Trang Sassy
26-09-2008, 02:05 AM
Cầu Long Biên, cây cầu trên 100 năm tuổi, đã trở thành một không gian đặc thù, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt và lao động của nhiều người dân Hà Nội.
Long Biên - cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng và bắc qua ba thế kỷ.
Trước khi có cây cầu thứ hai qua sông Hồng, hơn ba phần tư thế kỷ, Long Biên là cây cầu duy nhất và dĩ nhiên là cây cầu vất vả. Đến khi có cầu Thăng Long, rồi cầu Chương Dương chung vai sẻ chia thì Long Biên trở nên lặng lẽ. Cầu chỉ dành cho xe đạp, xe thô sơ và không còn là tuyến giao thông chính nữa.
Một thời gian sau đó, trên cầu Long Biên được phép lưu thông cả xe máy thì Long Biên vẫn là cây cầu của những người lao động nghèo, là bạn của người dân ngoại thành. Từ sáng sớm đến tối mịt, ở Long Biên là những hình ảnh nhọc nhằn lam lũ. Những gánh hàng, những xe thồ, xích lô… nối nhau qua lại hàng ngày; những nón lá, mũ cối, những gương mặt sạm nắng gió, lưng áo đẫm mồ hôi cứ lặng lẽ đi về qua năm tháng.
http://image.vovnews.vn/2008080413114380767458_T.Jpg
Từ sớm tinh mơ đã thấy những chuyến xe thồ hàng
http://image.vovnews.vn/2008080413120853173464_T.Jpg
... hay gánh hàng rong
http://image.vovnews.vn/2008080413130677575319_T.Jpg
Cuộc sống bình dị bắt đầu
http://image.vovnews.vn/200808041313505421085_T.Jpg
http://image.vovnews.vn/2008080413143015217227_T.Jpg
http://image.vovnews.vn/2008080413271952441042_T.Jpg
http://image.vovnews.vn/2008080413150031605166_T.Jpg
Cầu Long Biên đã trở thành một không gian đặc thù, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt và lao động của nhiều người dân Hà Nội. Cầu không chỉ là nơi người ta đi và về. Cầu còn là nơi tập thể dục, là sân chơi mùa hè của những những đứa trẻ. Cầu đôi khi cũng là chợ cóc - nơi người ta mua bán rau cỏ thường ngày, và cả những bắp ngô vừa thu hoạch dưới bãi giữa sông Hồng, còn lấm phù sa… Cầu còn là nơi cưu mang cho những số phận bất hạnh vô gia cư.
Hơn 100 năm qua, Long Biên vẫn lặng lẽ soi bóng xuống dòng sông và in dấu trong lòng người Hà Nội./
Long Biên - cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng và bắc qua ba thế kỷ.
Trước khi có cây cầu thứ hai qua sông Hồng, hơn ba phần tư thế kỷ, Long Biên là cây cầu duy nhất và dĩ nhiên là cây cầu vất vả. Đến khi có cầu Thăng Long, rồi cầu Chương Dương chung vai sẻ chia thì Long Biên trở nên lặng lẽ. Cầu chỉ dành cho xe đạp, xe thô sơ và không còn là tuyến giao thông chính nữa.
Một thời gian sau đó, trên cầu Long Biên được phép lưu thông cả xe máy thì Long Biên vẫn là cây cầu của những người lao động nghèo, là bạn của người dân ngoại thành. Từ sáng sớm đến tối mịt, ở Long Biên là những hình ảnh nhọc nhằn lam lũ. Những gánh hàng, những xe thồ, xích lô… nối nhau qua lại hàng ngày; những nón lá, mũ cối, những gương mặt sạm nắng gió, lưng áo đẫm mồ hôi cứ lặng lẽ đi về qua năm tháng.
http://image.vovnews.vn/2008080413114380767458_T.Jpg
Từ sớm tinh mơ đã thấy những chuyến xe thồ hàng
http://image.vovnews.vn/2008080413120853173464_T.Jpg
... hay gánh hàng rong
http://image.vovnews.vn/2008080413130677575319_T.Jpg
Cuộc sống bình dị bắt đầu
http://image.vovnews.vn/200808041313505421085_T.Jpg
http://image.vovnews.vn/2008080413143015217227_T.Jpg
http://image.vovnews.vn/2008080413271952441042_T.Jpg
http://image.vovnews.vn/2008080413150031605166_T.Jpg
Cầu Long Biên đã trở thành một không gian đặc thù, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt và lao động của nhiều người dân Hà Nội. Cầu không chỉ là nơi người ta đi và về. Cầu còn là nơi tập thể dục, là sân chơi mùa hè của những những đứa trẻ. Cầu đôi khi cũng là chợ cóc - nơi người ta mua bán rau cỏ thường ngày, và cả những bắp ngô vừa thu hoạch dưới bãi giữa sông Hồng, còn lấm phù sa… Cầu còn là nơi cưu mang cho những số phận bất hạnh vô gia cư.
Hơn 100 năm qua, Long Biên vẫn lặng lẽ soi bóng xuống dòng sông và in dấu trong lòng người Hà Nội./