m2mnamtuocbongtoi
28-11-2007, 11:53 PM
Nhà nó nằm sâu trong đồng trũng, giữa mảnh vườn chỉ đi 2 phút đã hết nhẵn. Mái lá xác xơ, đêm nằm ngó lên thấy cả khoảng trời sau tấm nylon.
Năm 12 tuổi, nó đi làm thuê khắp trong xóm. Ai kêu gì làm nấy, từ cắt cỏ, cắt lúa đến tưới cây... Siêng năng, cần mẫn, nhưng nhà nó nghèo vẫn hoàn nghèo. Má nó cũng là dân làm thuê cuốc mướn suốt ngày lam lũ, 30 tuổi mà trông bà như đã ngoài 40. Lúc nhỏ, nó thường hỏi về ba, chỉ thấy má buồn buồn lắc đầu, bảo rằng ba mất khi nó chưa chào đời.
Thỉnh thoảng, nó nghe mấy bà ngoài chợ xì xào: "Mười mấy năm rồi mà không biết ba thằng giàu là ai, con hương giữ kín quá !", "Ông bà lẫm có cho má con nó vô nhà đâu!", "Cha mẹ thì nhà cao cửa rộng mà để con cái xác xơ", "Thì sĩ diện mà!"... Nó lờ mờ nhận ra một điều gì đó mà má nó không muốn nói đến...
15 tuổi, nó nghĩ đến chuyện phải làm gì đó để đỡ khổ hơn, không lẽ cứ như vậy hoài?
Một chiều cuối thu, nó về nói với má: "Má ơi, chắc con lên thành phố kiếm việc, ở đây cũng làm thuê, lên đó cũng làm thuê, biết đâu được, tiền nhiều hơn...", "Lên đó làm gì con? Rồi con ở đâu, mà má cũng không có tiền cho con đi", "Bà tư mới trả tiền con cắt cỏ mấy bữa rày được 30.000, con xin má 20.000 đi xe nha má! Má đừng lo, con trai tráng, khỏe mạnh thiếu gì người mướn!"
Sáng hôm sau, gà gáy canh ba, nó đã rón rén trở dậy, gói mấy bộ đồ cũ mềm vào cái túi đệm. Nó sợ làm má thức giấc, nhưng bà đã lên tiếng: "Con nhất định đi hả giàu? Đợi sáng rồi đi. Thiệt má không giữ nổi con! Thì thôi con cứ đi, không có việc gì thì về đây với má!". Rồi bà nhóm lửa, nấu mấy củ khoai cho nó gói theo đi đường.
Nó xách túi đi bộ ra đến quốc lộ. Nó cứ đi mãi, mệt thì ngồi nghỉ ven đường. Bình nước mang theo chẳng mấy chốc hết nhẵn. Túi khoai cũng vơi dần... Chẳng biết thành phố còn bao xa, đến khi không còn đi nổi nó mới chịu đón xe. Phải năn nỉ gãy lưỡi người lơ xe mới nhận 10.000 đồng để không đuổi nó xuống...
Phố đông đúc đón chân nó bằng tiếng còi xe inh ỏi, ngập ngụa khói bụi...
Nó lang thang, nơi nào cũng ghé vào hỏi có cần người không....đáp trả lời nó là những cái lắc đầu lạnh lùng. Một ngày, hai ngày, số tiền còn lại vơi dần, dù nó chỉ dám ăn bánh mì không. Kiếm việc không dễ như nó nghĩ...
Ngày thứ ba, mưa lất phất, nó đứng nép dưới một mái hiên. Người đàn ông sửa xe đang lúi húi thu dọn đồ nghề. Thấy nó, ông nói: "Về nhanh đi nhóc, mưa to đó!". Nó cảm thấy ấm áp. Lần đầu tiên, trong ba ngày nay có người quan tâm đến nó. "Con ở quê lên, đang kiếm việc nên cũng không biết về đâu!", nó nói, không giấu vẻ thất vọng. Người đàn ông nhìn nó, ngạc nhiên: "Trời, cái thằng gan thiệt, lang thang vậy lấy gì sống?". Nó im lặng. Thu dọn xong, ông bảo nó: " Thôi, chưa có gì làm thì theo chú, dù gì chú cũng có một mình, về chỗ chú ít ra cũng tạm tránh mưa". Nó như bắt được vàng líu ríu đi theo, kéo hộ người đàn ông cái bình hơi.
Nhà người đàn ông trong con hẻm sâu hun hút, ọp ẹp, tối tăm. Nhưng nó vẫn thấy mình may mắn.
Ngày ngày, nó theo chú Tuấn học nghề sửa xe vỉa hè. Chú nói: "Có cái nghề thì không sợ chết đói". 2 tháng trôi qua. Đêm đêm, nó nhớ má, nhớ quê nghèo... Càng nhớ nó càng quyết tâm kiếm tiền. Một hôm chú tuấn bảo: " Coi bộ nhóc cũng rành rồi, chú hỏi thăm cái tiệm sửa xe ở đầu đường, bên đó đang cần người, nhóc vô làm đi, còn kiếm tiền về quê nữa chứ! Chưa có chỗ ở thì về nhà chú ngủ". Nó nghỉ lung lắm, nhưng rồi cũng quyết định sang tiệm mới.
3 năm trôi qua, nó dành dụm được một số tiền đủ để sắm bộ đồ nghề rồi ra riêng, đủ để dựng cho má mái nhà. Nó nghĩ đến chuyện về quê...
Má nó được ông bà lẫm đưa về sau cơn bệnh nặng. Nhưng không hiểu sao nó thấy xa lạ dưới căn nhà lớn ba gian. Nó mở một tiệm sửa xe nhỏ ven đường quốc lộ. Cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Đối diện tiệm sửa xe của nó là trường trung học. Năm nào cũng thấy căng một băng rôn "Mừng ngày nhà giáo việt nam 20-11". Một chữ bẻ đôi chẳng có, nhưng nó hiểu đó là ngày tôn vinh những người thầy. Nó chạnh lòng nghĩ về người thầy của mình, người thầy đã nâng đỡ cuộc đời nó. Vậy mà bấy lâu nó chưa lần nào đến thăm.
Sáng nay, nó đón chuyến xe sớm nhất lên thành phố.
Con đường ngày xưa đã khác nhiều. Không còn bóng chú tuấn sửa xe ở chỗ cũ. Nó lần tìm con hẻm nhỏ, căn nhà ọp ẹp cửa đóng im ỉm. Người hàng xóm nhìn sang hỏi: "Tìm nhà ông Tuấn hả? ổng ngồi ở ngã tư cách đây mấy con hẻm đó!"
Nó bước thật nhanh, lòng hồi hộp, rộn rã, bao nhiêu ký ức ngày xưa như ùa về. Nó đứng trước người đàn ông tóc điểm muối tiêu, nước da sạm nắng và vết nhăn hằng trên trán. "Chú Tuấn!". Người đàn ông nheo mắt nhình nó. "Thằng giàu hả? Trời đất!". Hai người đàn ông, một già một trẻ ôm chầm lấy nhau. "Lâu quá rồi, cũng phải hơn 10 năm! Giờ mày làm gì, sao biết chỗ chú mà tìm?" "Con mở tiệm ở quê, cũng ổn!" "Vậy bữa nay đi thành phố chơi hả?" "Không, con đi thăm thầy" . "Ủa, mày cũng có thầy trên này hả? Chú nhớ mày có đi học ở đây đâu?" . Nó cười, dúi gói quà nhỏ vào tay người đàn ông: "Con không có thầy dạy chữ, nhưng con có thầy đã cho con cái nghề. Chú cũng là thầy, chú nhận cho con vui, chút lòng của con thôi à!" . " Trời, cái thằng ngộ ghê, chú mà làm thầy ai?" . Nó thấy chú quay đi, ngó lung ra đường, rồi ôm lấy nó. " Cả đời chú, chưa được ai coi trọng, huống gì gọi bằng thầy, nghe lớn lao quá! Mày nhớ đến chú, ghé thăm đây là chú vui rồi, đừng có quà cáp làm gì, chú cháu mình cùng nghèo mà!" Nó ra về, không ngờ rằng buổi trùng phùng sau 10 năm sẽ là kỷ niệm theo nó suốt quãng đời còn lại.
Và mỗi năm một lần, nó lại về thăm thầy, người thầy chỉ có duy nhất một đứa học trò. Người thầy cũng... không biết chữ như nó....
Năm 12 tuổi, nó đi làm thuê khắp trong xóm. Ai kêu gì làm nấy, từ cắt cỏ, cắt lúa đến tưới cây... Siêng năng, cần mẫn, nhưng nhà nó nghèo vẫn hoàn nghèo. Má nó cũng là dân làm thuê cuốc mướn suốt ngày lam lũ, 30 tuổi mà trông bà như đã ngoài 40. Lúc nhỏ, nó thường hỏi về ba, chỉ thấy má buồn buồn lắc đầu, bảo rằng ba mất khi nó chưa chào đời.
Thỉnh thoảng, nó nghe mấy bà ngoài chợ xì xào: "Mười mấy năm rồi mà không biết ba thằng giàu là ai, con hương giữ kín quá !", "Ông bà lẫm có cho má con nó vô nhà đâu!", "Cha mẹ thì nhà cao cửa rộng mà để con cái xác xơ", "Thì sĩ diện mà!"... Nó lờ mờ nhận ra một điều gì đó mà má nó không muốn nói đến...
15 tuổi, nó nghĩ đến chuyện phải làm gì đó để đỡ khổ hơn, không lẽ cứ như vậy hoài?
Một chiều cuối thu, nó về nói với má: "Má ơi, chắc con lên thành phố kiếm việc, ở đây cũng làm thuê, lên đó cũng làm thuê, biết đâu được, tiền nhiều hơn...", "Lên đó làm gì con? Rồi con ở đâu, mà má cũng không có tiền cho con đi", "Bà tư mới trả tiền con cắt cỏ mấy bữa rày được 30.000, con xin má 20.000 đi xe nha má! Má đừng lo, con trai tráng, khỏe mạnh thiếu gì người mướn!"
Sáng hôm sau, gà gáy canh ba, nó đã rón rén trở dậy, gói mấy bộ đồ cũ mềm vào cái túi đệm. Nó sợ làm má thức giấc, nhưng bà đã lên tiếng: "Con nhất định đi hả giàu? Đợi sáng rồi đi. Thiệt má không giữ nổi con! Thì thôi con cứ đi, không có việc gì thì về đây với má!". Rồi bà nhóm lửa, nấu mấy củ khoai cho nó gói theo đi đường.
Nó xách túi đi bộ ra đến quốc lộ. Nó cứ đi mãi, mệt thì ngồi nghỉ ven đường. Bình nước mang theo chẳng mấy chốc hết nhẵn. Túi khoai cũng vơi dần... Chẳng biết thành phố còn bao xa, đến khi không còn đi nổi nó mới chịu đón xe. Phải năn nỉ gãy lưỡi người lơ xe mới nhận 10.000 đồng để không đuổi nó xuống...
Phố đông đúc đón chân nó bằng tiếng còi xe inh ỏi, ngập ngụa khói bụi...
Nó lang thang, nơi nào cũng ghé vào hỏi có cần người không....đáp trả lời nó là những cái lắc đầu lạnh lùng. Một ngày, hai ngày, số tiền còn lại vơi dần, dù nó chỉ dám ăn bánh mì không. Kiếm việc không dễ như nó nghĩ...
Ngày thứ ba, mưa lất phất, nó đứng nép dưới một mái hiên. Người đàn ông sửa xe đang lúi húi thu dọn đồ nghề. Thấy nó, ông nói: "Về nhanh đi nhóc, mưa to đó!". Nó cảm thấy ấm áp. Lần đầu tiên, trong ba ngày nay có người quan tâm đến nó. "Con ở quê lên, đang kiếm việc nên cũng không biết về đâu!", nó nói, không giấu vẻ thất vọng. Người đàn ông nhìn nó, ngạc nhiên: "Trời, cái thằng gan thiệt, lang thang vậy lấy gì sống?". Nó im lặng. Thu dọn xong, ông bảo nó: " Thôi, chưa có gì làm thì theo chú, dù gì chú cũng có một mình, về chỗ chú ít ra cũng tạm tránh mưa". Nó như bắt được vàng líu ríu đi theo, kéo hộ người đàn ông cái bình hơi.
Nhà người đàn ông trong con hẻm sâu hun hút, ọp ẹp, tối tăm. Nhưng nó vẫn thấy mình may mắn.
Ngày ngày, nó theo chú Tuấn học nghề sửa xe vỉa hè. Chú nói: "Có cái nghề thì không sợ chết đói". 2 tháng trôi qua. Đêm đêm, nó nhớ má, nhớ quê nghèo... Càng nhớ nó càng quyết tâm kiếm tiền. Một hôm chú tuấn bảo: " Coi bộ nhóc cũng rành rồi, chú hỏi thăm cái tiệm sửa xe ở đầu đường, bên đó đang cần người, nhóc vô làm đi, còn kiếm tiền về quê nữa chứ! Chưa có chỗ ở thì về nhà chú ngủ". Nó nghỉ lung lắm, nhưng rồi cũng quyết định sang tiệm mới.
3 năm trôi qua, nó dành dụm được một số tiền đủ để sắm bộ đồ nghề rồi ra riêng, đủ để dựng cho má mái nhà. Nó nghĩ đến chuyện về quê...
Má nó được ông bà lẫm đưa về sau cơn bệnh nặng. Nhưng không hiểu sao nó thấy xa lạ dưới căn nhà lớn ba gian. Nó mở một tiệm sửa xe nhỏ ven đường quốc lộ. Cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Đối diện tiệm sửa xe của nó là trường trung học. Năm nào cũng thấy căng một băng rôn "Mừng ngày nhà giáo việt nam 20-11". Một chữ bẻ đôi chẳng có, nhưng nó hiểu đó là ngày tôn vinh những người thầy. Nó chạnh lòng nghĩ về người thầy của mình, người thầy đã nâng đỡ cuộc đời nó. Vậy mà bấy lâu nó chưa lần nào đến thăm.
Sáng nay, nó đón chuyến xe sớm nhất lên thành phố.
Con đường ngày xưa đã khác nhiều. Không còn bóng chú tuấn sửa xe ở chỗ cũ. Nó lần tìm con hẻm nhỏ, căn nhà ọp ẹp cửa đóng im ỉm. Người hàng xóm nhìn sang hỏi: "Tìm nhà ông Tuấn hả? ổng ngồi ở ngã tư cách đây mấy con hẻm đó!"
Nó bước thật nhanh, lòng hồi hộp, rộn rã, bao nhiêu ký ức ngày xưa như ùa về. Nó đứng trước người đàn ông tóc điểm muối tiêu, nước da sạm nắng và vết nhăn hằng trên trán. "Chú Tuấn!". Người đàn ông nheo mắt nhình nó. "Thằng giàu hả? Trời đất!". Hai người đàn ông, một già một trẻ ôm chầm lấy nhau. "Lâu quá rồi, cũng phải hơn 10 năm! Giờ mày làm gì, sao biết chỗ chú mà tìm?" "Con mở tiệm ở quê, cũng ổn!" "Vậy bữa nay đi thành phố chơi hả?" "Không, con đi thăm thầy" . "Ủa, mày cũng có thầy trên này hả? Chú nhớ mày có đi học ở đây đâu?" . Nó cười, dúi gói quà nhỏ vào tay người đàn ông: "Con không có thầy dạy chữ, nhưng con có thầy đã cho con cái nghề. Chú cũng là thầy, chú nhận cho con vui, chút lòng của con thôi à!" . " Trời, cái thằng ngộ ghê, chú mà làm thầy ai?" . Nó thấy chú quay đi, ngó lung ra đường, rồi ôm lấy nó. " Cả đời chú, chưa được ai coi trọng, huống gì gọi bằng thầy, nghe lớn lao quá! Mày nhớ đến chú, ghé thăm đây là chú vui rồi, đừng có quà cáp làm gì, chú cháu mình cùng nghèo mà!" Nó ra về, không ngờ rằng buổi trùng phùng sau 10 năm sẽ là kỷ niệm theo nó suốt quãng đời còn lại.
Và mỗi năm một lần, nó lại về thăm thầy, người thầy chỉ có duy nhất một đứa học trò. Người thầy cũng... không biết chữ như nó....