nhoc_cung
25-03-2008, 06:13 AM
Sẽ có người suy nghĩ, cảm xúc là cái gì đó của mình tạo ra, nó là thật chứ sau lại hỏi thế. Xin thưa, theo thiển ý của Thiện, nó không thật. Bởi vì cái gì thật, nó sẽ tồn tại mãi mãi, bất di bất dịch, không thay đổi hình tướng, giống như chân lý vậy, trường tồn với thời gian.
Còn cảm xúc thì sao, nó chẳng qua là kết quả của sự đối người tiếp vật mà thôi. Trong lúc này thì vui, lúc khác thì buồn, biến đổi liên tục. Nếu ai cho nó là thật thì thật khổ cho người đó. Vì làm nô lệ cho nó. Nó khiến mình thăng trầm theo nó, không được tự do chút nào.
Sau khi mình biết nó là giả dối rồi, thì hãy nhìn thẳng vào nó, đừng để nó sai khiến mình. Mình không thể điều khiển được bên trong cơ thể mình, ví dụ: khi sợ sẽ toát mồ hôi lạnh, cái việc toát mồ hôi đó mình không kiềm chế được, nó thuộc về phản xạ có điều kiện, nhưng việc sợ hãi mình có thể control được. Mình phải bình tĩnh mà nhìn vào nó, cái đó là cái gì, cảm giác đó là không thật chút nào, chẳng qua là cảnh tác động, mà cảnh cũng không thật (cũng giống như cảm xúc, nó cũng biến đổi liên tục), tập suy nghĩ theo cách ấy riết rồi, mình sẽ dần được tự tại. Ai có nói mình câu gì khó nghe, mình cũng coi đó là không thật, tự nhiên sẽ bỏ qua ngay, không giận, không nói lại nặng lời. Ai làm gì cho mình bực mình, thì cái bực đó cũng không thật, tội gì phải bực chi.
Tất cả những điều này là cái "vô thường" mà trong kinh Phật có nói. Phật dạy: "mọi thứ điều vô thường, chỉ vì con người tâm trụ vào nó mà sanh phiền não, chứ chẳng ai làm gì mình phiền não, đành rằng có nhân quả, thiện báo, nhưng nếu mình tiếp nhận nó như mình đứng trước mũi gió, gió thổi qua rồi thôi, thổi hết thì hết, đừng bi quan, rồi khi nghiệp trả hết, sẽ tự tại ngay, lúc đó hãy nắm lấy cơ hội mà tu hành. Ngày thành đạo sẽ không còn xa.
Làm người chẳng có ai là chưa trải qua buồn vui lẫn lộn, cho dù là tiền bạc danh lợi tột đỉnh, cũng phải có lúc rơi lệ mà thôi. Ngày nào nhận ra vấn đề , thì tốt cho bản thân ngày ấy. Tại vì sao, vì cuộc sống sẽ có rất nhiều "bài tập" để cho mình rèn luyện. Một khi đã thuần thục, coi như mình đã điều phục được tâm, còn mong gì hơn thế nữa.
ui..........BUỒN QUÁ :(
Còn cảm xúc thì sao, nó chẳng qua là kết quả của sự đối người tiếp vật mà thôi. Trong lúc này thì vui, lúc khác thì buồn, biến đổi liên tục. Nếu ai cho nó là thật thì thật khổ cho người đó. Vì làm nô lệ cho nó. Nó khiến mình thăng trầm theo nó, không được tự do chút nào.
Sau khi mình biết nó là giả dối rồi, thì hãy nhìn thẳng vào nó, đừng để nó sai khiến mình. Mình không thể điều khiển được bên trong cơ thể mình, ví dụ: khi sợ sẽ toát mồ hôi lạnh, cái việc toát mồ hôi đó mình không kiềm chế được, nó thuộc về phản xạ có điều kiện, nhưng việc sợ hãi mình có thể control được. Mình phải bình tĩnh mà nhìn vào nó, cái đó là cái gì, cảm giác đó là không thật chút nào, chẳng qua là cảnh tác động, mà cảnh cũng không thật (cũng giống như cảm xúc, nó cũng biến đổi liên tục), tập suy nghĩ theo cách ấy riết rồi, mình sẽ dần được tự tại. Ai có nói mình câu gì khó nghe, mình cũng coi đó là không thật, tự nhiên sẽ bỏ qua ngay, không giận, không nói lại nặng lời. Ai làm gì cho mình bực mình, thì cái bực đó cũng không thật, tội gì phải bực chi.
Tất cả những điều này là cái "vô thường" mà trong kinh Phật có nói. Phật dạy: "mọi thứ điều vô thường, chỉ vì con người tâm trụ vào nó mà sanh phiền não, chứ chẳng ai làm gì mình phiền não, đành rằng có nhân quả, thiện báo, nhưng nếu mình tiếp nhận nó như mình đứng trước mũi gió, gió thổi qua rồi thôi, thổi hết thì hết, đừng bi quan, rồi khi nghiệp trả hết, sẽ tự tại ngay, lúc đó hãy nắm lấy cơ hội mà tu hành. Ngày thành đạo sẽ không còn xa.
Làm người chẳng có ai là chưa trải qua buồn vui lẫn lộn, cho dù là tiền bạc danh lợi tột đỉnh, cũng phải có lúc rơi lệ mà thôi. Ngày nào nhận ra vấn đề , thì tốt cho bản thân ngày ấy. Tại vì sao, vì cuộc sống sẽ có rất nhiều "bài tập" để cho mình rèn luyện. Một khi đã thuần thục, coi như mình đã điều phục được tâm, còn mong gì hơn thế nữa.
ui..........BUỒN QUÁ :(