Xem đầy đủ chức năng : Một Phút Lầm Lỡ-1
tanamanker
25-08-2008, 12:42 AM
Cách đây mấy hôm Thiêm cảm thấy bồn chồn kỳ lạ. Ngày tháng cứ trì trệ trôi. Ngoài chuyện lo cho chồng con, chị dành thời giờ đọc sách cho ngày tháng đỡ dài. Có khi cả tuần chị không bước ra khỏi cổng nhà, chợ búa chồng chị lo. Từ chỗ làm về nhà, ông Hòa đi ngang qua chợ và tạt vào mua thức ăn để dự trữ trong tủ lạnh, những món ăn mà hai vợ chồng thích. Có lúc chị nghĩ chị giống như con sáo bị nhốt trong lồng. Cuộc sống của mẹ con chị dư thừa nhưng cớ sao chị vẫn không thấy vui sướng chút nào. Con gái chị đứa đã mười bảy, đứa hai mươi. Chúng có thể làm thay chị tất cả công việc không tên sau giờ ở trường lớp. Chị càng rảnh rỗi hơn. Ngoài những bữa ăn chị lại đọc sách báo, rồi lơ mơ ngủ. Chị càng thấy cuộc sống vô vị làm sao.
Mười bảy năm trước đây chị lấy Hòa nhờ mai mối. Gia đình Hòa khá giả và cha mẹ chị cũng không đến nỗi nghèo. Thoạt đầu chị phản đối cuộc hôn nhân không có tình yêu. Mẹ chị dỗ ngọt con gái. Bà nghĩ nước chảy đá còn phải mòn huống chi chị là đứa con gái mới lớn còn được ủ trong vòng tay của mẹ. Bà dỗ dành con bằng giọng nói dịu dàng ngọt sớt “ăn rồi mới thấy ngon con gái ạ”.
Những năm đầu Thiêm cảm thấy vui. Mọi người thân và chòm xóm thì thầm nói với nhau là vợ chồng Thiêm có cuộc sống thật êm đềm và hạnh phúc. Chị chỉ cười không muốn cãi. Chị đã có lần đọc một tờ báo trong mục hôn nhân và gia đình. Ai đó nói cuộc đời con người là một chu kỳ sinh học đều đặn – những chu kỳ dài và ngắn, có lẽ chu kỳ của chồng chị là mười năm. Anh ấy đã nâng niu chị sau mười năm lấy nhau. Mười năm đó chị sống vui với anh và hai đứa con gái lần lượt ra đời. Thiêm của mười năm trước đây đẹp. Đẹp đến nỗi chị còn ngẩn ngơ mỗi khi ngồi trước gương. Hòa là một chàng trai khỏe mạnh nhưng người ta bảo gia đình anh ấy có người ø chết ở nhà thương Biên Hòa, ø ông nội Hòa trước đây có khả năng làm những việc khiến người trong làng kinh ngạc. Ông của Hòa chơi “cá cược” với bạn bè, họ thách ông cởi truồng đứng giữa chợ. Ông chỉ cần đám bạn gọi ông là “đại ca” thì ông sẽ làm ngay. Bạn bè tưởng ông không dám nhưng cuối cùng ông làm kinh ngạc cả làng. Ông thản nhiên tuột hết áo quần và đi vào chợ làm cho phiên chợ náo loạn cả lên, họ tưởng ông là người điên thật, họ chạy như đàn ong gặp khói. Người trong làng thì thầm bảo nhau tại sao cha mẹ Thiêm dám xăm mình gả con gái xinh đẹp cho người con trai có dòng máu điên như Hòa.
Suốt những năm tháng sống với Hòa anh làm việc như điên. Ngoài việc làm chủ hãng bút chì ông còn làm nhiều việc khác để kiếm thêm. Thiêm không phải động móng tay từ lúc đẻ Mỹ, chị chỉ biết đọc sách chăm sóc sắc đẹp,còn việc nuôi con có chị Nụ-chị vú của Mỹ lo.
Người trong làng nói hai mẹ con chị Thiêm giống nhau như chị em song sinh về bản chất hai người rất khác nhau. Mỹ tự hào về nhan sắc của mình và mẹ của cô nữa. Còn Duyên em gái cô không đẹp như mẹ và chị nhưng cô có duyên khôi hài. Cả hai chị em ít khi đi chơi chung với nhau. Họ chỉ ngồi lại để cùng nhau ăn cơm với cha mẹ. Sau đó mỗi người có một thế giới riêng.
Ông Hòa làm đủ thứ nghề thượng vàng hạ cám, miễn có tiền để vợ con ông có cuộc sống sung sướng. Công việc ngập đầu đôi lúc về đến nhà, ông mệt mỏi hay la hét con cái và người giúp việc. Hòa đâm ra cáu gắt nhiều lúc thật vô cớ, Thiêm cảm thấy lo ngại về cơn giận của chồng. Đôi lúc chị chợt giật mình vì những cơn la hét của Hòa khi ông không vừa ý điều gì. Chị sực nhớ lại sau khi chị lấy ông được vài năm thì câu nói trước đây của người trong làng làm Thiêm lo ngại. Chị bắt đầu nơm nớp lo sợ trước những cơn giận dữ không đáng của chồng. Có một điều chị thấy đỡ lo vì Hòa không gây gổ với chòm xóm, Hòa vẫn ăn ở được lòng người chung quanh. Chị muốn khuyên Hòa đi khám thần kinh nhưng sợ anh tự ái.
Sau những cơn nóng giận, Hòa cũng biết mình bậy nhưng không bao giờ Hòa chịu xin lỗi ai. Anh chỉ giả lả cho qua chuyện. Thiêm không muốn đào sâu chuyện Hòa nổi điên làm gì. Ai mà chẳng có lúc nổi tam bành. Phải chăng lúc nóng giận là cơn điên ngắn. Hòa dạo nầy mau giận cũng chóng quên, Thiêm luôn luôn chạy trốn suy nghĩ về chồng bằng cách chúi mũi vào những cuốn tiểu thuyết lãng mạn.
– Mỹ có nhà không cô? – giọng Đại từ ngoài ngỏ khe khẽ cất lên.
– Vào nhà chơi, có lẽ Mỹ sắp về tới rồi.
Đại nhìn đồng hồ tay, cậu ta ngập ngừng giây lát.Thiêm lặp lại lần nữa.
– Vào uống trà đi Đại, có lẽ Mỹ đang trên đường về nhà.
Đại đẩy cánh cổng lách người vào. Trời đất bỗng dưng tối sầm lại mây đen vần vũ, gió cuồn cuộn lác đác có những hạt mưa.
– Sắp mưa rồi vào đi Đại, chị Thiêm giục
– Trời lại mưa nữa rồi, chán thật.
Đại đi vào nhà Thiêm và ngồi lọt tõm trên ghế bành, Thiêm lấy bình trà châm vào hai cái tách sứ màu sương mù mời khách. Chị biết Đại đang đeo đuổi con gái mình từ nhiều tháng nay; theo chị được biết là Mỹ chưa có tình cảm gì với Đại. Còn Đại, cậu ta không nản lòng, mỗi ngày Đại đều lui tới hoặc kiếm cớ đi qua nhà Mỹ chỉ để nhìn thấy cô trong giây lát cho thỏa lòng.
Thiêm chép miệng:
– Có lẽ Mỹ về muộn vì mưa càng lúc càng to.
Đại ngồi nhìn ra sân. Mưa vẫn hồn nhiên rơi trên mái nhà. Từng hạt dày xen đầy không gian tưởng như không gian được dệt bằng triệu triệu sợi chỉ mành trong suốt.
– Mỹ có đem áo mưa không cô?
– Có lẽ không, trưa nay trời nắng gắt, chắc nó không ngờ chiều nay lại mưa to.
Đại làu bàu:
– Mùa này hay mưa, ra khỏi nhà là phải thủ sẵn dù hay áo mưa cho chắc.
– Mỹ không hề biết lo xa như Đại đâu.
Dưới mắt Thiêm chị thấy Đại cũng xứng với Mỹ. Hai đứa như đôi đũa ngọc. Vì sao Mỹ lại lơ là trước sự săn đón của cậu ta? Thật tình Thiêm không hiểu nỗi con gái. Mỹ còn đòi hỏi ở Đại gì nữa đây? Mỹ chỉ học trung cấp sư phạm, còn mấy tháng nữa ra trường. Đại năm sau tốt nghiệp đại học y khoa, gia đình tuy không giàu có nhưng các anh Đại đều thành đạt cả. Chỉ trừ cô em gái của cậu ta và Đại còn đi học.
Thiêm chưa biết thế nào là tình yêu, nhưng qua tiểu thuyết, phim ảnh chị cũng nghĩ ra, tình yêu trai gái thật kỳ diệu, đẹp như một vần thơ.
– Hay cháu đem áo mưa đón Mỹ nha cô?
– Thôi cháu cứ ngồi đây chơi sớm muộn gì Mỹ cũng về mà.
Đại nhìn lên tường thấy chiếc áo mưa mà cậu đã tặng cho Mỹ từ lúc đầu mùa mưa. Hình như Mỹ ít khi mặc chiếc áo này. Đại nghĩ chiếc áo mưa này hơi nặng nên Mỹ không thích mang theo khi đi học chăng?
Thiêm nói Mỹ thích dầm mưa từ nhỏ… không có trận mưa nào mà Mỹ không rủ bạn bè trong xóm tắm mưa. Cái thứ rét run trong mưa Mỹ đã thích từ nhỏ.
– Bây giờ Mỹ không còn tắm mưa,côù lại thích đi chậm rãi dưới mưa.
Đại có vẻ sốt ruột khi nghe Thiêm nói về con gái. Chị không cho Đại đi đón ùMỹ. Mỹ có thể trú mưa ở đâu đó chờ tạnh mới về. Dưới mắt của Đại, Mỹ vẫn là đứa con gái ăn chưa no lo chưa tới. Cậu ta quên rằng Mỹ chỉ kém Đại ba tuổi.
Đại tự thuyết phục mình rằng không coi Mỹ như đứa trẻ con nữa.
Thiêm đưa cho Đại một tờ báo để xem trong khi chờ Mỹ về cho Đại đỡ sốt ruột. Đại chỉ mong nhìn thấy Mỹ vẫn khô ráo trong bộ áo dài trắng tha thướt.:secret:
(còn tiếp)
firey_and_windy
25-08-2008, 01:11 AM
Chuyện cũng ổn đấy. Cách viết cũng khá chau chuốt. Nhưng phần đầu đã post ở trên có vẻ chưa đi sâu vào nội dung.
mây_trắng
25-08-2008, 02:45 AM
nội dung ổn ,nhưng hơi lạc đề ở đoạn đầu đấy ,cố gắng lên
tanamanker
25-08-2008, 06:26 PM
Khi đợi các con về nhà, chị bước xuống bếp lo bữa ăn chiều. Người giúp việc đã về quê mấy hôm nay, nên chị phải vào bếp. Chị ngán những công việc không tên . Trời mưa cho nên Mỹ – Duyên chắc về trễ nên không vội gì làm thức ăn dễ bị nguội.
Bên ngoài hình như có ai đó chạy vào xin trú mưa. Thiêm quay lại, nhìn ra cửa sổ. Một thiếu phụ đứng nép vào mái hiên co ro vì lạnh, mắt bà ta nhìn lom lom những bong bóng nước. Bà ta đang nghĩ gì? Nghĩ về chồng con hay về người tình trong quá khứ để mà nhớ mà thương. Còn mình, lấy chồng không có một chút tình yêu trai gái. Mười bảy tuổi làm vợ Hòa. Ông càng lúc càng gắt gỏng, và đôi khi thô lỗ, nhưng Hòa có những ưu điểm không thể phủ nhận được là đã có với chị hai đứa con gái xinh đẹp. Ông làm việc cực lực để đem về cho vợ con đời sống sung túc không thua kém ai trong làng.
Hòa cũng có một cô nhân tình trước khi lấy vợ. Hiệp đã là quá khứ của chồng Thiêm – quá khứ của cuộc tình không trọn vẹn trước đây của ông. Vì gia đình không chấp nhận gả con gái cho người con trai có dòng máu điên ,cho nên Hiệp đành chia tay với Hòa.
– Cô ơi, cháu về đây, ngày mai cháu lại đến. – Giọng Đại cắt đứt những ý nghĩ vu vơ của Thiêm.
– Mưa chưa tạnh mà, ngồi chơi đã.
– Cháu có hẹn vào sáu giờ này.
Đại lấy tờ báo che lên đầu lầm lũi bước ra khỏi cổng nhà Thiêm. Thiêm ngồi tựa cửa sổ. Người đàn bà cũng bước ra khỏi mái hiên nhà chị và ném cho chị một nụ cười ngầm thay thế lời cám ơn.
Chị nghĩ đến con gái. Trong cơn mưa này, Mỹ và Duyên trú ở đâu? Hai đứa nó chẳng đứa nào mang áo mưa theo cả. Có thể chúng nó trú mưa ở đâu đó dọc đường, lúc thì ở mái hiên một ngôi nhà sang trọng, cũng có thể dưới mái nhà tồi tàn. Nhưng có trú ở đâu cuối cùng cũng phải về nhà. Còn Hòa, chị không phải lo.Ông luôn luôn mang theo mình chiếc áo mưa màu xanh dương đậm để trong cốp xe của chiếc VESPA màu xanh nước biển.
Mưa bắt đầu tạnh, chị lại trở vào bếp lo đặt bàn ăn. Tiếng máy xe quen thuộc của Hòa đã vào ngõ và dừng ở ngoài hiên. Hôm nay Hòa về trễ có lẽ vì mưa chăng? Còn hai cô con gái đi đâu mà không thấy về, chị bắt đầu lo. Nếu Hòa vào nhà không thấy các con chắc ông ấy sẽ làm ầm lên, sẽ nghĩ những điều không hay mà các con ông có thể gặp trên đường về nhà.
– Tụi nhỏ chưa về sao mình?
– Có lẽ trời chưa dứt mưa nên tụi nó còn trú ở đâu đó.
Hòa cởi nhanh áo mưa treo ở ngoài cửa. Mặt mũi ông ta ướt nhẹp. Lấy tay vuốt mặt, Hòa bước đến bên Thiêm.
– Mình nấu gì thơm quá vậy mình?
– Cũng vẫn bổn cũ soạn lại thôi.
Thiêm mừng không thấy chồng nổi nóng vì sự trễ nải của các con. Hòa bước đến tủ lạnh lấy lon bia ra chậm rãi rót vào ly. Ông có vẻ lặng lẽ khác thường. Có chuyện gì buồn ở chỗ chồng chị làm vậy?
Thiêm mang lên đĩa cá tai tượng chiên xù cho chồng nhắm nháp trước bữa ăn chiều.
– Cá tươi lắm, mình nếm thử đi.
Hòa nhếch môi cười với ánh mắt reo vui.
– Mình làm món nào tôi cũng thấy ngon cả.
Thiêm ngó sững chồng. Ông ta biết nói lời nịnh vợ lúc nào vậy? Chị rót thêm bia vào cho chồng.
– Mình uống với tôi vài hớp cho ấm bụng.
Vừa nói Hòa lấy thêm cái ly nữa và rót bia cho vợ. Thiêm khoát tay:
– Đủ rồi, uống hết chỗ này chắc tôi xỉn chết.
Mới uống vài hớp mặt Thiêm ửng hồng. Đôi mắt chị lim dim. Hòa có vẻ thích thú khi nhìn thấy vợ mình đẹp và quyến rũ kỳ lạ. Dưới mắt Hòa không có người phụ nữ nào hấp dẫn bằng Thiêm. Hai vợ chồng từ lúc lấy nhau tới giờ không để xảy ra cãi cọ, to tiếng bao giờ.
– Tôi đi nằm đây, trời đất sao như quây cuồng vậy cà?
Hòa bế xốc vợ đặt lên giường, rồi chạy lấy chanh pha đường cho vợ uống để chống lại cơn say. Ông bắt Thiêm nằm im để ông xoa muối lên lòng bàn chân vợ, phương pháp này ông học ở mấy người bạn nhậu trong sở. Thiêm lơ mơ ngủ. Hòa kéo mền đắp cho vợ rồi lặng lẽ ra đường ngóng hai cô con gái. Bây giờ ông cảm thấy sốt ruột, chín giờ hơn sao tụi nhỏ chưa về? Ông đứng ngồi không yên. Bỗng Hòa như trút được gánh nặng khi Đại chở Mỹ và Duyên xuất hiện trước cổng làng.
– Sao về trễ giữ vậy tụi con?
– Xe con hư, cũng may gặp anh Đại dắt đi sửa giùm cho nên mới về muộn.
Đại không vào nhà vì quần áo cậu ta bị ướt sũng. Chắc áo mưa của Đại đã trùm lên người Mỹ. Đại không ngại làm bất cứ điều gì cho Mỹ. Hồi nào tới giờ Mỹ không có chút thiện cảm nào trước sự đeo đuổi của Đại, không hiểu sao Mỹ không muốn ngồi lâu nói chuyện với anh ta. Mỹ không dễ dàng gì giữ được thái độ bình thản và vô tư. Trong lòng cô không bao giờ muốn tính tới chuyện làm nhân tình hay làm vợ Đại bao giờ.
Thiêm bảo khẽ con gái:
– Gọi Đại vô ăn cơm với. Hôm nay má có nấu món bún nước lèo. Món đó hình như Đại cũng thích lắm.
Mỹ nhíu mày nhìn mẹ lắc đầu:
– Kệ ảnh, hơi sức đâu mà má lo cho mệt.
Thiêm nhìn con gái thở dài. Tiếng thở dài hàm chứa nhiều ấm ức.
Mưa đã tạnh hẳn. Mấy bóng đèn đường cao áp đã bật sáng. Mỹ phụ Duyên dọn cơm cho cả nhà. Hòa ngồi vào bàn ăn,ông hỏi Mỹ vì sao có vẻ hờ hững dửng dưng trước tình cảm của Đại?
– Vì con không hạp với anh ấy, chỉ có vậy thôi.
Hòa trêu con gái:
– Lấy chồng tuổi Đinh, Nhâm, Giáp thì tài. Thằng Đại tuổi Đinh dần, có nghề nghiệp hẳn hoi mà con chê nó ở chỗ nào?
Duyên chen vào:
– Chị Mỹ cũng đứng chữ Nhâm cũng đâu thua kém gì anh Đại.
Thiêm cắt ngang:
– Con trai đàn ông mới có tài chứ con gái mà trúng chữ Đinh, Nhâm, Giáp thì phải sang hai lần đò chớ có hay ho gì cho cam.
Duyên cười ré:
– Tức là chị Mỹ có tới hai đời chồng, như vậy càng hay.
– Không chồng mới đáng ngại chớ nếu được tới hai lần lấy chồng càng tốt có sao đâu mà má lo.
Thiêm vẫn tin Đại đứng vào chữ đầu tiên trong cái hàng quý nhân, tài giỏi chắc chắn con gái của chị sẽ nở mặt với xóm làng. Người ta sẽ gọi con gái chị là bà bác sĩ.
Mỹ cãi lại:
– Cái nghề bác sĩ nếu không giỏi thì chẳng có tiếng tăm gì đâu.
Mỹ chợt nhớ đến Trường, anh ấy là nhà văn đầy triển vọng mà cô đã có nhiều tình cảm đối với anh ta.
Duyên lay vai chị:
– Ăn cho hết để cho còn, làm gì vừa ăn vừa nghĩ ngợi đâu đâu vậy? Làm vợ bác sĩ cũng đâu đến nổi nào, hay chị thích làm vợ nhà văn hơn phải vậy không?
Mỹ lầm lũi ăn cho hết những gì còn sót lại chút ít trên dĩa. Duyên đứng lên còn quay lại nói với chị:
– Ăn sau có đau cũng phải dọn nghe chưa.
Thiêm lên tiếng:
– Phụ chị con một tay. Chị con có tật ăn từ chuối trồng đến chuối trổ bông.
Thiêm nhướng đôi mày đen sậm được tỉa thật khéo léo nhìn con gái như trêu chọc. Duyên cũng biết mẹ yêu chị mình hơn. Đôi khi Duyên cũng buồn vì ganh tị. Phải công nhận chị đẹp hơn mình nhưng chắc chắn không có duyên hơn mình. Duyên tự tin, cô có thể chọc cười bè bạn vì những câu nói dí dỏm, khôi hài của mình. Còn Mỹ với nhan sắc mặn mà có thể thu hút bọn con trai nhưng càng gần gũi Mỹ, chuyện vãn với cô mới thấy cô nhạt nhẽo hơn Duyên. Cái đẹp ngoại hình lúc nào chẳng bắt mắt thiên hạ. Đôi khi cô cũng ganh duyên ganh sắc với chị trước đám con trai trong xóm.
Mỗi lần Đại đến chơi, Duyên ít khi ngồi lại góp chuyện với anh ấy. Duyên biết Mỹ không để tâm tới Đại. Trái tim cô đã có một hình bóng chập chờn? Thỉnh thoảng Đại đến chơiø vào buổi tối. Có nhiều lần Đại nói chuyện với Mỹ rồi ngó sang Duyên cười ngượng nghịu , ánh mắt Đại trở nên u ám.
Thiêm ngồi ngoài hiên mắt cứ nhìn ra ngõ. Bóng tối như muốn nuốt chửng tất cả những gì có mặt quanh đây và luôn chứa trong nó những điều bí ẩn. Giờ này ông Hòa qua nhà ông bạn láng giềng để chơi vài ván cờ trước khi về nhà ngủ.
Mỹ đã dọn dẹp xong căn bếp rồi vào phòng riêng của mình. Hai chị em Mỹ ở chung một phòng nhưng hai người chỉ gặp nhau vào buổi tối trước khi lên giường ngủ. Mỹ đứng trước gương chải tóc. Chiếc gương cổ lỗ sỉ của ông ngoại cô để lại cho con gái trước khi mẹ Mỹ đi lấy chồng. Cái gương có khung đồng chạm trổ hoa văn tinh xảo lốm đốm móc trắng, ten xanh, sỉn màu. Bà ngoại đã từng nói với mẹ Mỹ lúc nào đến tuổi dậy thì nhìn vào gương sẽ thấy mình đẹp như tiên. Mỹ mỉm cười, cô đã qua tuổi mười sáu rồi nhưng khi nhìn vào gương chải tóc cô cũng thấy mình đẹp. Mỹ lấy tay vuốt ve tấm gương nước trán thủy có nhiều chỗ loang lổ. Cô soi gương rất lâu, tưởng sẽ thấy được sự kỳ diệu trong đó như lời bà ngoại cô kể. Tấm gương in rõ mặt Mỹ trong đó. Cô ngẩn ngơ nhìn khuôn mặt mình không có điểm nào có thể chê trách được. Phải chăng điều kỳ diệu khi cô soi gương để nhận ra mình là cô con gái có nhan sắc làm ngẩn ngơ đám thanh niên trong xóm. Mỹ chợt giật mình khi nhớ tới câu của mấy bà hàng xóm nói về mình: “hữu nhan sắc hữu ác đức”. Mỹ trải qua sinh nhật thứ hai mươi trong cơn ủ ê. Cô bất đắc dĩ nhận của Đại món quà, chiếc đồng hồ đánh thức có hình hai con bồ câu chụm đầu vào nhau âu yếm tình tứ. Đại ngụ ý gì Mỹ thừa biết.
– Chưa ngủ sao Mỹ?
Giọng Duyên sau lưng cô.
– Nãy giờ mày đi te rẹt đâu vậy?
– Tao gặp ông Đại, ổng rủ tao đi ra quán bà Tư nhấm nháp ly cà phê.
Mỹ cười nhẩy. Duyên theo dõi thái độ của chị với ánh mắt tinh quái. Mỹ mở chiếc kẹp đồi mồi xõa mái tóc đen mượt dài gần nửa lưng.
– Uống cà phê vào buổi tối mày sẽ mất ngủ cho coi.
– Sức mấy, tao đã từng uống cà phê ban đêm rồi. Tao chỉ sợ mặt nổi mụn thôi.
Duyên nằm lăn ra nệm miệng lép nhép nhai kẹo cao su, cô nhìn lên cái đồng hồ để trên chiếc bàn cạnh đầu giường ngủ của hai chị em.
– Mày biết tại sao ông Đại tặng cho mày cái đồng hồ này không?
– Tao cóc cần biết. Vì phép lịch sự tao phải nhận thôi.
– Ổng giúp mày biết quý trọng thời gian, nhắc mày nâng niu từng giờ từng phút mà ổng dành cho mày đó.
Mỹ bĩu môi:
– Mày đoán sai bét, mày không thấy hai con chim bồ câu lồng trong đó à? Tao sẽ không bao giờ chấp nhận tình cảm của ổng đâu.
– Vì sao?
Mỹ nói gọn lỏn:
– Không hạp. Chỉ có vậy thôi.
– Không hạp ở điểm nào?
Thiêm hỏi con gái với nụ cười thật tươi.Chị thình lình bước vào góp chuyện với hai cô con gái. Chị thật sự ngạc nhiên với những lời nói của Mỹ. Bấy lâu nay Mỹ chẳng tỏ ra phản đối khi chị muốn Đại trở thành con rể của mình. Mỹ cứ yên lặng tiếp Đại bằng nụ cười. Nụ cười này đã chinh phục Đại, làm cho anh lầm tưởng Mỹ đã dành cho anh nhiều mỹ cảm lúc mới đến chơi nhà Mỹ.
– Con nghĩ kỹ chưa Mỹ? Má thấy Đại cũng xứng với con lắm.
Mỹ tỏ ra khó chịu khi chị Thiêm nhắc đến điều đó. Duyên thấy mặt chị hơi tai tái và bỗng dưng trong lòng Duyên có một cảm giác áy náy xuất hiện.
Chị Thiêm ngồi trên chiếc ghế bành nhìn hai cô con gái nằm la liệt trên giường. Chị mở máy cassette ngồi đắm mình vào một không gian lãng mạn với tiếng nhạc êm dịu.
Duyên quay mặt vào tường lơ mơ dỗ giấc. Thiêm đứng lên vươn vai che miệng ngáp. Hình như tụi nhỏ không thích nghe loại nhạc êm dịu nên chị với tay tắt máy cassette rồi bước về phòng của vợ chồng chị.
Chị tắt hết đèn trong phòng ngủ đắm mình trong bóng tối đặc quánh, Thiêm có cái thú ngủ không để đèn mờ. Giờ này Hòa vẫn còn mải mê chơi cờ với ông giáo Thảo– một giáo viên dạy trung học. Hai người chơi cờ xong còn bàn chuyện thời sự cho tới khuya lơ khuya lắc mới về nhà, Hòa lấy tay che tóc. Mưa còn lất phất, không gian chìm trong tiếng gió ào ào. Ông nhìn vào phòng giờ này Thiêm đã ngủ. Phòng các cô con gái cũng im lìm. Tiếng con tắc kè ở đầu hồi kêu rả rích. Cái bóng của Đại đi qua nhà. Mỗi ngày ít nhất Đại đi qua đây vài ba lần để nhìn vào xem có Mỹ lảng vảng đó đây không chỉ cần nhìn thấy Mỹ, anh cảm thấy niềm vui trầm lặng Chắc giờ này Mỹ còn thức học bài hay chong đèn đọc tiểu thuyết?
– Chào bác – Đại gật đầu chào.
Hòa nhếch môi cười để thay câu trả lời. Đại liếc nhìn qua cửa sổ khép hờ phòng của chị em Mỹ.
– Bọn nó ngủ sớm như gà – Ông làu bàu.
– Khuya rồi bác.
– Khuya sao cậu chưa về nhà ngủ?
– Cháu thích đi dưới mưa lất phất.
– Để tìm chút lãng mạn phải không?
Đại mong ông Hòa lên tiếng mời cậu vào chơi, nhưng ông bước vào nhà khép cánh cổng sau lưng lại.
Đại lững thững đi theo dọc bờ sông. Nơi đây có cái quán nhỏ. Cậu muốn đến đó uống ly rượu rồi về nhà ngủ thiếp đi không phải nghĩ ngợi gì. Hình ảnh Mỹ lúc nào cũng lảng vảng trong trí nhớ của Đại. Nếu mai kia mốt nọ Mỹ sẽ là vợ Đại có lẽ cậu sẽ vô cùng hạnh phúc. Đại nghĩ một cách đơn giản. Trong cái xóm này Đại vượt trội hơn bạn bè. Tương lai tươi sáng đang chờ cậu. Nhưng liệu Mỹ có bằng lòng yêu và lấy cậu hay không? Đại chưa có câu trả lời chính xác. Đại lầm bầm rồi bước tiếp vào quán. Thay vì gọi cho mình chai rượu nếp, cậu ra dấu cho thằng Tèo mang cho Đại ly cà phê đen.Anh ta uể oải ngồi xuống chăm chăm nhìn những giọt cà phê đen nhỏ xuống đáy ly thay vì ngước lên nhìn ngắm cái thân hình rũ rượi trước mặt cậu.
– Hôm nay mày làm sao vậy Đại? Giọng nói lè nhè của Phích gã con trai này cũng đang đeo đuổi Mỹ.
Phích vuốt mái tóc giọng khiêu khích:
– Mày chắc chắn chiếm được trái tim người đẹp mà sao ủ rũ như con gà rù vậy?
Đại không trả lời trước lời khiêu khích của Phích. Một câu nhịn chín câu lành. Thời gian sẽ là tiếng nói trung thực nhất. Đại uống nhanh tách cà phê rồi đứng lên bỏ đi ra.
Phích cười phá lên. Đại định trở vào quán thử đối diện với Phích một lần xem sao. Nhưng rồi Đại nghĩ dù sao Phích cũng là thằng bạn khá thân hồi thời thơ ấu ở quê nhà của Đại. Bây giờ Đại và Phích lại ở cùng xóm miệt ngoại ô thành phố. Phích thi rớt đại học và đang làm thư ký cho một hãng nhôm. Mỗi chiều đi làm về cậu đều có hơi men. Lúc nào gặp Phích cũng lừ nhừ chẳng còn chút sinh khí. Nỗi buồn thất tình càng khiến cậu ta như cái máy bị hỏng, Phích biết mình thua Đại đủ mọi thứ nhưng không vì vậy mà Phích chịu thua bạn. Đại bước chầm chậm theo lối mòn định đi vào nhà nhưng không hiểu sao chân cậu lại rẽ qua nhà Mỹ. Đại dư biết giờ này Mỹ đã ngủ từ lâu rồi nhưng Đại vẫn đi qua một lần nữa, sau lưng Đại, tiếng Phích lại lè nhè cất lên: “Sá gì một nải chuối xanh, hai đứa mình dành cho mủõ dính tay”.
Đại ngoái lại, Phích lẽo đẽo đi sau lưng. Đại cắn môi để không bật ra lời xỉ vả. Đại cảm thấy có một chút gì hả hê âm thầm dâng lên trong lòng anh ta. Ít ra Đại còn được vào nhà Mỹ thường xuyên và cô bé ấy tiếp Đại. Còn Phích cậu ta chưa hề nhận ở Mỹ một cái nhìn thiện cảm nói chi đến một nụ cười xả giao cũng chẳng có. Đại rút điếu thuốc gắn lên môi đi một mạch về nhà. Xóm làng tất cả đã chìm trong giấc ngủ. Im lặng bao trùm đường vào nhà Đại. Trong lòng anh ta xốn xang kỳ lạ. Mỹ càng có nhiều chàng trai đeo đuổi càng làm cho Đại đam mê cô hơn.
Đại về đến nhà đi thẳng vào phòng. Căn phòng đêm nay cớ sao ngột ngạt quá. Hình như cơn giận về những lời trêu chọc của Phích lúc nãy làm anh ta bực mình. Có một điều mà Đại càng ngạc nhiên hơn khi Phích được Mỹ tỏ ra thân thiện lúc hai người gặp nhau trong những con đường làng. Mỹ chào hỏi Phích bằng nụ cười thật tươi trong khi Đại không được niềm nở khi đến nhà Mỹ. Hình như phải cố lắm Mỹ mới tặng cho Đại nụ cười nửa miệng. Mỹ còn cho những cơn say của Phích là nỗi buồn của người bị thất chí.
Cố xua đuổi những ý nghĩ về Phích, Đại mở tung cánh cửa sổ và ngồi lọt tõm vào chiếc ghế nhìn đám mây có những hình thù rõ rệt, nhưng cũng không ra một hình thù nào cả. Đại ngó nhìn mây trôi trong nỗi bơ vơ mênh mông.
Có nhiều lúc Đại cảm thấy thất vọng, không rõ cậu có chỗ đứng trong trái tim Mỹ hay không? Mỹ sẽ bắt mình chờ đợi đến bao giờ đây? Đại nằm lăn ra giường bật máy thu thanh vặn nhỏ lại nghe tin tức. Cậu nhích môi cười. Những tin tức của đài VOA có liên hệ gì đến anh ta? Bực mình Đại tắt đài và cố dỗ giấc. Mẹ của Mỹ có lần nói với Đại bằng ánh mắt dịu dàng: “chờ đợi là một nghệ thuật”. Đại thở dài khi nghĩ tới Mỹ. Đại tự hỏi lòng mình phải sống thế nào cho không có những giây phút trống trải đây? Đó là câu hỏi, đã bao lần Đại kêu thầm trong cổ họng và muốn cho người con gái mà anh ta đeo đuổi nghe thấy. Càng nghĩ Đại càng băn khoăn, đã hơn một năm chưa một lần nào Đại đã cất lên nổi tiếng yêu Mỹ thành lời và để được trả lời dứt khoát. Còn một năm nữa Đại sẽ ra trường . Anh ta sẽ mạnh dạn bày tỏ lòng mình với Mỹ một lần. Điều này đã thúc đẩy, đã kêu gọi anh trong cõi yên lặng. Đại thiếp đi lúc nào anh không nhớ rõ nữa.
sunshine9
25-08-2008, 07:26 PM
dzậy là hết seo bạn , truyện nì đọc cũng hay muh ,còn ko post típ đi bạn ơi thank you
tanamanker
26-08-2008, 06:15 PM
Thiêm ngồi ngoài hiên mắt cứ nhìn ra ngõ. Bóng tối như muốn nuốt chửng tất cả những gì có mặt quanh đây và luôn chứa trong nó những điều bí ẩn. Giờ này ông Hòa qua nhà ông bạn láng giềng để chơi vài ván cờ trước khi về nhà ngủ.
Mỹ đã dọn dẹp xong căn bếp rồi vào phòng riêng của mình. Hai chị em Mỹ ở chung một phòng nhưng hai người chỉ gặp nhau vào buổi tối trước khi lên giường ngủ. Mỹ đứng trước gương chải tóc. Chiếc gương cổ lỗ sỉ của ông ngoại cô để lại cho con gái trước khi mẹ Mỹ đi lấy chồng. Cái gương có khung đồng chạm trổ hoa văn tinh xảo lốm đốm móc trắng, ten xanh, sỉn màu. Bà ngoại đã từng nói với mẹ Mỹ lúc nào đến tuổi dậy thì nhìn vào gương sẽ thấy mình đẹp như tiên. Mỹ mỉm cười, cô đã qua tuổi mười sáu rồi nhưng khi nhìn vào gương chải tóc cô cũng thấy mình đẹp. Mỹ lấy tay vuốt ve tấm gương nước trán thủy có nhiều chỗ loang lổ. Cô soi gương rất lâu, tưởng sẽ thấy được sự kỳ diệu trong đó như lời bà ngoại cô kể. Tấm gương in rõ mặt Mỹ trong đó. Cô ngẩn ngơ nhìn khuôn mặt mình không có điểm nào có thể chê trách được. Phải chăng điều kỳ diệu khi cô soi gương để nhận ra mình là cô con gái có nhan sắc làm ngẩn ngơ đám thanh niên trong xóm. Mỹ chợt giật mình khi nhớ tới câu của mấy bà hàng xóm nói về mình: “hữu nhan sắc hữu ác đức”. Mỹ trải qua sinh nhật thứ hai mươi trong cơn ủ ê. Cô bất đắc dĩ nhận của Đại món quà, chiếc đồng hồ đánh thức có hình hai con bồ câu chụm đầu vào nhau âu yếm tình tứ. Đại ngụ ý gì Mỹ thừa biết.
– Chưa ngủ sao Mỹ?
Giọng Duyên sau lưng cô.
– Nãy giờ mày đi te rẹt đâu vậy?
– Tao gặp ông Đại, ổng rủ tao đi ra quán bà Tư nhấm nháp ly cà phê.
Mỹ cười nhẩy. Duyên theo dõi thái độ của chị với ánh mắt tinh quái. Mỹ mở chiếc kẹp đồi mồi xõa mái tóc đen mượt dài gần nửa lưng.
– Uống cà phê vào buổi tối mày sẽ mất ngủ cho coi.
– Sức mấy, tao đã từng uống cà phê ban đêm rồi. Tao chỉ sợ mặt nổi mụn thôi.
Duyên nằm lăn ra nệm miệng lép nhép nhai kẹo cao su, cô nhìn lên cái đồng hồ để trên chiếc bàn cạnh đầu giường ngủ của hai chị em.
– Mày biết tại sao ông Đại tặng cho mày cái đồng hồ này không?
– Tao cóc cần biết. Vì phép lịch sự tao phải nhận thôi.
– Ổng giúp mày biết quý trọng thời gian, nhắc mày nâng niu từng giờ từng phút mà ổng dành cho mày đó.
Mỹ bĩu môi:
– Mày đoán sai bét, mày không thấy hai con chim bồ câu lồng trong đó à? Tao sẽ không bao giờ chấp nhận tình cảm của ổng đâu.
– Vì sao?
Mỹ nói gọn lỏn:
– Không hạp. Chỉ có vậy thôi.
– Không hạp ở điểm nào?
Thiêm hỏi con gái với nụ cười thật tươi.Chị thình lình bước vào góp chuyện với hai cô con gái. Chị thật sự ngạc nhiên với những lời nói của Mỹ. Bấy lâu nay Mỹ chẳng tỏ ra phản đối khi chị muốn Đại trở thành con rể của mình. Mỹ cứ yên lặng tiếp Đại bằng nụ cười. Nụ cười này đã chinh phục Đại, làm cho anh lầm tưởng Mỹ đã dành cho anh nhiều mỹ cảm lúc mới đến chơi nhà Mỹ.
– Con nghĩ kỹ chưa Mỹ? Má thấy Đại cũng xứng với con lắm.
Mỹ tỏ ra khó chịu khi chị Thiêm nhắc đến điều đó. Duyên thấy mặt chị hơi tai tái và bỗng dưng trong lòng Duyên có một cảm giác áy náy xuất hiện.
Chị Thiêm ngồi trên chiếc ghế bành nhìn hai cô con gái nằm la liệt trên giường. Chị mở máy cassette ngồi đắm mình vào một không gian lãng mạn với tiếng nhạc êm dịu.
Duyên quay mặt vào tường lơ mơ dỗ giấc. Thiêm đứng lên vươn vai che miệng ngáp. Hình như tụi nhỏ không thích nghe loại nhạc êm dịu nên chị với tay tắt máy cassette rồi bước về phòng của vợ chồng chị.
Chị tắt hết đèn trong phòng ngủ đắm mình trong bóng tối đặc quánh, Thiêm có cái thú ngủ không để đèn mờ. Giờ này Hòa vẫn còn mải mê chơi cờ với ông giáo Thảo– một giáo viên dạy trung học. Hai người chơi cờ xong còn bàn chuyện thời sự cho tới khuya lơ khuya lắc mới về nhà, Hòa lấy tay che tóc. Mưa còn lất phất, không gian chìm trong tiếng gió ào ào. Ông nhìn vào phòng giờ này Thiêm đã ngủ. Phòng các cô con gái cũng im lìm. Tiếng con tắc kè ở đầu hồi kêu rả rích. Cái bóng của Đại đi qua nhà. Mỗi ngày ít nhất Đại đi qua đây vài ba lần để nhìn vào xem có Mỹ lảng vảng đó đây không chỉ cần nhìn thấy Mỹ, anh cảm thấy niềm vui trầm lặng Chắc giờ này Mỹ còn thức học bài hay chong đèn đọc tiểu thuyết?
– Chào bác – Đại gật đầu chào.
Hòa nhếch môi cười để thay câu trả lời. Đại liếc nhìn qua cửa sổ khép hờ phòng của chị em Mỹ.
– Bọn nó ngủ sớm như gà – Ông làu bàu.
– Khuya rồi bác.
– Khuya sao cậu chưa về nhà ngủ?
– Cháu thích đi dưới mưa lất phất.
– Để tìm chút lãng mạn phải không?
Đại mong ông Hòa lên tiếng mời cậu vào chơi, nhưng ông bước vào nhà khép cánh cổng sau lưng lại.
Đại lững thững đi theo dọc bờ sông. Nơi đây có cái quán nhỏ. Cậu muốn đến đó uống ly rượu rồi về nhà ngủ thiếp đi không phải nghĩ ngợi gì. Hình ảnh Mỹ lúc nào cũng lảng vảng trong trí nhớ của Đại. Nếu mai kia mốt nọ Mỹ sẽ là vợ Đại có lẽ cậu sẽ vô cùng hạnh phúc. Đại nghĩ một cách đơn giản. Trong cái xóm này Đại vượt trội hơn bạn bè. Tương lai tươi sáng đang chờ cậu. Nhưng liệu Mỹ có bằng lòng yêu và lấy cậu hay không? Đại chưa có câu trả lời chính xác. Đại lầm bầm rồi bước tiếp vào quán. Thay vì gọi cho mình chai rượu nếp, cậu ra dấu cho thằng Tèo mang cho Đại ly cà phê đen.Anh ta uể oải ngồi xuống chăm chăm nhìn những giọt cà phê đen nhỏ xuống đáy ly thay vì ngước lên nhìn ngắm cái thân hình rũ rượi trước mặt cậu.
– Hôm nay mày làm sao vậy Đại? Giọng nói lè nhè của Phích gã con trai này cũng đang đeo đuổi Mỹ.
Phích vuốt mái tóc giọng khiêu khích:
– Mày chắc chắn chiếm được trái tim người đẹp mà sao ủ rũ như con gà rù vậy?
Đại không trả lời trước lời khiêu khích của Phích. Một câu nhịn chín câu lành. Thời gian sẽ là tiếng nói trung thực nhất. Đại uống nhanh tách cà phê rồi đứng lên bỏ đi ra.
Phích cười phá lên. Đại định trở vào quán thử đối diện với Phích một lần xem sao. Nhưng rồi Đại nghĩ dù sao Phích cũng là thằng bạn khá thân hồi thời thơ ấu ở quê nhà của Đại. Bây giờ Đại và Phích lại ở cùng xóm miệt ngoại ô thành phố. Phích thi rớt đại học và đang làm thư ký cho một hãng nhôm. Mỗi chiều đi làm về cậu đều có hơi men. Lúc nào gặp Phích cũng lừ nhừ chẳng còn chút sinh khí. Nỗi buồn thất tình càng khiến cậu ta như cái máy bị hỏng, Phích biết mình thua Đại đủ mọi thứ nhưng không vì vậy mà Phích chịu thua bạn. Đại bước chầm chậm theo lối mòn định đi vào nhà nhưng không hiểu sao chân cậu lại rẽ qua nhà Mỹ. Đại dư biết giờ này Mỹ đã ngủ từ lâu rồi nhưng Đại vẫn đi qua một lần nữa, sau lưng Đại, tiếng Phích lại lè nhè cất lên: “Sá gì một nải chuối xanh, hai đứa mình dành cho mủõ dính tay”.
Đại ngoái lại, Phích lẽo đẽo đi sau lưng. Đại cắn môi để không bật ra lời xỉ vả. Đại cảm thấy có một chút gì hả hê âm thầm dâng lên trong lòng anh ta. Ít ra Đại còn được vào nhà Mỹ thường xuyên và cô bé ấy tiếp Đại. Còn Phích cậu ta chưa hề nhận ở Mỹ một cái nhìn thiện cảm nói chi đến một nụ cười xả giao cũng chẳng có. Đại rút điếu thuốc gắn lên môi đi một mạch về nhà. Xóm làng tất cả đã chìm trong giấc ngủ. Im lặng bao trùm đường vào nhà Đại. Trong lòng anh ta xốn xang kỳ lạ. Mỹ càng có nhiều chàng trai đeo đuổi càng làm cho Đại đam mê cô hơn.
Đại về đến nhà đi thẳng vào phòng. Căn phòng đêm nay cớ sao ngột ngạt quá. Hình như cơn giận về những lời trêu chọc của Phích lúc nãy làm anh ta bực mình. Có một điều mà Đại càng ngạc nhiên hơn khi Phích được Mỹ tỏ ra thân thiện lúc hai người gặp nhau trong những con đường làng. Mỹ chào hỏi Phích bằng nụ cười thật tươi trong khi Đại không được niềm nở khi đến nhà Mỹ. Hình như phải cố lắm Mỹ mới tặng cho Đại nụ cười nửa miệng. Mỹ còn cho những cơn say của Phích là nỗi buồn của người bị thất chí.
Cố xua đuổi những ý nghĩ về Phích, Đại mở tung cánh cửa sổ và ngồi lọt tõm vào chiếc ghế nhìn đám mây có những hình thù rõ rệt, nhưng cũng không ra một hình thù nào cả. Đại ngó nhìn mây trôi trong nỗi bơ vơ mênh mông.
Có nhiều lúc Đại cảm thấy thất vọng, không rõ cậu có chỗ đứng trong trái tim Mỹ hay không? Mỹ sẽ bắt mình chờ đợi đến bao giờ đây? Đại nằm lăn ra giường bật máy thu thanh vặn nhỏ lại nghe tin tức. Cậu nhích môi cười. Những tin tức của đài VOA có liên hệ gì đến anh ta? Bực mình Đại tắt đài và cố dỗ giấc. Mẹ của Mỹ có lần nói với Đại bằng ánh mắt dịu dàng: “chờ đợi là một nghệ thuật”. Đại thở dài khi nghĩ tới Mỹ. Đại tự hỏi lòng mình phải sống thế nào cho không có những giây phút trống trải đây? Đó là câu hỏi, đã bao lần Đại kêu thầm trong cổ họng và muốn cho người con gái mà anh ta đeo đuổi nghe thấy. Càng nghĩ Đại càng băn khoăn, đã hơn một năm chưa một lần nào Đại đã cất lên nổi tiếng yêu Mỹ thành lời và để được trả lời dứt khoát. Còn một năm nữa Đại sẽ ra trường . Anh ta sẽ mạnh dạn bày tỏ lòng mình với Mỹ một lần. Điều này đã thúc đẩy, đã kêu gọi anh trong cõi yên lặng. Đại thiếp đi lúc nào anh không nhớ rõ nữa.
tanamanker
28-08-2008, 06:16 PM
Chị Thiêm bước vào phòng hai cô con gái gọi khẽ:
– Dậy mau ngủ gì dữ vậy?
Mỹ lè nhè:
– Hôm nay chủ nhật mà má.
– Chủ nhật cũng phải dậy. Bây giờ nắng đã lên tới thềm nhà rồi.
– Mặc kệ nắng, con ngủ tiếp đây.
Chị Thiêm thở dài. Lúc chị bằng tuổi Mỹ đã bước vào làm dâu nhà người. Tuy cô dâu được gia đình chồng nuông chiều nhưng chị không quên bổn phận của mình. Bốn giờ sáng đã bước xuống bếp nhóm lửa nấu nước pha trà cho mẹ chồng xông hơ mặt mũi. Mẹ của Hòa có thói quen xông mặt bằng hơi nước trà trong chiếc bình tích màu ngọc. Chiếc bình đó để lọt tõm trong trái dừa khô cắt ngang để giữ cho nước trà nóng lâu. Bà lấy chiếc khăn đội đầu trùm từ trên tóc và phủ xuống ấm trà được dỡ nắp ra. Hơi nước trong bình bốc lên da mặt. Bà mẹ chồng xông cho đến bao giờ trà hết bốc hơi nữa mới thôi. Da mặt bà lốm đốm hơi nước như những giọt sương mai. Bà Tòng lấy khăn lau khô mặt, đó là cái thú đầu ngày của mẹ chồng chị. Sau mấy tháng cưới chị bà Tòng qua đời. Người trong gia đình lẫn hàng xóm đổ thừa chị sát mẹ chồng. Bà Tòng từng nói với chị “số chị vượng phu tích tử” cho nên bà Tòng nhất định cưới chị cho con trai bà bất cứ giá nào.
Bên ngoài hàng hiên có tiếng chân của ai đó bước lên thềm. Duyên lay chị:
– Dậy đi có người yêu mầy tới kìa.
Mỹ lấy mền quấn đầu làu bàu:
– Mở mắt ra là vào tới rồi. Chán chết đi được.
– Nói khẽ chứ kẻo người ta nghe thì mích lòng.
– Người gì thật chậm tiêu, Đại như đĩa đói.
Duyên phát vào mông Mỹ:
– Tàn nhẫn vừa thôi. Coi chừng bị quả báo.
– Cóc sợ. Tao lấy người tao yêu, chứ tao không lấy người yêu tao. Đừng hy vọng cho thêm mệt.
– Mày nói với chính mày nhưng đừng thốt thành lời dùm tao có được không?
Mỹ níu em gái sát bên mình thì thầm:
– Hình như ông Đại cũng muốn bắt cá hai tay thì phải. Lúc này tao thấy mày có vẻ…
Duyên tát vào má chị, nói như nhiếc:
– Mày chỉ nói nhảm. Cả hai tay của hắn còn bắt mày chưa được. Tao không hiểu nỗi mày. Luôn nghĩ không hay về Đại. Mày sẽ bị quả báo cho mà xem.
Mỹ không muốn trả lời câu hỏi của Duyên nữa. Cô nhớ lại ngày chủ nhật khi cô gặp Trường trước cổng thư viện. Anh rủ Mỹ đi dạo quanh công viên. Buổi chiều hôm đó Mỹ đã trở thành một người khác. Khi Trường thình lình siết chặt bàn tay cô và anh hối hả hôn lên tóc cô. Cái hôn đầu đời đã làm cô sung sướng. Cô có cảm tưởng đó là thời khắc cô chấm dứt tuổi nhỏ. Trường chẳng nói gì sau khi buông cô ra và bước trên con đường lót sỏi. Bước chân anh hối hả như có ai đó đuổi bắt. Mỹ sững sờ một lúc rồi chậm chạp ra khỏi công viên. Tiếng im lặng vào buổi chiều như thâm nhập vào tâm hồn Mỹ. Thân thể cô như rớt vào khoảng không nhẹ bỗng. Mỹ bỗng nghe tim mình đập trong ngực như những hồi trống trận. Trường đã quay lại với chiếc xe gắn máy màu đỏ đứng chờ Mỹ. Cô thấy chân tay mình run từng chập. Nụ hôn ban nãy Mỹ không tưởng tượng. Trường đã đẩy cô bước sang một lối khác không báo trước. Cái lối đi trải ánh trăng ngà. Đã bao lần trong đêm cô thấy mình đã ngã quỵ trong vòng tay anh ấy.
Đã có lần chị Thiêm ôm con gái khi Mỹ không muốn tiếp Đại.
– Má không hiểu trong cái đầu của con chắc có lắm điều kỳ quái.
Mỹ chụm môi, cánh môi mọng đỏ. Chị Thiêm vỗ vào lưng con gái:
– Đại yêu con đâu phải là cái tội. Đáng lẽ con phải hãnh diện chứ.
Mỹ chỉ im lặng, chị Thiêm nhìn vào mắt con gái lưỡng lự một lúc. Hình như chị muốn nói với Mỹ một điều gì, nhưng chị đang phân vân xem có nên nói hay không, hay phải bắt đầu từ đâu?
– Má không hiểu Đại có gì không tốt dưới mắt con.
Mỹ mân mê chiếc vòng ngọc trên cườm tay của mình:
– Anh ấy không có gì đáng chê trách cả, nhưng không hiểu sao con không hề có cảm tình với ảnh cả.
Chị Thiêm vỗ về:
– Tình yêu sẽ đến sau hôn nhân càng bền vững hơn cũng không biết chừng
Mỹ cười tinh quái ngó mẹ:
– Như ba má chẳng hạn phải vậy không?
– Có lẽ là vậy. Má không nói chắc chắn là như vậy, nhưng Đại yêu con thật lòng. Nếu lấy người yêu mình tốt hơn, theo má nghĩ.
Bà ngập ngừng một lúc rồi nhắc tới Thắm và Hậu. Hai đứa cháu chồng của chị đã từng yêu nhau từ thuở mới vào đại học cho đến mười năm sau mới sống đời vợ chồng. Nhưng khi cưới nhau chưa đầy hai tháng đã đưa nhau ra tòa ly dị. Lý do bỏ nhau thật buồn cười. Chồng Thắm mê bạn trai hơn cả vợ. Anh dành nhiều thì giờ cho đám bạn, cho nên Thắm không chịu đựng được. Những cuộc chiến tranh lạnh liên tục xảy ra và cuối cùng Thắm đề nghị thẳng với Hậu trả tự do cho nhau.
Mỹ thở dài bước ra khỏi chỗ ngồi. Chị Thiêm lặng lẽ đi ra phía trước thềm. Chị cảm thấy thật khó thuyết phục con gái. Mỗi lần chị đề cập tới tình yêu của Đại dành cho con gái thì chỉ làm cho Mỹ bực mình. Nhan sắc của con gái chị có phải là lời hứa hẹn của hạnh phúc hay nỗi bất hạnh đây? Có những lúc chị ôm con gái vỗ về á tin chắc con sẽ hạnh phúc khi con được làm vợ Đại. Hãy lấy người yêu mình đừng dại gì lấy người mình yêu. Nhưng Mỹ vẫn không tin lời mẹ. Có những lúc Mỹ cảm thấy Đại xúc phạm cô khi anh ta lúc nào cũng tỏ vẻ quan tâm tới Mỹ. Cô không cần những điều đó. Cô cần ánh mắt và trái tim của Trường, anh ấy là thần tượng của Mỹ.
– Cháu chào bác – Giọng khàn khàn của Phích ngoài hiên.
Chị Thiêm vẫn không đáp lời của hắn. Phích thản nhiên lặp lại lời chào lần nữa. Bất đắc dĩ Thiêm lên tiếng hỏi:
– Có gì không cậu?
– Có Mỹ ở nhà không bác?
– Nó đi vắng rồi.
– Cháu vừa thấy Mỹ cách đây vài phút kia mà.
Chị Thiêm làu bàu:
– Thằng này chậm tiêu quá.
Mỹ từ trong nhà bước ra giọng niềm nở:
– Có gì không anh Phích?
Phích vuốt mái tóc lòa xòa trước trán, đôi mắt ngời sáng ngó Mỹ:
– Em không mời anh vào nhà à?
– Anh ngồi xuống đây cho mát. Ngoài này có bóng cây và gió nên mát hơn trong nhà nhiều.
Mỹ bước lại chiếc xích đu ngồi bên cạnh Phích. Chị Thiêm bực bội không muốn Phích đến đây. Thiêm đã từng nói với hai chị em Mỹ. Phích là hạn thanh niên không đáng giao thiệp. Có phải chơi với một người chỉ vì người ấy hoàn hảo? Thật ra Mỹ không đồng ý với những lời nhận xét của mẹ. Theo Mỹ con người đều có hai mặt, mặt đen và mặt trắng. Chẳng lẽ Phích chẳng còn điểm nào tốt để giao thiệp, để kết bạn hay sao? Mỹ cũng đủ biết phân biệt cái xấu cái tốt của những người cô quen chứ.
Chị Thiêm bỏ đi lên lầu, Mỹ cũng biết mẹ cô không bằng lòng. Mỹ cũng biết lý do mà mẹ ngăn cấm Mỹ tiếp Phích. Mỗi lần mẹ càm ràm Mỹ, cô không hề trả lời về sự ngăn cấm đó, nhưng cô nghỉ phép lịch sự tối thiểu là khi bất cứ ai đến nhà mình dù thích hay không thì mình cũng phải tiếp họ. Mặc dù trong lòng Mỹ không có thiện cảm gì đối với Phích.
Mỹ có thể giả vờ nghe theo ,nhưng không thi hành nghiêm chỉnh lời khuyên của mẹ.
Hôm nay chủ nhật có thể Đại sẽ đến đây chơi. Nếu Mỹ không tiếp anh ta thì chị Thiêm sẽ chuyện vãn với anh ấy. Miễn là có mặt Mỹ ở nhà trong khi Đại đến chơi. Chị Thiêm thường nói với Đại nước chảy đá còn phải mòn huống chi là trái tim của con gái chị. Đôi lúc Đại cảm thấy mình không còn chút hy vọng nào. Giọng nói của mẹ Mỹ làm cho Đại vững dạ đôi chút.
Sáng nay thức dậy Đại bỗng thấy lòng vui khi nghĩ đến đây sẽ được chuyện trò với người con gái mà mình yêu thích. Có một điều lạ khi Đại đến nhà mẹ của Mỹ, anh ta có cảm giác mẹ của Mỹ như một bóng mát tỏa ra trong lúc chuyện vãn với anh ta. Những câu nói ngọt ngào an ủi để cho Đại nuôi hy vọng về tình yêu mà anh đeo đuổi khiến Đại lấy được sự an tâm. :ham:
Powered by vBulletin® Version 4.2.5 Copyright © 2025 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.