PDA

Xem đầy đủ chức năng : Những điều cần biết chung về Máy tính & IT



Lão Zen
06-12-2008, 03:26 PM
7 cách nâng cấp PC

Cho dù là CPU hay ổ CD-ROM, modem hay bộ nhớ, việc nâng cấp có thể là cần thiết nhưng đôi lúc lại không.

Cỗ máy 486 cũ kỹ của bạn dường như có thể làm việc không nghỉ, nhưng nó không thể chạy Windows 98. Còn chiếc Pentium-133 mà công ty mua hai năm trước đã tỏ ra uể oải, đặc biệt là khi bạn nạp Office 97. Những ứng dụng phổ biến nhất đều bảo đảm giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, nhưng với điều kiện chúng không buộc máy tính của bạn phải chào thua ngay từ đầu.

Bạn hiểu cần phải có máy tính mới. Ai lại chẳng cần? Nhưng có lẽ nên tiêu số tiền đó vào chuyến du lịch Paris thay vì mua một máy PII-450. Nếu chỉ nâng cấp một số bộ phận chọn lọc trong máy, bạn có thể nâng cao sức mạnh của máy lên một ít mà vẫn còn đủ tiền để tản bộ trên quảng trường Elysées.

Tuy nhiên, nâng cấp cũng có giới hạn. Trong thời buổi có thể mua một máy Pentium II mới với giá dưới 1000 USD, bạn chẳng nên bỏ ra quá 200 USD để xào nấu lại một hệ thống đã cũ. Ráng tăng thêm chút bộ nhớ hay mua hẳn một máy mới với những con chip cáu cạnh, đằng nào khôn ngoan hơn? Một video card nhanh hay modem 56-kbp thần tốc có thể giúp bạn làm việc tốt hơn không? Hoặc một ổ cứng lớn hơn thì sao? Hay một bộ DVD-ROM? Một cổng USB?

Trong bài hướng dẫn nâng cấp máy tính này, chúng tôi sẽ giúp bạn quyết định phải tập trung công sức và tiền bạc vào đâu, hay liệu có thể không cần nâng cấp gì cả chăng. Chúng tôi cho bạn cái nhìn tổng quan về những cải tiến chủ chốt trong hệ thống: bộ nhớ, CPU, lưu trữ, card đồ họa, modem, và nhiều thứ nữa. Bạn hãy xem qua toàn bộ danh mục lựa chọn của chúng tôi để hình dung giải pháp tốt nhất cho hoàn cảnh của bạn, sau đó nghiên cứu kỹ các bảng tóm tắt để nắm rõ những thách thức về kỹ thuật mà bạn sẽ phải giải quyết.

Dù bạn muốn chạy phiên bản mới nhất của Microsoft Office, chuyển sang Windows NT hay chỉ cần chơi Quake II, chúng tôi sẽ giúp bạn quyết định cần nâng cấp bộ phận nào trong máy, bộ phận nào thì cứ để yên vị. Còn khoản tiền tiết kiệm được, cố nhiên là tự bạn quyết định sẽ tiêu vào việc gì.

Nâng cấp bộ nhớ

Vì giá của RAM hệ thống hiện đang thấp chưa từng có, nâng cấp hữu hiệu mà ít tốn kém nhất chính là nâng cấp bộ nhớ. Dù bạn đang dùng máy Windows nào đi nữa, việc nâng cấp bộ nhớ sẽ làm chạy nhanh hơn thấy rõ. Có thêm RAM mới, máy tính sẽ bớt chậm do phải lệ thuộc vào bộ nhớ ảo, vốn là biện pháp để buộc ổ cứng đóng vai trò bộ nhớ thay thế khi RAM không còn chỗ trống. Nhờ có RAM mới, dữ liệu được xử lý nhanh hơn, các thành phần khác trong hệ thống như CPU và card đồ họa có thể làm việc hết khả năng tiềm tàng chứ không phải chầu chực chờ đĩa cứng.

Nếu đang ì ạch trên một máy 486 chỉ có 8MB RAM, bạn nên nâng cấp lên ít nhất 16 MB; và nếu lên hẳn 32 MB thì Windows 95 sẽ còn chạy tốt hơn nữa. Nếu thêm 16MB RAM vào một hệ Pentium đã có sẵn 16MB, máy sẽ chạy tuyệt vời mà bạn chỉ mất không đầy 50 USD. Và nếu bắt đầu từ 32MB, bạn có thể cần tăng lên 64MB, mà thêm 32MB còn rẻ tiền hơn một bữa tối cho hai người ở nhà hàng sang trọng. Và nếu muốn chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc, đặc biệt là các phần mềm ngốn nhiều RAM như Microsoft Power Point hay Lotus Notes, bạn sẽ thấy có thêm bộ nhớ quả là hay hơn nhiều.



Bộ nhớ khác nhau

Trước khi nâng cấp, cần biết chính xác mình đang có loại bộ nhớ nào và cần thay bằng cái gì. Cách dễ nhất là gọi Web site của một nhà sản xuất lớn về bộ nhớ, chẳng hạn Kingston Technology (www .kingston.com) hay Crucial Technology (www.crucial.com). Chỉ cần nhập vào nhãn hiệu và model của máy bạn, site đó sẽ cho biết máy bạn dùng loại RAM nào và báo giá cho nó. Hầu hết các máy Pentium và một số Pentium MMX đều có EDO RAM được tổ chức trên một môđun bộ nhớ 72 chân một hàng (single inline). Bạn phải lắp đặt các SIMM theo cặp; vì vậy, muốn nâng cấp lên 32MB chẳng hạn, bạn cần có hai SIMM 16MB. Các hệ Pentium MMX mới hơn và hầu hết hệ Pentium II đều dùng những SDRAM nhanh hơn, được lắp trên môđun bộ nhớ 168 chân hai hàng (dual inline), và bạn có thể lắp mỗi lần một DIMM. Nếu là máy loại 486 cũ, có lẽ bạn đang dùng SIMM 32 chân chứa Fast Page Mode DRAM loại cũ.

Trong khi hầu hết các hệ Pentium II và Pentium Pro đều dùng bộ nhớ loại parity hay error correcting code để phát hiện những dữ liệu bị hỏng, nhiều hệ Pentium và Pentium MMX lại dùng bộ nhớ non-parity đơn giản hơn. Bạn cần xác định rõ kiểu bảo vệ dữ liệu trong RAM hiện tại của mình là dạng nào và bảo đảm bộ nhớ mới tương hợp với nó. Bạn có thể tự biết bằng cách đếm số chip trên môđun bộ nhớ. Nếu thấy một bên có chín con chip, đây hẳn là loại bộ nhớ parity hay tự sửa lỗi, không thì nó thuộc loại non-parity.

Tốc độ của RAM

Một số hệ Pentium MMX có kèm EDO DRAM nhưng bao gồm cả một cặp ổ cắm DIMM để có thể gắn các SDRAM nhanh hơn. Trong khi một số bo mạch chủ có thể chạy với cả SIMM lẫn DIMM cùng một lúc, bạn có thể tránh những trục trặc có thể phát sinh cũng như làm chậm hệ thống bằng cách chỉ gắn một thứ mà thôi. Nếu đang có bo mạch chủ 100MHz - kể cả Pentium II-350 và CPU AMD K6-2-350, bạn cần thận trọng khi gắn SDRAM mới vào máy. Bus nhanh hơn thì cần bộ nhớ tinh vi hơn, thường gọi là PC100 SDRAM. Còn PC66 SDRAM, vốn chậm hơn, rất có thể không chạy được nếu gắn vào bo mạch chủ nhanh hơn.

Tóm lại, dù muốn chạy chương trình minh họa, dùng bảng tính dày đặc đến hoa cả mắt hay chơi những game mới nhất, bạn chỉ cần thêm bộ nhớ là có thể tăng tốc cho chiếc máy cũ của mình được rồi.


--------------------------------------------------------------------------------

Tăng cường bộ xử lý

Máy chậm quá, bạn muốn tăng tốc phải không? Thay CPU xem chừng là một ý hay, nhưng thường thì chẳng đáng làm vậy.

Vào cái thời một máy tính mới có giá ít nhất hai ngàn USD thì bỏ ra 200 đến 350 USD để nâng cấp CPU hãy còn hợp lý. Nhưng hiện nay cách đó không còn hấp dẫn nữa. Máy 486 và Pentium đời đầu vốn cần CPU mới hơn hết, cũng chính là những máy ít có khả năng chạy với CPU mới hơn cả. Thậm chí dù có nâng cấp BIOS để có thể chạy CPU mới hoặc ngậm đắng nuốt cay mà cài hẳn một bo mạch chủ mới, bạn vẫn cứ phải dùng một đĩa cứng nhỏ, RAM chậm rì và một video card đáng đưa vào hiệu đồ cổ. Dù có mua được CPU mới với giá bèo nhất đi nữa thì tân trang lại bộ đồ lề cũ rích vẫn là lợi bất cập hại.

Trong trường hợp nâng cấp CPU, ứng viên số một là các hệ Pentium 75-MHz, 90-MHz và 100MHz nếu chủ nhân chúng không đủ tiền mua máy mới. Nhưng Pentium hiện có của bạn càng cao cấp, bạn càng ít có lợi hơn nếu thay CPU mới. Và đừng có ý định gắn bộ xử lý Pentium II mới nhất vào hệ Pentium cũ đang dùng. Các CPU Pentium II và Celeron của Intel không cắm được vào ổ cắm chuẩn bộ xử lý Pentium hay Pentium MMX của bạn.



Chọn CPU

Nếu vẫn nhất quyết nâng cấp, bạn sẽ phải chọn một trong hai cách: hoặc mua một bộ nâng cấp hoặc chỉ mua CPU. Các bộ nâng cấp như MxPro-233 của Evergreen Technologies (199 USD, www.evergreen.com) và 200-MHz Pentium OverDrive với công nghệ MMX của Intel (199USD, www.intel.com) thích hợp với các hệ Pentium cũ và bao gồm mọi thứ cần thiết cho việc nâng cấp: CPU mới, quạt làm mát, hộp nóng (heat sink) và phần mềm để đánh giá và thực hiện tương thích với BIOS trong hệ. Nếu CPU hiện có của bạn gắn vào một môđun Socket 5, bạn sẽ cần một bộ nâng cấp trong đó có bộ chuyển điện thế chẳng hạn như MxPro. Bạn có thể tiết kiệm vài đồng bằng cách chỉ mua con chip, nhưng vẫn phải mua quạt làm mát và phải bảo đảm rằng CPU mới chạy được trong bo mạch chủ của bạn.



Tốc độ xung nhịp (clock) đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ sự nâng cấp nào. CPU chạy càng nhanh, máy của bạn làm việc càng ngon lành. Đồng thời, nếu nâng cấp sao cho mở rộng được cache sơ cấp (L1) của CPU thì rất tốt, bởi bộ nhớ nhanh này có thể bù cho những bộ phận chậm hơn như RAM.

Nếu bạn có hệ Pentium Pro, hãy tính đến chuyện mua bộ Pentium II OverDrive Processor của Intel dành cho máy Pentium Pro; bộ này cho phép bạn nâng tốc độ đồng hồ lên đến 333MHz (cao hơn giới hạn 200-MHZ của Pentium Pro). Việc nâng cấp sẽ bổ sung các chỉ thị MMX và lõi PII để Windows 95 chạy nhanh hơn. Có điều giá hơi cao: những 550 USD. Tuy nhiên, nó sẽ tiếp sức sống mới cho các máy PC già nua.

Kể từ đầu năm 1999, Evergreen sẽ phục vụ nâng cấp CPU trên một PCI card, nghĩa là bất cứ máy tính nào chấp nhận card PCI (kể cả một số máy 486) đều có thể nâng cấp lên Pentium II. Giá cả sẽ thay đổi, nhưng dù sao bạn vẫn có thể nâng cấp lên Celeron có 64MB RAM mà chỉ tốn từ 350 đến 500 USD.


--------------------------------------------------------------------------------

Giải pháp đĩa cứng

Hệ điều hành Windows 98, các ứng dụng như Microsoft Office, và các tập tin dữ liệu cứ mãi phình ra không ngừng, tất cả những thứ đó đều ngốn không gian đĩa. Điều này có nghĩa là đĩa cứng 2GB của bạn, mới năm ngoái dường như quá lớn, giờ xem chừng đã bắt đầu chật chội.

Nếu máy bạn là loại tương đối mới và đã hết chỗ chứa thì bổ sung ổ cứng là một ý tưởng rất hay. Bạn thật may mắn: đã xuất hiện thế hệ ổ cứng mới dung lượng vừa lớn vừa chạy nhanh mà giá lại chưa bao giờ "mềm" như hiện nay. Bạn có thể bỏ ra 150 USD để sở hữu một ổ 4GB, nhưng tội gì không thêm 50 USD nữa mà có thể sải một bước dài và tha hồ tung hoành về sau? Hiện các ổ cứng 6,5GB như Medalist Pro 6530 của Seagate (www.seagate.com) đang là cái đinh trên thị trường ổ cứng, giá khởi điểm không đầy 200 USD.



Mở rộng không gian đĩa

Nếu chừng đó vẫn chưa đủ không gian cho bạn, còn có nhiều thứ khác để bạn chọn. Bỏ ra chừng 200 USD mua được ổ cứng 8 GB; còn nếu bạn thật sự cần kho lưu trữ khổng lồ, đã có các ổ cứng từ 10GB đến 12GB giá từ 250 đến 350 USD. Giá cả này là cho ổ EIDE, chuẩn cho hầu hết máy tính để bàn. Nếu bạn cần ổ đĩa SCSI, hãy chuẩn bị rút hầu bao thêm 30% đến 50% nữa, cộng với 100 - 200 USD cho card điều khiển SCSI (controller). Nhưng cần biết rằng hầu hết ứng dụng văn phòng thông thường cho máy để bàn, nếu dùng với SCSI thì cũng chẳng tốt hơn lên bao nhiêu. Ôổ này chỉ thật sự đắc địa nếu dùng với các ứng dụng chuyên nghiệp tốn nhiều đĩa, như đồ họa, hoặc server trên mạng.

Lắp đặt ổ cứng mới là một trong các nâng cấp phổ biến nhất và là sự đầu tư có ích vào máy tính. Nhưng bạn hãy thực tế: nếu máy bạn là 486 hoặc Pentium các đời đầu thì nâng cấp chẳng có lợi gì lắm, bởi những chip này không chạy kịp với tốc độ lưu chuyển dữ liệu cực nhanh của các ổ cứng đời mới nhất, thành thử lại vô hiệu hóa chính thế mạnh của ổ cứng là tốc độ. Nếu đó là trường hợp của bạn, có lẽ đã đến lúc cần đầu tư mua hẳn một hệ mới.



Một khi bạn vẫn quyết định nâng cấp ổ cứng, hãy cân nhắc kỹ lưỡng kinh nghiệm và kỳ vọng của mình. Nếu mới làm quen với máy tính, chưa gì đã ngán ngẩm nghĩ đến việc cầm ốc vít, hoặc nếu quá vụng tay vụng chân, hãy để một dịch vụ máy tính làm giúp cho bạn. Mặt khác, nếu bạn thành thạo máy tính thì lắp ổ đĩa mới chẳng phải việc gì khó. Hiện nay các bộ nâng cấp ổ cứng đều có kèm theo chỉ dẫn từng bước cũng như dụng cụ lắp đặt và cáp. Thậm chí các bộ nâng cấp còn có một phần mềm giúp loại trừ hoàn toàn những khó khăn vì không tương thích với các hệ cũ hơn và tự động hóa việc chuyển dữ liệu từ ổ cũ sang ổ mới.

Nếu máy của bạn chưa tới một năm tuổi, có thể nó có một giao diện UltraDMA cài sẵn, đôi khi gọi là UltraATA hay AT-4, hoạt động tuyệt hảo với các ổ UltraDMA hiện nay. Bạn có thể gắn ổ UltraDMA vào một EIDE chuẩn - là giao tiếp thường có trong các máy tính sản xuất trong vòng ba bốn năm trở lại đây, nhưng hiệu quả sẽ không được tối đa như với ổ UltraDMA. Các máy tính cũ hơn cần nâng cấp BIOS thì mới có thể chạy với UltraDMA; bạn hãy kiểm tra lại với nhà sản xuất. Nếu máy của bạn không có giao tiếp UltraDMA (xem lại trong chỉ dẫn kèm theo máy), bạn bỏ ra thêm 60 - 80 USD mua một card UltraDMA để gắn thêm vào, ổ đĩa mới sẽ hoạt động hoàn hảo ngay.


--------------------------------------------------------------------------------

CD hay DVD

Ngày nay đĩa CD có lẽ đã trở nên quen thuộc với hầu hết chúng ta. Nếu muốn cài đặt Microsoft Office 97, hay chơi You Don't Know Jack hoặc đơn giản chỉ nghe bản Giao Hưởng Số 9 của Beethoven trong khi làm việc, bạn cần phải chạy đĩa CD. Điều này có nghĩa là bạn phải có một ổ CD-ROM. Nhưng nếu muốn xem phim trên máy vi tính, hay tự làm phim hoặc chuẩn bị hệ thống để sẵn sàng tiếp nhận những phần mềm thế hệ mới, bạn cần phải nâng cấp ổ đĩa.

Hệ thống của bạn có lẽ đã có sẵn ổ CD-ROM chạy với tốc độ 4X hay nhanh hơn, và có thể bạn đã thử nâng lên ổ 32X hay 40X rẻ tiền. Nhưng thử nghĩ mà xem: thực ra, mọi đầu CD-ROM đều được viết cho ổ 2X hoặc 4X, do đó mua một thiết bị nhanh hơn cũng chẳng làm ứng dụng chạy tốt hơn. Lý do chính đáng để mua một ổ CD mới là ổ cũ của bạn đã chết ngắc mà bạn lại không có tiền, không có thì giờ, hoặc bạn muốn lắp một ổ DVD-ROM thay cho CD-ROM. Một ổ CD-ROM 32X rẻ tiền giá chỉ có 50 USD mà vẫn có thể giúp bạn quay đĩa trong khi tạm thời chưa mua được máy mới có lắp sẵn ổ DVD-ROM.



Tương lai là DVD-ROM

Nếu bạn mua máy Pentium trong khoảng hai năm trở lại đây thì cách hay hơn nhiều là bỏ ra từ 200 đến 350 USD mua một ổ DVD-ROM có thể đọc cả các CD cũ lẫn đĩa phim, trò chơi và nhiều thứ khác bằng DVD. Quả thật là ngoài phim và dăm ba đĩa giải trí ra thì hiện ít có đĩa DVD nào khác, tuy nhiên, do ngày càng nhiều máy tính mới có kèm ổ DVD-ROM, tình hình này sẽ thay đổi.

Nâng cấp DVD thường phải dùng một bộ, chẳng hạn Sony DDU220E/H (giá 349 USD, www.sony.com), gồm cả card giải mã (decoder card) MPEG 2 để chạy phim video DVD. Card giải mã là thứ không thể không có, mặc dù nó làm đội giá ổ đĩa lên khoảng 100 USD. Dùng bộ giải mã MPEG 2 kiểu phần mềm thì chỉ có thể cho ra những phim video "chập chờn" nếu máy của bạn thấp hơn Pentium II-350 (và ngay cả với máy Pentium II-450, vẫn thấy tình trạng "chập chờn" nếu bạn làm một việc khác trong khi DVD đang xem phim. Vì vậy, trừ khi máy của bạn đã có phần cứng MPEG lắp sẵn, nếu không, đừng chần chừ gì nữa, hãy mua một bộ nâng cấp có bao gồm cả card giải mã). Cần nhớ rằng việc lắp đặt có thể khó khăn: nào là một card giải mã và một ổ DVD-ROM, trình điều khiển (driver) cho cả hai thứ đó, lại còn kết nối âm thanh giữa card MPEG với card âm thanh, trong quá trình lắp đặt có thể phát sinh lắm chuyện đau đầu.

Nghe đĩa của chính bạn

Nếu muốn có một ổ đĩa cho phép bạn vừa ghi vừa xem dữ liệu trên đĩa, tình huống có thể còn phức tạp hơn nữa. Bất cứ ai, một khi nghĩ đến chuyện sáng tác hay phổ biến âm nhạc, tác phẩm đồ họa, phim video hoặc phần mềm, tất phải tính đến việc mua một ổ CD-R hay CD-RW. Cả hai đều cho phép bạn tự tạo những đĩa CD-R 500MB có thể chạy trên bất cứ ổ CD-ROM nào. Đúng là bạn có thể tự sản xuất đĩa nhạc của chính mình. Các ổ CD-RW còn cho bạn xóa và dùng lại dữ liệu trên những đĩa đặc biệt có thể ghi lại được. Đĩa này đắt hơn, mỗi cái chừng 20 USD so với đĩa CD-R chỉ có 5 USD hoặc thấp hơn. Nhưng bởi vì bạn có thể dùng lại các đĩa CD-RW nên có đắt một chút cũng đáng. Năm ngoái, các ổ CD-RW như CD-Writer Plus 72001 của Hewlett-Packard (giá 399 USD; www.hewlett-packard.com) đã giảm giá xuống bằng ổ CD-R (từ 350 đến 650 USD), nên hiện nay càng có ít lý do để bạn mua ổ CD-R.

Nhưng ngay cả dung lượng dữ liệu 500MB của đĩa CD-R hiện nay hoá ra cũng không nhiều. Muốn có kho dữ liệu tối đa có thể xóa được, bạn phải chi từ 400 - 800 USD để mua ổ DVD-RAM; nó cho phép lưu tối thiểu 2,6GB mỗi hộp (cartridge). Chỉ có một vấn đề: cartridge DVD-RAM không thể chạy trong thiết bị nào khác ngoài ổ DVD-RAM. Đồng thời ổ DVD-RAM lại không thể ghi dữ liệu vào vật mang nào khác, mặc dù chúng có thể chơi cả CD-ROM, CD lẫn DVD. Do đó, nếu bạn mua ổ DVD-RAM hay một trong các biến thể của nó, đừng mong dùng cartridge DVD-RAM ở đâu khác ngoài chính ổ đĩa của mình, nên bạn không thể đút cartridge vào túi quần rồi đi nhét vào ổ DVD-RAM nào cũng được. Nhưng chưa hết: chuẩn DVD-RAM vẫn có đối thủ, chủ yếu là DVD-RW, một chuẩn 3GB do Hewlett-Packard, Philips và Sony hỗ trợ. Nếu không cần bổ sung kho dữ liệu ngay bây giờ, bạn hãy cứ bằng lòng với ổ CD-RW chừng nào một trong các chuẩn DVD-RAM đang cạnh tranh hiện nay chưa thật sự nổi trội lên.


--------------------------------------------------------------------------------

Đồ họa nhanh

Nâng cấp video card là một ý tưởng có vẻ hay, chừng nào bạn chưa xem xét thấu đáo hơn. Thực tế là nếu card đồ họa của bạn chưa tới hai năm tuổi và bạn ít quan tâm đến trò chơi, ảnh kỹ thuật số, quay video hay xem tivi trên máy tính, thì thay card có lẽ chỉ là vung tiền qua cửa sổ. Với những ứng dụng thông thường như xử lý văn bản, bảng tính, thậm chí trình diễn (presentations) đồ họa, thì dù sử dụng card nhanh nhất hay chậm nhất bạn cũng chẳng thấy có gì khác nhau. Tìm đúng card đồ họa bạn cầnDẫu vậy, với một số người, dùng đúng card đồ họa là chuyện khác hẳn. Nếu cần xem hay xử lý ảnh, bạn phải có card đồ họa đủ bộ nhớ mới có thể hiển thị ảnh màu 24 bit ở đúng độ phân giải bạn muốn.Để xác định bạn cần card đồ họa có bộ nhớ bao nhiêu, hãy chú ý thật kỹ khi máy khởi động: dòng graphic card BIOS cho thấy rõ số dung lượng bộ nhớ. Nếu muốn chạy ở độ phân giải 800 x 600, bạn cần ít nhất 2MB bộ nhớ video mới có thể hiển thị ảnh màu 24 bit; còn nếu muốn độ phân giải cao hơn nữa (1024 x 768 hay 1280 x 1024) thì 4MB mới đủ. Card 8MB sẽ cho bạn thoải mái chọn độ phân giải tới 1600 x 1200, hầu như chỉ dành riêng cho các ứng dụng CAD hay đồ họa cao cấp làm việc với màn hình 21 inch và lớn hơn. Số RAM thừa không dùng để hiển thị hình ảnh có thể giúp tăng một phần tốc độ xử lý nhờ lưu dữ liệu tốt hơn. Hầu như mọi card đồ họa mới như STB Velocity 128 (giá 99 USD) có ít nhất 4MB bộ nhớ video; nhiều card khác như ATI XpertYỵPlay98 (giá 95 USD; www.atitech.com) có tới 8MB.



Bạn có thể nâng cấp video RAM trên hầu hết các loại card đồ họa, nhưng mua card mới có nhiều bộ nhớ hơn thì hay hơn nhiều, đặc biệt là khi card hiện tại của bạn đã quá hai năm tuổi. Các nhà sản xuất card đều đặn nâng giá mỗi lần nâng cấp bộ nhớ của mình. Bạn có thể may mắn tìm được bộ nhớ của nhà sản xuất thứ ba tương thích mà giá lại phải chăng; tuy nhiên, lắp đặt được nó mà không phải bẻ cong các chân hoặc không làm hỏng đế cắm nào là cả một thách thức, đó là chưa kể dùng nó bạn chẳng được bảo hành gì hết. Chỉ những người sành sỏi về kỹ thuật nếu tìm được giá nâng cấp hợp lý mới dám làm kiểu này. Nếu bạn không phải người như thế, hãy ngậm bồ hòn làm ngọt mà mua hẳn một card mới vậy.



Hoàn thiện hình ảnh

Khi mua card đồ họa mới thì các trò chơi (game) vẫn là thứ được lợi nhiều nhất. Đó là do các nhà sản xuất luôn tối ưu hóa các game dành cho các chip đồ họa 3D (là bộ xử lý chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tính toán những chi tiết hình ảnh 3 chiều). Tốc độ và mức phong phú của các chi tiết hình ảnh 3 chiều tùy theo bộ chip thuộc loại nào. Hiện nay, các loại card chứa bộ chip Voodoo2,


--------------------------------------------------------------------------------

Làm việc với modem

Modem cáp, ASDL, và những công nghệ mới khác đang manh nha xuất hiện đều hứa hẹn một ngày kia có thể lướt Web "nhanh như ý nghĩ". Nhưng trừ khi bạn sống ở một trong số ít đô thị lớn, nơi những dịch vụ này đang được thử nghiệm, bằng không, bạn đừng vội mơ tưởng đến những điều chưa thể có ngay được đó. Hầu hết người dùng Internet, đặc biệt những ai sống ở vùng nông thôn, sẽ tự hài lòng với POTS (plain old telephone service, dịch vụ điện thoại cũ thông thường) trước một tương lai có thể nhìn thấy được.

Mua modem mới

Nếu bạn phát mệt vì cứ phải ngồi chơi xơi nước trong khi chờ modem 28.8 hay 33.6kbp ì ạch bò, nhất định đã đến lúc cần nâng cấp lên 56 kbp. Thật là may: hai công nghệ 56 kbp cạnh tranh nhau xưa nay (K56flex và x2) đã hợp nhất thành một chuẩn duy nhất gọi là V.90, và các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), tuy từ từ nhưng chắc chắn, đang chuyển đổi sang chuẩn này.

Tuy nhiên, nâng cấp modem 28.8 hay 33.6 đang dùng có thể khá rắc rối. Một số nhà sản xuất modem cho bạn tự nâng cấp lên V.90 bằng cách thay một cặp chip, hoặc có một chương trình đổi hàng có bù tiền cho phép bạn mua modem V.90 với giá hạ. Nhưng các chương trình này đang phá sản vì modem V.90 - cũng như mọi phần cứng máy vi tính khác - hiện đang giảm giá.



Giải pháp hợp lý nhất là hãy tặng modem cũ, chậm của bạn cho một trường học hay tổ chức từ thiện nào đó rồi mua modem hoàn toàn mới. Giá khởi điểm của modem V.90 lắp trong (internal) khoảng từ 80 USD, còn modem lắp ngoài như Diamond Multimedia SUpraExpress 56 giá khoảng 100 USD (www.diamondmm .com). Lắp đặt modem ngoài khá dễ, còn gắn modem trong thì tốn sức hơn một chút. Nếu không muốn tự làm, bạn hãy nhờ dịch vụ làm thay.

Nếu đã có một modem K56flex hoặc x2, bạn có thể nâng cấp lên chuẩn V.90 miễn phí bằng cách tải xuống một số phần mềm từ Web site của nhà sản xuất modem; phần mềm này thực hiện nâng cấp bằng cách lập trình lại một chip trong modem. Tuy nhiên, có một điều kiện: trước khi làm bước này, bạn cần phải biết nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của bạn có hỗ trợ chuẩn V.90 hay không (hiện tại, các ISP tại Việt Nam chưa hỗ trợ chuẩn này). Sau khi nâng cấp, một số modem không thể tương thích trở lại với K56flex hay x2 nữa. Nếu ISP đã làm việc tốt với modem của bạn thì thôi; nâng cấp lên V.90 chẳng ích lợi gì nếu bạn không cần. Tính tương thích của V.90 thay đổi tùy theo nhà sản xuất và model; do đó bạn cần kiểm tra Web site của nhà sản xuất modem.


--------------------------------------------------------------------------------

Kết nối tốc độ cao

Máy tính luôn chạy trơn tru, vẫn chưa đủ! Bạn còn phải làm sao cho các thiết bị đồng hành của nó cũng chạy tốt như thế. Nếu có một máy ảnh số, máy quét (scanner) và/hoặc thiết bị lưu dữ liệu ngoài, bạn sẽ gặp vấn đề: nhiều dụng cụ quá mà không đủ cổng nối. Tìm giải pháp nào bây giờ? Câu trả lời: bổ sung vài cổng nhanh (fast ports) vào.

May cho bạn, Universal Serial Bus cuối cùng đã đường hoàng bước vào cuộc, SCSI đang vững bước mạnh mẽ, và các nối kết 1394 "nhanh như ánh sáng" chẳng bao lâu nữa sẽ ra đời.

Bạn cần tốc độ nào?

Tuy vậy, đầu tiên bạn cần cân nhắc xem mình cần tốc độ bao nhiêu. Nhiều máy quay video để bàn, máy ảnh số và máy quét có độ phân giải thấp đòi hỏi một cổng USB. Nếu mua máy tính vào năm ngoái, có lẽ bạn đã có hai cổng USB mở, mỗi cổng có thể di chuyển 12MB dữ liệu mỗi giây ("nhanh như gió" so với cổng song song 1,2MBp). Đã đến lúc bạn cần dùng chúng. Nếu đang làm việc với một máy tính cũ hơn, bạn phải dạy nó một vài mẹo mới. Những bộ công cụ nâng cấp USB hiện nay rất rẻ. Bộ nâng cấp hai cổng PCI-4U USB của Entrega Technologies chẳng hạn, giá 40 USD (www.entrega.com) có thể đút lọt vào khe PCI trống trong một hệ chạy Windows 98.



Còn nếu bạn muốn nối vào một thiết bị cần giải băng rộng hơn, chẳng hạn một ổ đĩa ngoài hay máy quét có độ phân giải cao, USB chịu thua. Bạn cần một nối kết SCSI. SCSI 2 (loại nối kết SCSI phổ biến nhất) nhanh hơn USB từ hai tới ba lần. Với người dùng chưa có nối kết SCSI, nhiều thiết bị ngoại vi có cả một card SCSI kèm theo. Tuy vậy hãy thận trọng: card SCSI theo bộ có thể không phù hợp với các đặc tả (specifications) mới nhất, nên lắp đặt có thể hơi rắc rối và làm việc "lôm côm" nếu gắn vào những thiết bị SCSI khác mà nó được cung cấp đồng bộ. Tốt hơn là hãy tự mua lấy một card SCSI (giá khởi điểm từ khoảng 75 USD).

Độ rộng băng (bandwidth) của SCSI là một ưu điểm, nhưng thiết bị SCSI lại đắt hơn và khó lắp đặt hơn là thiết bị USB. Một hệ bus mới gọi là 1394 (aka FireWire) hứa hẹn cả công nghệ SCSI lẫn USB đều sẽ đáng đồng tiền bát gạo của bạn. Bus 1394 sẽ cho phép người dùng bổ sung nhiều thiết bị mà không cần khởi động lại hệ thống và tốn công sức. Nó cũng có thể truyền dữ liệu nhanh hơn USB tới 16 lần. Adaptec hiện đang bán một card kết hợp 1394/SCSI PCI giá 699 USD (www.adaptec.com), nhưng nếu mua nó bây giờ, bạn sẽ chỉ có thể dùng nối kết 1394 với dăm ba máy ảnh số mà thôi. Trong vài ba năm tới, giá sẽ hạ và khi đó bạn sẽ có thể mua các máy quét, ổ cứng và thiết bị ngoại vi khác tương thích với 1394.

Lão Zen
06-12-2008, 03:28 PM
Ngay cả với một số công nghệ mới như Plug and Play, việc cài đặt phần cứng vẫn có thể gặp rắc rối. Sai sót và trục trặc sẽ làm bạn mất hàng giờ để xử lý. Chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn vận hành máy một cách êm ru.

Trước tiên, hãy tạo ra một backup. Hằng ngày, Windows 98 sẽ tự động sao chép để lưu trữ các file Registry. Theo mặc định, nó sẽ lưu giữ 5 backup cuối cùng trong Windows\Sysbckup folder, kiểu như các file .cab có tên là rb xxx.cab (xxx là số của backup, ví dụ như 001 hoặc 002). Hãy copy một file .cab mới nhất và đặt một tên khác sao cho nó không bị ghi đè do copy hỏng. Nếu bạn cần lưu trữ một backup file, hãy khởi động lại hệ thống trong chế độ DOS và chạy regscan.***.

Tiện ích System Restore của Windows Me sẽ tự động thực hiện việc backup hệ thống. Ấn chuột vào Start, Programs, Accessories, System Tools, System Restore để reload cấu hình hệ thống mà Windows đã lưu từ trước đó.

Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng điện trên người bạn đã được tiếp đất. Thậm chí chỉ một sự tích điện tĩnh rất nhỏ trên cơ thể cũng có thể làm hỏng mạch điện tinh xảo trong PC của bạn. Hãy sờ vào phần khung gầm kim loại của hệ thống ngay trước khi bạn rút phích cắm ra khỏi ổ điện được tiếp đất. Luôn luôn phải tháo dỡ tất cả đường dò tới các thiết bị cũ trước khi bạn cài đặt cái mới vào. Hãy làm như sau:

1. Sử dụng chương trình ứng dụng Add/Remove Programs trong Control Panel để gỡ bỏ tất cả phần mềm liên quan tới thiết bị.

2. Dỡ bỏ driver của thiết bị. Nhấn chuột vào Start, Settings, Control Panel, System, chọn phím Device Manager tab, kích đúp chuột vào category của thiết bị, chọn thiết bị mà bạn đang tháo cài đặt và click vào nút Remove. Lưu ý: Để tháo dỡ bộ phận điều khiển của một graphics card (Windows gọi nó là “display adapter”), trước hết kích đúp chuột vào tên thiết bị, chọn Driver tab trong hộp Properties, và chọn nút Update Driver; sau đó sử dụng Update Device Driver Wizard để cài đặt bộ phận điều khiển VGA của Windows.

3. Tắt máy PC.

4. Mở hộp hệ thống và gỡ bỏ thiết bị cũ. Nếu bạn muốn nâng cấp graphics card, hãy đặt thẻ mới vào đúng thời điểm này.

5. Khởi động lại máy tính và kiểm tra Device Manager. Nếu mục nhập của thiết bị cũ vẫn còn ở đó, hãy lặp lại thao tác tháo cài đặt một lần nữa. Đôi khi, bạn phải hơn một lần remove một thiết bị trước khi không còn sót một trace nào trong Windows.

Cài đặt từng thiết bị mới vào và sử dụng PC của bạn trong vài ngày sau mỗi lần cài đặt để phát hiện trục trặc. Có 5 điều bạn cần nhớ khi cài đặt:

1. Plug and Play không phải lúc nào cũng là phương pháp tối ưu để cài đặt một thiết bị. Một số driver đã có sẵn chương trình cài đặt riêng.

2. Nếu chỉ dẫn cài đặt không rõ ràng hoặc đưa ra hướng dẫn cho một model khác, hãy vào website của nhà sản xuất và tìm kiếm tài liệu cập nhật.

3. Hãy có được một update mới nhất của driver. Hãy kiểm tra website của người bán để có được các phiên bản mới hơn.

4. Đừng gián đoạn quy trình cài đặt vì có thể gây ra rắc rối cho bạn. Nếu bạn muốn huỷ bỏ việc cài đặt, trước hết hãy hoàn tất quy trình rồi mới tháo cài đặt driver.

5. Hãy chắc chắn rằng tất cả đinh vít trên card của bạn đã được xiết chặt. Những card không được vít chặt có thể bị trật ra khỏi rãnh.

Cũng có khi bạn cần Windows CD-ROM của mình khi PC đang chạy trong lúc bạn cài đặt phần cứng. Nếu bạn không tìm thấy đĩa này, hoặc không thể làm cho CD-ROM driver hoạt động, có thể bạn đã bị kẹt.

Để thao tác an toàn, hãy đặt một folder trên đĩa cứng của bạn, đặt tên nó là CABS và copy các tệp tin Windows' .cab (phiên bản nén của các tệp tin hệ điều hành Windows). Bạn chỉ việc copy các folder “win98” và “drivers” từ Windows CD.

Lão Zen
06-12-2008, 03:29 PM
Mười lời khuyên khi lắp đặt card nâng cấp


Để đạt được những kết quả tốt nhất thì hãy "ghi lòng tạc dạ" mười lời khuyên này. Tuy nhiên có theo hay không thì cuộc sống vẫn ngày càng trở nên đơn giản hơn. Chúng ta đã có máy tính. Chúng làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn bằng cách thực hiện công việc theo cách này mà không theo cách kia. Hãy chọn Plug and Play. Công nghệ này sẽ làm cho việc bổ sung thêm phần cứng mới của bạn đơn giản và nhanh chóng hơn - đặc biệt với Windows 98 - nhưng còn xa mới đạt đến mức bất kỳ ai cũng dùng được. Việc lắp đặt card mạng hoặc card tăng tốc video chẳng hạn, có thể gây ra hàng loạt hiệu ứng trong tranh chấp, ngay cả khi đã được lắp đặt đúng. Và một lắp đặt vụng về có thể làm bạn mất vài giờ, nếu không muốn nói là vài ngày, ngưng công việc. Bạn có thể tránh mọi cạm bẫy khi nâng cấp bằng cách làm theo những gì được gọi là mười lời khuyên sau đây.

1. Sao lưu trước khi thực hiện. Lắp đặt phần cứng thường kéo theo cả việc cài đặt phần mềm driver. Và nếu bạn vấp phải các trục trặc trong quá trình cài đặt, thì các tập tin quan trọng có thể bị thay đổi, hư hỏng, hoặc thậm chí bị xóa mất. Cho nên lúc nào cũng phải có trong tay bản sao lưu mới nhất cho dữ liệu. Lý tưởng hơn cả là có một bản sao hoàn chỉnh của đĩa cứng được cất giữ ở một nơi an toàn.Drive Image 2.0 của PowerQuest là phương tiện tốt nhất cho công việc này. Nếu không được như vậy thì ít nhất cũng phải sao lưu các tập tin hệ thống then chốt: system.dat, user.dat, system .ini, và win.ini (tất cả đều trong folder Windows) cũng như autoexec .bat và config.sys (trong folder gốc).

2. Làm công việc của người nội trợ. Việc cài đặt thường yêu cầu phải tiến hành các chọn lựa không rõ ràng và không trực giác, cho nên phải đọc kỹ tài liệu kỹ thuật. Thu thập các thông tin cài đặt như cổng COM, và đối với phần cứng không Plug-and-Play, thì tất cả các địa chỉ DMA và IRQ. Tiếp theo là vào Web site của sản phẩm đó, tìm hiểu thêm có phiên bản driver nào mới hơn không, và nếu có thì tải xuống. Nhưng phải thận trọng, nhiều hãng sẽ cung cấp phiên bản bêta của driver dùng cho card của bạn. Trừ trường hợp bạn có lý do chắc chắn để tin một driver bêta nào đó là ổn định, còn thì nên tránh. Chúng đều đang trong quá trình hoàn thiện và có thể chưa đủ chất lượng để hỗ trợ kỹ thuật. Nên khai thác kinh nghiệm của những người khác. Nếu có FAQ hoặc thông tin trên site của hãng đó, bạn hãy đọc kỹ để biết rõ các trục trặc và vấn đề thường gặp đối với card của bạn.



Hình 1: Cài đặt driver VGA của Windows trước khi loại bỏ card đồ họa cũ và lắp đặt card đồ họa mới.

3. Tham khảo ý kiến các chuyên gia. Nếu không tìm thấy các giải đáp thỏa mãn trên trực tuyến hoặc trong các tài liệu kỹ thuật, bạn nên gọi điện cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của nơi cung cấp card trước khi bắt tay lắp đặt. Các kỹ thuật viên hỗ trợ này là nguồn khai thác tốt nhất về thông tin mới và các thủ thuật sửa chữa đối với các phần cứng đặc biệt. Thư viện lớn nhất về thông tin tìm hỏng đã được sưu tập và đặt trong KnowledgeBase trực tuyến của Microsoft (support.microsoft .com), và trong cơ sở dữ liệu mang tính kỹ thuật cao hơn là TechNet (www .microsoft.com/technet).

4. Trước hết phải loại bỏ các driver cũ. Nếu định thay card đang dùng, bạn hãy bỏ driver của card cũ trước khi lắp đặt card mới. Vào Device Manager (nhấn nút phải chuột lên My Computer.Properties, chọn tên thiết bị cũ, và nhấn nút Remove; hoặc bắt đầu từ Control Panel, chạy Add/Remove). Bạn sẽ không thể xóa bỏ được driver của card video, cho nên - để vượt qua trở ngại này - bạn nhấn kép chuột lên mục driver màn hình trong Device Manager, nhấn nút Update-Driver trên nhãn Driver và thay driver hiện hành của bạn bằng driver Standard VGA của Windows (hình 1).

5. Không bao giờ được ngắt nửa chừng quá trình cài đặt driver. Bằng mọi cách phải kết thúc việc cài đặt driver rồi sau đó mới hủy cài đặt nó - nếu cần. Ngưng cài đặt giữa chừng có thể làm thay đổi hoặc làm hỏng các tập tin hệ thống quan trọng. Và bạn cũng không thể hồi cố (undo) việc gây hỏng này bằng cách loại bỏ từng phần đã được cài đặt bằng tính năng Add/Remove hoặc bằng cách cài đặt lại driver đó.

6. Lắp đặt lần lượt từng card một. Nếu định bổ sung thêm nhiều card, bạn lắp một cái vào trước rồi thử cho chạy hệ thống trong một lát. Sau khi đã bảo đảm chắc chắn không có tranh chấp nào thì mới lắp card khác vào. Thực hiện kiểu này sẽ dễ cô lập và giải quyết các trục trặc xảy ra về sau.

7. Tiếp đất tốt. Tĩnh điện trên người bạn có thể phá hỏng các chip. Luôn nhớ tiếp đất bản thân bằng cách chạm tay vào một vật dẫn lớn đã được nối đất (bằng nhôm, thép). Nếu không có vật nào như vậy, chạm vào đế máy PC trong khi máy vẫn còn cắm vào ổ điện có tiếp đất.

8. Nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Phải hết sức cẩn thận khi cắm card vào máy. Đôi khi cũng cần ấn mạnh, dứt khoát để cắm card vào khe cắm mở rộng.

9. Vặn chặt vít. Luôn nhớ gắn chặt giá đỡ của card vào khung PC. Mặc dù card như đã nằm đúng chỗ một cách chắc chắn, nhưng vẫn có thể dễ bị long và gây ra mọi loại trục trặc.

10. Giữ lại card và phần mềm cũ. Quy luật Murphy về lắp đặt: Sau khi đã vứt bỏ một vật sẽ có ngày bạn lại cần đến nó.

Lão Zen
06-12-2008, 03:30 PM
15 thủ thuật cơ bản với Windows XP
Bài viết này cố gắng đưa ra một số thủ thuật nhằm giúp người dùng thông thường tận dụng một cách tốt nhất khả năng của HĐH này
Thủ thuật 1: HÃY DÙNG HỆ THỐNG FILE NTFS

Thật may mắn, XP hỗ trợ cả 2 hệ thống file FAT32 (được Win9x hỗ trợ) và NTFS (được NT và 2000 hỗ trợ). Điều này cho phép người dùng lựa chọn hệ thống file phù hợp với yêu cầu công việc của mình. Tuy nhiên NTFS cung cấp những mức độ bảo mật tốt hơn nhiều so với FAT32. Với FAT32 trong Win9x, ai cũng có thể xâm nhập vào PC của bạn và làm bất cứ điều gì mà họ thích. Với NTFS, bạn có quyền cho hay không cho ai đó sử dụng máy tính của bạn. Và người được phép sử dụng PC của bạn cũng chỉ có thể hoạt động trong khuôn khổ mà bạn cho phép.

Để kiểm tra xem bạn đang dùng NTFS hay FAT32, chọn ổ đĩa cứng trong My Computer, nhấn chuột phải và chọn Properties. Nếu đang dùng FAT và muốn chuyển sang dùng NTFS, bạn hãy thực hiện việc chuyển đổi này từ dấu nhắc DOS trong XP mà không phải lo ngại gì về việc mất mát dữ liệu. Để chuyển đổi sang NTFS từ FAT, bạn chọn Start – All Programs - Accessories, and Command Prompt. Tại dấu nhắc, bạn gõ convert x: /fs:ntfs (x là tên ổ đĩa mà bạn chọn). Cũng cần lưu ý rằng, một khi đã chuyển sang NTFS, bạn sẽ không thể quay trở lại dùng FAT trừ phi bạn định dạng (format) lại ổ đĩa.

Thủ thuật 2: TẠO TÀI KHOẢN HẠN CHẾ

Có 2 loại tài khoản người dùng (user account) trong XP: tài khoản người quản trị hệ thống (administrator account) và tài khoản người dùng hạn chế (limited account). Sau khi cài đặt XP thành công, bạn nên ngay lập tức thiết đặt một tài khoản người dùng hạn chế để phục vụ cho các công việc hàng ngày nếu như bạn đang dùng hệ thống file NTFS.

Để tạo một tài khoản người dùng hạn chế, bạn phải đăng nhập vào tài khoản của người quản trị hệ thống (theo ngầm định XP tạo ra tài khoản này khi bạn cài đặt HĐH). Sau đó, chọn Start - Control Panel - User Accounts - Create A New Account. Đặt tên cho tài khoản mới này rồi nhấn Next. Trong hộp thoại mới, chọn Limited Account. Mỗi khi muốn tạo mới hay thay đổi thuộc tính của các tài khoản, bạn nhất quyết phải đăng nhập vào tài khoản người quản trị hệ thống.

Thủ thuật 3: SỬ DỤNG MẬT KHẨU

Sử dụng mật khẩu (password) là một hình thức bảo mật thông tin truyền thống và hiệu quả. Mặc dù Win9x có cung cấp cho bạn chế độ bảo vệ bằng mật khẩu, nhưng đối với đa số người dùng thì tính năng này không có một chút hiệu quả nào. Còn XP làm cho việc sử dụng mật khẩu thể hiện đúng ý nghĩa của nó.

Trong XP, việc bảo vệ các tài khoản bằng mật khẩu không có tính bắt buộc. Tuy nhiên, theo tôi, bạn nên sử dụng mật khẩu với các tài khoản, ít nhất là với tài khoản người quản trị hệ thống.

Theo ngầm định, XP coi tất cả các tài khoản người dùng tạo ra khi cài đặt HĐH là tài khoản người quản trị hệ thống và không yêu cầu mật khẩu khi người dùng đăng nhập vào hệ thống. Để thay đổi điều này, bạn cần phải tạo mật khẩu mới. Trong User Accounts, chọn Change An Account và nhấn vào tài khoản bạn muốn dùng mật khẩu để bảo vệ. Trong tài khoản này, chọn Create A Password và gõ mật khẩu 2 lần. Để việc sử dụng mật khẩu có hiệu quả hơn, theo chúng tôi bạn không nên dùng chế độ “gợi nhắc mật khẩu” (password hint) vì người dùng khác có thể căn cứ vào những gì bạn ghi ở đây để đoán ra mật khẩu của bạn. Sau khi nhấn nút Create Password, XP sẽ hỏi xem bạn có muốn để cho người dùng khác tiếp cận các thư mục và các file trong tài khoản của bạn hay không. Nếu muốn riêng tư hơn nữa, bạn hãy trả lời “KHÔNG” với câu hỏi nêu trên.

Thủ thuật 4: DỰNG TƯỜNG LỬA

Khác với các phiên bản trước, XP có kèm theo một chương trình tường lửa (Firewall) để bảo vệ bạn an toàn khi duyệt Web. Bức tường lửa này dường như là đáng tin cậy, bởi vì cho tới nay chưa thấy có người sử dụng nào phàn nàn về tính năng mới mẻ này trong XP

Có lẽ bạn đã từng tự hỏi: làm sao biết được bức tường đó đã được dựng lên chưa? Để kểm tra, bạn vào Control Panel - nhấn chuột phải vào biểu tượng Network Connections - chọn Properties - nhãn Advanced, và chọn Internet Connection Firewall.

Thủ thuật 5: CHẠY CHƯƠNG TRÌNH BẰNG QUYỀN CỦA NGƯỜI QUẢN TRỊ HỆ THỐNG

XP có chế độ Fast User Switching, chế độ cho phép người dùng chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản mà không phải thoát ra và đóng các ứng dụng đang chạy. Để chế độ này hoạt động, bạn mở User Accounts và chọn Change The Way Users Log On Or Off. Trong hộp thoại mới bạn chọn cả Use The Welcome Screen và Use Fast User Switching.

Để chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản người dùng, bạn chọn Start – Log Off - Switch User. Để chạy một chương trình với quyền của người quản trị hệ thống, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng của chương trình rồi chọn Run As. Trong hộp thoại mới, chọn tên của tài khoản quản trị hệ thống và nhập mật khẩu, và chương trình sẽ khởi động ngay lập tức. Bạn cũng cần lưu ý, có một số chương trình đòi hỏi bạn nhấn thêm phím Shift cùng với chuột phải.

Thủ thuật 6: CÁ NHÂN HOÁ THỰC ĐƠN START

So với các phiên bản trước, XP cung cấp nhiều khả năng thay đổi thực đơn Start hơn. Bạn có thể thêm, bớt hay thay đổi theo ý mình bất cứ thành phần nào của thực đơn Start. Để làm điều này, bạn nhấn chuột phải vào thực đơn Start và chọn Properties. Trong hộp thoại Task Bar and Start Menu Properties, nhấn nút Customize. Tại đây, bạn có thể lựa chọn dùng biểu tượng to hay nhỏ, cho phép hiển thị bao nhiêu chương trình vừa chạy, và đưa chương trình duyệt Web cùng chương trình e-mail ưa thích vào thực đơn Start. Trong nhãn Advanced bạn có thể chọn cách mà những thành phần như My Documents, My Computer, và Control Panel vv... xuất hiện cũng như nhiều tuỳ chọn khác mà bạn không thể có được ở các phiên bản Windows trước đây.

Nếu như không thích cách mà thực đơn Start của XP xuất hiện, bạn có thể quay trở về với thực đơn truyền thống bằng cách chọn Classic Start Menu trong hộp thoại Task Bar and Start Menu Properties.

Thủ thuật 7: SỬ DỤNG TÍNH NĂNG KHÔI PHỤC HỆ THỐNG

Giống như Windows ME, XP cũng cung cấp khả năng khôi phục hệ thống về điểm trước một sự kiện này đó (cài đặt mới phần mềm hoặc xung đột hệ thống...) Để tạo một mốc khôi phục, bạn mở (All) Programs trong thực đơn Start, chọn Accessories - System Tools - System Restore. Trong cửa sổ System Restore, nhấn Create A Restore Point, nhấn Next, nhập tên cho điểm khôi phục hệ thống, rồi nhấn Create. Để đưa hệ thống trở lại một thời điểm nào đó, trong cửa sổ System Restore, chọn Restore My Computer To An Earlier Time, rồi chọn một điểm phù hợp để tiến hành khôi phục hệ thống. Sau khi nhấn Next 2 lần, hệ thống của bạn sẽ bắt dầu khôi phục về thời điểm bạn chọn. Quá trình này chỉ hoàn tất sau khi HĐH tự khởi động lại.

Thủ thuật 8: KHÔNG CẦN CHỈNH LẠI ĐỒNG HỒ

Người dùng PC thường phàn nàn về việc đồng hồ hệ thống chạy sai sau một khoảng thời gian nào đó, và phải chỉnh sửa lại thời gian cho đúng một cách thủ công. Điều này sẽ không thể xảy ra trong XP nếu bạn thực hiện các bước sau để đồng bộ hoá đồng hồ hệ thống với đồng hộ quốc tế (với điều kiện bạn có kết nối Internet).

Bạn đăng nhập vào tài khoản quản trị hệ thống, kết nối Internet, rồi nhấn đúp vào biểu tượng đồng hồ trên thanh công cụ. Chọn nhãn Internet Time trong hộp thoại Date and Time Properties. Đánh dấu kiểm vào Automatically Synchronize With An Internet Time Server và chọn một đồng hồ thích hợp từ thực đơn thả xuống, rồi nhấn nút Update Now.

Thủ thuật 9: KIỂM TRA TÍNH TƯƠNG THÍCH

Không phải chương trình nào cũng chạy tốt trong XP. Nếu không rõ về tính tương thích, bạn hãy thử dùng Program Compatibility Wizard. Chọn Start - All Programs – Accessories - Program Compatibility Wizard.

XP cung cấp cho bạn nhiều khả năng để thử tính tương thích của chương trình. Nếu chương chình chạy tốt ở một điều kiện nào đó, XP sẽ gợi ý bạn dùng các thiết đặt phù hợp nhất để chạy chương trình. Tất nhiên, XP cũng cho bạn biết liệu chương trình có hoạt động cùng HĐH không.

Thủ thuật 10: TẠO ĐĨA MỀM KHỞI ĐỘNG CHO XP

Tạo một đĩa khởi động trong Win9x không hề khó khăn chút nào. Nhưng Microsoft đã loại bỏ tính năng này trong Win 2000 và XP. Bạn cần có một đĩa mềm khởi động để khôi phục lại hệ thống trong các trường hợp như hỏng rãnh khởi động (boot sector), hỏng bảng ghi khởi động chính (Master Boot Record), bị nhiễm virus, mất hoặc hỏng file NTLDR, NTDETECT.COM, hoặc để khởi động trong trường hợp XP không thể khởi động được cả ở chế độ Safe Mode.

Để tạo đĩa mềm khởi động trong XP (và Win2000), bạn làm như sau: Chuẩn bị một đĩa mềm đã được định dạng. Chuyển tới ổ đĩa C:\, chép các file sau boot.ini, ntldr, ntdetect.com, bootsect.dos, NTBOOTDD.SYS (nếu có) sang đĩa mềm.

Thủ thuật 11: THIẾT ĐẶT LẠI BỘ NHỚ ẢO

Cho dù bạn có bao nhiêu RAM đi nữa thì Windows vẫn tạo ra thêm bộ nhớ ảo (paging files) trên đĩa cứng để tối ưu hóa hoạt động của hệ thống. Tối ưu hóa các file paging bằng cách cố định dung lượng sẽ làm cho tốc độ tìm dữ liệu trên đĩa cứng nhanh hơn, HĐH cũng không phải đặt lại dung lượng bộ nhớ ảo, giảm thiểu quá trình phân mảnh, và tiết kiệm được đĩa cứng.

Để biết bạn cần dành bao nhiên megabyte cho bộ nhớ ảo, bạn hãy chạy một số chương trình thường dùng, rồi mở Task Manager (nhấn Ctrl – Alt – Del), nhấn vào nhãn Performance, và xem số megabyte ở khung Commit Charge là bao nhiêu. Đây là số lượng bộ nhớ mà hệ thống của bạn cần lúc này. Dung lượng bộ nhớ ảo tối thiểu sẽ là số megabyte này cộng thêm với 32 MB (nhưng nhiều người cộng thêm với 64 MB). Thiết đặt hợp lý nhất là dung lượng tối thiểu và tối đa của bộ nhớ ảo phải bằng nhau để XP không đặt lại dung lượng bộ nhớ này nữa.

Để thực hiện việc đặt lại dung lượng bộ nhớ ảo, bạn nhấn chuột phải vào My Computer, chọn Properties – nhãn Advanced - nhấn vào Settings của khung Performance - chọn Advanced trong hộp thoại Performance Options. Bạn nhấn tiếp vào nút Change - chọn ổ đĩa thích hợp - nhập dung lượng bộ nhớ ảo tối thiểu và tối đa, rồi nhất Set. Bạn lặp lại các bước nêu trên với các ổ đĩa còn lại và các thay đổi sẽ có hiệu lực sau khi hệ thống khới động lại.

Thủ thuật 12: SỬ DỤNG SYSTEM CONFIGURATION UTILITY

Nếu bạn không muốn một chương trình nào đó khởi động cùng với XP, muốn tăng tốc độ khởi động của HĐH, muốn loại bỏ những dịch vụ hệ thống không cần thiết, muốn tìm hiểu những trục trặc của hệ thống... và nhiều điều khác, thì bạn hãy sử dụng tiện ích System Configuration.

Nếu đã sử dụng Win 98 và khai thác tính năng System Configuration Utility thì bạn có thể băn khoăn tại sao XP lại không có tính năng tuyệt vời này. Câu trả lời là XP có nhưng Microsoft không để tiện ích này trong System Information vì không muốn người sử dụng can thiệp quá sâu vào hệ thống.

Muốn khởi động System Configuration Utility, bạn chọn Start – Run – gõ “msconfig” hoặc chọn Start - Help and Support - chọn Use Tools to view your computer information and diagnose problems trong cửa sổ mới. - dưới hộp Tools, chọn System Configuration Utility.

Thủ thuật 13: SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ CỦA WINDOWS

Nếu bạn không hiểu bản chất một thuật ngữ chuyên ngành nào đó, và bạn không tìm thấy hoặc không thỏa mãn với giải thích của các từ điển khác, thì từ điển thuật ngữ của XP (Windows Glossary) có thể làm bạn hài lòng.

Để sử dụng từ điển, bạn chọn Start – Help and Support – nhấn vào bất kỳ một chủ đề nào dưới Pick A Help Topic – Windows Glossary - gõ thuật ngữ cần được giải thích vào hộp Search. Bạn cũng có thể chọn Start – Help and Support – gõ thuật ngữ cần được giải thích vào hộp Search và XP sẽ liệt kê một số thành phần liên quan tới thuật ngữ đó, bao gồm cả từ điển (Glossary). Và tất nhiên, bạn phải thật siêu về English! (Nghe nói trong năm 2005 này bác Bill Gates sẽ xuất xưởng bản Việt hóa XP chính thức, hay quá! Tiện mời bà con vào đây để tìm hiểu vấn đề này nhé: www.microsoft.com/vietnam - tiếng Việt hẳn hoi đấy).

Thủ thuật 14: LOẠI BỎ MSN MESSENGER

Rất nhiều người sử dụng XP không dùng và cũng không thích dịch vụ MSN Messenger. Rất tiếc Microsoft lại không nghĩ vậy, và thậm chí còn không cung cấp cách gỡ cài đặt chương trình này, Tuy nhiên, vẫn có cách để không phải khó chịu với MSN Messenger. Bạn làm như sau: Tìm tới file SYSOC.INF trong thư mục Windows\INF (chú ý: cả file và thư mục đều ở chế độ Hidden). Mở file này bằng Notepad, tìm tới dòng msmsgs=msgrocm.dll,OcEntry,msmsgs.inf,hide,7 và xóa chữ “hide” đi. Lưu file và khởi động lại PC, rồi tìm tới Control Panels - Add and Remove Programs – Add/Remove Windows Components. Lúc này tùy chọn cho phép gỡ cài đặt MSN Messenger đã xuất hiện.

Nếu cách trên hơi rắc rối và đang sử dụng bản XP Professional (Chuyên nghiệp), thì bạn hãy làm theo cách sau: chọn Start – Run – gõ GPEDIT.MSC để mở Group Policy - chọn Computer Configuration - Administrative Templates - Windows Components - Windows Messenger. Tại đây, bạn có thể ngăn dịch vụ này hoạt động hoặc lựa chọn cho phép nó hoạt động theo yêu cầu của bạn. Theo cách này, bạn cần lưu ý, mặc dù dịch vụ đã bị vô hiệu hóa, nhưng một số chương trình khác của Microsoft (Outlook, Outlook Express) vẫn có thể khiến dịch vụ hoạt động.

Thủ thuật 15: TĂNG TỐC CHO XP

Mở Registry Start – Run – gõ regedit và tìm tới khóa: HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft
\Windows\CurrentVersion\Explorer\RemoteComputer\Na meSpace. Chọn nhánh {D6277990-4C6A-11CF-8D87-00AA0060F5BF} và xóa nó đi. Tuy nhiên, trước khi xóa nhánh này bạn nên sao lưu lại phòng trường hợp hệ thống có vấn đề. Để làm việc này, bạn nhấn chuột phải vào nhánh cần sao lưu, và chọn Copy Key Name rồi lưu vào một file văn bản.

Khóa trên đòi hỏi XP phải tìm kiếm tất cả các chương trình làm việc theo lịch (Scheduled Tasks). Điều này khiến cho tốc độ duyệt của XP bị chậm lại. Mặc dù thủ thuật trên nhằm tăng tốc độ duyệt cho các hệ thống chạy Win2000 và XP trong mạng LAN, nhưng nó cũng cải thiện tốc độ duyệt một các bất ngờ cho Windows ngay trên máy trạm. Thay đổi này có tác dụng tức thì và chúng ta có thể cảm nhận được sự cải thiện tốc độ ngay lập tức.

Lão Zen
06-12-2008, 03:31 PM
100 Lệnh thông dụng của WINDOWS XP
Mục đích: Giúp truy cập vào các chương trình nhanh hơn. Chỉ cần gõ lệnh vào mục RUN

Để thực hiện, bạn chạy mục RUN lên bằng cách: Vào START MENU -> RUN. Khi đó của sổ RUN sẽ xuất hiện, bây giờ bạn chỉ việc nhập lệnh vào và nhấn Enter.

Ví dụ: Gõ lệnh calc để mở chương trình máy tính






Accessibility Controls
access.cpl

Add Hardware Wizard
hdwwiz.cpl

Add/Remove Programs
appwiz.cpl

Administrative Tools
control admintools

Automatic Updates
wuaucpl.cpl

Bluetooth Transfer Wizard
fsquirt

Calculator
calc

Certificate Manager
certmgr.msc

Character Map
charmap

Check Disk Utility
chkdsk

Clipboard Viewer
clipbrd

Command Prompt
cmd

Component Services
dcomcnfg

Computer Management
compmgmt.msc

Date and Time Properties
timedate.cpl

DDE Shares
ddeshare

Device Manager
devmgmt.msc

Direct X Control Panel (If Installed)*
directx.cpl

Direct X Troubleshooter
dxdiag

Disk Cleanup Utility
cleanmgr

Disk Defragment
dfrg.msc

Disk Management
diskmgmt.msc

Disk Partition Manager
diskpart

Display Properties
control desktop

Display Properties
desk.cpl

Display Properties (w/Appearance Tab Preselected)
control color

Dr. Watson System Troubleshooting Utility
drwtsn32

Driver Verifier Utility
verifier

Event Viewer
eventvwr.msc

File Signature Verification Tool
sigverif

Findfast
findfast.cpl

Folders Properties
control folders

Fonts
control fonts

Fonts Folder
fonts

Free Cell Card Game
freecell

Game Controllers
joy.cpl

Group Policy Editor (XP Prof)
gpedit.msc

Hearts Card Game
mshearts

Iexpress Wizard
iexpress

Indexing Service
ciadv.msc

Internet Properties
inetcpl.cpl


IP Configuration (Display Connection Configuration)
ipconfig /all

IP Configuration (Display DNS Cache Contents)
ipconfig /displaydns

IP Configuration (Delete DNS Cache Contents)
ipconfig /flushdns

IP Configuration (Release All Connections)
ipconfig /release

IP Configuration (Renew All Connections)
ipconfig /renew

IP Configuration (Refreshes DHCP & Re-Registers DNS)
ipconfig /registerdns

IP Configuration (Display DHCP Class ID)
ipconfig /showclassid

IP Configuration (Modifies DHCP Class ID)
ipconfig /setclassid


ava Control Panel (If Installed)
jpicpl32.cpl

Java Control Panel (If Installed)
javaws

Keyboard Properties
control keyboard

Local Security Settings
secpol.msc

Local Users and Groups
lusrmgr.msc

Logs You Out Of Windows
logoff

Huh?Huh?Huh? Chat
winchat

Minesweeper Game
winmine

Mouse Properties
control mouse

Mouse Properties
main.cpl

Network Connections
control netconnections

Network Connections
ncpa.cpl

Network Setup Wizard
netsetup.cpl

Notepad
notepad

Nview Desktop Manager (If Installed)
nvtuicpl.cpl

Object Packager
packager

ODBC Data Source Administrator
odbccp32.cpl

On Screen Keyboard
osk

Opens AC3 Filter (If Installed)
ac3filter.cpl

Password Properties
password.cpl

Performance Monitor
perfmon.msc

Performance Monitor
perfmon

Phone and Modem Options
telephon.cpl

Power Configuration
powercfg.cpl

Printers and Faxes
control printers

Printers Folder
printers

Private Character Editor
eudcedit

Quicktime (If Installed)
QuickTime.cpl

Regional Settings
intl.cpl

Registry Editor
regedit

Registry Editor
regedit32

Remote Desktop
mstsc

Removable Storage
ntmsmgr.msc

Removable Storage Operator Requests
ntmsoprq.msc

Resultant Set of Policy (XP Prof)
rsop.msc

Scanners and Cameras
sticpl.cpl

Scheduled Tasks
control schedtasks

Security Center
wscui.cpl

Services
services.msc

Shared Folders
fsmgmt.msc

Shuts Down Windows
shutdown

Sounds and Audio
mmsys.cpl

Spider Solitare Card Game
spider

SQL Client Configuration
cliconfg

System Configuration Editor
sysedit

System Configuration Utility
msconfig

System File Checker Utility (Scan Immediately)
sfc /scannow

System File Checker Utility (Scan Once At Next Boot)
sfc /scanonce

System File Checker Utility (Scan On Every Boot)
sfc /scanboot

System File Checker Utility (Return to Default Setting)
sfc /revert

System File Checker Utility (Purge File Cache)
sfc /purgecache

System File Checker Utility (Set Cache Size to size x)
sfc /cachesize=x

System Properties
sysdm.cpl

Task Manager
taskmgr

Telnet Client
telnet

User Account Management
nusrmgr.cpl

Utility Manager
utilman

Windows Firewall
firewall.cpl

Windows Magnifier
magnify

Windows Management Infrastructure
wmimgmt.msc

Windows System Security Tool
syskey

Windows Update Launches
wupdmgr

Windows XP Tour Wizard
tourstart

Wordpad
write

Lão Zen
06-12-2008, 03:32 PM
“Bắt mạch đĩa cứng” dùm bạn
Báo e-CHIP

Hỏi: Máy của tôi gần đây chạy chậm và hay bị treo máy. Tôi cho chạy ScanDisk với kiểu kiểm tra (Type of test) là Thorough và chọn Automatically fix errors (tự động sửa lỗi) nhưng chỉ chạy được khoảng 10% thì máy bị đứng. Có cách nào để khắc phục không?

Đáp: Khi chạy ScanDisk, chọn kiểu kiểm tra là Throrough và bấm chọn nút Options... Khi xuất hiện khung thoại “Surface Scan Options”, chọn “Data area only” và “Do not perform write-testing” (xem hình), rồi bấm OK, bấm Start để bắt đầu kiểm tra đĩa. Nếu đĩa cứng không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng thì hy vọng bạn vượt qua được “cửa ải” này. Nếu kiểm tra thành công, Bạn có thể chạy lại ScanDisk nhưng lần này chọn “System area only” (tất nhiên vẫn chọn “Do not perform write-testing”). Nếu việc kiểm tra lần thứ hai diễn ra suôn sẽ thì bạn thử cho chạy lại ScanDisk lần thứ ba nhưng lần này chọn “System and data areas” và không chọn “Do not perform write-testing”.



- Nếu lần kiểm tra thứ ba máy bị treo thì đĩa cứng của bạn có thể gặp vấn đề khi ghi lên đĩa. Có nhiều nguyên nhân như: đĩa cứng có “lỗi” về phần cứng, máy bị virus, trình điều khiển thiết bị đĩa cứng bị hư, có tranh chấp giữa các phần mềm không tương thích, đĩa cứng quá nóng... Trước khi “cầu cứu” chuyên gia, bạn thử thực hiện các bước dưới đây:

- Tắt máy, chờ cho máy nguội khoảng 30 phút.

- Kiểm tra các cáp nguồn và cáp dữ liệu nối với đĩa cứng xem có bị lỏng không. Nếu có thì gắn lại cho chặc.

- Bật máy lại. Nếu máy khởi động vào Windows bình thường, lưu lại tất cả những dữ liệu cần thiết (phòng khi đĩa sắp bị hư thật sự). Đây là bước quan trọng mà bạn nên làm ngay.

- Quét virus.

- Gỡ bỏ bớt những phần mềm mới cài đặt trong thời gian gần đây hay phần mềm mà bạn thấy không cần thiết.

- Nạp lại (từ đĩa kèm theo bo mạch chủ) hay nâng cấp trình điều khiển thiết bị đĩa cứng (download từ web site của hãng sản xuất bo mạch chủ trên internet).

- Nếu tất cả các bước trên cũng không giải quyết được vấn đề, có lẽ bạn phải thực hiện bước sau cùng (dù bạn không hề muốn) là cài lại hệ điều hành Windows (nếu đĩa vẫn còn đọc/ghi bình thường).

Hỏi: Khi chạy bất kỳ ứng dụng nào, tôi để ý thấy khi nó bắt đầu thực hiện tác vụ ghi lên đĩa cứng là xuất hiện thông báo lỗi “Serious Disk Error Writing” (lỗi ghi đĩa nghiêm trọng). Có phải đĩa cứng của tôi sắp bị hư không? Tôi phải xử lý như thế nào đây?

Đáp: Chờ một “xị” (xí), đóng tất cả các chương trình đang chạy khác, thử cho thực hiện lại tác vụ ghi đĩa (bằng cách nhấn nút Retry chẳng hạn). Nếu vẫn không có tác dụng, bạn thử cho chạy chương trình ScanDisk: chọn Windows Start/Programs/Accessories/System Tools/Scandisk. Chọn ổ đĩa cứng, bấm chọn Thorough, và sau đó bấm chọn Start. Nếu Scandisk bị đứng, thử đóng lại và khởi động lại ScanDisk. Nếu Scandisk báo lỗi mà nó có thể khắc phục được, bấm Finish và kiểm tra xem lỗi có được khắc phục không. Nếu Scandisk báo là không thể khắc phục được (có thể do sự cố phần cứng hay hư hỏng vật lý), bạn tắt máy và tháo nắp máy để kiểm tra bên trong. Kiểm tra lại các đầu cáp nốiì (gắn chặt nếu cần) đồng thời kiểm tra xem nhiệt độ môi trường. Nếu máy quá nóng, bạn cần chờ khoảng 30 phút đến một tiếng cho máy nguội hẳn sau đó bật máy trở lại. Nếu máy vào được Windows bình thường và không báo lỗi ghi đĩa thì cáp lỏng hay máy quá nóng là nguyên nhân của vấn đề, lúc này bạn nên tranh thủ sao lưu tất cả các dữ liệu cần thiết lên ổ đĩa khác. Nếu lỗi ghi đĩa vẫn tiếp tục xuất hiện và máy cũng không quá nóng thì đĩa cứng của bạn có trục trặc về vật lý, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp nếu còn thời gian bảo hành.

Hỏi: Tại sao hệ thống của tôi (chạy Windows 2000) bị treo và hiển thị lỗi 0x00000054 trên một màn hình xanh?

Đáp: Bạn có thể nhận được thông báo lỗi này khi bạn gán một ký tự ổ đĩa cho một phân vùng (partition) đĩa chưa được định dạng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào cấu hình, máy có thể tự động khởi động lại trước khi bạn có thể phát hiện được vấn đề. Cho dù máy của bạn có khởi động lại hay không, bạn có thể thấy trong bản ghi nhật ký sự cố (event log), phần thông tin về lỗi như sau:

Event Type: Information
Event Source: Save Dump
Event Category: None
Event ID: 1001
Description: The computer has rebooted from a bugcheck.
The bugcheck was: 0x00000054 (0x003612ca, 0xf2688d00, 0x00000000,
0x00000000).
Để giải quyết lỗi này, Bạn thực hiện một trong các động tác sau:

Sử dụng thành phần Disk Management của Computer Management Microsoft Management Console (MMC) của Windows 2000 để xóa phân vùng chưa được định dạng.
Sử dụng thành phần Disk Management của Computer Management MMC của Win2K để định dạng phân vùng.
Sử dụng thành phần Disk Management của Computer Management MMC của Win2K để gỡ bỏ ký tự ổ đĩa.
Để chạy thành phần Disk management của MMC trong Win2K Professional, Bạn dùng chuột bấm chọn các mục theo trình tự như sau (tất nhiên với điều kiện là Bạn phải đăng ký vào máy bằng tài khoản người dùng có quyền hạn của một local Administrator)

Start \Settings \Control Panel \Administrative Tools \Computer Management \Disk management.

Hỏi: Tại sao tôi nhận được các lỗi về bộ nhớ hay vùng đĩa trống (storage space) sau khi cài đặt phần mềm mới?

Đáp: Windows XP, Windows 2000, và Windows NT đều có một trị IRPStackSize kiểm soát việc có bao nhiêu dung lượng RAM và dung lượng đĩa cứng vật lý còn trống đối với các ứng dụng mới, nhưng một số phần mềm mới cài đặt lại thiết lập trị này không đúng. Trị này trong phạm vi từ 11 đến 20 đối với XP và từ 11 đến 15 đối với Win2K và NT. Nếu Bạn thiết lập trị này nhỏ hơn 11, Bạn sẽ nhận được một thông báo lỗi cho biết rằng hệ thống không có đủ vùng lưu trữ trống trên máy chủ (hoặc máy đóng vai trò máy chủ trong một tác vụ chủ/khách nào đó). Kết quả là các máy trạm (clients) sẽ không thể truy cập các tài nguyên dùng chung trên mạng và mã biến cố (Event ID) 2011 sẽ xuất hiện trong bản nhật ký hệ thống (System log).

Để thiết lập IRPStackSize trở lại trị mặc nhiên (15 đối với XP, 11 đối với NT), Bạn thực hiện các bước sau:

Khơi động registry editor (tức là regedit.***).
Duyệt đến mục khóa HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Servic es\lanmanserver\parameters.
Bấm kép IRPStackSize (hoặc nếu mục này chưa có, tạo mới mục dữ liệu IRPStackSize (nhớ đúng chử in và chử thường) có kiểu là DWORD.
Thay đổi base về decimal, thiết lập trị 11 đối với Win2K hay NT hay 15 đối với XP, và bấm OK.
Khởi động lại máy tính.

Hỏi: Tại sao khi cài đặt Windows 2000 hệ thống bị treo với một lỗi “0x0000001E exception error”?

Đáp: Nếu máy tính của bạn sử dụng một bo mạch chủ với chipset VIA MVP3 và một ổ cứng Ultra ATA/100, Win2K có thể treo với lỗi mà bạn đề cập. Nói chung, những bo mạch chủ này không hỗ trợ UDMA 100 mà các đĩa cứng có đặc trưng kỹ thuật ATA/100 yêu cầu (những bo mạch chủ này thường chỉ hỗ trợ UDMA 33 hay UDMA 33/66). Rõ ràng là ổ đĩa không báo cho hệ thống biết về khả năng tương thích lùi (backward compatibility), và vì quá trình cài đặt Win2K lại chú ý rất kỹ về phần cứng, hệ thống bị treo ở điểm này

Có thể thực hiện 1 trong hai giải pháp sau để khắc phục:

Nâng cấp BIOS của bạn, nếu việc làm đó sẽ cho phép hệ thống của bạn hỗ trợ ATA/100 (UDMA 100).
Thực hiện những thay đổi sau đây đối với BIOS của bạn:
Vào BIOS và vô hiệu hóa (tắt) UDMA trên kênh IDE nối với đĩa cứng của Bạn (chẳng hạn kênh Primary IDE).
Vẫn ở trong BIOS, thiết lập chế độ programmed input/output (PIO) ở Mode 4 thay vì để auto.
Cài đặt Win2K. Việc cài đặt sẽ tiếp tục mà không gặp rắc rối gì.
Khôi phục lại hai thay đổi đối với BIOS mà bạn đã thực hiện ở bước 1 và 2 trở lại các trị đã có trước đó và xem thử Win2K có còn chạy ổn định không.
Nếu Win2K không ổn định, có lẽ cần sẽ cần phải giữ lại 2 thay đổi mà bạn đã thực hiện đối với BIOS nếu như Bạn vẫn sử dụng ổ đĩa đó.
Bạn nên sử dụng ổ đĩa cứng ATA/100 với một bo mạch chủ cũng hỗ trợ ATA/100.

Hỏi: Khi cài đặt Windows 2000 tôi gặp phải lỗi "Windows 2000 could not locate your hard disk". Tại sao xảy ra chuyện này?

Đáp: Có nhiều khả năng Bạn cần phải cài đặt các trình điều khiển thiết bị lưu trữ đệ tam nhân (third party mass storage device drivers) vào lúc bắt đầu quá trình cài đặt bằng cách nhấn phím F6. Bước này sẽ cho phép Bạn mô tả và cài đặt các trình điều khiển SCSI hay UDMA 100/66 do hãng sản xuất cung cấp.

Hỏi: Tôi có một hệ thống dual-boot gồm Windows 98SE và Windows 2000 trên các phân vùng (partitions) riêng biệt. Mọi thứ đều làm việc tốt ngoại trừ một điều là tôi không thể đọc được phân vùng Windows 2000 khi khởi động Windows 98SE. Tại sao vậy?

Đáp: Khi Bạn cài Windows 2000 Bạn đã chọn định dạng phân vùng NTFS. Windows 98SE chỉ đọc được FAT 16 và FAT 32

Lão Zen
06-12-2008, 03:33 PM
Bí mật về tốc độ của PC

Theo PC World Việt nam

Khi bạn tìm mua một PC mới, việc quyết định chọn chip giữa Intel và AMD chỉ là màn khởi đầu. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm chủ các tính năng và lựa chọn được máy có tốc độ nhanh thật sự.

Cạnh tranh quả thật là một điều hay ho, nhất là khi bạn tìm kiếm PC mới có tốc độ cao. Gần như mạnh hơn cuộc chiến giành ưu thế về CPU. Các công ty mới trong lĩnh vực sản xuất chip cũng nhảy vào cuộc. Tốc độ của bộ xử lý cứ tăng lên mãi, giá lại giảm. Người mua có được máy tính mạnh hơn với giá thấp hơn.

Tuy nhiên cạnh tranh cũng có thể gây nên tình trạng lẫn lộn. CPU nào phù hợp nhất với những nhu cầu riêng của bạn - Athlon? Celeron? Duron? Pentium III? Hay bạn nên bỏ thêm ít tiền để mua một trong những hệ thống Pentium 4 đầu tiên? Hơn nữa, cuộc chiến CPU mới chỉ bắt đầu. Liệu PC mới của bạn có tăng thêm tốc độ nhờ RDRAM hay SDRAM? Còn DDR SDRAM thì sao? Megahertz hay Gigahertz? Có quá nhiều vấn đề phải giải quyết.

Chỉ mới 4 năm trước, cache đầu tiên của Intel Pentium được gắn sẵn trên bộ xử lý, còn cache Level 2 chậm hơn thì kết nối với chip bằng bus dữ liệu. Thiết kế CPU này nay tích hợp cả 2 loại cache trên bộ xử lý, nhờ vậy tốc độ nhanh hơn.

Bộ nhớ cache Level 2 - nguyên nhân kìm hã m tốc độ của Athlon thế hệ đầu tiên - không còn là vấn đề nan giải nữa nhờ cache tích hợp L2 256KB vừa được giới thiệu mùa hè qua. Athlon ban đầu có cache L2 512KB tốc độ chậm nằm ngoài chip, nhưng giờ đây CPU loại đó đã trở thành lạc hậu. Ðể đảm bảo mua đúng PC Athlon mới, hãy kiểm tra đặc tính: Máy phải có tổng cộng 384KB cache bộ xử lý (L1+L2). Nếu đặc tính ghi cache L2 256 cũng được. Cache tổng cộng của Athlon lớn hơn 288 KB cache tổng cộng của PIII (32KB L1 và 256 KB L2). Nói chung, cache gắn trên chip càng lớn thì tốc độ càng cao.

Riêng Pentium III, mặc dù kích thước cache nhỏ hơn và ít CPU hơn so với Athlon, nhưng tốc độ vẫn khả dĩ. Nó là CPU cỡ trung của Intel, với tốc độ từ 733 MHz đến 1 GHz. "Nếu bạn chỉ viết thư cho mẹ, Pentium III là đủ tốt; nhưng nếu bạn soạn thảo video, nhận dạng tiếng nói, hay sử dụng như trạm làm việc mức thấp thì P4 thích hợp hơn", theo lời nói của một viên chức Inel.

Thực ra P3 có rất nhiều khả năng. Nó đủ mạnh để chạy các ứng dụng nặng về đồ hoạ như CAD hay soạn thảo video. Nếu bạn chỉ cần soạn thảo văn bản, tốt hơn hết là tiết kiệm vài trăm USD với chip Celeron 566 MHz rẻ tiền. Một nhà phân tích cho rằng: "Kế hoạch của Intel là tung ra P4 ở mức cao cấp, rồi nhanh chóng chuyển nó xuống thị trường PC bậc trung để cạnh tranh với Athlon".

Theo đại diện của Giga Information Group, Athlon vừa được đưa ra năm ngoái có kiến trúc mới hơn và khả năng tăng tốc độ xung nhịp cao hơn trong tương lai, trong khi PIII dường như đã đạt đến đỉnh điểm là 1GHz.

Cũng chưa hẳn như vậy, Intel đang phát triển PIII thành Tualatin, dự kiến phát hành vào giữa năm sau, sẽ cạnh tranh với Athlon ở thị trường 1000-1500 USD, theo lời một phân tích viên của InQuest Research. Tualatin sẽ có cache L2 512KB và hỗ trợ bus hệ thống 133 MHz hoặc 200 MHz. Nó còn cho phép sử dụng DDR SDRAM, song cũng có thể Intel dành lại DDR cho các hệ thống P4. Như vậy PIII tiếp tục sống.

Chọn chip rẻ tiền

Ðối với người dùng PC có nhu cầu đơn giản như duyệt Web, trao đổi e-mail thì cũng chẳng cần phải mua PIII hay Athlon. Ðược sử dụng trong các PC giá dưới 1000USD, những chip như AMD Duron, Intel Celeron và Via Cyrix II với tốc độ khởi đầu 500MHz là đủ dùng. Cuối năm nay, Celeron và Duron sẽ đạt tới 800MHz, còn Cyrix III sẽ đạt 700 MHz.

Kết hợp với tốc độ với giá cả phải chăng thì Duron là thích hợp hơn cả. Thử nghiệm PC WorldBench 2000 cho thấy PC Duron chạy nhanh ngang ngửa với PIII. Chẳng hạn PC Duron 600MHz không những vượt PIII 600MHz 13 điểm, mà còn thu PIII 733 MHz chỉ có 5 điểm.

Duron còn sáng chói hơn nữa nếu so sánh với Intel Celeron hay Via Cyrix III. Bus front-side 200MHz của nó nhanh gấp 3 lần bus 66MHz của Celeron, và nó có cache tích hợp 192KB (128KB L1 và 64KB L1 và 128KB L2).

Cache càng lớn thì CPU càng ít phải dùng đến bộ nhớ chính để lưu thông tin và lệnh, nhờ vậy tốc độ hệ thống nhanh hơn.

Tuy nhiên nên nhớ rằng tốc độ hệ thống không chỉ phụ thuộc vào CPU. Chẳng hạn PC Celeron thường có kèm theo bộ điều khiển đồ hoạ tích hợp trên chip chứ không phải trên card tăng tốc đồ hoạ riêng giống như trong phần lớn các hệ thống PIII. Bộ điều khiển đồ hoạ tích hợp này lại thường chia sẻ bộ nhớ hệ thống chính của PC. Hệ thống bị thúc ép, tốc độ đồ hoạ bị chậm lại, kết quả là hình ảnh trong các trò chơi 3D hay bị giật. Nếu bạn là tay chơi game, tốt hơn hết nên đầu tư vào PC PIII hay Athlon.

Via Cyrix III có 128KB cache L1 nhưng không có cache L2, vì vậy nó chạy chậm nhất trong 3 loại chip giá rẻ nói trên. Via Technology dự đình đầu năm tới sẽ giới thiệu chip Cyrix III nâng cấp, mã hiệu là Samue II, có 64 KB cache L2 nâng cao tốc độ. Cyrix III hỗ trợ tốc độ bus front-side là 66, 100, hay 133MHz. Hiện nay chưa có nhà sản xuất PC lớn nào tại Mỹ công bố sẽ dùng chip Cyrix III, do đó nó chưa được phổ biến rộng rãi trong giới sản xuất máy tính.

Giám đốc tiếp thị của Via Technology cho biết cuối năm nay Cyrix III sẽ xuất hiện trong các hệ thống từ 500 đến 600USD. Tốc độ xung nhịp trong khoảng 500-700 MHz, nhưng Via cũng công nhận là thiết kế của chip này không cho phép tốc độ cao hơn, nhất là đối với các ứng dụng đồ hoạ. Tuy nhiên, khi chạy những chương trình thông thư ờng như xử lý văn bản và duyệt Web, tốc độ của Celeron và Cyrix II là quá đủ.

Intel đang phát triển một sản phẩm cạnh tranh với Cyrix III mang mã hiệu Timna, sẽ ra mắt khoảng đầu năm tới tỏng các máy tính giá dưới 700USD. Timna làm giảm chi phí hệ thống nhớ tích hợp các bộ điều khiển đồ hoạ và bộ nhớ với bộ vi xử lý ngay trên chip. Một nhà phân tích tin rằng thiết kế tích hợp cao của Timna không ảnh hưởng tới tốc độ hệ thống, thực tế nó còn hỗ trợ thêm cho một số ứng dụng. Ông nói: "Khi tích hợp hệ thống bộ nhớ lên một chip, bạn thực sự có lợi về tốc độ do CPU không phải viện đến chip để trao đổi với bộ nhớ".

Liệu Timna có phải là một dòng sản phẩm mới để người dùng cân nhắc khi mua máy tính? Có lẽ là không. Vẫn theo nhà phân tích trên, có thể Intel sẽ giới thiệu Timna dưới nhã n hiệu Celeron; người dùng cuối sẽ không quan tâm PC Celeron 600MHz có chip Timna hay chip Celeron bên trong.

Tốc độ xung nhịp cao hơn là xu hướng rõ rệt. Nhưng PC còn cần cả bo mạch chủ và thiết bị ngaọi vi tốc độ nhanh hơn mới thực sự tăng được tốc độ tổng thể. Chẳng hạn chip Celeron thế hệ kế tiếp của Intel sẽ nâng cấp bus 66MHz của phiên bản hiện thời lên 100MHz hoặc hơn-không phải vì người dùng đòi hỏi mà vì bus 200MHz của Duron đã nâng mức tốc độ của máy tính cấp thấp lên. Các nhà phân tích cho rằng người dùng Celeron sẽ không nhận thấy sự khác biệt này khi chạy các ứng dụng hàng ngày; bus hệ thống không gây cản trở đối với các ứng dụng thông thường. Ðại diện của Intel cũng đồng quan điểm: "Tốc độ bus đối với Celeron ít quan trọng. Khách hàng thường chú ý đến megahertz". Nói các khác, khi so sánh để quyết định mua máy, phần lớn người mua quan tâm nhiều đến loại CPU và tốc độ (Celeron-660, Duron-600, v.v...) hơn là những gì cụ thể làm cho PC chạy nhanh.

Tuy nhiên hàng loạt nguyên nhân gây trì trệ cho hệ thống có ảnh hưởng rõ rệt đến người dùng, kể cả những người dùng xử lý văn bản hàng ngày, và đặc biệt là những ai làm việc củ yếu với những phần mềm đồ hoạ và hình ảnh độ phân giải cao. Có một giải pháp là tăng thêm bộ nhớ. Nếu đĩa cứng của bạn bị chậm chễ mỗi khi chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác, bổ sung RAM có thể cải thiện tình hình. Ví dụ PC Pentium III- 500 có 128MB RAM chạy nhanh hơn 13% so với PIII-500 chỉ có 64MB bộ nhớ.

CPU di động, tiết kiệm năng lượng

Mặt trận tính toán di động cũng đang thay đổi rất nhanh chóng. Người dùng laptop mong muốn có khả năng sử dụng máy cả ngày mà không cần cắm điện. Ðáp án kh ông phải từ các đại gia chip Intel hay AMD: Crusoe của Transmeta là bộ xử lý cho máy di động duy nhất được thiết kế để tăng thời gian sống của pin, dự kiến được tung ra cuối năm nay trong các máy xách tay nặng khoảng 1,35-1,8KG bởi các nhà sản xuất PC lớn như Fujitsu, HItachi, IBM và Sony.

Thay vì tạo bộ xử lý tương thích Intel (x86) trong phần cứng, Transmeta đã tạo phần mềm "code-morphing" biên dịch các lệnh x86 thành lệnh mà cơ cấu phần cứng Very Long Instruction Word của Crusoe có thể hiểu được. Các hệ điều hành và ứng dụng hoạt động như thể chúng đang chạy trên chip x86, mặc dù không phải vậy

Chip Crusoe hứa hẹn tiết kiệm năng lượng một cách đáng kể - IMB dự đoán 7 đến 8 giờ làm việc trên ThinkPad 240X. Một ThinkPad tương tự với chip Pentium III 500 MHz chạy được khoảng 4-5 giờ. Vì thành phần phần cứng của Crusoe nhỏ hơn và có ít transistor hơn các CPU di động truyền thống, nó tạo ít nhiệt hơn và dùng ít năng lư ợng hơn, rất lý tưởng cho các notebook nhẹ, không có quạt và các thiết bị Web. Chip Crusoe dùng 500mw đến 1,5w nưang lượng - rất nhỏ so với 6 đến 16w tiêu thụ bởi các CPU di động khác.

Tuy nhiên, IBM dự đoán rằng thế hệ Crusoe đầu tiên sẽ có tốc độ chậm so với các CPU di động tương đương của AMD và Intel; "loạt chip này sẽ có giới hạn 300-600 MHz, nhưng tốc độ cao nhất tương tự như PIII 500MHz". Yếu điểm về tốc độ này có thể giảm khi các phiên bản tiếp theo của bộ xử lý ra đời. Trong khi đó, các CPU di động cạnh tranh của AMD và Intel lại được cải tiến với những công nghệ tiết kiệm năng lượng mà các nhà sản xuất cho rằng làm giảm năng lượng tiêu thụ trung bình xuống mức đáng kể. Chẳng hạn công nghệ SpeedStep của Intel tự động giảm điện năng và tốc độ xử lý Pentium III xuống khi hoạt động bằng năng lượng pin. Cụ thể bộ xử lý Pentium III di động khi chạy bằng nguồn điện AC có tốc độ 600MHz thì khi chạy pin tốc độ còn 500MHz. Công nghệ PowerNow của AMD chạy CPU với những mức điện năng và tốc độ khác nhau, tuỳ thuộc nhu cầu của từng ứng dụng. Công nghệ nào sẽ tiết kiệm được nhiều năng lượng nhất thì còn phải chờ xem.

Lão Zen
06-12-2008, 03:33 PM
Bốn bước hướng dẫn để lắp đặt thêm RAM

Dưới đây, chúng tôi chỉ cho bạn cách làm thế nào để chuẩn đoán bộ nhớ tối thiểu và những gì phải thực hiện cho việc nâng cấp RAM.
Làm thế nào để biết được cần bao nhiêu RAM là đủ?

Kiểm tra cách sử dụng RAM của máy tính bằng cách mở Windows Task Manager. Nhấn Ctrl-Alt-Del (người dùng Vista phải click vào Start Task Manager) và click vào Performance tab. Nếu con số bên cạnh 'Available' (hoặc 'Free' trong Vista) dưới phần 'Physical Memory' dao động gần 0 thì máy tính của bạn hoạt động rất chậm và nó cần phải thêm RAM.

Vậy bao nhiêu RAM là đủ?

Người dùng Windows XP thông thường sẽ hài lòng với 1GB RAM. Trong bài thí nghiệm của chúng tôi, máy tính này liên quan đến việc xử lý ảnh và sử dụng Nero Express để ghi đĩa CD, nhanh hơn một đến ba lần khi chúng tôi nâng cấp từ 512KB lên 1GB RAM. Những người dùng khác, ở đây chúng tôi đang muốn nói tới những người sử dụng cùng một lúc nhiều chương trình hoặc những người làm việc với video số hoặc các file đồ họa lớn khác sẽ mong muốn ít nhất là 2GB RAM. Nếu bạn đang có ý định nâng cấp máy tính lên Windows Vista thì bạn cũng cần phải có 1GB nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng đến 2GB RAM.

Nên chọn loại RAM nào?

RAM có rất nhiều loại, chúng gồm có DDR, DDR2 và DDR3. Các công nghệ mới thường cho hiệu suất tốt hơn nhưng hầu hết các bo mạch chủ chỉ chấp nhận một loại RAM. Hãy kiểm tra máy tính của bạn để tìm ra loại RAM thiết và chúng được cài đặt như thế nào. Các hãng RAM như Crucial và Kingston thường có công cụ trực tuyến để giúp bạn phân biệt được đúng RAM cho nhiều máy tính và bo mạch chủ. Hầu hết các máy tính được nâng cấp ngày nay đang sử dụng bộ nhớ dual-channel, chính vì vậy bạn phải cài đặt thành các cặp thì mới cho hiệu suất cao. Vì vậy việc thêm hai module 512MB thay vì một module 1GB là tốt hơn.

Việc tốn thêm một vài dollar để mua RAM của các hãng sản xuất tin cậy như Crucial hay Kingston là thực sự quan trọng.

Bạn cần những gì khi thêm RAM?

Các công cụ: Các cửa hàng máy tính địa phương sẽ có một công cụ không quá 15$ để giúp bạn tránh việc tĩnh điện.

Tài liệu: Nhiều bo mạch chủ yêu cầu các cặp module được định vị trên các rãnh cụ thể hoặc cặp socket RAM. Hãy tham khảo trong tài liệu của bạn trước khi tiến hành nâng cấp.

Lắp đặt một RAM như thế nào?

1. Tháo máy tính và mở CASE ra. Đặt nó sao cho bạn có thể cảm thấy thoải mái để có thể tháo gỡ được những thứ bên trong CASE. Nếu nâng cấp RAM cho một máy tính xách tay bạn nên quan sát panel ở phần dưới của máy được bảo vệ bởi một hoặc hai ốc và cẩn thận tháo panel đó.

2. Bảo vệ các mạch điện nhỏ tinh tế bên trong máy tính khỏi việc tĩnh điện bằng cách tiếp đất. Nói chung bạn nên đi một đôi dép để cách đất bản thân bạn khi bạn chạm vào CASE hay các thành phần bên trong.

3. Kiểm tra tài liệu của máy tính để phân định ra các socket RAM chính xác để đưa vào. Tháo bất kỳ vật cản trở nào như dây cáp nguồn hoặc quạt tản nhiệt trên bo mạch chủ.

3. Nếu cần tháo một RAM đã có trên main, bạn chỉ cần nhẹ nhành đẩy hai cái kẹp ở hai bên đầu. Thanh RAM khi đó sẽ bật lên và bạn dễ dàng nhấc chúng ra ngoài được.

5. Lấy các thanh RAM mới ra khỏi vỏ bọc và đặt chúng trên vỏ bọc. Một chi tiết khi cầm thanh RAM đó là bạn nên kẹp giữ nó ở các cạnh; tránh việc chạm vào các con chíp hoặc mạch điện trên mặt thanh RAM.

6. Để lắp đặt một thanh RAM, bạn mở hai chốt hai bên của mỗi một socket bằng cách ấn nhẹ chúng xuống. Sau đó bạn căm thanh RAM của bạn theo đúng khe, khi bạn cắm thì hai lẫy kẹp bên ngoài lúc này nâng lên và kẹp chặt và giữ thanh RAM vững chắc.

Những người dùng máy tính xách tay nên quay mặt về phía dưới của socket bộ nhớ, cẩn thận với cái khía hình chữ V trên thanh RAM với socket của nó. Bạn đẩy thanh RAM vào một cách cẩn thận cho tới khi các lẫy giữ đã định vị nó an toàn.

7. Lắp ráp lại máy tính, bật nguồn và nhớ nhìn trên màn hình trong suốt quá trình nó khởi động để xác nhận rằng hệ thống của bạn đã nhận ra RAM mới. Nếu nó không nhận được, bạn hãy khởi động lại máy tính, vào chương trình CMOS và kiểm tra xem máy tính của bạn có nhận ra bộ nhớ mới không. (Để thực hiện điều này, bạn nhấn phím Del hoặc F1 trong quá trình khởi động lại máy.) Nếu bộ nhớ mới vẫn chưa nhận, bạn nên thoát chương trình setup, tắt máy tính và mở CASE, cắm lại các thanh RAM là xong

Nguồn tin: QTM

Lão Zen
06-12-2008, 03:34 PM
Cách kiểm tra bộ nhớ của card màn hình

* Bạn có thể căn cứ vào thông báo về bộ nhớ của card màn hình khi boot máy.

* Thử kiểm tra bằng cách chọn các mode màn hình khác nhau cho Windows (sau khi cài driver đi kèm display card) như sau: 256 color 800x600 đòi hỏi phải có không ít hơn 512KB Ram. 256 color 1024x768 đòi hỏi phải có không ít hơn 1024KB Ram.

* Dùng các chương trình Test máy PC mới nhất chạy với Dos có chức năng kiểm tra Ram card màn hình như Pc Doctor, SysCheck, HWInfo...(bạn phải dùng nhiều chương trình để tránh tình trạng không tương thích với card).

* Riêng với card Voodoo, bạn dùng chương trình DirectX Diagnostic Tool trong Windows để test (file dxdiag.*** đi kèm theo bộ DirectX 6.x trở lên của Microsoft). Chương trình nầy cũng test được card màn hình và cả card sound rất tốt.

Lão Zen
06-12-2008, 03:35 PM
Cách sử dụng hộp đĩa cứng tháo ráp



Trên thị trường có bán Hộp đĩa cứng tháo ráp rất tiện dụng, cách sử dụng như sau:

Hộp gồm có 2 phần ráp nối với nhau qua 1 đầu nối tương tự như các cổng COM hay LPT.

Phần chết: Giống như gá đỡ cho phần sống (tháo ráp được), được bắt chết bằng ốc vào hộc dành cho ổ đĩa 1.2Mb. Dây nguồn và cáp ổ cứng được gắn vào phần nầy.

Phần sống: Giống cái hộp dùng để chứa ổ cứng kiểu IDE.

Khi sử dụng, bạn chỉ việc bỏ ổ cứng vào hộp, nối dây, gắn vào phần chết là xong. Khi không dùng hay khi cần thay thế đĩa cứng, bạn chỉ cần rút phần sống ra, thay đĩa mới rồi gắn vào lại.

Chú ý: Mọi thao tác tháo lắp đều phải được tiến hành sau khi ngắt điện nguồn vào máy.

Hiện nay các chỗ chép đĩa đều trang bị hộp nối nầy để phục vụ cho việc chép trực tiếp lên đĩa cứng do khách đem lại (nhanh, gọn hơn chép ra đĩa mềm). Nếu bạn thường hay tháo lắp đĩa cứng thì nên trang bị.

Lão Zen
06-12-2008, 03:35 PM
Cách Sửa Disk Floppy Bị Track 0 Bad

Nếu đĩa mềm của bạn format bị lỗi Track 0 Bad thě bạn khoan bỏ nó tôi sẽ chỉ cho bạn một chiêu thức để sử dụng lại nó, ở đây tôi xin giới thiệu cho các bạn phần mềm sửa rất hửu hiệu vŕ tôi đă sử dụng không có vấn đề gě,chất các bạn cũng nghe đến phần mềm HD-COPY nó lŕ "một cưụ chiến binh vĩ đại"

Tôi đă nhờ nó mà cứu mấy chục sinh mạng rồi đấy nhưng chiêu này sử dụng hoài vẫn hiệu qủa đấy bạn.

*Cách Sử Dụng:


Khởi Ðộng HD-COPY :

*Khi xuất hiện cửa sổ HD-COPY thì bạn vào mục Format của cửa sổ Menus

*Bạn chọn dung lượng đĩa để format 1.44Mb

*Nếu nó báo lỗi thì bạn format lại nhưng bạn phải chọn lượng đĩa nhỏ lại một mức 1.36Mb thì sẽ được ngay

*Lưu ý: nếu bạn format với dung lượng 1.36Mb vẫn không được thě bạn format với dung lượng nhỏ lại và cứ thế cho đến khi được. Bạn sẽ sử dụng lại được những đĩa bị hư mŕ Dos và Windows điều chę. Nếu đă format bằng những biện pháp trên,nhưng sử dụng đĩa vẫn còn chập chờn thì...tuổi thọ nó đã cạn rồi.



Chúc bạn thành công trong việc sử dụng phần mềm này nếu bạn không có chương trình này thì xin liên hệ với ban biên tập PC WORLD

Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn với bài viết này xin cảm ơn.

Lão Zen
06-12-2008, 03:36 PM
Cài đặt card màn hình

VASC biên dịch Theo planethardware

Mục đích của chúng tôi là hướng dẫn các bạn cài đặt card màn hình vào máy tính. Công việc sẽ trở nên rất đơn giản nếu các bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Bước đầu tiên trong tiến trình cài đặt card màn hình vào một máy tính là phải gỡ bỏ driver cũ đã cài vào hệ điều hành từ trước đó. Tuy nhiên, trước khi làm việc đó, bạn phải đọc kỹ quyển hướng dẫn sử dụng (User's Manual) gửi kèm theo card màn hình mới của bạn. Thường thì quyển sách sẽ hướng dẫn bạn qua các bước cụ thể, tương tự như lời hướng dẫn ở đây của chúng tôi.

Bạn hãy mở system properties (thuộc tính hệ thống) bằng cách nhắp chuột phải vào biểu tượng My Computer trên màn hình, và chọn properties. Bạn cũng có thể làm theo cách khác, bằng cách mở Control Panel, và nhắp đúp vào biểu tượng System. Khi cửa sổ System Properties được mở, bạn hãy chọn thẻ Device Manager, kéo thanh cuộn (scroll bar) xuống mục Display Adapter. Khi bạn chọn mục này, máy tính sẽ hiển thị card màn hình hiện thời. Nhắp vào và lựa tuỳ chọn Remove (gỡ bỏ), chọn Yes khi cửa sổ nhắc (prompting window) hiện ra.

Card màn hình trước đây của bạn có thể đi kèm theo một số phần mềm chuyên biệt, tức là chỉ sử dụng được bằng card cũ. Vì vậy bạn sẽ phải gỡ bỏ cả những phần mềm đó đi. Bạn hãy chọn Control Panel, nhắp vào biểu tượng Add/Remove Programs. Tất cả các phần mềm đã cài đặt đều được liệt kê tại đây, bạn có thể nhìn thấy phần mềm cần gỡ bỏ. Khi bạn đã gỡ bỏ phần mềm, máy tính sẽ yêu cầu bạn khởi động lại hệ thống. Bắt đầu từ đây, bạn có thể thực hiện một trong hai cách thức cơ bản: bạn gỡ bỏ card cũ và cài card mới, khởi động lại máy khi quá trình cài đặt xong xuôi; hoặc bạn có thể quay lại Windows và máy tính sẽ tự động phát hiện card màn hình, và thường thì máy tính sẽ hiện ra Standard PCI Graphics Adapter (VGA) (driver card màn hình ngầm định mà Microsoft cung cấp).

Thao tác trên thường được thực hiện trong Windows 95 để việc cài đặt card màn hình mới được dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows 98 hoặc cao hơn, thì không nhất thiết phải thực hiện thao tác trên. Vấn đề ở đây là khi máy tính khởi động lại với card màn hình cũ, nó sẽ tự động phát hiện và sau đó tự động cài đặt driver trước đây của bạn (thậm chí không hề đưa ra lời khuyến cáo bạn cài Standard PCI Graphics Adapter). Vì thế, chúng tôi khuyên bạn không nên thực hiện thao tác này.

Nếu bạn đang dùng máy tính có chip màn hình on-board, tức là chip được gắn lền với bo mạch chủ, bạn nên vô hiệu hoá nó. Bạn có thể rút jumper trên bo mạch, hoặc thay đổi tuỳ chọn trong BIOS. Để thao tác một cách chính xác, bạn nên đọc qua tài liệu hướng dẫn mà nhà sản xuất bo mạch chủ đưa cho bạn. Nếu không có, bạn có thể tải tài liệu này từ Website của nhà sản xuất.

Bước 2: Lắp đặt card màn hình

Đây là bước mà những người chưa quen với việc cài đặt nghĩ rằng chắc là rất khó. Bởi vì khi bạn mở vỏ máy ra là bạn nhìn ngay thấy lớp lớp các bản mạch điện tử cắm xen kẽ nhau và bạn cảm thấy sợ hãi vì nghĩ rằng mình sẽ đụng chạm đến một chi tiết nào đó và làm hỏng hóc một bộ phận trong máy tính. Nhưng thực sự cài đặt một card màn hình là một công việc rất dễ dàng.

Bạn hãy lấy card màn hình mới ra và kiểm tra loại chân cắm mà nó sử dụng (có thể nó được giới thiệu trên hộp đựng card màn hình của bạn). Chân cắm nằm trong hai loại sau:

Loại thứ nhất giống như chiếc card ở phía trên trong hình minh họa, card này sử dụng chân cắm AGP. Loại thứ hai giống như chiếc card ở bên dưới hình minh hoạ, nó sử dụng chân cắm PCI. Phần lớn các loại card sản xuất hiện nay sử dụng chân cắm AGP nhiều hơn là PCI, bởi vì AGP (Accelerated Graphics Port - cổng tăng tốc đồ họa) được thiết kế riêng cho các loại card đồ họa. Bus AGP chạy ở tốc độ mặc định là 66 MHz, trong khi bus PCI chạy ở tốc độ 33 MHz. Bus AGP cũng có khả năng hỗ trợ băng thông cao hơn, lên tới 1.017MB/giây ở chế độ 4x, và 508.6MB/giây ở chế độ 2x. Loại PCI chỉ có thể đạt băng thông 127,2MB/giây, không thích hợp đối với các loại máy tính hiện nay. Bus AGP cũng hỗ trợ truy cập bộ nhớ hệ thống chính cho việc lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu, thay cho việc chỉ duy nhất sử dụng thẻ nhớ.

Bây giờ là lúc bạn gỡ bỏ card màn hình cũ. Loại card cũ của bạn có thể nằm trong khe cắm PCI hoặc AGP. Bạn có thể dễ dàng xác định được card màn hình bởi vì nó được nối trực tiếp với màn hình máy tính thông qua một dây dẫn lớn. Bạn hãy dùng tua-vít tháo ốc, nhẹ nhàng rút chiếc card ra khỏi khe cắm. Khi đã lấy card cũ ra khỏi máy, bạn nên cho nó vào một bao mềm để bảo quản tránh hư hỏng.

Tiếp theo, chắc hẳn bạn muốn cắm chiếc card mới vào đúng loại khe cắm trên bo mạch chủ dành cho nó. ở trong hình mình họa, khe cắm màu trắng là PCI, màu nâu là AGP.

Bây giờ, bạn hãy đưa chiếc card màn hình vào đúng khe cắm đã xác định. Bạn không nên làm xô lệch các bộ phận khác trong máy. Trước khi cắm card vào khe cắm, bạn nên giữ cho chúng thẳng hàng và vuông góc với bo mạch chủ.

Sau khi đã đặt thẳng hàng, bạn có thể nhẹ nhàng ấn card xuống khe cắm. Chú ý rằng phải ấn chân cắm của card xuống hết khe cắm, để cho tất cả các bộ phận tiếp xúc ở chân cắm có thể liên kết với các bộ phận ở khe cắm.

Khi đã xong xuôi, bạn phải vặn ốc để giữ cố định card màn hình trong vỏ máy. Thường thì chúng tôi sẽ không vặn ốc chặt ngay, mà chúng tôi sẽ cài đặt và thiết lập cấu hình cho card mới hoàn chỉnh rồi mới vặn ốc chặt. Bởi vì khi cài đặt card mới có thể bạn sẽ gặp phải một số trục trặc hay xung đột và lúc đó bạn lại phải tháo ốc ra.

Bước 3: Cài đặt trình điều khiển (driver) card màn hình

Sau khi bạn đã hoàn thành việc lắp đặt card màn hình, và chiếc card đã được cắm dây nối với màn hình, bạn có thể tiến hành cài đặt trình điều khiển (driver) cho card mới. Bạn hãy bật máy tính lên. Nếu màn hình hiển thị theo chế độ khởi động lại thì bạn có thể bắt đầu quá trình cài đặt. Nếu màn hình không thị gì thì tức là bạn đã cắm nhầm card vào một khe cắm không đúng, hoặc bạn đã quên gỡ bỏ chip màn hình trên bo mạch (on-board) và từ đó có xung đột xảy ra.

Khi quá trình khởi động của máy tính diễn ra bình thường, máy tính sẽ hiển thị một cửa sổ tự động phát hiện card mới. Cửa sổ này sẽ nhắc bạn chọn trình điều khiển cho chiếc card màn hình mới của bạn. Trình điều khiển này thường được nhà chế tạo cung cấp cho bạn khi bạn mua card và thường là nằm trong một đĩa CD-ROM. (Bạn hãy chỉ đường dẫn cho máy đến trình điều khiển đó khi cửa sổ trên hiện ra). Nếu bạn không có đĩa CD-ROM chứa trình điều khiển, máy tính sẽ tự động cài đặt trình điều khiển chuẩn Standard PCI Graphics Adapter, nó sẽ không đúng lắm so với trình điều khiển của nhà chế tạo. Xét trên một khía cạnh nào đó thì việc cài đặt trình điều khiển chuẩn này cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bạn nên nhanh chóng kiếm trình điều khiển đúng với chiếc card của bạn do nhà chế tạo cung cấp.

Giả sử bạn đã có đĩa CD-ROM chứa trình điều khiển card màn hình. Khi bạn đặt đĩa vào ổ đọc CD, file autorun sẽ tự động chạy file setup.***, và bạn có thể tiến hành cài đặt theo trình tự do phần mềm đưa ra.

Bước 4: Khắc phục sự cố

Khi cài đặt, bạn có thể sẽ gặp phải một số trục trặc. Chúng tôi xin nêu ra ở đây một số lỗi thường gặp trong quá trình cài đặt card màn hình. Đầu tiên, nếu máy tính không bật lên sau khi bạn cài đặt card màn hình (hoặc phát ra tiếng kêu bip bip bip), bạn có thể cần phải gỡ bỏ card mới và cắm lại card màn hình cũ vào máy tính . Nếu card cũ chạy bình thường thì tức là card mới của bạn đã xung đột với hệ thống, hoặc card mới của bạn đã bị hỏng vì một lý do kỳ cục nào đó. Cũng có thể trong quá trình lắp đặt card mới bạn đã làm xô lệch chân cắm của một số thiết bị bên trong vỏ máy. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra kỹ lại vị trí thanh nhớ Ram hay CPU cũng như các dây cáp trong máy.

Một trục trặc nữa cũng thường xảy ra là màn hình sẽ tối đen khi bạn chơi một trò chơi (game) đặc biệt nào đó. Lỗi là do card màn hình của bạn lúc đó liên hệ với màn hình thông qua trình điều khiển plug & play ngầm định, không phải trình điều khiển của loại màn hình bạn đang sử dụng. Công việc bạn phải làm lúc này là liên hệ với nhà sản xuất màn hình và xin trình điều khiển chuẩn cho loại màn hình máy tính của bạn. Khi đã cài đặt xong trình điều khiển chuẩn, bạn có thể yên tâm chơi bất cứ loại game nào.

Nếu thỉnh thoảng màn hình lại bị treo khi đang sử dụng máy tính, có thể nguyên nhân là do card quá nóng hoặc chạy không đúng đặc tính kỹ thuật. Trường hợp card bị nóng, bạn cần thay một chiếc quạt gió lớn hơn cho máy. Trường hợp thứ hai bạn cần sửa lại đồng hồ hệ thống. Nguyên nhân là do tốc độ của chip đã bị ép chạy quá tốc độ. Bạn có thể sử dụng một chương trình gọi là powerstrip để giảm tốc độ chip xuống. Nếu các cách thức trên vẫn không cải thiện được tình hình thì có lẽ là bạn đã mua phải một card màn hình tồi.

Trên đây là cách thức cài đặt mới một card màn hình. Chúng tôi hy vọng qua hướng dẫn trên bạn có thể tự mình cài đặt chiếc card thành công.

Lão Zen
06-12-2008, 03:37 PM
7 phương pháp tăng tốc phần cứng
Bạn đã từng thắc mắc về giới hạn mà bạn có thể tăng tốc máy tính của mình? Xin giới thiệu 7 thủ thuật bạn có thể tận dụng tối đa khả năng hoạt động của hệ thống.

1. Ép xung (overclock) máy tính và card đồ hoạ: Khi bạn “overclock” bộ vi xử lý, bạn đặt bộ vi xử lý chạy ở tốc độ cao hơn so với tốc độ mặc định của nhà sản xuất. Quá trình này có thể chấp nhận được vì trong hầu hết các trường hợp, bộ vi xử lý có thể chạy ở tốc độ cao hơn so với tốc độ ghi trên nhãn mác. Đối với nhiều máy tính, bạn chỉ cần tăng tốc của bus mặt trước (front-side bus) và (hoặc) thay đổi cài đặt trong bộ vi xử lý thông qua các ứng dụng khi khởi động máy tính (nhấn F1 hoặc Del ngay sau khi bật máy).

Bạn lưu ý, việc làm dụng overclock có thể bộ vi xử lý nóng hơn bình thường và ảnh hưởng tới đồ bền của chúng.

2. Tăng tốc xử lý của RAM: Giảm độ trễ trong CAS từ 3 xuống còn 2,5 hoặc 2. Cách này có thể khiến bộ nhớ năng động hơn nhưng cũng có thể dẫn tới tình trạng máy bị treo khi sử dụng những dòng chip kém chất lượng.

3. Ngừng tiết kiệm điện: Hãy loại bỏ các cài đặt tiết kiệm năng lượng trong máy. Bản thân những ứng dụng này làm chậm ổ cứng, bộ vi xử lý và các ứng dụng hệ thống khác.

4. Đặt tệp tin tráo đổi (swap file) sang một ổ đĩa khác: Các tệp tin tráo đổi (hoặc bộ nhớ ảo) chuyển dữ liệu trực tiếp lên ổ cứng khi RAM bị đầy. Thật không may, việc truy nhập dữ liệu trên ổ cứng lại chậm hơn nhiều so với việc truy nhập dữ liệu lưu trữ trên RAM. Đây cũng là lý do vì sao một chiếc máy tính thường xuyên đọc các tệp tin tráo đổi để tìm dữ liệu thường rất “ì ạch”.

Cách tốt nhất để tăng tốc quá trình truy nhập swap file là đặt chúng trên ổ đĩa thứ 2- lý tưởng là ổ cứng không chứa các chương trình ứng dụng và hệ điều hành. Nếu không thể đặt swap file trên ổ cứng dành cho chúng, bạn có tạo phân vùng riêng dành cho chúng để loại bỏ hiện tượng phân mảnh (fragmentation) làm chậm bộ nhớ. Để phân vùng trong ổ cứng, bạn có thể sử dụng các ứng dụng như Partition Magic của Symantec.

5. Loại bỏ tệp tin tráo đổi: Nếu máy tính có ít nhấn 1GB RAM, bạn có thể tăng tốc máy bằng cách loại bỏ tệp tin tráo đổi trong menu dành cho cài đặt bộ nhớ ảo. Trong Windows XP, nhấn chuột phải vào My Computer, chọn Properties/Advanced/Settings. Tiếp đến chọn Performance/Advanced/Change. Thủ tục cuối cùng là chọn No paging file trong hộp thoại Virtual Memory.

6. “Tậu” ổ đĩa kép (dual drives): Hãy đầu tư thêm ổ đĩa thứ hai và lên cấu hình theo kiểu lưu trữ RAID 0 để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu. Hiện đã có rất nhiều bo mạch chủ tầm trung và cao cấp hỗ trợ RAID 0. Nếu bo mạch chủ của bạn không có tính năng này, bạn có thể thêm một card điều khiển PCI RAID như sản phẩm ATA RAID 1200A của Adaptec với giá chỉ 75 USD.

7. Kiểm tra cài đặt AGP: Hãy đảm bảo rằng cài đặt tốc độ cổng tăng tốc đồ hoạ AGP trong các ứng dụng máy tính của bạn phù hợp với thông số tối đa trong chip đồ hoạ (4X, 8X…). Nếu máy tính của bạn hỗ trợ AGP 4X hoặc 8X, hãy kích hoạt tính năng AGP Fast Write. Thủ thuật này sẽ cho phép dữ liệu đồ hoạ được xử lý trực tiếp mà không phải thông qua RAM hệ thống.

Lão Zen
06-12-2008, 03:37 PM
Cách chọn RAM tối ưu
Khi tìm mua bộ nhớ cho máy tính, có một số yếu tố bạn sẽ phải cân nhắc và quyết định để chọn đúng RAM. Tuy nhiên có 2 vấn đề thường được xem là quan trọng nhất, đó là giá cả và chất lượng RAM.

Nguyên tắc chọn RAM

Trước khi chọn RAM, bạn cần phải chọn cho được mainboard và CPU cần dùng. Từ đó, căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard mà bạn chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus. Nếu không quan tâm đến việc chọn sao cho giảm chi phí, bạn chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được.

Ngược lại, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào, từ đó chọn loại RAM có bus bằng hoặc lớn hơn tốc độ bus mà nhân viên tư vấn cho biết; hoặc đơn giản hơn là bạn chỉ cần hỏi “với mainboard và CPU đã chọn thì dùng loại RAM có bus bao nhiêu là phù hợp nhất?”. Còn nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính bus RAM mà hệ thống sẽ hoạt động theo công thức:

Lấy bus CPU chia 4, tất cả đem nhân với 2 (hay nói cách khác, lấy bus CPU chia 2).

Ví dụ: bạn chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: (800/4)*2 = 200*2 = 400 MHz.

Khi đó, bạn chọn loại RAM (DR1, DR2, DR3) tương thích với mainboard và đồng thời có tốc độ bus phải từ 400 MHz. Nếu loại RAM bus 400 MHz không còn hàng, bạn có thể chọn loại RAM có bus cao hơn nhưng không được vượt quá giá trị bus RAM tối đa mà mainboard quy định.

Sau khi đã xác định được bus RAM, tiếp đến bạn chọn loại nhãn hiệu định mua. Nếu hầu bao không cho phép, bạn có thể chọn loại RAM rẻ tiền với những thương hiệu lạ, tất nhiên là tính ổn định của nó sẽ không cao, đôi khi còn phụ thuộc vào sự may rủi của lô hàng và nhãn hiệu được chọn.



Ngoài các yếu tố trên, còn một số yếu tố nữa mà ít người dùng quan tâm, đó là: số lượng chip nhớ trên mỗi thanh RAM, RAM một mặt hay hai mặt, chíp hàn hay chíp dán. Thường thì những yếu tố này gắn liền với giá tiền của thanh RAM, do vậy nếu bạn chọn loại RAM chất lượng từ trung bình trở lên thì mặc nhiên có sẵn. Còn nếu hai loại bằng giá, bạn hãy chọn loại có nhiều chip nhớ, loại 2 mặt chip nhớ thay vì một mặt, loại dùng chip dán thay vì chip hàn.

Thực tế cho thấy, loại RAM có nhiều chip nhớ có tính tương thích cao hơn loại RAM có ít chip nhớ, tức là dùng được cho nhiều loại mainboard. Gần đây, một số loại mainboard đời mới dùng chipset Intel 946 hoặc G31 hay “đỏng đảnh” với RAM một mặt và hai mặt, do vậy bạn nên lưu ý khi chọn hai loại mainboard này. Hiện nay, ngày càng có nhiều loại RAM dùng chip dán, bởi đặc điểm của loại này là ít nóng (tỏa nhiệt ít), năng lượng tiêu thụ thấp, tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhờ kích thước chip nhớ nhỏ, lắp được nhiều chip nhớ trên diện tích nhỏ...

RAM cao cấp và khả năng đáp ứng

Loại RAM cao cấp có giá rất cao và tính ổn định của nó cũng cao hơn so với những loại rẻ tiền hơn. Ngoài tính ổn định, loại RAM này đặc biệt phù hợp cho máy tính phục vụ công việc đồ họa, xử lý phim, chơi game và những người thích ép xung (over clock) một số linh kiện trong máy tính để máy chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ thực của linh kiện, khả năng ép xung của loại RAM này tối thiểu phải là 10%. Chính vì vậy, loại này thường có thêm phần tản nhiệt bằng nhôm.

Cho dù, bạn chọn loại RAM cao cấp đến cỡ nào đi chăng nữa thì khả năng lỗi vẫn có thể xảy ra với tần số thấp. Do vậy, máy tính dùng RAM cao cấp của bạn vẫn có thể “sớm nắng chiều mưa” vì lỗi RAM, đây là chuyện bình thường của tất cả các mặt hàng điện tử, bởi nó còn phụ thuộc vào yếu tố may rủi khi mua!

Lão Zen
06-12-2008, 03:39 PM
Mẹo hay trong Windows
Bạn đang băn khoăn về cách thức để thực hiện các thao tác như: cấp phát chức năng người dùng, chuyển My Documents sang ổ D, tự động mở CD theo nội dung, dồn đĩa. Nếu vậy, hãy tìm hiểu những mẹo nhỏ dưới đây:



1. Chuyển My Documents sang ổ D



Theo cấu hình đã được cài đặt sẵn trong đĩa hệ điều hành WinXP hoặc Win2000, thư mục “My Documents” sẽ được mặc định là nằm trong ổ C. Tuy nhiên, do ổ C là nơi thường được format lại mỗi lần cài đặt lại hoặc cài đặt mới hệ điều hành, nên thường chỉ lưu những file cài đặt, những file này sẽ dễ dàng cài đặt lại nếu như có phần mềm. Do đó, chuyển đổi vị trí “My Documents” sang ổ D được xem là quan trọng và thiết yếu. Để thực hiện được như vậy, trước tiên bạn kích chuột phải vào folder “My Documents”, chọn Property. Tại mục “Target Folder Location” xoá bỏ đường dẫn mặc định đi và thay bạn nhập đỉa chỉ vị trí mới (giả sử như ổ D: D:\Documents) để làm nơi lưu trữ mới của “My Documents”



2. Đăng nhập bằng Power User



Thông thường khi đăng nhập vào hệ thống bằng account của Administrator hoặc Client, hệ thống của bạn có thể trở thành đối tượng tấn công của một số loại virus có khả năng lây lan và xâm nhập mạnh như: W32, Trojan horse. Tuy nhiên bạn có thể loại trừ khả năng hoặc giảm tới mức tối thiểu sự tấn công của vi rút bằng cách đăng nhập vào máy tính thông qua quyền Power User.



Quyền đăng nhập bằng Account Power User vẫn cho phép thực hiện đầy đủ các chức năng của Windows. Để giảm quyền, chọn Start/Run, nhập dòng chữ “lursmgr.msc”, sau đó nhấn phím Enter. Chọn Groups và kích đúp chuột vào Administrators. Tuy nhiên, để thực hiện được như vậy bạn phải có ít nhất một account trong danh sách Members với tư cách là Administrator. Sau đó, chọn account mà bạn muốn giảm quyền trước tiên chọn Remove/OK, sau đó nhấn đúp chuột trái vào Power User, kích vào nút Add, đánh tên account của bạn, và lại nhấn OK. Đặc biệt, khi dùng Power User bạn có thể chuyển về quyền Administrator một cách dễ dàng nếu muốn.



3. Dồn đĩa



Dung lượng các thu mục và tập tin đang đầy lên có thể làm cho ổ cứng của bạn mỗi ngày thêm chật chội. Tuy nhiên bạn có thể dồn đĩa lại để tạo ra những khoảng trống mới cho ổ đĩa. Để có thể nén các thư mục và tập tin, ổ đĩa của bạn phải được định dạng theo NTFS (nếu ổ đĩa của bạn không phải là NTFS, hãy sử dụng phần mền Partition Magic, bạn có thể tải phần mền này miễn phí tại trang Download.com về). Thao tác dồn đĩa như sau: Nhấn chuột phải lên tập tin và thu mục muốn nén và chọn Properties. Trên thẻ General, chọn Advance. Đánh dấu lên mục Check Compress contents to save disk space và nhấn OK.



4. Tự động mở CD theo nội dung



Thông thường, khi người dùng đưa một đĩa CD bất kỳ vào trong ổ CD hay còn gọi là ổ CD-ROM, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện một ra một cửa sổ mới, trong đó hiển thị dưới dạng danh sách những hành động cần lựa chọn. Người dùng có thể kích chuột vào box chứa nội dung cho phép trả lời một lần cho mỗi loại nội dung. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn bị phân tâm bởi chế độ tự động bật CD theo nội dung này, bạn có thể tắt bỏ nó đi. Để thực hiện được như vậy, trước tiên bạn nhấn chuột lên ổ đĩa CD trong cửa sổ Explorer và chọn Properties, ở trong thẻ AutoPlay, chọn nội dung thích hợp theo ý muốn của bạn từ sách hiển thị ra. Để tắt chức năng tự động mở với một nội dung thích hợp bạn chỉ định nội dung cho nó bên dưới là: Take no Action và nhấn OK.

Lão Zen
06-12-2008, 03:39 PM
Nâng cấp ổ đĩa cứng an toàn cho hệ thống
Nếu bạn muốn nâng cấp dung lượng lưu trữ, truy cập dữ liệu nhanh hơn và có một hệ thống yên tĩnh hơn, bài viết này có thể giúp bạn.



Có nhiều lý do hơn để bạn quyết định nâng cấp ổ đĩa cứng cho hệ thống của mình. Với các công nghệ lưu trữ mới, chẳng hạn SATA, NCQ (Native Command Queuing), cùng với ưu điểm về bộ đệm lớn, bôi trơn bằng chất lỏng, cơ chế chống sốc va chạm cũng như công nghệ tăng mật độ lưu trữ trên mặt đĩa, việc thay ổ đĩa cứng không chỉ còn nhằm mục đích tăng dung lượng mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu về tốc độ và giảm tiếng ồn hệ thống.



Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét các thủ thuật và cách thức để nâng cấp ổ đĩa cứng, truyền các dữ liệu sang ổ đĩa mới mà không gây ra trục trặc cho hệ thống.



Bắt đầu



Thông thường, khi bạn thêm hoặc nâng cấp một đĩa mới tốt hơn, ổ đĩa này nên được cấu hình là ổ đĩa chính C. Đó là bởi vì hệ điều hành sẽ được cài đặt trên ổ đĩa C.



Tuy nhiên, nhiều khi mọi người lại không làm như vậy. Có một lý do cơ bản xuất phát từ sự phức tạp trong việc chuyển hệ điều hành (cùng với các ứng dụng và các dữ liệu người dùng) từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác. Một số kỹ thuật viên còn cho rằng cách nhanh nhất là thiết lập ổ đĩa mới thành ổ phụ (slave). Với phần mềm thích hợp và các kỹ năng cần thiết, bạn có thể thấy việc chuyển tất cả dữ liệu - bao gồm cả OS - sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.



Hai phần mềm phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng cho công việc này là Norton Ghost 9.0 của Symantec và True Image 8.0 của Acronis.



Trong bài viết này, chúng ta sử dụng sản phẩm của Acronis. Đây là một phần mềm dễ sử dụng, khá mạnh và có giá rẻ hơn của Symantec. Acronis còn cùng cấp cả bản thử nghiệm miễn phí có thể tải từ website, cho phép người dùng đánh giá trước khi quyết định mua. True Image 8.0 cũng rất hiệu quả trong việc tạo ra các đĩa khởi động và khả năng nhận biết bộ điều khiển SATA.

Bước đầu tiên là tạo ra đĩa khởi động có bản đơn giản (portable) của True Image. Bạn sẽ thấy Acronis hỗ trợ người dùng rất tốt: phần mềm sẽ tự động thực hiện tác vụ này trong quá trình cài đặt.

Bài viết này tập trung vào việc nhân bản ổ đĩa cứng với mục đích nâng cấp. Do đó, chúng ta nên tạo một bản “an toàn” của đĩa khởi động - bản này có dung lượng chỉ phân nửa bản “đầy đủ” (sẽ hiệu quả trong trường hợp sao chép từ hoặc tới ổ đĩa USB hoặc SCSI). Việc tải các trình điều khiển (driver) không cần thiết sẽ kéo dài quá trình tạo đĩa khởi động. Hơn nữa, lựa chọn “đầy đủ” sẽ đòi hỏi dung lượng lớn hơn và mất nhiều thời gian thực hiện hơn. Đôi khi, bạn có thể gặp phải vấn đề về tính tương thích.



Nhân bản ổ đĩa



Bạn có thể “nhân bản” bất cứ ổ đĩa cứng nào nếu ổ đĩa đích có dung lượng không nhỏ hơn dung lượng thực tế được sử dụng để lưu trữ dữ liệu ở ổ đĩa gốc. Lấy ví dụ, nếu bạn có 20GB dữ liệu trên một ổ đĩa 80GB, bạn có thể sao chép ổ đĩa đó lên bất cứ đĩa cứng nào có dung lượng tối thiểu 20GB.



Ngoài ra, hoàn toàn có thể nhân bản giữa các ổ đĩa của các hãng khác nhau; từ USB tới IDE; SATA tới IDE; SCSI tới PC Card hoặc IEEE 1394 (Firewire). Bạn cũng dễ dàng sao chép từ ổ đĩa cứng laptop tới các dạng đĩa cứng khác.



ổ đĩa đích không nhất thiết phải được phân vùng (partition) hoặc định dạng bởi phần mềm sẽ làm điều này trong quá trình nhân bản. Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu trong ổ đích (nếu có trước khi nhân bản) sẽ bị xoá. Sau khi nhân bản, ổ đích sẽ là bản sao chính xác của đĩa gốc; chỉ có thể khác nhau ở dung lượng trống. Do đó, trước khi thực hiện, hãy kiểm tra ổ đĩa đích để đảm bảo rằng bạn đã sao lưu các dữ liệu cần thiết bằng cách copy vào ổ đĩa khác hoặc CD.



Bạn cũng nên cẩn thận khi chọn đĩa nguồn (đĩa gốc). Nếu bạn vô tình cấu hình sai, chẳng hạn đặt ổ đích thành ổ nguồn và ngược lại, bạn sẽ nhận được một ổ đĩa đích bị xoá sạch sau khi hoàn thành. Tất cả dữ liệu sẽ biến mất!



True Image sẽ nhân bản ổ đĩa cứng với mọi định dạng, FAT16/32, NTFS, Linux Ext2, Ext3, ReiserFS hoặc hệ thống tệp Linux SWAP. Phiên bản 8.0 cũng cho phép bạn copy các partition đơn lẻ từ một mảng RAID tới một ổ đĩa đơn, hoặc từ một mảng RAID tới một mảng khác. Bạn cũng có thể xây dựng một tệp ảnh (image) khôi phục và thực hiện việc copy sector-tới-sector với những ổ đĩa bị hỏng. Tất nhiên, đây là những tính năng sẽ không được đề cập tới trong bài này.

Bắt tay vào việc



Đĩa cứng mới không nhất thiết phải được lắp vào trong case máy tính. Chẳng hạn, khi thay một ổ đĩa, ta có thể đơn giản đặt ổ đĩa đó theo hướng lên trên (có nghĩa là mặt bản mạch sẽ ở phía trên) bên cạnh máy tính. Tháo vỏ case máy ra, sau đó gắn ổ đĩa mới vào mainboard bằng cáp nối và đặt ổ đĩa đó là ổ đĩa phụ cho ổ đĩa cũ sẽ được thay thế. Hoặc ta cũng có thể tháo các ổ đĩa (nếu có) trên bộ điều khiển thứ hai trên mainboard và sử dụng cáp dữ liệu và cáp nguồn của nó cho ổ đĩa mới.



Bạn phải lưu ý về hướng đặt ổ đĩa. Mục đích của việc này là để đảm bảo không có một vật kim loại nào có thể tiếp xúc với bản mạch trên đĩa, dẫn đến nguy cơ đoản mạch và gây hỏng hoàn toàn ổ cứng. Hãy đặc biệt cẩn thận, đôi khi chính chiếc tuốc-nơ-vít bạn dùng lại là mối nguy hại.

Nhân bản IDE tới IDE



Trường hợp đơn giản nhất là việc thay thế hoặc nâng cấp một ổ đĩa IDE trên một hệ thống có IDE sẵn có. Để làm điều này, khởi động từ đĩa khôi phục của True Image, chọn Disk Clone và chọn ổ đĩa bạn muốn nhân bản. Dưới đây là giao diện minh hoạ khi bạn khởi động từ True Image và lựa chọn Disk Clone:



Tiếp theo, chọn ổ đĩa đích. Trong vòng vài phút, hoặc vài giờ đồng hồ, tuỳ theo dung lượng dữ liệu được nhân bản, bạn sẽ có một bản sao chính xác của ổ đĩa cũ của bạn.

IDE tới SATA



Nhân bản một ổ đĩa IDE sang SATA, và ngược lại, cũng đơn giản như IDE tới IDE. Giữa hai trường hợp chỉ có một sự khác biệt. Trong số các bộ điều khiển SATA trên thị trường, đa phần được cung cấp bởi càng nhà sản xuất Silicon Image, VIA và Promise. Bộ điều khiển của Promise là một bộ điều khiển RAID, do đó nó không được tự động xác định bởi True Image. Tuy nhiên, theo thử nghiệm thực tế, các bộ điều khiển của VIA và Silicon Image đều có thể nhận diện tự động bởi phần mềm của True Image.



Bản thân hệ điều hành Windows XP không tích hợp trình điều khiển SATA, khi bạn muốn khởi động từ một ổ đĩa cứng SATA mới được nhân bản, Windows XP sẽ không được nạp. Muốn khắc phục, hãy đảm bảo rằng bộ điều khiển SATA trong BIOS đã được kích hoạt và tải các tệp điều khiển của nó vào Windows trước khi nhân bản. Nếu bạn quên không thực hiện bước này, hệ thống sẽ yêu cầu cài đặt sửa chữa (repair installation) Windows để bạn có thể khởi động mà không làm mất dữ liệu. Bạn cần phải có đĩa CD cài đặt Windows XP và đĩa chứa trình điều khiển SATA (bạn có thể tìm trên website của các nhà sản xuất mainboard). Khởi động bằng đĩa CD cài đặt XP.

Ngay khi đĩa cài đặt được tải, bạn nhấn phím F6 để cài đặt trình điều khiển SCSI hoặc RAID của hãng thứ ba. Lựa chọn này chỉ xuất hiện trong vòng 20 giây, do vậy hãy nhanh tay. Sau khi nhấn F6, có vẻ như không gì khác biệt, tuy nhiên, hãy kiên nhẫn. Cuối cùng, một thông điệp trên màn hình yêu cầu bạn nhấn phím S để tải trình điều khiển của hãng thứ ba. Nhấn phím, đưa đĩa cài đặt driver SATA vào ổ đĩa mềm và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.



Khi trình cài đặt Windows XP tải xong các trình điều khiển, bạn sẽ được hỏi lựa chọn cài đặt hoặc sửa Windows XP. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn không chọn sửa lúc này. Quá trình cài đặt Windows XP sẽ cũng cấp một lựa chọn sửa chữa thứ hai, và đó chính là điều chúng ta cần.

Tiếp theo, nhấn ENTER để chấp nhận “Set up Windows XP now”. Sau đó, nhấn phím F8 để đồng ý với nội dung bản quyền. Màn hình tiếp theo sẽ cho bạn lựa chọn sửa hệ điều hành. Sau khi chọn, Windows sẽ cài đặt trên bản thân nó, giữ nguyên dữ liệu người dùng và các ứng dụng đang có.



Lưu ý: Khi bạn thực hiện tác vụ này, bạn sẽ mất tất cả các bản cập nhật của Windows trước đó. Sau khi cài đặt xong, điều trước tiên nên làm là truy cập site Windows Updates, tải và cài đặt tất cả các bản cập nhật cần thiết.



Nhân bản ổ đĩa cứng máy xách tay



Để nâng cấp ổ đĩa cứng máy laptop, bạn cần phải có một hệ thống máy tính để bàn thông thường. Đa phần các máy xách tay chỉ hỗ trợ lắp đặt một ổ đĩa cứng. Tuy nhiên, chỉ cần một bộ chuyển đổi ổ đĩa (adapter) không đắt tiền, như minh hoạ dưới đây, bạn có thể cắm cả ổ đĩa mới và cũ vào một máy để bàn.



Sau khi lắp đặt, khởi động từ đĩa True Image. Thực hiện việc nhân bản ổ đĩa như hướng dẫn ở trên, sau đó lắp ổ đĩa mới được nhân bản vào máy xách tay. Đó là tất cả những gì phải làm.

Tốt nhất, bạn nên kiểm tra xem hệ thống có khởi động và hoạt động bình thường trên laptop hay không, sau đó mới vặn chặt các ốc vít và hoàn tất công việc của mình.



Giờ đây, bạn đã có trong tay một hệ thống với ổ đĩa cứng mới mà không phải cài đặt lại hệ điều hành cùng một tá các phần mềm ứng dụng, và quan trọng hơn, tất cả các dữ liệu của bạn vẫn được bảo vệ tốt.

Lão Zen
06-12-2008, 03:40 PM
Thủ thuật bảo vệ ổ cứng và tăng tốc ổ cứng
Ổ cứng máy tính của bạn bị mất hay bị nhiễm virus khiến cho hệ điều hành Windows không thể khởi động được. Vậy bạn đã có công cụ nào giúp bạn có thể lấy lại dữ liệu một cách nhanh chóng chưa hay giúp bạn tăng tốc ổ cứng chưa?

Khôi phục đơn giản

Windows Recovery Console (WRC) trong Windows XP thực sự là một công cụ rất an toàn hiệu quả và dễ sử dụng. Đây là một công cụ chạy trên một môi trường khá giống với DOS, cho phép bạn có thể sao chép dữ liệu tệp tin, sửa chữa những lỗi trong phần khởi động (boot sector)… mà không cần phải khởi động hệ điều hành. Lấy ví dụ, nếu Windows của bạn không thể khởi động bạn có thể khởi động WRC và sử dụng tính năng sửa chữa lỗi khởi động hoặc dùng lệnh “fixmbr” với hy vọng sẽ sửa được mọi lỗi phát sinh.

Để khởi động Recovery Console, bạn hãy đưa đĩa CD cài đặt Windows XP vào ổ CD rồi khởi động lại máy tính – chú ý bạn phải chắc chắn máy tính của bạn có thể khởi động từ ổ CD. Khi trình cài đặt Windows XP xuất hiện bạn hãy bấm phím R để khởi động ứng dụng. Khi bạn thấy hiện ra “Windows NT Boot Console Command Interpreter” thì hãy bấm phím số 1 hoặc bất kỳ phím gì mà bản cài đặt hệ điều hành của bạn gợi ý ra rồi sau đó bấm phím Enter, nhập mật khẩu đăng nhập Administrator.

WRC sử dụng nhiều lệnh tương tự như trong Command Prompt. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các lệnh như attrib, cd, copy, del, dir, exit, md, ren, rd, set, và type tương tự như trong DOS.

Tuy nhiên, Recovery Console vì mục đích bảo mật nên thường không cho phép bạn có quyền truy nhập vào một số thư mục trên ổ cứng của bạn. Nếu bạn không gỡ bỏ những hạn chế này trước – nên gỡ bỏ khi hệ điều hành của bạn còn đang hoạt động bình thường – thì sẽ khó có thể thực hiện việc sao chép hay bất kỳ tác vụ nào với những thư mục này.

Để gỡ bỏ những hạn chế này bạn hãy thực hiện tác vụ sau khi hệ điều hành của bạn còn hoạt động bình thường. Bạn vào trình quản lý Local Security Settings bằng cách vào Run và nhập lệnh “secpol.msc” hoặc vào Start | Setting | Control Panel | Administrator Tools | Local Security Settings, sau đó chuyển đến mục Security Settings | Local Policies | Security Options, nhắp đúp chuột lên mục Recovery Console: Allow floppy copy and access to all drives and all folders item rồi chọn Enabled là xong.

Lần khởi động kế tiếp nếu Windows không khở động thì bạn hãy khởi động WRC rồi nhập vào dòng lệnh “set AllowAllPaths = true” rồi ấn Enter.

Tăng tốc ổ cứng và giảm nguy cơ hỏng hóc

Khi mà ổ cứng của ngày càng đầy lên, hệ điều hành sẽ “nhét” những tệp tin dữ liệu mới lên ổ cứng vào bất kỳ chỗ nào còn khoảng trống. Đôi khi khi có những tệp tin sẽ bị chia ra thành rất nhiều những phần nhỏ khác nhau để cho phù hợp với dung lượng khoảng trống còn lại trên ổ đĩa. Nếu có quá nhiều tệp tin bị chia nhỏ - hay còn gọi là phân mảnh – thì không những ổ cứng của bạn mà cả hệ điều hành của bạn đều sẽ bị chậm đi rất nhiều không những thế mà còn tăng nguy cơ bị mất dữ liệu.

Giải pháp ở đây là bạn có thể sử dụng công cụ dọn phân mảnh của hệ điều hành Disk Defragmenter bằng cách vào Start | All Programs | Accessories | System Tools rồi chọn ổ đĩa bạn muốn “dọn dẹp” nhấp Ok rồi ngồi chờ.

Tuy nhiên, có một số tệp tin mà bạn không thể di chuyển được trong quá trình thực hiện dọn dẹp phân mảnh ổ cứng. Những tệp tin này vẫn bị phân mảnh ngay cả sau khi bạn đã chạy Disk Defragmenter. Hầu hết các tệp tin dữ liệu này là Master File Table (MFT) hoặc SWAP (RAM ảo).

Cách duy nhất là dọn dẹp các tệp tin SWAP là phải xoá những tệp tin này trước khi sử dụng công cụ Disk Defragmenter – tuy nhiên bạn hãy cẩn thận chắc chắn rằng hệ thống của bạn có ít nhất 256MB RAM thì mới có thể bỏ tệp tin SWAP đi được.

Để bỏ tệp tin SWAP bạn hãy vào Control Panel | System | Advanced tab | Performance Settings | Advanced tab | Change. Tại mục Virtual Memory bạn chọn “No paging file” nhắp vào Set rồi OK là xong. Giờ bạn hãy thực hiện công việc dọn dẹp phân mảnh ổ cứng. Sau khi đã dọn dẹp xong bạn hãy vào lại mục Virtual Memory thiết lập thông số cho RAM ảo của bạn. Tăng RAM ảo có thể giúp hệ thống của bạn tăng tốc. Nếu còn dư ổ cứng thì bạn hãy đặt Initial size là 500Mb và Maximum size là 2048MB thì không những ổ cứng mà cả những tệp tin MP3 sẽ nghe hay hơn rất nhiều.

Còn đối với những tệp tin MFT - những tệp tin hệ thống chỉ có mặt trên các ổ cứng định dạng NTFS – thì không thể di chuyển được. Khi mà ổ cứng của bạn lưu càng nhiều dữ liệu thì các tệp tin MFT cũng tăng dung lượng và bị phân mảnh. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là bạn không thể di chuyển được chúng, một thủ thuật sửa Registry sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đều này. Bạn vào Run và gõ lệnh regedit để mở trình biên tập Registry. Sau khi trình biên tập Registry khởi động bạn hãy tìm đến khoá HKEY_ LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Fil esystem rồi nhắp đúp lên khoá NtfsMftZoneReservation bên phía tay phải và nhập giá trị trong khoả từ 2 đến 4 vào đó – giá trị mặc định là 1 tương đương với 12,5% dung lượng ổ cứng dành cho tệp tin MFT, giá trị 2-3 là là từ 25-37,5% và 4 là 50%. Đóng trình biên tập Registry rồi khở động lại hệ thống của bạn.

Tìm kiếm sự đơn giản

Ổ cứng của bạn sẽ thực sự chạy nhanh và ổn định hơn rất nhiều nếu còn nhiều khoảng trống. Bạn đã back-up lại dữ liệu, mã hoá và tối ưu hoá dữ liệu của mình nhưng vẫn còn có nhiều việc phải làm.

Việc thứ nhất là dọn dẹp mọi chương trình ứng dụng không cần thiết, dọn dẹp những phần mềm gián điệp nguy hiểm, virus máy tính…

Tiếp theo là việc dọn dẹp những tệp tin dữ liệu không cần thiết trên các ổ cứng. Bạn hãy vào Start | All Programs | Accessories | System Tools | Disk Clean-up để bỏ hết những tệp tin thừa, tệp tin tạm thời,…

Qua bài viết này chúng tôi chỉ xin đề cập đến ở đây những khía cạnh cơ bản nhất giúp bạn có thể tăng tốc phần nào hệ thống và bảo vệ dữ liệu cũng như ổ cứng của bạn.

Lão Zen
06-12-2008, 03:40 PM
Thủ thuật với bàn phím trong Windows
Trong thế giới Windows, bạn luôn phải sử dụng chuột, nào là nhấn trái chuột vào biểu tượng này, rồi thì nhấn phải chuột vào biểu tượng kia... Tuy nhiên, Microsoft đã tạo ra các tổ hợp phím tắt cho phép bạn thao tác với máy tính nhanh hơn rất nhiều. Khi đã quen thuộc với các phím tắt này, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà lại không "mỏi tay" nhấn chuột.

Trong khi sử dụng Windows

Các tổ hợp sử dụng phím tắt Windows rất tiện lợi, chúng được thiết kế để làm việc thật hoàn hảo với Windows . Phím Windows này nằm ở giữa phím Ctrl và Alt ở bên trái hoặc phải trên bàn phím, nếu không thấy có nghĩa là bàn phím của bạn không hỗ trợ phím này.

Windows + E : Sẽ mở cửa sổ Window Explorer. Đây có lẽ là tổ hợp phím hay được sử dụng nhất
Windows : mở Start Menu.
Windows + D: thu nhỏ các cửa sổ và chỉ hiển thị Desktop.
Windows + D một lần nữa :mở lại tất cả các cửa sổ lúc đầu
Windows + F : hiển thị khung hội thoại tìm kiếm (Find).
Windows + L : Khóa máy của bạn (Windows XP).
Windows + M : Thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở
Windows + Shift + M : Phục hồi lại các cửa sổ lúc trước khi bạn thu nhỏ chúng
Windows + R : Hiển thị khung hội thoại Run
Windows + F1: Hiển thị cửa sổ giúp đỡ (Help) của Windows
Windows + Pause/Break : Hiển thị khung hội thoại Systems Properties
Windows + Tab :Chuyển đổi qua lại giữa các chương trình trên thanh tác vụ (Task Bar)
Alt + Tab : chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng.
Alt +Ctrl +Del : Trong Windows 98, tổ hợp phím này sẽ khởi động lại máy. Trong Windows XP, tổ hợp này sẽ hiển thị Windows Task Manager cho phép tắt các chương trình bị "treo", khởi động lại máy, tắt máy, xem tài nguyên hệ thống...
Trong khi đang sử dụng Internet Explorer

Ctrl + E : xuất hiện khung tìm kiếm Search ở bên trái
Ctrl + F:Hiển thị khung hội thoại tìm kiếm (Find) cho phép bạn tìm kiếm nội dung trang bạn đang xem trong trình duyệt IE. Hãy sử dụng tính năng này nếu bạn muốn tìm một tham khảo nào đó từ các trang khác.
Ctrl + H : Hiển thị các trang mà bạn đã đã duyệt (History) ở bên trái
Ctrl + I :Hiển thị các các trang ưa thích (Favorites) của bạn ở bên trái
Ctrl + N : Mở một cửa sổ mới trong IE.
Ctrl + W : Đóng cửa sổ IE đang mở
Alt + <- (mũi tên trái) :dùng để quay lại trang vừa duyệt (Back)
Alt + -> (mũi tên phải) : dùng để tiến tới trang kế tiếp (Forward)
Alt + Home :mở trang mặc định (Default Home Page) trong IE
Ctrl + Refresh : Làm tươi (Refresh) lại trang Web bằng cách bỏ qua việc đọc từ bộ nhớ cache của trình duyệt
Esc : Dừng trang đang nạp, cũng dừng cả hoạt hình, nhạc nền, ...
Shift + Click : Khi bạn nhấn vào liên kết, thì trang liên kết sẽ xuất hiện trong cửa sổ IE mới.
Khi bạn đang lướt Web

Space Bar: cuộn trang xuống dưới
Space Bar + Shift : cuộn trang lên
Bạn cũng có thể sử dụng "Page Down" hoặc "Page Up" để cuộn lên và cuộn xuống.
End : tới cuối trang
Home : tới đầu trang
Trong khi đang sử dụng Word hoặc các trình soạn thảo HTML

Ctrl + C : Sao chép các đoạn đã được đánh dấu vào trong clipboard
Ctrl + H : Đưa ra khung hội thoại Replace và Find and Replace. Đó là cách nhanh nhất để bạn thay thế một từ trong bất cứ trình soạn thảo văn bản nào từ Word, Excel,... cho đến FrontPage.
Ctrl + O : Mở khung hội thoại Open, chọn phép bạn chọn tập tin rất chóng.
Ctrl + V : Sau khi đó sao chép vào trong Clipboard, bạn chỉ cần đặt con trỏ vào vị trí cần dán và nhấn Ctrl +V thế là bạn đã có đoạn văn bản cần dán rồi.
Ctrl + W : Đóng các tài liệu đang mở
Ctrl + X : Tổ hợp này sẽ cắt nội dung đang được điểm sáng và được lưu lại trong clipboard
Ctrl + Y : Thu hồi lại (Redo) lệnh cuối cùng
Ctrl + Z : Phục hồi (Undo) lệnh cuối cùng
Shift + Enter : Xuống dòng mới (Line break).
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc giảm bớt thời gian thao tác, dành được nhiều thời gian hơn cho công việc.

Lão Zen
06-12-2008, 03:41 PM
Đĩa cứng gặp tình trạng khó xử

Máy tính vẫn được đặt nguyên một chỗ trên bàn làm việc kể từ một năm trước đây, khi bạn mua nó về trong tình trạng nguyên thùng. Nhưng hôm qua khi chạy ScanDisk, bạn bỗng nhận ra có hàng đống lỗi. Đĩa cứng có nhiều sector hỏng? Điều đó đã xảy ra như thế nào? Hay nó đã quá cũ?

Việc xuất hiện các sector hỏng có thể là một dấu hiệu cho biết đĩa cứng của bạn bắt đầu hư. Nhưng ở đây có vẻ không đúng như vậy. Đĩa cứng một năm tuổi thường chưa đến lúc thải bỏ. Có nhiều khả năng bạn đã nhìn thấy những phần còn dư do hoạt động của Windows để lại.

Windows 95 và Windows 98 giữ các tập tin thường dùng trong RAM hơn là trong đĩa cứng chậm chạp. Điều này nâng cao tốc độ, nhưng cũng có nghĩa là các tập tin hệ thống quan trọng không được lưu giữ an toàn trên đĩa khi hệ thống của bạn được thoát quá gấp - ứng dụng bị treo hoặc mất điện chẳng hạn. Vì Windows không có cơ hội để ghi những tập tin theo cách này vào lại đĩa, nên bạn có thể kết thúc với những đoạn tập tin mồ côi, cluster bị mất, cũng như những điều khó chịu khác. Các sector hỏng mà ScanDisk đã gặp có thể là hậu quả của những lần tắt máy không đúng quy trình đó.



Windows 95 OSR2 và Windows 98 đã nhắm vào vấn đề này bằng cách chạy ScanDisk khi PC khởi động lại sau sự cố như vậy. Tuy nhiên người dùng Windows cũng phải theo dõi tình hình của dữ liệu trên đĩa cứng. Để khởi động ScanDisk, bạn nhấn chuột vào Start. Programs. Accessories.System Tools. ScanDisk. Chương trình này sẽ xem xét cấu trúc tập tin trên đĩa cứng và tiến hành kiểm tra tình trạng bề mặt đĩa để tìm các sector hỏng.

Nói chung ScanDisk thông báo ba loại lỗi: cluster thất lạc (lost cluster); cluster hỏng (invalid cluster), và các đoạn tập tin thất lạc (lost file fragment); cũng như các cluster bị liên kết chéo (cross-linked cluster). Trong ba loại này cluster thất lạc là trục trặc xảy ra thường xuyên nhất. Cluster là các đoạn không gian lưu trữ trên đĩa cứng mà tập tin được chứa trong đó. Mỗi tập tin chiếm ít nhất một cluster, và kích thước cluster phụ thuộc vào kích thước của phân vùng đĩa và vào hệ thống tập tin được dùng. Ôổ đĩa 1 GB được format theo hệ thống tập tin FAT 16 dùng cluster 32 KB tương đối lãng phí (ngay tập tin chỉ 1 KB cũng chiếm 32 KB). Cũng ổ đĩa đó nhưng format theo hệ FAT 32 thì dùng các cluster nhỏ hơn rất nhiều - chỉ 4 KB. Các tập tin lớn hơn một cluster được chứa trong các nhóm cluster, còn gọi là chain.

Thông báo lỗi "lost cluster" của ScanDisk có nghĩa bảng FAT của Windows mất dấu vết một cluster và không biết nó ở đâu.

Chương trình cho phép bạn cất các cluster thất lạc vào một tập tin hoặc xóa chúng đi. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ phải xóa các cluster bất thường này và thực hiện tiếp. Mặc dù có thể cố gắng cứu vớt được các cluster thất lạc, nhưng sẽ mất nhiều thời gian vào việc xây dựng lại tập tin bằng tiện ích biên tập cấp thấp như Diskedit của Norton.

Thông báo lỗi "invalid clusterõ hoặc "lost file fragment" cho biết có một đoạn của một tập tin đã bị tách khỏi phần còn lại của tập tin đó. Ơở đây, bạn cũng có thể chọn để xóa đoạn thất lạc đó hoặc cất nó vào một tập tin nếu còn hy vọng cứu vớt.

Cuối cùng, thông báo "cross - linked cluster" cho biết có nhiều tập tin cùng chia sẻ một cluster. Bạn có thể gỡ rối cho các tập tin liên kết chéo bằng cách dùng các ứng dụng đã tạo ra chúng để lưu chúng lại. Hoặc cũng có thể dùng ScanDisk để tạo ra các tập tin cứu nguy chứa dữ liệu gốc, rồi ghi các kết quả này vào các tập tin .chk trong thư mục gốc của ổ đĩa C: trên máy.

Còn hư hỏng vật lý trên đĩa là một vấn đề nghiêm trọng. Để đề phòng mất dữ liệu, hệ thống của bạn phải phát hiện và đánh dấu các sector đã bị hỏng để Windows không ghi dữ liệu vào đó. ScanDisk sẽ làm công việc này cho bạn, nhưng chỉ khi bạn ra lệnh cho nó.



Chọn tùy chọn kiểm tra Thorough từ màn hình ScanDisk đang mở (xem hình 2), chương trình sẽ tiến hành quét bề mặt đĩa. Đừng nóng ruột nếu việc chạy phép thử này mất nhiều thời gian, đặc biệt khi bạn có nhiều gigabyte đĩa được chia nhỏ thành các cluster 4 KB tí hon của hệ FAT 32.

Bạn có thể tăng tốc độ công việc bằng cách nhấn chuột lên menu Options rồi đánh dấu vào ô "Do not perform write-testing" trước khi bắt đầu (hình 3). Tùy chọn này sẽ hạn chế việc kiểm thử trong phạm vi chỉ đọc dữ liệu, để bạn tự phân biệt các khuyết tật bề mặt trong khi kiểm tra.

Nếu nghi ngờ đĩa cứng sắp bị hỏng, hãy kiểm tra các tập tin hệ thống. Nếu ScanDisk tìm thấy lỗi trong các sector này - nơi chứa thông tin khởi động, cũng như nhiều thông tin quan trọng khác về đĩa - thì bạn đang gặp rắc rối thực sự. Dữ liệu cấu hình trong các sector này có thể được dời đến một nơi nào đó trên đĩa, và nếu dữ liệu đó bị hỏng, bạn có thể không truy nhập được vào đĩa cứng. Gặp trường hợp có những lỗi vật lý xảy ra ở đây, bạn phải tiến hành sao lưu đĩa cứng và xem xét để thay nó ngay.

Lão Zen
06-12-2008, 03:42 PM
Đĩa cứng hoạt động nhanh nhờ đâu?


Tạp chí Tin học và đời sống

Khi so sánh giữa một ổ IBM Deskstar 14GXP 14GB, 7200rpm (vòng/phút) với thời gian tìm kiếm là 9,5miligiây và một ổ Maxtor DiamondMax 4320 17GB, 4500rpm với thời gian tìm kiếm trung bình là 9,0miligiây, có thể bạn sẽ nghĩ rằng ổ IBM nhanh hơn. Tuy nhiên, sau các lần thử nghiệm bằng Winstone và Disk WinMark, thực tế cho thấy, ổ Maxtor 5400rpm hoạt động không kém gì ổ IBM 7200rpm.

Tạp chí PC Magazine đã xác định, bên cạnh sự tác động của tốc độ quay và thời gian truy cập, hoạt động của ổ cứng còn chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố khác như cấu trúc hình học của ổ đĩa, mật độ dữ liệu, tốc độ điện tử và các kỹ thuật đổi mới trong phần sụn (firmware) và bộ điều khiển ổ.

ổ IBM sử dụng năm đĩa và mười đầu từ đọc/ghi trong khi ổ Maxtor sử dụng bốn đĩa và tám đầu từ. Vì cả hai ổ này đều có tốc độ truyền dữ liệu tối đa là khoảng 22MB/giây nên chúng hoạt động gần giống nhau trong những lần truyền dữ liệu tuần tự lớn. Maxtor xoay chậm hơn IBM, có ít đĩa hơn nhưng lại có dung lượng dữ liệu lớn hơn nên nó phải lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn trên một rãnh ghi hoặc có mật độ rãnh lớn hơn.

Trên thực tế, mặc dù cả Maxtor và IBM đều có khoảng 13000rãnh/inch, từ trong đến ngoài vùng ghi Maxtor có 230-384 sector/rãnh so với 165-265 của IBM, (sector: cung từ, trên đĩa mềm hoặc đĩa cứng, đây là một đoạn trên một trong các rãnh ghi đồng tâm đã được mã hoá của đĩa đó trong quá trình định khuôn thức mức thấp). Do đó, Maxtor chứa được nhiều thông tin trên một rãnh hơn, tức là ổ Maxtor có thể đọc/ghi nhiều thông tin trên một vòng đĩa nhiều hơn so với IBM. Một sự khác biệt lớn là: Maxtor vẫn giữ thời gian tìm kiếm theo rãnh là 0,9miligiây trong khi của IBM tăng lên là 2,2miligiây. Vì ra đời sau (ổ IBM ra đời đầu năm 1998 còn ổ Maxtor, cuối năm 1998) nên Maxtor có lợi thế về thời gian thiết kế.

Như vậy, không phải cứ có tốc độ quay lớn và thời gian truy cập ngắn là ổ đĩa có thể chạy nhanh và hiệu quả.u

Lão Zen
06-12-2008, 03:43 PM
FAT là gì

Th.S-Nguyễn Văn Khải (TH&ĐS)

1. FAT (File Allocation Table) là bảng định vị File trên đĩa , bảng này liệt kê tuần tự số thứ tự của các cluster dành cho file lưu trú trên đĩa. Cluster là một nhóm các sector liền kề nhau (còn gọi là liên cung). Số lượng sector có trong một Cluster là do hệ điều hành áp đặt cho từng loại đĩa có dung lượng thích hợp. Đĩa mềm thường được nhóm 2 sector thành một cluster. Với đĩa cứng, số sector trong một cluster có thể là 4 , 8,16, 32 ... Khi FAT đã chỉ định Cluster nào dành cho file thì toàn bộ các sector trong cluster đó bị file chiếm giữ kể cả khi trong thực tế file chỉ nằm trên một vài sector đầu của Cluster, còn các sector sau bỏ trống. Rõ ràng ta thấy số sector trong một cluster càng nhiều thì tình trạng lãng phí các sector bỏ trống mà file chiếm sẽ càng lớn.

Thông tin về số lượng sector trong một cluster nằm trong 1 byte ở offset 0Dh của Boot sector. Bạn dùng lệnh L của DEBUG để nạp Boot Sector vào bộ nhớ, sau đó dùng lệnh D để xem 1 byte ở offset 0Dh này:

L 4000:0 2 0 1 ?

D 4000:0B L1 ?

Kết quả trả về là một số hệ 16

Mỗi đĩa có 2 bảng FAT giống hệt nhau. FAT thứ nhất bắt đầu ngay sau Boot Sector và chiếm dụng nhiều sector tiếp theo, FAT thứ 2 để lưu đề phòng sự cố nằm tiếp theo sau FAT thứ nhất.

Thông tin về số lượng sector dành cho một FAT nằm ở 2 byte từ offset 16h của Boot sector. Dùng lệnh Debug sau để xem :

L 4000:0 2 0 1 ?

D 4000:16h L2 ?

Kết quả trả về là 2 byte hệ 16 xếp ngược

Mỗi phần tử của FAT chứa số thứ tự của Cluster mà file chiếm. Phần tử chứa mã FF FF là chỉ định kết thúc định vị của file và tiếp theo sau là FAT của file khác...Dùng lệnh Debug sau để xem nội dung của sector đầu tiên của FAT

L 4000:0 2 1 1 ?

D 4000:0 ?

Phần tử bắt đầu của FAT dành cho một FILE nào đó được chỉ ra bởi 2 byte nằm ở trường thứ 7 của đề mục ROOT của File đó.

2. Có bao nhiêu loại FAT ? các phiên bản hiện tại của hệ điều hành DOS hoặc hệ điều hành Windows chỉ qui định có 3 loại FAT đó là FAT 12 dành cho đĩa mèm hoặc đĩa cứng có dung lượng rất bé. FAT 16 dành cho đĩa cứng có dung lượng từ 1 GB trở xuống. FAT 32 dành cho các đĩa cứng có dung lượng từ vài GB trở lên

Độ dài của mối phần tử của FAT được tính bằng số bit . Độ dài này biểu thị khả năng chỉ thị số đếm của phần tử FAT. Với các đĩa mềm số lượng các cluster là nhỏ nên chỉ cần 12 bít đủ để chỉ thị số đếm này vì vậy các đĩa mềm dùng FAT 12 bít. Với đĩa cứng có dung lượng từ 1 GB trở lại để chỉ thị số Cluster lớn nhất thì phải dùng tới con số có độ dài 16 bít vì thế hình thành FAT 16 bít. Với các đĩa cứng có dung lượng từ vài GB trở lên , số lượng các sector trên đĩa rất lớn, đồng thời để hạn chế các sector bỏ trống trong mỗi cluster thì người ta qui định số sector trong mỗi cluster ít đi, do đó số lượng Cluster của cả đĩa sẽ rất lón. khi ấy phải dùng tới con số có độ dài 32 bít để chỉ thị số đếm này. Đây là lí do hình thành FAT 32 bit.

Nếu dùng FAT 12 thì FAT này cũng chỉ quản lí được ổ đĩa có dung lượng lớn nhất là 64 MB, nếu dùng FAT 16 thì quản lí được ổ đĩa lớn nhất là 1024MB. Nếu dùng FAT 32 thì ngay cả khi nhóm 1sector vào 1 cluster cũng đã có thể quản lí được ổ đĩa có dung lượng hàng nghìn GB.

3. Ưu nhược điểm của các loại FAT: Như trên đã phân tích FAT 32 quản lí ổ đĩa có dung lượng rất lớn, với số sector được nhóm trong một cluster là ít nên hiện tượng số sector bị bỏ trống cũng ít, tận dụng được dung lượng lưu trữ của đĩa. Nhược điểm căn bản của FAT 32 là mỗi phần tử FAT chiếm dụng 32 bit (4 bytes) nên cấu trúc của bảng FAT rất dài, số lượng sector dành cho FAT 32 cũng rất lớn. hơn nũa việc xử lí với số đếm 32 bít phức tạp hơn nhiếu so với việc xử lí các số đếm 16 bít. Tuy nhiên ta không cần quan tâm tới sự phức tạp này vì hệ điều hành Windows đã làm hộ ta rồi.

4. Thông tin về kiểu FAT đọc ở offset 1C2h của Master Boot Sector 1 byte SysID cho như sau:

SysID=1 là FAT12, SysID=4,6 là FAT16 , SysID=0Bh là FAT32.

Hoặc đọc 5 bytes từ offset 36h của Boot Sector bạn cũng sẽ có thông tin về kiểu FAT.

Lão Zen
06-12-2008, 03:43 PM
Format cấp thấp đĩa cứng (low level format)


Thông thường nhà sản xuất đã format cấp thấp cho ổ đĩa trước khi xuất xưởng, Format cấp thấp đĩa cứng (low level format) sẽ ghi lại thông tin định dạng lên từng sector đĩa cứng về mặt vật lý phù hợp với trạng thái đầu từ ghi/đọc lúc đó và "loại bỏ" các sector hư hỏng (nếu có) khỏi danh sách quản lý của mạch điều khiển (tránh trường hợp ghi vào đây làm mất dữ liệu). Sau thời gian sử dụng có thể có một số sector bị hư hỏng hay tình trạng đầu từ đọc/ghi bị thay đổi (do các chi tiết cơ khí bị mài mòn), chúng ta nên format cấp thấp lại để cập nhật "tình trạng vật lý" mới cho ổ đĩa. Anh hưởng của nó tương đương với một lần ghi dữ liệu và không hề làm giảm tốc độ hay tuổi thọ của ổ cứng, tuy nhiên chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

* Format cấp thấp đĩa cứng sẽ phát hiện các sector hỏng và sẽ giấu chúng về mặt vật lý (mạch điều khiển ổ đĩa) để tất cả các chương trình (kể cả hệ điều hành) không bao giờ dùng được các sector này, do đó mỗi lần format cấp thấp lại, có thể dung lượng đĩa hữu dụng sẽ bị giảm (nếu có thêm sector hỏng mới).

* Trong một số Mainboard, Bios có chức năng Format cấp thấp và quá trình thực hiện việc format nầy rất chậm.

* Có một số phần mềm chuyên dùng để format cấp thấp của các hãng sản xuất ổ cứng chạy rất nhanh và có thể sử dụng cho nhiều loại ổ khác nhau tuy nhiên chức năng dấu sector hỏng không được hoàn hảo lắm (khi được, khi không...).

* Quá trình format cấp thấp là 1 quá trình ghi đọc đĩa toàn diện và trên toàn bộ bề mặt vật lý của đĩa cho nên có thể nói đây cũng là một quá trình kiểm tra tình trạng hoạt động khá nặng nề đối với các ổ đĩa củ (ổ nào quá "yếu" thì có thể "tắt thở" luôn do không chịu nổi thử thách). Do đó không nên format ở mức Low Level nhiều lần, mà chỉ thực hiện khi thật cần thiết.

Lão Zen
06-12-2008, 03:44 PM
Giải quyết sự cố đĩa cứng



Như thường lệ, khi bật máy tính, thay vì logo Windows quen thuộc, thì hôm nay bạn chẳng nhìn thấy gì cả. Bạn nghĩ, "thế là đĩa cứng của mình đi đứt rồi!", và bắt đầu lo lắng, phải làm gì đây?

Cũng giống như viên phi công khi đối mặt với một sự cố nghiêm trọng: dùng cuốn cẩm nang cứu hộ và cố gắng chỉnh từng thứ một.

1. Ðừng quá lo lắng: Màn hình trống rỗng hoặc trục trặc trong quá trình khởi động không phải lúc nào cũng do hỏng đĩa cứng. Ðĩa cứng hiện nay thường "thọ" hơn các bộ phận khác của PC, cũng như việc chạy các tiện ích hệ thống không cần thiết hoặc thay và cài đặt lại phần cứng thường.

2. Khởi động lại: Tắt máy tính, chờ 10 giây, và bật máy lại. Ðộng tác này sẽ điều chỉnh lại máy tính - và thông thường thì vậy là đủ để giải quyết trục trặc này.

3. Kiểm tra bên ngoài: Nếu màn hình vẫn trống rỗng, kiểm tra lại tất cả các dây tiếp điện, cáp nối, và các đầu nối để bảo đảm là chúng không bị lỏng. Kiểm tra thiết bị chống đột biến điện, bảo đảm cầu chì của nó chưa bị đứt hoặc chưa bị hư hỏng. Ðồng thời phải kiểm tra lại các núm vặn tương phản và xem độ sáng màn hình có bị vặn xuống mức thấp nhất không.

4. Lắng nghe tiếng động: Khi PC khởi động bạn phải lắng nghe tiếng quạt chạy ở bộ nguồn cấp điện. Bạn cũng phải nghe thấy tiếng quay của đĩa cứng. Nếu tất cả đều im lặng, có thể nguồn cấp điện bị hỏng hay một chỗ nối điện bị lỏng. Hãy mở nắp hộp máy và kiểm tra để bảo đảm tất cả các dây cáp đều được gắn chắc. Nên nhớ là phải luôn đeo vòng chống tĩnh điện hay có các biện pháp khử tĩnh điện thân thể trước khi chạm vào bất kỳ một bộ phận nào bên trong PC.

Nếu nghe thấy một loạt tiếng bip trước khi hệ thống bị treo, bạn phải ghi nhớ số tiếng bip và các tiếng đó dài hay ngắn. Thông báo lỗi bằng âm thanh này được tạo ra từ BIOS hệ thống và cho bạn biết những thông tin về một trục trặc đã được phát hiện. Tìm nhà sản xuất máy tính để xác định thông báo lỗi đó có nghĩa cụ thể là gì.

5. Tìm các đầu mối: Khi khởi động PC chạy chương trình Power-On Self Test (Kiểm tra khi mở máy) để xác nhận sự hiện diện của các bộ phận phần cứng chủ yếu như chip nhớ, card video và ổ đĩa.

Quan sát kỹ các thông báo lỗi xuất hiện trên màn hình.

Bạn cũng có thể đọc thấy câu xác nhận hoặc thông báo lỗi khi hệ thống khởi động các thiết bị cao cấp hơn như ổ CD-ROM. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng cần thông báo lỗi. Nếu hệ thống bị treo trong khi đang thiết lập cấu hình cho một thiết bị ngoại vi thì có khả năng đó chính là thủ phạm.

Nếu hệ thống của bạn khởi động Windows thì ít nhất một phần đĩa của bạn vẫn hoạt động. Windows 95 và 98 vẫn dùng các tập tin DOS autoexec.bat và config.sys để nạp các driver đối với một số bộ phận phần cứng cũ. Nếu PC của bạn bị treo trong lúc nạp driver này, hãy nhấn sau khi thấy "Starting Windows 9x". Ðộng tác này cho phép bạn chạy các tập tin đó mỗi lần một dòng để thấy rõ trục trặc xảy ra khi đang nạp thiết bị nào.

- Nếu nhìn thấy thông báo lỗi "Boot disk failure" hoặc "Operating system not found" thay vì thông báo "Starting windows 9x", thì có nghĩa là PC không nạp được Windows từ đĩa cứng. Có thể đĩa cứng đã bị hỏng nặng.

6. Khởi động từ đĩa mềm. Quá trình này sẽ bỏ qua ổ đĩa cứng và dùng để xác nhận máy tính của bạn vẫn bình thường. Dùng đĩa khởi động Windows kèm theo máy của bạn (nếu không có đĩa khởi động này thì tốt nhất là tạo ra một đĩa như vậy). Cách làm như sau: Ðưa đĩa vào ổ đĩa mềm, nhấn Add/Remove Programs trong Control Panel, chọn Startup Disk và nhấn Create Disk.

Khởi động lại hệ thống bằng đĩa khởi động trong ổ đĩa mềm. Nếu hệ thống khởi động thành công và hiển thị dấu nhắc A:\> có nghĩa là PC của bạn đang hoạt động tốt. Thử truy cập đĩa cứng bằng cách gõ C: và nhấn . Nếu thấy xuất hiện dấu nhắc C:\>, thì chuyển đổi các thư mục và thử chép một tập tin nhỏ vào đĩa mềm.

Nếu thành công, bạn có thể ghi vào đĩa cứng, và đĩa cứng có thể vẫn còn một sức sống nào đó (đôi khi các đĩa cứng chết từ từ). Tận dùng thời cơ để sao lưu các tập tin quan trọng, sau đó chạy một tiện ích chẩn đoán đĩa cứng như ScanDisk hoặc Norton Disk Doctor.

7. Kiểm tra thông số CMOS. Nếu gặp thông báo lỗi "Dirve C: not found" (hoặc đại khái như vậy), có thể PC của bạn không nhận ra đĩa cứng vì bị mất các thông số thiết lập CMOS. Ðiều này xảy ra khi pin nuôi CMOS yếu hoặc hỏng. Ðể khắc phục, vào chương trình setup CMOS: Trong khi PC đang khởi động, nhấn phím hoặc hoặc hoặc bất kỳ phím nào do nhà sản xuất PC quy định (xem tài liệu kỹ thuật kèm theo máy). Nếu không có đĩa cứng nào được liệt kê, bạn phải nhập lại thông số cài đặt đĩa cứng này. Bạn có thể khai báo các thông số một cách thủ công (các thông số này thường được in trên vỏ ổ đĩa cứng), nhưng hầu hết các PC sẽ nhập lại chúng dùm bạn bằng tiện ích tự động lập cấu hình ổ cứng của chương trình cài đặt CMOS.

Nếu đã thực hiện tất cả các bước kể trên mà ổ đĩa cứng của bạn vẫn bị trục trặc thì đã đến lúc phải hỏi các chuyên gia.

Lão Zen
06-12-2008, 03:46 PM
Khôi phục lại Folder Options đã mất



Trong khá nhiều trường hợp mà đặc biệt là virus đã lây nhiễm trên máy tính, phần thiết lập tùy chọn cho thư mục (Folder Options) sẽ bị khóa hoặc biến mất.

Ta có thể giành lại quyền kiểm soát bằng cách thực hiện vài thao tác nhỏ sau để khôi phục một cách dễ dàng.

Người dùng Windows thông thường hẳn sẽ rất quen thuộc với chức năng ẩn tập tin hay thư mục cơ bản trong Windows bằng cách click phải chuột, chọn tập tin hay thư mục muốn ẩn, vào Properties rồi đánh dấu chọn thuộc tính "Hidden". Mặc định Windows sẽ ẩn các thư mục, tập tin có thuộc tính ẩn. Tuy nhiên, đôi khi máy tính sử dụng nhiều tài khoản và bị khóa chức năng "Folder Options" trong Windows Explorer - Tools hoặc bị virus tấn công và ẩn giấu chức năng này. Do đó, những thư mục và tập tin ẩn sẽ có nguy cơ bị mất, bạn phải giành lại chúng bằng những cách sau:

Dùng Group Policy: vào Start - Run, gõ gpedit.msc rồi OK để mở Group Policy. Sau đó bên khung trái, ta chọn User Configuration - Administrative Templates - Windows Components - Windows Explorer. Kế đến ở khung bên phải, chuyển đến và double click vào phần thiết lập "Removes the Folder Options menu item from the Tools menu". Tại đây, ta có 3 tùy chọn là: Không thiết lập (Not Configured), Kích hoạt (Enabled), Khóa (Disabled). Chọn tùy chọn theo ý muốn. Nhấn OK để thoát ra ngoài.

Bước kế tiếp, vào Start - Run, gõ gpupdate /force , OK để thực thi.

Sửa chữa lại Windows: Cho CD Windows vào ổ đĩa, vào Start - Run, gõ msfc /scannow để tìm và sửa lỗi trong Windows.

Dùng Registry:

- Mở chương trình Notepad, sao chép lại toàn bộ nội dung dưới đây rồi save lại theo hình minh họa. Lưu ý là chọn "All Files" ở phần "Save as type", còn "File name" thì có định dạng mở rộng là ".reg":


Đặt tên cho tập tin registry với định dạng mở rộng là .reg



Windows Registry Editor Version 5.00

[HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\Curre ntVersion\Policies\Explorer]

"NoFolderOptions"=dword:0000000

[HKEY_CURRENT_USER\Software\Policies\Microsoft\Inte rnet Explorer\Restrictions]

"NoBrowserOptions"=dword:00000000

- Cách thủ công hơn là bạn vào Start - Run, gõ regedit, nhấn OK để vào Registry. Tiếp theo, tìm đến khóa HKEY_CURENT_USER/Microsoft/Windows/Current Version/Policies/Explorer , bên khung phải, click phải chuột chọn New -Dword Value, đặt giá trị là "0" rồi OK. Tiếp theo tìm đến khóa HKEY_LOCAL_MACHINE/Microsoft/Windows/Current Version/Policies/Explorer và thực hiện lại thao tác tạo Dword Value ở trên.

Quét virus: Một lưu ý khác là sau khi thực hiện các bước trên, bạn nên khởi động lại ở Safe Mode, cập nhật cơ sở dữ liệu mới nhất cho trình anti-virus của mình rồi tiến hành quét toàn bộ hệ thống, vì rất có thể máy bạn đã nhiễm virus. Các bước trên sẽ có những bước không thể thực hiện được do virus khi xâm nhập, tùy thuộc vào loại mà nó sẽ khóa cả registry.

Lão Zen
06-12-2008, 03:47 PM
Kinh nghiệm nâng cấp




Trong thời đại PC miễn phí, bạn có cần đại tu máy cũ của mình không? Bài này hướng dẫn 14 cách làm cho hệ thống của bạn chạy nhanh hơn, tốt hơn.

Cách đây không lâu, bạn đã bỏ ra hơn 2000 USD mua một PC mới với cấu hình: bộ xử lý Pentium 166 MHz, 16MB RAM và đĩa cứng 2GB. Rõ ràng là không rẻ, nhưng bạn đã có sức mạnh tính toán mà nhiều người từng mơ ước.

Vào thời điểm cuối 1999, khi làm việc với chiếc máy tính này, trong đầu bạn lại nảy sinh một loạt tính từ không mấy dễ chịu: chậm chạp, chật hẹp, thiếu thốn. Đơn giản là máy tính của bạn không đủ sức theo kịp với các ứng dụng đòi hỏi cao hiện nay, đơn cử như Windows 2000. Hơn nữa, các cửa hàng máy tính gần như cho không các hệ thống mới có tính năng tương tự như máy của bạn.

Trong thời đại các PC được bán rẻ, gần như cho không, việc gì bạn phải nâng cấp máy hiện có? Trước hết, các sản phẩm nâng cấp hiện nay tính năng cũng như máy mới, và rẻ hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, máy tính mà bạn thực sự muốn có cũng phải đến 1500, 2000 USD hoặc hơn. Ngay cả những hệ thống được trang bị CPU mới nhất và nhiều tính năng nhất cũng chưa chắc đã hấp dẫn.

Tóm lại, máy bạn đang dùng cũng có thể mạnh ngang với loại PC giá thấp tốt nhất nếu được nâng cấp đúng cách. Mua những thành phần thích hợp, bạn có thể duy trì cho hệ thống cũ làm việc thêm một - hai năm nữa, đến khi các máy mới mạnh hơn, rẻ hơn và hấp dẫn đến nỗi không cưỡng lại được.

Tuy nhiên đừng đi quá xa. Nguyên tắc giới hạn: nếu bạn phải chi hơn 400 USD để kéo dài thêm thời gian làm việc của PC là một năm, hoặc phải bổ sung thêm hơn 3 thành phần, thì không đáng tiền và cũng không đáng công để nâng cấp (nguyên tắc này chỉ áp dụng cho các thành phần bên trong như CPU, RAM và ổ cứng, chứ không phải với thiết bị ngoại vi như màn hình, máy in hay máy quét).

Nâng cấp một cách thông minh đòi hỏi đầu tư có suy nghĩ và có kế hoạch. Dưới đây là hướng dẫn nâng cấp hàng năm về mọi thứ từ RAM, thay thế CPU đến các phương án lưu trữ, modem tốc độ cao, các loại cổng mới như USB và IEEE 1394; và cả thời điểm khi nào thì nâng cấp, khi nào không. Hướng dẫn còn giúp bạn đảm bảo để máy cũ có thể du hành sang thiên niên kỷ mới mà không bị sự cố Y2K.

Bạn đã có đầy đủ các dụng cụ vặn ốc vít chưa? Hãy bắt đầu.




--------------------------------------------------------------------------------

Tăng tốc: Nâng cấp RAM và CPU

Nếu mục tiêu của bạn là tăng tốc độ cho máy tính cũ, thì bổ sung bộ nhớ và thay thế CPU là hai nâng cấp hiệu quả nhất. RAM rẻ và dễ cài đặt, vì thế chẳng mấy khó khăn khi quyết định nâng cấp bộ nhớ tới mức hợp lý, chẳng hạn 64MB nếu bạn muốn chạy Windows 98 hoặc Office 2000 với tốc độ tối ưu. Hiện tại, giá RAM khoảng 1,5 - 4 USD/MB tùy loại, kích thước và hãng sản xuất.

Nâng cấp bộ xử lý là việc phức tạp hơn. Nếu hệ thống mà bạn cần giá hơn 1000 USD và bạn không muốn chi số tiền lớn như vậy, thì một CPU mới (kèm bổ sung thêm RAM nếu cần) có thể là thay thế hiệu quả tạm thời. Chi phí? Từ 90 đến 400 USD. Tuy nhiên nâng cấp bộ xử lý chỉ bắt nguồn từ vấn đề tài chính; nó không thể tăng tốc độ PC của bạn lên ngang tầm các hệ thống có bộ xử lý nhanh nhất như Pentium III và Athlon. Muốn như vậy bạn phải thay bo mạch chủ (xem mục "Bo mạch chủ của mọi nâng cấp - The Mother(board) of All Upgrades" tại www.pcworld.com/nov99/upgrade).

Nhờ bộ nhớ

Nâng cấp RAM không cải thiện đáng kể tốc độ như bạn có thể đạt được với nâng cấp bộ xử lý, nhưng bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt, nhất là khi làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc. Bản thân việc nâng cấp rất đơn giản, chỉ là cắm một hoặc nhiều module bộ nhớ vào khe cắm trên bo mạch chủ; vấn đề là phải chọn đúng loại module thích hợp cho PC của bạn. Hãy tham vấn sách hướng dẫn hay Web site của nhà sản xuất PC, hoặc mua RAM của nhà cung cấp nào có thông tin về sự tương thích giữa RAM và các hệ thống, như Crucial (www.crucial.com) hay Kingston (www.kingston.com). Nên nhớ là có thể bạn phải bổ sung cả cặp module nhớ (xem thêm các thủ thuật phần cứng trong www.pcworld.com/jul99/hwtips để chọn RAM).

Nhóm thử nghiệm đã nâng cấp một PC Hewlett-Packard Vectra VL5 Series 5 - máy tính thời kỳ 1996 có CPU Pentium 166 (không MMX) - từ 16MB RAM lên 64MB. Phí tổn gần 100 USD với 10 phút, và điểm tốc độ theo PC World-Bench tăng từ 78 lên 90, nghĩa là 15%. Đây không phải là bước cải thiện lớn (điểm 90 chưa bằng nửa số điểm của một hệ thống mới nằm trong danh sách 10 PC tiết kiệm hàng đầu), nó đáng giá với chi phí thấp và bớt được những khó khăn - nhất là khi bạn thường xuyên chuyển đổi giữa các ứng dụng, làm việc với các bảng tính hay file đồ họa lớn, hoặc thực hiện những công việc đòi hỏi nhiều bộ nhớ.

Nếu 64MB RAM là tốt thì 128MB chắc phải tốt hơn? Không hẳn như vậy. Với hệ thống HP Vectra, tốc độ còn giảm khi được nâng cấp lên 128MB; nếu bạn vận hành PC với các bộ chip cũ 430FX, 430HX, 430VX hay 430TX của Intel, kết quả cũng như vậy. Các bộ chip này có giới hạn memory-caching, làm giảm tốc độ khi bộ nhớ tăng quá 64MB. Những bộ chip hệ thống mới hơn và những bo mạch sử dụng bộ chip không phải của Intel thì không gặp vấn đề này. Mặc dù vậy, trên 64MB tốc độ thường tăng ít.



Tuy nhiên nếu dự định nâng cấp lên Windows 2000, có thể bạn cần đến 128MB RAM. Thử nghiệm tốc độ chưa được tiến hành với hệ điều hành mới này, nhưng tính năng quản lý bộ nhớ của nó hơn hẳn so với Windows 95 và 98 và có thể tận dụng tốt hơn dung lượng trên 64MB (với điều kiện PC không sử dụng một trong số chip nêu trên). Chỉ nâng cấp RAM không thôi thì không thể làm cho hệ thống cũ đáp ứng được những tính năng của Win 2000, ít nhất bạn cũng muốn có một PC cỡ Pentium II. Hệ thống hiện thời của bạn càng cũ thì khả năng bo mạch, card video hay các thành phần khác không tương thích hoàn toàn với hệ điều hành mới càng lớn. Tóm lại: nếu bạn dự kiến sử dụng Windows 2000 trong tương lai gần, đòi hỏi hệ thống phải nâng cấp toàn diện, thì phương án thông minh nhất là mua một PC mới có cài sẵn Windows 2000.

Cần một bộ não mới

Nâng cấp bộ xử lý không còn là thứ xa xỉ như thời mà các sản phẩm OverDrive của Intel thịnh hành. Ba nhà sản xuất - Evergreen Technologies, Kingston Technology và PowerLeap - cung cấp CPU nâng cấp trên cơ sở nhiều loại bộ xử lý khác nhau bao gồm K6-2, K6-III của AMD và Celeron của Intel (bạn không thể cắm Pentium III hoặc ngay cả Pentium II vào bo mạch Pentium hiện thời của bạn vì các chip mới đó có kèm theo card plug-in không tương thích với khe cắm mà các CPU cũ sử dụng).

Nghe có vẻ đáng sợ nhưng thực chất phần lớn các nâng cấp CPU không phức tạp hơn nhiều so với nâng cấp RAM. Tuy nhiên công việc có rườm rà hơn. Trước khi nâng cấp CPU, bạn cần kham khảo Web site của nhà sản xuất (hoặc trực tiếp) về khả năng tương thích với PC của mình. Mặc dù đã tương thích, vẫn có thể nảy sinh vấn đề. Chẳng hạn, khi thử nghiệm, cả TurboChip 233 (149 USD) và TurboChip 366 (209 USD) nâng cấp đều không làm việc với PC HP Vectra Pentium 166. Theo thông tin của Kingston tại Web site thì chỉ có TurboChip 366 mới không tương thích với hệ thống trên.

Nếu hệ thống của bạn không hoạt động với một CPU nâng cấp nào đó, bạn có thể làm cho nó tương thích bằng cách nâng cấp BIOS ghi lại được (flash upgrade) nhờ các trình tương ứng. Unicore cung cấp các BIOS giá khoảng 60 - 70 USD, giải quyết được nhiều vấn đề tương thích. Tuy nhiên nên nhớ là bo mạch chủ sẽ tiêu tan nếu quá trình ghi BIOS bị hỏng - chẳng hạn mất điện khi tiện ích flash đang thực hiện nâng cấp. Thay thế chip BIOS mới sẽ phục hồi bo mạch chủ, nhưng chi phí này nằm ngoài chế độ bảo hành máy tính.

* BIOS; 60 - 70 USD; Unicore; www.unicore.com

* TurboChip 233 và 366; 149 USD và 209 USD; Kingston Technology; www.kingston .com.

Thủ thuật với card Evergreen

AcceleraPCI của Evergreen là một kiểu nâng cấp CPU mới. Bởi vì là card PCI, nó có thể dùng chip Intel Celeron (các chip Celeron không cắm vừa vào máy tính cũ). Card này còn chứa SDRAM riêng; đưa nó vào khe cắm PCI trống bất kỳ trong hệ thống, CPU và bộ nhớ của nó sẽ thay thế cho CPU và bộ nhớ trên bo mạch chủ của PC.

Nếu bạn đang cân nhắc AcceleraPCI, hãy tải và chạy tiện ích phần mềm đánh giá từ Web site của Evergreen, chỉ trong vài phút nó sẽ cho biết card này có phù hợp với PC của bạn không. Nếu hệ thống của bạn có bus PCI thì có khả năng phù hợp, nhưng Evergreen khuyên không nên dùng card này với các máy 486 hay Pentium II.

Tác giả bài này đã thử nghiệm AcceleraPCI 433/64 (399 USD) có Celeron 433 MHz và 64MB RAM. Card nâng cấp này dễ cài đặt hơn các nâng cấp CPU truyền thống vì không phải làm động tác tháo chip cũ ra khỏi khe cắm CPU của PC rồi lại cắm chip mới vào. Chỉ sau 15 phút là hệ thống nâng cấp có thể hoạt động, và kết quả thật ấn tượng: máy HP đạt điểm 158 của WorldBench 98, gấp đôi so với ban đầu có 16MB RAM, và tốc độ tăng 76% so với khi nâng cấp lên 64MB mà không nâng cấp CPU.



Tuy nhiên PC đã nâng cấp này vẫn chậm hơn PC Celeron 433 là 19%. Đó là vì các hệ thống mới được hưởng những công nghệ tăng tốc khác mà máy cũ không có, như loại bộ nhớ mới hơn, ổ cứng nhanh hơn, hệ thống đồ họa mạnh hơn.

AcceleraPCI có một vấn đề tồn tại, có lẽ liên quan đến driver hay bộ chip đồ họa: hệ thống nâng cấp không chịu tắt hoàn toàn bởi nút Windows Start. Mỗi khi bạn tắt nó bằng nút này, nó sẽ khởi động lại.

* AcceleraPCI 433/64; 399 USD; Evergreen Technologies; www.evertech.com.

PowerLeap: một sản phẩm nâng cấp khác

So với thiết kế card PCI mới của Evergreen, PL-K6-III (199 USD) của PowerLeap là cách nâng cấp CPU truyền thống hơn. Nó có bộ xử lý AMD K6-III 400 MHz với bộ điều chỉnh công suất và điện thế, ở dạng module thay thế cho CPU hiện thời. Bạn có thể dùng nó nâng cấp cho các PC Pentium, Pentium MMX, AMD K5 và K6, các CPU Cyrix.

Mặc dù PL-K6-III đòi hỏi phải tháo CPU hiện thời và thay bằng cái mới, nhưng việc cài đặt không phức tạp hơn mấy so với card AcceleraPCI. Phần lớn các CPU đều có mấu để bạn dễ dàng bẩy nó lên khỏi khe cắm; sau đó cắm CPU mới vào khe, phải đảm bảo các chân không bị cắm sót hoặc cong; kéo mấu xuống để giữ chặt; rồi cắm nguồn điện cho PC. Quá trình này chiếm khoảng 15 phút, trừ phi CPU bị kẹt bởi một thành phần khác như khoang ổ đĩa chẳng hạn. Trong trường hợp này, trước hết bạn phải tháo bộ phận gây cản trở ra.

Khác với Evergreen, PowerLeap không cung cấp tiện ích kiểm tra xem PC có tương thích với nâng cấp hay không. Nếu hệ thống của bạn không có trong danh sách các máy tương thích và không tương thích trên Web site của công ty, bạn đành phải thử vận may của mình. Ngoài ra, hướng dẫn cài đặt của PowerLeap còn gây thêm nhầm lẫn vì nó đưa ra nhiều thông số thiết lập phức tạp cho các CPU khác nhau mà không chỉ rõ là chúng áp dụng cho bộ xử lý nâng cấp chứ không phải CPU ban đầu của máy tính.

Nâng cấp này có thể tăng tốc độ cho máy. Khi cài đặt nó trong hệ thống thử nghiệm HP Vectra Pentium 166 đã được nâng cấp lên 64MB RAM, điểm PC WorldBench 98 của hệ thống tăng đến 169 - 88% so với khi chỉ nâng cấp 64MB RAM, và hơn gấp đôi so với ban đầu là 16MB RAM. Điểm này thấp hơn 18% điểm của hệ thống K6-III-400 mới với 64MB RAM; không có gì đáng ngạc nhiên vì hệ thống K6 có thêm tính năng cải thiện tốc độ là card đồ họa AGP 16MB RAM.

ở đây, PC cũng gặp phải khó khăn giống như với nâng cấp của Evergreen là không tắt được hoàn toàn bằng nút lệnh Windows Start. PowerLeap cho biết tại Web site của họ có tiện ích sửa lỗi này.

* PowerLeap PL-K6-III; 199 USD; PowerLeap; www.powerleap.com.

Bo mạch chủ trên card

PowerLeap sẽ đưa ra một loại card bao gồm: CPU, phân hệ đồ họa, âm thanh, modem 56 kbps, nối mạng ethernet, và các kết nối cho ổ đĩa - thực chất là thay thế bo mạch chủ, bạn có thể cài đặt dễ dàng bằng cách cắm nó vào một trong các khe cắm của bo mạch chủ. Dự kiến ra mắt vào tháng 11/99, phiên bản đầu tiên của nâng cấp này sẽ là card ISA giá dưới 300 USD gồm có AMD K6-III 400 MHz hoặc hơn, 64MB RAM, adapter đồ họa Trident 3D với 8MB RAM và bộ chip Apollo của VIA. Phiên bản card PCI sẽ có tiếp theo sau.

Trong khi đó, Evergreen đã sẵn sàng sản phẩm thay thế CPU cho các hệ thống Pentium II đầu tiên như model 233 MHz, ra đời cách đây khoảng 2 năm rưỡi. Sản phẩm đầu tiên là Performa 400 sẽ sử dụng Celeron-400 với giá 199 USD. Phiên bản Celeron-500 là Performa 500 giá 300 USD đang được tiến hành.


--------------------------------------------------------------------------------

Không gian đĩa: giới hạn cuối cùng - Nâng cấp phương tiện lưu trữ

Các bộ xử lý mới và lượng RAM lớn có thể tăng tốc cho PC cũ, nhưng để làm việc được bạn cần có không gian trên đĩa cứng - và cần nhiều. Cài đặt cơ bản Windows 98 tốn khoảng 125MB đĩa cứng; Microsoft Office 2000 chiếm 190 đến 650MB. Nếu bạn muốn chuẩn bị sẵn sàng cho Windows 2000, hãy để dành 650MB cho hệ điều hành này.

Tất nhiên bạn còn phải có chỗ chứa tài liệu và các file khác trên đĩa cứng, và nếu bạn làm việc với các ảnh số hóa, video hay audio, các file của bạn sẽ nhanh chóng từ megabyte phình lên mức gigabyte. Nếu còn đang dùng ổ 1GB đến 3GB thì rõ ràng bạn phải nâng cấp ổ đĩa mới. Tuy nhiên ổ cứng không phải là khả năng lưu trữ duy nhất; các phương tiện tháo lắp, CD-R/CD-RW hay băng từ đều phù hợp với nhu cầu của bạn.

Do dung lượng lớn và rẻ tiền, đĩa cứng thực sự là bửu bối trong vương quốc PC. Hiện nay, dung lượng 4GB đến 8GB là hơi nhỏ, phổ biến là loại 13GB đến 18GB, còn các model 20GB đến 28GB đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn. IBM dự kiến trong tháng 11/99 sẽ đưa ra ổ 37GB với giá khoảng 420 USD.

ở mức thấp, ổ Seagate U8 8,4GB chỉ còn có 105 USD. Nhưng để có đủ chỗ cho các ứng dụng tương lai, tốt nhất bạn nên kiếm một ổ trong khoảng 17GB đến 20GB, chẳng hạn Barracuda ATA 20,4GB của Seagate giá 219 USD. Bạn cũng có thể chọn một trong số các ổ đĩa được giải Best Buy của PC World Mỹ mới đây (www.pcworld.com/oct99/hard_drives): WD Caviar của Western Digital hoặc DiamondMax Plus 5120 của Maxtor; cả hai đều có dung lượng 20,4GB; ổ Maxtor đắt hơn nhưng tốc độ cao hơn.

* DiamondMax Plus 5210; 350 USD; Maxtor; www.maxtor.com

* Seagate U8 và Barracuda ATA; 105 và 219 USD; Seagate; www.seagate.com

* WD Caviar; 279 USD; Western Digital; www.westerndigital.com

Bắt tay vào việc

Cài đặt đĩa cứng mới là nâng cấp phổ biến, nhưng cũng không phải là công việc dành cho những người kém thành thạo. Quá trình này sẽ mất 2 hay 3 giờ đồng hồ. Bạn không những cần mở thùng máy mà còn phải loay hoay với cả mớ dây nhợ, thiết lập jumper và lắp đĩa vào trong PC. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn nên thuê cửa hàng vi tính nào đó.

Muốn tự lắp đặt, bạn cần kiểm tra để đảm bảo ổ cứng có đầy đủ cáp, sách hướng dẫn và phần mềm để sao nội dung ổ cứng cũ sang ổ mới (tham khảo thêm www.pcworld.com/may99/upgrade_guide). Các ổ Seagate rất dễ cài đặt: mỗi ổ đĩa có kèm theo hướng dẫn cài đặt cơ bản in ngay trên ổ đĩa, một cuốn hướng dẫn từng bước, phần mềm phân tích cấu hình PC rồi in ra những chỉ dẫn theo từng trường hợp cụ thể.

Mọi PC sản xuất sau năm 1994 đều có giao tiếp ổ cứng EIDE chuẩn trên bo mạch chủ, vì vậy bạn có thể cài đặt bất kỳ ổ cứng EIDE nào thế hệ mới nhất. Loại ổ SCSI tốc độ cao thường đắt hơn ổ EIDE cùng kích thước ít nhất 100 USD và đòi hỏi có card bổ sung, thiết kế cho các ứng dụng như file server mạng. Bạn sẽ không nhận thấy sự chênh lệch tốc độ khi chạy các ứng dụng máy để bàn điển hình từ ổ SCSI.



Nếu PC của bạn đã quá 3 năm thì thường là BIOS của nó không thể xử lý trực tiếp các ổ cứng lớn hơn 8,4GB. May mắn là mỗi ổ đĩa có kèm theo phần mềm cài đặt khắc phục được giới hạn này. Nhưng có thể bạn muốn nâng cấp cả BIOS. Nâng cấp BIOS không chỉ cho phép cài đặt ổ cứng lớn mà còn đảm bảo cho PC xử lý đúng về thời gian khi bước sang tháng 1/2000 (xem mục "Nâng cấp thế kỷ").

Đừng hy vọng đạt tốc độ tối đa của ổ cứng mới khi cài đặt nó trên PC cũ. Những ổ mới thường có giao tiếp EIDE phiên bản mới nhất, là UltraDMA/66 hay UltraATA/66, về lý thuyết có thể truyền dữ liệu với tốc độ 66 megabit/giây. Nhưng chỉ những PC gần đây nhất mới có hỗ trợ UltraDMA/66 trên bo mạch chủ; phần lớn những PC sản xuất trong 3 năm trở lại đây đều hỗ trợ UltraDMA/33. Những PC cũ hơn thường hỗ trợ EIDE Mode 4, chạy bằng nửa tốc độ của UltraDMA/33.

Rất may là tất cả các ổ UltraDMA/66 đều làm việc với giao diện EIDE cũ, và hậu quả về tốc độ không đáng kể lắm như bạn tưởng. Ví dụ ổ đĩa kết nối qua UltraDMA/33 chậm hơn 20% so với qua UltraDMA/66. Nhưng nếu muốn tận dụng tối đa tốc độ, hãy cài đặt bo mạch bổ sung UltraDMA/66 cùng với ổ cứng mới của bạn. Bo mạch Ultra66 của Promise Technology giá khoảng 59 USD, và vì nó là Plug and Play nên cài đặt khá dễ dàng.

* Ultra66; 59 USD; Promise Technology; www.promise.com

ZIP, ORB và JAZ

Có một thời, nếu cần không gian lưu trữ dữ liệu lớn, bạn phải mua ổ đĩa tháo lắp với hàng chồng đĩa. Sự xuất hiện của các ổ cứng lớn, rẻ tiền đã thay đổi điều này, nhưng vẫn còn nhiều lí do để đầu tư cho phương tiện lưu trữ tháo lắp: chúng rất thuận tiện trong việc trao đổi các file quá lớn, sao lưu và lưu trữ dữ liệu, cũng như bảo vệ những thông tin mật.

Khả năng lựa chọn ổ đĩa tháo lắp càng được mở rộng từ khi Iomega đưa ra ổ Zip đầu tiên cách đây vài năm. Riêng Iomega đã có hơn nửa tá model, từ ổ Zip cổng song song 100MB (khoảng 100 USD) đến ổ Jaz SCSI 2GB (350 USD). ổ Orb của Castlewood Systems (200 USD) rất đáng giá vì mỗi đĩa 2,2GB của nó chỉ có 30 USD (trong khi một đĩa Jaz 2GB là 125 USD, nếu mua 3 đĩa thì mỗi cái 100 USD).

Cài đặt ổ tháo lắp trong (internal) cũng tương tự như thay ổ cứng chuẩn (để chứa được ổ đĩa, máy tính của bạn phải có khoang trống phía ngoài).

Bạn cũng có thể chọn model lắp ngoài (external), chỉ đơn giản cắm vào cổng song song của máy tính. Nhưng những ổ loại này bao giờ cũng chậm hơn nhiều so với loại lắp trong. Để có tốc độ cao hơn, hãy chọn ổ lắp ngoài nối qua cổng USB của PC (xem mục "USB, DVD và những thứ khác"). Thử nghiệm cho thấy Zip USB 100MB External của Iomega nhanh hơn gấp 4 lần loại cổng song song (xem thêm thông tin về các ổ tháo lắp trong bài "Ôổ tháo lắp sẽ thay thế đĩa mềm?" PC World VN số 6/99, tr. 45 hoặc www.pcworld.com/jun99/removable).

* Các ổ Zip và Jaz; 100 - 350 USD; Iomega; www.iomega.com

* Orb 2,2GB; 200 USD; Castlewood Systems; www.castlewood.com

CD-RW phục vụ công việc và giải trí

Đối với phương tiện lưu trữ tháo lắp dễ chia sẻ và thực sự rẻ, không gì có thể đánh bại nổi CD ghi được. Ngay cả với dung lượng tối đa tương đối khiêm tốn là 650MB (CD-RW khoảng 620MB), chúng vẫn là phương tiện lý tưởng để sao lưu các file dữ liệu luôn sẵn sàng truy cập hoặc lưu trữ các file mà thỉnh thoảng bạn mới cần tới. Và không thể quên một công dụng phổ biến nhất của nó: chứa những bản nhạc mà bạn ưa thích.

Hầu hết các ổ CD ghi được hiện nay là loại ghi lại được nhiều lần, nghĩa là bạn có thể ghi trên cả đĩa CD-R trắng ghi một lần (1 USD/đĩa) và CD-RW ghi nhiều lần (10 USD/đĩa). Giá ổ CD-RW rẻ nhất là dưới 200 USD. Trước khi mua phải kiểm tra yêu cầu hệ thống của ổ đĩa, thông thường bạn cần có ít nhất Pentium-166, 32MB RAM, ổ cứng UltraDMA/33 để truyền dữ liệu đủ nhanh khi tạo CD. Nhớ để dành ít nhất 1GB trống trên đĩa cứng cho quá trình này.

ổ DVD ghi được hay DVD-RAM là một lựa chọn khác. Đĩa loại này chứa được 4,7GB dữ liệu, nhưng giá ổ đĩa thì khá đắt, tới 750 USD. Điều quan trọng là chưa có chuẩn thống nhất, vì vậy đĩa DVD ghi bằng ổ DVD-RAM của nhà sản xuất này có thể không đọc được trên ổ khác. Lời khuyên: bạn nên chờ một năm nữa để chuẩn được thiết lập và giá hạ bớt.

Đến với băng từ

Nếu bạn chuyển sang sử dụng một đĩa cứng khổng lồ thì cũng nên nâng cấp hệ thống sao lưu. Bạn có thể sử dụng ổ tháo lắp như Orb, nhưng ổ này phù hợp với việc sao lưu có lựa chọn những dữ liệu quan trọng hơn là sao lưu toàn bộ đĩa cứng. Ngay cả khi phần mềm sao lưu có nén dữ liệu, thì việc sao lưu nguyên một ổ cứng 10GB chắc phải tốn 3 đĩa Orb.

Thay vì như vậy, hãy cân nhắc dùng ổ băng từ với một cuộn băng có đủ dung lượng để chứa toàn bộ ổ cứng. Nếu ổ cứng của bạn lớn, ổ băng từ dung lượng cao như HP Colorado 14GB của Hewlett-Packard là thích hợp nhất. Colorado phiên bản EIDE lắp trong giá 235 USD, phiên bản cổng song song lắp ngoài tốc độ chậm hơn giá 289 USD; mỗi cuộn băng khoảng 40 USD.

Hầu hết các ổ băng từ đều có thể thiết lập để sao lưu file tự động, nhưng bạn vẫn phải tự đổi băng, và tốt nhất nên cất các băng sao lưu ở một chỗ an toàn. Như vậy khi ổ cứng bị trục trặc, bạn hoàn toàn có thể phục hồi lại công việc của mình.

* HP Colorado 14GB; 235 - 289 USD; Hewlett-Packard; www.hp.com


--------------------------------------------------------------------------------

Cải thiện hình ảnh: Nâng cấp màn hình

Những gì bạn thấy được khi sử dụng PC phụ thuộc chủ yếu vào màn hình và card đồ họa của hệ thống. Tuy không phải máy tính cũ nào cũng đòi hỏi phải nâng cấp màn hình, thực tế màn hình tốt đem lại lợi ích cho mọi người kể cả dùng bảng tính lẫn chơi trò chơi.

Màn hình mới và lớn hơn thường cho hình ảnh sáng sủa, rõ nét hơn. Cài đặt màn hình chỉ tốn vài giây mà chẳng cần công cụ gì, và nếu mua màn hình bây giờ bạn vẫn có thể sử dụng nó với PC mua sau này.

Khi nâng cấp, bạn nên bỏ qua các model 15 inch và nhắm đến loại 17 inch như Diamond Plus 71 giá 369 USD của Mitsubishi, được chọn là sản phẩm Best Buy trong tháng 11 của tạp chí PC World Mỹ. Với màn hình cỡ lớn như vậy, bạn có thể chạy Windows với độ phân giải 1024x768, số điểm nhiều hơn 63% so với chế độ 800x600, hiển thị lượng thông tin tại một thời điểm nhiều hơn hẳn. Điều này mang lại lợi ích cho mọi ứng dụng, nhất là những công việc như chế bản. Màn hình 19 inch còn tốt hơn nữa và ngày càng rẻ hơn - VisionMaster 450 của Iiyama giá 459 USD. Tuy nhiên bạn sẽ phải dành khá nhiều chỗ cho loại màn hình lớn này.

* Diamond Plus 71; 369 USD; Mitsubishi; www.mitsubishi-display.com

* VisionMaster 450; 459 USD; Iiyama; www.iiyama.com

LCD: mỏng, hiện đại, đắt tiền

Khi mua màn hình mới, có thể bạn sẽ chọn một trong số các LCD (màn hình tinh thể lỏng) phẳng đang được ưa chuộng. Chúng chiếm ít chỗ, các model tốt cho hình ảnh tươi sáng và rõ nét. Nhưng do qui trình sản xuất phức tạp nên giá LCD cao, và còn cao trong một thời gian nữa.



Trừ phi ngân quĩ của bạn vô hạn, chắc bạn sẽ phải chọn màn hình cỡ trung bình: LCD model 15 inch giá trong khoảng 1000 đến 1200 USD. Princeton DPP560 là sản phẩm Best Buy, giá 1085 USD. DPP560 là model số hóa (xu hướng chủ yếu của các LCD hiện nay), vì vậy nó đòi hỏi phải cài đặt card đồ họa số hóa kèm theo. Điều này làm cho quá trình nâng cấp lâu hơn và việc sử dụng màn hình với PC mua sau này cũng sẽ phức tạp hơn.

* Princeton DPP560; 1085 USD; Princeton; www.princetongraphics.com

Sự rắc rối của card

Cũng như màn hình, card đồ họa mới ngày càng rẻ hơn và cao cấp hơn - nhưng không có nghĩa là phải nâng cấp. Nếu bạn sử dụng PC chủ yếu để tạo tài liệu trong trình xử lý văn bản, tính toán các con số trong bảng tính hay duyệt Web, card đang dùng đã đủ tốt. Tuy nhiên, nếu thường phải làm việc với các ứng dụng đồ họa 3D như phần mềm hoạt họa hay chơi game, bạn sẽ muốn có một card với chip đồ họa 3D mới nhất. Nếu PC không có khe cắm AGP dành riêng, bạn cần chọn card đồ họa PCI như 3D Blaster Banchee của Creative Labs giá 80 USD. Card này cho tốc độ 3D xuất sắc, khiến cho các gamer không đắn đo khi nâng cấp.

Trường hợp PC có khe cắm AGP, card đồ họa mới với bộ xử lý mạnh và nhiều RAM có thể tăng tính năng đồ họa của PC cũ lên ngang tầm các hệ thống mới. Với bộ xử lý đồ họa mới và 32MB RAM, card Millennium G400 giá 199 USD của Matrox đủ sức mạnh cáng đáng các game phức tạp nhất hiện nay. Nếu bạn đang chạy Windows 98 và có hai màn hình, G400 cho phép trải giao diện làm việc trên cả hai màn hình này.

32MB RAM của Millennium G400 cho tốc độ tốt hơn và hình ảnh sinh động hơn, nhưng card với 16MB cũng đủ dùng cho các ứng dụng nghiệp vụ, phần lớn các game và thậm chí cả soạn thảo hình. Khi mua card nhớ lưu ý tốc độ của RAMDAC là chip chuyển đổi hình ảnh trên PC thành các tín hiệu analog red (đỏ), green (lục), blue (lam) cho màn hình sử dụng. RAMDAC càng nhanh thì hình ảnh càng uyển chuyển (đặc điểm này rất hữu dụng đối với các trò chơi). Để có tốc độ tối ưu, hãy chọn RAMDAC tốc độ tối thiểu 250 MHz.

Lưu ý: PC có các khe cắm PCI và AGP đời đầu dễ bị trục trặc với các card đồ họa mới. PC của bạn cần tương thích với đặc tả PCI 2.0 hoặc PCI 2.1 hay 2x AGP. Sách hướng dẫn kèm theo PC hoặc Web site của nhà sản xuất có thể cho bạn biết điều này. Một hệ thống trang bị PCI có tuổi đời khoảng 4 - 5 năm có thể hỗ trợ PCI 1.0. Còn PC trang bị AGP với hơn 2 năm tuổi thường hỗ trợ AGP 1X. Phần lớn các bo mạch AGP hiện thời đều làm việc được trong khe cắm AGP 1X nhưng không cho tốc độ tối đa.

* 3D Blaster Banshee; 80 USD; Creative Labs; www.soundblaster.com

* Millennium G400; 199 USD; Matrox; www.matrox.com/mga

Quan trọng là driver

Cài đặt một card đồ họa mới nói chung là đơn giản. Vì tất cả các card đồ họa hiện nay là Plug and Play, Windows sẽ nhận biết card mới sau khi bạn cài đặt nó và hướng dẫn bạn từng bước thiết lập driver cần thiết.

Tuy nhiên trước khi cài đặt card, bạn cần tải driver mới nhất từ Web site của nhà sản xuất. Driver đi kèm card không chắc là bản mới nhất; card bạn mua có thể đã nằm trong kho của cửa hàng một thời gian, trong lúc đó nhà sản xuất luôn cải tiến driver để sửa lỗi và tăng tốc độ.


--------------------------------------------------------------------------------

USB, DVD và những thứ khác: Công nghệ mới cho PC cũ

Ngay cả khi đã nâng cấp bộ xử lý cho PC cũ, tăng RAM, cài đặt ổ cứng lớn và bổ sung mới card đồ họa cùng màn hình lớn, hệ thống của bạn vẫn không hoàn toàn hiện đại. Có những công nghệ khác phân biệt PC mới với model cũ: cổng USB, ổ DVD-ROM, modem 56 kbps v.v... Bạn cũng có thể bổ sung những thành phần này cho hệ thống của mình, nhưng hãy thận trọng: một số cần có, số khác không nên động tới.

USB trở thành hiện thực

Sau nhiều năm trăn trở, cuối cùng USB đã thực sự vào cuộc. Chuột, bàn phím, modem, máy in, ổ đĩa lắp ngoài, loa và scanner dựa trên chuẩn USB đã ra đời, và những thiết bị khác cũng đang hình thành. USB đem lại nhiều lợi ích bao gồm tốc độ xuất sắc (12 mbps/giây), Plug and Play thực sự và khả năng tráo đổi nóng (nối và ngắt các thiết bị ngoại vi mà không cần tắt PC).

Nếu PC của bạn được sản xuất trong vòng 3 năm trở lại đây, nó có thể có sẵn cổng USB (một cặp jack hình chữ nhật nhỏ ở mặt sau máy). Nếu không có, bạn có thể bổ sung hỗ trợ USB bằng một nâng cấp khá rẻ. Trước hết, kiểm tra trong hướng dẫn của PC xem hệ thống có hỗ trợ USB trên bo mạch chủ không. Nếu có, bạn cần thêm adapter (10 - 20 USD) để kết nối bo mạch chủ với mặt sau máy. Nếu không, bạn có thể mua card add-in như 2-Port USB Upgrade của Entrega (khoảng 30 USD).



Nên nhớ là bạn cần có Windows 98 để tận dụng được lợi thế của USB. Windows 95 OSR2 (phiên bản kèm theo hầu hết các PC ra đời trong vòng một năm trước khi có Win 98) hỗ trợ USB trên lý thuyết, thực tế nhiều thiết bị ngoại vi USB như ổ đĩa Iomega USB Zip không làm việc với Windows 95.

Một giao tiếp tốc độ cao bạn có thể không cần đến là IEEE 1394. Còn được gọi là FireWire (của Apple Computer) và I.Link (của Sony), IEEE 1394 truyền dữ liệu với tốc độ tăng vọt - 25 MBps. Giao tiếp này hiện có trên các camcorder số và một vài ổ cứng cao cấp. Các thiết bị ngoại vi khác như scanner hứa hẹn sẽ có trong tương lai, nhưng hiện nay rất ít người dùng cần đến công nghệ này. Card adapter IEEE 1394 còn rất đắt: HotConnect 8920 1394 của Adaptec giá khoảng 300 USD.

* 2-Port USB Upgrade; 30 USD; Entrega; www.entrega.com

* HotConnect 8920 1394; 300 USD; Adaptec; www.adaptec.com

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của DVD

Đối với phần lớn người dùng, ngay cả ổ CD-ROM mới nhanh nhất như model 52X của Kenwood và HiVal cũng không đủ tốc độ để thuyết phục họ nâng cấp. Vì thế khi đề cập đến nâng cấp CD-ROM, thực chất là vấn đề bạn có nên bổ sung ổ DVD-ROM không. Nhưng DVD-ROM còn chưa đẩy lui được CD-ROM. Lý do chính: ngoại trừ phim ra thì hiện có rất ít đầu đĩa DVD, một phần bởi vì đa số phần mềm không cần đến dung lượng 4,7GB của DVD.

Bạn có cần bổ sung ổ DVD-ROM? Không, trừ khi bạn thích xem phim trên DVD hoặc chơi các trò chơi phức tạp. Nhưng để xem phim thì tốt hơn bạn nên mua đầu DVD riêng để tại nhà, loại này cho chất lượng tốt hơn loại gắn PC và giá cũng đang hạ tới mức 200 USD.

Nếu quyết định mua ổ DVD-ROM (cho PC), hãy chọn một bộ như PC-DVD Encore 6X của Creative Labs với Dxr3. Bộ này gồm cả bo mạch giải mã phần cứng MPEG để xem được nội dung nén của phim DVD. Các ổ DVD có bộ giải mã phần mềm giá chỉ có 99 USD nhưng đòi hỏi CPU cao cấp như Pentium III và chất lượng hình thì không tốt bằng. Có lẽ bạn cũng sẽ cần card âm thanh và loa tốt.

Bổ sung bộ DVD khá phức tạp, nhất là khi bạn cài đặt cả card âm thanh mới và giữ lại ổ CD-ROM hiện thời. Bạn phải nối nhiều dây và cài đặt nhiều phần mềm, và có thể còn gặp vấn đề tương thích với những thành phần khác của PC. Vì vậy hãy đọc hướng dẫn thật cẩn thận, dành một buổi cho công việc này, khi cần nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

* PC-DVD Encore 6X với Drx3; 249 USD; Creative Labs; www.soundblaster.com

56K: sự tăng tốc đáng giá

Nếu bạn vẫn đang dùng modem kết nối với tốc độ 28,8 hay 33,6 kbps thì đã đến lúc nâng cấp lên 56 kbps (trừ khi bạn định chuyển sang thứ khác nhanh hơn như cáp hay DSL). Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet hiện nay đều thiết lập ở 56 kbps, và modem 56 kbps có thể tăng tốc đáng kể cho việc duyệt Web nhờ kết nối thực tế trong khoảng 40 - 45 kbps.

Trước khi mua modem mới, nhớ thăm Web site của nhà sản xuất modem hiện tại của bạn xem có nâng cấp hay không. Trong một số trường hợp, nâng cấp lên 56 kbps chỉ đơn giản là "ghi lại" (flashing) bộ nhớ bên trong modem bằng cách chạy phần mềm nào đó. Nhưng với các modem đã 3 - 4 năm tuổi thì không áp dụng được phương án này. Khi đó, bạn có thể nâng cấp firmware của modem cũ (tốn khoảng 25 đến 50 USD), hoặc mua modem mới.

Modem mới hiện nay khá rẻ. Ví dụ FaxModem 56K Dualmode lắp trong của Zoom Telephonics bán với giá 70 USD. Như mọi modem lắp trong, nó có thể khó cài đặt nếu có xung đột với các cổng COM hiện hữu trên PC. Muốn dễ dàng hơn, hãy chọn modem đắt tiền hơn chút ít, loại cắm vào cổng nối tiếp hay cổng USB, như model Dualmode lắp ngoài của Zoom 90 USD.

* FaxModem 56K Dualmode; 70 - 90 USD; Zoom Telephonics; www.zoom.com

Dồi dào băng thông

Các modem quay số sẽ không thể vượt quá tốc độ 56 kbps, vì vậy nếu muốn có băng thông rộng đến Internet, lựa chọn tốt nhất là modem cáp hay kết nối DSL. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một số khu vực được áp dụng công nghệ này (đô thị của các nước phát triển).

Hai loại kết nối này có thể vượt kết nối quay số 56 kbps tới 1000% hay hơn, và cung cấp kết nối thông suốt mọi lúc - như vậy bạn không cần phải quay số mỗi khi muốn duyệt Web hay kiểm tra e-mail. Phí hàng tháng từ 40 đến 80 USD.



Nâng cấp lên kết nối cáp hay DSL rất đơn giản vì bạn không phải tự làm, đó là việc của kỹ thuật viên từ nhà cung cấp dịch vụ (75 - 200 USD). Trong tương lai, những chuẩn mới sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất bán modem cáp và DSL, bạn có thể mua chúng tại cửa hàng máy tính và tự lắp đặt. Còn bây giờ bạn chỉ có thể chờ đợi.

Lão Zen
06-12-2008, 03:48 PM
Làm sao có được những gì bạn muốn


Dù đang cân nhắc một hệ máy mới có sẵn hay một máy PC theo ý riêng, chiếc máy mong ước của bạn có thể mạnh hơn bạn nghĩ. á

Trong kỹ thuật tính toán, mỗi ngày mang lại một sự đổi mới; mỗi sự đổi mới mang lại một sản phẩm mới; và mỗi sản phẩm mới mang lại một tiêu chuẩn mới. Nếu bạn đang tìm kiếm trên thị trường một hệ PC mới, quá trình ra quyết định có thể là quá sức. Các câu hỏi quan trọng đòi hỏi phải trả lời bao gồm "Làm sao tôi có thể tận dụng khả năng nhiều nhất với số tiền ít nhất?" và "Làm sao tôi biết được thế nào thì tốt, có nghĩa là đủ tốt cho yêu cầu của tôi?".

Câu trả lời cho những câu hỏi đó và nhiều câu hỏi quan trọng khác sẽ trở nên rõ ràng nếu bạn tuân theo một nguyên tắc mua máy tính cơ bản sau: Dù bạn muốn mua một hệ thống đã được chuẩn bị sẵn hay bạn muốn lắp ráp máy PC mới của riêng mình, hãy nên đưa ra quyết định mua máy từng bước một. Trong bài báo này, bạn sẽ khảo sát những thành phần chính của PC và những chỉ dẫn về tính năng đối với các hệ thực hiện mức cao và có khả năng mua được nhất. (Xem "Một hệ thống hợp với túi tiền" đi kèm bài).

CHọN MộT Hệ THốNG

Khả năng đứng vững được của một hệ thống máy tính tốt phụ thuộc vào ba thành phần: kiểu loại CPU, tốc độ CPU và cấu trúc bus của hệ thống.

CPU - trí tuệ trung tâm

Bộ xử lý trung tâm CPU (Central processing unit) là một chip nhỏ bằng khoảng một con tem bưu điện, kiểm soát hoạt động của máy tính.

Bộ xử lý 386 CPU đáng kính - khởi đầu cho quản lý bộ nhớ ảo và chế độ đa nhiệm của Windows và OS/2 đã được thay thế bởi 486 và Pentium (586) ở mức cao. Như thế, bạn sẽ hỏi, chỉ với hai loại CPU, làm sao có thể có nhiều loại máy tính đến như vậy?

Câu trả lời trở nên rõ ràng hơn khi bạn hiểu rằng mỗi chip lại có các tốc độ (clock speed) khác nhau, tốc độ này xác định mức độ máy tính có thể thực hiện các công việc đa nhiệm nhanh tới mức nào. Chẳng hạn, 486 có các bản 66, 80 và 100MHz, trong khi Pentium có 60, 66, 75, 90, 100, 120 và 133MHz.

Tóm lại, nếu bạn sử dụng một loạt các ứng dụng định hướng chuyên nghiệp và đồ họa, tốc độ xung nhịp càng lớn càng tốt. Còn nếu bạn chủ yếu thực hiện các công việc soạn thảo văn bản thì không cần đầu tư vào chíp loại 100MHz đắt tiền, mà chỉ cần loại 60 hoặc 66MHz.

CPU là phần tử chính trong bo mạch hệ thống (cũng gọi là bo mạch chính), chứa toàn bộ mạch điện, khe cắm, công tắc và bộ nhớ cần để cho máy tính có thể hoạt động. Ngoài việc chọn CPU thích hợp, bạn cũng nên xem xét lượng bộ nhớ RAM, kích cỡ cache và cấu trúc bus.

Bo mạch hệ thống IBM PC ban đầu có thể chỉ có 64K RAM, cấu hình thành 4 bank với 9 chip DIP (dual in-line package) riêng rẽ. Các hệ thống hiện nay dựa trên các SIMM (single in-line modun memory); đó là tấm card cắm vào các khe của bo mạch. Các SIMM có hai kiểu: 30-pin và 72-pin (số chân). Mặc dù không có bản nào tốt hơn, điều quan trọng là bạn phải làm sao để kiểu loại và tốc độ của các SIMM phù hợp với các yêu cầu máy PC nếu bạn mua một máy tính theo kiểu từng phần một.

Bất kỳ một hệ thống mới nào đều có thể chấp nhận lượng bộ nhớ RAM tối thiểu là 32MB. Chẳng hạn, đối với một hệ thống sử dụng loại SIMM 30-pin, 8 khe cắm được sắp xếp thành 2 bank, mỗi bank gồm 4 khe. Tất cả các chip trong cùng một bank phải cùng một kiểu loại, điều này có nghĩa là nếu bạn định nâng cấp thành một PC với 8MB RAM, bạn sẽ có 8 SIMM loại 1MB.

Nếu túi tiền cho phép, hãy tìm mua loại 16MB (được sắp xếp thành các chip 4MB); nó sẽ cho bạn tốc độ thực hiện tốt hơn và đồng thời dành chỗ để nâng cấp sau này.

Để tránh việc làm giảm tốc độ bộ xử ly và cải thiện tốc độ thực hiện của toàn hệ thống, một lượng nhỏ bộ nhớ truy cập nhanh - gọi là cache - được thêm vào bo mạch hệ thống. Một vài hãng sản xuất bo mạch hệ thống kiết kiệm tiền cho bạn bằng cách thêm vào một cache chỉ 64K hoặc 128K. Nhưng như vậy là quá nhỏ. Iít nhất cache phải có kích cỡ là 256K.

Cũng đừng làm rối cache bo mạch hệ thống bằng một cache tự gắn vào CPU. Cả 486 và Pentium đều chứa cache internal (cache bên trong) để tăng tốc các hoạt động riêng bên trong chip. Cache internal không phải là một thay thế cho cache external (cache ngoài) của bo mạch hệ thống.

BUS - kênh trao đổi thông tin

Một tính năng cơ bản khác cần tính đến khi mua máy PC mới là bus hệ thống của nó. Về bản chất, bus hệ thống cho phép bạn bổ sung âm thanh, fax, hoặc một scanner, chỉ bằng cách mở máy ra và gắn thêm bo mạch mở rộng. Một vài kiểu loại system-bus đang trở nên được ưa chuộng, ba loại quan trọng nhất là VL (VESA local), PCI và ISA.

Trong số đó, PCI có lẽ là lựa chọn của bạn cho hiện tại và tương lai. Dược thiết kế cho Pentium chip, PCI cũng được tiếp nhận nhanh chóng cho các hệ 486, PowerPC và các hệ khác. Nó đem lại tốc độ thực hiện gần như VL bus - bus này được thiết kế cho các máy 486, nhưng có lẽ PCI sẽ thống trị thị trường, thay thế cả VL và các hệ dựa trên ISA.

Tuy nhiên, cho tới khi điều này xảy ra, hãy yên chí rằng tất cả các hệ VL và PCI hiện nay trên thị trường đều trợ giúp ISA: đó là điều tốt, vì gần như mỗi một bo mạch bành trướng được bán vẫn tương thích với ISA.

Tóm tắt chỉ dẫn cho người mua

Các tính năng kỹ thuật của hệ thống:

- Tối thiểu 486DX2-66

- Bộ nhớ cache 256K hoặc hơn

- Tối thiểu 4MB RAM, nên là 8MB hoặc hơn

- Tốt hơn nên là PCI bus; VL bus chấp nhận được

CHọN MàN HìNH

Một trong những thách thức khó khăn mà bạn sẽ phải đối mặt khi mua máy PC mới là chọn màn hình. Để làm chủ một loạt các đặc điểm kỹ thuật, các thuật ngữ thông dụng và toán học cao cấp hơn, bạn sẽ phải ý thức rằng mặc dù một vài máy có bán kèm màn hình nhưng nhiều model của IBM, Compaq và NEC, chẳng hạn, đòi hỏi bạn phải chọn một màn hình riêng. May thay, bạn chỉ cần phải biết 4 đặc điểm kỹ thuật - đó là dot pitch (kích thước của chấm màn hình), độ phân giải, tốc độ phục hồi màn hình và kích cỡ - để xác định bất kỳ một màn hình nào sẽ thực hiện tốt tới mức nào.

Điểm cần chú ý nhất

Một dot pitch là khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm sáng khác nhau tạo ra trên màn hình và được đo bằng milimeter. Dot pitch càng nhỏ thì hình ảnh xuất hiện càng sắc nét - sẽ là lý tưởng đối với các đồ họa phức tạp như các bản vẽ CAD (thiết kế bằng máy tính).

Đối với phần lớn các ứng dụng, hãy tìm mua một màn hình với dotch pitch tối thiểu là 0,28mm. Bạn có thể tìm thấy màn hình có dot pitch 0,39mm với giá rẻ hơn. Nhưng đừng bị lừa về giá cả - mặc dù lớn hơn chỉ có 0,11mm, nhưng thậm chí text lớn trông cũng rất mờ, cứ như là nó ở sau một miếng giấy sáp.

Phần lớn các hãng sản xuất màn hình thể hiện "độ phân giải" trong một chú thích ngắn gọn gồm "số-lượng-điểm x số-lượng-dòng" (nghĩa là: số lượng điểm có thể trên một dòng và số lượng dòng trên toàn màn hình). Chẳng hạn, độ phân giải đồ họa VGA là 640x480. Các độ phân giải Super VEGA có thể bao gồm cả 800x800, 1024x768, 1280x1024 và 600x1280.

Điều quan trọng cần nhớ là "nhuyễn hơn" (như trong loại 1600x1280) không nhất thiết là tốt hơn. Chẳng hạn, phần lớn các màn hình mới đều hỗ trợ độ phân giải 1280x1024 dành cho các ứng dụng định hướng đồ họa và đa phương tiện ngày nay. Điều này nghe có vẻ rất tuyệt, cho tới khi bạn tìm cách đưa một cái gì đó vào Windows và tự thấy mình lác cả mắt trước những chữ li ti trên màn hình rất nhỏ. Không có gì đáng ngạc nhiên cả, kích cỡ màn hình của bạn sẽ xác định bạn có thể sử dụng một cách hiệu quả độ phân giải của bạn ở mức nào. Chẳng hạn, nếu bạn đang xem xét màn hình với độ phân giải là 1024x768, nó có thể nhỏ một cách bất tiện trên màn hình 14-inch với giá tiết kiệm (khoảng 250 USD). Tuy nhiên, cùng độ phân giải như vậy có thể rất thích hợp cho một màn hình 17-inch đắt tiền hơn (khoảng 650 USD). Nếu bạn không thể trả nhiều tiền như thế, màn hình tiện dụng nhỏ nhất cho độ phân giải 1024x768 là màn hình 15-inch (khoảng 325 USD).

Nhưng dù sao độ phân giải bạn muốn thế nào đi nữa, nguyên tắc cơ bản là: đừng tốn thêm tiền cho độ phân giải bạn sẽ không bao giờ cần đến.

Xét toàn bộ màn hình

Một khi bạn biết số lượng dot pitch và độ phân giải của một màn hình, câu hỏi tiếp theo là: Tốc độ phục hồi (refresh rate) màn hình ra sao?

Tốc độ phục hồi màn hình xác định tốc độ máy tái tạo cường độ của các điểm nhanh thế nào khi chúng xuất hiện và mờ đi trên màn hình. Nếu tốc độ phục hồi màn hình đủ nhanh, việc mờ dần của từng điểm rất khó nhận thấy. Nhưng nếu nó không nhanh, khi dòng cuối cùng của hình ảnh hiện trên màn hình, rất dễ nhận thấy là dòng đầu sẽ mờ dần.

Để đối phó với vấn đề này, một vài hãng sản xuất màn hình sử dụng kỹ thuật thuật được biết đến với tên interlacing (đan). Thay vì vạch mỗi dòng của hình ảnh trong mỗi lần quét dọc (chế độ non-interlaced), màn hình interlaced cách 1 dòng mới vạch, bằng cách lấy hai lần quét để vẽ một hình ảnh đơn. Hai bộ đường kẻ nằm chồng nhau, cứ 2 lần quét tạo ra một hình ảnh.

Các màn hình interlaced thường rẻ hơn một chút so với màn hình non-interlaced, nhưng độ sáng nhấp nháy của các dòng xen kẽ vẫn gây ra một sự nhấp nháy khó chịu. Không phải mọi người đều nhạy cảm với sự nhấp nháy này, mà cũng không phải nó luôn được nhận thấy, nhưng tốt hơn bạn nên tránh điều đó bằng cách chọn cho mình một màn hình mang lại cho bạn độ phân giải bạn muốn ở tốc độ non-interlaced 60Hz hoặc hơn.

Giờ đây, tất cả những gì bạn cần làm là chọn một video card kiểm soát được độ sâu màu (color depth) của màn hình (là số lượng màu bạn có thể hiện lên đồng thời). Bảng đi kèm bài này chỉ ra độ sâu màu của màn hình có thể hỗ trợ bởi card 1MB và 2MB video RAM ở 4 độ phân giải thông dụng.

Điều chú ý quan trọng nhất khi chọn video card là phải chắc chắn rằng nó khớp với các đặc tính kỹ thuật màn hình của bạn. Chẳng hạn, nếu màn hình của bạn hỗ trợ loại 1024x768, bạn sẽ phải chắc chắn rằng video card cũng như vậy, Tránh mua quá mức: trả một khoản tiền cho một card thực hiện cao sẽ là phí phạm nếu màn hình của bạn không thể hỗ trợ các chế độ độ phân giải cao.

Tóm tắt chỉ dẫn cho người mua màn hình:

- 0,28mm dot pitch (hoặc nhỏ hơn)

- 1024x768 hay tốt hơn là độ phân giải non-interlaced

- Tối thiểu màn hình 15-inch phẳng hoặc full-view

- Tối thiểu 1MB video card; 2MB cho độ phân giải cao hơn

CHọN ĐĩA CứNG

Đĩa cứng trải qua một quãng đường dài. Mặt dù một vài điều đã không đổi hàng năm nay ("lớn hơn" vẫn là tốt hơn) - ngày nay bạn sẽ ngạc nhiên một cách hài lòng khi biết rằng lớn hơn cũng rẻ hơn. Giá thông thường của đĩa là 34 cent/1MB, và giảm xuống hàng ngày.

Tuy nhiên, có điều đã thay đổi qua mấy năm nay, là chuẩn đĩa cứng. Trong khi một vài chuẩn đã xuất hiện rồi biến mất, ngày nay bạn chỉ cần xem xét 2 họ - IDE và SCSI, khi mua cho một máy mới.

Không còn câm nữa

Những đĩa cứng trước đây "bị câm". Toàn bộ trí tuệ cần để thao tác chúng nằm ở card điều khiển đĩa. Tất nhiên, kiểu thiết kế này đã làm đĩa cứng rẻ hơn, nhưng cũng tạo ra một vấn đề nghiêm trọng: Nếu card điều khiển không hỗ trợ đĩa cứng của bạn thì bạn không thể sử dụng no.ã Vì các hãng sản xuất đĩa cứng nhanh chóng nhận ra rằng những đĩa cứng không thể sử dụng sẽ không thể bán được, họ đã thiết kế cái gọi là hệ thống IDE (Integrated Drive Electronics), trong đó hầu hết các phần điện tử điều khiển đều được gắn vào chính đĩa cứng. Có một thời, IDE đã được ưa chuộng, tiện dụng khắp mọi nơi. Nhưng vì nó chỉ hỗ trợ cho đĩa với tối đa 504MB, một chuẩn mới là SCSI (Small Computer Systems Interface) đã nhập cuộc cho những đĩa lớn hơn.

Vì SCSI bus giống như một mạng nhỏ, việc thêm trí tuệ như vậy vào các thiết bị ngoại vi gây tốn kém hơn cho hãng sản xuất. Vì thế, các thiết bị SCSI thường là đắt hơn loại IDE "câm".

Tuy nhiên, với các phần mở rộng dựa trên ROM được đặt trong các SCSI adapter card, hệ thống DOS có thể vượt qua giới hạn 504MB của IDE và truy nhập các đĩa cứng tới 8GB. Hơn nữa, một SCSI bus có tốc độ truyền dữ liệu từ 5MB đến 40MB 1 giây, trong khi giới hạn trên của tốc độ truyền dữ liệu của IDE là 4MB/giây.

Hãy chờ đã, vẫn còn nữa!

Vì đòi hỏi về chỗ trên đĩa cứng còn tiếp tục tăng, SCSI đã trở nên giao tiếp được lựa chọn. Tuy nhiên, mới đây, hai phần mở rộng độc lập (và thực tế là giống nhau) do chuẩn IDE đã được thông báo sẽ ra mắt. Một phần mở rộng là AT Attachment 2 (ATA-2) và mở rộng khác là Enhanced IDE (EIDE). Cả hai đều hỗ trợ đĩa IDE tới 8GB, và có tốc độ truyền tới 16MB/1 giây.

Người sử dụng khả năng của IDE nào muốn tận dụng lợi thế của EIDE sẽ phải mua một bộ điều khiển EIDE-tương thích (thêm 30 đến 50 USD).

Bạn sẽ có được tốc độ truyền dữ liệu, khả năng truy nhập đĩa EIDE trên 504MB như một khối, và truy nhập đĩa và file 32-bit trong Windows tốt hơn.

Khi đó câu hỏi thực sự sẽ là: bạn cần có đĩa cứng đến cỡ nào? Để có cái nhìn toàn diện hãy xem dưới đây: Nếu bạn muốn cài đặt bộ Microsoft Office hãy dự kiến tới 110MB. Nếu bạn sử dụng thêm Windows, hãy dự kiến từ 30 đến 50MB dành cho file trao đổi thường trực.

Và nếu bạn sẽ dùng Windows 95 hay OS/2 trong tương lai, hãy tính đến thêm 50MB. Nên nhớ rằng: không hệ mới nào chấp nhận đĩa cứng nhỏ hơn 400MB.

Tóm tắt chỉ dẫn người mua đĩa cứng

- Hãy lấy kích cỡ ổ đĩa thực để so sánh

- ổ đĩa từ 500 đến 800MB cho giá trị tốt nhất

- ổ đĩa hơn 504MB đòi hỏi một bộ điều khiển đặc biệt

CHọN THIếT Bị NGOạI VI

Sau khi bạn chọn kiểu loại CPU, đĩa cứng và hệ thống video cho máy PC mới của bạn, có lẽ bạn sẽ cho rằng công việc khó khăn đã qua. Sức mạnh là rất tuyệt, nhưng chính các phần phụ trợ và thiết bị ngoại vi mới làm cho máy tính của bạn trở nên đa năng như mong muốn. Những thiết bị gắn thêm được ưa chuộng và ích lợi nhất là modem, đĩa CD-ROM, card âm thanh, và các băng từ backup. Dưới đây là một vài chỉ dẫn ngắn gọn nên xem xét trước khi bạn phung phí tiền.

Hãy quan sát tốc độ

Các modem hàng đầu ngày nay tuân theo đặc điểm kỹ thuật V.34, điều này có nghĩa là chúng nhanh hơn trước - có tốc độ truyền không nén tới 28,8 kbps (kilobit/giây) và tốc độ truyền nén tới 115 kbps. Điều đáng chú ý hơn là bạn có thể có được một modem với khả năng fax với giá khoảng 200 USD.

Bạn có thể tìm mua các lạoi modem rẻ hơn, nhưng chúng thường thiếu mạch điện đặc biệt, cần để đảm bảo sự truyền thông tin cậy. Nếu không vì túi tiền hạn chế, thì không vì lý do gì bạn lại đặt một modem chậm hơn 14,4kbps.

CD-ROM tốc độ kép hay 4?

Vài năm vừa qua đã chứng kiến một sự giảm từ từ và đều đặn trong giá cả các ổ đĩa CD-ROM, trong khi khả năng thực hiện đã tăng với các model kép, gấp 3, gấp 4 và giờ đây là 6. Khả năng thực hiện tốt hơn cũng đòi hỏi một card điều khiển riêng, gây khó khăn trong cài đặt.

Tuy nhiên, mới đây, Mitsumi Electronics Corporation tung ra ổ đĩa CD-ROM FX-400 tốc độ 4 với giao điện IDE có giá trị dưới 200 USD. Với một chút cố gắng bạn có thể cài đặt nó trong hệ thống của bạn: nối nó vào cùng dây cáp gắn vào đĩa cứng IDE trong máy, rồi nạp các driver và thế là xong.

Nhưng trước khi bạn vội vàng đi mua ổ đĩa "mang tính cách mạng" này, bạn sẽ cần một dây cáp nối đôi và một bo mạch IDE dual-channel (khoảng 30 USD). Không có dây cáp và bo mạch thích hợp, bạn không thể sử dụng khả năng truy nhập đĩa 32-bit trong Windows và tạo các kết nối với ổ đĩa CD-ROM trong cùng một hệ thống.

Dù có nhược điểm đó, một ổ đĩa IDE CD-ROM cho bạn khả năng thực hiện tuyệt vời với giá thấp. Nhưng nếu túi tiền của bạn đặc biệt hẹp, bạn vẫn có thể tham gia vào cuộc cách mạng multimedia bằng cách mua một ổ đĩa tốc độ kép với giá thành 100 USD.

Đầu tư về âm thanh

Dù bạn quan tâm đến sử dụng tiếng nói hay chuyển tải âm nhạc, việcbổ sung âm thanh vào máy PC có thể là một sự đầu tư lớn - chừng nào bạn biết kiểu loại card âm thanh nào là tốt nhất cho mỗi ứng dụng.

Nếu bạn có ý định chỉ làm việc với tiếng nói và bạn đang muốn chấp nhận chất lượng giới hạn, một card 8-bit giá tương đối rẻ với tốc độ 11KHz sẽ là thích hợp. Nhưng nếu bạn muốn thưởng thức phần mềm multimedia hay muốn tái tạo audio chất lượng CD từ các file WAV và MIDI, card của bạn phải là 16-bit với tốc độ 44KHz.

Một lợi điểm khác là card 16-bit cũng có thể mã số hóa và tái tạo âm thanh 8-bit, như thế nó là hoàn hảo cho cả tiếng nói lẫn âm nhạc.

Card âm thanh 16-bit giá rẻ hiện nay (khoảng dưới 100 USD, kể cả loa) có thể tái tạo âm thanh của các nhạc cụ khác nhau bằng công nghệ có tên là FM Synthsis. Nhưng xu hướng được ưa chuộng nhất trong âm nhạc PC là card âm thanh 32-bit wave-table, card này chứa các mẫu digital của các nhạc cụ hiện thời chứa trong ROM. Rõ ràng là chất lượng đã tăng lên, vấn đề chỉ còn là bạn sẽ quyết định liệu có đáng tiêu thêm 200 hay 250 USD hay không.

Sao chép dự phòng

Dù bạn mua từng phần hay nguyên cụm, máy PC mới của bạn có lẽ sẽ được cài DOS 6.0 hay 6.2, Windows 3.1 hay Windows for Groups, và rất nhiều chương trình tiện ích trên đĩa cứng. Để tiết kiệm tiền, nhiều hãng bán máy không còn bán kèm các đĩa sao cho mỗi chương trình, như thế công việc đầu tiên bạn sẽ phải làm là sao lưu hệ thống.

Tuy nhiên, vì đĩa cứng và các ứng dụng ngày càng lớn hơn, việc sao lưu bằng đĩa mềm không còn tiện lợi nữa. Thay vì thế hãy xem xét ổ đĩa băng từ (khoảng 150 USD). Ôổ này sử dụng các cartridge nhỏ và chứa được 120MB. Với chế độ nén, một ổ băng từ có thể thường nén được 250MB các file trên một băng. Việc cài đặt là rất nhanh vì ổ băng gắn vào bộ điều khiển đĩa mềm hiện thời của bạn.

Bàn phím và chuột

Vì bạn hoặc sẽ phải sẽ phải sử dụng nhiều thời gian để gõ vào bàn phím hoặc là dùng chuột nếu bạn chạy các chương trình Windows, nên không được đánh giá thấp giá trị của một bàn phím và chuột chất lượng.

Tuy nhiên, phần lớn các hệ thống máy tính để bàn đều được đi kèm những bàn phím rẻ tiền, với các phím dính chặt có thể làm cho người đánh khó chịu trong nhiều giờ. IBM từ lâu đã nổi tiếng với các bàn phím tốt nhất trong kinh doanh, và đúng là đáng được khen như thế. Focus và Northgate cũng làm những bàn phím chất lượng như vậy.

ảnh hưởng của chuột chất lượng quá kém thể hiện âm ỉ hơn. Chuột có thể rất linh hoạt nhưng không giống như một bàn tay người. Các góc thì nhọn, và làm khó chịu. Việc nhấn các phím rất bất tiện.

Như vậy, sự tiện lợi thoải mái là yếu tố đầu tiên khi chọn chuột. Chuột của Microsoft (khoảng 60 USD) thường được khoe là chất lượng, và các loại ít nổi tiếng hơn nhưng chấp nhận được có thể mua từ các các hãng sản xuất khác với giá dưới 20 USD. Khôn ngoan nhất là gắn với một thiết bị tương thích Microsoft để dễ cài đặt nhất và tương thích với phần lớn các ứng dụng.

Tóm tắt chỉ dẫn cho người mua thiết bị ngoại vi:

- Modem : V.34 28,8 kbps với fax

- Ôổ đĩa CD-ROM: tốc độ 4, IDE

- Card âm thanh: tổng hợp FM, 16-bit

- ổ băng backup: 250MB

- Bàn phím: 101 phím, IBM

- Chuột: tương thích Microsoft, serial

Lão Zen
06-12-2008, 03:49 PM
Lắp đặt card đồ họa mới


Thay bộ xử lý mới hoặc lắp thêm RAM có thể tăng tốc độ xử lý các ứng dụng nghiệp vụ cho PC, nhưng muốn tận dụng hết ưu thế của các ứng dụng Windows nhiều hình họa và các game 3D thế hệ mới nhất hiện nay, chỉ có card đồ họa loại tốt mới đảm đương nổi. Rất may là card đồ họa ngày càng trở nên nhanh hơn và mạnh hơn nhưng giá vẫn tiếp tục hạ. Hiện nay một card đồ họa giá 50 USD đến 150 USD đã có thể hoạt động tốt hơn nhiều so với những card có giá tương đương hồi năm ngoái.

Thay thế bộ điều khiển đồ họa của PC là một trong những công việc nâng cấp thường xuyên nhất mà người sử dùng máy tính có thể tự làm, và cũng là công việc dễ nhất. Các hãng sản xuất card đồ họa chủ yếu có ATI (www.atitech.com), Diamond (www.diamondmm.com); Hercules (www.hercules.com), Intergraph (www.intergraph. com/ics), Matrox (www.matrox. com), Real 3D (www.real3d .com), Creative (www.soundblaster.com và STB (www. stb.com). Nếu quyết định thực hiện phương án này, bạn phải tìm hiểu PC của mình dùng khe cắm PCI hay AGP. Máy kiểu cũ thường có khe PCI, nhưng máy mới, đặc biệt là các hệ thống dùng Pentium II, có xu hướng trang bị một khe đơn loại Accelerated Graphics Port có tốc độ đồ họa cao hơn một ít. Lưu ý rằng một số máy tính có tính năng đồ họa AGP nhưng không có khe cắm AGP. Thay vào đó, chúng có một chip điều khiển đồ họa AGP được gắn trực tiếp trên bo mẹ. Nếu PC của bạn là loại như vậy, bạn phải vô hiệu hóa chip này và nâng cấp bộ thích ứng đồ họa của PC (graphics adapter) bằng một card PCI.

Quyết định mua loại card nào tùy vào những gì bạn dự định làm với hệ thống của mình. Các ứng dụng nghiệp vụ thông thường (kể cả ứng dụng đồ họa như Microsoft PowerPoint và Adobe Photoshop) chỉ dùng đồ họa 2D, trong khi đó các game lại yêu cầu 3D tốc độ cao. Tất cả các loại card hiện nay đều xử lý cả 2D lẫn 3D, nhưng loại này có thể tốt hơn loại kia tùy từng tác vụ. Ví dụ, card StarFighter của Real3D, được thiết kế chủ yếu cho game, có tốc độ 3D cực tốt, nhưng chỉ cho tốc độ trung bình đối với các ứng dụng 2D. Một số bo khác thỏa hiệp giữa hai tác vụ để cả hai đều tốt vừa phải, và có một số bo khác tối ưu tốt cho cả hai. Chẳng hạn, PC World Mỹ đã đánh giá card Matrox Millennium G200 (loại card đồ họa được dùng trong ví dụ ở đây) có hiệu năng tuyệt vời trong ứng dụng 2D lẫn 3D.

Lượng bộ nhớ kèm theo card đồ họa không còn là một vấn đề quan trọng nữa. Trừ một số không đáng kể, còn hầu hết các bo hiện nay đều có ít nhất 8MB RAM - quá đủ để hiển thị True Color (16,8 triệu màu) ở độ phân giải 1024 x 768, và thực hiện hàng chục công việc với tốc độ cần thiết của hầu hết các game. Tuy nhiên, nếu bạn định chơi những game mới nhất yêu cầu tính năng đồ họa 3D siêu mạnh, bạn phải mua những loại card mới có 12MB hoặc 16MB RAM, như STB Velocity 4400 chẳng hạn. Với loại game 3D thì bộ nhớ càng lớn sẽ cho tính chân thực càng cao.

Nhiều loại card còn có thêm một số tính năng khác như bộ điều chỉnh TV, giải mã DVD, hoặc cổng nối PC với TV. Chọn thêm tính năng nào là tùy theo các ứng dụng mà bạn sẽ dùng.

Cuối cùng để tận dụng chế độ đồ họa phân giải cao nhất của card mới, bạn nên cân nhắc mua một màn hình loại mới.

Minh Xuân

US PC World 4/99


--------------------------------------------------------------------------------

Hãy làm theo những bước sau để nâng cấp card đồ họa:

1. Tìm driver mới nhất. Driver là phần mềm điều khiển card đồ họa, nó có chức năng rất quan trọng trong việc làm cho card hoạt động với hiệu năng và độ tin cậy cao nhất. Rất may là các hãng chế tạo card đồ họa thường xuyên nâng cấp driver của họ. Trước khi lắp đặt card mới, bạn nên vào Web site của hãng đó để kiểm tra ngày tháng của driver mới nhất. Nếu driver trên Web site mới hơn driver trên đĩa mềm hay trên CD-ROM kèm theo card, hãy tải xuống và lưu vào một folder trên đĩa cứng (đa số trường hợp bạn phải bung các tập tin cần thiết từ một folder ZIP đã được nén, hoặc chạy tập tin .*** tự động giải nén các tập tin đó). Trước khi bắt tay vào việc, hãy xem kỹ tập tin readme vì có thể có những thông tin quan trọng về lắp đặt.

Bạn cũng nên sao lưu lại tất cả dữ liệu đề phòng trường hợp có sai sót.



2. Thay card. Tắt điện máy tính, tháo đầu nối màn hình ra khỏi mặt sau của card đồ họa và mở nắp máy tính.



Tháo các vit giữ card đồ họa trên máy, chạm tay vào khung máy để tự nối đất người bạn, cẩn thận rút card ra.



Xác định khe cắm là AGP (A) hay PCI (B). Dóng thẳng và cắm card mới vào như hình (C) đối với AGP, hoặc hình (D) đối với PCI. Vặn chặt vit để giữ card cố định.

Nối cáp màn hình vào đầu nối ở mặt sau card đồ họa. Đừng đậy nắp máy tính vội.

3. Cài đặt phần mềm. Bật điện PC. Thông thường bạn phải nhìn thấy một thông báo xuất hiện nhanh trên màn hình cho biết Windows đã phát hiện được phần cứng mới và đang cài đặt phần mềm cho nó.

Bạn nhìn thấy màn hình nào là tùy theo phiên bản Windows nào đang được dùng. Đọc kỹ nội dung các màn hình này và làm theo hướng dẫn trong đó. Nếu định dùng một driver nâng cấp (xem bước 1), bạn biết folder nào lưu driver đó. Nếu dùng driver kèm theo card, đưa đĩa mềm hoặc CD-ROM vào máy. Windows 98 sẽ tự động tìm đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM nếu bạn đánh dấu vào các ô thích hợp; với Windows 95 bạn phải xác định nơi chứa driver hoặc dùng nút Browse đề tìm.



Có thể bạn sẽ được gợi ý về tùy chọn cài đặt các tính năng hoặc các tiện ích bổ sung. Có thể bạn còn bị yêu cầu đưa đĩa CD-ROM gốc của Windows 9x vào. Cuối cùng, bạn phải khởi động lại máy tính.

4. Thay đổi các thiết lập. Sau khi khởi động lại, PC sẽ vào một chế độ đồ họa mặc định. Chọn thiết lập nào và chọn chúng như thế nào là tùy thuộc vào loại card đồ họa bạn lắp đặt. Dĩ nhiên, trước hết bạn phải đọc tài liệu kỹ thuật của card để có các hướng dẫn, nhưng thường bạn phải chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn đúp chuột lên Display, và lên nhãn Settings. Dùng các con trượt ỏColor paletteõ và ỏDisplay areaõ để thiết lập độ sâu màu và độ phân giải. Nếu chưa biết chắc màn hình của mình có thể hoạt động với những giá trị thiết lập nào, bạn thử một số tổ hợp khác nhau. Windows sẽ kiểm thử từng giá trị và thông báo để bảo đảm rằng màn hình hoạt động tốt.



Với một số card, như Millennium G200 của Matrox được trình bày ở đây, bạn phải cài đặt các tiện ích tùy biến riêng của chúng để có thể truy cập từ biểu tượng trong khay hệ thống của thanh tác vụ Windows 9x. Các tiện ích khác thì cài đặt biểu tượng tùy biến riêng của chúng trong Control Panel.

Nếu gặp vấn đề - chỉ đạt độ phân giải VGA bìnhthường chẳng hạn - bạn kiểm tra lại các đầu nối cáp, bảo đảm card được cắm chắc chắn trong khe của nó, và sau đó thử cài đặt lại các driver này.

Lão Zen
06-12-2008, 03:50 PM
Lắp đặt ổ cứng mới
Bạn đang lo là dung lượng đĩa cứng của mình không đủ? Ngoài những đòi hỏi của Windows, Office và các phần mềm khác, bạn phải đối mặt với những yêu cầu cấp bách về không gian đĩa. Để xây dựng hay biên soạn những tập tin đồ họa, âm thanh hoặc video, bạn phải có nhiều hơn so với ổ cứng 2GB hoặc 4GB EIDE mua từ năm ngoái.

Tuy nhiên, trước khi lắp đặt ổ cứng mới, bạn nên chú ý: máy PC trước 1994 không thể nhận biết loại ổ đĩa lớn hơn 528 MB, máy PC trước 1996 bị giới hạn ở mức 2,1 GB, và một số PC mới hơn không thể chạy với ổ đĩa trên 8,4 GB. Mặc dù các phần mềm kèm theo ổ đĩa EIDE sẽ vượt qua các giới hạn này, song hãy xem xét để cập nhật BIOS của PC bằng mọi cách, nhất là trường hợp bạn quan tâm đến vấn đề tương thích Y2K. Nếu PC của bạn có BIOS flash (loại ghi được), thì có thể nâng cấp bằng cách tải xuống phần mềm từ Web site của hãng sản xuất. Nếu không, bạn phải mua một chip nâng cấp BIOS. ổ đĩa EIDE mới dùng giao tiếp 33 mbps Utra DMA/33. Các đầu nối EIDE trên bo mẹ của PC đã được chế tạo từ hơn hai hoặc ba năm trước không thể xử lý nổi tốc độ này. Bạn có thể dùng các ổ đĩa cùng thời này nhưng không thể tránh bị thiệt thòi chút ít về hiệu năng.

Vì ổ đĩa mới lớn hơn ổ cũ, nên cài đặt nó là ổ đĩa C:, còn ổ cũ thì dùng làm ổ D:. Muốn chép dữ liệu từ ổ cũ sang ổ mới, bạn dùng tiện ích sao chép đi kèm ổ đĩa mới, hoặc mua riêng (một số tập tin chép bằng lệnh DOS sẽ không chạy).

Bùi Xuân Toại

US PC World 5/99


--------------------------------------------------------------------------------

1. Tối ưu ổ đĩa đang dùng. Trước hết phải bảo đảm ổ đĩa cứng đang dùng của bạn không bị trục trặc. Chạy ScanDisk (chọn Start. Programs. Accessories. System Tools. ScanDisk), và sau đó tối ưu hóa ổ đĩa (Start. Programs. Accessories. System Tools. Disk Defragmenter). Tiếp theo, thực hiện sao lưu toàn bộ nội dung của ổ đĩa.

Nếu phần mềm chuẩn bị đĩa có bán kèm theo ổ đĩa cứng mới, và được chứa trên đĩa mềm có khả năng khởi động, bạn đút đĩa đó vào ổ A: và khởi động lại máy PC. Nếu phần mềm này không chứa trên đĩa mềm khởi động được, bạn phải khởi động lại máy bằng một đĩa khác có sẵn trong máy hoặc tạo một đĩa khởi động như vậy. Để tạo đĩa mềm khởi động được, bạn đưa đĩa trắng vào ổ A:, nhấn kép chuột lên My Computer, chọn ổ đĩa đó, rồi chọn File.Format. Chọn Full format, và đánh dấu vào ô bên cạnh dòng Copy system files. Sau khi máy đã được khởi động lại và xuất hiện dấu nhắc A>, bạn đưa đĩa chứa phần mềm chuẩn bị đĩa vào, và làm theo những hướng dẫn của tài liệu sử dụng để chạy phần mềm đó.



2. Khảo sát ổ đĩa cũ. Tắt điện máy tính, mở nắp máy, và tìm hiểu xem các jumper trên ổ đĩa đang dùng dễ hay khó thâm nhập. Nếu may mắn, bạn có thể thâm nhập vào các jumper này mà không phải tháo ổ đĩa cũ ra. Nếu phải tháo, bạn tháo cáp dẹt (A) và cáp cấp điện (B) ra khỏi ổ đĩa, đồng thời chú ý dây màu trên cáp dẹt nối vào ổ đĩa như thế nào (dây này thường có màu đỏ). Bảo đảm phải có một đầu nối thứ hai trên cáp dẹt để gắn vào ổ đĩa mới, đồng thời cũng phải có sẵn một đầu nối cáp điện còn rỗi đang nằm đâu đó trong máy tính. Nếu không, bạn sẽ phải tìm mua một dây cáp dẹt cho hai ổ đĩa và adapter dạng chữ Y để tạo ra hai đầu nối điện từ một đầu.

Nếu phải tháo ổ cũ để thâm nhập vào các jumper, có thể chỉ cần trượt nó ra một cách đơn giản, hoặc phải mở bốn con vít. Dù theo cách nào cũng phải cẩn thận để không làm hỏng các bộ phận điện tử nhạy cảm bên dưới ổ đĩa, đồng thời nhớ xem xét kỹ các bộ phận của ổ đĩa.

3. Cài đặt các jumper ổ đĩa. Khi có hai ổ đĩa EIDE nối chung vào một cáp dữ liệu, một ổ phải được cài đặt thành ổ chính (master) và ổ kia là ổ phụ (slave). Hầu hết các loại ổ đĩa - như ổ Western Digital trình bày ở đây đều có thiết lập jumper đơn để bạn sử dụng trong trường hợp PC chỉ có một ổ đĩa.

Phần lớn các ổ đĩa cứng đều chỉ ra cách thiết lập jumper, được in trên nhãn gắn ở mặt trên của chúng (C). Nếu ổ đĩa của bạn không có, xem trong sổ tay hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết về các cách cài đặt.

Tiến hành cài đặt jumper trên ổ đĩa mới thành ổ chính, và đổi cài đặt jumper trên ổ đĩa cũ thành ổ phụ.



4. Lắp đặt phần cứng. Nếu trong bước 2 bạn đã tháo ổ đĩa cũ thì bây giờ lắp lại. Đưa ổ đĩa mới vào khoang của nó, bảo đảm sao cho đủ gần với ổ đĩa kia để các đầu nối của cáp có thể cắm vừa vào từng ổ đĩa. Với một số PC, bạn phải lắp một cặp đường ray hoặc thậm chí cả giá đỡ để ổ 3,5 inch vừa vào khoang ổ đĩa 5,25 inch (xem lại trong hộp đựng PC; các hệ thống mới có thể kèm theo đường ray và giá đỡ dự phòng).

Gắn hai đầu nối trên cáp dẹt vào các ổ đĩa cũ và mới. Mỗi đầu nối gắn vào ổ đĩa nào cũng được, chỉ cần bảo đảm sợi dây màu trên cáp đó phải hướng vào chân gần đầu nối điện (một số hệ thống mới thường kèm theo đầu nối cáp dữ liệu có khóa để đề phòng bạn cắm sai). Đến đây bạn kiểm tra lại xem cáp dữ liệu đã được nối chắc chắn vào bo mẹ chưa. Thông thường cáp của ổ cứng được nối với đầu nối EIDE đầu tiên, còn cáp của các thiết bị EIDE khác thì nối vào đầu nối EIDE thứ hai. Cắm các đầu nối cấp điện vào cả hai ổ đĩa.

5. Sao chép từ cũ sang mới. Khởi động PC. Trong khi đang khởi động, bạn vào chương trình cài đặt của máy tính và kiểm tra để chắc chắn các ổ đĩa 1 và 2 đều đã được thiết lập ở Auto (D) sao cho hệ thống của bạn tự động phát hiện hai ổ đĩa này, đồng thời cài đặt đúng các thông số. Lưu lại các thông số cài đặt rồi khởi động lại từ đĩa mềm khởi động.

Đưa đĩa mềm chứa tiện ích sao chép ổ đĩa vào, rồi nhập lệnh (thường lệnh này được in trên nhãn đĩa) để chạy chương trình. Làm theo các hướng dẫn (như Ontrack được trình bày ở đây) để cài đặt ổ đĩa mới, sau đó chép tất cả dữ liệu từ ổ cũ sang ổ mới.



6. Bước cuối cùng. Khi thực hiện xong phần mềm tiện ích, bạn rút đĩa mềm ra và khởi động lại PC. Máy sẽ phải khởi động và chạy Windows bình thường. Khi đã tin chắc mọi thứ đều hoạt động, bạn nên format lại ổ đĩa cũ để dọn sạch nó trước khi tiếp nhận dữ liệu mới. Để thực hiện điều này, bạn nhấn kép chuột lên My Computer, nhấn nút phải chuột lên chữ cái của ổ đĩa cũ (giờ đây là D:) và chọn Format.

Lão Zen
06-12-2008, 03:51 PM
Lắp đặt ổ đĩa CD-RW

Trong khi chờ đợi "DVD ghi lại được" (DVD Rewritable - DVD-RW) tự khẳng định (không thể trong một hai năm tới), thì phương án tốt nhất để tạo ra các đĩa CD là CD-RW. Công nghệ "ghi nhiều lần" này đã thay thế CD-R (recordable - có thể ghi) trên mọi lĩnh vực, nhờ khả năng thêm và bớt dữ liệu trên CD - là những việc mà công nghệ "ghi một lần" của CD-R không thể thực hiện được. Trong khi đĩa CD-RW có giá cao hơn CD-R rất nhiều (20 USD so với 1 USD), thì khả năng "có thể ghi lại" đã làm cho nó rất thích hợp với công việc sao lưu, và xứng với giá tiền của nó.

Nếu bạn đang cân nhắc việc bổ sung thêm một ổ đĩa CD-RW cho hệ thống thì trên thị trường đang có rất nhiều sản phẩm của các hãng khác nhau, bao gồm Hewlett-Packard, Hival, Philips, Ricoh, Smart & Friendly, và Yamaha. Giá các ổ EIDE lắp trong vào khoảng từ 300 USD đến 350 USD; ổ dùng cổng song song lắp ngoài từ 400 USD đến 450 USD; các ổ SCSI cả loại lắp trong lẫn lắp ngoài đều có sẵn, nhưng giá cao hơn, bắt đầu từ 500 USD. (Có thể bạn cũng cần có một card SCSI lắp thêm bên trong giá từ 100 USD đến 200 USD.)

ổ EIDE CD-RW kinh tế nhất vẫn ghi ở tốc độ 2X và đọc ở 6X. Nếu sẵn lòng chi thêm một ít tiền (khoảng 100 USD), thì bạn có thể có loại ổ đĩa EIDE CD-RW mới nhất (như CD-Writer Plus 8110i của HP được trình bày ở đây) ghi ở tốc độ 4X và đọc ở tốc độ 24X (loại Plus ghi vào đĩa CD-RW ở tốc độ 2X và đọc chúng ở tốc độ 8X). Tốc độ ghi có thể tạo sự khác biệt: ghi đầy một đĩa CD-R hoàn chỉnh mất khoảng 35 phút với ổ 2X, nhưng với ổ 4X chỉ mất có 18 phút. Tuy nhiên bạn phải có ổ đĩa lắp trong (EIDE hoặc SCSI) hoặc ổ SCSI gắn ngoài mới đạt được tốc độ 4X đó; các ổ CD-RW dùng cổng song song bị hạn chế ở tốc độ ghi 2X.

ổ đĩa SCSI thường cho hiệu năng cao hơn và được thiết kế để dùng cho những công việc nặng, chủ yếu là những lắp đặt cộng tác thường phải tạo nhiều đĩa CD.

Trong thời gian hiện nay, các thiết bị ghi SCSI 4X là chuẩn nhất, mặc dù kiểu 2X vẫn còn gặp trong các hoạt động cần tiết kiệm ngân sách; các thiết bị ghi 8X sẽ trở nên thông dụng trong tương lai không xa.

Đây là một phần thưởng giá trị: bạn có thể dùng ổ CD-RW để nén các đĩa CD-R. Đa số người dùng đều thực hiện ghi đĩa CD-R nhiều hơn CD-RW. Lý do đơn giản là khía cạnh kinh tế. Đĩa CD-R trắng rẻ và thường được các nhà sản xuất hào phóng tặng miễn phí để khuyến mãi hoặc kèm thêm vào các thiết bị khác. Đĩa CD-RW trắng giá khoảng 20 USD/chiếc - với không gian lưu trữ lớn đến 529 MB (đĩa CD-RW không có đủ dung lượng 650MB như CD-R vì phải san sẻ bớt cho việc format và thông tin thư mục).

Nếu PC của bạn có khoang ổ đĩa mềm 5.25 inch còn rỗi thì rất thuận lợi cho ổ đĩa CD-RW lắp trong. Bạn sẽ vẫn muốn giữ lại ổ CD-ROM đang dùng của mình vì tốc độ nhanh của nó trong việc đọc các đĩa nguồn, dù cho đó có là loại lắp trong hay lắp ngoài. Dưới đây là các bước lắp đặt ổ đĩa CD-RW; đối với EIDE thì xuất phát từ bước 1, còn loại dùng cổng song song thì từ bước 2.

Bùi Xuân Toại US PC World 1/99


--------------------------------------------------------------------------------

1. Ghép nối ổ đĩa CD-RW loại EIDE.á

Có một số ổ đĩa yêu cầu bạn phải cài đặt phần mềm của chúng trước khi lắp đặt ổ đĩa. Hãy đọc kỹ tài liệu kỹ thuật và các hướng dẫn cài đặt nhanh kèm theo ổ đĩa trước khi bắt đầu. Nếu phải cài đặt phần mềm trước, bạn nhảy qua bước 3 và sau đó mới quay trở lại bước này.

Tắt điện PC và mở nắp máy.

ổ CD-ROM đang dùng của bạn có thể được nối bằng cáp dữ liệu rộng vào đầu nối kênh EIDE thứ cấp (A) trên bo mẹ; và đầu nối phụ thêm của cáp đó (B) là nơi tốt nhất để ghép nối ổ đĩa CD-RW mới của bạn. Nếu thấy cả ổ cứng và ổ CD-ROM đều đang gắn vào đầu nối kênh EIDE sơ cấp, thì hãy xem xét để cắm ổ CD-ROM sang kênh thứ cấp.



Nếu ổ CD-ROM đã được cắm vào đầu nối EIDE thứ cấp trên bo mẹ rồi, thì cài các jumper của ổ CD-RW sang vị trí Slave (C) rồi cắm ổ đó vào đầu nối phụ thêm trên cáp. Phải bảo đảm mép cáp có đánh dấu đỏ được nối với Pin 1 trên ổ CD-RW (thường nằm kề đầu nối nguồn).

Nếu hiện chưa có gì gắn vào đầu nối EIDE thứ cấp trên bo mẹ, thì cài các jumper của ổ CD-RW vào vị trí Master và dùng dây cáp bán kèm ổ đĩa này để nối nó với bo mẹ.



Muốn ổ CD-RW phát nhạc và các âm thanh khác, thông thường bạn sẽ phải tháo cáp âm thanh của ổ CD-ROM ra trước vì hầu hết card âm thanh chỉ đủ chỗ cho một cáp.

Gắn ổ đĩa này vào PC. Có một số hộp máy yêu cầu phải có những giá lắp đặc biệt. May mắn ra thì các giá lắp này có kèm theo PC của bạn. Nếu không có, bạn sẽ phải hỏi hãng sản xuất PC hoặc nơi bán máy.

Tìm một đầu nối nguồn còn rỗi và cắm nó vào ổ đĩa.

Chuyển sang bước 3.


--------------------------------------------------------------------------------

2. Ghép nối ổ CD-RW dùng cổng song song.á

Bật điện PC và ấn phím (hoặc các phím) để nhập chương trình cài đặt BIOS của hệ thống (công việc này thay đổi tùy theo các nhà sản xuất nên phải đọc tài liệu hướng dẫn). Hãy bảo đảm cổng song song trên PC của bạn được cài đặt ứng với EPP (Enhanced Parallel Port), hoặc tốt hơn là với ECP (Enhanced Capabilities Port). Trên nhiều máy, cài đặt BIOS (A) sẽ cho chế độ kết hợp ECP/EPP. Đó là chế độ lý tưởng.



Tắt điện hệ thống. Nếu có máy in hoặc một thiết bị dùng cổng song song nào đó đã được gắn vào thì hãy tháo dây cáp của thiết bị đó ra.

Nối một đầu cáp dữ liệu đi kèm ổ CD-RW với cổng song song của PC, còn đầu kia của cáp thì nối với đầu nối thích hợp ở mặt sau ổ CD-RW (B).



Nếu bạn có máy in hoặc một thiết bị dùng cổng song song nào đó thì nối lại dây cáp của nó vào cổng máy in (cổng song song trung gian) sau lưng của ổ CD-RW (C).

Nối cáp nguồn vào mặt sau ổ CD-RW (D), và cắm dây cáp điện đó vào một ổ cắm AC thích hợp.

Cuối cùng, nếu định dùng ổ CD-RW mới để nghe đĩa CD nhạc bằng máy tính thì nối cáp âm thanh (E) từ sau lưng ổ CD-RW đến jack vào card âm thanh của hệ thống.


--------------------------------------------------------------------------------

3. Cài đặt phần mềm. á

Bật điện PC và cài đặt phần mềm bán kèm ổ CD-RW (A). Thủ tục thay đổi tùy nhà sản xuất, nên phải theo sát các hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật.

Nếu lắp đặt ổ CD-RW loại EIDE lắp trong thì Windows 95, Windows 98, hoặc có thể phần mềm của ổ CD-RW sẽ phát hiện được nó một cách tự động khi khởi động và cài đặt phần mềm driver cần thiết (B). Có thể máy sẽ yêu cầu bạn cài đĩa CD-ROM Windows 9x nguyên thủy vào.



Đối với ổ CD-RW dùng cổng song song, bạn phải làm theo các hướng dẫn (không giống nhau đối với các loại ổ khác nhau). Phần mềm này sẽ tự động cài đặt tất cả các driver cần thiết. Có thể bạn yêu cầu khởi động lại hệ thống sau khi quá trình cài đặt đã hoàn thành.

Sau khi phần mềm driver được cài đặt và ổ đĩa đã có thể hoạt động, bạn còn phải cài đặt các ứng dụng CD-RW, thường chứa trên CD-ROM bán kèm ổ đĩa.

Nếu phần mềm cài đặt không thể tìm được ổ đĩa, bạn chuyển vào Start.Settings.Control Panel, nhấp đúp chuột lên biểu tượng System, rồi chọn nhãn Device Manager. Nếu ổ đĩa mới hiện ra với một dấu chấm than bên cạnh, bạn vào Start.Help, gõ hardware troubleshooter vào hộp tìm kiếm, và làm theo hướng dẫn. Nếu vẫn không làm cho ổ đĩa hoạt động được, bạn gọi điện yêu cầu trợ giúp kỹ thuật.


--------------------------------------------------------------------------------

4. Bắt đầu tạo ra các đĩa CD.á

Phần mềm đi kèm ổ CD-RW sẽ hướng dẫn bạn qua suốt quá trình tạo các đĩa CD-R âm thanh và dữ liệu, cũng như chuẩn bị các đĩa CD-RW để sử dụng (việc format mỗi đĩa CD-RW mất khoảng một giờ).

Lão Zen
06-12-2008, 03:51 PM
Lắp đặt ổ đĩa DVD-ROM

Không như dự đoán, mặc dù đã qua nhiều năm, ổ đĩa DVD-ROM vẫn chưa thay thế được ổ CD-ROM. Tuy nhiên, ổ DVD-ROM là một thiết bị ngoại vi đang trở nên phổ biến trong máy PC mới.

Đĩa DVD-ROM cho hình video động với chất lượng cao hơn nhiều so với CD-ROM, đồng thời cũng nâng tính hiện thực của các game lên mức độ mới. Phương tiện DVD-ROM còn cho phép chứa các phần mềm giáo dục và giải trí có nội dung phong phú trên một số lượng đĩa ít hơn so với CD-ROM. Tài liệu địa lý Complete National Geographic chẳng hạn, được ghi trên một bộ gồm 30 đĩa CD-ROM hoặc chỉ 4 đĩa DVD-ROM. Và trò chơi Riven phổ biến được xuất bản trên 5 đĩa CD-ROM, nhưng với DVD-ROM thì chỉ cần 1 đĩa.

Các bộ cài đặt DVD-ROM thuộc thế hệ thứ ba, như Creative Labs PC-DVD Encore 6X D được giới thiệu ở đây, sẽ cho bạn hiệu năng DVD-ROM mới nhất, đồng thời vẫn có thể đọc được các CD-ROM bình thường. Bộ cài đặt có card giải mã PCI MPEG-2 (như Encore) cho bạn khả năng xem phim DVD trên màn hình máy tính hoặc trên TV. Sau đây là cách lắp đặt bộ DVD-ROM thế hệ thứ ba gồm ổ đĩa với giao tiếp IDE (giao tiếp phổ biến nhất hiện nay).

Bùi Xuân Toại
PC World Mỹ 9/99


--------------------------------------------------------------------------------

1. Chuẩn bị hệ thống máy tính để nâng cấp.



Việc lắp đặt ổ DVD-ROM, card giải mã MPEG, và tất cả các phần mềm cần thiết sẽ làm thay đổi cấu hình PC của bạn. Cho nên, để an toàn, bạn phải bảo đảm PC không bị trục trặc nào và giải quyết hết mọi sự bất tương hợp trước khi bắt đầu. Chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn kép lên biểu tượng System (hoặc nhấn nút phải chuột lên My Computer và chọn Propertiess), rồi nhấn tiếp lên Device Manager. Nếu nhìn thấy dấu chấm than bên cạnh bất kỳ mục thiết bị nào, bạn hãy chọn Start.Helps, rồi xác định và chạy trình tìm hỏng phần cứng thích hợp của Help. Đồng thời tiến hành sao lưu toàn bộ đĩa cứng.


--------------------------------------------------------------------------------

2. Lắp card giải mã MPEG.



Tắt máy PC và rút dây điện ra khỏi ổ cắm. Tiếp đất người bạn - tốt nhất là dùng một vòng chống tĩnh điện đã kẹp vào vật kim loại nối đất. Tháo nắp máy và tìm một khe PCI còn trống. Tháo miếng che kim loại của khe đó ra khỏi mặt sau máy PC. Cẩn thận gắn card giải mã vào khe cắm và bảo đảm nó đứng vững chắc. Vặn chặt các vít giữ.


--------------------------------------------------------------------------------

3. Lắp ổ DVD-ROM.

Hiện nay, bo mạch chủ PC có hai kênh IDE, một chính và một phụ, mỗi kênh đều có đầu nối riêng (A). Một dây cáp nối ổ đĩa cứng của bạn vào kênh chính, còn dây cáp kia thường nối ổ CD-ROM vào kênh phụ. Nếu trên mỗi dây cáp đó còn có một đầu nối dự trữ nằm giữa bo mẹ và thiết bị thì mỗi kênh còn hỗ trợ thêm một thiết bị thứ hai nữa. Nếu có thể, bạn nối ổ DVD-ROM vào cùng cáp với ổ CD-ROM. Trường hợp đã có một ổ thứ hai - như ổ băng từ hoặc ổ Zip chẳng hạn - chiếm mất đầu nối dự trữ này, thì bạn nối ổ DVD-ROM vào cùng cáp với ổ đĩa cứng. Hy vọng một trong hai cáp IDE của bạn còn đầu nối trống. Nếu không, bạn dùng dây cáp có kèm theo trong bộ nâng cấp ổ DVD-ROM.

Bảo đảm các jumper trên mặt lưng ổ DVD-ROM được thiết lập ở vị trí "slave" (B). Nếu cần có một khung gá ngoài để gắn ổ này trong máy tính (ví dụ, bạn lắp ổ 3,5 inch vào khoang 5,25 inch), hãy lắp nó vào. Đẩy trượt ổ DVD-ROM vào trong khoang ổ đĩa của PC (C) đồng thời nối cáp IDE và cáp điện vào sau lưng ổ DVD-ROM (D). Chú ý lắp đúng mép có màu (thường là đỏ) của cáp IDE vào chân 1 trên đầu nối của ổ DVD-ROM (nó được đánh dấu).










--------------------------------------------------------------------------------

4. Nối dây cáp tiếng (audio) và cáp video.

Đây là lúc mà bạn cảm thấy mình rất giống một thợ điện. Bạn sẽ phải cắm nhiều dây cáp và thực hiện nhiều chi tiết ghép nối tùy theo từng hãng sản xuất. Các ghép nối được trình bày ở đây chỉ áp dụng riêng cho bộ Creative Labs PC-DVD Encore 6x với hệ giải mã Dxr3. Bạn đọc kỹ tài liệu hướng dẫn kèm theo bộ cài đặt của mình và thực hiện từng bước đúng như sau:



a. Nối cáp audio từ sau lưng ổ DVD-ROM đến đầu vào Audio 1 của card MPEG.

b. Nếu đã có cáp audio nối từ lưng ổ CD-ROM đang dùng đến card âm thanh, bạn hãy tháo nó khỏi card âm thanh và gắn với đầu vào Audio 2 của card MPEG.

c. Nối dây cáp audio từ đầu ra Audio của card MPEG đến đầu vào Audio của card âm thanh.

d. Tháo cáp màn hình ra khỏi cổng đồ họa trên PC và cắm nó vào đầu ra màn hình ngoài trên card MPEG.

e. Nối dây cáp dẫn ngược tín hiệu video (kèm theo bộ DVD-ROM) từ card MPEG đến đầu ra màn hình trên card đồ họa của PC.

f. Nếu định xem phim DVD bằng TV, bạn dùng một trong các dây cáp video kèm theo bộ nâng cấp (có đầu nối kiểu RCA hoặc kiểu S-video tùy theo khả năng của TV) để nối đầu ra video của card MPEG với đầu vào video của TV.

g. Nếu bạn có máy thu stereo hoặc hệ thống loa PC có thể giải mã âm thanh vòng (surround) Dolby Digital , thì dùng một dây cáp (thường không có trong bộ DVD-ROM) để nối card MPEG này với hệ thống stereo.


--------------------------------------------------------------------------------

5. Cài đặt các driver và phần mềm điều khiển ổ DVD-ROM.

Cắm điện cho PC và bật máy. Windows 95 hoặc 98 sẽ phát hiện ổ đĩa và card mới, đồng thời yêu cầu cài đặt các driver. Đưa đĩa chứa driver (đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM) vào PC và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.
Tiếp theo, cài đặt phần mềm điều khiển DVD-ROM có kèm theo trong bộ nâng cấp. Các chi tiết cài đặt thay đổi tùy theo hãng sản xuất, cho nên bạn phải làm theo các hướng dẫn đối với bộ của bạn. Có thể phải khởi động lại PC sau cài đặt.



Cuối cùng, kiểm tra xem ổ đĩa mới có đọc được cả đĩa CD-ROM lẫn đĩa DVD-ROM hay không. Nếu bị trục trặc - máy tính không nhận biết ổ đĩa hoặc không đọc được đĩa, hay bạn không nghe được âm thanh chẳng hạn - hãy tắt PC và kiểm tra lại tất cả các đầu nối (vì có nhiều dây cáp nên rất dễ cắm sai vị trí). Nếu vẫn không giải quyết được trục trặc, bạn gọi điện cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của nơi cung cấp. Khi đã chắc chắn mọi thứ đều hoạt động tốt, bạn tắt máy tính và lắp lại nắp máy.

Lão Zen
06-12-2008, 03:52 PM
Lắp ráp máy tính cho riêng mình

Phần khó khăn nhất của việc lắp ráp máy tính riêng của bạn là chọn ra được những thành phần linh kiện đúngá

Một trong những thay đổi quan trọng nhất của nền công nghiệp máy tính trong 2 năm qua là các máy tính hữu danh (mang nhãn hiệu của các hãng có uy tín) chiếm lĩnh được thị trường bán lẻ.

Chỉ mới đây 1991, nhãn hiệu ngự trị tại Hồng Kông - nếu bạn có thể gọi được như vậy - là các loại máy nhái (clone) tương thích vô danh (có nhãn của các hãng không tên tuổi) bày bán nhan nhản. Các máy này thông thường được lắp ráp theo ý muốn của các nhà bán lẻ và chúng được bán với giá chỉ bằng phân nủa của các máy hữu danh cùng thời.

Việc liên tiếp giảm giá mà khởi đầu là hãng Compaq. Computer đã làm giá của hàng loạt máy hữu danh "rớt" xuống mức của các máy tương thích vô danh. Trong một số trường hợp thậm chí còn thấp hơn.

Phải chăng là có quá ít động lực thúc đẩy cho mỗi cá nhân để chọn máy nhái tương thích vô danh khi mà một máy nổi tiếng tương tự được hổ trợ của một công ty lớn cũng có thể mua với giá khoảng chừng đó mà thôi ?

Rõ ràng có một vài người trong chúng ta cảm nhận thấy sự ra đi của các máy vô danh tương thích rẻ tiền, đã một thời hoàng kim. Thông thường các máy này có chất lượng nghi ngại đến nổi các nhà lắp ráp không muốn nhận bảo hành khi ra khỏi cơ sở của họ.

Nhưng, đã luôn có và đến bây giờ vẫn còn chổ cho những khách hàng lắp ráp máy cho bản thân mình. Các máy tính này cho phép một sự kết hợp duy nhất cho phần cấu thành được thiết kế cho những công việc chuyên biệt. Do đó, một người sử dụng có hiểu biết có thể chọn một máy nhái tương thích vô danh, bởi vì không có sản phẩm hữu danh nào đáp ứng chính xác được chỉ tiêu dự kiến của họ.

Thực sự, người sử dụng như vậy có thể thích lắp ráp riêng cho mình hơn. Dù tin hay không, thì công việc đó cũng không đến nổi khó khăn như tưởng tượng ra. Nó có thể được hoàn thành trong thời gian không tới một ngày.

Các phương diện cân nhắc

Khi quyết định nên chăng lắp ráp riêng cho mình một máy nhái tương thích, bạn hãy tự hỏi mình tại sao lại muốn làm điều đó ?

+ Muốn tiết kiệm tiền ?

+ Muốn có một máy tính tốt hơn ?

+ Muốn có một máy đáp ứng được chính xác được điều bạn muốn ?

+ Muốn tái sử dụng một số linh kiện bạn đã có sẵn ?

+ Muốn học thêm về máy tính ?

Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, thì việc lắp máy cho riêng bạn có thể không phải là ý tưởng hay nhất. Chẳng hạn, nếu bạn sử dụng máy tính chỉ để đánh văn bản đơn giản hoặc có thể tính toán một vài bảng tính bây giờ và sau này, thì máy hữu danh hẳn sẽ làm được mọi điều bạn muốn và còn hơn thế. Chi phí cho các thành phần để lắp ráp máy của bạn thực sự có thể vượt quá giá của một máy hữu danh có chức năng tương tự.

Nếu bạn muốn có một máy tính tốt hơn, thì việc lắp ráp một máy tính toàn bằng các thành phần hạng nhất có thể có ý nghĩa. Chẳng hạn, thật là khó tìm được một máy tính hữu danh nào được trang bị card âm thanh MIDI hoặc card đồ họa 3 chiều hạng nhất.

Các nhà sản xuất có tên tuổi phải cân đối chi phí của họ với chất lượng. Điều này thường có nghĩa là họ chọn các thành phần hứa hẹn một thị trường lớn nhất có thể được. Nhà sản xuất tính hữu danh từ chối một cách có ý thức việc dùng các thành phần cực tối tân, bởi chúng sẽ nâng tổng chi phí máy lên vượt mức mà những người mua tiền năng có thể chấp nhận.

Tất nhiên, những người bán lẻ luôn muốn thực hiện những thay thế cho khách hàng. Nhưng bạn nên cẩn thận vì bạn có thể thấy là việc thay thế sẽ phải thêm một khoản lớn vào chi phí cuối cùng của máy tính.

Ví dụ giả thiết là bạn muốn có ổ đĩa cứng SCSI - 2.1 GB. Nếu máy hữu danh đi kèm ổ đĩa cứng chuẩn IDE 340MB, thì việc thay thế ổ đĩa lớn hơn có thể mất thêm từ 1.000 đến 1.200 USD vào giá thành máy.

Trong thực tế, một số người bán lẻ coi hầu như bất cứ sự thay thế nào cũng là một cơ hội vàng. Cuối cùng, nếu bạn tự thấy phải thay thế hơn một hoặc hai thành phần, thì có thể tốt hơn hết bạn hãy lắp ráp máy tính cho riêng mình.

Đáp ứng yêu cầu của bạn

Bạn cũng viện dẫn lý lẽ tương tự, nếu bạn muốn có một máy tính đáp ứng được đúng điều bạn cần.

Giả sử rằng bạn muốn sử dụng máy tính cho xử lý ảnh bằng số hóa. Có thể hiểu được máy đó sẽ đòi hỏi giao diện SCSI cho scanner, 32 RAM, một ổ đĩa 2GB và một card hiển thị video với 4M RAM.

Nếu một nhà cung cấp hữu danh không sẵn sàng chào một máy tính được đặt hàng cho thị trường xử lý ảnh thì có lẽ là bạn sẽ không tìm thấy một máy tính có những chỉ tiêu kỹ thuật này trên quầy bán.

Lựa chọn của bạn còn là : hoặc tự lắp ráp riêng cho mình hoặc mất tiền cho nhà bán lẻ, thay thế những thành phần bạn đòi hỏi.

Nhưng đa số những người dùng không có những nhu cầu như vậy. Tuy nhiên có lý do khác để cân nhắc việc lắp ráp.

Đó là bạn đã có sẵn một số thành phần.

Giả sử rằng, năm ngoái bạn đã cài đặt một ổ đĩa lớn hoặc một hệ thống multimedia hiện đại trong hệ thống máy 386 cũ của bạn và bạn nhận ra rằng nó không còn thời thượng nữa.

Bạn đã quyết định rằng bạn có thể giữ lại ổ cứng, hệ thống âm thanh, màn hình 15 inch, bàn phím và có thể cã vỏ máy.

Các nhà bán lẻ máy hữu danh thích bán cả hệ thống nhưng mua cả một hệ thống sẽ có nghĩa là lãng phí và trùng lắp. Bằng cách tự lắp ráp cho mình bạn chỉ phải mua các thành phần bạn cần nâng cấp. Điều này có thể có ý nghĩa lớn.

Hơn nữa, việc lắp ráp cho mình có thể là cách chọn khả thi nếu bạn muốn học tập về máy tính. Và, cuối cùng thì đó có thể là lý do xác định nhất để bạn tự thực hiện điều này.

Nhưng tất nhiên điều này không phải là con đường tốt nhất dành cho tất cả mọi người.

Hãy đối mặt với sự thật, nếu bạn không biết một tí gì về công việc thì nên quên câu chuyện "tự lắp ráp".

Đồng thời, có thể bạn phải tuân thủ các chỉ dẫn đã có. Mỗi thành phần bạn mua sẽ đi kèm tài liệu mà bạn cần đọc và hiểu. Nếu bạn không thể làm được điều đó thì kết quả có thể là thất bại và lỗi lầm sẽ đắt giá.

Đi mua bán

Giả thiết rằng : bạn đã quyết định lắp ráp máy tính cho mình. Đó là ý tưởng hay và bạn đã sẵn sàng bắt tay vào công việc. Bước đầu tiên là đi thám sát thị trường.

Hãy ghé vào một số cửa hàng bán máy và quan sát các chàng trai đang bán hàng. Bạn có thể học được rất nhiều về cái đã có trên thị trường. Hãy phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật. Đừng lấy làm ngạc nhiên nếu bạn thấy có máy hữu danh thỏa mãn được nhu cầu của bạn. Đồng thời, hãy để mắt tới những thỏa hiệp mà bạn có thể chấp nhận được.

Rút cuộc, có thể là bạn sẽ không phải tự lắp ráp máy riêng cho mình nữa.

Một khi bạn đoán chắc là không có ai bán sẵn máy tính mà bạn mong muốn, thì hãy bắt đầu mua linh kiện. Sơ bộ bạn phải biết bạn cần cái gì lúc đó, nếu không, bạn đừng chọn cách lắp ráp máy riêng cho mình. Sau đây là danh sách các nhu cầu tối thiểu :

Vỏ máy : Điều này có thể là nhỏ nhặt song không phải là như vậy đối với số người lắp ráp máy riêng cho mình, bởi vì không có nhà sản xuất nào đề xuất chọn vỏ nào đúng. Vỏ có thể được chia thành một số nhóm : loại "xếp gọn" (compact), loại "đặt bàn" (desktop), loại "để đứng" cỡ nhỏ (mini - tower) và "để đứng" toàn phần. Trong việc quyết định mua vỏ nào, điều cần thiết là nó phải đủ lớn để chứa được tất cả các thứ bạn dự tính sẽ cài đặt. Chẳng hạn, nếu bạn dự tính phải có 3 thiết bị cỡ 5/12 inch (ví dụ, một ổ đĩa mềm 1.2 M, một ổ CD - ROM và một thiết bị băng từ làm dự phòng) thì hãy bảo đảm rằng vỏ máy của bạn có 3 hộc cửa.

Đồng thời, hãy lưu ý tới bộ cung cấp điện. Các bộ cung cấp điện 300 W ngày nay hiếm khi cần, nhưng bạn nên có được bộ cung cấp điện ít nhất 230 W.

Đèn hiển thị LED là tùy chọn. Một số người thích, còn người khác không quan tâm. Các đèn LED có thể khó bố trí, nhưng đó cũng là điểm cần cân nhắc.

Mặt khác hãy chắc chắn là vỏ máy có tất cả các công tắc, dây cáp cần thiết.

Bo mạch hệ thống : Hãy cẩn thận lựa chọn trong số các bo mạch có trên thị trường. Đầu tiên hãy chọn loại CPU bạn muốn, chẳng hạn loại Intel 486DX4 hoặc Pentium60. Sau đó, quyết định lượng RAM bạn cần. 8 MB có vẽ là tối thiểu hiện nay, nhưng nếu bạn dự tính chạy Windows NT hoặc hệ thống điều hành khác DOS, thì 16 MB có lẽ là tốt hơn. Hãy chắc chắn là bạn nhận được bo mạch hệ thống có cả RAM và CPU cần thiết đã được cài và lập cấu hình.

Đồng thời hãy quyết sớm kiều Bus (tuyến) mà bạn muốn các card bổ sung sử dụng. Thông thường sẽ có 4 hoặc 5 khe cắm ISA (Industry Standard Architeture) và 2 hoặc 3 khe cắm tốc độ cao của VESA Local Bus hoặc PCI chuẩn. Thế là, bạn có thể kết thúc mục này.

Chọn Bus

Tuy nhiên, hãy chọn bo mạch hệ thống có PCI hoặc là Cocal Bus. Cụ thể cái nào cũng không quan trọng lắm, không như các nhà bình luận muốn thuyết phục bạn, dù rằng PCI có thể hơn một chút trong cuộc chạy đua gang tấc.

Bạn nên tốn nhiều thời gian đi tìm mua thật đúng bo mạch hệ thống. Một số người lắp ráp chọn bo mạch theo tên nhãn hiệu. Những người khác soi mói bộ chip hoặc ROM BIOS cụ thể. Một cuộc dạo mua cho phép bạn thu hẹp phạm vi tới một loại đáp ứng được nhu cầu của bạn.

Hãy tìm những bo mạch hệ thống có các cổng sẵn. Rất nhiều bo mạch ngày nay cài sẵn các cổng IDE, FDD và các cổng I/O khác nhằm mục đích : bạn không phải mua các tấm mạch bổ sung riêng rẽ cho các thiết bị ngoại vi thông dụng.

Các card bổ sung : Các card bổ sung mà bạn cài đặt sẽ phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố : cái gì đã được thiết kế trong bo mạch hệ thống và thiết bị ngoại vi gì bạn muốn bổ sung.

Về nguyên tắc, hãy chỉ mua card bổ sung nào bạn thật sự cần. Chắc chắn là card video (được bàn dưới đây), và có thể vài loại card I/O khác.

Cho dù ngày càng nhiều nhà sản xuất bo mạch hệ thống đưa các cổng I/O thông dụng vào bên bo mạch mẹ, thì điều này cùng còn chưa phải giải quyết xong. Bạn có thể cần thứ đã quen biết rộng rãi là card đa cổng I/O (multi-I/O) cho máy in và các cổng tuần tự. Ngày nay các loại card như vậy chắc chắn là chứa cả các giao tiếp đĩa cứng và đĩa mềm.

Nếu bạn muốn âm thanh multimedia thì bạn sẽ cần có card âm thanh có thể làm luôn chức năng giao diện của CD - ROM.

Hiện nay, một số ổ đọc CD - ROM và số lượng các thiết bị ngoại vi sử dụng giao diện SCSI tăng, chúng thông thường có một card bổ sung riêng.

Phần lớn các card bổ sung có thể cắm vào các khe cắm ISA, nhưng có một vài thứ nên dùng cho khe cắm tốc độ cao. Loại này bao gồm card đồ họa và card điều khiển đĩa cứng (hoặc bộ điều khiển đa cổng I/O).

Card hiển thị video : Card video bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào màn hình bạn có. Không có chuyện nhận được hình ảnh mịn với card video độ phân giải cao nếu như màn hình của bạn không cho phép thực hiện điều đó. Thường điều này có nghĩa là kích thước màn hình lớn hơn và tần suất "hồi phục" (refresh) nhanh hơn.

Chẳng hạn, màn hình 14 inch có thể là quá nhỏ để thể hiện độ phân giải 1024 x 768. Đối với phần lớn người dùng thì 800 x 600 là kích cỡ thuận tiện nhất trên màn hình 14 inch. Nếu bạn muốn sử dụng độ phân giải cao hơn, bạn sẽ cần một màn hình lớn, 17 inch chẳng hạn.

Sau đó, đến vấn đề màu sắc. Hầu như không có ai thỏa mãn 16 màu chuẩn của VGA nữa. Bảng 26 màu được nhiều người thích hơn, nhưng đối với đồ họa sặc sỡ bạn có thể muốn hiển thị đầy đủ 24 bit "màu thực" bằng 16,7 triệu sắc độ.

Trong độ phân giải 800 x 600, điều này sẽ đòi một bộ tăng tốc độ họa và ít nhất 2M video RAM và Bus giao diện tốc độ cao (hoặc là VESA hoặc là PCI). Ơở độ phân giải cao hơn bạn sẽ cần 4M video RAM cho các hiển thị màu thực.

Thủ thuật ở đây là làm cho các tài nguyên của hệ thống của bạn đáp ứng sự hiển thị như vậy. Để có kết quả lạc quan, bạn sẽ cần một CPU toàn năng và rất nhiều RAM (ví dụ 8M) cũng như card đồ họa và màn hình tương ứng.

Màn hình : Màn hình có thể là một thiết bị ngoại vi mà bạn có thể tái sử dụng. Tất nhiên nếu bạn muốn một cảm giác vui tươi, hoàn toàn mới mẽ cho máy tính được lắp tại nhà, thì đặt mua một màn hình mới.

Ngày này xu hướng nghiêng về màn hình lớn. Trong khi chỉ vài năm trước đây, màn hình 14 inch (được đo theo đường chéo màn hình) vốn là chuẩn của máy tính trong văn phòng, thì ngày nay chiều hướng nghiêng về các kiểu 15 inch.

Nếu bạn có thể đủ khả năng, thì hãy cân nhắc đến kiểu 17 inch. Các màn hình của hàng loạt cỡ 19, 20, 21 có lẽ không cần đến nếu như bạn không làm công việc thiết kế đồ họa hoặc là chế bản các ấn phẩm lớn.

Bỏ qua kích cỡ màn hình bạn chọn, hãy tìm các kiểu có kích thước điểm không lớn hơn 28mm dot pitch và tần suất "hồiphục" là 70 Hz hoặc lớn hơn nữa. Những chỉ tiêu này nổi lên như là chuẩn công nghiệp và nếu bạn muốn màn hình của bạn không lạc hậu trong 4 - 5 năm tới thì hãy làm điều đó.

Cuối cùng, luôn luôn xem xét bất kỳ màn hình nào trước khi bạn mua nó. Có những khác biệt về màu sắc và sự biểu hiện giữa các màn hình. Do đó, để tránh sự hối tiếc, hãy xm xét kỹ màn hình bạn mua, trước khi mang về nhà.

Đĩa cứng : Kiểu của ổ đĩa cứng của bạn nhận được có thể phụ thuộc vào ngân quỹ của bạn cũng như bất kỳ điều gì khác nữa. Thông thường các ổ đĩa như vậy có 2 loại : IDE hoặc SCSI (SCSI - 2 và ngày nay là SCSI - 3). Đối với đa số mọi người ổ đĩa IDE là lựa chọn tốt hơn, bởi vì nó rẻ hơn và dễ cài đặt hơn.

Nếu bạn lắp ráp một máy lớn có năng lực hùng mạnh và bạn không phản đối sự phức tạp thái quá, thì bạn có thể chọn ổ đĩa SCSI. Nhưng hãy chắc chắn rằng đã nhận được một ổ đĩa đủ lớn.

Các máy tính hữu danh hầu như được tranh bị dưới mức toàn diện khi nói về các ổ cứng. Như vậy đó là lĩnh vực bạn có thể thực hiện việc tiết kiệm to lớn khi bạn lắp ráp máy riêng cho mình từ chỡ không có gì.

Nếu bạn đang sử dụng OS/2 hoặc Windows NT, thì ổ đĩa cứng 420M hoặc 540 M là thích hợp. Nếu kém hơn nó sẽ nhanh chóng trở nên chật chội - ngay cả trên máy tính chạy DOS/Windows thông thường.

Đĩa mềm : Ngày nay hiếm khi cần loại gì khác ngoài ổ đĩa 1,44M 3,5 inch. Nếu bạn có nhiều dữ liệu trên đĩa loại 1,2 M cũ thì bạn có thể chọn thêm ổ đĩa này làm ổ thứ 2, nhưng thông thường điều này cũng không thực sự cần thiết.

Nhưng hãy cố gắng để có một ổ đĩa tốt. Một trong những chuyện hay trục trặc nhất mà bạn gặp phải trên một máy tính là các lỗi đọc hoặc viết trên đĩa mềm.

Chênh lệch về giá giữa ổ đĩa mềm "tàng tàng" và loại hàng đầu cũng chỉ là vài chục USD mà thôi. Nếu quá ham rẻ bạn sẽ hối tiếc về sau.

Bàn phím : Hãy hạ cố và kiếm một bàn phím tốt. Các kiểu mẫu "tàng tàng" với độ nhạy của phím kém sẽ làm cho toàn diện bộ máy tính có vẻ như là rẻ, nhưng có thể là nguồn gốc của hư hỏng hệ thống sớm hơn.

Trong lúc này, bạn hãy lưu ý đến bố cục của bàn phím. Bạn cứ tưởng rằng chúng chắc là chuẩn mực của ngày hôm nay, nhưng không phải vậy. Một số nhà sản xuất dường như thích giấu các phím slash (dấu gạch chéo) tại các vị trí không chuẩn.

Cuối cùng, hãy kiểm tra chắc chắn là đầu cắm của bàn phím vừa với khe cắm bàn phím trên bo mạch hệ thống. Có hai loại khác nhau và loại nào bạn chọn sẽ không gây nên sự phân biệt đáng kể. Các đầu cắm chuyển đổi có sẵn, nhưng tốt hơn đối với bàn phím là phích cắm vừa vặn với vị trí đầu.

Mouse : Nếu hệ thống của bạn cho phép, hãy chọn mouse "bus" kiểu PS/2. Nếu không thì mouse serial. Hãy chọn mouse USD chênh lệch đó.

Các thứ khác : Danh sách bao gồm những cái cơ bản. Nếu bạn muốn, chẳng hạn CD - ROM, một thiết bị băng dự phòng hoặc một card bắt video thì bạn có thể nhận được thứ đó bây giờ hoặc bổ sung chúng sau này khi thời gian và ngân quỹ cho phép.

Cài đặt mọi thứ ngay một lần không có lợi. Thực tế có thể bất lỗi, bởi việc truy tìm ra lỗi sẽ khó khăn hơn trên một hệ thống phức tạp.

Nhưng, nếu bạn vẫn muốn có những thứ như vậy, thì bạn có lẽ đừng chờ đợi nữa. Chỉ có lời khuyên có thể cho bạn được ở đây là hãy kiếm cái bạn cần. Sau cùng, thực hiện lắp máy tính của bạn.

Lắp ráp

Một khi đã có đủ các cụm linh kiện và thành phần cần thiết, bạn đã sẵn sàng bắt tay vào lắp ráp.

Phần khó khăn nhất của việc lắp ráp máy tính là chọn được đúng các cụm chi tiết. Làm xong điều đó, thì việc lắp ráp chúng hầu như là vấn đề của việc đọc hướng dẫn đi kèm các thành phần khác nhau.

Hãy bắt đầu từ vỏ máy. Thông thường nó được lắp từng phần, cho phép bạn lắp đặt bộ cắp điện và các công tắc.

Khi vỏ máy đã xong, hãy treo bo mạch hệ thống vào. Nó có một số lỗ tương ứng với các lỗ trong ngăn của vỏ máy.

Thủ tục ráp thông thường là cài các chốt hãm bằng nhựa vào các lỗ của bo mạch hệ thống đúng vào các lỗ trên vỏ máy.

Một hoặc 2 lỗ sẽ được vặn bằng ốc vít. Những lỗ này thông thường ở gần đầu nối bàn phím và khoảng ở giữa cạnh sau của bo mạch, gần khe cắm mở ở sau lưng vỏ máy.

Một khi bo mạch đã được gắn, hãy nối các dây cáp khác nhau. Vỏ máy sẽ chứa khoảng nửa tá đầu nối có chân và hai đầu nối điện nguồn.

Ngày nay, trên phần lớn các vỏ máy các đầu nối có chân được làm dấu như sau :

KBD : Dành cho công tắc bàn phím và LED điện. Đây là đầu nối 5 chân, thường có chân số 2 bị thiếu trên bo mạch và đôi khi đầu nối sẽ có lỗ để khóa. Điều đó bảo đảm cho việc kết nối đúng.

HDD dành cho đèn LED của ổ cứng. Nó là đầu nối 2 hoặc 4 chân.

TURBO dành cho công tắc turbo. Nó là đầu nối 3 chân.

TURBO LEd dành cho đèn chỉ thị tốc độ turbo và/hoặc màn hiển thị LDE, nếu nó được gắn.

RS hoặc RESET dành cho công tắc khởi động lại máy. Đây là đầu nối 2 chân.

SPKR hoặc SPEAKER dành cho loa.

Nếu cả các chân trên bo mạch hệ thống và đầu nối của vỏ máy được đánh dấu thì nối chúng dễ dàng. Nếu không bạn sẽ phải lần theo các dây dẫn của đầu nối tới các đèn LED khác nhau hoặc các công tắc để tìm ra cái nào gắn vào đâu. Điều đó không mấy khó khăn, nhưng nếu bạn chưa từng làm trước đây thì hãy yêu cầu sự giúp đỡ lúc này.

Một khi bạn hoàn tất toàn bộ các đầu nối có chân (trừ LED của đĩa cứng), hãy nối các dây cáp điện. Ơở đây có 2 đầu nối mỗi cái 6 dây. Các đầu nối điện khác chỉ có 4 dây.

Nối 2 đầu nối 6 dây vào hàng có 12 chân lớn. Hãy cẩn thận, vì chúng có thể bị nối sai. Bốn dây màu đen phải sắp xếp trên 4 chân giữa.

Bây giờ bạn sẵn sàng bắt tay vào lắp các card bổ sung được rồi. Đó chắc là một bộ tương hợp đồ họa. Nếu nó là tấm mạch VESA hoặc PCI thì hãy đặt nó vào khe cắm thích hợp.

Tại thời điểm này bạn đã có được một máy tính làm việc được. Bây giờ là lúc để tiến hành chạy thử lần đầu. Nối cáp dữ liệu của màn hình vào đầu nối đồ họa và bàn phím vào khe cắm bàn phím. Tiếp theo, nối các dây cáp điện và bật máy lên.

Bạn sẽ nghe tiếng kêu "bíp" và màn hình sẽ bắt đầu hiển thị thông tin. Hãy nhớ rằng, bạn còn chưa gắn thiết bị nào vào hết, như thế thông báo đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy chắc chắn là thông báo lỗi.

Nếu mọi việc dường như hoạt động, bạn có thể tắt máy tính và màn hình, ngắt phích điện khỏi ổ cắm và lắp đặt các thiết bị ngoại vi.

Màu sắc của cáp

Lắp đặt đĩa cứng vào trong hộc trống dành cho nó. Nếu bạn có một card riêng cho bộ điều khiển đĩa thì hãy lắp nó vào lúc này, sau đó nối cáp dữ liệu vào bộ điều khiển.

Các dây cáp và đầu nối đôi khi được "khóa" lại, như thế chúng không thể cài đặt nhằm được. Đáng tiếc là, điều đó không phải luôn luôn như vậy, mà bạn phải bảo đảm là chân số 1 trên ổ đĩa được nối với chân số 1 trên bộ điều khiển. Vì thế sẽ có 1 cạnh của dải cáp được sơn màu. Nó sẽ tương ứng với chân số 1 trên cả hai thiết bị.

Một khi dây dữ liệu được nối rồi, hãy nối đầu nối vỏ máy của đĩa cứng vào bộ điều khiển.

Cuối cùng, nối cáp điện vào thiết bị. Nó chỉ vừa theo một chiều mà thôi. Nếu thấy "cộm" hãy thử lật ngược lại.

Tuân thủ cách như vậy để lắp ổ đĩa mềm. Vẫn phải bảo đảm rằng chân số 1 trên ổ đĩa nối vào chân số 1 trên bộ điều kiển.

Khi bạn đã hoàn thành, hễ bật máy tính lên để khẳng định là mọi cái đều hoạt động. Nếu việc lắp ráp là như bạn dã làm, quả là đơn giản phải không ?

Các bước cuối cùng

Bước cuối cùng là ấn định ngày tháng giờ giấc và các tham số CMOS trên máy tính mới của bạm.

Thông thường, khi bạn bật máy tính, CPU sẽ phát giác ra là một thiết bị mới đã được cài đặt và ngay lập tức chuyển sang thủ tục thiết lập (Setup).

Nếu bạn đang sử dụng toàn bộ thiết bị mới và có một BIOS mới, thì đây là dịp cho máy tính tự đặt cấu hình. Nghĩa là nó phát hiện ra cỡ của đĩa cứng, kiểu của đĩa mềm, tổng số RAM và những thông tin khác và tự động thiết lập cấu hình.

Nhưng, bạn có thể tự cung cấp một số thông tin. Thông thường là kiểu đĩa và ngày tháng. Tài liệu đi kèm theo bo mạch hệ thống sẽ nói cho bạn cách phải làm như thế nào.

Một khi các tham số đã được xác lập, hãy khởi động máy lại để kiểm tra lần cuối, khẳng định mọi thứ đã chạy tốt. Nếu thật như vậy, bạn có thể khởi động từ ổ đĩa A : và định dạng ổ C : để cài hệ điều hành lên đó.

Thường thường nên lắp máy tính của bạn rồi chạy trước khi bổ sung các thiết bị ngoại vi thêm như card âm thanh hoặc thiết bị ROM. Nhưng một số hệ điều hành và phần mềm có thể được tải từ một CD - ROM. Nếu điều đó là trường hợp của bạn, thì hãy bảo đảm rằng phần cứng cần thiết đã được cài đặt.

Sự trợ giúp

Nếu bạn chưa từng thấy được bên trong của máy tính từ truớc, thì tất cả những điều đó có thể là khó khăn ít nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn nhận được máy tính lắp riêng cho bạn nhờ tìm một người bán lẻ muốn đảm nhận công việc lắp ráp cho bạn.

Thật đáng tiếc, phần lớn các người bán lẻ muốn dùng chỉ những cụm chi tiết của họ đã có, nhưng với một mức phí phù hợp họ có thể bị thuyết phục lắp ráp máy tính của bạn với những thành phần của bạn.

Lão Zen
06-12-2008, 03:52 PM
Lựa chọn các cấu kiện PC công việc không dễ dàng

Theo Tin học & Ðời sống

Lựa chọn để trang bị một hệ thống máy tính đối với một phòng công nghệ thông tin của một cơ quan hay doanh nghiệp là điều không đơn giản. Có thể chi phí sẽ bị tăng lên gấp nhiều lần nếu như bạn ham "xịn" hay cấu hình "mạnh" mà công việc lại không đòi hỏi đến thế hay không biết tận dụng hết các tính năng của nó.

Cũng có khi công việc của bạn đòi hỏi cao về thiết bị tin học, nhưng bạn không thể biết hết những sản phẩm mới với những tính năng nâng cao và đổi mới theo sát nhu cầu đa dạng của người sử dụng đang được các nhà sản xuất không ngừng tung ra trên thị trường. Và trong cùng một doanh nghiệp thì do tính chất công việc khác nhau mà mỗi người lại có yêu cầu khác nhau về máy tính...

Tại nhiều tổ chức công nghệ thông tin, hệ thống máy tính cá nhân (PC) cùng một loại như nhau, thậm chí từ nhãn hiệu đến loại hình của các cấu kiện đặc biệt như là video và cạc mạng. Ðiều đó hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đơn giản hoá đáng kể yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật. Song, liệu tất cả người dùng đều hài lòng với cùng một loại máy tính!

Thật khó hình dung các công ty lớn hoạt động như thế nào với bất kỳ cách thức nào khác. Tất nhiên, một vài công ly lớn sẽ xây dựng một hệ thống máy tính của riêng mình. Việc này sẽ không hiệu quả về mặt chi phí, song lại thuận lợi hơn đối với đa số người sử dụng.

Thực tế là một kích cỡ không bao giờ vừa với tất cả, và điều này đúng với máy tính cũng như đúng với quần áo. Chúng ta thử cùng xem xét 3 yếu tố:

Thứ nhất, những người khác nhau sử dụng các phần mềm khác nhau. Ví dụ, một người làm việc với đồ họa hay bảng tính thì cần một màn hình lớn và chất lượng cao.

Thứ hai, một số người bị những khuyết tật làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng máy tính của họ như là người sử dụng khiếm thị hay bị bại liệt, hay là người nào đó có những nhu cầu đặc biệt khác.

Cuối cùng, con người làm việc trong những môi trường rất khác nhau, trong đó sự bố trí ánh sáng hay sắp đặt thiết bị có thể bị hạn chế, làm cho một số hệ thống có thể khó sử dụng.

Do đó, có một cấu hình máy tính chuẩn đơn nhất có thể dễ dàng hơn đối với việc quản lý công nghệ thông tin nhưng lại khó khăn hơn đối với người sử dụng.

Theo kinh nghiệm của những người đã sử dụng máy tính nhiều năm thì thay vì lựa chọn một hệ thống dựa trên giá cả và bất cứ cái gì có sẵn ở một cửa hàng tin học riêng biệt, bạn phải lựa chọn cái gì có thể đem lại tối đa khả năng thích ứng với công việc của bạn và phù hợp với công thái học (môn khoa học về lao động) cũng như giảm thiểu những công năng không cần thiết.

Với việc cân nhắc các tiêu chí lựa chọn trên, các tổ chức công nghệ thông tin cần xem xét nhiều thứ hơn là chỉ có RAM, dung lượng đĩa cứng và kích cỡ màn hình.

Thân máy (Tower case)

Gần đây, tiêu chí để thiết kế đối với thân máy là phải chạy êm, không gây tiếng động. Hàng ngày làm việc, chúng ta bị "bao vây" bởi rất nhiều tiếng động phát ra liên miên từ máy móc, từ đèn huỳnh quang, quạt máy, điều hoà... đến quạt toả nhiệt của máy tính khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và căng thẳng. Tiếng ồn là một vấn đề nan giải, và hệ thống máy tính cũng hoà chung vào "bản hoà tấu" ấy, song không phải là không có cách khắc phục.

Loại case được gọi là Silent-PC được sản xuất ở Ðức và được Công ty SP North America ở Michigan phân phối. Êm như thế nào được coi là "êm"'? Thân máy Silent- PC có tỷ lệ từ 21.5db đến 24db - đủ tĩnh đối với một phòng truyền thanh phát sóng trực tiếp. Trả lời cho câu hỏi: cái gì khiến cho loại case này chạy êm như vậy?", ông Thomas Schramm, Chủ tịch Tập đoàn SP North America cho biết đó là nhờ nhiều ý tưởng độc đáo (một số trong đó đã được cấp bằng sáng chế) và một sự lựa chọn kỹ càng các cấu kiện. Ví dụ: quạt gió của nguồn cấp điện đã được một kỹ sư động học thiết kế lại.

Theo nhiều người sử dụng thì đây là loại case tốt nhất từ trước tới nay. Bên cạnh việc sử dụng các nguyên liệu cách âm và giảm chấn, loại case này còn kết hợp chặt chẽ bánh đa kim loại với các linh kiện hình ngón tay cung cấp khả năng che chắn tần số radio, điều mà các nhà sản xuất cam kết thực hiện theo các yêu cầu Nhóm B khắt khe của Uỷ Ban Truyền thông Liên bang (Federal Com- munications Commission).

Với giá 149 USD, case Silent-PC đắt gấp 4 lần so với giá của một loại case thông thường và bộ nguồn cấp điện, song nó lại hoạt động đặc biệt tuyệt vời. Và đó là sự lựa chọn cho các tổ chức công nghệ thông tin cần các thiết bị để sử dụng trong môi trường nhạy cảm với bức xạ, cần chỉ số tiếng động thấp.

Bo mạch chủ (motherboard) và chip (CPU)

Lựa chọn bo mạch chủ và CPU cho phù hợp với tính chất và phạm vi sử dụng của bạn là điều rất quan trọng. Có những loại bo mạch chủ có thể điều chỉnh tốc độ của quạt toả nhiệt khiến cho máy chạy êm, thậm chí không thể nghe thấy một tiếng động nào. Ví dụ, bo mạch chủ của Hãng Fujitsu Siement Computer GmbH (Ðức) được cài đặt với chíp Pentium III 1 GHz của Intel và quạt toả nhiệt Panasonic Panaflo sẽ tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời. Loại bo mạch chủ này sử dụng chip sét Intel 815, video độ phân giải cao, audio và Ethernet. Trên thực thế, bạn có thể có một hệ thống không card cắm thêm"? bỏ trống khe cắm PCI và một khe cắm AGP để bạn có thể "tha hồ" mở rộng.

Bộ nhớ

Thông thường, chúng ta thường tham bộ nhớ lớn, song nó có hiệu quả hay không lại còn tuỳ thuộc vào chương trình ứng dụng và các cấu kiện còn lại. Và để tăng tốc độ hoạt động của máy tính, chúng ta cần phải lựa chọn giữa nhiều giải pháp: tăng tốc độ con chíp, lắp thêm đĩa cứng ngoài hay mạnh dạn bỏ bớt những tính năng không cần thiết hay không quan trọng... chứ không nhất thiết chỉ là "tăng MB" bộ nhớ.

Cấu phần lưu giữ dữ liệu

Hiện nay các nhà sản xuất đã đưa ra những loại đĩa cứng "chạy êm", ví dụ như là đĩa cứng của Fujitsu Computer Product. Song, trong khi nó có thể đem lại cho bạn một chút yên tĩnh thì nó lại không thích hợp cho những người chuyên làm về đồ hoạ. Vậy chúng ta cũng cần hiểu tính chất công việc của mình để lựa chọn đĩa cứng cho thích hợp chứ không chỉ vì sản phẩm có một số đặc điểm ưu việt nào đó.

Với ổ đĩa CD thì tốc độ ghi, ghi lại và tốc độ đọc là những tiêu chí chúng ta cần quan tâm. Hiện nay đã có nhiều loại ổ CD có tốc độ ghi cao như ổ CD-RW của hãng Teac America ở California với tốc độ ghi 12x, tốc độ ghi lại là 10x và tốc độ đọc là 32x. Chỉ trong sáu phút ổ đĩa này đã có thể ghi đầy một đĩa CD 650MB và điều này gây ấn tượng đối với người sử dụng.

Ðồ hoạ

Trên bo mạch chủ thường đã có sẵn card đồ hoạ đến 1,280x960 pixel với 16 triệu mầu. Bạn có thể tăng thêm chỉ số này lên bằng một card màn hình, ví dụ như card màn hình G450 của Công ty Matrox ở Montreal. Loại card này có thể điều khiển đồng thời hai màn hình độc lập.

Trên tổng thể, các chuyên gia khuyên các phòng công nghệ thông tin nên có nhiều loại hình và cấp độ trong việc trang bị máy tính và hãy để cho từng người sử dụng lựa chọn trong số đó với sự trợ giúp và tư vấn của mình. Việc này giúp cho phòng công nghệ thông tin có thể kiểm soát được hệ thống, kiểm soát được những cấu kiện nào được cho phép sử dụng, việc giám sát và trợ giúp cũng thực sự sát sao và hiệu quả hơn. Người sử dụng sẽ cảm thấy được giúp đỡ thực sự trên chính chiếc máy tính của họ và máy tính là phương tiện mà họ thực sự cần.

Lão Zen
06-12-2008, 03:53 PM
Màn hình đổi màu



Khi màn hình chuyển qua một màu nào đó như: đỏ hay xanh thì điều nầy có nghĩa là 3 đường tín hiệu màu (đỏ, xanh dương, xanh lá) từ card điều khiển màn hình truyền qua màn hình đã bị tắt 1 hay 2 đường nên màu của đường còn lại sẽ mạnh lên và bạn sẽ không thể nhận được màu trắng trên màn hình.

Nếu bạn hay tháo ráp phần cứng, nên kiểm tra lại cáp tín hiệu của màn hình. Bạn thử quan sát các chân tiếp xúc, dùng kềm nhọn nắn lại các chân cong, kéo các chân bị thụt vào ra lại (cần nhiểu 1 giọt keo dán sắt để cố định để nó không thụt vào lần nửa). Nắn dây cáp từng đoạn một vì có thể dây cáp bị đứt ngầm ở 1 đoạn nào đó (thường dây cáp hay bị đứt ngầm gần đầu cắm). Có thể tạm khắc phục việc đứt ngầm bằng cách dùng dây hay băng keo để cố định đoạn cáp hỏng trước khi mổ cáp để sửa hay thay cáp.

Nếu máy cố định một chổ (ít khi tháo ráp), bạn nên kiểm tra lại đầu cắm cáp (mở ra quan sát các chân tiếp xúc rồi cắm lại). Kiểm tra lại card màn hình (rút ra cắm lại hay thay thử card khác). Kiểm tra màn hình (thường thì lỗi do linh kiện màn hình bị hư hỏng).

Lão Zen
06-12-2008, 03:54 PM
Mạng máy tính tự làm
Bạn cần chia sẻ số tài liệu. Hay dùng chung cơ sở dữ liệu ? Còn máy in và modem thì sao? Ai cũng cần dến. Và bạn có muốn trao đổi e-mail không?

Nếu ít nhất có một câu trả lời "có" cho những câu hỏi trên, bạn đang cần một mạng máy tính, cho dù đó là mạng nhỏ. Chúng tôi muốn giúp bạn giải quyết những khúc mắc và góp phần tăng hiệu quả đầu tư của bạn.

Hầu như mọi việc kinh doanh từ nhỏ đến lớn, đều có thể hưởng lại từ máy tính. Nhưng điều khó nhất thường là lúc bắt đầu: phải làm như thế nào đây? Hãy đọc những phần tiếp theo, bạn sẽ nắm được một số kiến thức và mánh lới cơ bản để có thể tự xây dựng cho mình một mạy máy tính.

Trong bài này, khi nói đến mạng, chúng ta sẽ hiểu đó là mạng máy tính.

Bạn nên có mạng loại nào?

Hãy xem phòng của bạn có bao nhiêu người 5,6? Tốt, đây là số người vừa đủ để cần một mạng nhỏ, nhưng quá ít để sử dụng hệ thống mạng lớn như Netware hay Windows NT. những sản phẩm này chỉ thích hợp cho những mạng có trên 20 máy tính, nhưng chúng lại phức tạp trong cài đặt và duy trì hoạt động, và hơn nữa giá cũng không rẻ.

Cái bạn cần là mạng cục bộ cỡ nhỏ (LAN). Mục tiêu cơ bản của chúng tôi là: đơn giản. Đối với quy mô nhỏ như phòng của bạn, điều chúng tôi muốn là đề xuất cho bạn tất cả những gì thực hiện trong tầm giải quyết của bạn, cả về mặt kỹ thuật lẫn tài chính.

Cho rằng bạn có 5 máy PC chạy Windows 95. Nếu còn đang sử dụng Windows 3.1, bạn nên nâng cấp lên Windows 95, điều này sẽ làm cho việc nối mạng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Một trong những đặc tính hay nhất của Windows 95 là nó có khả năng "mạng cài sẵn" theo mô hình "peer-to-peer", tức là mạng máy tính không có sự phân cấp "chủ khách " (server-client), tất cả các máy trong mạng đều có quyền hạn như nhau, mỗi máy đều có thể chia sẻ tài nguyên của mình (đĩa cứng, máy in, ứng dụng) với các máy được kết nối khác, đúng cái bạn đang cần.

Nếu bạn nghĩ trong tương lai, công việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển và số lượng máy sẽ tăng lên, lúc đó, đáng để đầu tư vào hệ thống mạng "chủ-khách", chẳng hạn như Novell NetWare hay Microsoft Windows NT. Mô hình mạng "server-client" đòi hỏi một máy tính dành riêng cho hoạt động như máy phục vụ mạng (network server) được trang bị nhiều RAM và ổ cứng dung lượng lớn, tốc độ nhanh. Đây là những hệ thống mạng nhưng đắt tiền và phải có đủ kiến thức để duy trì nó hoạt động.

Những thiết bị cần thiết.

Chúng ta đã có hệ điều hành, cái cần thiết giờ đây là phần cứng, card giao tiếp mạng (NIC-net-work interface card) và dây cáp. Tuy nhiên vẫn còn vấn đề cần làm rõ: bạn sẽ sử dụng công nghệ mạng loại nào?

Hiện tại có hai công nghệ về phần cứng mạng đang phổ biến, đó là mạng Token Ring và mạng Ethernet. Chúng tôi không thể đề nghị Token Ring cho những mạng nhỏ bởi nó đòi hỏi nhiều phần cứng phức tạp, đắt tiền và chỉ thích hợp cho những mạng chuyên nghiệp cỡ lớn.

Như vậy chỉ còn lại Ethernet. Mạng Ethernet sử dụng nhiều loại cáp khác nhau, nhưng hai loại bạn cần biết là cáp đồng trục nhỏ (thin coaxial cáp) và cáp dây đôi xoắn (UTP - unshielded twisted-pair giống như dây điện thoại). Cả hai đều khá rẻ và dễ cài đặt.

Việc bạn muốn thiết lập mạng của mình như thế nào sẽ xác định loại cáp sẽ sử dụng. Mạng LAN sử dụng cáp đồng trục sẽ là một chuỗi các máy tính được kết nối liên tiếp nhau, trong khi mạng UTP giống hình sao, mỗi máy tính được nối vào một hộp trung tâm gọi là hub. Về bản chất, hub hoạt động như một đường xương sống truyền thông và khá rẻ cho một mạng nhỏ - khoảng 100 USD.

Chúng tôi thiên về mạng UTP bởi nó cơ động, cài đặt nhanh và mỗi máy nối trực tiếp đến hub cho phép chẩn đoán dễ dàng khi có sự cố. Tuy nhiên, hạn chế của UTP là một khi đã chọn hub 5 cổng, bạn không thể nối máy tính thứ 6 vào mạng. Muốn vậy, bạn phải có một hub khác có nhiều cổng hơn. Mạng cáp đồng trục không bị nhược điểm này, bạn chỉ cần nối thêm dây khi muốn bổ sung thêm máy vào mạng.

Có rất nhiều loại card mạng (NIC) trên thị trường Việt Nam hiện nay, loại rẻ có thể chỉ khoảng trên 10 USD, loại đắt đến 100 USD. Tuy nhiên theo kinh nghiệm sử dụng, bạn không nên chọn loại rẻ của một số nhà sản xuất không tên tuổi bởi một số không được chuẩn lắm, phải thiết lập jumper hay swich cho cấu hình máy khác nhau, mà đối với bạn - người không am hiểu nhiều- thì đây quả là một tại hoạ . Lời khuyên của chúng tôi, hãy bỏ thêm một ít tiền nữa để có được sản phẩm xịn như 3Com chẳng hạn. Hơn nữa, những loại card tốt luôn tương thích với cấu trúc "Plug-and-Play" của Windows 95, cho phép HĐH tự xác định và cài đặt driver cho nó, điều mà bạn luôn mong đợi.

Bạn có thể mua card NIC, cáp và hub hầu như mua tại bất cứ cửa hàng hay dịch vụ vi tính nào. Kèm theo đây, chúng tôi đưa ra danh sách những sản phẩm cần thiết và giá cả hiện tại để bạn tham khảo. Tất nhiên là bạn có thể tìm thấy những loại khác cùng với chi phí hợp lý nhất đối với bạn.

Thiết lập mạng

Cho dù bạn dùng loại mạng nào hay bất cứ card NIC nào, thì việc cuối cùng là phải thiết lập mạng cho nó hoạt động được. Nếu thực hiện theo từng bước sau và đọc kỹ chỉ dẫn kèm theo sản phẩm của nhà sản xuất, bạn có thể tự làm cho mình những gì

Lắp card mạng. Tắt máy tính, tháo dây cáp nguồn và mở vỏ máy. Tìm khe cắm (slot) trống (thường là loại ISA 16-bit) và cẩn thận cắm card mạng vào. Vít chặt ốc giữ, sau đó đóng hộp máy lại. Tuỳ theo mạng sử dụng UTP hay cáp đồng trục mà nối cáp cho đúng.

Lưu ý: Nếu là cáp mạng đồng trục, hai đầu cuối của cáp (tại hai máy nằm ở hai đầu cuối) phải được đóng lại bằng terminator.

Cài driver:Khởi động máy. Windows 95 sẽ tự dò tìm và phát hiện ra card mạng mới cài đặt. Nếu bạn dùng loại card chuẩn (3Com chẳng hạn), tương thích với đặc tính Plug-and-Play của Windows , HĐH sẽ tự động cài đặt driver. Trong trường hợp Windows không có sẵn driver (thường kèm theo khi mua card mạng) vào ổ A khi Windows 95 yêu cầu.

Nếu Windows không cài được driver, bạn phải tự làm điều này. Trước hết vào menu Start.Setting.Control Panel. Chạy incon Network. Nhấn nút Add, chọn Adapter trong hộp thoại "Select Network Component Type" và nhấn nút Add. Trong hộp thoại "Select Network Adapter" hiện ra, chọn nhà sản xuất card mạng và loại card tương ứng, nhấn OK. Windows sẽ yêu cầu bạn đặt đĩa mềm chứa driver vào ổ A. Tiếp theo thực hiện như hướng dẫn.

Chọn Client. Bạn cần chỉ ra loại Client nào được dùng. Trong trường hợp này dĩ nhiên là Client Microsoft. Vào Control Panel, nhấn kép vào icon Network, nhấn nút Add, chọn Client trong hộp thoại "Select Network Component Type" và nhấn Add. Trong hộp thoại "Select Network Client" chọn dòng Microsoft ở cột bên trái, sau đó chọn Client for Microsoft Network ở cột bên phải. Nhấn OK.

Thiết lập protocol. Bạn phải thông báo cho máy tính biết là bạn sẽ dùng những protocol nào để kết nối với các máy tính khác. Để làm điều này, hãy vào Control Panel, nhấn kép vào icon Network, nhấn nút Add, chọn Protocol trong hộp thoại "Select Network Component Type" và nhấn Add. Trong hộp thoại "Select Network Protocol" chọn dòng Microsoft ở cột bên trái, sau đó chọn Netbeui ở cột bên phải. Nhấn OK.

Chia sẻ đĩa cứng và máy in.

Để thực hiện điều này,nhấn kép vào Network trong Control Panel. Khi hộp thoại hiện ra, nhấn tiếp vào ô File and Print Sharing. Đánh dấu vào ô" I want to be able give others access to my file" nếu muốn chia sẻ đĩa cứng vào ổ " I want to be able give others access to my printer" nếu muốn chia sẻ máy in. Nhấn OK. Sau khi thực hiện xong, máy sẽ khởi động lại.

Giờ đây, bạn đã hoàn thành một mạng cơ bản, người dùng trong mạng có thể chia sẻ đĩa cứng, máy in, ổ CD-ROM.Tiếp theo đó, có thể bạn muốn bổ sung thêm máy in,Fax. Điều này không mấy khó khăn, chỉ việc nối thiết bị mới vào một máy tính trong mạng, cài driver và bạn đã sẵn sàng.

Bảo mật và dùng chung

Một khi mạng đã hoạt động, bạn cần phải cân nhắc về vấn đề bảo mật: người nào có thể truy cập vào nguồn tài nguyên nào? Và ở mức độ ra sao? Với 5-6 người dùng trong cùng một mạng, có thể bạn không muốn một ai đó nhòm ngó vào những tập tin cá nhân của mình.

Trước tiên, hãy hạn chế sự truy cập của người khác, chỉ cho phép truy cập vào các thư mục cần thiết cho công việc chung. Bạn có thể thiết lập quyền truy cập bằng cách nhấn nút phải chuột vào ổ đĩa, thư mục mà bạn muốn chia sẻ, sau đó nhấn vào tuỳ chọn Sharing trong menu hiện ra. Trong hộp thoại xuất hiện bạn đánh dấu vào ô "share as" nếu muốn cho người khác truy cập, "Not share" nghĩa là không cho phép. Bạn cũng có thể quy định mức độ truy cập bằng password hay cho phép chỉ đọc.

Khi sử dụng máy in dùng chung, phải lưu ý về việc máy in được nối vào máy tính nào. Nếu người dùng máy tính có gắn máy in thường xuyên truy cập CSDL, hay truy tìm trên CD-ROM, thì hoạt động của máy in sẽ làm chậm mọi thao tác, thậm chí gây đứng máy. Tốt hơn cả, máy in phải được gắn vào máy tính mạnh, nhanh, cỡ Pentium 166 trở lên và bản thân máy tính dó không phải thường xuyên thực hiện những thao tác xử lý, đọc/ghi đĩa. ý tưởng dành riêng một máy tính để đảm trách công việc này cũng hợp lý nếu in là công việc thường xuyên của phòng bạn.

Nếu có một máy tính riêng để phục vụ in, bạn cũng có thể sử dụng luôn nó để làm nơi sao dữ liệu. Như vậy, cần thiết phải có ổ đĩa tương đối lớn. Khoảng 1,6-2GB, tuỳ theo kích cỡ của các tập tin cần sao lưu.

Bạn cũng có thể dùng chung CSDL và các ứng dụng trên mạng. Tuy nhiên, cần đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng phần mềm dùng chung, bởi có thể xuất hiện những rắc rối khi sử dụng trong môi trường mạng.

Như vậy, bạn thực sự đã có một mạng của mình, cho dù là mạng nhỏ. Việc nâng cấp thành mạng lớn hơn sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đã có kinh nghiệm sử dụng mạng của mình, chỉ cần đầu tư thêm một số phân cứng và phần mềm cần thiết như server, HĐH mạng.

Lão Zen
06-12-2008, 03:54 PM
Máy không điều khiển được ổ cứng
do thời gian khởi động quá nhanh



Có 1 số máy mỗi khi mở máy đều báo không có ổ cứng, phải khởi động lại bằng cách bấm Ctrl+Alt+Delete thì ổ cứng mới được nhận dạng. Lỗi nầy có thể do máy tính khởi động quá nhanh nên Bios đã truy xuất ổ cứng trước khi nó hoạt động.

Bạn hãy thử khắc phục lỗi nầy như sau: Vào Bios xác lập các mục Quick Power on Selft-Test là Disable; Fast Boot Option là Disable; Above 1 Mb là Enable; Hard Disk Initialization time-out là 30 sec.

Mục đích các xác lập là để kéo dài thời gian khởi động, kịp cho ổ cứng làm việc trước khi Bios dò tìm đến nó.

Lão Zen
06-12-2008, 03:55 PM
Máy tính dùng để làm gì

Bài 1: Tôi mua máy tính để làm gì?
Trong bài này, bạn sẽ tìm hiểu về những loại phần mềm khác nhau và cách lập một bảng danh sách các phần mềm cần mua

Phần mềm cần thiết

Để sử dụng máy tính bạn cần hai loại phần mềm: phần mềm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng

Phần mềm hệ điều hành: Mỗi máy tính đều được cài sẵn một hệ điều hành. Một chiếc máy trơ trọi, dù có cả loại phần mèm ứng dụng cũng chẳng giúp được gì nếu bạn không có hệ điều hành. Hệ điều hành phụ trách các tác vụ trên máy: hiển thị thông tin lên màn hình, lưu tài liệu, tìm kiếm và tái hiển thị các tài liệu, gửi thông tin đến máy tính và còn làm nhiều tác vụ khác.

Mỗt loại máy có thể có một hệ điều hành riêng. Trước đây máy IBM và các loại tương hợp thường chỉ sử dụng hệ điều hành DOS. Gần đây, phần lớn chuyển sang chạy Microsoft Windows trên nền DOS như một phụ trợ thân thiện cho người sử dụng. Macintosh lại là một loại máy tính khác. Các máy này dùng một hệ điều hành gọi là System. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ điều hành ở Bài 4.

Phần mềm ứng dụng: Ngoài phần mềm điều hành hệ thống bạn còn cần các phần mềm ứng dụng. Tuỳ mục đích sử dụng mà chọn các phần mềm ứng dụng khác nhau. Các chương tới sẽ mô tả các loại phần mềm ứng dụng để bạn tùy chọn.

Các loại phần mềm ứng dụng

Chẳng có cách nào liệt kê được hết các loại phần mềm hiện có trên thị trường. Trong hầu hết mọi trường hợp, mỗi phần mềm được viết ra để phục vụ cho một mục đích riêng biệt. Chẳng hạn, phần mềm soạn thảo văn bản, theo dõi công thức pha chế thuốc, lập bảng tử vi, rà soát dự án đầu tư và còn nhiều nữa. Sau đay là một số loại phần mềm thông dụng nhất.

Các chương trình xử lý văn bản: Nếu bạn muốn tạo văn bản: thư từ, báo cáo, luận văn, bản thảo... bạn cần một chương trình xử lý văn bản. Đây là ứng dụng thường dùng nhất và có chức năng đúng như tên gọi: chương trình xử lý các văn bản.

Nếu nghĩ rằng chương trình xử lý văn bản cũng chẳng khác gì một chiếc máy đánh chữ kỹ thuật cao, bạn sẽ hoàn toàn sai lầm. Chương trình này hiệu quả hơn nhiều. Chúng ta hãy thử lược qua một số khả năng của hầu hết các phần mềm xử lý văn bản.

Thay đổi văn bản dễ dàng. Bạn có thể bổ sung đoạn văn bản bạn quên chưa đánh vào trước đó, xóa bỏ đoạn không cần, di chuyển chúng đến địa điểm mới, sao chép văn bản, ghép với văn bản khác...
Thay đổi hình thức văn bản. Từ việc chỉnh lề trang đến thao tác thụt vào đầu dòng, bạn có thể thay đổi và định dạng lại văn bản. Hầu hết các chương trình xử lý văn bản hiện nay đều cung cấp rất nhiều đặc điểm định dạng khác nhau để giúp bạn tạo được mọi thứ, từ một ghi nhớ đơn giản đến các báo cáo hàng năm phức tạp.
Kiểm tra chính xác. Hầu hết các chương trình xử lý văn bản đều có chương trình tra lỗi chính tả (spelling). Chức năng này cho phép bạn kiểm tra các từ sử dụng trong văn bản, đối chiếu với các từ có sẵn trong tự điển và chỉ ra những từ không tìm thấy. Bạn có thể thay đổi hay rà soát lại các từ trong tài liệu. Một số chương trình soạn thảo văn bản còn có thêm tiện ích tự điển đồng nghĩa phản nghĩa cho tiếng Anh (thesarus), có khi có cả phần mềm kiểm tra văn phạm tiếng Anh.
Tiết kiệm thời gian. Các chương trình xử lý văn bản cũng có nhiều đặc điểm giúp bạn đỡ tốn thời gian. Bạn có rà nhanh cả tài liệu để kiếm một điểm đặc biệt và bạn cũng có thể tạo những thư mẫu.
Bảng tính (spreadsheet) và các loại phần mềm tài chính

Bảng tính là loại phần mềm thông dụng thứ hai, xếp sau chương trình xử lý văn bản. Nếu bạn làm việc với những thông tin tài chính (ví dụ theo dõi doanh số bán, tính toán ngân sách, làm bảng lương hay số lượng tiền vay), đương nhiên bạn sẽ cần một bảng tính. Bảng tính là một hệ thống gồm các cột và dòng. Bạn nhập dữ liệu, tức là các con số vào các ô do cột và dòng tạo ra. Các tính toán dữ liệu được thực hiện trong bảng tính. Chương trình bảng tính đương nhiên hiệu quả hơn nhiều so với một máy tính nhỏ (calculator) loại tốt. Dưới đây là một số việc bạn làm được dưới sự hỗ trợ của chương trình bảng tính:

Thực hiện những tính toán từ đơn giản đến phức tạp. Trong một bảng tính bạn có thể giải từ những con toán đơn giản, tính tổng số chẳng hạn cho tới những phương trình phức tạp, ví dụ tính toán khả năng hồi vốn trong một dự án đầu tư.
Thay đổi hình thức dữ liệu. Cũng giống như chương trình xử lý văn bản, bạn có thể định dạng dữ liệu: thêm ký hiệu tiền tệ, sử dụng số thập phân, canh lề...
Tạo biểu đồ hay đồ thị. Hầu hết các chương trình bảng tính (spreadsheet) đều có các khả năng lập đồ thị. Nhờ chức năng này bạn có thể thấy rõ đường biểu diễn các dữ liệu.
Quản lý các danh sách dữ liệu. Mặc dù chương trình spredsheet không phải là cơ sở dữ liệu (xem bài kế tiếp) ta vẫn có thể dùng loại chương trình này để theo dõi các bảng danh sách đơn giản chứa các thông tin về khách hàng hay về sản phẩm.
Ngoài các chương trình bảng tính, bạn cũng có thể sử dụng các loại chương trình tài chính khác. Có những chương trình dành riêng cho mục đích quản lý sổ sách tài chính. Bạn có thể dùng chương trình này để theo dõi tiền tiết kiệm, cân đối sổ sách kế toán và tạo các báo cáo thuế. Các chương trình này rất đa dạng có thể đi từ đơn giản đến phức tạp.

Các chương trình cơ sở dữ liệu

Nếu bạn muốn theo dõi những số lượng thông tin lớn, ví dụ danh mục khách hàng, kiểm kê, thông tin thư viện hay donah số bán, bạn rất cần một chương trình cơ sở dữ liệu.

Loại chương trình này rất đa dạng, cho phép bạn quản lsy từ một danh sách thư tín đơn giản đến những hệ thống thông tin nối kết phức tạp (ví dụ như hồ sơ về toàn bộ khách hàng của một tập đoàn kinh doanh lớn, bảng theo dõi các kênh phân phối hàng hóa của công ty).

Bạn có thể cài đặt các cơ sở dữ liệu có sẵn trong các trường (hoặc để trống) cho mỗi loại thông tin bạn cần. Sau đó bạn có thể nhập và quản lý dữ liệu dễ dàng. Với chương trình cơ sở dữ liệu, bạn có thể rà nhanh để tìm thông tin mình cần.

Cũng có thể sắp xếp thông tin theo nhiều kiểu, chẳng hạn theo thứ tự tên họ hay mã số trong cơ sở dữ liệu nghĩa là đặt những câu hỏi cho máy tính. Bạn có thể yêu cầu chương trình cung cấp tất cả các hóa đơn khách hàng có trị giá trên 5 triệu đã quá hạn 30 ngày.

Các chương trình đồ họa

Nếu bạn muốn làm việc với hình ảnh, ví dụ tạo một logo, vẽ bản đồ, thiết kế trang cổ động, xử lý hình ảnh, dựng phim video, bạn sẽ cần một chương trình đồ họa nào đó. Loại này khá nhiều và đa dạng. Dưới đây là một số chương trình tiêu biểu:

Các chương trình trình bày. Nếu bạn cần tạo một slice hình, hãy tìm một chương trình trình bày. Các chương trình này giúp bạn tạo lập, sắp xếp phim slice và xuất kết quả.
Chương trình tô màu. Dùng chương trình này bạn có thể tạo được những bức tranh đơn giản. Chỉ khác là khi vẽ trên giấy thì bạn vẽ bằng bút còn trên màn hình bạn vẽ bằng dụng cụ máy tính. Mỗi hình gồm nhiều thành phần li ti gọi là ảnh điểm (pixel). Bạn có thể tô sửa từ cả ô màu đến từng pixel khiến bức vẽ thay đổi.
Chương trình vẽ. Chương trình vẽ cũng tương tự như chương trình tô màu, chỉ khác nhau về phương pháp tạo hình. Một bức vẽ không bao gồm từng pixel. Thay vào đó, người ta gọi đó là một đối tượng (object). Có thể thay đổi kích cỡ và hình thể một đối tượng bằng cách thay đổi toàn thể đối tượng.
Chương trình CAD. CAD (viết tắt của Computer Aided Design (thiết kế nhờ máy tính trợ giúp). Có thể dùng chương trình CAD để tạo sơ đồ, bản vẽ cơ khí, điện tử hoặc kiến trúc.
Những chương trình hoạt hình hay tạo hình phức tạp. Bạn cũng có thể dùng những chương trình phức tạp hơn để xử lý hình ảnh máy tính. có thể quét (scan) để nhập vào máy và sửa đổi hình chụp hay tạo một phim hoạt hình.
Các chương trình thông tin liên lạc

Muốn hiểu thêm về thông tin liên lạc với các máy tính khác hay các dịch vụ trực tuyến, hãy đọc bài 11. Nên nhớ rằng ngoài chuyện cần trang thiết bị chuyên biệt, bạn cũng cần phải có phần mềm phù hợp mới có thể liên lạc được với các máy tính khác.

Các phần mềm tích hợp

Nhiều hệ thống máy tính hiện nay dùng gom một chương trình tích hợp. Nó phối hợp tất cả các loại chương trình khác nhau vào một ứng dụng. Những chương trình tích hợp thông dụng gồm xử lý văn bản đơn giản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, biểu đồ và các chương trình thông tin liên lạc.

Mặt mạnh của các chương trình tích hợp là chúng rất đơn giản; bạn chỉ phải học một chương trình. Cái dở là chúng không có nhiều tính năng như các bộ chương trình đơn ích. Chẳng hạn như một bộ chươn trình tích hợp sẽ chỉ có vài khả năng định dạng đơn giản như in đậm, in nghiêng, gạch dưới; trong khi bộ chương trình xử lý văn bản lại có rất nhiều tính năng tiên tiến.

Xuất bản bằng máy tính (Desktop Publishing Program)

Nếu muốn tạo các tài liệu phức tạp (ngoài khả năng của chương trình xử lý văn bản), bạn cần phải có một chương trình xuất bản bẳng máy tính. Nhờ nó bạn làm việc và trình bày văn bản cùng đồ họa thành trang dễ dàng. Chẳng hạn bạn có thể tạo thành một trang quảng cáo hay thiết kế một cuốn sách.

Các chương trình giải trí và giáo dục

Có lẽ một trong các lĩnh vực rộng nhất của chương trình phần mềm là lĩnh vực giáo dục và giải trí. Không có giới hạn, đủ mọi thể loại! Bạn có thể tìm được các chương trình dạy đủ thứ: đánh máy, nấu ăn, sửa chữa nhà cửa, chuẩn bị đám cưới, hoạch định trồng cây cối quanh nhà, sửa xe v.v... Bạn có thể học toán, học giải phẫu, địa lý, ngoại ngữ và cả cách sử dụng được nhiều chương trình máy tính.

Về trò chơi, có thể xây được cả một thành phố riêng, chiến đấu với rồng dữ, lái máy bay, đua xe, chơi golf, bóng chày, bóng rổ, chơi cờ, đánh bài hay đá bóng. Nếu bạn có một thú giải trí hay một sổ thích, dường như đều có một chương trình phần mềm thiết kế sẵn cho bạn.

Các chương tình tiện ích

Danh mục cuối cùng của phần mềm là các chương trình tiện ích. Đây là các chương trình bạn có thể dùng để quản lý máy tính của mình tốt hơn. Ví dụ như trình tiện ích để phục hồi các tập tin tình cờ xóa lầm. Các tiện ích khác giúp máy bạn hoạt động với tình trạng tối ưu.

Xác định mục đích của mình

Giờ thì bạn đã có chút khái niệm về tất cả các khả năng máy tính có thể thực hiện. Hãy liệt kê những gì bạn muốn làm được trên máy tính. Nếu khó viết, bạn hãy dùng danh sách tóm tắt ở trang 5 của phần 1.

Để gợi ý, hãy suy nghĩ xem hiện nay bạn đang phải làm những loại công việc gì bằng tay. Tính toán thử xem liệu có thể dùng máy tính để thực hiện những công việc ấy hay không.

Hãy đưa vào danh sách càng nhiều mục càng tốt. Đừng chỉ nghĩ đến những gì bạn cần làm hôm nay mà phải tính cả đến công việc của ngày mai. Nếu mua một máy tính chỉ đáp ứng được nhu cầu tại thời điểm này, có thể mai mốt bạn sẽ cảm thấy hối tiếc đấy.

Còn những ai nữa sẽ dùng chiếc máy tính bạn sắp mua?

Khi lập danh sách, hãy nghĩ xem ngoài mình ra còn ai nữa sẽ sử dụng máy. Người bạn đời mình chăng? Con cái? Nếu còn người dùng, bạn còn phải thêm vào danh sách phần mềm cả những nhu cầu của họ nữa.

Bây giờ bạn đang sử dụng phần mềm nào?

Nếu bạn đã có và đã sử dụng một máy tính (có lẽ vì công việc) hãy nhớ ghi chú loại phần mềm mình dùng. Chẳng hạn nếu bạn dùng một chương trình phần mềm bảng tính ở nơi làm việc thì cả ở nhà bạn cũng cần phần mềm đó.

Chọn lấy một phần mềm

Nếu bạn cần một chương trình xử lý văn bản mà chỉ có một thứ trên thị trường thì chuyện quyết định chẳng có gì khó khăn. Tuy nhiên, đối với hầu hết các loại phần mềm, loại nào cũng chia ra đủ mục, chọn cho được một quả là không dễ. Thứ nhất, đa số đều không giống nhau hoàn toàn, chỉ từa tựa như nhau: đều có các đặc điểm và giá cả tương tự. Thứ nhì, chẳng có cách rõ ràng để xác định sản phẩm nào tốt nhất.

Nếu bạn yêu cầu ba người hãy bình chọn chương trình xử lý văn bản tốt nhất, chắc là bạn sẽ được đến ba câu trả lời khác nhau. Chẳng có cách nào khác cả. Bạn phải tự mình quyết định lựa chọn loại phù hợp nhất thôi.


Bài 2: Chọn phần mềm bằng cách nào?
Trong bài này bạn sẽ học cách chọn bộ phần mềm và ôn lại những yêu cầu hệ thống đối với các bộ chương trình ấy.

Để giúp bạn dễ quyết định, hãy thử theo những chiến lược sau:

Chọn phần mềm được cung cấp chung với hệ thống máy tính. Nhiều hệ thống máy tính bán góp chung các chương trình phần mềm. Nếu chúng hợp với nhu cầu, có lẽ không cần phải tìm kiếm thêm thứ nào khác.
Hãy cài đặt chính thứ phần mềm bạn sử dụng tại văn phòng. Nếu đang dùng máy tính tại văn phòng và muốn làm việc thêm tại nhà, nên mua và dùng chính phần mềm đó trên máy tính gia đình. Không nhất thiết phải chọn cũng thứ đó nhưng phải như vậy sẽ dễ làm việc ở nhà hơn. Lại khỏi phải học hai chương trình và chẳng phải lo chuyện chuyển định dạng tập tin từ chương trình này sang chương trình khác.
Nhờ người bán góp ý giới thiệu cho chương trình nào muốn chọn mua. Đừng chỉ nghe họ nói suông: hãy truy cho ra cái hay của mặt hàng. Tại sao thứ này lại tốt hơn thứ khác? Cũng có thể tham vấn bạn bè, đồng nghiệp và thân nhân. Đồng thời cũng tìm hiểu xem những người cùng ngành họ dùng loại phần mềm nào.
Thử nhiều loại khác nhau. Hầu hết các cửa hàng máy tính đều để bàn chạy thử phần mềm làm mẫu. Sau khi thử đủ hết các loại, chọn loại mình ưng ý nhất. Hãy dùng cách này nhất là khi muốn sử dụng một tính năng đặc biệt nào đó của chương trình. Hầu hết chúng ta đều vận hành cùng một kiểu như nhau. Tuy nhiên khi đi sâu vào những tính năng chuyên biệt, như tạo biểu thức phân số, có thể loại phần mềm này lại dễ sử dụng hơn loại kia.
Hãy mua phần mềm nào có giá thấp nhất. (ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thích copy phần mềm hơn là mua. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, có lẽ tình trạng này sẽ kéo dài không lâu nữa đâu). Nếu bạn đặt giá cả lên hàng đầu, cứ để giá phần mềm quyết định giùm mình. Cũng nên xem liệu chương trình có đầy đủ những tính năng mình cần thật không. Nếu chọn phải một chương trình lúc này rẻ đấy nhưng về sau lại cần phải nâng cấp cho đủ tính năng thì coi như chẳng tiết kiệm tiền được chút nào mà lại tốn công.
Một số phần mềm thông dụng

Chương trình này liệt kê một số phần mềm thông dụng nhất cùng loại. Hầu hết các chương trình trở nên phổ biến vì có bộ tính năng tốt mà giá lại rẻ. Vì thế xét ra mua chương trình nào trong danh sách cũng được, chẳng có vấn đè gì đáng kêu ca phàn nàn cho lắm.

Xử lý văn bản

Word (Công ty Microsoft). Chạy trong Windows, DOS và các phiên bản loại máy Macintosh. Hãng Microsoft gộp phần mềm này vào chung trong bộ Microsoft Office của họ.

WordPerfect (Công ty Corel). Có trong môi trường Windows, DOS và các phiên bản Mac. Hiện loại này còn thường được dùng nhiều trong lĩnh vực luật pháp.

AmiPro (Công ty Lotus). Chỉ có trong một phiên bản Windows và nằm gộp trong Lotus SmartSuite.

Để đánh tiếng Việt trước đây chúng ta có VNI, ABC, VIETRES... Hiện đã có Windows tiếng Việt nhưng chưa có khả năng tra tự điển và kiểm tra lỗi chính tả tiếng Việt.

Bảng tính

Excel (Công ty Microsoft). Có sẵn trong Windows và các phiên bản Mac và nằm gộp trong Microsoft Office

1-2-3 (Công ty Lotus). Có trong DOS, Windows và các phiên bản Mac, nằm gộp trong Lotus SmartSuite.

Tài chính

Quicken (Công ty Intuit). Có trong môi trường DOS, Windows và các phiên bản Mac.

ClarisWork (Công ty Claris). Có sẵn trong các phiên bản Windows và Mac.

Tích hợp

Works (Công ty Microsoft). Có trong môi trường DOS, Windows và các phiên bản Mac.

ClarisWork (Công ty Claris). Có sẵn trong các phiên bản Windows và Mac.

Cơ sở dữ liệu

Access (Công ty Microsoft). Chỉ có duy nhất trong môi trường Windows: một chương trình cơ sở dữ liệu có đầy đủ các tính năng mạnh mẽ.

Paradox (Công ty Borland). Có trong các phiên bản Windows và DOS: một cơ sở dữ liệu đầy đủ các tính năng.

Q&A (Công ty Symantec). Chỉ có trong một phiên bản Windows, gồm một chương trình xử lý văn bản và là một cơ sở dữ liệu dễ sử dụng.

Đồ họa

CorelDRAW! (Công ty Corel). Có trong phiên bản Windows và Mac. Đây là một chương trình có đầy đủ tính năng lập biểu đồ, vẽ và tô màu nhưng khá lớn.

Painbrush (Công ty Microsoft). Có trong một phiên bản Windows: chương trình vẽ đơn giản nằm gộp trong Microsoft Windows.

PowerPoint (Công ty Microsoft). Bán kèm với các phiên bản Mac và Windows: một chương trình trình bày nằm gộp trong Microsoft Office.

Freelance Graphics (Công ty Lotus). Có sẵn trong một phiên bản Windows: một chương trình trình bày nằm gộp trong Lotus SmartSuite.

Harvard Graphics (SPC). Có trong các phiên bản DOS và Windows: một chương trình trình bày.

PrintShop (Công ty Broderbund). Có trong các phiên bản DOS, Windows và Mac: một chương trình phổ biến, dễ dùng để tạp áp phích, card, v.v...

Hiểu thấu đáo những yêu cầu về phần mềm

Để vận hành, tất cả các phần mềm đều đòi hỏi các phần cứng tối thiểu phải đạt một chuẩn nào đó. Bạn thường thấy những chuẩn này được ghi trên hộp với dòng chữa "System Requirements - Yêu cầu về hệ thống". Sau đây là một mẫu các yêu cầu hệ thống của một bộ phần mềm:

Yêu cầu về hệ thống:

Microsoft Windows 95, Windows NT 3.51 hay mới hơn.
PC có bộ vi xử lý 80586 với tốc độ 100 MHz hay nhanh hơn.
Bộ nhớ hệ thống 16 MB và dung lượng đĩa cứng còn trống 50 MB.
Chuột hay các thiết bị trỏ tương hợp Windows khác (tùy chọn).
Modem tương hợp hoàn toàn với Hayes theo yêu cầu gọi tự động.
Tại sao phải đọc các yêu cầu?

Thường thì tốt nhất nên mua một hệ thống đủ mạnh để chạy được nhiều chương trình ứng dụng nhất để khỏi lo lắng quá nhiều về những yêu cầu. Tuy vậy cũng nên kiểm tra lại một lần trước khi mua vì những lý do sau:

Hãy đọc những yêu cầu của phần mềm bạn muốn dùng để có một cái nhìn khái quát về hệ thống tối thiểu cần có để chạy chúng.
Nếu đang chọn một chương trình phức tạp đặc biệt, chẳng hạn như CAD nên kiểm tra cẩn thận các yêu cầu. Bởi vì các chương trình kiểu này luôn đòi hỏi nhiều hơn nên rất có khả năng bạn lại cần phải chọn một hệ thống mạnh hơn để chạy loại chương trình này.
Khi mua phần mềm mới, hãy đọc những yêu cầu để biết chắc là mình đã có đủ trang thiết bị cần thiết, chẳng hạn như modem hay chuột.
Các yêu cầu muốn nói với ta điều gì?

Bảng sau tóm tắt những thông tin thường co trong mục những yêu cầu về hệ thống. Muốn biết thêm thông tin về phần cứng, hãy mở đến những bài học sau trong sách.

Hầu hết những yêu cầu hệ thống đều gồm các điểm sau:

Hệ điều hành cần có Điểm này liệt kê ra loại hệ điều hành bạn phải có (như DOS chẳng hạn) và phiên bản (ví dụ phiên bản 6.22 hay cao hơn).
Bộ vi xử lý Điểm này cho beiets bộ vi xử lý bạn cần phải có. Hãy chủ ý là đôi khi yêu cầu ghi cả hai loại chip tối thiểu và chip nên dùng. Nghĩa là chương trình sẽ chạy được trên chip yếu nhất, nhưng tất nhiên rất chậm. Bạn nên mua loại bộ vi xử lý hệ thống đề nghị. (Có thể đọc thêm về bộ vi xử lý ở bài 5).
Bộ nhớ Trữ lượng bộ nhớ cần thiết được tính bằng megabyte (viết tắt M hay MB). Có thể đọc thêm về bộ nhớ ở bài 5.
Nên nhớ rằng bộ nhớ chỉ là vùng làm việc tạm thời. Nếu bạn có hai chương trình, một loại đòi hỏi phải có 4 MB và loại kia cần 8 MB, điều dó không có nghĩa là cần tổng cộng 12 MB. Bạn chỉ cần dung lượng cho chương trình lớn nhất (8MB).

Dung lượng đĩa cứng Dung lượng đĩa cứng bạn cần cũng được ghi bằng megabyte (M hay MB). Đó là chỗ lưu trữ thường trực, nghĩa là nếu một chương trình cần 5 MB và loại khác cần 10 MB, tổng cộng cả hai chương trình cần đến 15 MB.

Các trang thiết bị khác Nếu bạn cần các trang thiết bị khác, chẳng hạn như chuột (mouse) hay modem, bạn cũng có thể tìm thấy các thông tin về chúng. Đôi khi danh sách cũng có liệt kê tên các loại màn hình cần thiết.


Bài 3: Hiểu về máy tính
Bài này sẽ giải thích ngắn gọn cách máy tính làm việc và mô tả những phần tạo nên máy tính

Phần cứng là gì?

Phần cứng (hardware) gồm những thành phần vật lý tạo nên hệ thống máy: những linh kiện mà bạn nhìn thấy và sờ được. Tất cả các hệ thống máy đều có ba phần chính:

Bộ hệ thống Bộ phận giống như cái hộp này chứa những linh kiện điện tử của máy tính. Bên trong hộp, bạn sẽ thấy bộ vi xử lý,các chip bộ nhớ, nguồn điện và các ổ đĩa. Bài 5, 6 và 7 sẽ đề cập chi tiết về các chủ đề này.
Màn hình Bộ phận này giống như TV, hiển thị lên màn hình những gì bạn gõ lên bàn phím. Màn hình nối với bộ hệ thống bằng một dây cáp. Có thể đọc thêm về màn hình trong bài 8.
Bàn phím Thiết bị giống như máy đánh chữ này là cái bạn dùng để gõ lệnh vầ nhập thông tin. Bài 9 sẽ giải thích chi tiết về bàn phím. Máy tính cũng cần có những trang thiết bị khác nhau như chuột, modem, máy in. Những phụ tùng này cũng là phần cứng.
Máy tính làm việc như thế nào?

Có thể bạn sẽ tự hỏi, những linh kiện phần cunwgs này sẽ cùng nhau làm việc ra sao. Nói đơn giản, cách thức như sau:

Nhập vào (Input): Dữ liệu hay lệnh được nhập vào bằng thiết bị nhập như bàn phím hay con chuột.

Xử lý (Processing): Máy tính (những phần mềm bên trong bộ hệ thống) sẽ xử lý các thông tin - thực hiện những gì bạn ra lệnh cho nó.

Xuất ra (Output): Các thông tin sẽ hiển thị trên màn hình hoặc được in ra.

Nhập và Xuất thì khá dễ hiểu bởi vì bạn thấy được kết quả. Khi bạn gõ (input), bạn sẽ thấy những ký tự trên màn hình (output).

Điều thần kỳ thực sự là điều xảy ra trong bộ hệ thống. ở đó bạn sẽ thấy những linh kiện điện tử tạo nên một máy tính (bài 5 và 6 trong kỳ tới sẽ mô tả chi tiết các linh kiện bộ hệ thống). Thành phần chính là bộ vi xử lý, là một chip nhỏ kích cỡ nhỏ khoảng chiếc bánh quy. Trên chip này có hàng triệu những bộ chuyển đổi li ti gọi là transistor.

Bạn có thể tắt riêng từng bộ chuyển mạch. Máy tính dùng hệ thống số nhị phân để biểu thị trạng thái bật (1) hay tắt (0). Vì không thể diễn đạt thông tin chỉ bằng hai trạng thái chuyển đổi đó, nên máy tính kết hợp một loạt các chuyển mạch bật và tắt (1 và 0) này tạo thành một byte (một chuỗi gồm tám lần chuyển mạch). Một byte có thể biểu thị cho một ký tự, chẳng hạn 01000001 biểu thị chữ A; 01000010 biểu thị chữ B, v.v....

Một người xử lý dãy số 01000001 thì phải mất một lúc, nhưng máy tính có thể xử lý thông tin này hay hoặc nhiều hơn nữa chỉ mất một phần giây. Đó là điều kỳ diệu của máy tính.

Lịch sử phát triển của máy tính cá nhân

Một trong những nhà sáng lập công ty chế tạo bộ vi xử lý đầu tiên đã nổi tiếng với những định luật Moore. Luật này cho biết số lượng transistor trên một chip máy tính sẽ tăng hai lần sau mỗi 18 tháng. Nghĩa là cứ trên dưới một năm rưỡi, một máy tính mới dường như sẽ mạnh gấp đôi tiền nhân của nó.

Mời bạn nhìn qua lịch sử hình thành và phát triển của chiếc máy tính.

Năm 1975: Có một bác sĩ, chỉ vì ham thích đã chế tạo ra chiếc máy tính cá nhân đầu tiên. Chiếc máy này có tên gọi là Altair 8800. Nhà sáng chế sau đó đã rao bán thành quả này trên tạp chí Popular Electronics.

Máy tính là một chiếc hộp, bạn lập trình bằng cách bật tắt bộ chuyển đổi trên một bảng nằm phía trước. Những kẻ say mê và những người đầu tiên ủng hộ máy tính đã bị chiếc máy thô sơ lôi cuốn đến lạ lùng.

Năm 1976: Steve Wozniak và Steve Jobs (bạn hãy nhớ đến con người này) chế tạo Apple I, một loại máy tính cá nhân khác. Máy tính này vẫn chưa có bàn phím, hộp máy, âm thanh hay đồ họa. (Sau đó, Apple được cải tiến thành máy Macintosh ngày nay).

Năm 1981: Công ty IBM bắt đầu chế tạo máy tính cá nhân. Máy này có một màn hình, một bàn phím và một bộ hệ thống. Máy sử dụng chip 8088 có 29.000 transistor.

IBM phác thảo sẵn những đề án phần cứng để tiện cho các nhà lập trình khác trong việc viết phần mềm. Bill Gates, người sáng lập ra công ty Microsoft, lần đầu tiên giới thiệu hệ điều hành MS-DOS.

Năm 1982: Các máy tương hợp IBM xuất hiện trên thị trường. Các máy cá nhân này làm việc theo một cách như nhau và chạy cùng một phần mềm như các máy tính IBM.

Năm 1984: Apple giới thiệu máy Macintosh. IBM tung ra máy AT với bộ xử lý 80286 có 130.000 transistor.

Năm 1988: Compaq cạnh tranh với IBM trên thị trường với máy tính 80386 đầu tiên chứa 257.000 transistor.

Năm 1990: Công ty Microsoft giới thiệu Windows. Chip 80486 xuất hiện có dến 1.200.000 transistor.

Năm 1993: Chip Pentium (hay 586) tham gia vào thị trường. Chip này có 3.100.000 transistor.

Năm 1994: Chip PowerPC ra đời. Chip này dùng một phương pháp khác để xử lý dữ liệu và tốc độ cực nhanh.

Năm 1997: Hàng loạt cải tiến về tốc độ và chủng loại của họ chip Pentium và PowerPC. Máy tính chạy ngày càng nhanh hơn.

Năm 1999: Người ta dự định sẽ tung ra hàng loạt thế hệ kế tục của chip Pentium: chip Merced với ít nhất 10.000.000 transistor và có khả năng kết hợp được nhiều tính năng của cả Pentium lẫn PowerPC.

Bây giờ, chắc bạn đã hiểu cách làm việc của máy tính cũng như tiến trình phát triển công nghệ máy tính trong quá khứ và tương lai sắp tới. Có thể bạn đã biết rõ hơn về từng linh kiện phần cứng trong lòng một chiếc máy tính.

Lão Zen
06-12-2008, 03:56 PM
Máy tính và các nguyên nhân hư hại


Xin nói trước, những điều viết dưới đây được tham khảo từ kinh nghiệm của rất nhiều người đã tiếp xúc với máy vi tính một thời gian dài, từ khi máy vi tính ở Việt Nam còn là máy 286, và không dịch từ bất cứ sách báo hay tạp chí kỹ thuật nào cả. Tuy nhiên, những kinh nghiêm đó cũng dựa trên ít nhiều cơ sơ khoa học.

1/ Vị trí đặt máy.

Có thể đặt máy ở bất cứ chỗ nào đủ rộng trong nhà, tuy nhiên, tránh đặt máy bên dưới điều hoạ nhiệt độ hoặc giá sách. Ðã có trường hợp vật nặng để trên giá rơi xuống màn hình làm vỡ. Ðiều hòa nhiệt độ loai 2 cục cũng là tác nhân làm hỏng màn hình vì nó có thói quen nhỏ nước xuống phía dưới. Cũng không nên đặt máy tính ở nơi gần giá sách quá nếu nhà có mèo : mèo sẽ lấy màn hình (hoặc thùng máy) làm chỗ bật để nhảy lên giá sách hoặc nóc tủ. Phản lực của mèo sẽ đẩy màn hình rơi từ bàn máy xuống đất. Ðằng sau vị trí đặt máy nên bố trí một quạt thông gió (có thể là quạt treo) làm tản nhiệt do màn hình tỏa ra. Không nên đặt máy gần lò sưởi hoặc bếp: Khói bụi từ trong bếp sẽ bám rất chắc lên các thiết bị điên tử trong máy và có thể gây đoản mạch. Nhiệt tỏa ra của lò sưởi sẽ làm máy tính không hoạt động được với công suất tối đa. Phía trước máy tính cũng bố trí một khoảng rộng để có thể ngồi thoải mái trên ghế, và đằng sau ghế có thể đủ chỗ đứng cho một vài người. Bên tay phải máy tính, tốt nhất nên có một cái bàn, vì bạn sẽ cần chỗ để đặt sách vở viết. Các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét hình... nên đặt trong tầm tay. Ðằng sau máy phải thoáng đãng để có thể dể dàng tháo hoặc lắp các dây nhợ. Tránh đặt máy gần cửa sổ vì lý do an toàn : Phòng máy khoa hình họa vẽ kỹ thuật trường Ðại học Bách khoa HN đã bị kẻ gian mở cửa sổ, và tháo mất một ổ cứng của máy tính đặt sát cửa sổ. Không nên đặt máy gần TV hoặc bên dưới các thiết bị thu phát sóng TV: Sóng điện từ do máy tính phát ra (nhất là các máy có tần số thấp) thường làm nhiễu sóng TV. Nếu nhà có ít phòng, như các khu tập thể khép kín, nên đặt máy tại phòng khách - sẽ tiện hơn cho việc dùng máy về đêm, tuy nhiên sẽ rất phiền nếu đang làm việc thì khách đến hoặc khách là những đứa trẻ hiếu động.

2/ Ðiện.

Trong quá trình sử dụng máy, nên trang bị thêm cho máy tính một bộ phận chống sét (nếu có modem) và một bộ ổn áp. Nhiều máy tính đã bị hỏng vì sét đánh vào đường dây điện thoại, sinh ra dòng điện chạy vào modem và dòng này đã làm cháy toàn bộ các thiết bị điện tử trong máy. Tốt nhất khi có dông , hãy rút dây điện thoại ra nếu không mua bộ chống sét. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, bưu điện đang đưa dây điện thoại xuống lòng đất nên vấn đề này không cần quan tâm nữa. Bộ ổn áp là cần thiết ở nước ta- một nước luôn có những thay đổi bất ngờ về điện năng. Nhiều gia đình đã trang bị cho mình thiết bị lưu điện (UPS) để có thể an toàn tắt máy khi mất điện. Máy tính đang hoạt động bị ngắt điện bất ngờ thường gây ra những thiệt hại cũng... bất ngờ : mất dữ liệu , hỏng ổ cứng và cháy BIOS.

3/ Bụi

Bụi là những hạt lơ lửng trong không khí, có kích thước rất bé nhưng nhiều hạt lại dẫn được điện và gây ngụy hiểm cho máy. Hãy mở vỏ máy thường xuyên và quét sạch các thiết bị lắp trong máy bằng một chiếc chổi mềm. Màn hình không cần che phủ vì bụi không làm nguy hại gì cho nó cả, ngược lại máy in lại rất dị ứng với bụi (nhất là máy in phun). Hãy đậy máy thật kín bằng một tấm khăn mềm , và chỉ mở ra khi in.

4/ Nước.

Nước gây chập mạch dẫn đến cháy nổ nếu rơi đúng vị trí, hơi ẩm của nước cũng có thế làm hỏng ổ mềm và ổ CD. Tốt nhất là nên đặt nước cách thật xa máy tính, khi làm việc với máy tính không nên vừa làm vừa uống.

5/ Mèo

Các động vật nuôi trong nhà không ý thức được giá cả của chiếc máy tính. Mèo rất thích nằm lên trên màn hình có lẽ do nhiệt độ ấm . Một số mèo lại khoái cắn dây nối đất của kính lọc màn hình hoặc dây nối đất của máy. Nhiều con mèo lại muốn "giải quyết nỗi buồn' tại máy tính, máy in.. và để lại mùi rất khó chịu. Khi bạn dùng máy tính, mèo có thể tưởng nó đang đùa với bạn và. . . vồ tay đó cũng là lý do để bạn có thể làm các thao tác sai lệch. Hãy cấm tiệt mèo vào gần máy tính.

6/ Trẻ em

Trẻ em thường tưởng chúng rất thông thạo vê máy tính. Một thao tác chúng thường làm là xóa đi một cái gì đó của bạn hoặc di chuyển đi đâu không rõ; Nói chung là không nên cho trẻ em sờ vào máy tính. Chúng có thể biến công sức hàng tháng trời của bạn thành mây khói đấy!

7/ Bật tắt nhiều

Bật tắt máy tính quá nhiều là không tốt. Nhiều máy tính được thiết kế để bật suốt cho tới khi chúng trở nên quá lạc hậu. Tiền điện tiêu vào chiếc máy tính không nhiều; Trung bình 180W cho các bộ nguồn cũ và 250W cho các bộ nguồn mới (tính cả nguồn nuôi màn hình).

8/ Tháo lắp nhiều

Sẽ không nguy hại nếu người tháo lắp là một chuyên gia (phải tháo lắp chừng 100 lần sẽ thành một chuyên gia) còn nếu không, bạn có thể cắm nhầm nguồn, làm gãy chân cắm , rơi ổ cứng xuống đất (thảm họa)... và nhiều tai họa khó lường khác nữa. Nói chung những người vỗ ngực tự xưng là chuyên gia phần cứng thường phải phá hỏng ít nhất một máy vi tính. Dòng điện bị dò trong máy tính không lớn lắm. Nó có thể làm giật nẩy người lên, nhưng đó chỉ là phản xạ mà thôi . Trước khi chạm tay (hoặc tôvít) vào bất cứ thiết bị nào lắp trong thùng máy, bạn phải chạm tay vào tường (hoặc gõ tôvít xuống đất) để nối đất. Những điện tích trong người bạn sẽ có thể ào ào đổ sang máy tính và làm cháy thiết bị đầu tiên mà nó gặp. Nói chung, những điều trên chỉ có thể giữ cho máy tính khỏi hỏng mà thôi, thông thường tuổi thọ của nó là mười năm, nhưng ít người dùng một chiếc máy quá 4 năm.

Lão Zen
06-12-2008, 03:57 PM
Máy vi tính thường hư chỗ nào


Nhiều bạn đọc viết thư hỏi toà soạn những hỏng hóc thông thường có thể khắc phục ở máy tính. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia và xin trả lời:

Đặc tính riêng của máy vi tính so với các thiết bị điện tử khác là hoạt động dựa trên phần mềm. Mà phần mềm thì rất dễ bị hư hỏng, thí dụ như bạn lỡ tay bấm lộn phím Del chẳng hạn là có thể dữ liệu và chương trình đã đi tong rồi! Chính vì thế ai trong chúng ta – những người sử dụng máy tính – cũng đã từng phải vò đầu bứt tai trước cái máy tính bướng bỉnh cứ ỳ ra, không chịu làm việc.

Một ngày làm việc mới, bạn bật công tắc chiếc máy quen thuộc lên để bắt đầu công việc. Nhưng thay vì những hàng chữ khởi động hiện ra thì bây giờ màn hình chỉ có một màu tối thui, không có một dấu hiệu nào chứng tỏ máy đang hoạt động cả. Làm sao đây, hay là cái màn hình monitor bị hư rồi! Xin hãy bình tĩnh nhìn xem các đèn báo trên CPU có sáng hay không. Nếu không – chắc chắn là cắm nguồn chưa tốt rồi, hãy cắm lại và nhớ cắm đúng điện áp ghi ở sau máy. Cắm xong vẫn chưa được? – Bộ nguồn máy tính của bạn bị hư rồi, có lẽ phải vác cái CPU đi sửa thôi. Thường thì các bộ nguồn máy tính rất dễ hỏng nếu như không có ổn áp cho máy.

Còn nếu các đèn báo trên CPU vẫn sáng, đèn trên ổ đĩa mềm và ổ đĩa cứng vẫn chớp đầy đủ mà màn hình thì tối thui? – Hãy xem lại dây tín hiệu và dây cấp nguồn từ màn hình nối với CPU có bị lỏng không, hai dây này rất hay bị lỏng (do máy bị xê dịch kéo rơi ra) và dẫn đến tình trạng này, chỉ cấn cắm lại cho thật chắc chắn là mọi việc ổn thoả. Nhưng nếu hai dây này đã được cắm chắc chắn mà tình hình vẫn khong khá hơn, phải chú ý tới đèn tín hiệu ở góc dưới của màn hình. Có hai trường hợp xảy ra – thứ nhất, nếu đèn tín hiệu này không sáng: màn hình đã bị trục trặc. Bạn chỉ có cách mang đi sửa ở các dịch vụ sửa chữa, bảo trì tin cậy. May mắn nhất là màn hình chỉ bị đứt cầu chì - sẽ tốn kém không bao nhiêu. Nặng hơn (trường hợp này... thường xảy ra hơn) màn hình bị hư bộ nắn điện AC- đĩa cứng hoặc Flyback, chi phí sẽ tốn kém hơn. Trường hợp thứ hai, nếu đèn tín hiệu trên màn hình sáng mà màn hình vẫn tối mịt – bạn thử chỉnh lại hai nút Contrast và Brightness trên màn hình xem sao?

Rất hay gặp tình trạng người không biết sử dụng hoặc các cháu bé trong nhà táy máy vặn sai hai nút này khiến màn hình tối đi! Cuối cùng, nếu nguyên nhân vẫn không phải do hai nút này, có lẽ CPU của bạn đã có vấn đề. Có thể trục trặc xảy ra ở mạch giao tiếp màn hình (Video Carrd), bản mạch chính (Main Board) hoặc ở bộ nhớ (RAM). Muốn xác định chính xác phải nhờ đến chuyên viên tin học với đầy đủ dụng cụ kiểm tra.
Xin bạn hãy yên tâm, đa số các trường hợp xảy ra bạn đều có thể tự xử lý được, các hư hỏng nặng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều .

Lão Zen
06-12-2008, 03:57 PM
Memory-RAM-Một số thuật ngữ và kỹ thuật

System memory: khi ta nói đến "memory" thì có lẽ hơi mơ hồ và khó hiểu cho rất nhiều bạn, nhất là những bạn chưa có quen biết vi cấu trúc máy tính nhiều. Thực ra từ memory trong quá khứ được diễn tả như đại diện cho tất cả "vùng nhớ" trong computer ngoại trừ CPU. Ðó là trong quá khứ khi mà vi tính chưa phát triễn mạnh mẽ, chứ nếu dùng từ memory mà đề cập trong những thế hệ máy tính hiện nay thì danh từ nầy hoàn toàn mù mờ và không chích xác diễn tả các bộ phận trong máy vi tính nửa. Chúng ta có RAM, ROM, DRAM, SRRAM, DDR SDRAM... Ðể tránh sự lẫn lộn, tôi xin phép diễn tả ngắn gọn về memory và các thuật ngữ liên quan để bạn hiểu rõ.

Memory: Memory đơn giản là một thiết bị nhớ nó có thể ghi và chứa thông tin. ROM, RAM, Cache, Hard disk, Floppy disk, CD.... đều có thể gọi là memory cả (vì nó vẫn lưu thông tin). Dù là loại memory nào bạn cũng nên để ý đến các tính chất sau đây:

Sức chứa: thiết bị có thể chứa được bao nhiêu? Ví dụ: CD chứa được 650MB-700MB, Floppy disk chứa được 1.4MB, Cache chứa được 256KB...


tốc độ truy nhập: bạn nên lưu ý đến tốc độ vận truyền thông tin của thiết bị. Bạn có memory loại "chạy lẹ" khi mà thời gian truy cập thông tin ngắn hơn. Đây là phần quan trọng quyết định tốc độ truy cập của thiết bị. Ví dụ đơn giản là nếu bạn có con CPU chạy tốc độ 1.5Ghz trong khi đó hard disk của bạn thuộc loại "rùa bò" thì dù CPU có lẹ đến đâu nó cũng đàng phải....chờ thôi!
Tính về tốc độ thì CPU bao giờ cũng lẹ nhất, sau đó là Cache, sau nữa là các loại RAM.


Interface: bạn nên xem cấu trúc bên ngoài của memory nó có phù hợp với (ăn khớp) các thiết bị khác của bạn không. Ví dụ, nhiều loại RAM tren thị trường có số chân cắm và đặc tính khác nhau. Để phù hợp cho motherboard của bạn, bạn nên xem xét motherboard trước khi mua memory.

Các loại memory

ROM (Read Only Memory)
Ðây là loại memory dùng trong các hãng sãn xuất là chủ yếu. Nó có đặc tính là thông tin lưu trữ trong ROM không thể xoá được và không sửa được, thông tin sẽ được lưu trữ mãi mãi. Nhưng ngược lại ROM có bất lợi là một khi đã cài đặt thông tin vào rồi thì ROM sẽ không còn tính đa dụng (xem như bị gắn "chết" vào một nơi nào đó). Ví dụ điển hình là các con "chip" trên motherboard hay là BIOS ROM để vận hành khi máy vi tính vừa khởi động.

PROM (Programmable ROM)
Mặc dù ROM nguyên thủy là không xoá/ghi được, nhưng do sự tiến bộ trong khoa học, các thế hệ sau của ROM đã đa dụng hơn như PROM. Các hãng sản xuất có thể cài đặt lại ROM bằng cách dùng các loại dụng cụ đặc biệt và đắt tiền (khả năng người dùng bình thường không thể với tới được). Thông tin có thể được "cài" vào chip và nó sẽ lưu lại mãi trong chip. Một đặc điểm lớn nhất của loại PROM là thông tin chỉ cài đặt một lần mà thôi. CD có thể được gọi là PROM vì chúng ta có thể copy thông tin vào nó (một lần duy nhất) và không thể nào xoá được.

EPROM (Erasable Programmable ROM)
Một dạng cao hơn PROM là EPROM, tức là ROM nhưng chúng ta có thể xoá và viết lại được. Dạng "CD-Erasable" là một điển hình. EPROM khác PROM ở chổ là thông tin có thể được viết và xoá nhiều lần theo ý người xử dụng, và phương pháp xoá là hardware (dùng tia hồng ngoại xoá) cho nên khá là tốn kém và không phải ai cũng trang bị được.

EEPROM (Electronic Erasable Programmable ROM)
Ðây là một dạng cao hơn EPROM, đặt điểm khác biệt duy nhất so với EPROM là có thể ghi và xoá thông tin lại nhiều lần bằng software thay vì hardware. Ví dụ điển hình cho loại EPROM nầy là "CD-Rewritable" nếu bạn ra cửa hàng mua một cái CD-WR thì có thể thu và xoá thông tin mình thích một cách tùy ý. Ứng dụng của EEPROM cụ thể nhất là "flash BIOS". BIOS vốn là ROM và flash BIOS tức là tái cài đặt thông tin (upgrade) cho BIOS. Cái tiện nhất ở phương pháp nầy là bạn không cần mở thùng máy ra mà chỉ dùng software điều khiển gián tiếp.

RAM (Random Access Memory)
Rất nhiều người nghĩ là RAM khác với ROM trên nhiều khía cạnh nhưng thực tế RAM chẳng qua là thế hệ sau của ROM mà thôi. Cả RAM và ROM đều là "random access memory" cả, tức là thông tin có thể được truy cập không cần theo thứ tự. Tuy nhiên ROM chạy chậm hơn RAM rất nhiều. Thông thường ROM cần trên 50ns để vận hành thông tin trong khi đó RAM cần dưới 10ns (do cách chế tạo). Tôi sẽ trở lại với phần "shadow BIOS ROM" sau nầy.

SRAM (Static RAM) và DRAM (Dynamic RAM)
SRAM là loại RAM lưu giữ data mà không cần cập nhật thường xuyên (static) trong khi DRAM là loại RAM cần cập nhật data thường xuyên (high refresh rate). Thông thường data trong DRAM sẽ được refresh (làm tươi) nhiều lần trong một second để lưu giử lại những thông tin đang lưu trữ, nếu không refresh lại DRAM thì dù nguồn điện không ngắt, thông tin trong DRAM cũng sẽ bị mất.
SRAM chạy lẹ hơn DRAM. Nhiều người có thể lầm lẫn là DRAM là "dynamic" cho nên ưu việt hơn. Điều đó không đúng. Trên thực tế, chế tạo SRAM tốn kém hơn hơn DRAM và SRAM thường có kích cỡ lớn hơn DRAM, nhưng tốc độ nhanh hơn DRAM vì không phải tốn thời gian refresh nhiều lần. Sự ra đời của DRAM chỉ là một lối đi vòng để hạ giá sản xuất của SRAM (tôi sẽ nói rõ hơn về bên trong CPU, DRAM, và SRAM).

FPM-DRAM (Fast Page Mode DRAM)
Ðây là một dạng cải tiến của DRAM, về nguyên lý thì FPM DRAM sẽ chạy lẹ hơn DRAM một tí do cải tiến cách dò địa chỉ trước khi truy cập thông tin. Những loại RAM như FPM hầu như không còn sản xuất trên thị trường hiện nay nữa.

EDO-DRAM (Extended Data Out DRAM)
Là một dạng cải tiến của FPM DRAM, nó chạy lẹ hơn FPM DRAM một nhờ vào một số cải tiến cách dò địa chỉ trước khi truy cập data. Một đặc điểm nữa của EDO DRAM là nó cần support của system chipset. Loại memory nầy chạy với máy 486 trở lên (tốc độ dưới 75MHz). EDO DRAM cũng đã quá cũ so với kỹ thuật hiện nay. EDO-DRAM chạy lẹ hơn FPM-DRAM từ 10 - 15%.

BDEO-DRAM (Burst Extended Data Out DRAM)
Là thế hệ sau của EDO DRAM, dùng kỹ thuật "pineline technology" để rút ngắn thời gian dò địa chỉ của data. Nếu các bạn để ý những mẫu RAM tôi giới thiệu trên theo trình tự kỹ thuật thì thấy là hầu hết các nhà chế tạo tìm cách nâng cao tốc độ truy cập thông tin của RAM bằng cách cải tiến cách dò địa chỉ hoặt cách chế tạo hardware. Vì việc giải thích về hardware rất khó khăn và cần nhiều kiến thức điện tử cho nên tôi chỉ lướt qua hoặc trình bày đại ý. Nhiều mẩu RAM tôi trình bày có thể không còn trên thị trường nữa, tôi chỉ trình bày để bạn có một kiến thức chung mà thôi.

SDRAM (Synchronous DRAM)
Ðây là một loại RAM có nguyên lý chế tạo khác hẳn với các loại RAM trước. Như tên gọi của nó là "synchronous" DRAM, synchronous có nghĩa là đồng bộ, nếu bạn học về điện tử số thì sẽ rõ hơn ý nghĩ của tính đồng bộ.
Synchronous là một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực digital, trong giới hạn về chuyên môn tôi cũng rất lấy làm khó giải thích. Bạn chỉ cần biết là RAM hoạt động được là do một memory controller (hay clock controller), thông tin sẽ được truy cập hay cập nhật mổi khi clock (dòng điện) chuyển từ 0 sang 1, "synchronous" có nghĩa là ngay lúc clock nhảy từ 0 sang 1 chứ không hẳn là clock qua 1 hoàn toàn (khi clock chuyển từ 0 sang 1 hay ngược lại, nó cần 1 khoảng thời gian interval, tuy vô cùng ngắn nhưng cũng mất 1 khoảng thời gian, SDRAM không cần chờ khoảng interval này kết thúc hoàn toàn rồi mới cập nhật thông tin, mà thông tin sẽ được bắt đầu cập nhật ngay trong khoảng interval). Do kỹ thuật chế tạo mang tính bước ngoặc nầy, SDRAM và các thế hệ sau có tốc độ cao hơn hẳn các loại DRAM trước.
Đây là loại RAM thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, tốc độ 66-100-133Mhz.

DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM)
Ðây là loại memory cải tiến từ SDRAM. Nó nhân đôi tốc độ truy cập của SDRAM bằng cách dùng cả hai quá trình đồng bộ khi clock chuyển từ 0 sang 1 và từ 1 sang 0. Ngay khi clock của memory chuyển từ 0 sang 1 hoặc từ 1 sang 0 thì thông tin trong memory được truy cập.
Loại RAM này được CPU Intel và AMD hỗ trợ, tốc độ hiện tại vào khoảng 266Mhz. (DDR-SDRAM đã ra đời trong năm 2000)

DRDRAM (Direct Rambus DRAM)
Ðây lại là một bước ngoặc mới trong lĩnh vực chế tạo memory, hệ thống Rambus (cũng là tên của một hãng chế tạo nó) có nguyên lý và cấu trúc chế tạo hoàn toàn khác loại SDRAM truyền thống. Memory sẽ được vận hành bởi một hệ thống phụ gọi là Direct Rambus Channel có độ rộng 16 bit và một clock 400MHz điều khiển. (có thể lên 800MHz)
Theo lý thuyết thì cấu trúc mới nầy sẽ có thể trao đổi thông tin với tốc độ 800MHz x 16bit = 800MHz x 2 bytes = 1.6GB/giây. Hệ thống Rambus DRAM như thế nầy cần một serial presence detect (SPD) chip để trao đổi với motherboard. Ta thấy kỹ thuật mới nầy dùng 16bits interface, trông trái hẳn với cách chế tạo truyền thống là dùng 64bit cho memory, bởi thế kỹ thuật Rambus (sở hữu chủ của Rambus và Intel) sẽ cho ra đời loại chân Rambus Inline Memory Module (RIMM) tương đối khác so với memory truyền thống.
Loại RAM này hiện nay chỉ được hỗ trợ bởi CPU Intel Pentum IV, khá đắt, tốc độ vào khoảng 400-800Mhz

SLDRAM (Synchronous-Link DRAM)
Là thế sau của DRDRAM, thay vì dùng Direct Rambus Channel với chiều rộng 16bit và tốc độ 400MHz, SLDRAM dùng bus 64bit chạy với tốc độ 200MHz. Theo lý thuyết thì hệ thống mới có thể đạt được tốc độ 400Mhz x 64 bits = 400Mhz x 8 bytes = 3.2Gb/giây, tức là gấp đôi DRDRAM. Ðiều thuận tiện là là SLDRAM được phát triển bởi một nhóm 20 công ty hàng đầu về vi tính cho nên nó rất da dụng và phù hợp nhiều hệ thống khác nhau.

VRAM (Video RAM)
Khác với memory trong hệ thống và do nhu cầu về đồ hoạ ngày càng cao, các hãng chế tạo graphic card đã chế tạo VRAM riêng cho video card của họ mà không cần dùng memory của hệ thống chính. VRAM chạy lẹ hơn vì ừng dụng Dual Port technology nhưng đồng thời cũng đắt hơn rất nhiều.

SGRAM (Synchronous Graphic RAM)
Là sản phẩm cải tiến của VRAM mà ra, đơn giản nó sẽ đọc và viết từng block thay vì từng mảng nhỏ.

Flash Memory
Là sản phẩm kết hợp giửa RAM và hard disk. Có nghĩa là Flash memory có thể chạy lẹ như SDRAM mà và vẫn lưu trữ được data khi power off.

PC66, PC100, PC133, PC1600, PC2100, PC2400....
Chắc khi mua sắm RAM bạn sẽ thấy họ đề cập đến những từ như trên. PC66, 100, 133MHz thì bạn có thể hiểu đó là tốc độ của hệ thống chipset của motherboard. Nhưng PC1600, PC2100, PC2400 thì có vẻ hơi...cao và quái lạ! Thực ra những từ nầy ra đời khi kỹ thuật Rambus phát triển. Ðặt điểm của loại motherboard nầy là dùng loại DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM). Như đã đề cập ở phần trên, DDR SDRAM sẽ chạy gấp đôi (trên lý thuyết) loại RAM bình thường vì nó dùng cả rising and falling edge của system clock. Cho nên PC100 bình thường sẽ thành PC200 và nhân lên 8 bytes chiều rộng của DDR SDRAM: PC200 * 8 = PC1600. Tương tự PC133 sẽ là PC133 * 2 * 8bytes = PC2100 và PC150 sẽ là PC150 * 2 * 8 = PC2400.

BUS: gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn data từ các bộ phận trong computer (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra.
FSB (Front Side Bus) hành lang chạy từ CPU tới main memory
BSB (Back Side Bus) hành lang chạy từ memory controller tới L2 (Cache level 2)

Cache memory
Là loại memory có dung lượng rất nhỏ (thường nhỏ hơn 1MB) và chạy rất lẹ (gần như tốc độ của CPU). Thông thường thì Cache memory nằm gần CPU và có nhiệm vụ cung cấp những data thường (đang) dùng cho CPU. Sự hình thành của Cache là một cách nâng cao hiệu quả truy cập thông tin của máy tính mà thôi. Những thông tin bạn thường dùng (hoặc đang dùng) thường được chứa trong Cache, mổi khi xử lý hay thay đổi thông tin, CPU sẽ dò trong Cache memory trước xem có tồn tại hay không, nếu có nó sẽ lấy ra dùng lại còn không thì sẽ tìm tiếp vào RAM hoặc các bộ phận khác. Lấy một ví dụ đơn giản là nếu bạn mở Microsoft Word lên lần đầu tiên sẽ thấy hơi lâu nhưng mở lên lần thứ nhì thì lẹ hơn rất nhiều vì trong lần mở thứ nhất các lệnh (instructions) để mở Microsoft Word đã được lưu giữ trong Cache, CPU chỉ việc tìm nó và xài lại thôi.
Lý do Cache memory nhỏ là vì nó rất đắt tiền và chế tạo rất khó khăn bởi nó gần như là CPU (về cấu thành và tốc độ). Thông thường Cache memory nằm gần CPU, trong nhiều trường hợp Cache memory nằm trong con CPU luôn. Người ta gọi Cache Level 1 (L1), Cache level 2 (L2)...là do vị trí của nó gần hay xa CPU. Cache L1 gần CPU nhất, sau đó là Cache L2...

Interleave
Là một kỹ thuật làm tăng tốc độ truy cập thông tin bằng giảm bớt thời gian nhàn rổi của CPU. Ví dụ, CPU cần đọc thông tin thông từ hai nơi A và B khác nhau, vì CPU chạy quá lẹ cho nên A chưa kịp lấy đồ ra CPU phải chờ rồi! A thấy CPU chờ thì phiền quá mới bảo CPU sang B đòi luôn sau đó trỡ lại A lấy cũng chưa muộn! Bởi thế CPU có thể rút bớt thời gian mà lấy được đồ ở cả A và B. Toàn bộ nghĩa interleave là vậy.

Bursting
Cũng là một kỹ thuật khác để giảm thời gian truyền tải thông tin trong máy tính. Thay vì CPU lấy thông tin từng byte một, bursting sẽ giúp CPU lấy thông tin mỗi lần là một block.

ECC (Error Correction Code)
Khi mua RAM bạn có thể thấy cụm từ nầy mô tả phụ thêm vào loại RAM. Ðây là một kỹ thuật để kiểm tra và sửa lổi trong trường hợp 1 bit nào đó của memory bị sai giá trị trong khi lưu chuyển data. Những loại RAM có ECC thường dùng cho các loại computer quan trọng như server. Tuy nhiên không có ECC cũng không phải là mối lo lớn vì theo thống kê 1 bit trong memory có thể bị sai giá trị khi chạy trong gần 750 giờ, người tiêu dùng bình thường như chúng ta đâu có ai mở máy liên tục tới...1 tháng đâu chớ!

Register và Buffer (cùng như nhau)
Ðôi khi mua memory bạn có thể thấy người bán đề cập đến tính chất của memory là có buffer, register...Buffer và Register chủ yếu dùng để quản lý các modules trên RAM. Trông hình vẽ dưới chắc bạn cũng sẽ nhận ra được loại RAM có buffer. Loại RAM có buffer hay register thì sẽ chạy chậm hơn loại RAM không có buffer hay register một ít.

CAS (Column Address Strobe) latency
Latency nghĩa là khoảng thời gian chờ đợi để làm cái gì đó, CAS latency là thuật ngữ diễn tả sự delay trong việc truy cập thông tin của memory và được tính bằng clock cycle. Ví dụ, CAS3 là delay 3 "clock cycle". Trong quá khứ các nhà sản xuất cố gắng hạ thấp chỉ số delay xuống nhưng nó sẽ tỷ lệ nghịch với giá thành sản phẩm.

Cách tính dung lượng của memory (RAM)
Thông thường RAM có hai chỉ số, ví dụ, 32Mx4. Thông số đầu biểu thị số hàng (chiều sâu) của RAM trong đơn vị Mega Bit, thông số thứ nhì biểu thị số cột (chiều ngang) của RAM. 32x4 = 32MegaBit x 4 cột = 128 Mega Bit = 128/8 Mega Bytes = 16MB. Có nhiều bạn có thể lầm tưởng thông số đầu là Mega Bytes nhưng kỳ thực các hãng sãn xuất mặc định nó là Mega Bit, bạn nên lưu nhớ cho điều nầy khi mua RAM. Ví dụ, 32Mx64 RAM tức là một miếng RAM 256MB.

Số Pin của RAM

Khi chọn RAM, ngoài việc chú ý tốc độ, sức chứa, ta phải coi số Pin của nó. Thông thường sốPin của RAM là (tuỳ vào loại RAM): 30, 72, 144, 160, 168, 184 pins.

SIMM (Single In-Line Memory Module)
Ðây là loại ra đời sớm và có hai loại hoặc là 30 pins hoặc là 72 pins. Người ta hay gọi rõ là 30-pin SIMM hoặc 72-pin SIMM. Loại RAM (có cấu hình SIMM) nầy thường tải thông tin mỗi lần 8bits, sau đó phát triễn lên 32bits. Bạn cũng không cần quan tâm lắm đến cách vận hành của nó, nếu ra ngoài thị trường bạn chỉ cần nhận dạng SIMM khi nó có 30 hoặc 72 pins. Loại 72-pin SIMM có chiều rộng 41/2" trong khi loại 30-pin SIMM có chiều rộng 31/2" (xem hình)



DIMM (Dual In-line Memory Modules)
Cũng gần giống như loại SIMM mà thôi nhưng có số pins là 72 hoặc 168. Một đặc điểm khác để phân biệt DIMM với SIMM là cái chân (pins) của SIMM dính lại với nhau tạo thành một mảng để tiếp xúc với memory slot trong khi DIMM có các chân hoàn toàn cách rời độc lập với nhau. Một đặc điểm phụ nửa là DIMM được cài đặt thẳng đứng (ấn miếng RAM thẳng đứng vào memory slot) trong khi SIMM thì ấn vào nghiêng khoảng 45 độ. Thông thường loại 30 pins tải data 16bits, loại 72 pins tải data 32bits, loại 144 (cho notebook) hay 168 pins tải data 64bits.



SO DIMM (Small Outline DIMM)
Ðây là loại memory dùng cho notebook, có hai loại pin là 72 hoặc 144. Nếu bạn để ý một tý thì thấy chúng có khổ hình nhỏ phù hợp cho notebook. Loại 72pins vận hành với 32bits, loại 144pins vận hành với 64bits.

RIMM (Rambus In-line Memory Modules) và SO RIMM (RIMM dùng cho notebook)
Là technology của hãng Rambus, có 184 pins (RIMM) và 160 pins (SO RIMM) và truyền data mỗi lần 16bit (thế hệ củ chỉ có 8bits mà thôi) cho nên chạy nhanh hơn các loại củ. Tuy nhiên do chạy với tốc độ cao, RIMM memory tụ nhiệt rất cao thành ra lối chế tạo nó cũng phải khác so với các loại RAM truyền thống. Như hình vẽ bên dưới bạn sẽ thấy miến RAM có hai thanh giải nhiệt kẹp hai bên gọi là heat speader. Nếu bạn dùng Pentium 4 sẽ gặp loại RAM nầy.

Lão Zen
06-12-2008, 03:58 PM
Mô hình máy tính trong tương lai

Ðịnh hướng kinh tế và sự thịnh vượng của mọi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi: Liệu công nghệ máy tính trên cơ sở silicon theo luật Moore có tồn tại đến năm 2020 ? Luật Moore chính là động lực thúc đẩy của ngành công nghiệp hàng ngàn tỷ USD này. Nó có nghĩa là mỗi trò videogame sẽ mạnh gấp đôi cứ sau mỗi mùa giáng sinh.

Bí mật đằng sau luật Moore là các nhà chế tạo chip sẽ tăng gấp đôi số transistors (bóng bán dẫn) trên một đĩa silicon cỡ bằng móng tay cứ sau 18 tháng. Họ có thể làm được điều đó bằng cách khắc những rãnh cực nhỏ lên các tinh thể silicon nhờ những chùm tia phóng xạ cực tím. Một con chíp Pentium hiện nay có chiều rộng chỉ bằng 1/ 500 sợi tóc con người, lớp cách điện chỉ dầy bằng kích thước của 25 nguyên tử. Nhưng các định luật vật lý cho thấy việc nhân đôi này không thể kéo dài mãi. Các transistor hiện nay sẽ trở nên nhỏ đến mức các linh kiện silicon của chúng chỉ nhỏ bằng một phân tử. Với những khoảng cách nhỏ đến khó tin ấy, vai trò của cơ chế lượng tử sẽ chi phối, khiến cho các electron di chuyển từ 1 vị trí này sang vị trí khác không còn khoảng trống ở giữa chúng sẽ bắn qua các dây dẫn và lớp cách điện chỉ nhỏ cỡ nguyên tử, gây đoản mạch. Có thể đến năm 2014, các linh kiện transitor sẽ tới giới hạn thu nhỏ của chúng với kích thước dưới 0.1 micron và lớp cách điện chỉ dày bằng vài nguyên tử. Năm 99, kỹ sư Paul Packan của Intel đã cảnh báo trên tạp chí Science rằng luật Moore sẽ đi đến chỗ bế tắc. Cho tới lúc ấy, các nhà vật lý đang chạy đua để tạo ra một thứ "silicon" mới cho thế kỷ tới. Sau đây là một vài lựa chọn đang được chấp nhận về lý thuyết.

1/ Máy tính quang học. :

Máy tính này sẽ thay thế điện tử bằng các chùm tia laser. Không giống như dây dẫn, các chùm tia có thể xuyên qua một vật liệu khác, tạo nên những bộ vi xử lý 3 chiều. Một transistor quang học đã được tạo ra, tuy nhiên các linh kiện còn khá lớn và rườm rà. Nếu lắp thành máy tính, nó sẽ có kích thước bằng một chiếc ôtô.

2/ Máy tính ADN :

Một trong những ý tưởng táo bạo nhất là máy tính sử dụng ADN, khai thác các cặp phân tử như một chương trình máy tính sinh học (thay vì lập mã các số 0 và 1 trong phép nhị nguyên, nó sử dụng 4 axit nucleic ký hiệu A,T,C,G), ứng dụng này hứa hẹn ghi được một số lượng không giới hạn mã số. Tuy nhiên, một máy tính ADN sẽ là một sản phẩm khá kỳ quặc với một mớ hỗn độn các ống chất lỏng hữu cơ, khó có thể thay thế máy tính dể bàn trong tương lai gần.

3/ Máy tính phân tử và chấm :

Các thiết kế đặc biệt khác là máy tính phân tử và máy tính chấm lượng tử, thay thế transistor silicon bằng một phân tử duy nhất và một electron duy nhất. Nhưng các ứng dụng này phải đương đầu với các vấn đề kỹ thuật nan giải như dây dẫn nguyên tử và lớp cách điện dày đặc. Ðây mới chỉ là các ý tưởng chưa thể thực hiện.

4/ Máy tính lượng tử :

Sản phẩm hứa hẹn nhất trong cuộc chạy đua là máy tính lượng tử. ý tưởng này là chiếu trực tiếp một chùm tia laser hoặc radio lên một tập hợp các nguyên tử hạt nhân đang xoay tròn. Khi chùm tia chạm vào các nguyên tử, nó đồng thời tác động lên các vòng xoay. Sự tính toán phức tạp có thể thực hiện bằng cách phân tích các vòng xoay hoạt động như thế nào.

Các cơ quan an ninh của Mỹ rất quan tâm đến những mô hình mới này. Máy tính lượng tử có sức mạnh đủ để trong một ngày khám phá toàn bộ mọi mã số mà Cụctình báo trung ương Mỹ (CIA) bó tay. Không loại trừ khả năng các siêu máy tính lượng tử đang hoàn thiện trong các phòng thí nghiệm và sớm phục vụ cho CIA. Sự thách thức lớn nhất đối với các nhà chế tạo là khả năng tính toán. Hiện tại, máy tính lượng tử mới thực hiện được trên hoạt động của 5 nguyên tử. trong khi để có thể hoàn thiện cần sự tính toán của hàng triệu nguyên tử. Rõ ràng, không phải tất cả các ý tưởng đều đã ở giai đoạn thực hành, dù cách thức hoạt động của chúng thực sự đáng gờm đối với loại máy tính hiện nay. Nếu luật Moore vẫn phát huy tác dụng, đến năm 2050, máy tính sẽ thực hiện được 500 ngàn tỷ phép tính 1 giây, thậm chí còn thông minh hơn cả con người. Bởi vậy, những ý tưởng mới vừa là hy vọng, vừa là mối lo ngại chung của loài người.

PlanetVN
06-12-2008, 09:23 PM
Trời... Toàn những bài viết từ thuở "trái đất còn sơ khai"... :bow:
Cảm ơn công cóp nhặt... Nhưng mà... Hix...
Thời nay công nghệ đã đổi khác nhiều lắm rồi!!! :D
Không biết nói sao luôn?!?! :rain:

Veronica Nguyên
06-12-2008, 10:51 PM
- Gộp toàn bộ những topic bạn đã post lại thành 1 topic
- ĐỔi tên topic thành "Những điều cần biết chung về Máy tính & IT"
- Cảnh cáo việc post bài tràn lan có tính chất spam của bạn tại box. Mong bạn không lặp lại lần 2, các topic & bài viết sẽ bị xoá mà không cần thông báo.

Thân

Lão Zen
06-12-2008, 11:24 PM
khì khì , cám ơn sự đóng góp ý kiến

Nâng cấp bộ nhớ của máy vi tính lên bao nhiêu là vừa?


Để sử dụng được các chương trình ứng dụng mới với nhiều tính năng đa dạng đòi hỏi máy tính phải có các bộ phận tương thích trong đó quan trọng là bộ nhớ trong (thường gọi là RAM). Những máy tính mua từ năm 1993-97 thường là những máy tính thế hệ 486 trở xuống hiện đang có mặt trong không ít gia đình ở Việt Nam, chỉ có bộ nhớ trong với dung lượng 16MB.


--------------------------------------------------------------------------------

Theo Tiền Phong


--------------------------------------------------------------------------------


Với bộ nhớ nhỏ như thế, tốc độ xử lý các chương trình nói chung chậm. Đặc biệt, các chương trình ứng dụng mới như Windows'98, Windows 2000, Office 2000, AutoCAD 2000, v.v... đều không thể chạy trên hệ thống có bộ nhớ RAM là 16MB. Việc truy cập và truyền tải (download) thông tin từ Internet cũng chậm. Ngoài ra, khi mở đồng thời nhiều ứng dụng, việc đọc các chương trình này càng chậm. Với những nhược điểm trên, việc nâng cấp máy là cần thiết để có thể khai thác những tính năng ưu việt của các chương trình ứng dụng ngày một đổi mới. Xu hướng phổ biến khi nâng cấp máy là nâng cấp bộ nhớ trong (RAM) chứ không cần thiết phải thay toàn bộ hệ thống với tốn phí ít nhất là 400 USD.

Với bộ nhớ trong RAM 16MB, bạn có thể nâng cấp lên dung lượng 32 MB, 64 MB, 128 MB, v.v... và cứ thế tăng gấp đôi. Tuy nhiên, việc nâng cấp RAM phải tương thích với các bộ phận khác của hệ thống như bộ vi xử lý (CPU) hay còn gọi là chip, Mainboard (mảng mạch chính của hệ thống với chức năng nối các bộ phận của hệ thống với nhau. Những máy tính thế hệ cũ (từ 486 trở xuống) với bộ vi xử lý chỉ có tốc độ từ 75-233 MHz và Mainboard chỉ cắm được chip với tốc độ tối đa là 233 MHz, hiệu quả nhất là chỉ nên nâng cấp bộ nhớ trong lên tối đa là 64 MB. Nếu ai đó "trót dại" nâng cấp RAM 128 MB thì tốc độ xử lý của hệ thống cũng không tăng lên nhiều và như thế là tốn tiền không cần thiết. Bộ nhớ trong với dung lượng trên 64 MB đòi hỏi CPU có tốc độ tối thiểu là 300 MHz và Mainboard tương ứng. Vì vậy, máy tính thế hệ 386, 286 chỉ nên nâng cấp RAM đến 32 MB là tối ưu.

Đối với bộ nhớ trong RAM, hiện nay trên thị trường có 2 chủng loại chính là SIMM RAM và DIMM RAM, SIMM, DIMM RAM là loại có kích thước nhỏ, chỉ tương thích với máy tính thế hệ 486 trở xuống và hiện khá hiếm trên thị trường do sản xuất ít. DIMM RAM tốc độ nhanh hơn SIMM RAM so với cùng dung lượng, giá rẻ hơn vì thị trường có nhiều. Hầu như những máy tính từ đời cuối 586, Pentium II, III sử dụng DIMM RAM. RAM dung lượng càng lớn thì càng đắt tiền.

Lão Zen
06-12-2008, 11:29 PM
Nâng cấp bộ nhớ PC

Một cách nâng cao tốc độ máy tính dễ dàng và ít tốn kém nhất là bổ sung thêm Ram. Trước khi bắt đầu, bạn hãy đọc kỹ mục "Trợ Giúp - Phần Cứng" trong số tháng này (trang 108) để biết cách chọn mua đúng chủng loại Ram. Sau đó, quay lại bài này, xắn tay áo lên, và tiến hành theo các bước dưới đây để nâng cấp bộ nhớ cho PC của mình.

Xuân Cường - PC World Mỹ 7/99


--------------------------------------------------------------------------------

1. Khử tĩnh điện

Giống như tất cả các linh kiện điện tử trong PC, môđun nhớ rất dễ bị hỏng do tĩnh điện. Trước khi nhấc các môđun nhớ mới mua ra khỏ túi bảo vệ tĩnh điện, bạn phải đeo vòng tay khử tĩnh điện (hình chụp) và cặp đầu dây của nó vào một vật kim loại đã được tiếp đất (chẳng hạn chiếc vít gắn trên nắp ổ cắm điện AC - sau khi đã nới lỏng ra một ít, và cạo sạch sơn). Nếu không có vòng chống tĩnh điện, bạn nhớ tự tiếp đất bằng cách chạm tay vào một vật kim loại đã nối đất trước khi động vào các môđun nhớ mới mua, hoặc bất cứ một linh kiện nào bên trong máy tính.




--------------------------------------------------------------------------------

2. Xác định các đế cắm bộ nhớ

Tắt điện máy tính, rút phích cắm ra khỏi ổ điện AC (rất quan trọng trong trường hợp hệ máy của bạn dùng Pentium II), và tháo nắp máy. Các đế cắm bộ nhớ của hệ máy Pentium - đế cắm SIMM màu trắng (A), hoặc đế cắm SIMM kết hợp với DIMM dài hơn, màu đen (B) - có thể ở bất kỳ chỗ nào trong máy, nhưng thông thường được lắp về phía trước máy khi bạn nhìn đối diện nó. Các đế cắm bộ nhớ của máy Pentium II, Pentium III, hoặc K6 - hầu như lúc nào cũng là loại Dimm - thường có xu hướng ở gần CPU. Các môđun nhớ PC lắp vào đế cắm theo một tập hợp gọi là bank. Đế cắm Dimm chỉ yêu cầu một Dimm cho mỗi bank; còn đế cắm loại SImm 72 chân cần có hai SIMM mỗi bank. Có nghĩa bạn có thể thêm vào hoặc bớt ra mỗi lần một Dimm, nhưng đối với đế SIMM 72 chân thì sẽ phải thêm hoặc bớt mỗi lần hai Simm cho cùng một bank. Ngay cạnh các đế cắm, bạn có thể nhìn thấy các nhãn gắn trên bo mẹ chỉ rõ số hiện hành của đế cắm (C và D). Bank nào có số hiệu thấp cắm trước.




--------------------------------------------------------------------------------

3. Tháo Ram cũ

Đọc mục "Trợ Giúp - Phần Cứng" ở trang 108 để xác định có cần thực hiện bước này không. Nếu cần tháo Simm, bạn phải hết sức cẩn thận. Chúng được giữ chặt trong đế cắm nhờ các kẹp bằng kim loại hoặc bằng plastic khá mỏng manh. Bạn phải nhả kẹp mới tháo SIMM được. Dùng các đầu ngón tay (một lần nữa, phải nhớ khử tĩnh điện trước) hoặc một cái vặn vít phẳng rất nhỏ, nhẹ nhàng đẩy các kẹp đó sang một bên (A). Sau đó xoay Simm về một phía (B); nó phải được nhấc ra một cách dễ dàng, không dùng sức. Chú ý vết lõm ở một đầu Simm - bạn phải nhớ chiều của nó để lắp các Simm mới.

Hầu hết các đế cắm Dimm loại cũ không dùng kẹp. Thông thường có thể nhấc thẳng Dimm ra khỏi khe cắm (D). Nếu cần, bạn có thể lay nhẹ để nhấc chúng lên.




--------------------------------------------------------------------------------

4. Cắm Ram mới

Lắp Simm trước hết phải hướng vết lõm (A) theo đúng chiều (như trong bước 3), và cắm nó vào chân đế theo một góc nghiêng (B). Sau đó ấn chặt xuống và xoay nó đứng thẳng dậy. Cắm như vậy cho đến khi lắp hết tất cả các Simm. Đối với Dimm thì chỉ cần cắm vào đế của nó, và hai vết lõm (hình C chỉ biểu hiện một) sẽ chỉ cho phép cắm theo một chiều. Ấấn thẳng xuống một cách chắc chắn, nhưng không cố ép. Nếu đế Dimm có các kẹp, bạn hãy khớp nó vào chỗ. Nếu không khớp có thể do bạn ấn Dimm chưa xuống hết.



Có một số PC đòi hỏi bạn phải cài đặt jumper hoặc chuyển mạch nhỏ để báo cho PC biết về bộ nhớ mới. Nếu máy tính của bạn được sản xuất từ ba năm trước, bạn phải đọc lại tài liệu hướng dẫn sử dụng để biết rõ có phải thực hiện thêm bước bổ sung này hay không.

Trước khi bật điện máy tính, kiểm tra kỹ lại các môđun nhớ vừa lắp đặt. Chúng phải ngay hàng và đứng thẳng. Bảo đảm tất cả các Simm và các Dimm đều được lắp đúng chỗ.


--------------------------------------------------------------------------------

5. Chạy thử máy

Cắm dây nối điện vào ổ cắm và bật điện cho máy tính, nhưng chưa đậy nắp máy. Hầu hết các loại PC mới đều tự nhận biết bộ nhớ mới và hiển thị nó trên màn hình. Có một số loại máy cũ thì hiển thị thông báo lỗi và yêu cầu bạn vào Bios của hệ thống để cài đặt lại. Thông thường, bạn không cần phải chỉ ra lượng Ram mới trong cài đặt Bios, chỉ cần thoát ra và khởi động lại máy.




--------------------------------------------------------------------------------

6. Nếu bị trục trặc

Trường hợp PC không chịu chấp nhận Ram mới (hoặc hoàn toàn không khởi động được), bạn tắt máy, rút phích cắm điện, kiểm tra lại để bảo đảm tất cả các Simm hoặc các Dimm đều được cắm chắc chắn trong đế của chúng (rất dễ bỏ qua một môđun bị lệch hàng). Nếu không khắc phục được, bạn tháo tất cả các môđun nhớ ra ngoài và lần lượt cắm lại. Nếu vẫn không gặp may, có thể bộ nhớ của bạn bị hỏng, trường hợp này rất hiếm gặp nhưng không phải không có. Bạn phải yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật từ các dịch vụ.


--------------------------------------------------------------------------------

"Nhảy múa" với ký tự ổ đĩa

Nếu bạn sở hữu một ổ đĩa cứng được phân làm nhiều ổ vật lý và bạn muốn nâng cấp cho dung lượng ổ đĩa bằng cách cắm thêm một ổ vật lý nữa vào hệ thống. Khi đó phân khu chính của ổ đĩa thứ hai sẽ chiếm giữ ký tự ổ đĩa tiếp ngay sau phân khu chính của ổ đĩa thứ nhất. Và thế là các ổ logic cũ của bạn cứ rối tung hết cả lên (ổ D: cũ thành E: chẳng hạn...)

Hiện tượng này bắt nguồn từ cách thức DOS gán ký tự ổ đĩa cho ổ cứng. Khi bạn phân chia ổ đĩa của bạn bằng lệnh FDISK bạn có khả năng tạo ra hai loại phân vùng: Phân vùng DOS chính và phân khu DOS mở rộng. ổ đĩa logic đầu tiên trên hệ thống (ổ khởi động) nhất thiết phải là phân khu DOS chính. Mỗi ổ đĩa vật lý khác có thể chứa một phân khu DOS chính, một phân khu DOS mở rộng...

Khi DOS khởi động, hệ điều hành gán ổ đĩa theo thứ tự như sau: (1) cho ổ mềm (A: và B: luôn luôn được dành sẵn cho ổ mềm); (2) Phân khu DOS chính trên các ổ vật lý, theo thứ tự được qui định bởi việc cắm cáp ổ cứng của bạn; (3) ổ đĩa logic trên các phân khu DOS mở rộng, đương nhiên là tuân theo thứ tự vật lý; (4) các ổ đĩa nén được tạo ra nhờ tiện ích DblSpace hoặc DrvSpace; (5) các ổ đĩa được khởi gán trong tệp cấu hình Config.sys; và (6) các ổ đĩa được tạo ra từ các trình thường trú trong Autoexec.bat (như MSCDEX cho ổ CD-ROM...).

Giả sử bạn có một ổ vật lý chứa một phân khu DOS chính (C:) và một phân khu DOS mở rộng chứa một ổ logic (D:). Nếu sau đó bạn muốn cài thêm một ổ đĩa thứ hai cũng có một phân khu DOS chính và một phân khu DOS mở rộng. Như vậy cả thảy có tới 4 ổ đĩa logic trên hệ thống của bạn nhưng chúng lại được gán ký tự ổ đĩa như sau: C: cho phân khu DOS chính của ổ đĩa thứ nhất, D: cho phân khu DOS chính của ổ đĩa vật lý thứ hai, E (trước kia là ổ D:) cho phân khu mở rộng trên ổ đĩa thứ nhất, F: ổ đĩa logic trên phân khu mở rộng của ổ vật lý thứ hai.

Cách duy nhất để tránh hiện tượng các ổ đĩa "nhảy múa" như trên là bạn hãy phân chia lại các phân khu trên ổ vật lý của mình. Sau khi sao lưu toàn bộ dữ liệu trên ổ vật lý thứ hai, bạn hãy lần lượt xoá phân khu mở rộng và phân khu DOS chính. Cuối cùng bạn hãy dùng lệnh FDISK và chỉ tạo ra một phân khu mở rộng trên ổ vật lý thứ hai. Trên phân khu mới được phân hoạch này bạn chia các ổ logic tuỳ yêu cầu.

Tuy nhiên nếu trên đĩa của bạn đã có dữ liệu và không thể sao lưu cũng như sử dụng FDISK như trên tôi xin khuyên bạn hãy dùng PartitionMagic của PowerQuest (www.powerquest.com) hay Partition Commander của V Communications (www.v-com.com). Các tiện ích này cho phép bạn phân hoạch lại toàn bộ ổ đĩa của bạn mà không hề làm "suy suyển" dữ liệu trên ổ.

"Nhảy múa" với ký tự ổ đĩa

Nếu bạn sở hữu một ổ đĩa cứng được phân làm nhiều ổ vật lý và bạn muốn nâng cấp cho dung lượng ổ đĩa bằng cách cắm thêm một ổ vật lý nữa vào hệ thống. Khi đó phân khu chính của ổ đĩa thứ hai sẽ chiếm giữ ký tự ổ đĩa tiếp ngay sau phân khu chính của ổ đĩa thứ nhất. Và thế là các ổ logic cũ của bạn cứ rối tung hết cả lên (ổ D: cũ thành E: chẳng hạn...)

Hiện tượng này bắt nguồn từ cách thức DOS gán ký tự ổ đĩa cho ổ cứng. Khi bạn phân chia ổ đĩa của bạn bằng lệnh FDISK bạn có khả năng tạo ra hai loại phân vùng: Phân vùng DOS chính và phân khu DOS mở rộng. ổ đĩa logic đầu tiên trên hệ thống (ổ khởi động) nhất thiết phải là phân khu DOS chính. Mỗi ổ đĩa vật lý khác có thể chứa một phân khu DOS chính, một phân khu DOS mở rộng...

Khi DOS khởi động, hệ điều hành gán ổ đĩa theo thứ tự như sau: (1) cho ổ mềm (A: và B: luôn luôn được dành sẵn cho ổ mềm); (2) Phân khu DOS chính trên các ổ vật lý, theo thứ tự được qui định bởi việc cắm cáp ổ cứng của bạn; (3) ổ đĩa logic trên các phân khu DOS mở rộng, đương nhiên là tuân theo thứ tự vật lý; (4) các ổ đĩa nén được tạo ra nhờ tiện ích DblSpace hoặc DrvSpace; (5) các ổ đĩa được khởi gán trong tệp cấu hình Config.sys; và (6) các ổ đĩa được tạo ra từ các trình thường trú trong Autoexec.bat (như MSCDEX cho ổ CD-ROM...).

Giả sử bạn có một ổ vật lý chứa một phân khu DOS chính (C:) và một phân khu DOS mở rộng chứa một ổ logic (D:). Nếu sau đó bạn muốn cài thêm một ổ đĩa thứ hai cũng có một phân khu DOS chính và một phân khu DOS mở rộng. Như vậy cả thảy có tới 4 ổ đĩa logic trên hệ thống của bạn nhưng chúng lại được gán ký tự ổ đĩa như sau: C: cho phân khu DOS chính của ổ đĩa thứ nhất, D: cho phân khu DOS chính của ổ đĩa vật lý thứ hai, E (trước kia là ổ D:) cho phân khu mở rộng trên ổ đĩa thứ nhất, F: ổ đĩa logic trên phân khu mở rộng của ổ vật lý thứ hai.

Cách duy nhất để tránh hiện tượng các ổ đĩa "nhảy múa" như trên là bạn hãy phân chia lại các phân khu trên ổ vật lý của mình. Sau khi sao lưu toàn bộ dữ liệu trên ổ vật lý thứ hai, bạn hãy lần lượt xoá phân khu mở rộng và phân khu DOS chính. Cuối cùng bạn hãy dùng lệnh FDISK và chỉ tạo ra một phân khu mở rộng trên ổ vật lý thứ hai. Trên phân khu mới được phân hoạch này bạn chia các ổ logic tuỳ yêu cầu.

Tuy nhiên nếu trên đĩa của bạn đã có dữ liệu và không thể sao lưu cũng như sử dụng FDISK như trên tôi xin khuyên bạn hãy dùng PartitionMagic của PowerQuest (www.powerquest.com) hay Partition Commander của V Communications (www.v-com.com). Các tiện ích này cho phép bạn phân hoạch lại toàn bộ ổ đĩa của bạn mà không hề làm "suy suyển" dữ liệu trên ổ.

Những bí ẩn của ổ đĩa cứng

Giới hạn 32GB của FAT32 trong Windows 2000

Theo lý thuyết, kích thước của phân vùng (partition) đĩa đối với FAT32 trong Windows 2000 là 2 TB (Terrabytes) (xấp xĩ 2000GB). Tuy nhiên, trên thực tế kích thước lớn nhất của một phân vùng (cũng là kích thước của một ổ đĩa logic) khi sử dụng FAT32 là 32GB.

Lưu ý: Khi cố gắng định dạng một phân vùng đĩa FAT32 lớn hơn 32GB, việc định dạng sẽ kết thúc thất bại ở gần cuối quá trình với thông báo lỗi sau đây: Logical Disk Manager: Volume size too big.

Như vậy nếu bạn có một đĩa cứng từ 40GB trở lên bạn nên chia thành nhiều phân vùng, mỗi phân vùng có kích thước tối đa là 32GB, nếu bạn quyết định sử dụng hệ thống tập tin FAT32.

Thiếu sót vùng đĩa trống (Free Space Flaw) của FAT32

Hiện tượng Free Space Flaw (Thiếu sót vùng đĩa trống) là một sơ sót nhỏ đối với hệ thống FAT32, nó làm cho Windows thỉnh thoảng không báo đúng dung lượng đĩa còn trống (ví dụ nó báo chỉ còn vài chục MB đĩa trống, trong khi thực tế là hơn 500 MB), đặc biệt là khi máy tính của bạn bị “treo” hay tắt máy “không đúng thủ tục” (do cúp điện chẳng hạn).

Tình trạng này không có gì nguy hiểm và tất cả những gì bạn cần làm để sửa chữa là chạy tiện ích Scandisk (scandskw.*** trong Windows, scandisk.*** trong DOS). Nên nhớ rằng Scandisk chỉ giải quyết nhất thời, vấn đề này vẫn có thể xảy ra sau đó mỗi khi máy của bạn bị “treo” hay bạn tắt máy không đúng cách.

Lưu ý:

Windows 95 OSR 2.x và các Windows 9x sau này được cài đặt chế độ tự động chạy Scandisk mỗi khi hệ thống của Bạn bị tắt không đúng “thủ tục”.
Thiếu sót này chỉ ảnh hưởng đến vùng đĩa trống do Windows tính toán chứ không phải là nguồn gốc của việc mất dữ liệu.
DMA
Tương tự như ổ CD (xem bài DMA và những vấn đề liên quan đến ổ CD và CD R/W ở báo e-Chip số 4), khi thiết lập đặc tính hỗ trợ DMA cho ổ đĩa cứng bạn có thể làm cho hệ thống của bạn chạy nhanh hơn nếu hệ thống của bạn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật (loại chipset trên bo mạch chủ hỗ trợ Bus Mastering DMA, trình điều khiển thiết bị thích hợp, ổ cứng hổ trợ DMA). Ngược lại, bạn cũng có thể gặp nhiều rắc rối với nó. Có một điều lạc quan là hiện nay hết các bo mạch chủ và ổ cứng có mặt trên thị trường trong thời gian gần đây đều hỗ trợ UDMA.

Ổ đĩa cứng quá nóng
Nói chung khi nhiệt độ trong máy tăng lên quá cao (do quạt thoát nhiệt bị hư hay hệ thống thoát nhiệt không hiệu quả) có thể gây ra nhiều sự cố đau đầu nếu bạn chưa có kinh nghiệm về chuyện này. Riêng về đĩa cứng, nếu nhiệt độ trong môi trường gần nó tăng cao có thể gây ra lỗi khi ghi đĩa (disk write errors). Nếu bạn để ý thấy khi máy mới chạy thì không có gì xảy ra, nhưng khi chạy được một thời gian (khoảng 30 phút) máy bắt đầu báo lỗi thì bạn có thể nghi ngờ hệ thống thoát nhiệt của bạn có vấn đề.

Quạt làm mát

Có một số đĩa cứng được tăng cường làm mát bằng cách gắn thêm quạt ở mặt dưới của đĩa (phần gắn bo mạch). Tuy nhiên, nếu quạt có chất lượng “dỏm” thì sau một thời gian quạt bị trục trặc (chạy chậm, “giật cục” hay không khởi động nổi) và điều này có thể làm ảnh hưởng đến đĩa cứng, thậm chí có thể làm hư đĩa cứng. Nếu bạn cảm thấy máy của bạn đặt ở nơi thoáng mát, hoặc trong phòng lạnh thì bạn có thể không cần sử dụng quạt làm mát này bằng cách ngắt nguồn cấp điện cho quạt hoặc thay bằng một quạt đảm bảo chất lượng cao để bảo vệ ổ đĩa cứng.

Những thông số “biết nói”

Khi mua đĩa cứng thường bạn chỉ quan tâm đến dung lượng đĩa cứng, tốc độ ATA, tốc độ quay (5400, 7200 RPM...) chứ bạn ít khi quan tâm đến những thông số khác. Thực ra, đĩa cứng còn nhiều thông số “biết nói” khác giúp bạn dễ dàng nhận định chất lượng của đĩa cứng hoặc khi nghe quảng cáo về một đĩa cứng mới bạn cũng không cảm thấy “ù ù, cạc cạc”.

ĐẶC TRƯNG KỶ THUẬT TÁC DỤNG
9, 11MS AVERAGE SEEK TIME
Truy xuất nhanh (càng nhỏ càng tốt)

AT/IDE INTERFACE
Giao diện thông dụng nhất – Tiết kiệm hơn

300,000 / 500,000 HOURS MTBF
Tuổi thọ cao, bền

8.33MB/SEC DIRECT MEMORY ACCESS
Hiệu suất đĩa và hệ thống được cải thiện

POWER MANAGEMENT FOR GREEN PC
Tiêu thụ ít năng lượng

SELF DIAGNOSTICS
Xác nhận chất lượng và độ tin cậy của ổ đĩa

SHOCK & VIBRATION
Đã kiểm tra hoạt động dưới những điều kiện bất thường (như va đập hay rung động)

HIGHER RPM MOTOR
Tăng hiệu suất chung của ổ đĩa

DATA TRANSFER RATE
Luồng lưu thông dữ liệu nhanh hơn

AUTO PARKING & LOAD
Giảm thiểu nguy cơ làm hỏng đĩa cứng

AUTO REASSIGN DEFECTIVE SECTOR
Tính toàn vẹn dữ liệu được nâng cao

BUFFER
Tốc độ truyền dẫn dữ liệu được nâng cao

VARIETY OF HIGH CAPACITY DRIVES
Cần thiết cho nhiều đối tượng sử dụng cũng như nhiều ứng dụng khác nhau

FORMATTED CAPACITY
Ổ đĩa cung cấp thêm nhiều vùng lưu trữ

ENHANCED IDE COMPLIANT/FAST ATA
Có khả năng tương thích hoàn toàn


Võ Văn Thành

Lão Zen
06-12-2008, 11:36 PM
Mình có chút í kiến thế này , có một số bạn nói là mình viết ra những bài này là đã quá cũ , nhưng liệu các bạn đã biết về nó chưa , và biết tới mức nào rùi , mình cũng là dân it , đó là toàn bộ tâm huyết của mình. Trước giờ mọi người xem mình như cao thủ IT nhưng bây giờ , mình đang học lại từ dos trở đi đó , do đó các bạn đừng coi thường số kiến thức này nha , nếu các bạn là dân IT thực sự thì sẽ có lúc cần đến đó.cám ơn các bạn

♥_Vampire_♥
06-12-2008, 11:51 PM
ừ zenni nói cũng đúng....tuy là bài cũ nhưng cũng có một số bạn có thể chưa đọc được hoặc chưa tìm thấy...tớ cũng là dân IT mà đôi lúc phải lôi những kiến thức trong tài liệu cũ đem ra so sánh với tài liệu mới...bạn zenni đã có công Post rồi nhưng bạn nhớ không được Post tràn lan nghen...nếu cùng 1 đề tài thì nên gộp chung vào một Topic thì hay hơn và dễ tìm hơn

Lão Zen
08-12-2008, 02:58 AM
cái này thì hoàn toàn đồng ý z ới cậu , khà khà. Cám ơn các bạn đã ủng hộ bài viết của lão

ngan_kiep_mai_yeu_em
09-12-2008, 10:50 PM
một chút góp ý, có thể bạn sưu tầm những tài liệu này ở đâu đó share với mọi người thì rất tốt nhưng bạn cũng nên update thêm thông tin, những tài liệu bạn gửi đã năm 1900 hồi đó rùi, có hữu ích trong thời buổi này kọ mong bạn tiếp tục share thêm những tài liệu tham khảo khác, thks. cũng là dân IT thì cũng nên biết CNTT thì phải cập nhật mỗi ngày, bạn cứ đem những cái đã qua mà nói thì làm sao them kịp, người ta nói phải có nền móng thì mới đi lên đc nhưng xin thưa trong IT thì khác nha, công nghệ thay đổi thì bạn chỉ có thể học theo cái mới để tiến bộ và theo kịp chứ ko thể cứ học hoài mấy cái đã lỗi thời đc, có thể nó hữu ích đối với 1 số người chưa biết nhưng cứ thử mà nghĩ xem hết những cái đó rùi bạn có áp dụng đc trong những HDH và các phần cứng mới hiện nay ko?