PDA

Xem đầy đủ chức năng : Mẹo khi đi du lịch



Van_Hel
30-09-2008, 04:29 AM
Tiện thể post mấy cái thông tin hữu ích từ socbaytravel cho mọi người nhé :rang:
Mẹo chụp ảnh đẹp khi đi du lịch
10 mẹo nhỏ sau đây là những việc vô cùng đơn giản nhưng nếu thực hiện tốt, hiệu quả mà chúng mang lại cho những bức ảnh bạn chụp trên hành trình du lịch hè của mình có thể vượt quá sự mong đợi.1. Lùi lại một bước


Lùi ra sau một chút sẽ chụp được nhiều chi tiết hơn.

Không phải máy ảnh của ai cũng được trang bị một chiếc ống kính siêu rộng như Panasonic Lumix DMC-FX36 hay Samsung NV24HD. Vì vậy, thay vì đứng quá gần vật thể, hãy chịu khó lùi ra phía sau một vài bước, bạn sẽ thu được vào khung hình của mình một không gian rộng lớn hơn, với nhiều chi tiết hơn, ngay cả khi chiếc camera mà bạn đang dùng có ống kính 35 mm.

2. Quy tắc một phần ba


Điều tối kỵ là để vật thể nổi bật nằm chính giữa bức ảnh.

Hãy bố cục làm sao để vật thể nổi bật không nằm đúng vào vị trí chính giữa của bức ảnh. Khi chụp ảnh phong cảnh, cố gắng để đường chân trời nằm ở một phần ba phía trên hoặc một phần ba phía dưới của bức ảnh. Điều này tránh cho bức ảnh bị chia thành hai nửa đều nhau, đồng thời phá vỡ tính đối xứng trong bố cục ảnh, giúp cho bức ảnh trở nên thú vị hơn, đáng xem hơn.

3. Cân bằng trắng


Không nên phụ thuộc quá nhiều vào chế độ cân bằng trắng Auto.

Thông thường, người chụp nghiệp dư hay chọn chế độ Auto cho tính năng cân bằng trắng của máy. Đây là một sự lựa chọn có tính an toàn cao, nhưng đôi khi nó sẽ khiến màu sắc và ánh sáng trong bức ảnh trở nên dại đi, không thật, không tự nhiên. Vì vậy, khi chụp cảnh mặt trời mọc hay mặt trời lặn, hãy mạnh dạn chọn chế độ ánh sáng ban ngày. Làm như thế bạn có thể tạo ra tông màu cũng như nền ánh sáng ấm áp cho bức ảnh.

4. Sử dụng các chế độ chụp mặc định


Hãy mạnh dạn sử dụng các chế độ chụp mặc định phù hợp.

Hầu hết máy ảnh hiện nay đều có rất nhiều chế độ chụp mặc định khác nhau, như chụp chân dung, chụp pháo hoa, chụp phong cảnh... Những chế độ chụp này có khả năng tự động tối ưu hóa các thông số mặc định để mang về những bức ảnh với chất lượng cao nhất. Đừng ngại sử dụng chúng, bởi đôi khi, kết quả mà chúng mang lại vượt quá sự chờ đợi của bạn.

5. Tìm những góc chụp lạ, thú vị


Thử những góc ngắm và tư thế lạ.

Không nên chỉ chĩa thẳng ống kính vào vật thể ở tư thế đối diện. Đôi khi, bạn nên thay thế góc ngắm và tư thế chụp, như quỳ gối xuống hoặc trèo lên cầu thang. Một động tác nhỏ như vậy có thể mang đến những sắc thái mới cho bức ảnh, mang lại góc nhìn đẹp cho người xem.

6. Để camera ở nơi dễ lấy


Đeo máy ngang cổ hoặc quanh eo cho dễ lấy.

Đừng để lỡ những khoảnh khắc đẹp chỉ vì vào lúc ấy, bạn đang phải loay hoay mở túi để tìm chiếc máy ảnh của mình. Hãy giữ máy ở nơi thật dễ lấy. Bỏ máy vào bao đựng rồi đeo ngang cổ hoặc đeo quanh eo, bạn có thể dễ dàng lấy ra sử dụng bất cứ lúc nào. Hãy nhớ là có những khoảnh khắc chỉ diễn ra duy nhất một lần mà không bao giờ lặp lại lần thứ hai.

7. Để ý đến hướng của ánh sáng


Hãy để ánh sáng chiếu vào bên hông vật thể.

Nếu chụp ảnh người mà bắt họ đứng đối diện với ánh nắng mặt trời, thì khi lên ảnh, khuôn mặt nhăn nhó của họ sẽ chẳng dễ coi một chút nào. Thay vào đó, hãy sắp xếp cho vật thể đứng ở vị trí sao cho ánh nắng hắt vào bên hông họ. Điều này giúp tạo ra điểm nhấn trong bức ảnh, với những khu vực bóng đổ khá thú vị. Tuy nhiên, đừng để mặt trời hoặc một nguồn sáng mạnh nào khác nằm ở ngay phía sau vật thể, bởi nó sẽ gây ra phản xạ với ống kính, khi lên ảnh sẽ chẳng thể nào nhận ra ai với ai.

8. Sử dụng chân máy (tripod)


Nếu có thể, hãy mang theo tripod mini đi du lịch.

Khi chụp ảnh trong đêm tối hoặc những nơi thiếu ánh sáng, chỉ cần bạn rung nhẹ tay, ảnh chụp được sẽ bị mờ và xấu. Vì vậy, hãy mang theo trong chuyến du lịch của mình một chiếc chân máy mini để có thể yên tâm về chất lượng những bức ảnh mà mình chụp.

9. Chú ý đến thời gian trong ngày


Tìm hiểu kỹ về địa danh mà mình đến sẽ giúp bạn nắm bắt được những thời khắc đẹp trong ngày.

Điều kiện ánh sáng tự nhiên ở các quốc gia khác nhau và thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Ví dụ như ở Paris, bình minh thường bắt đầu lúc 5h30 vào mùa đông, ánh sáng mặt trời khá ấm áp và có thể tạo ra những hình ảnh đổ bóng rất đẹp. Vì vậy, hãy để ý tìm hiểu về những đặc tính của nơi mà bạn chuẩn bị đến để có được những khoảnh khắc tuyệt vời nhất.

10. Hiểu thiết bị của mình


Hãy đọc kỹ hướng dẫn và làm quen với máy trước khi sử dụng.

Điều chú ý cuối cùng nhưng cũng hết sức quan trọng để có thể có được những bức ảnh đẹp là bạn phải hiểu rõ về chiếc máy mà bạn đang dùng. Không gì tệ hơn nếu bạn phải loay hoay chỉnh các thông số trong khi một sự kiện hay ho đang diễn ra ngay trước mắt. Đến lúc chỉnh xong thì có thể khoảnh khắc đáng nhớ nhất đã trôi qua. Nếu bạn mang theo mình một chiếc camera mới mua để đi du lịch, hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và làm quen với máy để có thể giảm tối đa thời gian dành cho việc thiết lập và điều chỉnh các thông số.

Source: socbaytravel

Van_Hel
30-09-2008, 04:36 AM
7 lời khuyên cho người sắp đi du lịch :seehaha: (cái này hơi hài hước 1 tẹo, nhưng đọc cũng khá bổ ích ịch ich...) :rang:
Không ít người đã phải đi nghỉ để lấy lại sức khoẻ sau một chuyến du lịch! Nguyên nhân là họ đã không có sự chuẩn bị tốt về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là đã không lường trước được những điều nên tránh trong một chuyến đi xa.Sau đây là một số kinh nghiệm mà các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch thế giới đưa ra cho những người đang khăn gói chuẩn bị lên đường trong những dịp nghỉ lễ, quốc khánh dài ngày. Các kinh nghiệm này được chuyên gia du lịch Joel Widzer tổng kết trong cuốn cẩm nang "Tấm hộ chiếu rẻ tiền cho những nơi đắt tiền" mới xuất bản.

1. Tránh những điểm nóng: Cứ mỗi mùa du lịch hay trước mỗi dịp lễ dài ngày, các công ty du lịch không tiếc tiền quảng cáo về những "điểm đến nóng nhất", những "nơi không thể không tới dù chỉ một lần" hay đại loại như vậy. Theo các chuyên gia, đây chính là những điểm nên tránh.

Tránh tới đó không chỉ vì tránh được đám đông chen lấn mà du khách sẽ tránh được những mức giá cao ngất, dù là đi trọn gói hay đi tự túc. Nếu không phải trả nặng tiền cho nhà tổ chức thì bạn cũng không thể mua rẻ từ những người buôn bán biết cách trục lợi từ những chỗ đông người, cung ít hơn cầu.

Giải pháp tốt nhất là chọn những nơi đưa ra các đề nghị giảm giá, các chính sách khuyến mãi bằng những sản phẩm giá trị gia tăng. Đặc biệt nên đến những địa danh lịch sử hoặc văn hoá, những nơi giá cả ít khi biến động theo mùa và ít hoạt động phiền nhiễu du khách hơn các nơi ồn ào khác.

2. Không so sánh tị nạnh


Tất cả những thứ tưởng chừng lặt vặt như vậy đã không buông tha đầu óc bạn bất cứ giây phút nào và ngấm ngầm phá hỏng hương vị thư thái của chuyến đi.

Do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cần thoải mái với những gì mình có và chỉ tập trung vào những gì mình có thể hưởng thụ thay vì so sánh với bất cứ ai. Trong vô vàn những thứ có thể hưởng thụ trong các chuyến đi, chỉ nên tập trung vào những gì bạn thấy quan trọng, vào những cái không thể thiếu. Chẳng hạn, bạn có thể đi vé bình dân nhưng lại thuê phòng ngủ đắt tiền nếu thấy như vậy là hợp lý.

3. Tránh nổi nóng

Nhiều người không kìm được các cơn nóng giận trong mỗi chuyến đi dài, khi những thứ không mong đợi vẫn thường xuyên xảy ra. Nổi giận với hướng dẫn viên du lịch vì tội nói nhiều, cáu gắt vì xe chạy không kịp giờ hay cãi cọ với nhà hàng về cách phục vụ tồi chẳng làm lợi điều gì cho bạn ngoài những rắc rối. Không ít người phải vào đồn cảnh sát, thậm chí hầu toà vì những xung đột không đáng có do nổi nóng nơi xa lạ.

Nếu gặp phải tình huống không mong đợi, tốt nhất là quên nó ngay sau khi phải trả giá. Nếu ai đó không làm bạn vừa lòng, hãy chuyển sang người khác, sử dụng dịch vụ khác, thậm chí đi tới địa điểm khác ngay lập tức thay vì cố nán lại vì tiếc một chút tiền của hay thời gian. Đây được gọi là chiến thuật "con ong" - chỉ dừng lại nếu nếm thấy mật ngọt và bỏ đi ngay nếu dây vào lọ dấm!

4. Đừng quá lợi dụng các hãng du lịch

Thông thường, du khách thường mặc cả quyết liệt với các hãng du lịch trước khi đăng ký đi. Du khách lo sẽ bị lừa, bị hớ một khi ký vào hợp đồng nên đã đặt ra vô số các điều kiện, nhiều khi khó thể chấp nhận. Thế nhưng, để giữ được khách, không ít hãng du lịch đã gật bừa, đồng ý vô tội vạ.

Thế là, một khi du khách đã đồng ý khởi hành, các hãng du lịch, dù muốn dù không, phải ra sức tiết kiệm hoặc tìm cách vòi vĩnh, thu thêm để đủ bù vào các thoả thuận mặc cả nhún nhường trước đó. Đó là nguyên nhân của những hành động khó chịu như dồn đống khách vào một chỗ, đi lại bằng phương tiện tồi tàn và kém an toàn, đi tắt hoặc bỏ qua nhiều điểm quan trọng trong tuyến đi...

Do vậy, hãy đến với các hãng du lịch với tư cách là đối tác làm ăn theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Đó chỉ là nguyên tắc cơ bản của làm ăn kinh tế, của mỗi vụ ký kết hợp đồng và bạn cũng không nên quên, thoả thuận du lịch cũng đơn thuần là một hợp đồng kinh tế và nó yêu cầu được đối xử như mọi hợp đồng khác.

5. Tránh buồn rầu, thất vọng

Khi mọi thứ không diễn ra đúng ý muốn (nhiều khi là kỳ vọng khó đạt), đừng nên ngậm đắng nuốt cay hay than thân trách phận. Thay vào đó, hãy nghĩ cách giải quyết như đang làm việc thường ngày. Nhiều người luôn cho rằng mình đi nghỉ, đầu óc cũng phải được nghỉ ngơi tối đa, do đó rất lười suy nghĩ và không chịu tìm giải pháp cho mỗi tình huống khó khăn trong chuyến đi.

Tốt nhất, để tránh thất vọng trước mỗi chuyến du lịch, bạn nên tự tìm hiểu và nếu được, hãy kiểm tra trước những điểm bạn sẽ tới thay vì giao phó hoàn toàn việc đó cho hãng du lịch. Có quá nhiều kênh để bạn làm điều đó một cách nhanh chóng, từ điện thoại, internet, bạn bè, người quen ở địa phương mình sắp tới...

Một lần nữa cần nhắc lại, hãy coi hãng du lịch là đối tác làm ăn vì lợi ích chung là một chuyến đi an toàn và bổ ích. Như vậy, cả hai cùng bắt tay chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi thay vì phó mặc cho một bên, dù bạn được phép làm như vậy.

6. Tuyệt đối không làm gì thái quá

Trong chuyến du lịch, không nên làm cái gì đó một cách thái quá, dù là điều hay, điều thú vị đến mấy. Hãy xác định một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định, một khoản tiền có hạn và những hoạt động vừa phải trong mỗi chuyến đi thay vì cứ làm điều gì đó cho đến chán mới thôi.

Nhiều du khách đã phát ốm chỉ vì những chuyện không đáng: bị cảm vì quá mê mẩn một bãi tắm trong xanh, đau bụng vì ăn quá nhiều một món ăn lạ miệng, và thường xuyên hơn, bị những thành viên khác trong đoàn phiền lòng vì làm mất thời gian chung vào những khu vực thuộc sở thích đặc biệt của riêng mình.

Thông thường, sự thái quá trong các chuyến đi sẽ khiến bạn phải nỗ lực rất nhiều, hao tiền tốn công rất nhiều sau đó để chuộc lại lỗi lầm chỉ để đưa cuộc sống quay về mức bình thường.

7. Không đi nếu chưa sẵn sàng

Không nên đi du lịch chỉ vì nghe một người bạn kể về những điều thú vị của họ trong chuyến đi mới đây. Những điều đó có thể không thuộc sở thích hay điều kiện của bạn. Không đi chỉ vì đó là một kỳ nghỉ và bạn chưa có gì để làm. Thà không được hưởng niềm vui mới còn hơn gánh chịu nỗi thất vọng vì lý do cũ kỹ là chưa sẵn sàng.

Cũng như trước mọi công việc khác, hãy thực hiện một chuyến đi theo phong cách thật chuyên nghiệp. Tức là bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tất cả các bước: lập kế hoạch khả thi - xin tư vấn - huy động các nguồn lực trong đó có tài chính - kêu gọi đối tác nếu cần - thực hiện theo các bước...

Có như vậy, bạn mới có thể hưởng một kỳ nghỉ mãn nguyện. Rõ ràng, để có một kỳ nghỉ thú vị cũng không hề là chuyện đơn giản.

Source:www.socbaytravel

Van_Hel
30-09-2008, 04:38 AM
Đánh vào cái dạ dày nào :bxin: :hiepsi:
Ăn uống trên đường du lịch
Một số ghi nhận dưới đây sẽ giúp bạn được thể trạng tốt khi đi du lịch, và nếu áp dụng thật đúng đắn, bạn còn giảm được lượng mỡ thừa. 1. Nhất định không nhịn ăn, nhưng ăn uống có suy nghĩ, còn gọi là ăn uống khôn ngoan.

2. Loại bỏ những đồ ăn thức uống nào không có “giá trị thực phẩm”, nghĩa là bạn nên cải tiến chất lượng mà bạn nạp vào.

3. Những thứ cần phải loại bỏ ngay là:

Đường trắng dưới mọi hình thức (đường cát, đường trong bánh ngọt, kẹo, nước uống có gaz…).

Những loại hạt đã được lau bóng, chế biến quá kỹ.

Mỡ của tất cả các loại thịt.

Bia rượu.

4. Ăn đủ thực phẩm thuộc sáu nhóm: đạm, vitamin, chất béo, carbohydrate, chất khoáng, và nước. Phải dùng đầy đủ tất cả những thứ vừa kể, chúng là chất căn bản.

5. Để ý phân lượng của các nhóm kể trên: 60% carbohydrate (trái cây tươi, rau củ, bánh mì nâu, gạo lứt, khoai tây chín…); 20% đạm (cá và thịt gia cầm không có da, hạt dẻ, đậu Hà Lan, đậu nành, sữa và phó phẩm…); và 20% chất béo, chủ yếu là chất béo thực vật.

6. Ăn uống bớt về lượng và tăng về chất. Ăn bớt lại. Chỉ cần không đụng tới những thứ nào không có giá trị thực phẩm như kể trên, là xem như bạn đã đi được nửa đường rồi.

7. Giảm lượng muối trong thức ăn.

8. Bảo đảm tiêu hóa tốt bằng cách ăn đủ chất xơ. Một nguyên tắc cơ bản: khi đi vệ sinh, nếu phân nổi thì thức ăn đủ chất xơ.

9. Bớt ăn thịt đỏ và lòng đỏ trứng (mỗi tuần ba quả thôi), giảm ăn bơ và margarine. Như thế bạn đã giảm được mỡ và cholesterol. Thức ăn chính là cá và thịt gia cầm không có da.

10. Uống nhiều nước – mỗi ngày ít nhất từ sáu đến tám ly nước. Trước bữa ăn nên uống nước để giảm luợng thực phẩm nạp vào.

11. Bữa ăn sáng phải đầy đủ chất, bữa ăn trưa vừa phải, còn bữa tối chỉ ăn nhẹ thôi. Bạn bên nhớ nguyên tắc cơ bản là sự cân bằng giữa lượng nạp vào và tiêu hao. Sau bữa ăn tối, bạn không bị tiêu hao nhiều năng lượng, vì vậy chỉ nên ăn ít thôi.
:bicycle:

Source: socbaytravel

†º°¨ђm_q§¨°º†
01-10-2008, 07:43 PM
HM nhập chung 1 topic vì cùng chủ đề "du lịch "
xin bạn lần sau không ghi rõ tên web

thân :)