PDA

Xem đầy đủ chức năng : Cái nhìn dưới thấp



_7:30_PM_
12-04-2008, 09:10 PM
Cuộc đời của một người đàn ông cao 1 mét.


http://www.cqwb.com.cn/cqwb/res/1/20080219/87471203352470089.jpg

Trên con đường tuyết phủ của Trung Quốc, người đàn ông lùn vác bao tải không đi ra ngoài làng hái lá thuốc.


http://www.cqwb.com.cn/cqwb/res/1/20080219/66441203352470104.jpg

Gà, là tất cả bạn bầu an ủi của anh ta trong mùa đông khắc nghiệt cuối năm 2007, khi mà có nhiều người Trung Quốc khác đã chết rét trong bão tuyết.


http://www.cqwb.com.cn/cqwb/res/1/20080219/9721203352470104.jpg

Nhảy lộn qua tường chuồng lợn, đối với người đàn ông này là một trò xiếc khó khăn nhưng phải diễn hàng ngày.

Thấp dưới 100 centimét, khi người nhà đều nghĩ cuộc đời của anh đã "chấm hết", thì anh lại đứng dậy. Khi người ta cười nhạo anh, anh kiên cường cố tìm cách để lập nghiệp. "Người tàn tật thì cũng là người. Tôi đã thất bại bao nhiêu lần, nhưng tôi biết những người thành công đều đã từng là người thất bại." Hơn hai mươi năm không đầu hàng số phận, ngày hôm nay, anh lùn sống được đã là một điều đáng tự hào.

Sáng ngày 16/1/2008, tuyết lạnh 4 độ dưới không.

Căn nhà nhỏ của Đàm Khởi Thụ ở rìa làng Sa Tử huyện Thạch Trụ (Trùng Khánh, TQ) tuyết đã dày lên phủ hết đường làng và ven núi. "Rơi 40 hôm rồi!" - Đàm Khởi Thụ lo lắng tính thời gian núi phủ tuyết.

34 tuổi, cao chưa tới 100 centimét, hai chân bại liệt nặng, người anh bị gập xuống từ eo lưng, mỗi lúc đi lại, Đàm Khởi Thụ chỉ có cách chống hai tay lên hai mu bàn chân, lấy tay chống người thay cho chân, còng gập lết từng bước nặng nhọc với khuôn mặt dán xuống đất.

Anh chỉ mong trời ấm lại, mong từ lâu rồi. Trại lợn của anh có một con lợn nạc đã chết rét, rất nhiều gà cũng đã chết rét, giờ lại vừa có một con lợn bị cảm lạnh. Thụ vừa mở trại lợn 60 con hồi năm ngoái, và trại gà có hơn 1.000 con gà quê, ngờ đâu chưa thấy lãi lời gì đã gặp trận bão tuyết khốc liệt nhất Trung Quốc suốt bốn chục năm nay.

Thụ lôi một bao tải thức ăn mình tự trộn lấy, khó nhọc lết về phía chuồng lợn. Trong trang trại lợn rộng hơn 580 mét vuông này chia làm 30 ô chuồng, có 20 con nái, một đầu lợn đực giống và hơn 40 con lợn thịt. Thụ làm một động tác như người ta chơi vượt xà kép, nhổm mông lên, tay bám thành chuồng lộn ngược người trên không trung giây lát và chuyển người, từ từ hạ chân xuống tuột vào trong chuồng lợn.

Một đám lợn vây quanh, cọ xát thân thiện vào người ông chủ, đòi thức ăn. Thụ còn lùn hơn con lợn sắp xuất chuồng.

Hồi 2 tuổi, Đàm Khởi Thụ bị bại liệt, từ đó anh chỉ còn cách lấy tay thay chân để di chuyển, cho đến giờ, lớn lên, cả người vẫn không cao đủ 1m, người ta gọi những người như anh là thằng lùn.

Đi lại là nỗi vất vả lớn nhất đời Thụ. Còn nhớ ngày nhỏ đi học, người ta đi vài phút đến trường, anh "đi" hết hơn 20 phút.

"Đời nó hết rồi. Hai bố mẹ già lão sẽ không thể chăm sóc nó cả đời được, sau khi bố mẹ chết, 4 anh chị em trong nhà phải giúp nó, không được để nó chết đói!"

Trong ký ức của Thụ, bố mẹ luôn dặn dò các con như thế. Có lẽ bởi nghe câu nói ấy nhiều quá, Thụ không muốn phiền đến người thân nữa.

Năm 15 tuổi, đường đến trường quá xa nên Thụ nghỉ học, bắt đầu ra ngoài xông pha. Không có xe, cũng chẳng chuyến xe khách nào chịu dừng lại chở Thụ, anh cõng hành lý trên lưng còng, bắt đầu hành trình gian khổ.

"Hồi ban đầu tôi đến Quảng Châu để học kỹ thuật nuôi lợn, tôi đã từng đi hơn một nửa lãnh thổ Trung Quốc, đi bán thuốc cho lợn, sau đó tôi còn quay về quê làm thuốc Bắc để bán, giữa thời gian đó còn làm bao nhiêu nghề, bây giờ chủ yếu tôi chỉ nuôi lợn và gà."

Thụ đếm lại quá khứ, mỉm cười. Chỉ có trong lòng anh mới biết, 20 năm bôn ba, chắc chắn không hề nhẹ nhõm như một câu kể.

Dùng tay thay cho chân đi khắp nửa Trung Quốc, không ai tưởng tượng nổi.

"Hai mươi năm nay, tôi làm không dưới mười nghề!"

Vì tàn tật, thất bại cũng nhiều. Năm 1994, Thụ cùng vài người trong thôn cùng đi Tứ Xuyên buôn thuốc thú y cho lợn. Những năm đó nghề nuôi lợn phát triển, ngành "dược" cho lợn cũng phát đạt, thành ra nhiều người nhảy vào, thật giả lẫn lộn. Nhiều người bán thuốc giả bị công an bắt. Thụ vốn thật thà kinh doanh nhưng cũng bị tổn thất, mấy năm kinh doanh thành ra lỗ. Chỉ còn cách quay về quê, thu mua thuốc Hoàng Liên, Thiên Ma.

Năm 2001 có phong trào nuôi ếch Mỹ, Đàm Khởi Thụ cũng theo phong trào bỏ 400 tệ ra mua 7 đôi về nuôi, ếch con xuất chuồng chả ai mua, lỗ mất 3.000 tệ. "Năm đó 3.000 tệ đâu phải nhỏ, dường như là toàn bộ tài sản tích cóp suốt đời". Nhắc đến khoản lỗ này Thụ vẫn thấy xót.

Sau đó một tháng, Thụ lại đọc được quảng cáo trồng nghệ tây, bỏ 1.400 tệ ra mua một kg giống nghệ tây, trồng trên một mẫu đất. "Trước đó đã giao hẹn một kg hoa nghệ tây sẽ bán 6000-8000 tệ, nhưng một năm sau hoa nở đầy, người thu mua thì biệt tăm tích." Đợt đó Thụ thất bại thảm hại.

"Thất bại, phải tổng kết." Thụ nói, có 2 điều kinh nghiệm: "Không nên nhẹ dạ tin quảng cáo, phải xem xét nhu cầu thị trường."

Vì một thời gian dài đi buôn bán phương xa, Thụ cũng có chút dành dụm kèm theo thói quen lúc rảnh sẽ ngồi đánh bài bạc. Đầu năm 2007, một hôm cõng bao tải đi hái thuốc Thiên Ma, qua nhà hàng xóm họ gọi vào đánh bài, không cưỡng được cám dỗ, ngồi xuống chơi. Ngồi một lúc đã thành nửa ngày, thua 140 tệ, không hái được chút thuốc nào.

Khi về nhà, nghe kể người làng đi hái thuốc hôm đó kiếm được 600 tệ, Thụ hận bản thân mình. Tự trách: "Tôi không chỉ thua mất thời gian nửa ngày, mà tính lại, đã thua thêm hơn 700 tệ." Thụ thề với bản thân mình, suốt đời sẽ không bài bạc nữa.

Thực ra trong bốn anh chị em trong nhà, Thụ lại chính là người sinh sống không đến nỗi nào.

Trong vô số lần xen kẽ giữa thành công chuyển thành thất bại, Thụ không ngừng khao khát đi tìm kiếm một nghề nào thuộc về bản thân mình.

"Tàn tật thì cũng là người, cũng sẽ sống như người bình thường". Thụ nói, số phận nào cũng sẽ tìm được lối thoát.

Mấy năm trước, trong thôn rất nhiều người trồng thuốc bắc, người ta cưỡi xe máy chạy khắp nơi, mình chỉ có lết. Cuối 2006, có đợt thu hoạch hoàng liên, Thụ đi bộ hai tiếng đồng hồ tới nơi, thuốc đã bị những người đi xe máy mua hết. Lần đó làm Thụ phát hiện, nghề thu mua thuốc bắc không phù hợp với mình, vì dù có đắt hàng đến mấy cũng chẳng làm sao qua được người khác.

Cũng vì tàn tật mà nhiều năm đi buôn thuốc chữa bệnh cho lợn cũng đâu phát đạt. "Tôi đi lại khó khăn, ngoài đời có những người chỉ nhìn thấy tôi đã cười nhạo hoặc nghi ngờ, không thích làm với tôi. Nuôi trồng theo phong trào càng không được, quá mạo hiểm, vì thị trường thay đổi quá nhanh."

Đầu năm 2007, Thụ sau bao lần thất bại, quyết định chỉ ở nhà kiếm gì làm lụng. Anh nuôi lợn và gà. Có người khuyên anh không nên gắng làm gì, cố quá lại thành quá cố. Không thì rồi lại tay trắng mất. Thụ không nghe, thậm chí còn sửa một gian nhà nhỏ ngay cạnh chuồng lợn để dọn đến ở chung với lợn.

Thụ trút vào đó toàn bộ số tiền còn lại là 27.000 tệ (54 triệu VND), tìm người xây chuồng, định nuôi 100 con lợn. Để tiết kiệm tiền, anh chỉ tìm người xây gạch, còn cất xà, lợp ngói, tất cả mọi việc dưới đất anh đều tự làm. "Bạn không thể tưởng tượng được là một người như thế lên lợp ngói, nhìn trông phát hãi!" Người anh cả Đàm Khởi Phú nói, thấy thằng em thứ ba như thế, anh cảm thấy nỗi lo lắng của bố mẹ mình đã thừa. "Trong các anh em chúng tôi, giờ nó lại là thằng káh nhất!"

"Tôi không cần đến sự tự ti, vì tôi cũng là một người thường, khó khăn nào cũng phải khắc phục."

Chuồng lợn vừa xây xong, Thụ gặp một nạn lớn, lúc đó đang lây lan dịch "Lợn tai xanh" khắp nơi, không có nguồn giống, anh cũng không dám đi mua lợn con, chuồng đã để không ba tháng.

6/2007, Thụ mới nhập giống, nhưng không đủ vốn, đành vay ngân hàng, vì các quy định của ngân hàng, người ta từ chối anh.

9/2007, câu chuyện của Thụ làm cho phó chủ tịch huyện Thạch Trụ cảm động, ông đã đồng ý cho Thụ một khoản vay là 3 vạn tệ (60 triệu VND), Thụ mới đi được Bành Thuỷ mua về 61 đầu lợn, chọn 20 con làm giống. Đồng thời Thụ mua 1.000 con gà quê, thả trong rừng, để chúng ban ngày lên sườn núi kiếm ăn, tối về ngủ chuồng lợn.

Khó khăn lại đến, trên núi nhiều ác, Thụ đếm riêng trong vài tháng đó ác đã cắp mất của Thụ 150 con gà. Ngoài ra còn một vấn đề mà Thụ không hề ngờ tới, đó là lũ gà lớn lên thì lũ lợn cũng lớn lên, và lợn đã coi lũ gà kia là... thức ăn!

Lợn ăn mất vài chục con gà.

Mỗi sáng tinh mơ đã thức giấc, tối phải thăm khắp chuồng lợn rồi mới ngủ, Thụ tận tâm theo đuổi "sự nghiệp lợn gà". Nhưng bão tuyết và mùa đông 2007 giáng cho anh một cú nặng nề. "Tuyết trên núi dày tới hơn một thước, đất nền chuồng lợn phồng lên vì lạnh cứng, tôi còn không kịp sửa. Trước tết lợn sắp xuất chuồng còn đông cứng lại mà chết, gà đông cứng giữa nền đất phủ tuyết"

Cuối cùng điều làm Thụ khổ tâm là lũ lợn thịt ăn gì cũng không lớn nữa, mà lại càng ăn càng gầy đi. Nhìn giá thịt lợn thì tăng dần, anh đành phải xuất sớm một số con.

Thế là lãi không có, lại lỗi vài nghìn tệ rồi. Cả mùa đông này, niềm an ủi duy nhất của anh là lũ gà, mỗi ngày chúng cho anh 7-80 quả trứng. Mỗi phiên chợ thị trấn, anh đều đi 4km để bán trứng.

Tiết trời ấm lên, Thụ lại thấy lạc quan: "Ông trời không bao giờ diệt đường sống của con người. Có những khi con người phải bị ép thì mới bật được lên." Thụ nói.

Trưởng thôn nói: "Mười năm nay, Thụ chưa từng yêu cầu chúng tôi giúp đỡ bất cứ thứ gì. Nhưng đã tự mình gây dựng sự nghiệp. Thậm chí, Thụ đã chủ động yêu cầu chúng tôi cắt tiền trợ cấp tàn tật của anh đi."

Thụ nói, tôi không cần dùng đến một thứ gọi là tự ti.

Đợi trời ấm lên, Thụ sẽ mua thêm 60 con lợn nữa.


trangha's blog


----------

Lúc đầu khi đọc bài viết này, tôi định sẽ post nó ở Tin Tức - Sự Kiện. Nhưng ngẫm một lúc, thấy rằng ở đây vẫn phù hợp hơn.

Hy vọng khi đọc bài post này, nếu bạn kô có chủ tâm muốn chia sẻ, thì làm ơn chỉ đọc và giữ lấy rồi đi ra ngoài.

Với cuộc đời của 1 con người, có lẽ chẳng ai cần:
- Bài này dài quá, đọc đến hoa cả mắt.
- Ồ, tội nghiệp thật đấy.
- Hay ghê.
...

Cám ơn :huglove:.

bebadboy87
12-04-2008, 09:41 PM
Đã là con người, ai chả mong muốn những hạnh phúc, sự vui vẻ và cả an nhàn. Và có lẽ khi người ta có quá nhiều điều may mắn - thành công và luôn được yêu thương thì người ta sẽ không bao giờ hiểu hạnh phúc là gì nữa? Chỉ những người yếu đuối mới có những điều gọi là “không thể”, còn những người mạnh thì có thể trải nghiệm, học tập và phát triển lên từ những nghịch cảnh.

"Tuy bạn không cao, nhưng hãy học cách để người khác phải ngước nhìn" - có lẽ anh đã làm được điều đó. Xin thầm chúc cho anh sẽ thành công hơn nữa trong những việc anh đang và sẽ làm ... chúc cho đàn lợn của anh sẽ thật lớn.