firey_and_windy
06-10-2008, 12:15 AM
SINH RA TỪ NƯỚC
Truyện ngắn của Quỳ Hoa
1
. Không hiểu sao mỗi lần nghe Hiển hát, Sa lại có cảm giác Hiển chỉ hát cho một mình Sa. Mặc dù những lúc ấy, đoàn khách ngồi vây quanh Hiển, còn Sa lúi húi ở một góc, chuẩn bị đồ ăn cho mọi người. Bình thường Hiển cũng không trò chuyện nhiều với Sa.Hiển vào công ty một năm, do sếp là người anh họ của Hiển. Mới làm cùng nhau chừng hai tuần, một hôm Hiển đã quát Sa: “Này, muốn làm cho anh tôi phá sản à?
Hướng dẫn viên gì mà mắt lúc nào cũng nhìn xuống… Không biết cười à?”. Sa ngước lên định nói với Hiển một câu gì thật lạnh nhạt thì bắt gặp đôi mắt Hiển chiếu thẳng vào Sa, rất hiểu biết và thấu suốt, lại thôi. Những khi có đoàn khách đông, hai đứa thường phải cùng đi. Bao giờ
Hiển cũng mang theo đàn guitar. Lúc nghỉ chân, hoặc tối lửa trại mọi người lại yêu cầu Hiển hát. Thế là Hiển lôi đàn ra, gảy tưng bừng. Sa ngồi quay lưng lại, long dậy lên cái cảm giác mơ hồ kỳ lạ đó. Nhưng Sa chẳng bao giờ dám nghĩ gì hơn. Hiển hay hát những bản tình ca Việt Nam, còn Sa là người Hoa. Mà không, Sa là một cái cây không cội rễ. Lại còn là con gái nữa.
2
Chiếc taxi dừng ở đầu ngõ. Ông khách cẩn thận mở cửa xe cho Sa rồi chào mới tạm biệt. Sa nhìn chiếc xe quay đi, lòng không khỏi luyến tiếc. Suốt cả ngày hôm nay, Sa đi dịch cho ông khách này, cùng ông dự tiệc chiêu đãi, giờ nghĩ tới chuyện về nhà, Sa lại cảm thấy nản lòng. Nếu không sợ các em chờ cơm, Sa sẽ lang thang đi bộ dọc phố. Đằng xa, chuỗi đèn đường uốn lượn nối tiếp nhau thành một nét lượn như sợi dây chuyền rực rỡ. Những cửa hàng, tủ kính sáng choang… Sa thở dài, kéo gấu áo dài lên cho khỏi bẩn, dò dẫm bước vào con ngõ tối hun hút.
Cha Sa đang ngồi ăn cơm một mình giữa nhà, không đáp lại lời chào của Sa. Nhà bên, có tiếng bác Tư xích lô đánh con ầm ĩ. Sa đi vào bếp, thấy mấy đứa em ngồi quanh chiếc bàn gỗ con đợi chị. Sa lại gần giường mẹ. Mùi chăn màn lưu cữu, mùi chua chua của người bệnh lâu ngày xộc lên mũi. Sa vén chiếc màn lờ nhờ ngả màu nước dưa, nhìn mẹ. Mẹ thở nhẹ quá, khuôn mặt nghiêng về một bên, thậm chí không làm chiếc chăn mỏng phập phồng. Ba đứa em gái lặng im nhìn chị. Sa cởi chiếc áo dài Thượng Hải ra, treo lên mắc, chiếc áo duy nhất của Sa. Giục lũ em ăn cơm, Sa bắc nồi cháo cho mẹ. Mấy đứa trẻ vừa ăn vừa ngóng cổ ra nhà ngoài. Sa biết, chúng mong cho cha ăn xong sẽ có thức ăn thừa cho chúng ăn nốt. Con bé út bóc miếng cháy cạnh nồi, lúng búng bảo chị: “Lớn lên em cũng muốn làm phiên dịch. Em cũng sẽ mặc sường xám. Chị cả mặc sường xám trông như công chúa…”. Sa cười với em, nhìn ra ngoài sân. Ngọn đèn duy nhất trong nhà toả quần sang yếu ớt, chiếu một ánh vàng hắt hiu lên mảnh sân lầy lội ngập bùn…
Có thể, sẽ chẳng bao giờ Hiển hiểu được tại sao Sa ít cười. Bởi vì Hiển là con trai. Còn Sa lớn lên trong lời than “Không cội không rễ” của cha. Cha người Hoa, còn mẹ Sa người Việt. Mẹ theo ông bà ngoại sang Trung Quốc, gặp rồi lấy cha, lúc đó là con trai độc nhất của một nhà gia thế.
Chừng hai năm, một trận lụt lội quấn đi tất cả, nhà cửa, hang xóm. Cha đành phải theo mẹ về Việt Nam. Cha trở thành người bất đắc chí, thất thường, khắc nghiệt, nhất là lúc ba đứa em của Sa lần lượt ra đời, đều là con gái. Hiếm hoi lắm cha mới nói tiếng Việt, những lúc bình tâm, cha toàn nói tiếng Hoa., thứ tiếng đặc thổ âm miền Trung, với rất nhiều âm mũi sau mỗi từ làm câu nói tự nó đã rung rung như những cây roi quất. Sinh con bé út xong, không biết vì quá sợ hay hãi hay là vì kiệt sức, mẹ không gượng dậy được nữa. Cũng từ ngày đó, be rượu được đặt trong tầm với của cha. Sa nghỉ học, đi làm. Cả nhà phập phồng chờ đợi một ngày kia tai họa rơi xuống…
Truyện ngắn của Quỳ Hoa
1
. Không hiểu sao mỗi lần nghe Hiển hát, Sa lại có cảm giác Hiển chỉ hát cho một mình Sa. Mặc dù những lúc ấy, đoàn khách ngồi vây quanh Hiển, còn Sa lúi húi ở một góc, chuẩn bị đồ ăn cho mọi người. Bình thường Hiển cũng không trò chuyện nhiều với Sa.Hiển vào công ty một năm, do sếp là người anh họ của Hiển. Mới làm cùng nhau chừng hai tuần, một hôm Hiển đã quát Sa: “Này, muốn làm cho anh tôi phá sản à?
Hướng dẫn viên gì mà mắt lúc nào cũng nhìn xuống… Không biết cười à?”. Sa ngước lên định nói với Hiển một câu gì thật lạnh nhạt thì bắt gặp đôi mắt Hiển chiếu thẳng vào Sa, rất hiểu biết và thấu suốt, lại thôi. Những khi có đoàn khách đông, hai đứa thường phải cùng đi. Bao giờ
Hiển cũng mang theo đàn guitar. Lúc nghỉ chân, hoặc tối lửa trại mọi người lại yêu cầu Hiển hát. Thế là Hiển lôi đàn ra, gảy tưng bừng. Sa ngồi quay lưng lại, long dậy lên cái cảm giác mơ hồ kỳ lạ đó. Nhưng Sa chẳng bao giờ dám nghĩ gì hơn. Hiển hay hát những bản tình ca Việt Nam, còn Sa là người Hoa. Mà không, Sa là một cái cây không cội rễ. Lại còn là con gái nữa.
2
Chiếc taxi dừng ở đầu ngõ. Ông khách cẩn thận mở cửa xe cho Sa rồi chào mới tạm biệt. Sa nhìn chiếc xe quay đi, lòng không khỏi luyến tiếc. Suốt cả ngày hôm nay, Sa đi dịch cho ông khách này, cùng ông dự tiệc chiêu đãi, giờ nghĩ tới chuyện về nhà, Sa lại cảm thấy nản lòng. Nếu không sợ các em chờ cơm, Sa sẽ lang thang đi bộ dọc phố. Đằng xa, chuỗi đèn đường uốn lượn nối tiếp nhau thành một nét lượn như sợi dây chuyền rực rỡ. Những cửa hàng, tủ kính sáng choang… Sa thở dài, kéo gấu áo dài lên cho khỏi bẩn, dò dẫm bước vào con ngõ tối hun hút.
Cha Sa đang ngồi ăn cơm một mình giữa nhà, không đáp lại lời chào của Sa. Nhà bên, có tiếng bác Tư xích lô đánh con ầm ĩ. Sa đi vào bếp, thấy mấy đứa em ngồi quanh chiếc bàn gỗ con đợi chị. Sa lại gần giường mẹ. Mùi chăn màn lưu cữu, mùi chua chua của người bệnh lâu ngày xộc lên mũi. Sa vén chiếc màn lờ nhờ ngả màu nước dưa, nhìn mẹ. Mẹ thở nhẹ quá, khuôn mặt nghiêng về một bên, thậm chí không làm chiếc chăn mỏng phập phồng. Ba đứa em gái lặng im nhìn chị. Sa cởi chiếc áo dài Thượng Hải ra, treo lên mắc, chiếc áo duy nhất của Sa. Giục lũ em ăn cơm, Sa bắc nồi cháo cho mẹ. Mấy đứa trẻ vừa ăn vừa ngóng cổ ra nhà ngoài. Sa biết, chúng mong cho cha ăn xong sẽ có thức ăn thừa cho chúng ăn nốt. Con bé út bóc miếng cháy cạnh nồi, lúng búng bảo chị: “Lớn lên em cũng muốn làm phiên dịch. Em cũng sẽ mặc sường xám. Chị cả mặc sường xám trông như công chúa…”. Sa cười với em, nhìn ra ngoài sân. Ngọn đèn duy nhất trong nhà toả quần sang yếu ớt, chiếu một ánh vàng hắt hiu lên mảnh sân lầy lội ngập bùn…
Có thể, sẽ chẳng bao giờ Hiển hiểu được tại sao Sa ít cười. Bởi vì Hiển là con trai. Còn Sa lớn lên trong lời than “Không cội không rễ” của cha. Cha người Hoa, còn mẹ Sa người Việt. Mẹ theo ông bà ngoại sang Trung Quốc, gặp rồi lấy cha, lúc đó là con trai độc nhất của một nhà gia thế.
Chừng hai năm, một trận lụt lội quấn đi tất cả, nhà cửa, hang xóm. Cha đành phải theo mẹ về Việt Nam. Cha trở thành người bất đắc chí, thất thường, khắc nghiệt, nhất là lúc ba đứa em của Sa lần lượt ra đời, đều là con gái. Hiếm hoi lắm cha mới nói tiếng Việt, những lúc bình tâm, cha toàn nói tiếng Hoa., thứ tiếng đặc thổ âm miền Trung, với rất nhiều âm mũi sau mỗi từ làm câu nói tự nó đã rung rung như những cây roi quất. Sinh con bé út xong, không biết vì quá sợ hay hãi hay là vì kiệt sức, mẹ không gượng dậy được nữa. Cũng từ ngày đó, be rượu được đặt trong tầm với của cha. Sa nghỉ học, đi làm. Cả nhà phập phồng chờ đợi một ngày kia tai họa rơi xuống…