PDA

Xem đầy đủ chức năng : Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ



Chrysoprase
30-10-2007, 10:34 PM
Dây Tơ Hồng

Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ. Hỏi ra thì ông ta nói ông là Nguyệt Lão, chuyên coi việc xe duyên vợ chồng nhân gian. Ông nói "ta buộc dây tơ này vào chân người nào thì dù thế nào cũng phải lấy nhau". Vi Cố bèn hỏi sau này ông sẽ lấy ai, Nguyệt lão nói Vi Cố sẽ lấy một cô gái hàng rau rách rưới bẩn thỉụ Vi Cố giận lắm toan giết cô gái, nhưng rồi cuối cùng hai người cũng lấy nhaụ

Người Việt Nam tin tình duyên do tiền định trước, cho nên thành vợ thành chồng rồi thì phải tạ ơn ông Nguyệt Lão và cầu mong dây tơ hồng được cột chặt bền lâu.


Có Công Mài Sắt, Có Ngày Nên Kim

Đến như sắt mài mãi cũng thành kim, thì bất cứ việc gì cũng có thể làm được, miền là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim", một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh "sắt" và "kim"; mặt khác, thông qua sự liên hội tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc - nhà thơ Lý Bạch.

Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. "Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi :
- Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm gì vậy ?

Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời :
- Để làm kim khâu, cháu ạ.
- Làm kim khâu ư ? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Kể có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ - Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.

Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. "Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?" Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định mài xong".

Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mỹ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "có công mài sắt, có ngày nên kim". Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch : từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.


Mài Dao Dạy Vợ

Ngày xưa có một người nhà quê lấy phải vợ độc ác. Người vợ này đối xử với mẹ chồng rất là hỗn láo vô lễ. Người chồng khuyên hoài không được, bèn nghĩ ra một kế.

Anh ta sắm một con dao bầu thật sắt. Mỗi ngày lấy ra màị Người vợ lấy làm lạ hỏi, nhưng anh ta không đáp. Người vợ tò mò hỏi hoài, cuối cùng anh ta trả lời: "Tôi mài dao để có dịp giết mẹ đi thôị Mẹ đã già, sống mà ngày nào cũng cãi cọ với mình vậy thì thà chết đi cho rồị".

Người vợ thấy thế hoảng hốt, rồi ăn năn: "Xin mình đừng giết mẹ, từ nay tôi hứa sẽ không có điều chi to tiếng trong nhà nữa".

Từ đó trong nhà thuận hòa vui vẻ.

"Mài dao dạy vợ" ý nói sự khôn ngoan của người chồng để khuyên bảo vợ mình làm điều phải


Lá Thắm Chỉ Hồng

Lúc tình đến độ, Kim Trọng ướm chuyện trăm năm. Thúy Kiều thỏ thẻ thưa:

Dẫu khi lá thắm chỉ hồng
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

Lá thắm, theo điển tích là thư từ qua lại của đôi lứa trong ngày con thơ . Nước Sở có thành Tây Độ Quan trấn thủ là Kiều Công Di có aí nữ là Kiều Nga, một giai nhân tuyệt sắc. Bấy giờ, tình hình trộm cướp như rươị dân tình không được an cư lạc nghiệp. Nội thành dành cho người quyền quí; ngoại thành cho thứ dân. Cửa thành luôn được canh phòng nghiêm ngặt, thường dân ra vào bị xét hỏi rất ngặt.

Giai nhân Kiều Loan đã thầm yêu trộm nhớ chàng nho sinh mạc rệp Kim Ngọc. Nhà chàng ở ngoại thành, nghèo rớt mồng tơi. Cậu học trò không dễ gì qua được cổng thành, nói chi đến chuyện lọt được nha môn để gặp gỡ người yêu. Bên này bên kia thành quách mà tưởng như núi non nghìn trùng. Không gặp nhau được, mỗi người chỉ biết nhìn giòng sông thở vắn than dài. Sông kia, mỗi ngày hai lần triều lên xuống, con nước từ ngoại thành đi vào rồi lại chảy rạ Theo triều lên xuống, đôi gái trai đã viết thơ trên lá, thả xuống sông, nhờ giòng nước mà trao đổi tâm tình cho thỏa nhớ thương. Giòng sông đã trở thành giòng lá thắm.

Những câu nói trong dân gian như lá thắm, tơ hồng vươn vấn hoặc nguyệt lão xe tơ đều lấy trong điển tích ông tơ bà nguyệt. Theo Thần tiên tuyện , thời Nguyên Hòa nhà Đường rất thái bình, có quan đại thần Chung Thôi rất giàu sang, thuộc vào hàng danh gia vọng tộc. Quý tử của Chung Thôi la Chung Hạo thông minh đĩnh ngộ; mới 12 tuổi đa ~ văn hay chữ tốt, quan lại trong triều ai cũng khen ; các vị có con gái đều mong muốn kết sui gia với Chung Thôi.

Ngoài thời gian vui thú cùng cầm kỳ thi họa, Chung Hạo cũng thường theo cha đi săn bắn. Một hôm đi săn, mải đuổi theo con thỏ, Chung Hạo lạc vaò rừng sâu, quanh co cả ngày không tìm được lối rạ Đêm xuống lạnh giữa rừng hoang, Hạo bắt đầu thấy sợ Dưới ánh trăng bỗng nghe tiếng suối róc rách. Chàng lần đến tìm nước uống. Bên bờ suối, trong hang đá, một bà lão đang ngồi xe chỉ, màu chỉ đỏ thắm. Chung Hạo khẽ bước lại gần, kính cẩn thưa:

- Tiểu nhân đi săn, bị lạc đường. Xin hỏi nơi đây là đâu, sao lão bà lại ngồi một mình xe chỉ đỏ

- Đây là động tiên. ta đang ngồi xe duyên cho những đôi tình yêu nhau dưới trần gian. Chỉ này là dây tơ hồng. Ta xe nhiều hay ít thì trai gái cũng theo đó mà thương yêu nhau nhiều hay ít. Ta muốn đôi trai gái nào nên vợchồng thì ắt chúng sẽ kết duyên, không xa lìa nhau được.

- Vậy thưa lão bà có thể cho tiểu nhân biết sau này sẽ được sánh duyên cùng ai ?.

Lão bà đưa mắt nhìn vào bên trong động. Ở đó có một ông lão đang cúi gầm trên một cuốn sách dày cộm.

- Kià là ông tợ Công tử muốn biết thì hỏi ông ấỵ

Ông lão hỏi tên tuổi Chung Hạo rồi lật từng trang sách ra tra cứu:

- Sau này công tử sẽ được xe duyên với Tố Lan, con gái một mụ ăn mày ở chợ Đông, gần kinh thành.

Laõ ông chưa dứt lời, Chung Hạo đã đùng đùng nổi giận. Đường đường là một quí tử của quan đại thần, tài nghệ, văn hay chữ tốt khó ai bì kịp mà sau này lại kết duyên cùng vơi con gái mụ ăn mày. Tức tối, chàng quay bước đi, không một lời chàọ Ông tơ vẫn chúi đầu trong sổ bộ, bà nguyệt vẫn bình thản xe xe chỉ hồng.

Chung Hạo chaỵ thụt mạng suốt đêm trong rừng sâụ May mắn, sáng sớm mai, gặp được quân lính triều đình đang tỏa đi tìm kiếm. Trở về dinh, sau ngày đó, chàng công tử đâm ra biến ăn lười nóị Lời tiên tri của ông tơ như cứ lởn vởn rít ra trong đầu. Đến một hôm, không không dìm được sự thôi thúc, Chung Hạo cùng một gia đồng tìm xuống chợ Đông. Vừa đến đầu chợ, đã gặp ngay một đứa bé gái chừng 9 tuổi mặt mày lem luốc, áo quần rách bươm, dắt theo một bà ăn xin mù lòa. Tên gia đồng dọ hỏi thì biết được tên của con bé là Tố Lan. Chung Hạo thất kinh, ù té chạy về dinh, tâm thần hoảng loạn. Không được, không thể nào, ta lại chịu khuất phục số mệnh, để làm chồng một con bé ăn mày bẩn thỉu như vậy được. Làm thế nào đâỵ Suy nghĩ cạn nước, chỉ còn cách làdiệt trừcái mầm định mệnh khắc nghiệt đó đi..

Với rắp tâm sẵn, một buổi sáng Chung Hao một mình tìm xuống chợ Đông. Anh ta đứng nấp sau một thân cây lớn. Cô bé dắt mẹ đi qua. Chàng ta cầm hòn đá, liệng ngay vào đầu con bé rồì ù chạỵ Sau đó, dò hỏi tin tức thì được biết con bé bị thương tích quá nặng, e không sống được; và rồi bà lão mù cũng không còn thấy ăn xin giữa chợ Đông nữa.

Bảy năm saụ Chung Hạo đã nên danh phận. Nghe tin thiên hạ bàn tán ở huyện Trúc Giang có con gái quan Thái úy nổi danh là một giai nhân sắc nước hương trời, tên là Thảo Nương. Vương Tôn công tử gần xa, ngày đêm đến cầu thân, nhưng chưa ai được kén chọn. Chung Hạo tìm đến, thuê một phòng trọ trước phủ đường. Mới một lần tình cờ nhìn thấy Thảo Nương, Chung Hạo chao động cả lòng. Chàng vội quay trở về nhà, xin phụ thân Chung Thân tính đường mai mốị Hai gia đình là môn đăng hộ đối, nên việc kết hôn sớm viên thành . Đôi uyên ương nên vợ chồng yêu nhau mặn nồng.

Một hôm, Chung Hạo âu yếm gội đầu cho Thảo Nương. Thấy vợ mình có mộ t cái thẹo lớn đàng sau gáy, chàng hỏi:

- Vì sao có cái thẹo này ?

- Nguyên, thiếp là con một bà ăn mày mù ở chợ Đông. Lúc nhỏ, một hôm đang dắt mẹ đi ăn xin, không hiểu sao lại có một kẻ xấu cầm đá ném vào đầu. thiếp, thương tích nặng, tưởng đã lìa đời. May nhờbà con tận tình cứu chữa. Và sau đó, may mắn được quan Thái úy có lòng từ tâm, lại hiếm muộn , nên đem hai mẹ con thiếp' về nuôi dưỡng. Thiếp' được nghĩa phụ dạy dỗ, cho ăn học. Mẹ thiếp qua đời. Thiếp được giúp việc bút nghiên cho nghĩa phụ nơi công đường. Đã rất nhiều đám đến dạm hỏi, nhưng đều bị từ chối. Lạ thay, bên nhà chàng vưa ngỏ , thì dưỡng phụ bằng lòng ngay. Chúng ta đẹp duyên ngày nay chắc là có duyên nợ

- Không, Thảo Nương nàng ơị Nếu là định mệnh thì nàng phải là...

- Tố Lan. Tố Lan là tên của thiếp lúc còn bé. Sau khi được đưa về dinh, nghĩa phụ đã xin ý mẹ, đổi tên này.

Thiên Hạo đã tin hẳn duyên giai ngẫu là do thiên định. Chàng say đắm ngắm nhìn cái duyên số Tố Lan của mình và khẽ ngâm:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng

(Có duyên ngàn dặm xa vẫn gặp
Không duyên tận mặt vẫn cách lòng)


Ông Ba Phải

Thời Hậu Hán có người tên Tư Mã Huy, ông ta vốn không hề nói xấu người khác. Khi nói chuyện với ai, bất kể tốt hay xấu, đều nói tốt cả. Có người hỏi ông ta có khoẻ không, ông ta trả lời “Tốt”. Có người kể với ông ta về chuyện con chết,” ông ta cũng đáp lại: “Rất tốt”.

Người vợ bèn quở trách:” Người ta cho rằng mình có đức hạnh, mới muốn thổ lộ tâm tình với mình, tai sao khi nghe con người ta chết, mình lại nói rất tốt?”

Tư Mã Huy nói:” Những lời bà nói cũng rất tốt!”

Danh từ “ông ba phải” mà người ta nói ngày nay, cũng từ đó mà ra.

(Cổ kim đàm khái)

Chrysoprase
01-11-2007, 12:48 AM
Vắng Như Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nộị Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuệ Vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo Phật).

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) - nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.

Dấu tích của chùa Phúc Lâm hiện vẫn còn giữ lại được tấm bia ghi rõ: Bà Đanh tự (chùa Bà Đanh). Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà. Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đị Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ. Trong bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này:

Dấu bố cái rêu in nền phủ
Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùạ


Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đã trở thành một hình ảnh để so sánh với bất cứ một cảnh vắng vẻ nàọ "Vắng như chùa Bà Đanh" là một sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con ngườị Ca dao Hà Nội có câu:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.



Tứ Hỉ

Tứ Hỉ phát xuất từ quan niệm của người Trung Hoa, cho rằng trong đời người, có 4 điều tốt lành mà ai cũng đáng vui mừng:

Cữu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri
Động phòng hoa chúc dạ
Kim bảng quải danh thì.

Có nghĩ là: Hạn hán lâu ngày nay có mưa - Nơi xứ lạ quê người gặp được bạn cũ - Đêm động phòng hoa chúc của vợ chồng mới cưới - Lúc thi đỗ bảng vàng.


Thần Tài

Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bịnh trừ taị Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.

Người ta thường vẽ ông thành hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm coi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soáị


Giấc Mộng Nam Kha

Thuần Vu Phần ngày xưa rất nghèo, nằm ngủ bên gốc cây hòe, chiêm bao thấy hai sứ giả mời ông làm Phò mã, rồi được vua phong làm Thái thú ở đất Nam Kha rất vinh hiển. Khi tỉnh giấc chỉ thấy một đàn kiến bên mình.

"Giấc mộng Nam Kha", ý nói giấc mộng đẹp đẽ và ngắn ngủi (tương tự như "Giấc mộng hoàn


Giá Áo Túi Cơm

Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vuạ Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soáị

Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải
đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thờị

Nhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại",
ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôị

Về sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi
danh, mưu cầu cơm áo cho mình mà thôị



Hương Lửa Ba Sinh

Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì. Trong giấc ngủ, Tỉnh Lang mơ thấy mình đi chơi Non Bồng. Ở chốn ấy, Tỉnh Lang gặp một ông thầy ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây hương đang cháỵ Do tò mò, Tỉnh Lang bèn hỏi về nguyên do cây hương nàỵ Thầy tăng đáp lại rằng, trước đó đã có một người lên chùa và thắp cây hương này để khấn nguyện, cầu phúc. Nay cây hương vẫn còn cháy mà người ấy đã sinh được ba kiếp rồị Kiếp đầu tiên là vua Huyền Tôn, kiếp thứ hai là vua Hiến Tôn ở đời Đường, và kiếp thứ ba là Tỉnh Lang. Nghe đến tên mình, Tỉnh Lang giật mình tỉnh giấc, lòng nửa tin nửa ngờ. Về sau, điển tích này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và dần dà đã hình thành nên thành ngữ "tam sinh hương lửa" hay "hương lửa ba sinh" để chỉ lời nguyện có hiệu lực đến ba đời ngườị

Về nguyên do của thành ngữ này, có sách cũng ghi lại nhưng đôi chỗ có khác đi chút ít. Theo "Từ điển truyện Kiều" của cụ Đào Duy Anh thì sách "Truyền đăng lục" chép là: có người mộng thấy một vị lão tăng, trước mặt có tia khói rất nhỏ. Vị tăng nói rằng: "Đó là khói hương của một người đàn việt kết nguyện, người đàn việt đã trải qua ba kiếp mà hương vẫn còn".

Như vậy, tuy các dị bản có khác nhau ở một số chi tiết, nhưng về cơ bản nguồn gốc và con đường hình thành thành ngữ "hương lửa ba sinh" đều thống nhất. Trong tiếng Việt, thành ngữ "hương lửa ba sinh" được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp, ba

Chrysoprase
03-11-2007, 01:34 AM
Ở bài Parémiologie viêtnamienne et comparée ("Tục-ngữ- học Việt Nam và đối chiếu"), học giả Thái Văn Kiểm có kể lại câu chuyện về công dụng của tục ngữ trong một việc tranh chấp giữa dân gian với nhau, tóm lược như sau:

"Trước đây có một lái buôn bán cho người Việt Thượng một cái áo bằng vải bông giá 50 đồng, trả được 30, còn thiếu 20 đồng, thì người Thượng bỏ lên núi không thấy quay lại thanh toán. Sau một thời gian khá lâu, người lái buôn gặp lại người Thượng xuống đi chợ, liền túm lấy dẫn đến viên cai trị người Pháp để kiện. Người Thượng nói áo mua, vải không tốt, không xứng 50 đồng, nay y chịu trả thêm 10 đồng nữa mà thôi. Còn người lái buôn nhất định đòi cho được 20. Viên cai trị Pháp xét việc cũng không có gì rắc rối, mà y lại nói tiếng Việt và tiếng Thượng thông thạo, thấy không cần gọi viên chức Việt đến giúp. Không ngờ suốt cả buổi mai y giải thích luật lệ, khuyên dụ đủ mọi cách, mà cả hai bên nguyên bị vẫn không ai chịu nghe theo. Cùng lắm, y cho gọi viên chức Việt đến.

Viên chức Việt chỉ nói qua nói lại có mấy phút mà người lái buôn bằng lòng nhận 10 đồng. Viên cai trị Pháp lấy làm lạ, hỏi, thì viên chức Việt kể lại là đã dùng các câu thành ngữ, tục ngữ để nói với người lái buôn rằng: "Anh cho người Thượng mắc chịu như vậy cũng như "thả trâu vô rú", nay được người Thượng bằng lòng trả thêm 10 đồng, là như "của đổ mà hốt" lại thôi. Xưa nay anh có thấy ai hốt của rơi lại cho đủ không? Ông bà ta thường nói: "gạo đổ lượm chẳng đầy thúng". Bây giờ họ bằng lòng trả 10 đồng là được rồi, chớ bày chuyện kiện cáo vì tục ngữ ta có câu: "Được kiện mười bốn quan năm, thua kiện mười lăm quan chẳn ". Khôn dại, hơn thiệt thế nào, là một thương gia, anh hẳn thấy rõ." Người lái buôn cho là phải, nên nghe theo."