PDA

Xem đầy đủ chức năng : Cách Giải những câu đố nghịch lý



Mikio
14-08-2008, 07:28 AM
Trong box đố vui có rất nhìu những câu đố logic hay, có khi nào bạn tự hỏi nó do ai nghĩ ra, xuất phát từ đâu không? Hay bạn cho đó do người post câu hỏi nghĩ ra? Có thể lắm, vì là biến thể của 1 phương pháp suy luận logic đã tồn tại từ rất lâu. Xin nêu một vài ví dụ điển hình.


1/Người thợ cạo thành Seville ( Nghịch lí của B. Russell, 1918):

Một người thợ cạo thành Seville (Tây Ban Nha ) nói:
Tôi và chỉ tôi cắt tóc cho tất cả những ai ở thành Seville này không tự cắt tóc được.
-Câu hỏi đặt ra: Ai cắt tóc cho bác thợ cạo này? Nếu người này tự cắt tóc cho mình hoá ra bác ta đã làm trái lời mình đã tuyên bố “chỉ cắt cho những ai không tự cắt tóc được”. Nhưng không thể có chuyện người khác cắt tóc cho bác ta vì người này đã tuyên bố “tôi và chỉ tôi mới cắt tóc cho những ai không tự cắt tóc được”.

2/Tôi bị treo cổ (Nghịch lí của Sancho Panza de Cervantes):

Một bạo chúa muốn giết chết một nhà hiền triết hay bình luận về những hành động tàn ác của hắn, nhưng còn giả lòng nhân nghĩa: “Ta cho nhà ngươi nói một câu nào đó. Nếu nói đúng sẽ bị chém đầu, còn nếu nói sai sẽ bị treo cổ”. Nghĩ ngợi một lát, nhà hiền triết nói:
Tôi sẽ bị treo cổ !
Tên bạo chúa không thể hành hình nhà hiền triết được nữa vì dù sao cũng đã ra lời trước quần thần mất rồi: Nếu đem chém, hoá ra nhà hiền triết nói sai, mà nói sai thì phải đem treo cổ. Nhưng nếu đem treo cổ thì hoá ra nhà hiền triết lại nói đúng. Thế thì lại phải đem xử trảm … Cứ thế mâu thuẫn.

3/Nghịch lí con cá sấu:

Một con cá sấu vồ được một em bé đang chơi bên bờ sông Nil. Mẹ em bé van xin cá sấu tha cho con bà ta. Cá sấu ra vẻ độ lượng: Được thôi, nếu bà đoán đúng ta đang muốn làm gì về đứa con của bà thì ta sẽ trả nó cho bà. Nếu đoán sai, ta sẽ không tha đứa bé. Bà mẹ giận quá liền la lên:

Ngươi sẽ ăn thịt con ta.

Thế là con cá sấu không biết làm thế nào : Ăn thì hoá ra bà mẹ đoán đúng , mà như vậy thì phải trả đứa bé lại cho bà mẹ. Nhưng nếu trả lại đứa bé thì hoá ra bà mẹ đoán sai. Vậy thì được ăn. Nhưng nếu ăn thì… Vấn đề được đặt ra trong nghịch lí này giống hệt như vấn đề được đặt ra trong nghịch lí : Tôi sẽ bị treo cổ!





Trên đây là các biến thể của 1 nghịch lý rất nổi tiếng : Nghịch lý người nối dối
Nghịch lí ngữ nghĩa cổ xưa nhất mang tên nghịch lí người nói dối, do Eubulides – thế kỉ thứ 4 TCN – đặt ra: “Một người nói rằng anh ta đang nói dối. Vậy anh ta nói thật hay nói dối?”. Thời Trung cổ, nói về nghịch lí này, người ta thường dẫn lời thi sĩ Épiménide người xứ Crétois: “Mọi người Crétois đều nói dối”.
Tôi nói dối (1).
Tôi nói dối tức là tôi nói một điều sai. “Tôi nói dối” là một điều sai, cũng có nghĩa là tôi không nói dối, mà là tôi nói một điều đúng. Vậy thì “Tôi nói dối” là một điều đúng, tức là tôi nói dối. Nhưng tôi nói dối tức là … Quá trình này cứ thế lặp lại, không thể kết luận được câu (1) là đúng hay sai.
Câu này khẳng định với ý nghĩa rằng người ta đang nói một điều sai sẽ tạo ra một nghịch lí.
Những nghịch lí về sự vi phạm qui luật nội tại: mệnh đề tự mâu thuẫn (tự sai)
Ví dụ: Giả sử chúng ta đưa ra qui tắc2) Mọi qui tắc đều có ngoại lê.
Nếu qui tắc trên đây là đúng thì cái qui tắc của chúng ta cũng là một qui tắc nên cũng phải có ngoại lệ. Thế là qui tắc (2) không còn đúng trong trường hợp tổng quát nữa. Nó lại thành sai.
Các ví dụ trên là biến thể của nghịch lý này.

Do đó , khi các bạn gặp những câu logic tương tự thì hãy áp dụng phương pháp này để giải, bất kể nó là biến thể thế nào đi nữa. Ngữ cảnh sẽ khác nhưng bản chất thì giống nhau.
Chắc chắn sẽ giải được!

Mikio
14-08-2008, 07:59 AM
Ví dụ một định luật tương đối của Anh xờ tanh: Mọi thứ trên thế giới này đều chỉ là tương đối.
Câu hỏi đặt ra là: Định luật của Anhxtanh có phải là tuyệt đối không ^^

motsach_theky
14-08-2008, 08:16 AM
mọt có đọc bài này ở đâu đó rùi
cách đây khá lâu
trên blog của 1 ai đó
còn nhiều phương pháp khác nửa
tím tiếp đi mikio
l

Zenaku
14-08-2008, 08:24 AM
wow ! nghịch lý, đọc nghe hay và hấp dẫn quá, thanks Mikio for sharing nha

forlove
14-08-2008, 09:04 AM
ka kà , mình có một biến thể này, thử xem các bạn áp dụng thế nào nha!
" Có một Nhà Thông Thái biết tất cả mọi thứ mọi trên thế giới này, vậy mà không trả lời được câu hỏi của Tom-Cat !!!"
Theo các bạn thì Tom-Cat hỏi Nhà Thông Thái câu j?....:clap::buctoc::7:

motsach_theky
14-08-2008, 09:12 AM
câu hỏi nào mà ngài không trả lời dc

Who_Am_I
14-08-2008, 09:34 AM
bài 1 thấy cách giải chết liền :sr:


Câu này khẳng định với ý nghĩa rằng người ta đang nói một điều sai sẽ tạo ra một nghịch lí.
Những nghịch lí về sự vi phạm qui luật nội tại: mệnh đề tự mâu thuẫn (tự sai)
Ví dụ: Giả sử chúng ta đưa ra qui tắc2) Mọi qui tắc đều có ngoại lê.
Nếu qui tắc trên đây là đúng thì cái qui tắc của chúng ta cũng là một qui tắc nên cũng phải có ngoại lệ. Thế là qui tắc (2) không còn đúng trong trường hợp tổng quát nữa. Nó lại thành sai.
Các ví dụ trên là biến thể của nghịch lý này.


Tính chơi " chiếc cầu toán học " của LQD à :kaka: :kaka:


Ví dụ một định luật tương đối của Anh xờ tanh: Mọi thứ trên thế giới này đều chỉ là tương đối.
Câu hỏi đặt ra là: Định luật của Anhxtanh có phải là tuyệt đối không ^^

nó đúng tuyệt đối cho những ai chưa từng nghe và tương đối cho người đã nghe câu này rồi...


" Có một Nhà Thông Thái biết tất cả mọi thứ mọi trên thế giới này, vậy mà không trả lời được câu hỏi của Tom-Cat !!!"
Theo các bạn thì Tom-Cat hỏi Nhà Thông Thái câu j?.

ko có nghĩa là phải trả lời được mọi câu hỏi

pe_mom
15-08-2008, 02:44 AM
nghe mấy câu trả lời nghịch lý này có vẻ đơn giản mà thật sự lại phức tạp.....T_T