bệnh ung thư phổi là 163 ngàn, trong đó có khoảng 79 ngàn phụ nữ. Ðể hiểu rõ tầm quan trọng cuả tử vong vì ung thư phổi, ta hãy so sánh với ung thư vú. Số người đàn bà bị ung thư vú loại xâm lấn là trên 180,000 người nhưng số tử vong vì ung thư vú chỉ có 40 ngàn người. Số người chết vì ung thư phổi mỗi năm cao hơn tổng số người chết vì các ung thư ruột, ung thư vú và ung thư nhiếp hộ tuyến. Có thể nói là khi đã bị ung thư phổi, bệnh nhân sẽ có cơ hội tử vong cao nhất so với các ung thư khác. Ðây là lý do khiến các cơ quan y tế quốc gia cũng như Hội Ung Thư Việt Mỹ phải đặc biệt quan tâm đến vấn nạn ung thư phổi.

Có hai loại ung thư phổi chính là small cell hay oat cell tức loại ung thư phổi tế bào nhỏ, và non-small cell tức loại ung thư có tế bào không nhỏ. Cả hai loại ung thư phổi này đều nguy hiểm, nhưng cách lây lan, chữa trị và cơ hội sống còn khác nhau. Vì ung thư phổi thuộc loại tế bào nhỏ rất hiếm so với loại tế bào không nhỏ, tôi sẽ chỉ chú trọng đến loại tế bào không nhỏ (non-small cell) trong bài viết này. Một điều cần được nhấn mạnh là cả hai loại đều do thuốc lá gây ra.

Nguyên Nhân Chính Gây Ra Ung Thư Phổi: Thuốc Lá

Thuốc lá gây ra 90% những trường hợp ung thư phổi ở người nam và 78% ở người nữ. Cơ hội trung bình bị ung thư phổi cho những người hút thuốc lá là 1 trong 10 người sẽ bị ung thư phổi. Nhũng nghiên cứu về dịch tính cho thấy là ở những nơi người dân hút thuốc lá nhiều, số ngưòi bị ung thư phổi sẽ gia tăng. Thí dụ ở tiểu bang Kentucky, 33% nam giới hút thuốc lá và có 103 trên 100 ngàn người nam bị ung thư phổi mỗi năm. Ở Utah chỉ có 16% nam giới hút thuốc và chỉ có 45.8 trên 100 ngàn người nam bị ung thư phổi. Về phía phụ nữ, ở Nevada có 29.8% phụ nữ hút thuốc và tỉ lệ bị ung thư phổi là 45.8 trên 100 ngàn người. Ở Utah chỉ có 11.5% phụ nữ hút thuốc và tỉ lệ ung thư phổi chỉ có 13.9 trên 100 ngàn người. Như vậy, nếu chúng ta tránh thuốc lá, tỉ lệ bị ung thư phổi sẽ giảm đi rất nhiều. Thuốc lào cũng có những độc tố của thuốc lá, rất dễ ghiền, và đưa đến việc ghiền thuốc lá. Do đóÔ, Hội Ung Thư Hoa Kỳ cũng khuyên chúng ta không nên hút thuốc lào.

Những nguyên nhân khác có nguy cơ cao gây ra ung thư phổi gồm có chất asbestos và radon. Chất asbestos là chất dùng để cách điện và cách nhiệt và có nhiều trong những căn nhà xây thời xưa, hay tại các xưởng làm tàu. Chất này đặc biệt nguy hiểm cho những người hút thuốc lá vì cơ hội bị ung thư phổi sẽ tăng lên gấp bội. Do đó, những người đã có sự tiếp cận với asbestos lại càng phải tránh thuốc lá. Chất radon có trong những căn nhà ở một số vùng có thể có quặng mỏ radium. Cơ hội gây ra ung thư phổi do radium cao hơn người thường, nhưng rất ít so với thuốc lá. Tuy nhiên, người hút thuốc lá sẽ rất nhạy cảm với ảnh hưởng của radon. Một số người có yếu tố di truyền ở nhiễm sắc thể số 6 sẽ rất dễ bị ung thư phổi nếu họ hút thuốc. Những người đã từng được chữa trị bằng xạ trị vào vùng lồng ngực cho những ung thư như ung thư vú hay ung thư hạch loại Hodgkin cũng có cơ hội bị ung thư phổi cao hơn, nhất là nếu họ lại hút thuốc lá. Những nguyên nhân khác như hóa chất nơi làm việc, ô nhiễm không khí, v.v. cũng gia tăng cơ hội ung thư phổi nhưng rất thấp so với khói thuốc lá.

Tóm lại, nguyên nhân chính và có thể tránh được bệnh ung thư phổi là thuốc lá. Do đó, cai thuốc lá là điều quan trọng nhất trong việc chống lại ung thư phổi.

Triệu Chứng Ung Thư Phổi

Thông thường ung thư phổi không có triệu chứng gì cả, nhất là ở thời kỳ đầu tiên. Khi ung thư đã trở nên nặng hơn, bệnh nhân có thể có những triệu chứng như ho, khó thở, tức hay đau lồng ngực, ho ra máu, hay xuống cân. Nếu ung thư đã lây lan ra xương, ra gan, ra não, v.v., bệnh nhân có thể thấy đau nhức xương, đau bụng, đau lưng, nhức đầu, chóng mặt, lừ đừ, lẫn lộn, bị kinh phong, v.v..

Cách Chẩn Bệnh Ung Thư Phổi

Chụp hình phổi thông thường bằng X-quang (chest X-Ray), có thể nhìn thấy hình phổi hai chiều.

Chụp CT Scan phổi: sử dụng vi tính và X-quang để thấy hình phổi ba chiều. Thấy nhiều chi tiết và chính xác hơn chụp phổi thường (X-Ray).

Chụp PET Scan: sử dụng chất đường phóng xạ để đo lường sự hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tế bào ung thư hoạt động mạnh nhất, hấp thụ chất đường phóng xạ nhiều nhất, và sẽ thấy nổi lên nhiều nhất khi chụp. PET scan phải được lồng vào cùng với CT scan thì mới chính xác được (intergrated PET-CT Scan).

Soi cuống phổi (bronchoscopy) là phương pháp nội soi bằng một ống đi vào cuống phổi để xem có bướu trong cuống phổi hay không, có bị nghẹt cuống phổi hay không, và bác sĩ có thể làm sinh thiết trong khi soi cuống phổi.

Sinh thiết qua lồng ngực: nhiều khi, làm sinh thiết qua cuống phổi không được, bác sĩ phải làm sinh thiết qua lồng ngực dùng kim nhỏ theo hướng dẫn của CT scan (CT-guided needle biopsy) để đi vào đúng chỗ bị bướu. Một số tế bào từ bướu sẽ được rút ra và nhìn dưới kính hiển vi để định bệnh.

Cách Chữa Ung Thư Phổi

Cách chữa gồm có ba cách chính: giải phẫu, xạ trị và thuốc.

Chữa Bệnh Bằng Giải Phẫu (Surgery)

Mổ mở ngực (thoracotomy): Lồng ngực sẽ được mở rộng ra bên cạnh sườn, lá phổi sẽ được làm xẹp tạm thời, và thùy phổi bị bệnh sẽ được cắt bỏ. Cùng lúc, những hạch phổi và hạch trung thất cũng được lấy ra để xem có bị lây lan hay không.

Mổ nội soi lồng ngực dưới sự hướng dẫn của video (video-assisted thoracosopy): lồng ngực cạnh sườn sẽ được mổ nhỏ để luồn ống soi video vào. Cách mổ này có thể mổ được tương tự như cách mổ lớn trong nhiều trường hợp. Vì vết mổ nhỏ, nên thời gian lành bệnh nhanh hơn.

Chữa Bệnh Bằng Xạ Trị (Radiation therapy/Radiotherapy)

Là cách dùng tia quang tuyến cực mạnh để đốt cháy tế bào ung thư. Tia sử dụng có thể là tia photon, electron, neutron hay proton. Những máy móc hiện đại sử dụng vi tính có thể giúp bác sĩ chuyên môn điều khiển tia xạ đến nơi bị bệnh một cách chính xác và giảm thiểu ảnh hưởng của tia xạ đến những mô bình thường chung quanh và giảm thiểu những phản ứng phụ.

Chữa Bệnh Ung Thư Phổi Bằng Hóa Chất (Hóa Trị, Hóa Chất Trị Liệu, Chemotherapy)

Những thuốc thường dùng:Cisplatin, Carboplatinum, Taxol, Taxotere, Etoposide, Vindesine, Navelbine, Gemcitabine, Topotecan, Irinotecan là những thuốc chích vào tĩnh mạch.

Phản Ứng Phụ có thể xảy ra, nhưng thường chỉ nhẹ và sẽ khỏi sau khi trị bệnh xong. Ngoài ra, có thuốc để chữa hay phòng ngừa một số những phản ứng phụ. Các bác sĩ chuyên trị ung thư sẽ tùy theo trường hợp cho những thứ thuốc để chống lại phản ứng phụ. Những phản ứng phụ thông thường nhất tùy theo loại thuốc có thể xảy ra, gồm có:
· Nôn mửa, ăn không ngon, bón, tiêu chảy
· Rụng tóc, tróc móng tay, móng chân
· Giảm năng lực
· Tay chân tê, đau nhức bắp thịt, khớp xương
· Thiếu bạch huyết cầu: dễ nhiễm trùng
· Thiếu hồng huyết cầu: mệt mỏi, tim đập nhanh, v.v..
· Thiếu tiểu cầu: dễ bị chảy máu, vết đỏ hay bầm trên da

Chữa Bệnh Bằng Thuốc theo Mục Tiêu (Targeted Therapy)

Hiện thời có hai thứ thuốc chữa theo mục tiêu là Iressa (Genfitinib) và Tarceva (Erlotinib) đã được cơ quan FDA chấp nhận dùng để chữa ung thư phổi loại non-small cell sau khi đã dùng ít ra một thứ thuốc khác. Iressa cũng được chấp nhận để dùng trước tiên trong việc chữa bệnh này. Ðây là những thuốc uống và có ít phản ứng phụ hơn hóa chất trị liệu thông thường. Hai thuốc này tác động vào mục tiêu là chất tyrosine kinase của yếu tố di truyền HER-1/EGFR. Tyrosine kinase gia tăng sự phát triển của mô biểu bì và gia tăng sự tăng trưởng của tế bào ung thư phổi vốn phát xuất từ mô biểu bì. Qua sự ngăn chặn hoạt động của tyrosine kinase trên sự phát triển biểu bì, Iressa và Tarceva có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Phản ứng phụ thông thường nhất của hai thuốc này là tiêu chảy và bị các phản ứng về da như mụn, ngứa, đỏ, lột da, hay đóng vảy. Những triệu chứng này thường rất nhẹ nhưng cũng có thể rất nặng và liều thuốc phải giảm đi hay ngưng hẳn. Một điều đáng chú ý là những bệnh nhân nào bị phản ứng về da, sẽ có cơ hội cao để thuốc có hiệu nghiệm.

Cách chữa tùy theo thời kỳ của bệnh

Thời kỳ I A (ung thư dưới 3 cm, chưa vào hạch): giải phẫu cắt trọn thùy phổi bị bệnh. Cơ hội chữa lành sau 5 năm là 60-80%. Nếu không mổ được vì bất cứ lý do gì, bệnh có thể chữa bằng xạ trị. Không cần hóa chất trị liệu cho thời kỳ này.

Thời kỳ IB (ung thư 3-5cm, chưa vào hạch): giải phẫu cắt trọn thùy phổi bị bệnh. Cơ hội chữa lành sau 5 năm là 40-50%. Nếu không mổ được, có thể chữa bằng xạ trị. Ðối với bệnh nhân ở thời kỳ này, hóa chất trị liệu có thể gia tăng cơ hội sống còn toàn phần lên khoảng 15% cao hơn không có hóa chất.

Thời kỳ II (ung thư lớn T3, hay đã vào hạch phổi, nhưng chưa vào hạch trung thất): Giống như IB. Cơ hội chữa lành 25-30% sau 5 năm

Thời kỳ IIIA (ung thư đã vào hạch trung thất cùng bên): Sau hóa chất và xạ trị, mổ cắt trọn thùy phổi bị bệnh nếu được. Hóa chất trị liệu tiền giải phẫu và xạ trị có thể gia tăng cơ hội mổ được cho 60% bệnh nhân, và cơ hội sống được 3 năm cho những người này khỏang 25%.

Thời kỳ IIIB (đã vào hạch trung thất bên kia): Cơ hội sống còn 5 năm 5-10%. Chữa bằng hóa chất trị liệu và xạ trị để giúp đỡ những triệu chứng bệnh và chỉ giúp gia tăng cơ hội sống còn 5-10%. Chữa bằng xạ trị cùng lúc với hóa chất, rồi đến hóa chất. Phương pháp giải phẫu không có hiệu quả.

Thời kỳ IV (đã di căn): cơ hội sống còn 5 năm dưới 5%. Chữa bằng hóa chất trị liệu và xạ trị để giúp bớt những triệu chứng bệnh, chỉ giúp gia tăng cơ hôi sống còn rất ít. Giải phẫu không có hiệu quả. Trị liệu bằng thuốc Iressa hay Tarceva có thể giúp sồng lâu hơn nếu chịu thuốc.

Phát Hiện Sớm Ung Thư Phổi

Các nghiên cứu cho thấy chụp hình phổi thông thường không phải là cách tốt nhất để khám phá ra ung thư phổi ở thời kỳ sớm nhất. Các nghiên cứu đang đặt trọng tâm xem xét các phương pháp tốt nhất để truy tầm sớm ung thư phổi, thí dụ như Spiral CT Scan. CT scan có thể khám phá được ung thư phổi ở thời kỳ rất sớm. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết là truy tầm ung thư phổi ở thời kỳ sớm có gia tăng cơ hội sống còn hay không. Vì lý do này, hiện thời các cơ quan y tế chưa có những lời khuyên về truy tầm sớm ung thư phổi cho các chương trình y tế cộng đồng. Tuy nhiên, nếu quý vị nào hút thuốc lá nhiều tức là có cơ hội bị ung thư phổi cao, và muốn truy tầm sớm (nhất là nếu quý vị có những triệu chứng như kể trên), xin nhờ bác sĩ cho chụp CT scan để định bệnh vì chụp hình phổi thường sẽ có cơ hội thấy ung thư rất thấp.

Ngừa Bệnh Hơn Chữa Bệnh

Chưa có thuốc gì hay thức ăn nào có thể ngừa ung thư phổi. Không nên lạm dụng những chất vitamin tức sinh tố. Thí dụ, chất Beta-carotene là tiền sinh tố A ở lượng cao có thể gia tăng cơ hội bị ung thư phổi. Cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là ăn uống điều độ và ăn đủ loại thực phẩm vì mỗi loại thức ăn có những yếu tố dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể.

Ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi rất nhiều. Ngưng càng sớm càng tốt. Không hút thuốc lá là cách tốt nhất để ngừa ung thư phổi. Không nên hút thuốc lá. Xin đừng thử!


Ung Thư Phổi Ðứng Ðầu Trong
Mười Loại Ung ThưThông Thường Nhất

Tháng Tư
27-12-2008, 06:42 AM
Ung thư da
Ung thư da là gì?

Ung thư da – một tình trạng phát triển bất thường của tế bào da – là một dạng ung thư phổ biến nhất hiện nay.




Ba loại ung thư da thường gặp là ung thư tế bào đáy, tế bào sừng và tế bào hắc tố, trong đó phổ biến nhất là ung thư tế bào đáy và tế bào sừng. Cả hai loại này đều ở bề mặt, tốc độ phát triển chậm và khả năng chữa lành cao, nhất là khi được phát hiện sớm. Loại ung thư tế bào hắc tố nặng hơn, ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da và có nguy cơ di căn đến các mô khác cao nhất trong ba loại.




Hiện nay số người bị ung thư da ngày một tăng lên. Những người sống tại các vùng nhiều ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao nhất, đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím (UV).



Một điều đáng mừng là hầu hết các loại ung thư da đều có thể phòng ngừa được – bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc thường xuyên với tia UV và phát hiện ngay từ sớm những biến đổi trên da bạn. Nếu phát hiện sớm, hầu hết các loại ung thư da đều có khả năng được chữa khỏi rất cao. Chính vì vậy, bạn phải luôn bảo vệ làn da của mình tránh ánh nắng mặt trời cũng như thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu ung thư da định kỳ.



Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, ung thư da ngày một phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngay cả tính mạng người bệnh. Ung thư da đã cướp đi mạng sống của hàng chục nghìn người trên thế giới mỗi năm.




Dấu hiệu và triệu chứng


Dấu hiệu báo động thường gặp nhất của ung thư da là một chỗ biến đổi bất thường của da, ví dụ như một vết loét đau, chảy máu, đóng mài trên bề mặt, lành rồi sau đó lại loét trở lại ngay vị trí này. Dấu hiệu đầu tiên thường gặp của ung thư tế bào hắc tố thường là sự biến đổi bất thường của một nốt ruồi có sẵn hoặc xuất hiện thêm những nốt ruồi mới đáng nghi ngờ.



Thường ung thư da xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời – da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ. Tuy nhiên ung thư da vẫn có thể xuất hiện ở những vùng da còn lại, như lòng bàn tay, vùng gian ngón chân hoặc da vùng cơ quan sinh dục. Sang thương ung thư da có thể xuất hiện từ từ, phát triển chậm nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột.

Hầu hết các ung thư da đều gây ra những biến đổi trên một vùng da khu trú. Do vậy, nếu chú ý, bạn có thể tự phát hiện sớm được những biến đổi đáng nghi ngờ và nên đến khám ở bác sĩ càng sớm càng tốt, không nên chờ đợi lâu hơn vì ung thư da ít khi gây đau.


Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp gồm:


Ung thư tế bào đáy

Xuất hiện các u trên da vùng mặt, tai hoặc cổ dạng hạt.
Các sang thương dạng sẹo phẳng màu nâu hoặc đỏ nâu trên ngực hoặc lưng.



Ung thư tế bào sừng

Một nốt đỏ, cứng chắc trên da mặt, môi, tai, cổ, bàn tay hoặc cánh tay.
Một sang thương phẳng, có vảy hoặc vỏ cứng trên da mặt, tai, cổ, bàn tay, cánh tay,…



Ung thư tế bào hắc tố

Một đốm lớn màu hơi nâu với những chấm lốm đốm màu đen, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn.
Một nốt ruồi đơn độc có biến đổi màu sắc, kích thước, mật độ, chảy máu hoặc ức chế sự phát triển của lông tóc xung quanh.
Một sang thương nhỏ có vùng biên bất thường màu đỏ, trắng, xanh hoặc xanh đen trên thân thể hoặc tay chân.
Những u da sáng màu, cứng chắc, dạng bán cầu ở bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn.
Những sang thương sậm màu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay ngón chân hoặc trên màng nhầy – da lót mặt trong miệng, mũi, âm đạo và hậu môn.



Ngoài ra còn có những dạng ung thư da khác hiếm gặp, như sarcome Kaposi (dạng ung thư da nặng, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch, như mắc hội chứng AIDS hoặc uống thuốc ức chế miễn dịch trong ghép cơ quan,…




Các sang thương tiền ung thư, như chứng dày sừng quang hóa cũng có thể hóa ác. Các sang thương này thường là những mảng có bề mặt xù xì, có vảy, màu hồng sậm, thường gặp trên da mặt, cẳng tay hoặc bàn tay và những vùng da phơi nắng

Mặc dù có nhiều bệnh lý khác không phải ung thư da đôi khi cũng gây ra những biến đổi da tương tự, nhưng tốt nhất bạn nên đến khám ở bác sĩ để có chẩn đoán xác định.



Nguyên nhân

Da bạn gồm có hai lớp. Ung thư da có thể khởi phát từ lớp ngoài cùng, nơi hình thành các tế bào sừng. Lớp bên trong có các tế bào đáy và tế bào hắc tố (melanocyte). Tế bào hắc tố sản xuất ra melanin (một sắc tố màu đen) tạo nên màu da của bạn. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào hắc tố tạo ra nhiều melanin hơn làm cho da đen sạm. Khi các tế bào hắc tố tập trung thành cụm, chúng tạo ra một nốt ruồi.



Bình thường các tế bào da phát triển theo một trình tự tổ chức rất chặt chẽ trong biểu bì. Những tế bào mới còn non đẩy những tế bào trưởng thành lên bề mặt da. Khi các tế bào lên đến lớp trên cùng, chúng chết đi và bị tróc ra.



Ung thư da là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào da. Nguyên nhân chính là do da bị tổn thương bởi tia cực tím. Đây là một loại sóng ánh sáng phát ra từ ánh sáng mặt trời và thường được sử dụng trong các kỹ thuật làm sạm da (giường tắm nắng nhân tạo,…). Tia cực tím có thể xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào, chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp ung thư da cũng như các vết nhăn và nốt tàn nhang do tuổi tác.



Có 2 loại tia cực tím là A (UVA) và B (UVB). Tia UVA xuyên qua da sâu hơn tia UVB, do vậy sau một thời gian phơi nhiễm tia này, khả năng chống ung thư của da bạn sẽ bị suy yếu. Tia UVB, do xuyên qua da kém hơn, nên thường gây bỏng nắng và chịu trách nhiệm cho các ung thư lớp nông – ung thư tế bào sừng hoặc tế bào đáy.



Ung thư tế bào hắc tố cũng có liên quan với tia cực tím. Các chuyên gia nhận thấy rằng, những người thỉnh thoảng tiếp xúc với ánh nắng gắt trong một khoảng thời gian ngắn hạn (như những người làm việc trong văn phòng thỉnh thoảng đi tắm nắng trên bãi biển vào những ngày nghỉ) có nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố rất cao so với các nông dân, công nhân làm đường hoặc những người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời nhiều giờ mỗi ngày.



Tuy nhiên sự phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời thường xuyên không giải thích được một số trường hợp ung thư các vùng da ít tiếp xúc với ánh sáng, như lòng bàn chân chẳng hạn. Di truyền và gia đình cũng đóng một vai trò không nhỏ. Ngoài ra, đôi khi ung thư da còn do tiếp xúc quá thường xuyên với độc chất hoặc tia xạ. Hiện nay các trường hợp này cơ chế còn chưa được hiểu rõ.



Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ ung thư da của bạn:

Da trắng. Da ít hắc tố (melanin) có khả năng bảo vệ chống tia cực tím thấp. Nếu bạn có mái tóc hoe vàng hoặc nâu đỏ, mắt sáng màu, da dễ bị tàng nhang hoặc dễ sạm nắng, nguy cơ ung thư da của bạn cao gấp 20-30 lần hơn so với những người có đặc điểm tương ứng sậm màu hơn.
Tiền sử da sạm nắng. Sạm nắng là một hiện tượng tự bảo vệ của da chống lại các tia mặt trời có hại. Cứ mỗi lần phơi nắng, bạn lại làm tăng nguy cơ ung thư da. Những người từng bị sạm nắng nặng một hoặc nhiều lần khi còn nhỏ có nguy cơ ung thư da tăng cao lúc trưởng thành.
Phơi nắng quá nhiều. Những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhất là không dùng kem chống nắng hoặc quần áo, có nguy cơ cao bị ung thư da. Tắm nắng cũng có tác hại tương tự.
Khí hậu nhiệt đới hoặc vùng núi cao. Những người sống trong vùng nhiệt đới, nóng ấm và nhiều ánh sáng mặt trời có nguy cơ ung thư da cao hơn người ở xứ lạnh. Cũng tương tự cho người sống ở vùng cao, nơi ánh sáng mặt trời gay gắt hơn và chịu ảnh hưởng của tia cực tím nhiều hơn.
Nốt ruồi. Những người bị loạn sản nơ-vi có nguy cơ cao bị ung thư da. Những nốt ruồi này trông bất thường và lớn hơn những nốt ruồi thông thường. Nếu bạn có những nốt ruồi loại này, nên theo dõi thường xuyên sự biến đổi của nó. Ngoài ra, những người có quá nhiều nốt ruồi có nguy cơ cao gấp 15-20 lần bình thường.
Các sang thương da tiền ung thư. Mắc một số sang thương da, như chứng dày sừng quang hóa, có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Chúng thường là những mảng gồ ghề, có vảy, màu nâu hoặc hồng sậm, thường thấy ở da mặt, cẳng tay, bàn tay của những người có nước da trắng bị sạm nắng thường xuyên.
Tiền sử gia đình có người bị ung thư da. Nguy cơ ung thư da của bạn tăng lên nếu cha mẹ ruột hoặc anh chị em ruột đã bị bệnh này.
Tiền sử bản thân từng bị ung thư da, sẽ có nguy cơ cao tái phát.
Hệ miễn dịch bị suy yếu. Những bệnh nhân ghép cơ quan phải sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch, người mắc bệnh ung thư máu,… có nguy cơ cao ung thư da.
Da mỏng. Da bị mỏng do bỏng hoặc tổn thương bởi các bệnh lý khác, hoặc một số biện pháp điều trị bệnh vẩy nến,…có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
Tiếp xúc với những nguy hại của môi trường, như môi trường hóa chất, thuốc diệt cỏ,…cũng tăng nguy cơ ung thư da.



Nói chung nguy cơ mắc ung thư da của bạn tăng lên theo tuổi, thường nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn thấy ung thư ở người trẻ từ 20-40.



Điều trị

Các biện pháp điều trị ung thư và sang thương tiền ung thư da thay đổi tùy theo kích thước, phân loại, độ ăn sâu và vị trí của một hoặc nhiều sang thương. Hầu hết đều dùng biện pháp vô cảm tại chỗ và điều trị ngoại trú, nhưng đôi khi chỉ thực hiện sinh thiết sang thương. Một số phương pháp thường dùng là:

Đông lạnh. Người ta có thể phá hủy các tế bào dày sừng hoặc các ung thư nhỏ giai đoạn sớm bằng cách làm đông lạnh chúng với Nitơ lỏng. Mô chết sẽ bị tróc ra sau khi giải đông. Biện pháp này cũng có thể dùng để điều trị các vết sẹo trắng nhỏ.
Phẫu thuật. Aùp dụng cho tất cả các loại ung thư da. Bác sĩ cắt bỏ mô ung thư và bao phủ vùng bị cắt bởi mô da bình thường. Ung thư tế bào hắc tố thường phải khoét rộng hơn do mô ung thư ăn sâu hơn. Phẫu thuật viên cần phải có kinh nghiệm phục hình da để tránh sẹo xấu nhất là vùng da mặt.
Điều trị bằng laser. Chùm sáng năng lượng cao và được điều khiển rất chính xác có thể ngăn chặn, phá hủy vùng mô bệnh và một khu vực nhỏ mô bao quanh với khả năng chảy máu, sưng tấy cũng như sẹo xấu rất thấp. Thường sử dụng biện pháp này cho các sang thương ung thư và tiền ung thư bề mặt, ngay cả ở môi.
Phẫu thuật Moh. Dùng cho các sang thương ung thư da lớn hơn, tái phát hoặc khó điều trị, cho cả loại ung thư tế bào đáy và tế bào sừng. Phẫu thuật cắt bỏ từng lớp da bị ung thư, kiểm tra dần từng lớp bên dưới cho đến lớp tế bào lành. Không gây nhiều tổn thương cho vùng da bình thường xung quanh.
Nạo và đông khô tế bào bằng xung điện.
Xạ trị. Dùng tia phóng xạ điều trị mỗi ngày, thường kéo dài khoảng 1-4 tuần, có thể phá hủy các tế bào đáy hoặc sừng ung thư nếu không có chỉ định phẫu thuật.
Hóa trị liệu. Trong phương pháp này, người ta dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây nguy hại cho tế bào bình thường. Thuốc có thể dùng thoa tại chỗ hoặc dùng đường uống, chích tĩnh mạch.
Các phương pháp đang còn nghiên cứu

Quang động học
Liệu pháp sinh học (còn gọi là miễn dịch liệu pháp)




Phòng ngừa




Hầu hết các trường hợp ung thư da đều có thể phòng ngừa được. Bạn nên thực hiện theo một số biện pháp sau để duy trì sự khỏe mạnh của làn da:

Giảm thời gian phơi nắng. Tránh làm việc và tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu. Bỏng nắng, sạm nắng,…đều làm tăng nguy cơ ung thư da. Tránh để con bạn phơi nắng nhiều trên bãi biển, hồ bơi,…Tuyết, nước, băng,…đều phản xạ ánh nắng mặt trời. Tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều mỗi ngày. Các đám mây chỉ hấp thụ và che chắn một phần nhỏ các tia nguy hại này.
Nên dùng kem chống nắng trước khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Các loại kem chống nắng hiện nay chứa các chất ngăn chặn tác hại của tia UVA và UVB, thường gặp là: avobenzone, titanium, dioxide, kẽm oxide,… Dùng kem chống nắng cho tất cả những vùng phơi sáng, kể cả môi, 30 phút trước khi ra nắng, rồi thoa lại sau vài giờ (nên thoa nhiều lần hơn nếu bạn đi bơi, tắm biển,…). Bạn cần dùng kem chống nắng cho các em nhỏ cũng như hướng dẫn các bé lớn cách sử dụng.
Hãy tránh xa những chiếc giường tắm nắng và những yếu tố làm da rám nắng nhiều hơn.
Kiểm tra sức khỏe da thường xuyên, ít nhất mỗi 3 tháng, phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, các nốt ruồi thay đổi kích thước, tính chất,… Kiểm tra những vùng da thường xuyên phơi sáng cũng như lòng bàn tay, bàn chân và da vùng sinh dục.

Để phát hiện ung thư tế bào hắc tố và các loại ung thư da khác nhau, bạn cần theo các bước A-B-C-D sau đây:

A (Asymmetrical shape): tổn thương không đối xứng giữa hai bên thân người.
B (Border): Chu vi tổn thương bất thường, nhất là các nốt ruồi hóa ác.
C (Color): Màu sắc thay đổi, nhiều màu hoặc màu không đồng nhất.
D (Diameter): Đường kính nốt ruồi, nghi ngờ nếu đường kính lớn hơn ¼ inch (6mm)

Nếu gia đình bạn từng có người bị ung thư tế bào hắc tố, đồng thời bạn đang có nhiều nốt ruồi trên người – đặc biệt là ở cổ, nơi bạn ít để ý nhất – bạn cần khám ở các chuyên gia da liễu để kiểm tra chúng thường xuyên, theo lịch sau:

Nếu từ 20-39 tuổi: kiểm tra mỗi 3 năm
Nếu từ 40 tuổi trở lên: kiểm tra hàng năm.

muathutim
29-12-2008, 09:03 AM
Rất rất sợ bởi vì mình........... :khocnhe:
Đã định đi khám lâu nay mà ko có can đảm , thôi , mai đi vậy , rồi ra sao thì ra :(

Hàn Cát Nhi
30-12-2008, 02:57 AM
Rất rất sợ bởi vì mình........... :khocnhe:
Đã định đi khám lâu nay mà ko có can đảm , thôi , mai đi vậy , rồi ra sao thì ra :(


Con bé kia:meo: lại sao nữa hả:meo:, người gầy đét như que củi:meo:, đừng làm tớ sợ:meo:

Tháng Tư
30-12-2008, 04:39 AM
Ung thư biểu mô khoang miệng
Ung thư khoang miệng cần phát hiện sớm

Ung thư khoang miệng có thể phát hiện sớm do bản thân bệnh nhân nhìn thấy hoặc được thầy thuốc thăm khám. Hằng năm, số lượng bệnh nhân mới ung thư khoang miệng tới 20.000, chiếm từ 6 - 15% tổng số các loại ung thư. Tuy là loại ung thư dễ dàng quan sát được nhưng phần lớn các bệnh nhân ung thư khoang miệng lại đến viện ở giai đoạn muộn, khi tổn thương ung thư đã lan rộng, phá hủy nhiều cấu trúc lân cận do đó tiên lượng sống của bệnh nhân bị giảm nhiều.

Vì sao khoang miệng bị ung thư?

Tuổi dễ mắc ung thư khoang miệng là từ 45-60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới bị bệnh ung thư khoang miệng là tương đương nhau. Rượu, thuốc lá, ăn trầu được xem là những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư khoang miệng. Tình trạng vệ sinh răng miệng kém cũng được một số nhà nghiên cứu nhắc đến và coi là nguyên nhân gây loại ung thư này. Ung thư khoang miệng có thể gặp ở mọi cấu trúc giải phẫu như ung thư môi, ung thư vòm khẩu cái, ung thư lưỡi, ung thư lợi, ung thư sàn miệng, ung thư các tuyến nước bọt, ung thư niêm mạc miệng. Thời gian khởi phát bệnh trung bình từ 4-6 tháng.

Dấu hiệu của ung thư khoang miệng

Thường gặp là các tổn thương sùi ở các vị trí khác nhau của khoang miệng, sùi như mụn cóc, hơi thở hôi, đôi khi có hiện tượng thâm nhiễm cứng. Rất ít trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau, chảy máu hoặc ảnh hưởng tới các chức năng nói, nuốt nên bệnh nhân thường chủ quan và không đi khám. Giai đoạn muộn, các tế bào ung thư tấn công vào toàn bộ khoang miệng, lan xuống vùng cổ gây nuốt vướng, nuốt khó, nuốt đau. Khối u hoại tử làm cho bệnh nhân hay nhổ ra máu, mùi hôi thối. Đau nhức răng, lung lay răng là một trong những triệu chứng hay gặp. Ung thư có thể phá hủy phần ngăn cách giữa khoang miệng và hốc mũi - khẩu cái cứng - gây ra sự thông thương giữa hai khoang này làm cho họ phát âm một số từ khó khăn như m, n. Xuất hiện hạch cổ thường là hạch dưới cằm, dưới hàm hạch cứng chắc, ít di động, dính vào da và thậm chí thâm nhiễm ra da.

Ung thư khoang miệng được điều trị như thế nào?

Khi sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh chủ yếu hình ảnh bệnh lý của ung thư khoang miệng là carcinom tế bào gai ít đáp ứng với tia xạ và hóa chất nên biện pháp phẫu thuật đến nay vẫn được xem như là phương pháp tối ưu kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Do đó việc phát hiện sớm ung thư khoang miệng giúp ích rất nhiều trong việc bảo tồn các phần của khoang miệng bị lấy đi, bảo đảm cho bệnh nhân về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng của khoang miệng. Ở giai đoạn muộn, khi phải lấy bỏ khoang miệng rộng thì trong khi phẫu thuật ung thư khoang miệng, thầy thuốc thường phải kết hợp tạo hình lại một số vùng lấy đi nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đó như tạo hình môi, tạo hình lưỡi... để bảo đảm về các chức năng nhai, nuốt, cảm giác vùng môi, tạo hình phân cách khoang miệng và mũi để tránh sặc khi ăn và phát âm chính xác. Một số trường hợp ung thư khoang miệng tiến triển đến giai đoạn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc khi khối u đã lan rộng (T3, T4) sau phẫu thuật cần thiết phải kết hợp với tia xạ để bảo đảm tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn sót lại.

Phương pháp phòng bệnh được khuyến cáo đối với việc hạn chế ung thư khoang miệng cho mọi người bằng cách sử dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng thật tốt, không nên sử dụng vôi trong khi ăn trầu, không hút thuốc lá và có cuộc sống lành mạnh.

Ung thư tiền liệt tuyến
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt


Ung thư tiền liệt tuyến đang xâm lấn.
Người mắc bệnh này sẽ bị giảm tuổi thọ trung bình 9 năm, kèm theo sự suy giảm chất lượng sống do biến chứng (liệt 2 chân do di căn xương sống, tắc đường tiểu và suy thận do xâm lấn tại chỗ...).

Tiền liệt tuyến nằm ngay phía dưới cổ bàng quang, nơi bắt đầu của niệu đạo. Nó nặng khoảng 20 g và góp phần sản sinh ra tinh dịch. Ở người cao tuổi, tiền liệt tuyến dễ phát triển lớn, gây triệu chứng bế tắc đường tiểu, đôi khi dẫn đến ung thư. Đây là một bệnh nan y nhưng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị triệt để thì bệnh nhân có thể sống thêm được trên dưới 10 năm.

Trên thế giới, ung thư tiền liệt tuyến chiếm 10% trong số các ung thư ở phái nam. Ở các nước tiên tiến, tỷ lệ này là 15% và bệnh đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Tại Mỹ, đây là loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới. Ở giai đoạn sớm, khối u còn khu trú ở trong tuyến và không có biểu hiện lâm sàng, chỉ chẩn đoán được nhờ sinh thiết và làm giải phẫu bệnh. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến bị tiểu khó hoặc bí tiểu do ung thư xâm lấn vào niệu đạo, hoặc đau xương do di căn xương chậu, cột sống.

Các biến chứng của bệnh gồm di căn xương sống làm liệt 2 chân, xâm lấn tại chỗ gây bế tắc đường tiểu và suy thận, xâm lấn qua trực tràng làm bế tắc, không đi cầu được phải mở hậu môn tạm. Do đó, nếu bệnh nhân còn có khả năng sống thêm 10 năm và bệnh còn ở giai đoạn khu trú, chưa di căn qua hạch hoặc xương, các bác sĩ sẽ điều trị triệt để.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tiền liệt tuyến gồm tuổi tác, yếu tố gia đình, việc tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ, ăn nhiều thịt, mỡ động vật, hoạt động tình dục nhiều (vấn đề này đang gây tranh cãi), phì đại tiền liệt tuyến, thắt ống dẫn tinh (sau 20 năm, nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến mới tăng), thiếu sinh tố D.

Các yếu tố giúp giảm nguy cơ bệnh gồm lycopene (có nhiều trong cà chua, giúp giảm 21% nguy cơ mắc bệnh), các vitamin A, E, selen, isoflavonoids và lignans (2 chất này có nhiều trong đậu nành và những loại rau khác). Hoạt động thể dục thể thao đều đặn cũng giúp dự phòng ung thư tuyến tiền liệt.

Hiệp hội Ung thư và Hiệp hội Niệu khoa Mỹ khuyên nam giới trên 50 tuổi tầm soát ung thư tiền liệt tuyến mỗi năm. Các phương pháp được thực hiện gồm thăm khám tiền liệt tuyến bằng ngón tay qua ngả trực tràng, xét nghiệm máu PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến) và siêu âm tiền liệt tuyến qua trực tràng.

Việc điều trị thay đổi tùy theo giai đoạn bệnh, tuổi bệnh nhân và nhất là ý kiến của chính bệnh nhân sau khi được bác sĩ giải thích rõ ràng. Có 3 phương pháp chính: phẫu thuật, hóa trị (dùng thuốc) và xạ trị.
Nếu ung thư đã xâm lấn ra ngoài vỏ bọc hoặc di căn ra nơi khác thì vấn đề điều trị chỉ là tạm thời, có thể nội soi cắt đốt u để bệnh nhân đi tiểu được, phần lớn mô tuyến ung thư được để lại. Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ nguồn nội tiết androgen ảnh hưởng lên khối u bằng cách cắt bỏ 2 tinh hoàn hoặc tiêm thuốc ức chế androgen. Người bệnh sẽ được theo dõi bằng PSA, nếu PSA tăng gấp đôi trị số ban đầu, cần điều trị ngay bằng thuốc hoặc tia.

Nếu bệnh ở giai đoạn còn khu trú, chưa di căn và thời gian sống thêm khoảng 10 năm (bệnh nhân dưới 70 tuổi), người ta thường chọn phương pháp điều trị triệt để mổ cắt toàn phần tiền liệt tuyến để lấy hết khối ung thư. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng có những biến chứng như tiểu không kiểm soát một vài tháng trước khi trở lại bình thường, vì hệ thống cơ vòng giữ nước tiểu đã bị lấy đi cùng với tiền liệt tuyến. Hiện nay, các bác sĩ cố gắng bóc tách khéo léo và giữ lại thần kinh giúp cương dương vật nên số bệnh nhân mất khả năng sinh lý sau mổ giảm đáng kể.

Nếu phát hiện ung thư tuyến tiền liệt còn khu trú ở một người cao tuổi với thời gian hy vọng sống không lâu thì nên theo dõi hơn là điều trị triệt để (vì dễ có nhiều biến chứng kèm theo). Hơn nữa, loại ung thư này tiến triển rất chậm và nhiều khả năng người bệnh sẽ tử vong vì một nguyên nhân khác chứ không phải do ung thư.

Phương pháp xạ trị có thể áp dụng cho bất cứ giai đoạn bệnh nào. Tuy nhiên khi có biến chứng bế tắc đường tiểu, suy thận hay xâm lấn qua trực tràng, bệnh nhân đều phải được can thiệp phẫu thuật.

..::peony::..
31-12-2008, 06:08 AM
hic riết rùi cái gì cũng bị ung thư.đáng sợ thật

alibaba_vn
31-12-2008, 10:43 AM
sợ thật....miệng mà cũng bị ung thư nữa....ai mà mắc mấy bệnh này coi bộ số xui quá hết thuốc chữa luôn....

*T.Nga*
16-01-2009, 07:12 AM
công nhận bài này dài nhưng mà hay..cũng ráng ngồi đọc cho hết :D. chỉ lo mình dính chưởng thui....ai mà dám đi khám :cry:

Tháng Tư
16-01-2009, 07:04 PM
công nhận bài này dài nhưng mà hay..cũng ráng ngồi đọc cho hết :D. chỉ lo mình dính chưởng thui....ai mà dám đi khám :cry:

trời kêu ai nấy dạ thôi ss à
U hắc bào ác tính
Khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt do ô nhiễm môi trường, đồng thời tầng ôzôn bị thủng khiến những bức xạ mặt trời không được ngăn cản rất dễ gây ung thư da. Vậy những nhân tố và dấu hiệu nào được coi là ung thư da?
>> Lưu ý khi dùng kem chống nắng


Ở Mỹ, ung thư da phổ biến hơn các loại ung thư khác kết hợp lại. Hàng năm có đến 400.000 trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư nhưng hầu hết đều có thể chữa được.



Theo thống kế có xấp xỉ 600.000 người Mỹ bị bệnh tế bào vẩy hoặc ung thư da biểu bì. Uớc tính năm 1993 thì ung thư da sắc tố melanin chiếm khoảng 2% các loại ung thư gây chết người ở nam giới và ở phụ nữ là 1%. Có nhiều loại ung thư da khác nhau nhưng đáng lưu ý nhất là những chỗ da bị tổn thương hoặc bị sưng tấy.



5 dấu hiệu về những tổn thương da cần chú ý.



1. Da không mịn màng đồng đều như trước, có những mép bờ vết thương.



2. Chỗ tổn thương bị rỉ máu hoặc rạn nứt



3. Màu sắc da trái ngược nhau hoặc màu da không bình thường



4. Những tổn thương da bắt đầu thay đổi vể kích cỡ, hình dạng



5. Có thêm những vết thương mới nếu da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc đổi vùng khí hậu.



Các loại ung thư da



1. Ung thư biểu bì cơ bản: Xuất hiện hầu hết trên các loại ung thư da. Mặc dù loại ung thư này có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng đa phần những người trên 40 tuổi thường hay mắc phải.



Các khối u biếu sẽ bị tổn thương thêm và phát triển lan rộng ra khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời. Ung thư biểu bì sẽ lan toả ra khắp các mô khác.



2. Ung thư biểu bỉ vẩy: Hầu hết da ở mặt, đầu và tay đều bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc thường xuyên với bức xạ mặt trời. Loại ung thư này tuy lan rộng nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.



3. Ung thư ác tính: Một loại ung thư da có thể dẫn đến chết người do da bị thương tổn. Ước tính có đến 32.000 trường hợp được chẩn đoán bị ung thư do sắc tố melanin năm 1992 với xấp xỉ 6500 trường hợp bị tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh hắc tố ác tính tăng nhanh gấp nhiều lần bất cứ loại ung thư nào khác.



Những nhân tố được xác định gây nên sự phát triển ung thư

1. Tiền sử gia đình có người mắc sắc tố melanin ác tính.



2. Những người có tóc màu vàng hoe hoặc tóc đỏ.



3. Có những dấu hiệu tàn nhàng ở trên lưng.



4. Da bị dám nắng phồng rộp lên trước tuổi 20.



5. Làm việc nhiều ở ngoài trời khi còn đang ở tuổi thiếu niên.



6. Bị mắc chứng keratoze



Một người chỉ cần có từ 1 - 2 yếu tố trên là đủ để xếp vào nhóm có nguy cơ mắc melanin ác tính cao. Nếu có từ 3 yếu tố trở lên thì nguy cơ sẽ cao gấp 20 lần người bình thường.



Bệnh da hắc tố thường hay xuất hiện ở những nơi thương tổn có màu đen tuyền bị phơi nắng nhiều. Một số dấu hiệu quan trọng được đánh giá có liên quan nhiều đến bệnh hắc tố như:



1. Tính không đối xứng ở những vết thương.



2. Có những bờ mép đường viền ở da bị thương tổn không bình thường



3. Thay đổi màu sắc của da (ví dụ từ màu rám nắng chuyển sang nâu sau sang màu đen)



4. Đường kính chỗ tổn thương lớn hơn 6milimet.



Cách chữa chủ yếu thường là phẫu thuật chỗ bị thương tổn. Nhưng khi xác định ung thư ác tính có thể di căn thì cần chữa bằng các phương pháp hoá học, thay đổi di truyền, thay đổi tế bào lympho (tế bào máu trắng). Những tế bào thay thế này sẽ như “người chỉ dẫn” truyền máu lại cho bệnh nhân.



Những điều cần lưu ý



Nốt ruồi hoặc những vết thương cũ trên da mà bạn đã có trong thời gian dài thì nên theo dõi chặt chẽ bất cứ thay đổi nào như màu sắc, kích thước hoặc những xuất hiện lạ xung quanh vết thương đó để có những biện pháp khám và điều trị kịp thời.



Những bộ phận thường phải tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhiều thì có nguy cơ rất cao mắc ung thư da. Vì vậy những người thường phải dành nhiều thời gian ở ngoài trời do công việc thì nên dùng loại kem thích hợp để bảo vệ da như SPF15.



Thường xuyên xem xét, kiểm tra xem da có những thay đổi bất thường gì không và nếu thấy có dấu hiệu lạ cần tới bác sĩ để kiểm tra ngay.



Khi càng có tuổi thì những thay đổi trên da càng nhiều nhưng bạn cũng không nên xem thường chúng mà cần theo dõi chặt chẽ.



Nếu có bất kỳ những thương tổn nào khả nghi, cần đến bác sĩ để sinh thiết (lấy tế bào mẫu để xét nghiệm) xem chúng lành tính hay ác tính.



Trong hầu hết các trường hợp, những thương tổn ung thư da đều dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nên thời gian sớm hay muộn sẽ quyết định rủi ro của bạn nhiều hay ít. Thường xuyên kiểm tra, tránh tiếp xúc lâu với tia cực tím là cách tốt nhất để bạn tự bảo vệ chính mình.

Tháng Tư
17-01-2009, 08:47 PM
Ung thư vòm họng
Trên 30 năm trước, ung thư vòm còn được gọi là ung thư Quảng Đông (Cantonese cancer) vì tỉnh này (ở Trung Quốc) có tỷ lệ bệnh cao nhất thế giới. Tại các quốc gia Âu Mỹ và Phi thì tỷ lệ ở những người da trắng và da đen thấp hơn nhiều, ở những quốc gia đó phần đông trong số người bị ung thư vòm họng cũng thường là những người Trung Hoa di cư hoặc con cháu của họ, đặc biệt con cháu những người di cư từ tỉnh Quảng Đông từ một vài thế hệ trước đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn những người bản địa.


Theo Hiệp hội chống ung thư thế giới (UICC), loại ung thư này chiếm 1% của tất cả các loại ung thư. Tuổi 40 - 50 là độ tuổi bị nhiều nhất, rất hiếm gặp dưới 20 tuổi, tuy nhiên cũng có báo cáo ghi nhận trường hợp dưới 5 tuổi mắc bệnh, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ theo tỷ lệ 2,5 so với 1 (2,5 : 1). Bệnh phân bổ ở Trung Quốc, đặc biệt các tỉnh phía nam như Quảng Đông, Phước Kiến, Hải Nam và đặc khu Hồng Kông là cao nhất thế giới, kế đến là Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, còn Âu - Mỹ - Phi như đã nói ở trên thì hiếm hơn nhiều.

Nguyên nhân

Cho đến ngày nay nguyên nhân của ung thư vòm vẫn không biết một cách chính xác, mặc dù có nhiều giả thuyết về nguyên nhân như có sự hiện diện của vi-rút Epstein-Barr (EBV) ở bệnh nhân ung thư vòm, hút thuốc lá hoặc thường tiếp xúc với khói, hóa chất, nhang... Đặc biệt chế độ ăn uống có tính đặc thù của cư dân duyên hải Trung Hoa và giáp Trung Hoa cũng được đề cập như món cá tẩm muối kiểu Quảng Đông (cá khô), sốt cá lên men, tôm muối nhồi bột, nước tương, dầu hào (vì có chất 3-MPCD và 1,3 DCP được cho là chất sinh ung thư), sữa đậu đông lên men, hột vịt muối, nho để trữ lâu (nho khô), rau quả đóng hộp để lâu... Hiện nay, giới khoa học đang tập trung nghiên cứu về sự tác động qua lại giữa những yếu tố cơ địa (host factors), sự nhiễm vi-rút EBV và chế độ ăn uống truyền thống địa phương như đã nêu.

Triệu chứng

- Hạch cổ nổi một bên là triệu chứng rất thường gặp, hạch cứng kích thước có thể từ 2-3 cm đến 7-8 cm, xung quanh không có dấu viêm nhiễm như sưng, nóng đỏ và đau, ban đầu di động, sau đó thì dính vào tổ chức xung quanh, vị trí thường là góc hàm, bên cổ.

- Nghẹt mũi là thường gặp lúc đầu một bên sau có thể nghẹt cả hai bên hoặc ban đầu là chảy máu mũi, chảy nhiều lần mỗi lần một ít, hoặc chảy chất nhầy từ mũi do viêm xoang thứ phát sau ung thư.

- Ù tai hoặc nghe kém, đau trong tai và vùng thái dương.

- Nhức đầu, đau quanh mắt, sau ổ mắt, hoặc tê vùng má, tuy nhiên có thể bị lé mắt do ung thư xâm lấn gây liệt dây thần kinh.

Chẩn đoán và điều trị

Soi mũi và lấy một "miếng thịt" trong mũi để thử (còn gọi là sinh thiết) là điều bắt buộc phải làm và cũng là duy nhất để có chẩn đoán chính xác, sinh thiết qua mũi bằng nội soi để xác định bệnh là rất chính xác vì qua màn hình bác sĩ thấy rõ nơi cần đến và bấm chỗ nào đúng nhất. Cũng cần lưu ý rằng kết quả sinh thiết âm tính không có nghĩa là không có ung thư, cần làm sinh thiết lại nếu thấy rằng kết quả này không phù hợp với khám trên bệnh nhân. Bệnh nhân ung thư vòm thường được khám và phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng vì các triệu chứng ù tai, nghẹt mũi, chảy nước mũi... nhưng được điều trị xạ trị bởi bác sĩ chuyên khoa ung thư, việc tái khám để theo dõi kết quả điều trị được phối hợp bởi liên chuyên khoa này, một số trường hợp còn phải kết hợp xạ trị và phẫu thuật lấy hạch cổ tái phát.

Kết quả tùy thuộc vào việc bệnh nhân đi khám sớm hay muộn, càng phát hiện bệnh sớm tỷ lệ khỏi càng cao, thường tỷ lệ sống sau 5 năm kể từ khi được phát hiện là khoảng 40 - 60% (tại Việt Nam). Ở Singapore và Hồng Kông thì tỷ lệ này là trên 80%.

BS Nguyễn Trọng Minh
(BV Chợ Rẫy, TP.HCM)

Tháng Tư
17-01-2009, 08:52 PM
Ung thư Amidan
Ung thư amiđan là một dạng ung thư thuộc đầu và cổ.
Ung thư amiđan phát triển trong một phần của họng chỉ ngày sau miệng, được gọi là khẩu - hầu.

Nó bao gồm:

- Mặt sau của gốc lưỡi
- Phần mềm phía sau gốc miệng (phần vòm miệng mềm)
- Amiđan và 2 mào của mô phái trước và sau amiđan
- Thành sau của họng

Nguy cơ rủi ro chính gia tăng ung thư dạng này là do hút thuốc và thường xuyên uống quá nhiều rượu. Nếu bạn hút thuốc và uống rượu cùng nhau, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao.

Bạn có thể được đề nghị 1 trong những phương pháp điều trị ung thư dưới đây

· Phẫu thuật

· Xạ trị

· Hóa trị

Bạn có thể phẫu thuật hoặc xạ trị để điều trị sớm ung thư amiđan. “Sớm” nghĩa là khi bạn có một khối u nhỏ nằm trong amiđan. Nếu khối u to hơn và chèn ép toàn bộ amiđan thì bạn có thể sẽ được yêu cầu phẫu thuật kèm theo xạ trị. Ung thư giai đoạn cuối di căn ra các cơ quan bên ngoài amiđan có thể được làm teo lại trước khi có thể phẫu thuật loại bỏ. Bạn có thể được điều trị bằng hoá trị hoặc xạ trị hoặc kết hợp cả 2 phương pháp để làm teo khối u. Phương pháp này được gọi là “Giảm giai đoạn bệnh”, Nếu khối u teo lại, sau đó bạn có thể phẫu thuật để loại bỏ nó hoàn toàn.

Ung thư giai đoạn cuối gây ra các triệu chứng như là đau đớn, chảy máu và khó nuốt. Bạn có thế điều trị bằng xạ trị hoặc hoá trị hoặc kết hợp cả hai để giúp kiểm soát các triệu chứng này.

Có các phương pháp điều trị thử nghiệm khác đang được nghiên cứu, ví dụ phương pháp quang động trị liệu (PDT). Đối với phương pháp này, bạn phải uống một loại thuốc có tác dụng tấn công tập trung vào các tế bào ung thư. Loại thuốc này sẽ vô hại cho đến khi có tia sáng toả ra trong các tế bào ung thư. Sau đó nó được “bật lên” và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Như bạn có thể thấy, điều trị phụ thuộc vào các tế bào ung thư phát triển nhanh đến mức nào. Vì vậy, bước đầu tiên mà bác sĩ chuyên khoa của bạn sẽ làm là tìm ra:

Các tế bào ung thư phát triển trong các mô cục bộ nhanh đến mức nào
Nó đã di căn tới gần các tuyến hạch lympho hay chưa
Nõ đã di căn tới các khu vực khác trong cơ thể hay chưa


Đây được gọi là “giai đoạn” của ung thư. Bác sĩ của bạn sẽ có thể nói cho bạn biết nhiều hơn về phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho bạn một khi giai đoạn bệnh của bạn đã được chỉ rõ.

Phẫu thuật

Bạn có thể được phẫu thuật để loại bỏ một phần họng nơi xuất hiện khối u. Có nhiều dạng phẫu thuật khác nhau. Một phần họng của bạn được cắt bỏ phụ thuộc vào kích cỡ chính xác của khối u. Nêu khối u nhỏ, bạn chỉ cần thực hiện phẫu thuật đơn giản bằng cách gây mê cục bộ hoặc mổ laze và không cần ở lại bệnh viện. Nhưng đối với những khối u phát triển to hơn bạn có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật phức tạp hơn và cần ở lại bệnh viện trong vài ngày. Đối với những ca phẫu thuật phức tạp nhất, bạn có thể phải có cắt bỏ một phần vòm miệng mềm hoặc cuống lưỡi và tái tạo lại bằng mô lấy từ phần khác trong cơ thể.

Tất cả các phương pháp điều trị đều có phản ứng phụ. Đôi khi, phẫu thuật vùng họng gây ra sưng tấy và khiến người bệnh khó thở. Nếu gặp trường hợp này bác sĩ phẫu thuật sẽ cần mở một lỗ trong khí quản, tại phần cuối cổ. Thủ thuật này được gọi là phương pháp mở thông khí quản và cho phép bạn thở bình thường cho đến khi chỗ sưng tấy xẹp đi. Đây chỉ là phương pháp tạm thời và sẽ được bỏ đi khi vết thương của bạn lành lại.


Một số phương pháp phẫu thuật ở họng có thể ảnh hưởng tới giọng nói của bạn. Bạn vẫn có thể nói bình thường những đó thực sự là một quá trình khó khăn. Để tạo ra âm thanh, chúng ta sử dụng họng, vòm miệng, môi, mũi, miệng và lưỡi. Nếu bạn phải phẫu thuật bất cứ phần nào, giọng nói của bạn sẽ bị thay đổi. Điều này có lẽ không quá nghiêm trọng và có thể chỉ xảy ra tạm thời. Tuy nhiên đôi khi sự thay đổi là vĩnh viễn. Nếu bạn có bất cứ khó khăn gì trong việc phát âm thif chuyên gia trị liệu giọng nói sẽ giúp bạn kiểm soát vấn đề này.

Xạ trị

Bạn có thể điều trị bằng xạ trị

Điều trị đơn thuần bằng xạ trị đối với u amiđan dạng nhỏ
Trước hoặc sau phẫu thuật đối với u dạng lớn
Để giúp giảm các triệu chứng của ung thư amiđan giai đoạn cuối
Cả hai phương pháp xạ trị bên ngoài và xạ trị bên trong (Liệu pháp tia xạ để gần) đều được sử dụng để điều trị ung thư amiđan. Bạn luôn sử dụng xạ trị bên ngoài để điều trị một ngày 1 lần trong vài tuần. Liệu pháp tia xạ để gần thường được sử dụng để điều trị những khối u nhỏ. Bạn có thể dùng phương pháp này nếu ung thư tái phát sau khi điều trị bằng xạ trị tia bên ngoài.



Hóa trị

Hoá trị sử dụng các loại dược phẩm chống ung thư (‘Độc hại tế bào’) để phá huỷ ung thư. Hoá trị không phải là phương pháp điều trị luôn được lựa chọn đối với ung thư amiđan. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây cho rằng việc kết hợp giữa hoá trị và xạ trị có thể cho kết quả hữu hiệu như với phẫu thuật đối với những khôi u lớn ở vùng đầu và cổ bao gồm cả ung thư amiđan.


Nếu bạn bị ung thư amiđan có thể bạn sẽ được điều trị bằng hoá trị trước khi phẫu thuật để làm teo nhỏ khối u. Phương pháp này được gọi là phương pháp điều trị bổ trợ mới. Phụ thuộc vào việc khối u đáp ứng với hoá trị ra sao mà việc điều trị này thậm chí cần một cuộc phẫu thuật nhỏ hơn. Khi khôi u được làm teo trước khi phẫu thuật thì được gọi là “Giảm giai đoạn bệnh”. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị ung thư amiđan là:

- 5-flurouracil (5-FU) và

- Cisplatin

Người ta nhận thấy rằng 2 loại thuốc này sẽ hữu hiệu hơn trong việc làm teo khối u khi sử dụng cùng nhau hơn là điều trị bằng từng loại đơn lẻ. Cũng có các loại thuốc hoá trị khác và các loại kết hợp khác nhau được kiểm nghiệm tuy nhiên cho đến nay chưa có loại nào cho kết quả tốt hơn cisplatin và 5FU

(Theo CancerHelp UK)

_July
17-01-2009, 09:23 PM
Nhiều ung thư quá , phải đề phòng đủ thứ.....:rain:.............

icyheart_krn
02-02-2010, 05:36 AM
Hi vọng rằng , sẽ không có ai bị các bệnh này. Hãy cố gắng tìm lấy nghị lực để vượt qua.

sui kute
07-02-2010, 09:07 PM
sao lại viết được bài dài như thế nhỉ.Hay là coppy được ở đâu..............

Tháng Tư
14-02-2010, 09:17 PM
Tôi ko phải nhà nghiên cứu chỉ là sưu tầm để mọi người xem

SaintOfGen
17-02-2010, 11:55 PM
Bác ơi sao màu chữ khó xem thế ạ? Mà dù sao thì cũng cảm ơn bác cung cấp thông tin hữu ích cho mọi người...

RùaCon
17-03-2010, 09:04 PM
Cố gắng ngồi đọc hết mà đọc xong thấy rụt hết cả cổ vào à:(( thấy sợ quá, hơi đau bụng 1 tý chắc cũng lo muốn chết lun..