Nắng_Gió_Mây_Mưa
01-04-2008, 03:43 PM
Tôi gặp em một buổi chiều biển động,
Mối tình đầu sao nói chẳng nên câu.
Đôi giọt mưa và hai dòng nước mắt,
Một chiều thôi mưa chẳng xoá phai màu...
Một buổi chiều nắng nóng, thỉnh thoảng mới có một ngọn gió thổi qua làm đầu óc người ta bị ức chế nặng nề. Vì lý do đó tôi phải bỏ dở tập hồ sơ kế toán ra ngoài đi dạo cho thoải mái.
Những con phố trong quận lị nhỏ bé này chưa bằng một con hẻm ở Sài Gòn. Những căn nhà mái ngói cũ nằm san sát, phải cách một khoảng xa mới có vài quán cà phê hay billard vắng khách. Hằng ngày tôi thường ghé quán cà phê ở đầu phố vào buổi sáng để uống tách cà phê nóng cho tỉnh táo mà tính toán sổ sách. Chiều nay tôi không có hứng thú để uống cà phê. Rút ra chiếc bật lửa định châm thuốc hút tôi mới nhớ ra mình đã để quên bao thuốc ở nhà trọ. Những lúc mà mọi thứ dường như đều bỏ rơi mình như thế này thì chỉ còn có biển là mối tình đầu chung thủy với tôi.
Tôi ra biển. Biển lồng lộng gió. Cảm giác đứng trước mối tình đầu ngây dại của mình thật xúc động biết bao. Từ ngày đến đây tôi chưa lần nào ra biển. Cũng đã lâu lắm rồi tôi mới được ngắm biển trong không gian vắng vẻ, êm đềm như thế này. Quãng biển này cách khá xa khu đông dân cư. Cảm xúc dâng trào, tôi hét lên thật to những câu từ vô nghĩa và chạy ào ra ôm lấy những cuộn sóng đang ập vào lòng. Được vùng vẫy trong lòng biển cả thật tuyệt vời. Bao nhiêu cảm giác ngột ngạt, khó chịu cũng tan biến. Tôi trầm mình lặn những hơi dài trong khi bơi ra xa rồi lại trồi lên nằm thả ngửa bất động trên mặt nước. Mặc cho những dợn sóng cứ ùa lên, hạ xuống mang tôi bồng bềnh trôi trên chúng. Tôi nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang nằm trên một áng mây bay đi xa tít.
-Bớ làng xóm ơi! Có người chết đuối kìa!
Tiếng hét phá vỡ không gian tĩnh lặng chỉ có sóng biển. Tôi liền ngộp dậy nhìn quanh xem ai chết đuối thì chỉ thấy một cô bé đứng trên bờ, mắt mở to như chú mèo con ngơ ngác nhìn tôi.
-Tui tưởng ông chết rồi. - Cô bé nói khi tôi đang bước lên bờ.
Bực mình vì bị phá bĩnh, tôi gắt:
-Giỡn nhỏ! Còn lâu vợ tôi mới dám giết tôi.
-Vợ ông? Vợ ông đâu?
Sợ giải thích sẽ làm cô bé tưởng tôi khùng, tôi đành nói:
-Thôi, dẹp đi. Lần sau em gọi "người chết đuối" thử rồi hẵng gọi "làng xóm" nhé!
-Ông làm tui sợ thấy mồ rồi, sao dám gọi thử.
Tôi bật cười:
-Trông tôi giống người chết đuối lắm sao?
-Không giống lắm nhưng tại ông thả nổi lềnh bềnh như vậy, coi ghê ghê!
Hơn một tháng sống trong cái quận lị nhỏ bé này tôi chưa nói chuyện nhiều với ai ngoài mấy ông bán cà phê và chủ quán cho thuê truyện. Hôm nay được gặp cô bé này và nói chuyện với em, thật là thú vị. Tôi không còn thấy bực vì bị em phá bĩnh nữa. Nhìn cách ăn mặc thời trang của em tôi biết em không phải là dân sống ở đây.
-Nè nhỏ! Em ở đâu mới tới hả?
-Sao ông lại nghĩ vậy?
-Ở vùng biển này, con gái nhà ai mà chẳng biết bơi. Nếu thấy người chết đuối, người ta sẽ không la toáng lên như em mà sẽ nhảy xuống cứu.
-Ông suy luận hay lắm. Tui học Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh năm Hai. Đây là quê ngoại tui. Tui về nghỉ hè.
Như gặp được một người đồng hương cùng cảnh xa quê lâu năm tôi mừng rỡ nói cho em rõ về tiểu sử của mình. Cũng giống lắm chứ. Sài Gòn sôi động, đầy nắng và gió đã trở thành quê hương thứ hai của tôi sau bốn năm trời lăn lộn với cuộc đời sinh viên. Em lại là lớp hậu sinh của tôi. Còn gì quý hóa bằng.
-Vậy là chúng ta có duyên rồi. - Tôi buột miệng nói.
-Duyên gì?
-Thì tôi và em đều đã từng sống ở Sài Gòn. Cùng học một trường Đại Học.
-Gần nhau như vậy mà đến giờ mới gặp thì duyên gì đâu.
-Phải. Gần nhau như vậy mà giờ mới gặp, nhưng gặp được nhau một cách tình cờ thú vị như vậy thì có duyên rồi.
Em cười:
-Tui chịu. Không cãi nổi ông.
Em ngồi xuống bãi cát khô. Ngón tay bắt đầu vẽ nên những đóa hồng trên mặt cát. Tôi cũng ngồi xuống bên em.
-Em thường đi lên quãng biển này không?
-Tui thường đi dạo quanh quẩn ở khúc biển phía gần phố vào hai buổi sáng và chiều. Ít khi tui đi lên trên này. Còn ông chiều nào cũng đi tắm biển chứ?
-Đây là lần đầu tôi ra biển từ khi đến sống ở đây.
-Ông tới đây làm kế toán cho người ta, lương tháng chắc chẳng bao nhiêu nhỉ?
-Cũng đủ sống qua ngày.
Ừ. Đủ sống qua ngày. Ra trường với tấm bằng loại khá chẳng giúp tôi có được một công việc ngon lành trong các công ty lớn. Tôi đành đi xin làm chân kế toán cho một xưởng mắm ở đây. Lương chẳng bao nhiêu nhưng tôi thấy quý cuộc sống thanh bình và yêu sự thân thiện của người dân nơi đây. Lúc đầu, mùi nước mắm làm tôi khó chịu, nhưng bây giờ nước mắm đã trở thành bữa sáng của tôi. Chỉ cần một cốc nhỏ nước mắm rồi nốc thêm ba ly nước là tôi no cả buổi sáng, không cần ăn thêm gì nữa. Nhờ trong nước mắm có nhiều đạm nên người tôi càng ngày càng rắn chắc.
Em vẫn tiếp tục vẽ hình trên cát. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ "Yêu" của Xuân Diệu được em viết bằng nét chữ nghiêng nghiêng dưới những đóa hồng.
"Yêu là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà đã được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu,
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết."
Nhìn vào đôi mắt dửng dưng của em, tôi chắc em là người nhiều suy nghĩ. Với những người giàu tâm trạng, đôi mắt họ thường có vẻ lạnh lùng để khỏi bận lòng thêm nhiều nữa. Tuy vốn là người học dở ẹc về phê bình phương pháp ngoại quan nhưng tôi cũng chẳng dại gì mà xen vào dòng cảm xúc của người khác mặc kệ người đó có tâm trạng hay không. Vậy là tôi đành ngồi yên nhìn mặt trời buổi chiều tỏa ánh sáng vàng rực xuống mặt biển thành những vạt nắng sáng lung linh, huyền ảo. Ngồi im lặng mãi như thế tôi cũng thấy ngột ngạt bèn rủ cô bé cùng đi uống cà phê. Em đứng dậy, bước theo tôi, chẳng nói gì. Chúa ơi! Con có làm gì đâu mà cô bé phải cấm khẩu vậy chứ? Chúng tôi đi bên nhau qua những bụi cây xương rồng trên lối mòn dẫn ra phố huyện. Vừa đi, cô bé vừa phải đưa tay vuốt lại mái tóc bị gió biển thôi bay quất vào mắt. Chịu không nổi sự im lặng của em, tôi buột miệng hỏi:
-Nhỏ! Em nghĩ gì vậy?
Im lặng một lúc, em quay sang tôi đáp:
-Tui sợ sau này học xong sẽ thất nghiệp.
Tôi bật cười. Đúng là tôi lại suy bụng ta ra bụng chuột. Hóa ra là cô bé đang lo bị thất nghiệp.
-Đừng lo nhỏ! Nếu thất nghiệp em về đây làm với tôi cũng được.
Cô bé bĩu môi:
-Nghe mùi nước mắm muốn buồn nôn. Tui hổng dám mơ đâu.
Tôi liền phân bua:
-Hồi mới tới đây, toi cũng buồn nôn khi nhìn người ta vớt xác mắm, nhưng giờ quen rồi. Mùi nước mắm bây giờ quyến rũ tôi còn hơn mùi hương hoa hồng. Mùi nước mắm lại là mùi quốc hồn quốc túy, ai đi xa cũng nhớ nó, em không yêu sao?
-Quê hương? Tất nhiên là tui yêu quê tui rồi. Nhưng nếu nói tui yêu mùi nước mắm thì là nói dối. Từ nhỏ sống ở Sài Gòn, tui hổng quen mùi hương này.
-Từ từ rồi sẽ quen thôi.
-Hy vọng vậy.
Tôi dẫn em vào quán cà phê tôi vẫn thường lui tới mỗi buổi sáng. Tôi gọi cho em một cốc cà phê sữa và cho tôi một cà phê đen. Khi cô phục vụ bưng cà phê ra, tôi xin thêm hai điếu thuốc để hút cho tỉnh người. Cô bé hỏi:
-Ông hút thuốc hả?
-Dĩ nhiên. Chẳng lẽ tôi mua cho em?
Em lắc đầu:
-Hút thuốc có hại cho sức khỏe.
Vừa che gió châm thuốc hút tôi vừa đáp:
-Em lầm rồi. Hút thuốc có hai sức khỏe. Thuốc lá là phương thuốc hữu hiệu cho mọi hoàn cảnh rối rắm của đầu óc. Một điếu thuốc có thể làm tôi trở nên thông thái.
Cô bé gật gù với tay lấy điếu thuốc còn lại đưa lên miệng và bật lửa định hút. Tôi trợn mắt ngó. Em cũng nhìn lại tôi nói tỉnh bơ:
-Tui muốn thử coi, hút thuốc sẽ thông thái thế nào.
Tôi giật lại ngay chiếc bật lửa trên tay em.
-Giỡn nhỏ. Trông em hút thuốc ghê lắm. Đừng có bắt chước tôi kiểu đó. Không tốt đâu.
-Ông ích kỷ quá!
-Tôi làm gì mà em nói tôi ích kỷ?
-Ông vừa bảo hút thuốc có hai sức khỏe. Tui muốn khỏe như ông nên hút coi sao, ông lại không cho. Ông đúng là đồ ích kỷ!
-Em không cần hút thuốc cũng đủ khỏe và thông thái lắm rồi.
Cô bé im lặng, nhìn tôi trân trân. Đôi mắt em long lanh. Chẳng hiểu đôi mắt ấy có ma lực gì mà buộc tôi phải vất điếu thuốc xuống nền và dập tắt nó bằng mũi giày của mình.
- Được rồi. Tôi không hút thuốc nữa.
Em đưa điếu thuốc đang cầm trên tay cho tôi rồi đứng dậy đi ra ngoài. Tôi vất điếu thuốc xuống đất, chạy vội theo em muốn nói đôi lời xin lỗi nhưng hình như trên đôi mắt kia đã ngân ngấn lệ. Tôi chỉ biết im lặng đi bên em. Đột nhiên em dừng lại và bật khóc nức nở.
-Ba tui cũng đã chết vì khói thuốc.
Vậy là tôi đã hiểu rồi. Tôi đã hiểu vì sao em lại có đôi mắt buồn như thế. Phải chăng trong em vẫn còn một vết đen mơ hồ được bao bọc bởi vẻ ngoài tươi vui và chỉ có đôi mắt em là nói thật tất cả. Tôi cũng đã hiểu vì sao em lại có thái độ như vậy khi thấy tôi hút thuốc. Tôi lúng túng chẳng biết làm gì. Thật buồn cười khi một thằng đàn ông hai mươi mấy tuổi đầu, không sợ trời, không sợ đất, nhưng vẫn luôn trở nên lúng túng và ngố hết biết khi đứng trước giọt nước mắt của con gái.
-Nín đi nhỏ! Tôi...
Một vệt sét quệt ngang bầu trời, kèm theo một tiếng sấm vang dội, cơn mưa đổ ào xuống ngay sau đó. Tôi kéo cô bé vào nấp trước hiên một ngôi nhà đóng kín cửa. Chắc chủ nhà đang xem ti vi bên trong vì tôi nghe có tiếng nhạc hiệu của nhà đài.
Mưa càng lúc càng nặng hạt. Những giọt mưa không làm tôi thấy lạnh mà đã làm cho không khí oi nồng tan biến. Nếu không có cô bé ngồi bên cạnh chắc tôi đã lên cơn điên chạy ào ra ngoài trời để đón lấy những giọt mưa mát lạnh.
-"Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao,..."
Cô bé ngồi bên tôi đang hát. Giọng em ấm và dù những giọt lệ kia đã khô, câu hát của em vẫn cứ nghèn nghẹn trong cổ nghe thật buồn. Khi ca khúc "Diễm Xưa" nổi tiếng kết thúc thì mưa cũng tạnh. Tôi và em bước đi trên những con phố vắng có mấy cái ổ gà đọng đầy nước mưa. Khi đang nhảy qua một ở gà tôi hỏi em:
-Này nhỏ! Em tên gì?
Em cười:
-Em tên Diễm.
Câu trả lời của em đã khiến tôi ngạc nhiên và dẫm chân vào một ổ gà làm nước văng tung tóe. Cô bé bật cười:
-Ông không tin sao?
Vừa phủi vết bùn bám trên ống quần tôi vừa đáp:
-Không. Tôi chỉ hơi bất ngờ thôi.
-Còn ông? Ông tên gì? - Cô bé vừa hỏi vừa quay mặt đi tiếp.
Tôi vội chạy theo em:
-Tôi tên Sơn.
Cô bé trợn tròn mắt quay lại ngó tôi y hệt cái lúc tôi bước lên bờ khi em tưởng tôi chết đuối.
-Đừng nói với em, ông tên Trịnh Công Sơn nha!
Tôi bật cười:
-Giỡn nhỏ! Tôi làm gì có cái phúc đó. Tên của tôi là Nguyễn Thanh Sơn.
Cô bé mỉm cười. Chúng tôi lại im lặng đi tiếp. Đến một ngã rẽ em bảo tôi đừng theo em nữa. Tôi muốn nói gì đó để giữ em lại hay hỏi nhà em ở đâu. Nhưng lời lẽ đã bay đi đâu mất chẳng nói được thành câu. Tôi chỉ biết đứng đó, giương mắt tiếc nuối nhìn em bước đi. Nhưng được một đoạn em chợt quay lại hỏi:
-À! Em quên mất! Lúc nãy, khi trời sắp mưa, ông định nói gì với em vậy?
Cứ tưởng em sẽ mời tôi về nhà chơi. Câu hỏi của em làm tôi hụt hứng. Mà thật sự lúc đó tôi định nói gì với em, chính tôi cũng không biết. Tôi đành đáp:
-Không có gì đâu. Tạm biệt, nhỏ!
Tạm biệt... Nhưng từ đó, cuộc sống mưu sinh đã cuốn tôi đi xa mùi nước mắm, xa những con phố huyện nhỏ bé, và chẳng bao giờ tôi còn có cơ hội gặp lại em nữa. Có lẽ, mối duyên của tôi và em chỉ đến đó mà thôi. Có lẽ, sẽ không bao giờ tôi nói hết được cho em nghe câu yêu thương còn dang dở...
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
http://www.trinh-cong-son.com/tcsvan5.html
Mối tình đầu sao nói chẳng nên câu.
Đôi giọt mưa và hai dòng nước mắt,
Một chiều thôi mưa chẳng xoá phai màu...
Một buổi chiều nắng nóng, thỉnh thoảng mới có một ngọn gió thổi qua làm đầu óc người ta bị ức chế nặng nề. Vì lý do đó tôi phải bỏ dở tập hồ sơ kế toán ra ngoài đi dạo cho thoải mái.
Những con phố trong quận lị nhỏ bé này chưa bằng một con hẻm ở Sài Gòn. Những căn nhà mái ngói cũ nằm san sát, phải cách một khoảng xa mới có vài quán cà phê hay billard vắng khách. Hằng ngày tôi thường ghé quán cà phê ở đầu phố vào buổi sáng để uống tách cà phê nóng cho tỉnh táo mà tính toán sổ sách. Chiều nay tôi không có hứng thú để uống cà phê. Rút ra chiếc bật lửa định châm thuốc hút tôi mới nhớ ra mình đã để quên bao thuốc ở nhà trọ. Những lúc mà mọi thứ dường như đều bỏ rơi mình như thế này thì chỉ còn có biển là mối tình đầu chung thủy với tôi.
Tôi ra biển. Biển lồng lộng gió. Cảm giác đứng trước mối tình đầu ngây dại của mình thật xúc động biết bao. Từ ngày đến đây tôi chưa lần nào ra biển. Cũng đã lâu lắm rồi tôi mới được ngắm biển trong không gian vắng vẻ, êm đềm như thế này. Quãng biển này cách khá xa khu đông dân cư. Cảm xúc dâng trào, tôi hét lên thật to những câu từ vô nghĩa và chạy ào ra ôm lấy những cuộn sóng đang ập vào lòng. Được vùng vẫy trong lòng biển cả thật tuyệt vời. Bao nhiêu cảm giác ngột ngạt, khó chịu cũng tan biến. Tôi trầm mình lặn những hơi dài trong khi bơi ra xa rồi lại trồi lên nằm thả ngửa bất động trên mặt nước. Mặc cho những dợn sóng cứ ùa lên, hạ xuống mang tôi bồng bềnh trôi trên chúng. Tôi nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang nằm trên một áng mây bay đi xa tít.
-Bớ làng xóm ơi! Có người chết đuối kìa!
Tiếng hét phá vỡ không gian tĩnh lặng chỉ có sóng biển. Tôi liền ngộp dậy nhìn quanh xem ai chết đuối thì chỉ thấy một cô bé đứng trên bờ, mắt mở to như chú mèo con ngơ ngác nhìn tôi.
-Tui tưởng ông chết rồi. - Cô bé nói khi tôi đang bước lên bờ.
Bực mình vì bị phá bĩnh, tôi gắt:
-Giỡn nhỏ! Còn lâu vợ tôi mới dám giết tôi.
-Vợ ông? Vợ ông đâu?
Sợ giải thích sẽ làm cô bé tưởng tôi khùng, tôi đành nói:
-Thôi, dẹp đi. Lần sau em gọi "người chết đuối" thử rồi hẵng gọi "làng xóm" nhé!
-Ông làm tui sợ thấy mồ rồi, sao dám gọi thử.
Tôi bật cười:
-Trông tôi giống người chết đuối lắm sao?
-Không giống lắm nhưng tại ông thả nổi lềnh bềnh như vậy, coi ghê ghê!
Hơn một tháng sống trong cái quận lị nhỏ bé này tôi chưa nói chuyện nhiều với ai ngoài mấy ông bán cà phê và chủ quán cho thuê truyện. Hôm nay được gặp cô bé này và nói chuyện với em, thật là thú vị. Tôi không còn thấy bực vì bị em phá bĩnh nữa. Nhìn cách ăn mặc thời trang của em tôi biết em không phải là dân sống ở đây.
-Nè nhỏ! Em ở đâu mới tới hả?
-Sao ông lại nghĩ vậy?
-Ở vùng biển này, con gái nhà ai mà chẳng biết bơi. Nếu thấy người chết đuối, người ta sẽ không la toáng lên như em mà sẽ nhảy xuống cứu.
-Ông suy luận hay lắm. Tui học Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh năm Hai. Đây là quê ngoại tui. Tui về nghỉ hè.
Như gặp được một người đồng hương cùng cảnh xa quê lâu năm tôi mừng rỡ nói cho em rõ về tiểu sử của mình. Cũng giống lắm chứ. Sài Gòn sôi động, đầy nắng và gió đã trở thành quê hương thứ hai của tôi sau bốn năm trời lăn lộn với cuộc đời sinh viên. Em lại là lớp hậu sinh của tôi. Còn gì quý hóa bằng.
-Vậy là chúng ta có duyên rồi. - Tôi buột miệng nói.
-Duyên gì?
-Thì tôi và em đều đã từng sống ở Sài Gòn. Cùng học một trường Đại Học.
-Gần nhau như vậy mà đến giờ mới gặp thì duyên gì đâu.
-Phải. Gần nhau như vậy mà giờ mới gặp, nhưng gặp được nhau một cách tình cờ thú vị như vậy thì có duyên rồi.
Em cười:
-Tui chịu. Không cãi nổi ông.
Em ngồi xuống bãi cát khô. Ngón tay bắt đầu vẽ nên những đóa hồng trên mặt cát. Tôi cũng ngồi xuống bên em.
-Em thường đi lên quãng biển này không?
-Tui thường đi dạo quanh quẩn ở khúc biển phía gần phố vào hai buổi sáng và chiều. Ít khi tui đi lên trên này. Còn ông chiều nào cũng đi tắm biển chứ?
-Đây là lần đầu tôi ra biển từ khi đến sống ở đây.
-Ông tới đây làm kế toán cho người ta, lương tháng chắc chẳng bao nhiêu nhỉ?
-Cũng đủ sống qua ngày.
Ừ. Đủ sống qua ngày. Ra trường với tấm bằng loại khá chẳng giúp tôi có được một công việc ngon lành trong các công ty lớn. Tôi đành đi xin làm chân kế toán cho một xưởng mắm ở đây. Lương chẳng bao nhiêu nhưng tôi thấy quý cuộc sống thanh bình và yêu sự thân thiện của người dân nơi đây. Lúc đầu, mùi nước mắm làm tôi khó chịu, nhưng bây giờ nước mắm đã trở thành bữa sáng của tôi. Chỉ cần một cốc nhỏ nước mắm rồi nốc thêm ba ly nước là tôi no cả buổi sáng, không cần ăn thêm gì nữa. Nhờ trong nước mắm có nhiều đạm nên người tôi càng ngày càng rắn chắc.
Em vẫn tiếp tục vẽ hình trên cát. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ "Yêu" của Xuân Diệu được em viết bằng nét chữ nghiêng nghiêng dưới những đóa hồng.
"Yêu là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà đã được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu,
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết."
Nhìn vào đôi mắt dửng dưng của em, tôi chắc em là người nhiều suy nghĩ. Với những người giàu tâm trạng, đôi mắt họ thường có vẻ lạnh lùng để khỏi bận lòng thêm nhiều nữa. Tuy vốn là người học dở ẹc về phê bình phương pháp ngoại quan nhưng tôi cũng chẳng dại gì mà xen vào dòng cảm xúc của người khác mặc kệ người đó có tâm trạng hay không. Vậy là tôi đành ngồi yên nhìn mặt trời buổi chiều tỏa ánh sáng vàng rực xuống mặt biển thành những vạt nắng sáng lung linh, huyền ảo. Ngồi im lặng mãi như thế tôi cũng thấy ngột ngạt bèn rủ cô bé cùng đi uống cà phê. Em đứng dậy, bước theo tôi, chẳng nói gì. Chúa ơi! Con có làm gì đâu mà cô bé phải cấm khẩu vậy chứ? Chúng tôi đi bên nhau qua những bụi cây xương rồng trên lối mòn dẫn ra phố huyện. Vừa đi, cô bé vừa phải đưa tay vuốt lại mái tóc bị gió biển thôi bay quất vào mắt. Chịu không nổi sự im lặng của em, tôi buột miệng hỏi:
-Nhỏ! Em nghĩ gì vậy?
Im lặng một lúc, em quay sang tôi đáp:
-Tui sợ sau này học xong sẽ thất nghiệp.
Tôi bật cười. Đúng là tôi lại suy bụng ta ra bụng chuột. Hóa ra là cô bé đang lo bị thất nghiệp.
-Đừng lo nhỏ! Nếu thất nghiệp em về đây làm với tôi cũng được.
Cô bé bĩu môi:
-Nghe mùi nước mắm muốn buồn nôn. Tui hổng dám mơ đâu.
Tôi liền phân bua:
-Hồi mới tới đây, toi cũng buồn nôn khi nhìn người ta vớt xác mắm, nhưng giờ quen rồi. Mùi nước mắm bây giờ quyến rũ tôi còn hơn mùi hương hoa hồng. Mùi nước mắm lại là mùi quốc hồn quốc túy, ai đi xa cũng nhớ nó, em không yêu sao?
-Quê hương? Tất nhiên là tui yêu quê tui rồi. Nhưng nếu nói tui yêu mùi nước mắm thì là nói dối. Từ nhỏ sống ở Sài Gòn, tui hổng quen mùi hương này.
-Từ từ rồi sẽ quen thôi.
-Hy vọng vậy.
Tôi dẫn em vào quán cà phê tôi vẫn thường lui tới mỗi buổi sáng. Tôi gọi cho em một cốc cà phê sữa và cho tôi một cà phê đen. Khi cô phục vụ bưng cà phê ra, tôi xin thêm hai điếu thuốc để hút cho tỉnh người. Cô bé hỏi:
-Ông hút thuốc hả?
-Dĩ nhiên. Chẳng lẽ tôi mua cho em?
Em lắc đầu:
-Hút thuốc có hại cho sức khỏe.
Vừa che gió châm thuốc hút tôi vừa đáp:
-Em lầm rồi. Hút thuốc có hai sức khỏe. Thuốc lá là phương thuốc hữu hiệu cho mọi hoàn cảnh rối rắm của đầu óc. Một điếu thuốc có thể làm tôi trở nên thông thái.
Cô bé gật gù với tay lấy điếu thuốc còn lại đưa lên miệng và bật lửa định hút. Tôi trợn mắt ngó. Em cũng nhìn lại tôi nói tỉnh bơ:
-Tui muốn thử coi, hút thuốc sẽ thông thái thế nào.
Tôi giật lại ngay chiếc bật lửa trên tay em.
-Giỡn nhỏ. Trông em hút thuốc ghê lắm. Đừng có bắt chước tôi kiểu đó. Không tốt đâu.
-Ông ích kỷ quá!
-Tôi làm gì mà em nói tôi ích kỷ?
-Ông vừa bảo hút thuốc có hai sức khỏe. Tui muốn khỏe như ông nên hút coi sao, ông lại không cho. Ông đúng là đồ ích kỷ!
-Em không cần hút thuốc cũng đủ khỏe và thông thái lắm rồi.
Cô bé im lặng, nhìn tôi trân trân. Đôi mắt em long lanh. Chẳng hiểu đôi mắt ấy có ma lực gì mà buộc tôi phải vất điếu thuốc xuống nền và dập tắt nó bằng mũi giày của mình.
- Được rồi. Tôi không hút thuốc nữa.
Em đưa điếu thuốc đang cầm trên tay cho tôi rồi đứng dậy đi ra ngoài. Tôi vất điếu thuốc xuống đất, chạy vội theo em muốn nói đôi lời xin lỗi nhưng hình như trên đôi mắt kia đã ngân ngấn lệ. Tôi chỉ biết im lặng đi bên em. Đột nhiên em dừng lại và bật khóc nức nở.
-Ba tui cũng đã chết vì khói thuốc.
Vậy là tôi đã hiểu rồi. Tôi đã hiểu vì sao em lại có đôi mắt buồn như thế. Phải chăng trong em vẫn còn một vết đen mơ hồ được bao bọc bởi vẻ ngoài tươi vui và chỉ có đôi mắt em là nói thật tất cả. Tôi cũng đã hiểu vì sao em lại có thái độ như vậy khi thấy tôi hút thuốc. Tôi lúng túng chẳng biết làm gì. Thật buồn cười khi một thằng đàn ông hai mươi mấy tuổi đầu, không sợ trời, không sợ đất, nhưng vẫn luôn trở nên lúng túng và ngố hết biết khi đứng trước giọt nước mắt của con gái.
-Nín đi nhỏ! Tôi...
Một vệt sét quệt ngang bầu trời, kèm theo một tiếng sấm vang dội, cơn mưa đổ ào xuống ngay sau đó. Tôi kéo cô bé vào nấp trước hiên một ngôi nhà đóng kín cửa. Chắc chủ nhà đang xem ti vi bên trong vì tôi nghe có tiếng nhạc hiệu của nhà đài.
Mưa càng lúc càng nặng hạt. Những giọt mưa không làm tôi thấy lạnh mà đã làm cho không khí oi nồng tan biến. Nếu không có cô bé ngồi bên cạnh chắc tôi đã lên cơn điên chạy ào ra ngoài trời để đón lấy những giọt mưa mát lạnh.
-"Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao,..."
Cô bé ngồi bên tôi đang hát. Giọng em ấm và dù những giọt lệ kia đã khô, câu hát của em vẫn cứ nghèn nghẹn trong cổ nghe thật buồn. Khi ca khúc "Diễm Xưa" nổi tiếng kết thúc thì mưa cũng tạnh. Tôi và em bước đi trên những con phố vắng có mấy cái ổ gà đọng đầy nước mưa. Khi đang nhảy qua một ở gà tôi hỏi em:
-Này nhỏ! Em tên gì?
Em cười:
-Em tên Diễm.
Câu trả lời của em đã khiến tôi ngạc nhiên và dẫm chân vào một ổ gà làm nước văng tung tóe. Cô bé bật cười:
-Ông không tin sao?
Vừa phủi vết bùn bám trên ống quần tôi vừa đáp:
-Không. Tôi chỉ hơi bất ngờ thôi.
-Còn ông? Ông tên gì? - Cô bé vừa hỏi vừa quay mặt đi tiếp.
Tôi vội chạy theo em:
-Tôi tên Sơn.
Cô bé trợn tròn mắt quay lại ngó tôi y hệt cái lúc tôi bước lên bờ khi em tưởng tôi chết đuối.
-Đừng nói với em, ông tên Trịnh Công Sơn nha!
Tôi bật cười:
-Giỡn nhỏ! Tôi làm gì có cái phúc đó. Tên của tôi là Nguyễn Thanh Sơn.
Cô bé mỉm cười. Chúng tôi lại im lặng đi tiếp. Đến một ngã rẽ em bảo tôi đừng theo em nữa. Tôi muốn nói gì đó để giữ em lại hay hỏi nhà em ở đâu. Nhưng lời lẽ đã bay đi đâu mất chẳng nói được thành câu. Tôi chỉ biết đứng đó, giương mắt tiếc nuối nhìn em bước đi. Nhưng được một đoạn em chợt quay lại hỏi:
-À! Em quên mất! Lúc nãy, khi trời sắp mưa, ông định nói gì với em vậy?
Cứ tưởng em sẽ mời tôi về nhà chơi. Câu hỏi của em làm tôi hụt hứng. Mà thật sự lúc đó tôi định nói gì với em, chính tôi cũng không biết. Tôi đành đáp:
-Không có gì đâu. Tạm biệt, nhỏ!
Tạm biệt... Nhưng từ đó, cuộc sống mưu sinh đã cuốn tôi đi xa mùi nước mắm, xa những con phố huyện nhỏ bé, và chẳng bao giờ tôi còn có cơ hội gặp lại em nữa. Có lẽ, mối duyên của tôi và em chỉ đến đó mà thôi. Có lẽ, sẽ không bao giờ tôi nói hết được cho em nghe câu yêu thương còn dang dở...
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
http://www.trinh-cong-son.com/tcsvan5.html