Chi Lan
02-05-2008, 02:49 AM
Lời đồn đại
Tạ Văn Thông
Tâm rất giỏi bơi, dòng sông Lô cuồn cuộn bao la thế, mà chiều nào anh cũng bơi sang sông cắt một bó cỏ to về cho trâu.
Một lần ven sông, bỗng Tâm nghe thấy tiếng kêu cứu. Nhìn xuống nước, thấy có người chới với giữa dòng, anh nhảy vội xuống sông. Sau nửa tiếng vật lộn dưới dòng nước, cuối cùng Tâm đưa được người bị nạn vào bờ, đó là cô Lý ở làng Hạ. Chuyện chỉ có thế, vậy mà…
Những ai chứng kiến và không chứng kiến hôm ấy kể mỗi người một cách. Người thì kể lúc Tâm nhảy xuống thì cô gái đã nổi lềnh bềnh, người thì bảo lúc chìm, lúc nổi. Có người lại bảo lúc Tâm bơi đến gần thì bị chuột rút, và chính cô gái đã dìu anh vào bờ… Trong số đó, có người còn kể rằng lúc Tâm nhảy xuống nước thì còn mặc nguyên quần áo, vậy mà vật lộn với sóng nước một hồi, cuối cùng thành ra không mặc cái gì cả…
Chi tiết cuối cùng này làm choáng váng và tạo nên sự hưng phấn đặc biệt đối với dân làng, được kể đi kể lại rất nhiều lần, được nhấn mạnh một số điểm và thêm vào nhiều tình tiết rất ý vị. Có kẻ cam đoan rằng lúc đó không ai kêu cứu và cũng chẳng có ai cứu ai. Người khác lại quả quyết rằng tận mắt thây hai người, một nam một nữa trên bờ, hầu như không có mảnh vải che thân…
Câu chuyện dũng cảm cứư người được chính thức xác nhận trong hội nghị biểu dương người tốt việc tốt của huyện. Hôm ấy trưởng phòng thi đua đọc bản thành tích của Tâm trước hàng mất trăm người, cuối cùng nhấn mạnh bằng một giọng khàn khàn:
- Đồng chí Tâm đã quên mối nguy hiểm của bản thân để cứu người bị nạn. Đồng chí đã không ngại sóng dữ, không chút hổ thẹn vì bị nước cuốn trôi quần áo. Sự xả thân hồn nhiên vô tư ấy khiến chúng ta cảm phục…
Tin đồn lan nhanh như gió thổi khắp toàn huyện, Từ đó, Tâm đi đến đâu cũng được mọi người trìu mến hỏi han, bắt kể lại toàn bộ quá trình dũng cảm cứu người. Tâm thấy thật là phiền toái, rất ngượng ngùng và thường thường lảng tránh. Thậm chí cón làn anh phải cải trang để đi cho nhanh. Người ta thông cảm với sự khiêm nhường của anh, không bắt kể nữa, và đi hỏi người khác. Rồi người kể và người nghe đồng thanh gọi vắn tắt thành tích của ah là “không ngại sóng dữ, không chút hổ thẹn”. Nếu có ai khác tò mò hỏi “không chút hổ thẹn” là sao thì người ta lại hào hứng kể tỉ mỉ rằng con người quả cảm ấy đã vật lộn với sóng dữ và bị cuốn trôi hết quần áo…
Nếu chuyện chỉ có thể thì chẳng có gì đáng nói! Số là khi ấy cô Lý đang có nguời yêu. Họ đã ăn hỏi và chỉ chờ ngày cưới. Nhận được cái tin vừa cát vừa hung nọ, chàng người yêu từ nơi công tác vội vã về nhà. Anh đặc biệt chú ý đến lời kể sinh động của các “nhân chứng”. Theo sự hối thúc của gia đình và nhất là của mấy cô em gái, anh lập tức đi tìm Lý và sau đó gặp Tâm để hỏi rõ ngọn nhành xem thế nào là “không chút hổ thẹn”. Sự ngơ ngác của Lý và sự ngượng ngùng lảng tránh của Tâm khiến chàng trai càng nghi ngờ hơn và càng điên tiết. Anh hình dung hai kẻ nọ đang khéo léo hợp tác đánh lừa mình, không có lửa lại có khói ư! Cuối cùng chàng trai và Lý quyết định từ hôn.
Thật là qua cơn sóng gió mới hiểu được lòng nhau! Cảm phục trước sự dũng cảm vô tư của Tâm, thông cảm với nỗi oan ức không thể thanh minh của Lý, hai người đã gặp nhau và cùng đến bến bờ hạnh phúc. Thấm thoắt đã hai mươi năm trôi qua, kết quả của mối duyên tình trời xe ấy là Quyết, một thanh niên rất giỏi bơi lội và cũng không thích phô trương. Câu chuyện ngày xưa đã quyên lãng, vì không có nguyên cớ để nhắc lại truyền tụng nữa. Lời đồn đại không có dịp lan xa…
Mùa hè năm nay, Quyết được chọn tham gia cuộc thi bơi của mấy tỉnh sông Lô. Hôm ấy người đến xem như mắc cửi. Địa phương nào cũng mong vận động viên của mình lập nên kỳ tích để làm rạng danh quê hương.
Với kỳ tích đó đã được lập, Quyết đã về nhất và đoạt huy chương vàng. Thành tích này là của cá nhân, đồng thời cũng là của tỉnh, của huyện, của xã, của làng xóm và của gia đình. Trong lễ tổng kết, trước hàng ngàn, hàng vạn người của mấy tỉnh, ông phó chủ tịch tỉnh đồng thời là trưởng ban tổ chức của cuộc thi đã trang trọng trao huy chưong vàng cho Quyết. Chờ cho tiếng hò reo và võ tay vang dội ngừng hẳn, ông cố nói to vào micro nhưng giọng vẫn khàn đi vì cảm phục.
- Vận động viên đoạt huy chương vàng năm nay đã được sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở một vùng đất có truyền thống bơi lội và dũng cảm xả thân quên mình. Tôi còn nhớ rõ cách đây đúng hai chục năm, tôi đã vinh dự được biểu dương một đồng chí thanh niên địa phương đã có thành tích cứu người bị nạn, cũng chính trên dòng sông này. Con người tưởng như bình thường đó đã không ngại sóng dữ, không chút hổ thẹn hồn nhiên vô tư khi bị cuốn trôi hết cả quần áo…
Tạ Văn Thông
Tâm rất giỏi bơi, dòng sông Lô cuồn cuộn bao la thế, mà chiều nào anh cũng bơi sang sông cắt một bó cỏ to về cho trâu.
Một lần ven sông, bỗng Tâm nghe thấy tiếng kêu cứu. Nhìn xuống nước, thấy có người chới với giữa dòng, anh nhảy vội xuống sông. Sau nửa tiếng vật lộn dưới dòng nước, cuối cùng Tâm đưa được người bị nạn vào bờ, đó là cô Lý ở làng Hạ. Chuyện chỉ có thế, vậy mà…
Những ai chứng kiến và không chứng kiến hôm ấy kể mỗi người một cách. Người thì kể lúc Tâm nhảy xuống thì cô gái đã nổi lềnh bềnh, người thì bảo lúc chìm, lúc nổi. Có người lại bảo lúc Tâm bơi đến gần thì bị chuột rút, và chính cô gái đã dìu anh vào bờ… Trong số đó, có người còn kể rằng lúc Tâm nhảy xuống nước thì còn mặc nguyên quần áo, vậy mà vật lộn với sóng nước một hồi, cuối cùng thành ra không mặc cái gì cả…
Chi tiết cuối cùng này làm choáng váng và tạo nên sự hưng phấn đặc biệt đối với dân làng, được kể đi kể lại rất nhiều lần, được nhấn mạnh một số điểm và thêm vào nhiều tình tiết rất ý vị. Có kẻ cam đoan rằng lúc đó không ai kêu cứu và cũng chẳng có ai cứu ai. Người khác lại quả quyết rằng tận mắt thây hai người, một nam một nữa trên bờ, hầu như không có mảnh vải che thân…
Câu chuyện dũng cảm cứư người được chính thức xác nhận trong hội nghị biểu dương người tốt việc tốt của huyện. Hôm ấy trưởng phòng thi đua đọc bản thành tích của Tâm trước hàng mất trăm người, cuối cùng nhấn mạnh bằng một giọng khàn khàn:
- Đồng chí Tâm đã quên mối nguy hiểm của bản thân để cứu người bị nạn. Đồng chí đã không ngại sóng dữ, không chút hổ thẹn vì bị nước cuốn trôi quần áo. Sự xả thân hồn nhiên vô tư ấy khiến chúng ta cảm phục…
Tin đồn lan nhanh như gió thổi khắp toàn huyện, Từ đó, Tâm đi đến đâu cũng được mọi người trìu mến hỏi han, bắt kể lại toàn bộ quá trình dũng cảm cứu người. Tâm thấy thật là phiền toái, rất ngượng ngùng và thường thường lảng tránh. Thậm chí cón làn anh phải cải trang để đi cho nhanh. Người ta thông cảm với sự khiêm nhường của anh, không bắt kể nữa, và đi hỏi người khác. Rồi người kể và người nghe đồng thanh gọi vắn tắt thành tích của ah là “không ngại sóng dữ, không chút hổ thẹn”. Nếu có ai khác tò mò hỏi “không chút hổ thẹn” là sao thì người ta lại hào hứng kể tỉ mỉ rằng con người quả cảm ấy đã vật lộn với sóng dữ và bị cuốn trôi hết quần áo…
Nếu chuyện chỉ có thể thì chẳng có gì đáng nói! Số là khi ấy cô Lý đang có nguời yêu. Họ đã ăn hỏi và chỉ chờ ngày cưới. Nhận được cái tin vừa cát vừa hung nọ, chàng người yêu từ nơi công tác vội vã về nhà. Anh đặc biệt chú ý đến lời kể sinh động của các “nhân chứng”. Theo sự hối thúc của gia đình và nhất là của mấy cô em gái, anh lập tức đi tìm Lý và sau đó gặp Tâm để hỏi rõ ngọn nhành xem thế nào là “không chút hổ thẹn”. Sự ngơ ngác của Lý và sự ngượng ngùng lảng tránh của Tâm khiến chàng trai càng nghi ngờ hơn và càng điên tiết. Anh hình dung hai kẻ nọ đang khéo léo hợp tác đánh lừa mình, không có lửa lại có khói ư! Cuối cùng chàng trai và Lý quyết định từ hôn.
Thật là qua cơn sóng gió mới hiểu được lòng nhau! Cảm phục trước sự dũng cảm vô tư của Tâm, thông cảm với nỗi oan ức không thể thanh minh của Lý, hai người đã gặp nhau và cùng đến bến bờ hạnh phúc. Thấm thoắt đã hai mươi năm trôi qua, kết quả của mối duyên tình trời xe ấy là Quyết, một thanh niên rất giỏi bơi lội và cũng không thích phô trương. Câu chuyện ngày xưa đã quyên lãng, vì không có nguyên cớ để nhắc lại truyền tụng nữa. Lời đồn đại không có dịp lan xa…
Mùa hè năm nay, Quyết được chọn tham gia cuộc thi bơi của mấy tỉnh sông Lô. Hôm ấy người đến xem như mắc cửi. Địa phương nào cũng mong vận động viên của mình lập nên kỳ tích để làm rạng danh quê hương.
Với kỳ tích đó đã được lập, Quyết đã về nhất và đoạt huy chương vàng. Thành tích này là của cá nhân, đồng thời cũng là của tỉnh, của huyện, của xã, của làng xóm và của gia đình. Trong lễ tổng kết, trước hàng ngàn, hàng vạn người của mấy tỉnh, ông phó chủ tịch tỉnh đồng thời là trưởng ban tổ chức của cuộc thi đã trang trọng trao huy chưong vàng cho Quyết. Chờ cho tiếng hò reo và võ tay vang dội ngừng hẳn, ông cố nói to vào micro nhưng giọng vẫn khàn đi vì cảm phục.
- Vận động viên đoạt huy chương vàng năm nay đã được sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở một vùng đất có truyền thống bơi lội và dũng cảm xả thân quên mình. Tôi còn nhớ rõ cách đây đúng hai chục năm, tôi đã vinh dự được biểu dương một đồng chí thanh niên địa phương đã có thành tích cứu người bị nạn, cũng chính trên dòng sông này. Con người tưởng như bình thường đó đã không ngại sóng dữ, không chút hổ thẹn hồn nhiên vô tư khi bị cuốn trôi hết cả quần áo…