Ðăng Nhập

Xem đầy đủ chức năng : Tương quan mình và người



newguy
05-08-2005, 09:40 PM
Trong cuộc sống tương quan giữa mình và mọi người chung quanh, hầu hết chúng ta mắc phải cái bệnh "cầu toàn trách bị". Chúng ta đòi hỏi những người sống gần với mình phải vẹn toàn một trăm phần trăm (100%) như ý mình muốn, phải đầy đủ hoàn toàn những điều như tâm mình tưởng. Nếu những người thân chỉ được tám chục phần trăm (80%) trong sự đòi hỏi của mình, sống gần gũi lâu ngày còn hai chục phần trăm bất như ý này sẽ làm cho chúng ta sinh bực bội chán chường.

Sao chúng ta không đặt lại câu hỏi, chính mình có được vẹn toàn mọi điều như ý mình muốn chăng? Hẳn là không. Mình đã không được vẹn toàn, sao lại đòi hỏi người phải vẹn toàn, có phải là bất công, phi lý không? Ngày xưa ở các nước Ðông phương quyền lập gia đình cho con cái là ở cha mẹ, cha mẹ định sao con cái phải nghe vậy. Do đó có những gia đình vợ chồng không hòa thuận vì không cảm thông nhau, nên đi đến đổ vỡ ly dị.

Ngày nay ở các nước Tây phương con cái được quyền chọn lựa đôi bạn cho mình. Họ còn có quyền sống gần với người họ chọn lựa một thời gian, sau mới quyết định thành đôi bạn hay không, cha mẹ không được can thiệp đến đời tư của họ. Thế mà khi đã thành đôi bạn, lại vẫn ly dị nhau. Ðây là lỗi tại ai, cha mẹ ép buộc chăng? Quả thực đây là cái bệnh đòi hỏi vẹn toàn một trăm phần trăm (100%) theo ý mình muốn. Bởi không có ai thỏa mãn sự đòi hỏi của mình nên từ thân biến thành sơ. Thế là cứ ly dị mãi, đến già trở thành người cô độc. Chúng ta còn thêm lắm bệnh. Nào là muốn ai cũng khen mình, có người chê là buồn khổ. Muốn mọi người gần mình phải tuyệt đối tuân theo sự sắp đặt của mình, nếu 80 điều họ theo, còn 20 điều họ chống là giận dữ bực tức.

Ðòi hỏi người thân của mình phải tốt tuyệt đối, nếu họ có vài ba điều xấu liền chán nản muốn lánh xa. Ðến tình cảm thương yêu cũng vậy, bắt buộc người thân của mình phải thương yêu mình tuyệt đối, nếu bị chia xẻ cho ai, dù người ấy là thân thuộc hợp lý, vẫn cảm thấy buồn. Chính vì lòng tham lam đòi hỏi quá đáng, khiến người chung quanh chúng ta từ từ muốn xa lánh chúng ta. Ðây là vì không biết cuộc đời là tương đối, nên không thông cảm với mọi người chung quanh, kết quả tự chuốc lấy khổ đau cô độc. Trái lại, chúng ta tập nhìn mọi người với cặp mắt tương đối, không đòi hỏi quá đáng, dễ cảm thông tha thứ nhau. Ðược vậy đời sống sẽ vui tươi, người thân đông đảo, dễ dàng đạt được hạnh phúc.

newguy
05-08-2005, 09:44 PM
Muôn vật hiện có trên cõi đời đều là tương đối. Người thì có nam nữ, loài vật thì có giống cái giống đực, điện thì có điện âm điện dương..., từ lý tương đối ấy mà sanh ra vạn vật. Chính lý tương đối là gốc sinh hóa vô cùng vô tận. Nếu chúng ta tách rời sự vật ra từng phần đơn độc thì sự sinh hóa phải dừng lại. Cuộc sống chúng ta là tương quan trong cái đối nghịch, sinh trưởng trong cái chống chọi. Như thế, chúng ta làm sao tìm ra sự bình an hoàn toàn, sự hạnh phúc miên viễn trong cuộc đời tương đối.

Sáng suốt nhất là, chúng ta nhìn sự tương đối là lý đương nhiên, không oán hờn, không trách cứ trước mọi sự việc trái ngược nhau. Ðồng thời chúng ta khéo lợi dụng lý tương đối tạo thành những công năng hữu ích cho con người. Thí dụ nước với lửa là đối nghịch nhau, song chúng ta khéo dùng lửa đun sôi nước để nấu chín các thức ăn... Ðiện âm điện dương đối nghịch nhau, chạm nhau là tóe sáng, con người khéo lợi dụng sự phát sáng đó tạo ra vô số công năng của điện... Chừng đó chúng ta mới thấy sự hữu dụng của nước và lửa, của điện âm và điện dương phục vụ cho con người một cách hữu hiệu. Chúng ta cứ sợ nước dập tắt lửa, tách rời xa chúng thì chúng ta có được lợi gì trong cuộc sống. Như vậy, chúng ta không sợ sự đối nghịch của vạn vật, mà chỉ khéo léo sử dụng sự đối nghịch một cách hữu hiệu trong cuộc sống của chúng ta.

jerry00
05-08-2005, 10:16 PM
ắc hẳn chẳng ai hoàn hảo mà...... nhưng riêng jr nghĩ người hoàn hảo là người hội tụ tất cả các yếu tố... yêu ghét giận hờn ... chúng ta biết yêu thương thì cũng biết ghét 1 điều gì chứ???

tohru
21-09-2005, 06:17 PM
Không có con đường bế tắc trong cuộc sống, chỉ có bạn không tìm thấy đường khác mà thôi!
Một bạn trai thi đỗ cả 3 trường Đại học, toàn điểm cao nhưng không có tiền đóng học phí, đành phải dừng lại đứng nhìn cổng trường Đại học khép kín đối với mình. Cuộc đời của cậu từ đó chuyển sang một hướng khác, một trang vở khác….

Một em bé bại liệt nửa thân người vẫn cố gắng chiến thắng bản thân mình, ngày ngày lê bước đến trường và cuối mỗi năm đều đặn nhận tấm bằng học sinh giỏi; một giám đốc tin học của một tỉnh lớn là một anh chàng kỹ sư bị tật nguyền từ khi còn nhỏ dại.

Ông giám đốc T đã tự sát khi công ty bị lâm vào cảnh thâm hụt khó khăn, Bà giám đốc O phải vào tù vì hối lộ… Song song đó, một anh giám đốc trẻ sẵn sàng rời bỏ vùng đất Sài Gòn, nơi có nhiều tiềm năng phát triển của anh ta, trở về vùng quê hương còn thiếu thốn trăm bề của mình để thực hiện hoài bão vực dậy một công ty thua lỗ ở quê nhà. Và rồi cuối cùng, anh ta đã thành công nhưng không chỉ dừng lại ở đó, anh ta đã tiếp tục học hỏi thêm để trở thành một tiến sĩ kinh tế học nổi tiếng với kỳ vọng vận dụng khối kiến thức đó giúp cho quê hương đất nước.

Bạn thấy đó “Con người khi rơi vào cảnh khốn cùng thường hay nói những lời tuyệt vọng như “không còn con đường nào khác” hoặc “không còn cách nào khác”. Nhưng thật ra không phải vậy. Vì không tìm kiếm nên mới không thấy có đường khác mà thôi” (trích lời của chủ tịch tập đoàn Hyundai- Chung Yu Yung)

Cũng là lương y như từ mẫu. Nhưng có “từ mẫu” trở nên giàu có từ những đồng tiền hoa hồng có được từ công việc chữa người bệnh nhân nghèo khổ của mình; ngược lại, có những “từ mẫu” có đồng lương ở mức xóa đói giảm nghèo, tình nguyện về phục vụ những miền quê xa xôi với đồng lương kém cỏi, tối đi dạy kèm thêm để duy trì cuộc sống và để mong thực hiện ước mơ của mình.

Cũng là công an, nhưng có anh công an giao thông đứng nhận những đồng tiền “đen” ngoài đường và ngược lại có người công an chân chất, chấp nhận gạt bỏ bao đồng tiền trong phong bì để chiều về với mái ấm gia đình, bôn ba với nghề tay trái - chở từng chai nước lọc bỏ từng nhà - để duy trì cuộc sống gia đình.

Còn nhiều đối nghịch trong cuộc sống nữa, chẳng hạn anh chàng taxi sang trọng lấy trộm đồ của khách còn bên kia bác xích lô nghèo nàn trả lại vài chục triệu đồng cho khách khi tình cờ nhặt được…

Ta tạm xếp hai hình ảnh trái ngược đó thành hai vế của một bất phương trình. Vế thứ nhất là “con”, vế thứ hai là “người”, nếu phần “con” lớn hơn phần “người”(con > người) thì bạn là “con”, nếu phần “người” lớn hơn phần “con” (người > con) thì bạn là “người”. Mục đích sống của chúng ta luôn đúng theo bất phương trình này: người > con, nhưng có mấy ai thực hiện được trọn vẹn.

hoangthai28061982
18-10-2005, 07:13 PM
:madsung: Trong cuộc sống chúng ta nên có những tình huống như thế nào và xử lý ra sao để "vẹn cả đôi đương" và đi đến thành công?? Bài này tôi viết ra hy vọng mọi người có thể ứng dụng và cho ý kiến bình luận.
1. Biết mình là ai :
Biết mình trước đã, cụ thể là phải biết THẾ-LỰC nói chung của bản thân và hiểu rõ mình muốn gì và có thể đạt được gì trong 1 tình huống cụ thể.
Bạn muốn qua cổng thương trực vào 1 xí nghiệp chẳng hạn thì phải mềm mỏng, trình giấy tờ, chớ có xửng cồ hay phê phán người người thường trực khó thính. Có người lấy thế ra để làm áp lực, xong ở đây bạn là thế yếu, vì bị phụ thuộc vào người thường trực...Biết mình là ai để không quá tự ti, tự kiêu.
2. Biết người là ai.
Cụ thể là tên gọi, tuổi tác, cá tính, khả năng, tiềm năng, quan hệ của y với người khác...Tùy mục tiêu, nức độ giao tiếp sâu nông (Xã giao, quan hệ làm ăn lâu dài,tình cảm riêng tư) Không chỉ biết mà còn phải chấp nhận 1 cách khách quan NGƯỜI KHÁC không giống ta với tất cả cái hay cái dở của y.
3. Biết người muốn gì, cần gì :
Cái tài của sự hấp dẫn người khác là đến với họ với tấm lòng thật sự muốn hiểu, muốn hỗ trợ, muốn giúp đỡ người ta chứ không phải ngược lại.
Người thường trực muốn được khách tôn trọng, kính nể, ta phải biết thỏa mãn nhu cầu ấy rồi mới thực hiện ý muốn của mình là qua cổng. Tóm lại, chấp nhận và biết NGƯỜI muốn gì và thỏa mãn điều đó trước khi bạn muốn làm điều mình cần.
4. Biết hòa hợp và nhượng bộ với người.
Không và tránh đối đầu, nên thuyết phục, nhẫn nại, bền chí, mềm mỏng (lúc cứng lúc mềm) đối thoại, dàn xếp, hòa nhập, đặt mình vào địa vị người khác, đặc biệt biết NHƯỢNG BỘ, dung hòa lợi ích của mình và người.
Khi ta tôn trọng và lịch sự với người thường trực (cho dù khó tính) Chắc chắn ta sẽ vào được nơi mình cần... Từ chuyện tưởng là nhỏ nhỏ nhặt trong đời thường đến việc lớn như làm ăn, kinh doanh, kết bạn, xung đột vợ chồng, cấp trên cấp dưới và cả với người nước ngoài nữa, các nguyên tắc trên đều đắc dụng cả.
....Còn nữa.....